BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------
TẠ THỊ THÚY HẰNG
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BỐ
THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN HIỆU QUẢ
TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KẾ TOÁN
HÀ NỘI - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------
TẠ THỊ THÚY HẰNG
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BỐ
THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN HIỆU QUẢ
TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH
Mã số: 9340301
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. ĐẶNG THÁI HÙNG
PGS.TS. TRẦN VĂN THUẬN
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm
về sự trung thực trong học thuật
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2019
Người hướng dẫn
Nghiên cứu sinh
PGS.TS. Đặng Thái Hùng
Tạ Thị Thúy Hằng
i
v
LỜI CẢM ƠN
Luận án này là kết quả những nỗ lực của tác giả sau bốn năm học tập, nghiên
cứu với sự hỗ trợ về vật chất, tinh thần của gia đình, thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và
cả các em sinh viên yêu quí.
Trước hết tác giả xin gửi lời cảm ơn đến tập thể các Thầy Cô, cán bộ Viện Sau
Đại học, Viện Kế toán Kiểm toán – Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện cho NCS
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tác giả xin gửi cảm ơn sâu sắc đến
hai Thầy hướng dẫn PGS.TS Đặng Thái Hùng, PGS.TS Trần Văn Thuận đã động viên,
khích lệ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất để NCS hoàn thành Luận án của mình.
Tác giả vô cùng biết ơn bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng, chồng và hai con Tuấn Duy,
Bảo Phương đã chia sẻ, động viên, hỗ trợ tác giả về mặt vật chất, tinh thần, thời gian
để tác giả có thể tập trung cho Luận án.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, các em sinh viên đã
chia sẻ, hỗ trợ tác giả trong quá trình tác giả thực hiện Luận án.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................ii
MỤC LỤC...........................................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ......................................................................................ix
DANH MỤC PHỤ LỤC.....................................................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG
TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP......5
1.1. Tổng quan nghiên cứu tác động của công bố thông tin trách nhiệm xã hội
đến hiệu quả tài chính......................................................................................................5
1.1.1. Sự khác biệt về nội dung thông tin TNXH DN..................................................5
1.1.2. Sự khác biệt đo lường hiệu quả tài chính doanh nghiệp.................................... 6
1.2. Khoảng trống nghiên cứu.............................................................................18
Kết luận chương 1.............................................................................................................20
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP...21
2.1. Lý luận chung về trách nhiệm xã hội và công bố thông tin trách nhiệm xã hội.........21
2.1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp..............................................................21
2.1.2. Công bố thông tin trách nhiệm xã hội.............................................................. 23
2.1.3. Đo lường công bố thông tin trách nhiệm xã hội.............................................. 28
2.2. Hiệu quả tài chính và các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính.............................32
2.2.1. Hiệu quả tài chính.............................................................................................32
2.2.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính..........................................................32
2.3. Cơ sở lý thuyết mối quan hệ công bố thông tin trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài
chính doanh nghiệp........................................................................................................35
2.3.1. Lý thuyết các bên liên quan..............................................................................35
2.3.2. Lý thuyết hợp pháp...........................................................................................37
2.3.3. Lý thuyết tín hiệu..............................................................................................38
Kết luận chương 2.............................................................................................................43
vi
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................44
3.1. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu..................................................................44
3.2. Mô hình nghiên cứu.......................................................................................44
3.3. Xây dựng phương trình nghiên cứu định lượng.......................................49
3.4. Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu...........................................51
3.4.1. Biến công bố thông tin trách nhiệm xã hội...................................................... 51
3.4.2. Đo lường biến hiệu quả tài chính..................................................................... 62
3.4.3. Đo lường các biến kiểm soát............................................................................ 63
3.5. Dữ liệu nghiên cứu.........................................................................................63
3.6. Phương pháp hồi quy thực hiện trong nghiên cứu...................................65
3.6.1. Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng...................................................................65
3.6.2. Trình tự thực hiện nghiên cứu định lượng........................................................67
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BỐ
THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.......................................................................................72
4.1. Đặc điểm thị trường chứng khoán Việt Nam và các doanh nghiệp niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam..............................................................................72
4.1.1. Đặc điểm thị trường chứng khoán Việt Nam............................................................. 72
4.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.......................................................................................................... 73
4.1.3. Hoạt động công bố thông tin và công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam........................................... 76
4.2. Thống kê mô tả dữ liệu.........................................................................................78
4.2.1. Thống kê kết quả công bố thông tin trách nhiệm xã hội............................................78
4.2.2. Thống kê mô tả các biến ROA và TBQ..................................................................... 86
4.3. Phân tích tương quan............................................................................................86
4.4. Phân tích hồi quy...................................................................................................87
4.4.1. Lựa chọn mô hình hồi quy với biến phụ thuộc ROA.................................................87
4.4.2. Lựa chọn mô hình phù hợp với biến phụ thuộc TBQ................................................ 89
4.4.3. Kiểm định kết quả hồi quy..........................................................................................90
