Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Nghiên cứu xây dựng dự báo về hiệu quả kinh tế và tính hợp pháp của mô hình rừng trồng tại huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.04 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGÔ QUỐC HIỀN

ĐỀ CƯƠNG

“Nghiên cứu xây dựng dự báo về hiệu quả kinh tế và tính hợp
pháp của mô hình rừng trồng tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa
Thiên Huế”

LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Lâm học

Huế, 09/2014

1


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGÔ QUỐC HIỀN

ĐỀ CƯƠNG
“Nghiên cứu xây dựng dự báo về hiệu quả kinh tế và tính hợp
pháp của mô hình rừng trồng tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa
Thiên Huế”

LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.02.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGÔ TÙNG ĐỨC

Huế, 09/2014

2


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Diện tích rừng trồng đã tăng lên nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu và cung cấp
khoảng 50% tổng sản lượng gỗ trên toàn thế giới.Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực
thế giới (FAO) ước tính rằng tổng diện tích rừng trồng đến năm 2005 khoảng 140 triệu ha
(FAO 2006), bình quân mỗi năm tăng khoảng 3 triệu ha. Ở Việt Nam, diện tích rừng
trồng cũng tăng lên rất nhanh từ 1 triệu ha năm 1990 lên 2,7 triệu ha năm 2005, nằm
trong tốp 10 các nước (đứng thứ 9 thế giới và thứ 3 Đông Nam Á) có diện tích rừng trồng
lớn nhất thế giới. Đây là kết quả của sự đổi mới trong chính sách phát triển lâm nghiệp đã
thúc đẩy trồng rừng sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở tận dụng tối đa
lợi thế so sánh cấp quốc gia. Những chính sách quan trọng có thể kể đến là: Luật đất đai,
Luật BV&PTR; các Nghị định 01/CP; 02/CP; 163/CP về việc giao đất, cho thuê đất lâm
nghiệp. Bên cạnh đó là các chính sách đầu tư, tín dụng như luật Khuyến khích đầu tư
trong nước như: Nghị định 43/1999/NĐ-CP, Nghị định 50/1999/NĐ-CP,… Quyết định số
18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020.
Kết quả kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng liên tục, năm 2008 là 2,8
tỷ USD và tập trung chủ yếu ở các vùng trọng điểm như: Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh,
Đồng Nai, Bình Định, Quảng trị, vùng Tây Nguyên và Đông Bắc Bộ (Phú Thọ, Yên Bái,
Tuyên Quang và một số tỉnh lân cận khác). Những vùng này đã chế biến thành các sản
phẩm gỗ xuất khẩu và đồng thời cung cấp một khối lượng lớn gỗ rừng trồng cho nhu cầu

nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ, gỗ xẻ đồ mộc và xây dựng. Tuy nhiên, lượng gỗ nguyên liệu
phải nhập khẩu “ròng” gia tăng trong nhiều năm qua theo kim ngạch xuất khẩu, chiếm
gần 80% nhu cầu sản xuất trong nước bởi sự thiếu vắng nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu
trong nước mà mỗi người trồng rừng là tác nhân quan trọng của chuỗi hàng hóa gỗ rừng
trồng.
Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành đàm phán Hiệp định VPA/FLEGT với phía đối
tác Châu Âu bao gồm hai phụ lục quan trọng là Định nghĩa gỗ hợp pháp và hệ thống
TLAS của Việt Nam đặt ra những yêu cầu về gỗ hợp pháp được lưu thông trong chuỗi
cung. Hiện nay, nước ta cùng phía Châu Âu đang đi đến các bước cuối cùng để ký kết
hiệp định này. Về phương diện quản lí của Nhà nước, một khi VPA được ký kết và thực
hiện, các yêu cầu về tính hợp pháp của gỗ sẽ được áp dụng cho các sản phẩm lưu thông
trên cả thị trường gỗ nội địa. Điều này sẽ có tác động đến toàn bộ các đối tượng trong các
khâu trồng rừng, khai thác, sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm gỗ trong đó có hộ
gia đình đang tham gia các công đoạn này. Vì vậy, gỗ được hộ gia đình trồng và kinh
doanh chỉ được coi là hợp pháp khi thoả mãn các yêu cầu về tính hợp pháp của gỗ được
quy định trong Định nghĩa gỗ hợp pháp trong khuôn khỏ của VPA/FLEGT. Hiện nay chỉ
một số hộ gia đình đáp ứng được một phần các yêu cầu trên, còn tồn tại một khoảng cách

3


rất lớn giữa giữa khả năng tuân thủ các điều kiện hiện này và các yêu cầu đặt ra. Việc
không đáp ứng được các yêu cầu về tính hợp pháp của gỗ sẽ là cản trở lớn cho các hộ gia
đình tham gia vào thị trường nói chung và tiếp cận vào với thị trường EU nói riêng.
Về phương diện của người dân, việc áp dụng những yêu cầu của hiệp định
VPA/FLEGT vào các giai đoạn sản xuất cũng ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản
xuất và đặc biệt là khả năng tăng thêm thu nhập của hộ gia đình. Trong đó, mắt xích trồng
rừng là một trong những mắt xích quan trọng trong việc xác minh nguồn gốc của gỗ và
chiếm đa số trong thu nhập của các hộ gia đình hiện nay. Với tập quán trồng rừng hiện
nay của đa số người dân vùng núi, việc nhận thức về các chính sách, thông tin cũng như

