Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

bài tập lớn có lời giải 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.92 KB, 14 trang )

Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THỐNG KÊ
-----**-----

BÀI TẬP LỚN
MÔN NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ
NGHĨA MÁC LÊ-NIN
Đề tài: Trình bày lí luận của chủ nghĩa Mác Lê-nin về vấn đề thất nghiệp và
liên hệ thực tế ở Việt Nam.

Sinh viên: Hoàng Thị Hiền
Mã sinh viên: 11181658
Lớp tín chỉ: Những nguyên lí cơ bản chủ nghĩa Mác Lê-nin

Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2019


Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THỐNG KÊ
-----**-----

BÀI TẬP LỚN
MÔN NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ
NGHĨA MÁC LÊ-NIN
Đề tài: Trình bày lí luận của chủ nghĩa Mác Lê-nin về vấn đề thất nghiệp và
liên hệ thực tế ở Việt Nam.


Sinh viên: Hoàng Thị Hiền
Mã sinh viên: 11181658
Lớp tín chỉ: Những nguyên lí cơ bản chủ nghĩa Mác Lê-nin

Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2019


Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin
Mục Lục


Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin
Lời mở đầu

Như chúng ta đã biết, về mặt Kinh tế, hiện nay Việt Nam vẫn là một trong
những quốc gia kém phát triển: cơ sở hạ tầng thấp kém, trình độ quản lý lạc hậu,
chưa áp dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật,… hơn nữa nạn thất nghiệp,
lạm phát, ô nhiễm môi trường,… vẫn luôn là vấn đề bức xúc chưa giải quyết
triệt để được. Tuy nhiên chúng ta không thể một sớm một chiều mà giải quyết
được mà cần phải áp dụng những biện pháp phát triển kinh tế thật thận trọng,
làm sao có hiệu quả nhất. Chúng ta đã biết được quy luật giá trị là quy luật kinh
tế quan trọng nhất của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Do đó mà ở đâu có sản
xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó xuất hiện quy luật giá trị. Mọi hoạt động của
các chủ thể kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hóa đều chịu sự tác động
của quy luật này. Chính vì vậy việc áp dụng quy luật giá trị vào việc phát triển
kinh tế là rất quan trọng để có thể linh hoạt trong từng vấn đề, từng lĩnh vực của
phát triển kinh tế. Và đây cũng là lí do để em chọn đề tài “ Trình bày lí uận của
chủ nghĩa Mác- Leenin về kinh tế hang hóa và liên hệ thực tế ở Việt Nam”.
Trong khuôn khổ có hạn của bài tiểu luận, em chỉ có thể đề cập tới một số
mặt của vấn đề mà không thể đi sâu vào tất cả khía cạnh được. Em rất mong

nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của cô để bài viết này thêm phần hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!


Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin
NỘI DUNG
1. QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ YÊU CẦU, TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT
GIÁ TRỊ TRONG NỀN KINH TẾ HÀNG HOÁ
1.1. Quy luật giá trị
1.1.1. Nội dung yêu cầu của quy luật giá trị
Trong nền kinh tế hàng hoá, hàng hoá và dịch vụ do các doanh nghiệp,
những người sản xuất hàng hoá tư nhân, riêng lẻ sản xuất ra. Những chủ thể sản
xuất hàng hoá cạnh tranh với nhau. Mỗi người sản xuất hàng hoá đều nghĩ đến
cách chen lấn người khác, đều muốn giữ vững và mở rộng thêm địa vị của mình
trên thị trường. Mỗi người đều tự mình sản xuất không phụ thuộc vào người
khác, nhưng trên thị trường những người sản xuất hàng hoá là bình đẳng với
nhau. Sản xuất hàng hoá càng phát triển thì quyền lực của thị trường đối với
người sản xuất hàng hoá càng mạnh. Nó như thế có nghĩa là trong nền kinh tế
hàng hoá có những quy luật kinh tế ràng buộc và chi phối hoạt động của những
người sản xuất hàng hoá.
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế quan trọng nhất của sản xuất và lưu thông
hàng hoá. Quy luật giá trị quy định việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải căn
cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết.
Quy định ấy là khách quan, đảm bảo sự công bằng hợp lý, bình đẳng giữa
những người sản xuất và trao đổi hàng hoá. Quy luật giá trị buộc những người
sản xuất và trao đổi hàng hoá phải tuân theo "mệnh lệnh" của giá cảthị trường.
Thông qua sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự hoạt động của quy
luật giá trị. Giá cả thị trường lên xuống một cách tự phát xoay quanh giá trị
hàng hoá và biểu hiện sự tác động của quy luật giá trị trong điều kiện sản xuất
và trao đổi hàng hoá.



Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin

1.1.2. Hình thức của quy luật giá trị
Trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn: sản phẩm làm ra, trao đổi với mục
đích là để thoả mãn nhu cầu cá nhân.Vì vậy, lưu thông và buôn bán không phải
là mục đích chính của người sản xuất.
Trong nền sản xuất hàng hoá TBCN: Hàng hoá được làm ra không đơn
thuần để trao đổi mà còn để buôn bán và lưu thông.
Tuỳ vào từng giai đoạn mà quy luật giá trị có các hình thức chuyển hoá khác
nhau. Trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh, quy luật giá trị chuyển hoá thành
quy luật giá cả sản xuất. Trong giai đoạn CNTB độc quyền, quy luật giá trị
chuyển hoá thành quy luật giá cả độc quyền cao.
1.2. Tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hoá.
Như đã biết quy luật giá trị là quy luật kinh tế quan trọng nhất của sản xuất
và lưu thông hàng hoá. Trong nền kinh tế hàng hoá quy luật giá trị có những tác
động sau đây:
1.2.1. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá
Trong nền sản xuất hàng hoá dựa trên chế độ tư hữu thường xảy ra tình
hình: người sản xuất bỏ ngành này, đổ xô vào ngành khác; tư liệu sản xuất và
sức lao động xã hội được chuyển từ ngành này sang ngành khác, quy mô sản
xuất của ngành này thu hẹp lại thì ngành kia lại mở rộng ra với tốc độ nhanh
chóng. Chính quy luật giá trị đã gây ra những hiện tượng đó, đã điều tiết việc
sản xuất trong xã hội. Muốn hiểu rõ vấn đề này, cần xem xét những trường hợp
thường xảy ra trên thị trường hàng hoá:
- Giá cả nhất trí với giá trị;
- Giá cả cao hơn giá trị;



Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin
- Giá cả thấp hơn giá trị.
Trường hợp thứ nhất nói lên cung và cầu trên thị trường nhất trí với nhau,
sản xuất vừa khớp với nhu cầu của xã hội. Do dựa trên chế độ tư hữu, sản xuất
hàng hoá tiến hành một cách tự phát, vô chính phủ, nên trường hợp này hết sức
hiếm và ngẫu nhiên.
Trường hợp thứ hai nói lên cung ít hơn cầu, sản xuất không thoả mãn được
nhu cầu của xã hội nên hàng hoá bán chạy và lãi cao. Do đó, những người sản
xuất loại hàng hoá đó sẽ mở rộng sản xuất; nhiều người trước kia sản xuất loại
hàng hoá khác cũng chuyển sang sản xuất loại này. Tình hình đó làm cho tư liệu
sản xuất và sức lao động được chuyển vào ngành này nhiều hơn các ngành
khác.
Trường hợp thứ ba chỉ rõ cung cao hơn cầu, sản phẩm làm ra quá nhiều so
với nhu cầu xã hội, hàng hoá bán không chạy và bị lỗ vốn. Tình hình đó buộc
một số người sản xuất ở ngành này phải rút bớt vốn chuyển sang ngành khác,
làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động giảm đi ở ngành này.
Như vậy là theo "mệnh lệnh" của giá cả thị trường lúc lên, lúc xuống xoay
quanh giá trị mà có sự di chuyển tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành này
sang ngành khác, do đó quy mô sản xuất của ngành đó mở rộng. Việc điều tiết
tư liệu sản xuất và sức lao động trong từng lúc có xu hướng phù hợp với yêu
cầu của xã hội, tạo nên những tỷ lệ cân đối nhất định giữa các ngành sản xuất.
Đó là biểu hiện vai trò điều tiết sản xuất của quy luật giá trị.
Quy luật giá trị không chỉ điều tiết sản xuất mà điều tiết cả lưu thông hàng
hoá. Giá cả của hàng hoá hình thành một cách tự phát theo quan hệ cung cầu.
Cung và cầu có ảnh hưởng đến giá cả, nhưng giá cả cũng có tác dụng khơi thêm
luồng hàng, thu hút luồng hàng từ nơi giá thấp đến nơi giá cao. Vì thế, lưu thông
hàng hoá cũng do quy luật giá trị điều tiết thông qua sự lên xuống của giá cả
xoay quanh giá trị.



Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin
1.2.2. Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất nhằm tăng năng
suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
Các hàng hoá được sản xuất trong những điều kiện khác nhau nên có giá trị
cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường đều phải trao đổi theo giá trị xã hội.
Người sản xuất nào có giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội thì có
lợi; trái lại, người có giá trị cá biệt cao hơn giá trị xã hội sẽ ở thế bất lợi, có thể
bị phá sản. Để tránh bị phá sản và giành ưu thế trong cạnh tranh, mỗi người sản
xuất hàng hoá đều tìm cách giảm giá trị cá biệt hàng hoá của mình xuống dưới
mức giá trị xã hội bằng cách cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất để tăng năng
suất lao động. Lúc đầu, chỉ có kỹ thuật của một số cá nhân được cải tiến, về sau
do cạnh tranh nên kỹ thuật của toàn xã hội được cải tiến. Như thế là quy luật giá
trị đã thúc đẩy lực lượng sản xuất và sản xuất phát triển.
1.2.3. Phân hoá những người sản xuất hàng hoá nhỏ, làm nảy sinh quan
hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Trên thị trường, các hàng hoá có giá trị cá biệt khác nhau đều phải trao đổi
theo giá trị xã hội. Do đó, trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá không
tránh khỏi tình trạng một số người sản xuất phát tài, làm giàu, còn số người
khác bị phá sản.
Trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn, sự tác động của quy luật giá trị dẫn
đến kết quả là một số ít người mở rộng dần kinh doanh, thuê nhân công và trở
thành nhà tư bản, còn một số lớn người khác bị phá sản dần, trở thành những
người lao động làm thuê. Thế là sự hoạt động của quy luật giá trị dẫn tới hệ
phân hoá những người sản xuất hàng hoá, làm cho quan hễ tư bản chủ nghĩa
phát sinh. Lênin nói "… nền tiểu sản xuất thì từng ngày, từng giờ, luôn luôn đẻ
ra chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản, một cách tự phát và trên quy mô rộng
lớn".


Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin

Trong nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa, quy luật giá trị cũng tác động
hoàn toàn tự phát "sau lưng" người sản xuất, hoàn toàn ngoài ý muốn của nhà tư
bản. Chỉ trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, do chế độ công hữu về tư liệu sản
xuất chiếm địa vị thống trị, con người mới có thể nhận thức và vận dụng quy
luật giá trị một cách có ý thức để phục vụ lợi ích của mình.
Nghiên cứu quy luật giá trị không chỉ để hiểu biết sự vận động của sản xuất
hàng hoá, trên cơ sở đó nghiên cứu một số vấn đề khác trong xã hội tư bản chủ
nghĩa, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Các Đảng Cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa coi trọng việc vận dụng
quy luật giá trị trong việc quy định chính sách giá cả, kế hoạch hoá nền kinh tế
quốc dân, thực hiện hạch toán kinh tế v.v..
Những tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn hết sức to lớn: một mặt, quy luật giá trị cho phối sự lựa chọn tự
nhiên, đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển; mặt
khác, phân hóa xã hội thành kẻ giàu người nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong
xã hội.


Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin
2. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM VẬN DỤNG TỐT HƠN QUY LUẬT Ở
NƯỚC TA ĐỂ QUẢN LÝ NỀN KINH TẾ TRONG THỜI GIAN TỚI.
2.1. Thực trạng và kết quả việc vận dụng quy luật giá trị và vai trò của quy
luật giá trị trong nền kinh tế ở nước ta thời gian qua
Trước khi đổi mới, cơ chế kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế tập trung
bao cấp. Nhà nước lãnh đạo nền kinh tế một cách có kết hoạch mang nhiều yếu
tố chủ quan. Điều này đã phủ nhận tính khách quan của quy luật giá trị làm triệt
tiêu những nhân tố tích cực, năng động của xã hội. Nền kinh tế rơi vào tình
trạng kém phát triển.
Sau khi đổi mới quy luật giá trị được nhà nước vận dụng vào kế hoạch hoá
mang tính định hướng. Nhà nước phải dựa trên tình hình định hướng giá cả thị

trường để tính toán vận dụng quy luật giá trị vào việc xây dựng kế hoạch. Do
giá cả hàng hoá là hình thức biểu hiện riêng của giá trị, nhưng nó còn chịu sự
tác động của các quy luật kinh tế khác như quy luật cung cầu. Tình hình kinh tế
nước ta trong thời gian qua:
a) Tăng trưởng kinh tế và đóng góp vào tăng trưởng GDP
Nhờ thực hiện đổi mới kinh tế, vận dụng đúng các quy luật kinh tế. Từ năm
1991 nền kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng với tốc độ khá cao, trung bình 7,67%
hàng năm từ 1991-1999, mức kỷ lục là 9,54% năm 1995.
Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế đã có chuyển dịch tích cực theo hướng giảm
tỷ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp và tăng tỷ trọng của khu vực công
nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên tốc độ dịch chuyển cơ cấu GDP còn rất
chậm. Năm 2000, khu vực nông - lâm - ngư nghiệp trong GDP vẫn còn chiếm
24,3%. Trong khi đó khu vực công nghiệp xây dựng là 36,6% và khu vực dịch
vụ là 39,1% từ mức 23,5% và 36% tương ứng của năm 1991.


Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin
Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế, cũng có những chuyển dịch đáng lưu
ý là: Sau thời kỳ suy giảm từ năm 1986-1991 tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà
nước tăng nhanh từ 29,25% năm 1991 lên 39,2% năm 1993. Sau đó giữ ổn định
khoảng trên 40% từ 1994-1999. Trong khi đó tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh trong nước trong GDP liên tục giảm từ 70,75% năm 1991 xuống
còn 49,4% năm 1999. Từ năm 1994 khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã có vai
trò ngày càng tăng trong phát triển kinh tế Việt Nam. Mặc dù từ năm 1997, đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giảm mạnh, tỷ trọng của khu vực này
trong năm GDP vẫn tăng, chiếm 9,82% năm 1998 và 10,4% năm 1999.
b) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá
Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2002 đạt 16,706 tỷ USD, tăng 11,2% so
với năm 2001, đạt được mục tiêu tăng xuất khẩu năm 2002 là từ 10 đến 12% và
cao hơn nhiều so với mức tăng 3,8% của năm 2001. Điều đặc biệt là sau 6 tháng

đầu năm 2002 liên tục giảm xuất khẩu bắt đầu tăng nhanh dần sau những tháng
tiếp theo xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp trong nước đạt 8,834 tỷ
USD bằng 52,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 7,4% xuất khẩu của các
doanh nghiệp nước ngoài đạt 7,87 tỷ USD, bằng 47,1% tổng kim ngạch xuất
khẩu tăng 15,8%.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá năm 2002 ước đạt 19,73 tỷ USD tăng
22,1% so với năm 2001. Nhập khẩu hàng hoá trong nước ước đạt 13,11 tỷ USD,
bằng 66,5% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 17,3%. Các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài nhập 6,62 tỷ USD, bằng 33,5%. Tổng kim ngạch nhập khẩu
tăng 32,8%. Trong tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, máy móc
thiết bị, ô tô xe máy chiếm 97,5% tăng 0,1% hàng tiêu dùng chỉ chiếm 2,5%,
giảm 0,1%.