4.4.4. Kết quả hồi quy các phương trình.............................................................................. 95
Kết luận chương 4...........................................................................................................104
vi
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢi NGHIÊN CỨU, KHUYẾN NGHỊ VÀ
KẾT LUẬN......................................................................................................................105
5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu....................................................................105
5.1.1. Thảo luận về xây dựng chỉ mục báo cáo trách nhiệm xã hôi...................................105
5.1.2. Thảo luận thực trạng công bố thông tin trách nhiệm xã hội.................................... 106
5.1.3. Thảo luận về tác động của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài
chính doanh nghiệp...................................................................................................108
5.1.4. Thảo luận ảnh hưởng của pháp luật và chất lượng kiểm toán đến công bố thông tin
trách nhiệm xã hội.................................................................................................... 110
5.2. Kiến nghị........................................................................................................111
5.2.1. Đối với Nhà nước........................................................................................... 111
5.2.2. Đối với DN niêm yết...................................................................................... 114
5.2.3. Đối với các nhà đầu tư....................................................................................117
5.2.4. Đối với các bên quan khác của DN................................................................117
5.3. Những đóng góp mới của luận án.............................................................118
5.3.1. Về mặt khoa học và lý luận............................................................................ 118
5.3.2. Về mặt thực tiễn..............................................................................................118
5.4. Hạn chế nghiên cứu.....................................................................................119
5.5. Hướng nghiên cứu trong tương lai............................................................120
Kết luận chương 5...........................................................................................................121
KẾT LUẬN......................................................................................................................122
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...................................123
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................125
PHỤ LỤC.........................................................................................................................139
vi
ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu
Tiếng Việt
Tiếng Anh
2SLS
Mô hình hồi quy hai giai đoạn Two-Stage Least Squares Regression
ACCA
Hiệp hội kế toán công chứng
The Association of Chartered Certified
Anh quốc
Accountants
AUDIT
Chất lượng kiểm toán
CBTT
Công bố thông tin
CK
Chứng khoán
COM
Thông tin trách nhiệm với
cộng đồng
Community responsibility information
COP
Báo cáo tiến bộ
Communication of Progress
Công bố thông tin trách
Corporate social responsibility disclosure
CSRD
nhiệm xã hội
CUS
Thông tin trách nhiệm với
Responsibilities to customers information
khách hàng
DN
Doanh nghiệp
EMP
Thông tin trách nhiệm với
lao động
Employment responsibility information
ENV
Thông tin trách nhiệm với
môi trường
Environmental responsibility information
EPS
Thu nhập trên cổ phiếu
Earning Per Share
FEM
Mô hình ảnh hưởng cố định
Fixed effects model
GLS
Mô hình bình quân tối thiểu
tổng quát
Generalized Least Square regression model
GMM
Phương pháp hồi quy GMM
Generalized method of moment
GRI
Sáng kiến báo cáo toàn cầu
Global Reporting Initiative
Tỷ lệ tăng trưởng
Sale Growth Ratio
Công ty tài chính quốc tế
International Finance Corporation
GRW
IFC
ix
Kí hiệu
Tiếng Việt
Tiếng Anh
IIRC
Hội đồng Báo cáo Tích hợp
quốc tế
International integrated reporting Council
ISO
Bộ tiêu chuẩn quốc tế
International Standards Organization
LAW
Quy định pháp luật
LEV
Đòn bẩy tài chính
Financial leverage
Tổ chức hợp tác và phát triển
Organization for Economic Co-operation
kinh tế
and Development
OLS
Mô hình bình phương nhỏ nhất
Pooded ordinary least square regression model
REM
Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên Remdom effects model
ROA
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
Return on Assets
SIZE
Quy mô doanh nghiệp
Corporate size
OECD
SX
Sản xuất
TBQ
Giá trị doanh nghiệp
TNXH
Trách nhiệm xã hội
TTCK
Thị trường chứng khoán
UNGC
Hiệp ước toàn cầu của Liên
hiệp quốc
VCCI
Phòng thương mại và công
Tobin'Q
United Nations Global Compact
nghiệp Việt Nam
WB
Ngân hàng thế giới
WBCSD Hội đồng doanh nghiệp vì sự
phát triển bền vững thế giới
World Bank
World Business Council for Sustainable
Development
x
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Mười nguyên tắc thực hành trách nhiệm xã hội của UNGC được yêu cầu
trình bày trong COP.......................................................................................25
Bảng 2.2: Danh mục các nội dung thông tin trách nhiệm xã hội theo GRI4.................26
Bảng 2.3: Các vấn đề trách nhiệm xã hội theo ISO 26000:2010...................................27
Bảng 2.4: Nhóm các bên liên quan trọng yếu của DN...................................................37
Bảng 3.1: Bảng danh sách kiểm tra thông tin TNXH khảo sát thử................................54
Bảng 3.2: Bảng danh sách kiểm tra thông tin TNXH khảo sát......................................59
Bảng 4.1: Tổng tài sản của các ngành niêm yết 2012 - 2016.........................................74
Bảng 4.2: ROA của các ngành niêm yết giai đoạn 2012 - 2016.....................................75
Bảng 4.3: Thống kê kết quả CBTT trung bình cuả các DN 2006 - 2016.......................78
Bảng 4.4: Thống kê kết quả CBTT TNXH.....................................................................80
Bảng 4.5: Ma trận tương quan giữa các biến..................................................................87
Bảng 4.6: Bảng tổng hợp kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROA....................................88
Bảng 4.7: Bảng tổng hợp kết quả hồi quy biến phụ thuộc TBQ....................................89
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định VIF với biến phụ thuộc ROA..........................................90
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định VIF với biến phụ thuộc TBQ...........................................91
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi các mô hình...................................91
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan các mô hình..........................92
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định hiện tượng nội sinh các mô hình...................................94
Bảng 4.13: Bảng tổng hợp khuyết tật các mô hình.........................................................95
Bảng 4.14: Kết quả hồi quy GMM mô hình 1 và 3 với biến phụ thuộc ROA...............96
Bảng 4.15: Kết quả hồi quy GLS mô hình 4 biến phụ thuộc TBQ................................98
Bảng 4.16: Kết quả hồi quy mô hình giữa biến công cụ và biến nội sinh......................99
Bảng 4.17: Kết quả hồi quy hai giai đoạn 2SLS mô hình 2.........................................100
Bảng 4.18: Kết quả hồi quy GMM mô hình 5 với biến phụ thuộc ROA.....................101