thủ tục hành chính còn nhiều thiếu sót sẽ dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng các
yêu cầu từ việc áp dụng VPA. Vì vậy, việc phân tích thực trạng phát triển mô hình rừng
tròng, đồng thời xác định, phân tích và mô hình hóa các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
trồng rừng của người dân cũng là một bước quan trọng trong việc đánh giá khả năng đáp
ứng của hộ gia đình đồng thời tìm ra hướng đi mới trong tương lai nhằm nâng cao hiệu
quả cà sinh kế của người dân.
Việc nghiên cứu thực trạng trồng rừng và tính hợp pháp của gỗ/sản phẩm gỗ từ
rừng trồng của hộ gia đình là vấn đề đang được đặt ra và quan tâm của nhiều bên liên
quan. Đây là nền tảng để cung cấp cơ sở cho việc xây dựng dự báo và phát triển cho các
mô hình trồng rừng và đánh giá khả năng của họ trong việc đáp ứng yêu cầu của
VPA/FLEGT về tính hợp pháp của gỗ. Với ý tưởng đó, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu xây dựng dự báo hiệu quả kinh tế và tính hợp pháp của mô hình rừng trồng
tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
1.2. Mục đích của đề tài
Phân tích và dự báo hiệu quả kinh tế của các mô hình rừng trồng, đồng thời xác
định khả năng đảm bảo tính hợp pháp của chuổi thị trường gỗ rừng trồng ở khu vực
nghiên cứu khi Việt Nam tham gia vào VPA/FLEGTgóp phần định hướng phát triển bền
vững cho người dân địa phương.

1.3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Mô hình hóa và xây dựng dự báo các yếu tốảnh hưởng đến mô hình trồng rừng
của các hộ gia đình tại các huyện Nam Đông.
- Xác định tính hợp pháp của chuỗi thị trường gỗ từ hộ gia đình, góp phần chuẩn
bị cho việc thực hiện hiệu quả hiệp định VPA/FLEGT.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nhằm tìm hiểu hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác trồng
rừng của các hộ gia đình tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, cung cấp thông tin
về thực trạng pháp lý của hoạt động sử dụng đất và sản phẩm gỗ từ rừng trồng. Từ đó đưa
ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng sản xuất cũng như đáp ứng được nhu cầu xuất

khẩu gỗ đáp ứng được các quy định về gỗ hợp pháp của VPA/FLEGT trong tương lại.

4


PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Hiệp định VPA/FLEGT giữa Việt Nam - EU
2.1.1. EUTR (European Union Timber Regulation - Quy chế Gỗ của EU)
Quy chế gỗ của EU gồm có 3 yêu cầuchính yếu sau đây:
• Các loại gỗ duợc khai thác trái phép và việc kinh doanh các sản phẩm sản xuất từ
các loại gỗ này ở lần đầu tiên đưa ra thị truờng, trên thị truờng châu Âu, đều bị nghiêm
cấm.
• Các nhà khai thác - những nguời đưa sản phẩm gỗ ra lưu hành lần đầu trên thị
truờng EU – được yêu cầu phải thực hiện các động thái chứng tỏ sự tích cực và có thể
cung cấp các bằng chứng họ đã tuân thủ điều luật này.
• Các nhà kinh doanh - những nguời mua hoặc bán gỗ và sản phẩm gỗ đã lưu hành
trên thị truờng EU - được yêu cầu phải lưu giữ các thông tin về nhà cung cấp và các
khách hàng mua sản phẩm để có thể dễ dàng truy tìm nguồn gốc của sản phẩm trên khắp
thị phần châu Âu trong chuỗi cung ứng sản phẩm có liên quan.
Một hệ thống thẩm định đáng tin cậy được định nghĩa là khi hệ thống đó đáp ứng
một trong các yêu cầu sau dây:
• Thu thập thông tin: Các loại thông tin phải được ghi nhận bao gồm chi tiết của
sản phẩm và nhà cung cấp, quốc gia nơi khai thác và phải phù hợp với các quy dịnh của
luật pháp áp dụng trong lâm nghiệp.
• Ðánh giá rủi ro: Các nhà khai thác phải tuân theo quy trình đánh giá rủi ro, trong
đó các thông tin về sản phẩm và các tiêu chí đánh giá rủi ro duợc thu thập và xem xét
dánh giá ở phạm vi rộng, chẳng hạn như tỷ lệ khai thác bất hợp pháp tại quốc gia nơi khai
thác gỗ, sự phức tạp của chuỗi cung ứng hoặc hiệu lực của các giấy chứng nhận hoặc quy

trình cấp giấy xác nhận do Bên thứ ba thực hiện.
• Giảm thiểu rủi ro: Nếu đánh giá rủi ro cho thấy có nguy cơ sản phẩm được sản
xuất từgỗkhai thác bất hợp pháp, phải áp dụng thủ tục giảm thiểu rủi ro. Thủ tục giảm
thiểu rủi ro là quy trình cho phép một công ty xác định rằng họ không gỗ được khai thác
bất hợp pháp ở những nơi gỗ bất hợp pháp có thể được đem ra kinh doanh. Thủ tục này
cung bao gồm cả việc yêu cầu các nhà cung cấp phải đệ trình thông tin chi tiết vềnguồn
nguyên liệu và chuỗi hành trình truớc khi sản phẩm duợc mua bán, hoặc chỉmua các sản
phẩm có kèm theo chứng chỉ của một don vị kiểm toán độc lập về nguồn gốc và tính hợp
pháp của sản phẩm.
Quy chế lưu ý rằng việc giảm thiểu rủi ro phải có tính “đầy đủ và tương xứng” với
nguy cơ gỗ bất hợp pháp có thể len vào các chuỗi cung ứng sản phẩm. Một số nhóm hoạt
động xã hội đã cung cấp thông tin - duới hình thức 'chứng minh mối quan tâm " về những

