Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành dược niêm yết trên thị trường chứng Khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.73 KB, 26 trang )

ơĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

THÁI THỊ PHƢƠNG NGA

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NGÀNH DƢỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

Đà Nẵng - 2017


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS. TS. Trần Đình Khôi Nguyên

Phản biện 1: PGS.TS. Đường Nguyễn Hưng
Phản biện 2: PGS.TS. Võ Văn Nhị

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng vào ngày 26 tháng 8 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp.
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất và kinh doanh
theo cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt
với môi trường cạnh tranh gay gắt. Để đảm bảo tồn tại và phát triển
bền vững các doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu là tối đa hóa
hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình với nguồn lực sẵn có dựa
trên những giải pháp, chiến lược liên quan đến việc quản trị vốn và
cấu trúc tài chính, khai thác hiệu quả tài sản...
Ngành dược luôn là một ngành kinh tế quan trọng, có ảnh hưởng
rất lớn và trực tiếp đến sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam.
Dược là một trong số các ngành đóng góp một tỷ lệ cao trong cơ cấu
GDP của nước ta. Đồng thời, đây cũng là nhóm ngành mang lại
nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các lao động trong nước. Do đó, việc
duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty dược có ý nghĩa
quan trọng đối với bản thân các doanh nghiệp nói riêng và cả nền
kinh tế nói chung.
Từ những năm 2010 đến nay là giai đoạn chứng kiến nhiều biến
động của nền kinh tế Việt Nam. Sự biến động thường xuyên của tỷ
giá, lạm phát là vấn đề khó khăn chung mà các doanh nghiệp phải
đối mặt. Đặc biệt đối với ngành Dược, sự tăng giá nguyên liệu và sự
cạnh tranh khốc liệt từ các công ty Dược nước ngoài đã tạo nên vô
vàn những khó khăn, thách thức.
Từ những phân tích trên, có thể nói việc xem xét một cách tổng
thể và xác định những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của
các ngành Dược là hết sức quan trọng và có giá trị.



2
Xuất phát từ tầm quan trọng và cấp thiết của vấn đề hiệu quả
hoạt động, cũng như sự cần thiết phải tìm hiểu phân tích các nhân tố
tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành
dược, tôi đã lựa chọn đề tài “Phân tích các nhân tố tác động đến
hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành dược niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
2. Mục tiêu nghiên cứu
-Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động của các doanh nghiệp nhóm ngành dược niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó xác định được mức độ và
hướng tác động của các nhân tố đó đến hiệu quả hoạt động.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của các doanh nghiệp đã nghiên cứu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của các nhân tố tác động
đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhóm ngành dược
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ 19 doanh nghiệp trong nhóm ngành dược niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam
+ Thời gian nghiên cứu được giới hạn trong 5 năm, từ năm
2011–2015.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp chủ đạo
trong nghiên cứu này. Trên cơ sở số liệu báo cáo tài chính của 19 DN
trong ngành dược niêm yết trong giai đoạn 2011-2015, luận văn sử
dụng kĩ thuật phân tích dữ liệu bảng để xác định các nhân tố ảnh

hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Việc đo lường


3
các biến số trong mô hình phân tích dựa trên cơ sở của các nghiên
cứu trước đây.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục… luận văn được trình bày gồm 4 chương:
Chương 1:Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động và các nhân tố
tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp;
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu;
Chương 3: Kết quả nghiên cứu;
Chương 4: Kết luận và một số hàm ý chính sách.
6. Tổng quan tài liệu
“Phân tích hiệu quả hoạt động của các công ty ngành dược niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Võ Đức Nghiêm (2013)
[1].
“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của
các công ty ngành khoán sản niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam”, Hoàng Thị Thắm (2015) [2]
“Capital Structure and firm peformce: evidan from Nigeria”,
Onaolapo & Kajola (2010) [6]
“The Relationship between Capital Structure and Firm
Performance Evaluation Measures Evidence from the Tehran Stock
Exchange”, Abbasali Pouraghajan và Esfandiar Malekian (2012) [7]
Nghiên cứu của H.Jamal Zubairi (2010) [8] về tác động của
quản trị vốn và cấu trúc tài chính đối với khả năng sinh lời của các
doanh nghiệp ô tô ở Pakistan, với quy mô nghiên cứu là 7 công ty
ngành ô tô niêm yết trên sàn chứng khoán Karachi ở Pakistan trong

khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2008.
Một nghiên cứu của Camelia Burja (2011) [9] về các nhân tố