Bảng 4.19: Kết quả hồi quy 2SLS mô hình 6 với biến phụ thuộc TBQ.......................102
Bảng 5.1: Bảng tổng hợp và so sánh kết quả với giả thuyết........................................108
xi
DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Mô hình TNXH của Freeman.........................................................................35
Hình 2.2: Mối quan hệ giữa CBTT TNXH và HQTC DN.............................................42
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu........................................................................................45
Hình 4.1: Diễn biến thị trường giai đoạn 2000 – 2016...................................................73
Hình 4.2: DN niêm yết đạt chuẩn CBTT 2012 - 2017....................................................76
Hình 4.3: Mức độ CBTT TNXH trung bình theo thành phần thông tin của DN năm
2006 - 2016....................................................................................................79
Hình 4.4: DN niêm yết thực hiện CBTT TNXH riêng biệt 2006- 2016........................81
Hình 4.5: Mức độ CBTT TNXH tại DN sản xuất và DN phi sản xuất 2006- 2016......82
Hình 4.6: Mức độ CBTT môi trường tại DN SX và DN phi SX 2006- 2016................82
Hình 4.7: Mức độ CBTT lao động tại DN sản xuất và DN phi sản xuất 2006- 2016... 83
Hình 4.8: Mức độ CBTT cộng đồng tại DN sản xuất và DN phi sản xuất 2006- 2016.....84
Hình 4.9: Mức độ CBTT sản phẩm tại DN SX và DN phi SX 2006- 2016...................85
Hình 4.10: TBQ và ROA trung bình của DN niêm yết năm 2006 - 2016......................86
x
ii
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bằng chứng ảnh hưởng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội tới giá trị
thị trường doanh nghiệp
Phụ lục 2: Bằng chứng ảnh hưởng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội tới hiệu
quả tài chính - theo số liệu kế toán
Phụ lục 3: Bằng chứng ảnh hưởng công bố thông tin trách nhiệm xã hội tới hiệu quả
tài chính tại Việt Nam
Phụ lục 4: Bảng danh sách doanh nghiệp lựa chọn khảo sát thử
Phụ lục 5: Danh sách doanh nghiệp trong mẫu khảo sát chính thức
Phụ lục 6: Kết quả các kiểm định mô hình 1 – biến phụ thuộc ROA
Phụ lục 7: Kết quả các kiểm định mô hình 3 – biến phụ thuộc ROA
Phụ lục 8: Kết quả các kiểm định mô hình 2 – biến phụ thuộc TBQ
Phụ lục 9: Kết quả các kiểm định mô hình 4 – biến phụ thuộc TBQ
Phụ lục 10: Kết quả các kiểm định mô hình 5 – biến phụ thuộc TBQ
Phụ lục 11: Kết quả các kiểm định mô hình 6 – biến phụ thuộc TBQ
1
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thông tin trách nhiệm xã hội (TNXH) của doanh nghiệp (DN) là một phần của
thông tin phi tài chính công khai cho thấy các hoạt động tương tác của DN với xã hội
và môi trường sống. Thông qua những thông tin này các bên liên quan có thể đánh giá
mức độ thực hành TNXH của DN. Vì vậy CBTT TNXH DN có ý nghĩa rất lớn trong
việc quảng bá hình ảnh của DN với các bên liên quan về các hoạt động TNXH của DN
nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút đầu tư, cải thiện hiệu quả hoạt động của
DN. Nhiều DN trên thế giới đã có những thành quả nhất định thông qua thực hành và
CBTT TNXH của DN chẳng hạn như Microsoft trở thành tập đoàn công nghệ uy tín
hàng đầu trên thế giới do hãng tư vấn toàn cầu Reputation Institute khảo sát năm 2012
với những chương trình hỗ trợ cộng đồng, chương trình từ thiện hay hãng giày thể thao
Nike vực dậy sau thời gian doanh số tụt dốc với những cáo buộc và kiện cáo do những
bê bối liên quan đến việc các nhà cung cấp của Nike bóc lột lao động với mức lương rẻ
mạt nhờ vào việc công khai danh sách các nhà cung cấp của Nike để các tổ chức phi
chính phủ có thể giám sát vào năm 2004. Thật vậy, những thành quả từ thực hành và
CBTT này của các DN cũng đã được chứng minh bằng công trình khoa học của các nhà
nghiên cứu trên thế giới: thực hành và CBTT TNXH giúp tạo dựng uy tín cho DN (Hess
và cộng sự, 2002; Brammer and Millington, 2005; Yingjun Lu và cộng sự, 2015), gia tăng
giá trị thị trường (Belkaoui, 1976; Frankle and Anderso,1980; Robert,1978; Martin
Freedman and Stagliano, 1991; Berthelot và cộng sự, 2012; Clarkson và cộng sự, 2013;
Klerk và cộng sự, 2015, Cahan và cộng sự, 2015), giảm thiểu chi phí vốn (Dhaliwal và
cộng sự, 2011; Orens và công sự, 2010), tăng sự hài lòng của nhân viên (Kim và cộng sự,
2010). Chính nhờ những lợi ích như vậy mà thực hành và CBTT TNXH đã trở thành xu
thế của thời đại giúp DN tồn tại và phát triển bền vững.
Tại Việt Nam, không nằm ngoài xu thế thế giới, Nhà nước và các DN ngày
càng quan tâm đến TNXH DN nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Nhà nước cũng đã
có những cơ chế để hỗ trợ hướng dẫn các DN thực hiện và báo cáo các hoạt động trách
nhiệm xã hội phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Chẳng hạn, năm 2012 Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước kết hợp với một số tổ chức như VCCI, IFC, ACCA, GRI đã
đưa ra những hướng dẫn lập báo cáo phát triển bền vững dựa trên tiêu chuẩn báo cáo
được sử dụng phổ biến trên toàn cầu. Năm 2015, đánh dấu sự gia tăng áp lực của phía
Nhà nước đối với các DN Việt Nam đó là sự ra đời của Thông tư số 155/2015/TT- BTC
ngày 6/10/2015 của Bộ Tài chính được xem là văn bản pháp lý đầu tiên về yêu cầu
CBTT về phát triển bền vững của các DN niêm yết. Về phía các DN Việt Nam,
K
trong những năm qua, hoạt động trách nhiệm xã hội đã được các DN lồng ghép phần
nào vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng tập trung chủ yếu ở những DN niêm yết
trên TTCK. Một số DN niêm yết đã tiên phong trong việc CBTT TNXH ngay cả khi
chưa có quy định pháp lý yêu cầu bắt buộc lập báo cáo bền vững như Tập đoàn Bảo
Việt, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam, Công ty cổ phần chứng khoán TP Hồ Chí Minh,
Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen.
Tuy nhiên câu hỏi đặt ra liệu có phải tất cả các DN Việt Nam đều quan tâm và
thực hành tốt CBTT TNXH và liệu rằng thực hành và CBTT TNXH có mang lại
những lợi ích cho các DN Việt Nam như các bằng chứng trên thế giới đã chỉ ra. Để tìm
hiểu câu trả lời này nhiều nhà nghiên cứu cũng đã thực hiện khảo sát các DN Việt
Nam và cung cấp bằng chứng rằng TNXH làm nâng cao HQTC (Châu Thị Lệ Duyên,
2013; Trần Thị Hoàng Yến, 2016), gia tăng lòng trung thành của khách hàng (Nguyễn
Thị Anh Bình và Phạm Long, 2015), ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu
dùng (Nguyễn Phương Mai, 2015). Bên cạnh đó cũng có một số nghiên cứu về CBTT
TNXH cho thấy CBTT TNXH ảnh hưởng đến HQTC DN chẳng hạn như nghiên cứu
của Ho Ngoc Thao Trang and Liafisu Sina Yekini (2014), Nguyễn Thị Bích Ngọc và
cộng sự (2015), Nguyễn Xuân Hưng và Trịnh Hiệp Thiện (2016), Tạ Thị Thúy Hằng
(2017), Hồ Thị Vân Anh (2018). Tuy nhiên các nghiên cứu này có kết quả nghiên cứu
không đồng nhất và mới chỉ dừng lại ở mẫu có số lượng quan sát nhỏ, thời gian nghiên
cứu ngắn và chỉ dừng lại ở việc sử dụng hồi quy đa biến thông thường (OLS, FEM,
REM) để tìm hiểu ảnh hưởng của CBTT TNXH đến HQTC DN mà chưa giải quyết
hiện tượng nội sinh trong mô hình nghiên cứu do biến CBTT TNXH và HQTC có thể
có mối quan hệ tương quan hai chiều. Đồng thời do môi trường thực hành và CBTT
TNXH ở Việt Nam ngày càng được gia tăng nhưng chưa có nghiên cứu nào thực hiện
xem liệu sự gia tăng này có kéo theo sự gia tăng của HQTC DN hay không. Vì vậy
việc sử dụng phương pháp ước lượng mô hình bổ sung nhằm khắc phục hiện tượng nội
sinh giữa các biến và tìm kiếm sự khác biệt theo thời gian về ảnh hưởng của CBTT
TNXH đến HQTC DN là việc cần thiết để khẳng định kết luận về ảnh hưởng của
CBTT TNXH đến HQTC DN đầy đủ và đáng tin cậy hơn.