c) Lạm phát


Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao trong những năm 1990,
Việt Nam đã khá thành công trong việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát. Chỉ số
giá tiêu dùng giảm từ 67,5% năm 1991 xuống còn 0,1% năm 1996.
Sau ba năm liền gần như không tăng chỉ số giá tiêu dùng năm 2002 tăng 4%
so với năm 2001. Điều đó phản ánh mức cầu gia tăng khá mạnh đồng thời thấy
được sự ổn định về giá trị của hàng hoá trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Trên thực tế, tổng giá trị hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2002 tăng
tới 12,85 lần so với năm 2001. Tuy nhiên có sự khác biệt khá rõ rệt trong diễn
biến giá cả giữa các nhóm mặt hàng.
d) Thu nhập
Một trong những tác động quan trọng nhất của chuyển đối nói chung và của
tăng trưởng kinh tế nói riêng là cải thiện chỉ số GDP bình quân đầu người. Theo
giá hiện hành, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng từ 222 USD

năm 1991 lên 400 USD năm 2000.
So sánh mức thu nhập giữa thành thị nông thôn và các vùng có sự chênh
lệch đáng kể, mức thu nhập ở thành thị đạt 832,5 nghìn đồng/tháng năm 1999
tăng 17,8% năm so với năm 1996, nếu loại trừ lạm phát thì mức tăng là
13,1%/năm (theo kết quả của điều tra mức sống dân cư năm 1999 của Tổng cục
Thống kê). Mức thu nhập ở nông thôn đạt 225 nghìn đồng/tháng tăng 6,2% so
với cùng kỳ nếu loại trừ yếu tố giá chỉ còn tăng 1,9%. Như vậy mức thu nhập ở
khu vực thành thị gấp 3 lần mức thu nhập ở khu vực nông thôn. Mức tăng thu
nhập ở khu vực thành thị có xu hướng ngày càng doãng ra so với mức tăng thu
nhập ở nông thôn (17,8%/năm so với 6,2%/năm). Nếu loại trừ mức tăng giá thì
mức thu nhập ở nông thôn trong 4 năm 1996-1999 hầu như không tăng.


Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin
KẾT LUẬN
Trên cơ sở phân tích yêu cầu, tác động quy luật giá trị và, chúng ta có thể
thấy được vai trò và phạm vi ảnh hưởng của quy luật giá trị đối với nền kinh tế
của Việt Nam. Qua đây chúng ta cũng có thể thấy việc vận dụng chúng vào các
quy luật kinh tế, đặc biệt là quy luật giá trị vào việc xây dựng các kế hoạch của
nhà nước là rất quan trọng. Đề án cũng đã đưa ra được một số giải pháp nhằm
vận dụng tốt hơn quy luật giá trị vào nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới.
Chỉ có tôn trọng và vận dụng tốt quy luật giá trị thì toàn bộ nền kinh tế mới có
thể vận hành một cách trơn tru, tạo động lực để phát triển, nâng cao năng suất
lao động, thu được lợi nhuận cao.
Đất nước ta hiện nay đang trên đà phát triển một cách nhanh chóng, đặc biệt
là nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế. Sự phát triển này là do Đảng và
Nhà nước đã có những chính sách phù hợp, đã vận dụng đúng đắn các quy luật
kinh tế, trong đó có quy luật giá trị. Hy vọng rằng một tương lai không xa nền
kinh tế chúng ta sẽ phát triển thật vững mạnh, đột phá.



Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo Văn nghệ số 29 ngày 20/7/1991
2. C. Mác Tư bản quyển III tập 2, NXB Sự thật Hà Nội - 1978
3. C. Mác Tư bản quyển thứ nhất tập III, NXB Sự thật Hà Nội
4. Các phương pháp tài chính về liên quan đến xoá đói giảm nghèo - Tạp chí
kinh tế và phát triển.
5. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin - NXB Giáo dục.
6. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa - NXB Chính trị quốc gia.
7. Lý luận chính trị số 1/2002
8. Số liệu nguồn báo cáo phát triển kinh tế, con người của Tổng cục thống
kê.



×