5


công ty mà họ cho rằng đã thất bại trong việc thực hiện thẩm dịnh một cách hiệu quả
hoặc về lô hàng gỗ mà họ nghi ngờ là bất hợp pháp. Các mối quan ngại chính thức này sẽ
duợc đệ trình cho cơ quan chức năng có thẩm quyền của các nuớc thành viên EU liên
quan, tuy nhiên, cho đến nay vẫn chua có tiêu chuẩn hoặc hình thức nào để xác dịnh mức
chấp nhận đuợc của bằng chứng tố cáo hoặc mức dộ trách nhiệm phản hồi truớc cáo buộc
của một quốc gia thành viên.
Quy chế Gỗ EU (EUTR) áp dụng cho một loạt các sản phẩm gỗ được chế biếngồm
cả sản phẩm nhập khẩu hoặc sản xuất trong nuớc. Không giống nhu Công uớc CITES,
quy chế này không phải là một biện pháp kiểm soát biên giới - do dó, việc tuân thủ không
hạn chế trong phạm vi các nuớc EU mà do cơ quan thực thi xem xét kỹ luỡng việc kinh
doanh của một công ty hoặc cá nhân hoạt động trong ngành kinh doanh gỗ thuộc phạm vi
ảnh huởng của Quy chế. Một sự khác biệt co bản là, trong khi Công uớc CITES thiết lập
một hệ thống cấp phép toàn cầu dể kiểm soát buôn bán các loài duợc liệt kê trong danh
mục, thì EUTR tập trung vào việc giảm thiểu nguy co các sản phẩm bất hợp pháp lọt vào

các chuỗi cung ứng chứ không phải cấp giấy phép cho những sản phẩm hợp pháp.
2.1.2. FLEGT là gì?
FLEGT là từ viết tắt từ các chữ Forest Law Enforcement, Governance and Trade;
nghĩa là “ Tăng cuờng thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và buôn bán gỗ” . Kế hoạch
Hành động FLEGT của Ủy ban Châu Âu bao gồm một chương trình các hoạt dộng của
EU để đối phó với vấn dề khai thác gỗ bất hợp pháp và hoạt dộng buôn bán các sản
phẩm gỗ liên quan.
Khai thác bất hợp pháp gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt môi truờng và
xã hội; cũng như làm cho các chính phủ bị thiệt hại mỗi năm khoảng 10 tỷ dô-la. Ðiều
này đã được xác nhận tại cuộc họp thuợng dỉnh G8 nam 1998 trong đó các biện pháp giải
quyết nạn khai thác bất hợp pháp đã đuợc thảo luận và một “‘Chương trình hành động
lâm nghiệp” đã được vạch ra.
Tiếp theo đó tháng 4 năm 2002, Ủy ban Châu Âu đã tổ chức một Hội nghị quốc tế
để thảo luận những biện pháp mà Ủy ban Châu Âu có thể đóng góp cho cuộc chiến chống
khai thác gỗ bất hợp pháp. Tại Hội nghị thuợng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững
(WSSD) tổ chức cùng nam ở Johannesburg, Ủy ban Châu Âu cũng đưa ra cam kết mạnh
mẽ cho cuộc chiến chống khai thác và buôn bán gỗ bất hợp pháp. Ủy ban Châu Âu công
bố đề xuất đầu tiên về Kế hoạch Hành dộng FLEGT vào tháng 5 năm 2003. Cùng thời
gian đó, trên thế giới cung xuất hiện nhiều sáng kiến ủng hộ kế hoạch này. Ðặc biệt, tiến
trình FLEGT đã Được phát động tại ba khu vực là Ðông Nam Á, Châu Phi và Bắc Á và
Châu Âu. Các tiến trình này do Ngân hàng Thế giới điều phối và đã đem lại những cam
kết cấp Bộ truởng nhằm xác định và thực thi những hoạt động chống khai thác gỗ bất hợp
pháp trong mỗi vùng.
Kế hoạch hành động đã đề ra một loạt biện pháp chống khai thác gỗ bất hợp pháp
trong đó tập trung vào 7 linh vực sau đây:
1. Hỗ trợ các nuớc sản xuất gỗ;