Từ những lý do trên, tác giả thấy rằng cần phải mở rộng các nghiên cứu trước
đây về ảnh hưởng của CBTT TNXH đến HQTC DN đưa ra kết luận rõ ràng và đáng
tin cậy hơn. Đó chính là lý do tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu tác động của công bố
thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đối tượng nghiên cứu chính cho nghiên
cứu này.
K
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Như đã trình bày ở phần lý do chọn đề tài, mục tiêu cơ bản của nghiên cứu này
là tìm hiểu ảnh hưởng của CBTT TNXH đến HQTC của các DN niêm yết trên TTCK
Việt Nam. Từ mục tiêu cơ bản đó, các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu này được xác
định là:
- Tính toán và đo lường mức độ CBTT TNXH trong các DN niêm yết trên
TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2006 -2016
- Tìm kiếm sự khác biệt CBTT TNXH tại các DN sản xuất và DN phi sản xuất
niêm yết trên TTCK Việt Nam
- Tìm kiếm ảnh hưởng của CBTT TNXH tới HQTC của DN niêm yết trên TTCK Việt
Nam
- Đưa ra những kết luận và kiến nghị nhằm tăng cường CBTT TNXH góp phần nâng cao
HQTC tại niêm yết trên TTCK Việt Nam.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu của luận án
Từ mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án xác định các câu hỏi nghiên cứu:
1. Có sự khác biệt giữa CBTT TNXH của các DN sản xuất và DN phi sản xuất trên TTCK
Việt Nam hay không?
2. CBTT TNXH có ảnh hưởng đến HQTC của các DN niêm yết trên trên TTCK Việt
Nam hay không? Ảnh hưởng này có sự khác biệt ở khoảng thời gian khác nhau hay
không? CBTT TNXH năm trước có ảnh hưởng đến HQTC năm tiếp theo hay không?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận án:
Mức độ CBTT TNXH DN, HQTC DN, ảnh hưởng của mức độ CBTT TNXH
đến HQTC của các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nội dung: Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả thực hiện đo
lường CBTT TNXH theo mức độ CBTT TNXH và HQTC DN được xác định theo hai
chỉ tiêu đại diện là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROA và giá trị thị trường Tobin’Q.
Nội dung thông tin TNXH được tác giả lựa chọn là cộng hợp của 4 thành phần thông
K
tin: Thông tin về trách nhiệm môi trường, Thông tin về trách nhiệm với lao động,
Thông tin về trách nhiệm với cộng đồng xã hội, Thông tin về trách nhiệm với người
tiêu dùng.
+ Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp niêm yết phi tài chính trên TTCK
Việt Nam trên cả 2 sàn giao Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các DN niêm yết trên sàn
UPCOM sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận án.
+ Phạm vi thời gian: Các DN niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh và Hà Nội được công bố công khai với dữ liệu từ năm 2006 - 2016.
Những DN có thời gian niêm yết sau năm 2006 và hủy niêm yết trong thời gian 2006 2016 sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận án.
4. Kết cấu luận án
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, các phụ lục và tài liệu tham khảo, Luận án có
kết cấu gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu tác động của công bố thông tin trách nhiệm
xã hội đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp
Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của công bố thông tin trách nhiệm xã hội
đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp
Chương 3: Phương pháp nghiên
cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu tác động của công bố thông tin trách nhiệm xã
hội đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu, khuyến nghị và kết luận
K
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
CBTT TNXH được xem là một công cụ đánh giá hiệu quả xã hội của một
DN. Nhiều năm qua, TNXH đã trở thành một vấn đề ngày càng được quan tâm
trong giới nghiên cứu cũng như trong giới kinh doanh trên thế giới. Nhiều DN tự
nguyện tiết lộ thông tin về các hoạt động của họ liên quan đến các vấn đề về đạo
đức, quản trị DN, xã hội và môi trường. Bên cạnh đó CBTT TNXH được coi là
một công cụ để tăng tính minh bạch thể hiện trách nhiệm giải trình của một DN
đối với xã hội. Tổng quan cho thấy nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để kiểm
tra ảnh hưởng của CBTT TNXH đến HQTC DN trên toàn thế giới. Tuy nhiên, mỗi
nghiên cứu có cách thức tiếp cận thông tin TNXH riêng và kết quả nghiên cứu
không đồng nhất.
1.1. Tổng quan nghiên cứu tác động của công bố thông tin trách nhiệm xã hội
đến hiệu quả tài chính
1.1.1. Sự khác biệt về nội dung thông tin TNXH DN
TNXH là một phạm trù rộng, đa dạng về các tiêu chuẩn hướng dẫn TNXH
trên thế giới. Vậy nên các nghiên cứu về vấn đề này cũng có sự khác biệt về nội dung
thông tin TNXH DN. Đa số các nghiên cứu chọn bốn nội dung thông tin chủ yếu
TNXH DN: lao động, sản phẩm, cộng đồng và môi trường như nghiên cứu của
(Mustaruddin Saleh và cộng sự (2011), Jitaree (2015), Nagib Salem Bayoud và cộng
sự (2012), Mohammed Nma Ahmed và cộng sự (2016). Tuy nhiên cũng có những
nghiên cứu lựa chọn thành phần thông tin khác như Khlif và cộng sự (2015) lựa
chọn: môi trường và xã hội, Makni và cộng sự (2009) lựa chọn thành phần thông tin:
cộng đồng và xã hội, quản trị DN, khách hàng, lao động, môi trường và quyền con
người hay Nina karina Karim và cộng sự (2013) với mẫu là các DN kinh doanh dịch
vụ niêm yết trên TTCK Indonesia chọn những tiêu chí TNXH theo hướng dẫn của
GRI 3.1 đó là những thông tin về kinh tế, môi trường, xã hội. Tại Việt Nam, những
nghiên cứu về ảnh hưởng CBTT TNXH đến HQTC cũng có sự khác biệt trong lựa
chọn thành phần thông tin TNXH. Nguyễn Thị Bích Ngọc và cộng sự (2015), Hồ
Viết Tiến và Hồ Thị Vân Anh (2017) lựa chọn bốn thành phần thông tin chính là môi
trường, lao động, sản phẩm, cộng đồng và Ho Ngoc Thao Trang và Liafisu Sina
K
Yekini (2014) ngoài bốn thành phần thông tin đó còn tìm hiểu thành phần thông tin về
năng lượng và các vấn đề khác thuộc TNXH DN dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước
đó. Khác biệt hẳn với các nghiên cứu này Nguyễn Xuân Hưng và Trịnh Hiệp Thiện
(2016) lại lựa chọn tiêu chuẩn TNXH của tổ chức sáng tạo toàn cầu GRI (GRI4) để
thực hiện nghiên cứu bao gồm 3 thành phần thông tin TNXH: kinh tế, môi trường, xã
hội.