6



2. Các hoạt động khuyến khích buôn bán gỗ hợp pháp;
3. Thúc đẩy các chính sách mua sắm công
4. Hỗ trợ các sáng kiến của Khu vực Tư nhân;
5. Bảo vệ các nguồn tài trợ và đầu tư;
6. Sử dụng những công cụ luật pháp hiện có hoặc thông qua
các bộ luật mới để hỗ trợ cho Kế hoạch Hành động;
7. Giải quyết những vấn dề liên quan đến tranh chấp gỗ.
2.1.3. Thế nào là gỗ bất hợp pháp?
Kế hoạch hành động FLEGT của EU xác định những biện pháp giải quyết tình
trạng khai thác và buôn bán gỗ trái phép đang ngày càng tăng lên. Ðiều cơ bản trong việc
thực hiện các biện pháp dó là khả năng phân biệt giữa gỗ hợp pháp và gỗ bất hợp pháp.
Một định nghĩa về tính hợp pháp của gỗ sẽ là yếu tố quan trọng trong các Hệ thống Ðảm
bảo tính Hợp pháp vốn là một phần của Hiệp dịnh Ðối tác Tình nguyện (VPA) sẽ được
đàm phán giữa EU và các quốc gia sản xuất gỗ.
Quá trình quyết định xem điều luật nào được đưa vào định nghĩa thuộc trách
nhiệm của quốc gia áp dụng những bộ luật đó. Nếu định nghĩa là một yếu tố trong Hệ
thống bảo dảm tính hợp pháp để hỗ trợ hiệp định thương mại, nó phải đuợc Chính phủ
của quốc gia áp dụng luật tán thành. Tuy nhiên, bản chất của tiến trình này là định nghĩa
về tính hợp pháp phải được các thành phần khác nhau có liên quan trong xã hội thừa
nhận.

7


Các công cụ đảm bảo tính hợp pháp của gỗ
Định nghĩa về gỗ hợp pháp được xác lập trên cơ sở pháp luật Việt Nam và tuân thủ
các quy định về giấy phép FLEGT của EU và thông lệ quốc tế. Định nghĩa này được trình
bày tại Bảng mô tả về các quy định gỗ hợp pháp; được xác lập theo dòng chu chuyển gỗ
từ khi khai thác/nhập khẩu đến khi xuất khẩu, mỗi công đoạn có các nguyên tắc với bằng
chứng và tham chiếu tương ứng làm căn cứ cho việc thực hiện và theo dõi, giám sát

nguồn gốc gỗ. Định nghĩa gỗ hợp pháp cho Hộ gia đình gồm 7 nguyên tắc, 25 tiêu chí và
70 chỉ số đã được soạn thảo và đang trong những vòng đàm phán cuối cùng.
2.1.4. Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) là gì?
Kế hoạch Hành dộng FLEGT của EU nhận thức rằng với tu cách là một thị truờng
tiêu thụ sản phẩm gỗ quan trọng, EU chia sẻ trách nhiệm với các quốc gia sản xuất gỗ để
chống lại nạn khai thác gỗ bất hợp pháp và những hoạt động thương mại liên quan. Tuy
nhiên, hiện tại vẫn chưa có một cơ chế thực tế nào để phát hiện và loại trừ gỗ lậu ra khỏi
thị truờng EU. Bởi vậy, Kế hoạch Hành dộng FLEGT của EU đưa ra sáng kiến xây dựng
những Hiệp dịnh Ðối tác Tình nguyện (VPA) giữa EU với các nuớc sản xuất gỗ (các quốc
gia đối tác FLEGT). Những Hiệp dịnh này được thiết kế cơ bản là nhằm loại trừ gỗ sản
xuất bất hợp pháp ra khỏi hoạt dộng thương mại trong nuớc cung như quốc tế của một
quốc gia đối tác.
Hiệp định Ðối tác Tình nguyện là hiệp dịnh ràng buộc giữa EU và một quốc gia
dối tác trong đó hai bên cam kết cùng nhau phối hợp dể hỗ trợ những mục tiêu của Kế
hoạch hành dộng FLEGT và thực thi cơ chếcấp giấy phép. Ðể tạo điều kiện cho hoạt
động hợp tác này, một quy dịnh mới của EU về việc thực hiện co chếcấp phép FLEGT
đã được thông qua. Mỗi VPA đều có một bản kế hoạch chi tiết ghi rõ từng hoạt động, thời

8


gian thực hiện để cải thiện nền quản trị trong ngành lâm nghiệp và thực hiện cơ chế cấp
phép. Cũng có thể sau khi Hiệp dịnh VPA có hiệu lực được một thời gian thì cơ chế cấp
phép mới đi vào hoạt dộng bởi có thể cần phải xây dựng hoặc tăng cuờng Hệ thống Ðảm
bảo tính hợp pháp. Khi một quốc gia dối tác (trong đó có Việt Nam) cho rằng Hệ thống
Ðảm bảo tính hợp pháp của mình đã thỏa mãn được tất cả các yêu cầu, họ sẽ thông báo
cho EU qua JIC. Sau khi khẳng định thông tin đó, Ủy ban châu Âu sẽ đưa tên của quốc
gia này và bất kỳ những sản phẩm bổ sung nào sẽ bị kiểm soát bởi cơ chế cấp phép vào
trong các Phụ lục của Ðiều lệ FLEGT của EU. Từ thời diểm này trở di, mọi sản phẩm
liên quan của quốc gia đối tác xuất khẩu vào EU sẽ buộc phải có Giấy phép FLEGT.