Sự khác nhau về các nội dung thông tin TNXH công bố giữa các nghiên cứu là
do vẫn còn những quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về TNXH DN ở những thời
điểm khác nhau. Song về cơ bản quan niệm và nhận thức về thông tin TNXH trong các
nghiên cứu này cũng đã có sự tương đồng theo thông lệ quốc tế tập trung vào các nội
dung thông tin về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội.
1.1.2. Sự khác biệt đo lường hiệu quả tài chính doanh nghiệp
Tổng quan nghiên cứu cho thấy các nghiên cứu sử dụng hai nhóm chỉ tiêu đo
lường HQTC DN đó là: nhóm chỉ tiêu đo lường HQTC DN theo giá trị thị trường và
nhóm chỉ tiêu đo lường HQTC theo số liệu kế toán
Nghiên cứu đo lường HQTC DN theo giá trị thị trường
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã thực hiện để xem xét ảnh hưởng của CBTT
TNXH đến giá trị thị trường DN thông qua các chỉ số đo lường như: giá cổ phiếu
(Belkaoui (1976), Robert (1978), Edmund và cộng sự (1997), Clarkson và cộng sự
(2013), Klerk (2015), Murray và cộng sự (2005), Freedman and Stagliano (1991),
Verbeeten và cộng sự (2016)), lợi nhuận trên cổ phiếu EPS (Jitaree
(2015),
Mohammed và cộng sự (2016)), giá trị vốn hóa (Berthelot và cộng sự (2012)), phản
ứng thị trường – mô hình CAR (Blacconiere and Patten (1994), Hassel và cộng sự
(2005)), giá trị doanh nghiệp Tobin’Q (Saleh và cộng sự (2011), Cahan và cộng sự
(2015), Khlif và cộng sự (2015), Jitaree (2015)), tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị ghi
sổ PBV (Dewi và Monalisa (2016)). Kết quả về mối quan hệ này rất đa dạng có thể
chia thành 3 nhóm như sau:
Nhóm 1: Có mối quan hệ thuận giữa CBTT TNXH với giá trị thị trường DN
Có nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng thực hành và CBTT TNXH làm tăng giá cổ
phiếu DN. Những nghiên cứu này cho thấy các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào
những DN thực hiện báo cáo về những vấn đề về môi trường hơn là những DN không
báo cáo. Belkaoui (1976) thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng thông tin môi trường đến
K
sự biến động giá cổ phiếu của DN với số liệu được khảo sát từ báo cáo thường niên
của 50 DN của Mỹ năm 1970. Bằng kỹ thuật tính trung bình phần dư giá cổ phiếu các
DN này của các tháng trước khi công bố và sau khi công bố, kết quả cho thấy rằng sau
khi CBTT kết quả hoạt động của cổ phiếu của DN trên thị trường tốt hơn. Kết quả
nghiên cứu tương tự Frankle và Anderso (1980) thực hiện nghiên cứu về CBTT xã hội
tự nguyện đến thị trường vốn của DN của 500 công ty trong danh sách Fortune dựa
trên báo cáo thường niên tháng 7/1972 đến tháng 8/1973 thông qua kỹ thuật t-test phân
tích mức biến động giá của cổ phiếu so với mức biến động chung của toàn thị trường.
Bên cạnh những nghiên cứu về CBTT môi trường, một số nghiên cứu với phạm vi
thông tin TNXH DN rộng hơn như Robert (1978) tìm hiểu nội dung thông tin liên
quan đên môi trường, công bằng trong kinh doanh, sức khỏe và an toàn lao động cho
nhân viên, thông tin hỗ trợ cộng đồng, thông tin về sản phẩm.Thông qua khảo sát 287
DN trong số 500 DN xếp hạng của tạp chí Fortune theo báo cáo thường niên từ 1970 –
1976, kết quả cho thấy rằng nội dung thông tin TNXH DN tiết lộ có ảnh hưởng tích
cực đến giá cổ phiếu DN.
Bên cạnh đó, một số tác giả thực hiện nghiên cứu gắn liền với các sự kiện về
môi trường xã hội cũng cho thấy mối tương quan tích cực giữa CBTT TNXH với giá
cổ phiếu DN. Martin Freedman and Stagliano (1991) kiểm tra CBTT môi trường ở 27
DN trong ngành công nghiệp dệt của Mỹ sau sự kiện tòa án tối cao Mỹ ra quy định
thắt chặt phát thải khói bụi cotton. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, trước khi có quy
định thắt chặt phát thải khói bụi cotton của tòa án tối cao Mỹ, những DN mà không
CBTT hoặc chỉ công bố những thông tin chung chung đánh giá những tác động tiềm
ẩn của quy định này thì giá cổ phiếu này bị giảm tương đối so với những DN có những
CBTT định lượng về đánh giá những tác động của nó. Điều này cho thấy rằng một
trong những nhân tố tác động đến thị trường đó chính là nội dung và mức độ của
những thông tin trước đó đã công bố liên quan đến tiêu chuẩn mới ra đời. Giải thích
điều này tác giả cho rằng với những DN CBTT định lượng về những chi phí liên quan
đến xử lý khói bụi thì nhà đầu tư có phản ứng ít tiêu cực hơn đối với các DN không
công bố hoặc công bố chung chung. Một nghiên cứu khác cũng gắn với một sự kiện
lớn tại Ấn Độ, Blacconiere and Patten (1994) thực hiện kiểm tra phản ứng của TTCK
của 47 DN hóa chất của Mỹ (ngoài công ty đa quốc gia Union Carbide) sau thảm họa
rò rỉ hóa chất ở Bhopal, Ấn Độ do công ty Union Carbide gây ra. Bằng chứng chỉ ra
rằng các DN có công bố rộng rãi về thông tin môi trường trong báo cáo tài chính của
họ trước khi bị rò rỉ hóa học đã trải qua một phản ứng tiêu cực ít hơn so với các công
K
ty CBTT ít hơn. Giải thích điều này tác giả cho rằng các nhà đầu tư đã nhìn thấy tín
hiệu về khả năng đối mặt của DN với rủi ro sau sự cố ở Bhopal thông qua những thông
tin được công bố trước đó. Kết quả này là một bằng chứng cho thấy nếu DN tiết lộ
những “tin tốt” thì có thể trấn áp được những tin xấu liên quan đến những tai tiếng sau
sự cố về môi trường.