2.1.5. Quá trình đàm phán VPA/FLEGT của Việt Nam và EU.
Hiệp dịnh dối tác tự nguyện (VPA, Voluntary Partnership Agreement) về Chương
trình hành động thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại gỗ (FLEGT) là hiệp dịnh
thưong mại cấp chính phủ giữa Liên minh Châu Âu (EU) và chính phủ của các quốc gia
đối tác xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào EU. Mục đích của Hiệp định này là đảm bảo gỗ
và đồ gỗ vào thị truờng EU có nguồn gốc hợp pháp, đồng thời hỗ trợ duy trì và mở rộng
xuất khẩu gỗ, đồ gỗ của các doanh nghiệp thông qua hệ thống cấp phép FLEGT, đáp ứng
những yêu cầu thay dổi của thị truờng EU từ tháng 3/2013.
Về phía Việt Nam, cơ quan chủ trì đàm phán là Bộ NN-PTNT với sự tham gia của
các Bộ Ngoại giao, Tư pháp, Công Thương, Tài chính và Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt
Nam. Phía EU, cơ quan chủ trì đàm phán là Tổng cục Môi truờng thuộc Phái doàn EU tại
Brussels, Bỉ với sự hỗ trợ của Viện Lâm nghiệp Châu Âu (EFI). Khởi dộng tiến trình đàm
phán từ đầu tháng 5/2010, đến nay Việt Nam và EU đã chính thức tiến hành 3 phiên dàm
phán cấp cao về Hiệp dịnh VPA/FLEGT vào các tháng 11/2010, 11/2011 và 11/2012,
không kể 7 cuộc họp cấp chuyên viên và 15 cuộc họp trực tuyến giữa hai bên.
Mặc dù thời hạn về dự kiến kết thúc ssàm phán vẫn chưa xác định cụ thể, nhưng
hai bên cơ bản đã thống nhất cấu trúc nội dung của Hiệp dịnh (khoảng 30 điều) và 10 Phụ
lục kèm theo. Một trong những phụ lục quan trọng nhất của Hiệp dịnh VPA/FLEGT
chính là Ðịnh nghia gỗ hợp pháp của Việt Nam, bao gồm các quy định liên quan đến khai
thác, nhập khẩu, vận chuyển, chế biến đến khi xuất khẩu sản phẩm gỗ ở các khía cạnh
khác nhau (đất dai, môi truờng, thuế/tài chính, lao dộng mà các chủ rừng là hộ gia dình
và tổ chức phải tuân thủ. Phụ lục này là nền tảng dể xây dựng Phụ lục quan trọng khác là
Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (TLAS).

9


Tổ chức hoạt động liên quan đến đàm phán VPA/FLEGT tại Việt Nam
Việc ký kết VPA/FLEGT sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi hơn cho đồ gỗ của Việt Nam
xuất khẩu vào thị trường EU. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để áp dụng các quy chế, chính

sách của VPA/FLEGT vào hoạt động sản xuất gỗ và sản phẩm gỗ của người dân, hộ gia
đình ở Việt Nam thì vẫn còn nhiều bất cập. Vì thế, nghiên cứu khả năng đáp ứng của
người dân đối với VPA/FLEGT là một bước quan trọng, góp phần không nhỏ trong quá
trình đàm phán để từ đó đưa ra hướng giải quyết cũng như cách áp dụng thích hợp đối với
Việt Nam.
2.2. Động năng hệ thống (System Dynamics)
2.2.1. Động năng hệ thống (System Dynamics)
Động năng hệ thống là một trong những kỹ thuật mô phỏng số, được phát triển
vào cuối những năm 1950 bởi J.W.Forrester của Học viện công nghệ Massachusetts. Từ
ban đầu, Động năng hệ thống là việc áp dụng các phương pháp phân tích hệ thống được
sử dụng trong kỹ thuật để tự động phân tích hệ thống trong lĩnh vực quản trị kinh doanh
về sau được phát triển cho các lĩnh vực khác thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. Đây là một
công cụ hiệu quả cho việc mô phỏng, xây dựng mô hình và phân tích các hệ thống phức
tạp, trong đó các yếu tố khác nhau có liên quan đến nhau. Càng ngày càng nhiều nghiên
cứu về động năng hệ thống vì những đặc điểm độc đáo của nó có thể đại điện được cho
thế giới thực. Nó có thể chấp nhận các cấu trức phức tạp, phi tuyến và xử lí các thông tin
phản hồi từ các hệ thống xã hội và vật chất.
Xây dựng mô hình xã hội, trong đó một số yếu tố liên quan đến hệ sinh thái và các
hoạt động của con người là tập trung vào dòng chảy của chỉ số chất (như carbon dioxide
đó là coi là một trong những yếu tố gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu). Bằng cách mô
hình hóa, ta có thể nắm bắt được mối quan hệ giữa các yếu tố và sự lưu chuyển của các
yêu tố không chỉ thông qua số kết quả mà còn được hình dung qua kết quả với đồ thị.

10


Động năng hệ thống có thể được sử dụng như một công cụ ra dự báo, quyết định, kiểm
tra chính sách áp dụng cho một đối tượng cụ thể nào đó vì nó rất dễ dàng để so sánh các
kết quả với các kịch bản khác nhau với các mô hình Động năng khác.
Tuy nhiên, cũng có một số khó khăn trong việc chuyển đổi một tình huống thực tế

hay một hệ thống phức tạp vào một mô hình mô phỏng. Một số đề tài nguyên cứu đã ko
đạt được mục tiêu nghiên cứu chỉ vì thiếu thông tin, kiến thứccũng như những tư duy cần
thiết để thực hiện mô hình hóa một hệ thống phức tạp. Từ đó, Tư duy hệ thống (System
thinking) ra đời nhằm mục đích hỗ trợ cho việc xây dựng một hệ thống động năng sát với
thực tế.

Khung nhận thức về phương pháp xây dựng Động năng hệ thống (System dynamics) áp
dụng trong quản lí rừng (Forest managerment)
2.2.2. Phần mềm Động năng hệ thống STELLA
STELLA là một phần mềm máy tính hỗ trợ rất trực quan về giao diện người dùng,
sử dụng đồ họa để người mới bắt đầu có thể dễ dàng sử dụng để tìm hiểu về Động năng
hệ thống (System dynamics). Nó cung cấp một cách thiết thực để tự động hiển thị và giao
tiếp với một hệ thống phức tạp và đưa ra ý tưởng làm việc thực sự để xây dựng hệ thống
đó.Mô hình STELLA cho phép bạn giao tiếp như thế nào với một hệ thống hoạt động những gì diễn ra trong, làm thế nào hệ thống bị ảnh hưởng, kết quả là gì. Nhiều nhà giáo
dục và các nhà nghiên cứu đã dùng STELLA như một công cụ đắc lực, sử dụng nó để
nghiên cứu tất cả mọi thứ từ kinh tế đến vật lý, văn học để tính toán, hóa học chính sách
công cộng.
Sử dụng STELLA để:
- Mô phỏng và mô hình hóa các hệ thống theo thời gian
- Thể hiện rõ ràng các thành phần của hệ thống – đầu vào, đầu ra và chứng minh hệ thống
2.2.3. Các nghiên cứu ứng dụng Động năng hệ thống và phần mền STELLA

11


Hiện nay, trên thế giới có khá nhiều các ứng dụng nghiên cứu về Động năng hệ
thống, cũng như ứng dụng phần mềm STELLA trong nghiên cứu mô phỏng và mô hình
hóa hệ thống. Không những thế, ngày càng nhiều nghiên cứu về Động năng hệ thống
được áp dụng trong Quản lí môi trường nói chung cũng như việc quản lí tài nguyên rừng
nói riêng. Nghiên cứu về Động năng hệ thống, mô phỏng và mô hình hóa các hệ thống

thực tiễn hiện đã được đưa vào khung giảng dạy ở nhiều trường đại học về công nghệ
cũng như quản lí môi trường trên thế giới. Ở Châu Á, hiện nay môn học này đã được đưa
vào giảng dạy ở một số trường đại học như Đại học Kyoto, Nhật Bản; một số trường đại
học tại Thái Lan; ...
Trái ngược với tình hình thế giới, lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng Động năng hệ
thống còn khá mới mẻ tại Việt Nam, đặc biệt là phần mềm STELLA còn được ít biết đến.
Đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện tuy nhiên đa số còn mang tính
chất tiếp cận và chưa mang lại nhiều ứng dụng.

12


Đối với ngành Lâm nghiệp nói riêng và ngành Quản lí tài nguyên môi trường nói
chung, việc áp dụng phần mềm Động năng hệ thống và Stella hiện nay còn rất hạn chế.
Có một số đề tại đã được thực hiện, nhưng chỉ mới bước đầu tiếp cận. Đề tài nghiên cứu
này, bước đầu ứng dụng phần mềm động năng hệ thống vào việc Mô hình hóa các yếu tố
ảnh hưởng đến trồng cây Lâm nghiệp.

PHẦN 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu cụ thể
- Xác định hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp và đặc điểm của các mô hình rừng trồng ở
khu vực nghiên cứu.
- Xác định và dự báo hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rừng trong mối quan hệ tổng
hợp của các nhân tố tác động.
- Xác định và phân tích khả năng đáp ứng về tính hợp pháp theo yêu cầu của
VPA/FLEGT đối với chuổi thị trường gỗ ở địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao tính bền vững của mô hình rừng trồng và đáp
ứng ngày càng cao yêu cầu về gỗ hợp pháp của VPA/FLEGT.
3.2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

3.2.1. Phạm vi nghiên cứu
- Các xã vùng cao của các huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi
đảm bảođầy đủ các mắt xích trồng, khai thác, mua bán vận chuyển, tiêu thụ gỗ và sản
phẩm gỗ.
3.2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Được chia thành 3 nhóm cụ thể như sau: (1) hộ trồng, khai thác; (2) mua bán và
vận chuyển; (3) tiêu thụ gỗ & sản phẩm gỗ.
- Khi đề cập đến gỗ, nghiên cứu chỉ tập trung vào các hộ gia đình trồng rừng và
nguồn gỗ rừng trồng của hộ gia đình. Những phần gỗ liên quan đến tịch thu và thanh lý
của các cơ quan lâm nghiệp, những phần gỗ thu lợm được sau những trận mưa, sạt lỡ
đất… sẽ không được lựa chọn trong đề tài nghiên cứu này.
3.3. Nội dung nghiên cứu



Tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu.

- Xác định điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội liên quan đến chủ đề nghiên cứu

13

Nguồn gốc và thực trạng quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp trên địa
bàn nghiên cứu.


- Thực trạng quy hoạch đất lâm nghiệp hiện tại tại địa phương.
- Quá trình và hiện trạng giao đất lâm nghiệp tại địa điểm nghiêm cứu.
- Thuận lợi và khó khăn trong quá trình giao đất và sử dụng đất lâm nghiệp tại
địa điểm nghiên cứu




Hiện trạng và đặc điểm sử dụng đất lâm nghiệp của các hộ gia đình.

- Xác đinh phương thức và cách thức sử dụng đất lâm nghiệp của các hộ gia
đình tại địa điểm nghiên cứu.



Đặc điểm và hiệu quả kinh tế của các mô hình rừng trồng.