Nhằm giải thích rõ hơn về mức độ tương quan giữa biến CBTT TNXH và HQTC,
nhiều nghiên cứu đã xây dựng phương trình hồi quy chỉ ra tương quan tích cực giữa hai
biến số này (Berthelot và cộng sự (2012), Clarkson và cộng sự (2013), Klerk và cộng sự
(2015), Cahan và cộng sự (2015)). Với bối cảnh nghiên cứu khác nhau các nghiên cứu
này sử dụng phương pháp đo lường khác nhau để xác định mức độ CBTT TNXH nhưng
kết quả giống nhau về mối tương quan tích cực giữa CBTT TNXH với giá trị DN
(Tobin’Q). Berthelot và cộng sự (2012) với nghiên cứu DN niêm yết trên thị trường
Toronto, Canada cho thấy lập báo cáo bền vững ảnh hưởng tích cực đến giá trị vốn hóa
thị trường của các DN. Ở bối cảnh khác Clarkson và cộng sự (2013) kiểm tra ở DN
nhạy cảm với môi trường ở Mỹ thấy rằng mức độ CBTT TNXH theo chuẩn GRI có ảnh
hưởng tích cực đến giá cổ phiếu của các DN này. Nghiên cứu ở tầm quốc tế có xét đến
khía cạnh đặc thù quốc gia và đặc tính của DN, Cahan và cộng sự (2015) kiểm tra 676
công ty từ 22 quốc gia khác nhau với dữ liệu về TNXH được khảo sát bởi KPMG thông
qua phương pháp hồi quy hai giai đoạn tác giả thấy rằng ở những quốc gia quốc gia
thuộc trường phái kế toán Anglo - Saxon linh hoạt và xét đoán nghề nghiệp cao, có các
tổ chức quốc tế lớn thì ảnh hưởng của thông tin TNXH đến giá trị doanh nghiệp Tobin’Q
là lớn hơn so với các quốc gia khác. Tương tự, Mohammed và cộng sự (2016) trong bối
cảnh nước đang phát triển ở Nigenia với dữ liệu báo cáo thường niên (2001-2012) của
10 doanh nghiệp cũng đã được tìm thấy ảnh hưởng CBTT TNXH ảnh hưởng tích cực
đến HQTC của DN thông qua chỉ tiêu lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) thông qua hồi quy
OLS.
Nhóm 2: Có mối quan hệ nghịch hoặc không có mối tương quan giữa CBTT
TNXH với giá trị thị trường DN
Bên cạnh những nghiên cứu cho kết quả tích cực thì cũng có những nghiên cứu
cho kết quả tiêu cực hoặc không mối tương quan giữa hai biến số. Edmund và cộng sự
(1997) thực hiện kiểm tra 64 DN quốc phòng của Mỹ năm 1986 theo 2 nhóm: 25 DN
có ký vào bản ghi nhớ sáng kiến công nghiệp quốc phòng về đạo đức và hành xử trong
kinh doanh (DII) và 39 DN không kí DII. Kết quả chỉ ra thị trường phản ứng tiêu cực
tất cả DN nhưng phản ứng là tiêu cực hơn với nhưng DN ký DII. Giải thích điều này,
K
tác giả cho rằng thị trường phản ứng với DII bởi các nhà đầu tư coi việc các DN ký
DII là một sự thừa nhận về hành vi phi đạo đức và khi đó việc giám sát các DN này sẽ
được chú trọng hơn khiến cho cơ hội tìm kiếm lợi nhuận của các DN này bị giảm sút.
Ở một bối cảnh khác ở quốc gia phát triển Hassel và cộng sự (2005) kiểm tra 71 DN
niêm yết trên TTCK Stockholm Thụy điển, năm 1998 – 2000. Tác giả xây dựng 23
tiêu chí về môi trường và gán điểm 0-3 để đánh giá mức độ CBTT môi trường. Mô
hình OLS của nghiên cứu cho kết quả về ảnh hưởng tiêu cực của CBTT môi trường
đến giá trị thị trường. Giải thích cho kết quả đó tác giả cho rằng có hai nguyên nhân:
thứ nhất, thị trường là ngắn hạn và các nhà đầu tư không xem xét thông tin TNXH có
lợi ích lâu dài để quyết định đầu tư, thứ hai, các nhà đầu tư nhận thấy rằng các hoạt
động về TNXH làm tăng chi phí của DN khiến các nhà đầu tư phản ánh tiêu cực vì lợi
nhuận dự kiến giảm mà rủi ro không giảm tương ứng. Kết quả là tương tự với ảnh
hưởng ngược chiều của thông tin về sản phẩm và môi trường đến giá trị thị trường DN
Tobin’Q trong nghiên cứu của Mustaruddin Saleh và cộng sự (2011) trong bối cảnh
Malaysia – một quốc gia đang phát triển với mẫu là 200 doanh nghiệp vốn hóa thị
trường cao nhất trong thời gian 1999-2005.
Cũng với những giải thích tương tự, một số nghiên cứu không tìm thấy ảnh
hưởng của CBTT TNXH đến giá trị thị trường DN. Lý giải kết quả các nhà nghiên cứu
cho rằng giá của cổ phiếu không phụ thuộc vào mức độ thực hành TNXH DN bởi đơn
giản là các nhà đầu tư không xem xét việc tiết lộ TNXH như là một quyết định để đầu
tư (Alexander and Buchloz (1978), Murray và cộng sự (2005), Xu và cộng sự (2012)
mà giá cổ phiếu phụ thuộc vào những yếu tố khác như thực trạng của nền kinh tế
Jitaree (2015). Cụ thể, Alexander and Buchloz (1978) nghiên cứu mối quan hệ giữa
TNXH với hoạt động của thị trường của chứng khoán của các tập đoàn tại Hoa Kỳ
trong giai đoạn 1970-1974. Bằng việc xếp hạng mối tương quan giữa TNXH và sự
biến động giá cổ phiếu của từng DN trong hai giai đoạn: 5 năm 1970 – 1974 và giai
đoạn 3 năm 1971- 1973 không thấy sự mối tương quan giữa hai biến số này. Tương tự,
Murray và cộng sự (2005) nghiên cứu thực hiện ở một bối cảnh khác với mẫu là 100
công ty hàng đầu Vương quốc Anh. Với dữ liệu công bố về xã hội và môi trường được
lưu trữ tại Trung tâm Nghiên cứu Kế toán Xã hội và Môi trường (CSEAR) thông qua
phương pháp phân tích hồi quy OLS tác giả cũng không tìm thấy mối liên hệ giữa CBTT
môi trường và xã hội với giá mức tăng giá của cổ phiếu DN. Chi tiết và cụ thể hơn với
phương pháp ước lượng hồi quy hai giai đoạn để khắc phục hiện tượng nội sinh giữa
biến CBTT TNXH và giá trị doanh nghiệp Tobin’Q trong mô hình Jitaree
K
22
(2015) với mẫu nghiên cứu 323 DN niêm yết trên TTCK Thai Lan trong đó 82 DN sản
xuất và 241 DN phi sản xuất, với dữ liệu năm 2009-2011 cũng không thấy ảnh hưởng
CBTT TNXH đến giá trị doanh nghiệp Tobin’Q. Tương tự, với bối cảnh ở quốc gia
Đông Nam Á là Indonesia, Dewi and Monalisa (2016) với mẫu 26 DN niêm yết trong
ngành khai thác mỏ trong thời gian 2010 -2012 OLS. Thông qua phương pháp hồi quy
OLS, tác giả cung cấp bằng chứng CBTT TNXH không ảnh hưởng đến tỷ lệ giá trị thị
trường trên giá trị ghi sổ (Price to book value – PBV). Điều này được tác giả lý giải là
do các nhà đầu tư ở các quốc gia này có nhận thức thấp về TNXH DN và không có
một tiêu chuẩn chung nào về TNXH nên việc CBTT nhiều hay ít cũng không ảnh
hưởng đến quyết định của nhà đầu tư.