- Quy mô, hiệu quả của hoạt động sản xuất lâm nghiệp, trồng rừng của các hộ
gia đình tại địa điểm nghiên cứu.



Các nhân tố liên quan đến hiệu quả kinh tế rừng trồng.

- Các yếu tố có liên quan đến công tác trồng rừng.
- Các nhân tốảnh hưởng đến hiệu quả của công tác trồng rừng của hộ gia đình tại
khu vực nghiên cứu.



Xây dựng mô hình dự báo hiệu quả kinh tế mô hình rừng trồng trong mối quan hệ
tổng hợp các nhân tố tác động.

- Mô hình hóa, dự báo hiệu quả kinh tế của mô hình rừng trồng của hộ gia đình
thông qua việc mô hình hóa các nhân tố tác động.




Tình trạng pháp lý và khả năng đáp ứng yêu cầu VPA/FLEGT của các hộ trong
chuổi thị trường gỗ

- Tìm hiểu khung pháp lý liên quan gỗ hợp pháp theo quy định của VPA/FLEGT
- Tìm hiểu khả năng đáp ứng nhu cầu về gỗ hợp pháp, đặc biệt là các yêu cầu từ
VPA/FLEGT.



Giải pháp nâng cao tính ổn định và bền vững về kinh tế đối với mô hình rừng
trồng, cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu của VPA/FLEGT của chuỗi thị trường
sản phẩm gỗ.

3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

• Thu thập số liệu thứ cấp
- Kế thừa các tài liệu, số liệu điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực
nghiên cứu.

14


- Các số liệu và những thuận lợi, khó khăn về tình hình giao đất và quản lí đất lâm nghiệp
tại địa phương.
- Các số liệu, tài liệu liên quan đến tính hình sử dụng đất lâm nghiệp của các hộ gia đình
tại địa điểm nghiên cứu.



Thu thập số liệu sơ cấp

Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp/công cụ khác nhau tùy theo từng nội dung
cụ thể. Các phương pháp bao gồm công cụ PRA, phỏng vấn nhóm phỏng vấn hộ gia đình,
phỏng vấn người hiểu biết, quan sát thực địa/có sự tham gia, thảo luận nhóm.
Để đảm báo tính logic và chất lượng của các số liệu và thông tin thu thập, quá trình
nghiên cứu được thực hiện theo tiến trình dự kiến như sau:

15


5

Sơ đồ 1.Tiến trình thực hiện các bước nghiên cứu

16


3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu Phỏng vấn nhóm hộ được tổng hợp qua phần mềm EXCEL sau đó phân
tích SWOT và tổng hợp số liệu về các nhân tố ảnh hưởng đến
- Xây dựng mô hình mô phỏng và dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
trồng rừng của hộ gia đìnhbằng phần mềm Động năng hệ thống STELLA.

17


PHẦN 4
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

1.Khái quát các đặc điểm tự nhiên – xã hội tại khu vực nghiên cứu huyện Nam Đông,
tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.Mô tả nguồn gốc và thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp của các hộ gia định tại địa
điểm nghiên cứu.
3. Đặc điểm, hiệu quả kinh tế và các nhân tố liên quan đến rừng trồng của hộ gia đình
tại địa điểm nghiên cứu.
4.Xây dựng mô hình dự báo hiệu quả kinh tế mô hình rừng trồng trong mối quan hệ
tổng hợp các nhân tố tác động.
5. Tình trạng pháp lý và khả năng đáp ứng yêu cầu VPA/FLEGT của các hộ trong
chuổi thị trường gỗ
6. Giải pháp nâng cao tính ổn định và bền vững về kinh tế đối với mô hình rừng trồng,
cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu của VPA/FLEGT của chuỗi thị trường sản phẩm gỗ.

18


PHẦN 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. VNGO-FLEGT 2014. Báo cáo đánh giá tác động tiềm tàng của VPA đến sinh kế
của nhóm dễ bị tổn thương. SRD. Hà Nội.
2. Nguyễn Vinh Quang & Nguyễn Việt Dung, Báo cáo đánh giá hiệu quả các mạng
luới REDD+ và FLEGT tại việt nam, 02/2014,Hà Nội.
3. Quy chế (liên minh châu âu) số 995/ 2010 của Nghị việnvà hội Đồng châu âu,
Ban hành ngày 20/10/2010 đưa vào những quy dịnh dối với những nhà kinhdoanh dua
gỗ và sản phẩm gỗ vào thị truờng.
4. Báo cáo quá trình xây dựng và tham vấn về dịnh nghia gỗ hợp pháp của Việt Nam ngày
24/7/2013
5. Jade Saunders, Rosalind Reeve, Quy chế gỗ EU v Công uớc CITES, Năng luợng,


Môi truờng và Tài nguyên PP EER 2014/08.
6. Mạng luới VNGO-FLEGT, Bản Dự thảo 6.3 Ðịnh nghia gỗ hợp pháp (Hộ gia
dình), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 03/2014.
7. Bản tin số 1 về FLEGT, Tăng cường thực thi luật lâm nghiệp, quản trị và buôn
bán gỗ: FLEGT là gì?, Ủy ban Châu Âu chỉ định để chuyển thông tin về tiến trình thảo
luận Kếhoạch Hành dộng FLEGT của EU, 03/2007.
8. Bản tin số 2 về FLEGT, Tăng cuờng thực thi luật lâm nghiệp, quản trị và buôn
bán gỗ: Thế nào là gỗ bất hợp pháp?, Ủy ban Châu Âu chỉ định để chuyển thông tin về
tiến trình thảo luận Kếhoạch Hành dộng FLEGT của EU, 03/2007.
9. Bản tin số 3 về FLEGT, Tăng cuờng thực thi luật lâm nghiệp, quản trị và buôn
bán gỗ:Hệ thống bảo đảm tính hợp pháp của gỗ, Ủy ban Châu Âu chỉ định để chuyển
thông tin về tiến trình thảo luận Kếhoạch Hành dộng FLEGT của EU, 03/2007.
10. Bản tin số 4 về FLEGT, Tăng cuờng thực thi luật lâm nghiệp, quản trị và buôn
bán gỗ:Hệ thống truy xuất nguồn gốc gỗ và chuỗi hành trình sản phẩm, Ủy ban Châu Âu
chỉ định để chuyển thông tin về tiến trình thảo luận Kếhoạch Hành dộng FLEGT của EU,
03/2007.
11. Bản tin số 5 về FLEGT, Tăng cuờng thực thi luật lâm nghiệp, quản trị và buôn
bán gỗ:Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ: Những yêu cầu xác minh, Ủy ban Châu
Âu chỉ định để chuyển thông tin về tiến trình thảo luận Kếhoạch Hành dộng FLEGT của
EU, 03/2007.

19


12. Bản tin số 6 về FLEGT, Tăng cuờng thực thi luật lâm nghiệp, quản trị và buôn
bán gỗ: Hiệp định đối tác tình nguyện, Ủy ban Châu Âu chỉ định để chuyển thông tin về
tiến trình thảo luận Kếhoạch Hành dộng FLEGT của EU, 03/2007.
13. Bản tin số 7 về FLEGT, Tăng cuờng thực thi luật lâm nghiệp, quản trị và buôn
bán gỗ: Huớng dẫn cho giám sát độc lập, Ủy ban Châu Âu chỉ định để chuyển thông tin
về tiến trình thảo luận Kếhoạch Hành dộng FLEGT của EU, 03/2007.

14. Bản tin số 8 về FLEGT, Tăng cuờng thực thi luật lâm nghiệp, quản trị và buôn
bán gỗ: Ðảm bảo tính pháp lý dựa trên thành phần tham gia thị truờng và việc cấp giấy
phép FLEGT, Ủy ban Châu Âu chỉ định để chuyển thông tin về tiến trình thảo luận
Kếhoạch Hành dộng FLEGT của EU, 03/2007.
15. Mạng luới VNGO-FLEGT,Báo cáo tổng hợp kết quả tham vấn cộng đồng về
tính hợp pháp của gỗ, 01/2013.
16. Cẩm Nang Ngành Lâm Nghiệp, Chýõng: Trồng rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn; Chýõng trình hỗ trợ Ngành lâm nghiệp và ðối tác, 2004.
17. TS.Phạm Hoài Ðức, Cẩm Nang Ngành Lâm Nghiệp, Chýõng: Chứng chỉ rừng,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Chýõng trình hỗ trợ Ngành lâm nghiệp và ðối
tác, 2006.
Tiếngnước ngoài
16. REGULATION (EU) No 995/2010 OF THE EUROPEAN PARLIAMENT AND
OF THE COUNCIL laying down the obligations of operators who place timber and
timber products on the market, 20 October 2010.
17. COMMISSION IMPLEMENTING REGULATION (EU) No 607/2012, on the
detailed rules concerning the due diligence system and the frequency and nature of the
checks on monitoring organisations as provided for in Regulation (EU) No 995/2010 of
the European Parliament and of the Council laying down the obligations of operators
who place timber and timber products on the market, 6 July 2012
31. Jay W. Forrester, 1994. System Dynamics, SystemsThinking, and Soft OR,
Cambridge, MA, 02139, USA
32. Ljiljana Lonar, Marko Hell, Vesna Dušak, 2002. A System Dynamics Model of
Forest Management. Hrvatske šume, Vukotinovia 2, 10 000 Zagreb, Croatia
33. Kazuyuki Moriya, 2010. Introduction to Field Informatics: System Dynamics.
Department of Social Informatics, Graduate School of Informatics, Kyoto University
34. ISEE Ssystems. 2004. Getting Started with the STELLA Software, A Hands-On
Experience. />35. Wheat D. 2004. Using STELLA to Teach Macroeconomics.
/>
20



36. Duc Tung NGO, Tetsuro SAKAI, Kazuyuki MORIYA, Kei MIZUNO, march
22 2011. Estimation of Net Timber Benefit for Community Forest Management Model:
An Application of system Dynamics in a Case Study of Central VietNam, Department of
Regional Planning, Graduate School of Global Environmental Study, Kyoto University.
th

PHẦN 6
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
T
T

Nội dung công việc

1

Xây dựng đề cương nghiên
cứu

2

Nộp đề cương

3

Tham khảo tài liệu và tổng
quan nghiên cứu

4


Thu thập các tài liệu về điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội, ... của khu vực nghiên
cứu

5

Điều tra phỏng vấn nhóm,
họp các bên liên quan,...

6

Điều tra phỏng vấn hộ gia
đình

7

Xử lí số liệu, viết luận văn

Giáo viên hướng dẫn

TS. Ngô Tùng Đức

21

Năm 2013
9

1

0

11

Năm 2014
1
2

1

2

3

4

5

6

Học viên

Ngô Quốc Hiền

7

8




×