Nhóm 3: Có mối quan hệ hỗn hợp giữa CBTT TNXH với giá trị thị trường DN
Kết quả hỗn hợp là do các nghiên cứu thực hiện nghiên cứu ở các bối cảnh khác
nhau hoặc xem xét các khía cạnh khác nhau của TNXH. Ví dụ, Khlif và cộng sự
(2015) nghiên cứu mối quan hệ này với bối cảnh ở hai nền kinh tế khác nhau là Nam
Phi và Maroc với mẫu là 28 DN niêm yết (14 DN Nam Phi và 14 DN Maroc) trong
năm 2004 – 2009. Kết quả nghiên cứu này là hỗn hợp bởi với tổng thể mẫu thì tác
giả không thấy ảnh hưởng của CBTT TNXH đến giá trị DN Tobin’Q nhưng xét từng
thị trường thì lại thấy kết quả ảnh hưởng là dương tại Nam Phi và còn tại Maroc thì
ngược lại. Kết quả này được tác giả lý giải do có sự khác biệt giữa hai hệ thống luật
pháp của hai quốc gia. Nam Phi với hệ thống luật thông thường (Conmon law) có
sự chuyên nghiệp, minh bạch và thực thi pháp luật mạnh mẽ hơn so với Maroc với
hệ thống luật dân sự (Civil Law). Hay một nghiên cứu khác, Verbeeten và cộng sự
(2016) thực hiện nghiên cứu hai khía cạnh môi trường và xã hội với 130 DN lớn nhất
niêm yết trên TTCK Đức năm 2005 – 2008. Kết quả cho thấy thông tin môi trường
không ảnh hưởng nhưng thông tin xã hội lại ảnh tưởng tích cực đến giá cổ phiếu DN.
Kết quả này cho thấy rằng việc cung cấp thêm thông tin TNXH có thể ảnh hưởng tới
nhóm bên liên quan khác nhau. Đối với những thông tin về trách nhiệm môi trường
DN cung cấp thỏa mãn yêu cầu của Chính phủ và của các tổ chức bảo vệ môi trường
nhưng lại có thể tác động tiêu cực tới các cổ đông bởi nó báo hiệu có thể DN đầu tư
quá mức vào hoạt động môi trường. Đối với những thông tin xã hội được công bố thì
lại mang tới cho nhà đầu tư kỳ vọng về HQTC trong tương lai của DN vì nó thể hiện
DN có nguồn nhân lực tốt và không rủi ro với các sự kiện xấu của nền kinh tế.
Tổng hợp bằng chứng của các nghiên
K
cứu nước ngoài về ảnh hưởng của CBTT TNXH đến HQTC doanh nghiệp đo lường
bằng giá trị thị trường được tác giả trình bày phụ lục 1.
Nghiên cứu đo lường hiệu quả DN theo số liệu kế toán
Bên cạnh những nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu giá trị thị trường để kiểm tra ảnh
hưởng của CBTT TNXH tới HQTC DN thì nhiều nghiên cứu sử dụng ROA, ROE,
ROI là chỉ tiêu đại diện cho HQTC. Đây là những chỉ tiêu đo lường phản ánh giá trị
lịch sử do kế toán ghi chép được sử dụng phổ biến và dễ thu thập nhất đại diện cho chỉ
tiêu đo lường HQTC. Kết quả cũng là khác biệt giữa các nghiên cứu.
Đầu tiên, theo các tác giả những DN sản xuất hoặc những DN kinh doanh trong
ngành công nghiệp nhạy cảm chịu áp lực và bị yêu cầu nhiều hơn từ phía các bên liên
quan về những hoạt động TNXH đặc biệt là những vấn đề liên quan đến môi trường
thì nhu cầu CBTT TNXH của những DN này là nhiều hơn các DN khác và hiệu ứng về
ảnh hưởng của những thông tin này đối với HQTC DN là nhiều hơn các DN khác
(Jitaree, 2015). Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa CBTT TNXH với HQTC với
mẫu là các DN sản xuất thường cho kết quả là tích cực. Điều này có nghĩa thực hành
và CBTT TNXH có thể giúp cải thiện HQTC trong năm hiện tại (Deegan and Gordon,
1996; Ngwakwe, 2009; Kimbro and Melendy, 2010; Mishra and Suar, 2010; Chen and
Wang, 2011; Kartika Dewi and Monalisa, 2016) và trong năm kế tiếp (Chen and Wang,
2011; Jitaree, 2015). Ví dụ, Ngwakwe (2009) kiểm tra mối quan hệ thực hành trách
nhiệm môi trường và HQTC cho 60 DN sản xuất niêm yết trên TTCK Nigeria. Bằng
việc tách các DN trong mẫu thành hai nhóm DN có trách nhiệm với môi trường và vô
trách nhiệm với môi trường. Kết quả cho thấy rằng việc thực hành TNXH có ảnh hưởng
đánh kể đến chỉ tiêu ROA. Tương tự, một kết quả khác được chứng minh bởi Kimbro
and Melendy (2010) khi thực hiện khảo sát tại các DN sản xuất niêm yết trên TTCK
Hồng Kông. Kết quả nghiên cứu cho thấy những DN có tiết lộ môi trường tự nguyện có
ROE, ROA cao hơn những DN khác. Dewi & Monalisa (2016) với mẫu 26 DN khai thác
mỏ niêm yết trên TTCK Indonesia, dựa trên kết quả khảo sát báo cáo thường niên 20102012 của doanh nghiệp và hồi quy OLS tác giả cũng cho kết quả tương tự CBTT TNXH
ảnh hưởng tích cực đến ROA. Điều này được tác giả lý giải thực hành và CBTT TNXH
của khiến cho các cộng đồng xã hội tin tưởng và tôn trọng DN góp phần gia tăng hiệu
quả sử dụng tài sản. Kết quả ngược với nghiên cứu này, với các DN phi sản xuất đặc
biệt là các ngân hàng được xem là ít gây ảnh hưởng đến môi trường nhất. Perkins
Cheung and Wilson Mak (2010) với mẫu 57 ngân hàng từ các nước Châu Âu và Bắc
Mỹ bằng cơ dữ liệu có sẵn về ESG (môi trường, xã hội,
K
quản trị doanh nghiệp) trên Blomberg năm 2006 – 2009, tác giả không tìm thấy mối
tương quan giữa CBTT TNXH với ROA, ROE. Giải thích cho kết quả này, tác giả cho
rằng các hoạt động các DN ngân hàng không liên quan trực tiếp đến môi trường bởi
vậy tác động của các hoạt động TNXH đến các bên liên quan là không nhiều.
Tiếp đó, sự khác biệt về thời gian và phương pháp nghiên cứu cũng khiến cho các
nghiên cứu cho các kết quả nghiên cứu là khác nhau. Ở những thời điểm khác nhau có
thể những yêu cầu của các bên liên quan đối với DN về TNXH là khác nhau. Xã hội
ngày càng phát triển thì những yêu cầu về thực hành TNXH của các bên đối với DN
càng nhiều. Abbott and Monsen (1979) kiểm tra 500 DN niêm yết Mỹ theo xếp hạng
của Fortune với thời gian nghiên cứu 1964 – 1974. Đo lường mức độ CBTT TNXH
thông qua kiểm tra sự có mặt hay vắng mặt của các thuộc tính TNXH. Bằng việc so
sánh giá trị trung bình của lợi nhuận từ đầu tư ROI giữa 2 nhóm DN có mức độ CBTT
thấp và nhóm DN có mức độ CBTT TNXH cao, tác giả không thấy ảnh hưởng của
CBTT TNXH đến lợi nhuận từ đầu tư ROI. Giải thích cho điều này tác giả cho rằng
những hoạt động đầu tư của nhà đầu tư không bị ảnh hưởng bởi những áp lực chính trị
và xã hội. Kết quả tương tự Robert and Frazier (1983) với mẫu là 79 DN niêm yết Mỹ
trong 3 ngành: sản xuất và chế tạo, dầu khí và hóa học trong năm 1978. Bằng phương
pháp đo thông tin công bố bằng việc đếm từ trong báo cáo thường niên và thực hiện
phân tích mô hình hồi quy OLS tác giả cũng không tìm thấy ảnh hưởng của các thông
tin công bố trong phần thông điệp của nhà quản trị với ROI. Tuy nhiên, cùng với bối
cảnh các DN ở Mỹ năm 2007 Frank Montabon và cộng sự (2007) tìm thấy mối liên hệ
tích cực của CBTT TNXH với ROI khi thực hiện nghiên cứu 45 DN thông qua phân tích
tương quan chính tắc (Canonical correlation analysis)
Sự khác biệt về nội dung thông tin TNXH cũng là nguyên nhân gây ra sự khác
biệt giữa các kết quả nghiên cứu. Cùng trong bối cảnh Indonesia Nagib Salem
Muhammad Bayoud (2012) khảo sát 135 DN niêm yết trên TTCK Indonesia trong 4
ngành công nghiệp bằng hồi quy OLS cho thấy CBTT lao động ảnh hưởng tích cực
đến ROE. Nhưng ngược lại với kết quả của nghiên cứu này, Dewi and Monalisa (2016)
dựa trên khung báo cáo TNXH của GRI thực hiện nghiên cứu 26 DN trong ngành khai
thác mỏ niêm yết trên TTCK Indonesia không thấy ảnh hưởng CBTT TNXH đến ROE.
Lý giải điều này tác giả cho rằng nhà đầu tư ở Indonesia có nhận thức thấp về TNXH
và tại Indonesia không có một tiêu chuẩn chung nào về TNXH chính nên việc các DN
CBTT TNXH theo GRI nhiều hay ít cũng không ảnh hưởng đến quyết định của nhà
đầu tư. Ở bối cảnh khác cùng quốc gia Đông Nam Á,
K
Mustaruddin Saleh và cộng sự (2011) thực hiện nghiên cứu tác động của CBTT đến
HQTC DN, với mẫu 200 DN vốn hóa thị trường cao nhất trên thị trường Bursa
Malaysia. Thông qua phân tích nội dung báo cáo thường niên DN năm 1999 – 2005 với
hồi quy dữ liệu bảng FEM và REM tác giả thấy rằng CBTT TNXH ảnh hưởng tích cực
đến tỷ suất lợi nhuận của tài sản (ROA). Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ rõ thông tin
công bố về cộng đồng, lao động có ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất lợi nhuận trên tài
sản ROA.Tuy nhiên, thông tin về môi trường và sản phẩm lại có ảnh hưởng ngược chiều
với giá trị DN Tobin’Q. Điều này được lý giải chi phí đầu tư về môi trường và phát triển
sản phẩm là tốn kém làm tăng chi phí vốn của DN, trong khi điều này không làm thay
đổi hình ảnh và uy tín của DN. Bảng tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài về ảnh hưởng
của CBTT TNXH đến HQTC DN đo lường theo số liệu kế toán được tác giả trình bày
trong phụ lục 2.
Tại Việt Nam, cùng với sự gia tăng những quan tâm của cộng đồng đối với hoạt
động thực hành và CBTT TNXH của DN, các bài viết về CBTT TNXH cũng được nhiều
nhà nghiên cứu Việt Nam thực hiện. Những bài viết chủ yếu tập trung vào nền tảng lý
thuyết về báo cáo TNXH như: vấn đề như kinh nghiệm quốc tế, tiêu chuẩn hướng dẫn,
cơ sở lý thuyết giải thích cho hành vi công bố của DN. Ngoài ra, một số ít nghiên cứu về
thực hành báo cáo TNXH của các DN Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Thị Hương Liên (2014) đưa ra kinh nghiệm thực hiện báo cáo
TNXH ở các DN Châu Âu và tầm quan trọng của việc thực hiện báo cáo này. Ngoài ra,
còn có một số những nghiên cứu sơ khai về kế toán TNXH như nghiên cứu của Bùi Đức
Lộng (2016), Lê Kim Ngọc (2016) đề cập đến bản chất, tiêu chuẩn hướng dẫn kế toán
TNXH và định hướng áp dụng tại Việt Nam hay Lê Văn Liên và cộng sự (2016) giới
thiệu các cơ sở lý thuyết cơ bản để giải thích cho hành vi CBTT môi trường và xã hội DN.
Thực hiện nghiên cứu sâu hơn, một số nhà nghiên cứu tiến hành khảo sát thực
tiễn CBTT TNXH của DN Việt Nam. Các nghiên cứu xoay quanh trả lời câu hỏi thực
trạng CBTT TNXH của các DN Việt Nam, nhân tố thúc đẩy DN thực hiện CBTT
TNXH, sự khác biệt về CBTT TNXH giữa DN sản xuất với những loại hình DN khác….
Cụ thể, kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu như sau:
Mức độ CBTT TNXH của các DN Việt Nam là thấp, mất cân đối và chủ yếu là
thông tin tốt.
Kết quả nghiên cứu này được chứng minh bởi Lê Ngọc Mỹ Hằng (2015),
Nguyễn Xuân Hưng và Trịnh Hiệp Thiện (2016), Kelly Anh Vu và cộng sự (2017), Ho
K