4
ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của một doanh nghiệp trong ngành
hóa chất Rumani sử dụng mô hình phân tích hồi quy bội với biến độc
lập của nghiên cứu là tỷ suất sinh lời tài sản (ROA)
Một nghiên cứu khác của Khalaf Taani và Mari'e H.Banykhaled
(2011) [10] về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời về lãi cơ
bản trên cổ phiếu phổ thông của một doanh nghiệp trong 40 công ty
sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Amman (ASE)
Nghiên cứu của Almajali (2012) [11] cũng chỉ ra rằng khả năng
thanh toán hiện hành thực sự có ý nghĩa thống kê dương đối với hiệu
quả tài chính của 25 công ty bảo hiểm niêm yết trên sàn giao dịch
chứng khoán Amman giai đoạn 2002 - 2007.
Nghiên cứu của Daniel Circiumaru, Marian Siminica, Nicu
Marcu (2008) [12] thuộc khoa kinh tế và quản trị kinh doanh của đại
học Craiova – Romania về hiệu quả tài chính của 73 doanh nghiệp
trong ngành công nghiệp của Romania. Tiếp cận các nhân tố ảnh
hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu theo quan điểm của
Bied – Charreton về khai triển ROE theo phương trình Du-Pont


5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC
NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH

NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Theo giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh phần II – trường
đại học Kinh tế Đà Nẵng – của Trương Bá Thanh và Trần Đình Khôi
Nguyên [5] thì hiệu quả được xem xét giữa mối quan hệ đầu ra là kết
quả của doanh nghiệp (doanh thu, lợi nhuận, giá trị sản xuất, giá trị
tăng thêm…) với đầu vào là các nguồn lực sử dụng (tài sản, vốn chủ
sở hữu, nguồn nhân lực…)
Đầu ra
Hiệu quả hoạt động
=
Đầu vào
Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp thường được xem xét trên hai
góc độ là hiệu quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động tài
chính.
1.1.2. Đo lƣờng hiệu quả của một doanh nghiệp
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời vốn chủ sở
hữu (ROE) và tỷ suất sinh lời lãi cơ bản trên cổ phiếu phổ thông
(EPS) để nghiên cứu về hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp.
- Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) được xác định như sau:
Lợi nhuận trước thuế
ROA
=
X 100%
Tổng tài sản BQ
- Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này được xác định như sau:



6
Lợi nhuận sau thuế
x 100%
VCSH BQ
- Lợi nhuận ròng trên một cổ phần (EPS):
Lợi nhuận sau thuế
EPS =
Số cổ phần thường hiện hành
1.1.3. Vai trò của hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp
Hiệu quả hoạt động là thước đo thành quả quan trọng của doanh
nghiệp trong quản trị .
Hiệu quả hoạt động là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ
trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.
1.2 CÁC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1. Các lý thuyết về cấu trúc vốn:
- Lý thuyết cân đối chi phí và lợi ích (trade-off theory) hay lý
thuyết đánh đổi cấu trúc vốn
- Lý thuyết trật tự phân hạng
- Lý thuyết định thời điểm thị trường
1.2.2. Lý thuyết kinh tế về lợi thế kinh tế nhờ quy mô
1.2.3. Lý thuyết về khả năng thanh toán
Lý thuyết ưa chuộng tính thanh khoản
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.3.1. Quy mô của doanh nghiệp
Quy mô doanh nghiệp có thể được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu
khác nhau như: doanh thu, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, số lượng lao
động... Tổng quan những nghiên cứu trước đây cho thấy qui mô có
tác động thuận chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như

các nghiên cứu của tác giả Onaolapo & Kajola (2010), Abbasali
Pouraghajan và Esfandiar Malekian (2012), H.Jamal Zubairi (2010)
và Sara Kanwal và Muhamad Nadeem (2013).
ROE

=


7
1.3.2. Cấu trúc vốn (tỷ lệ nợ, đòn bẩy tài chính)
Chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn được lựa chọn nghiên cứu là tỷ
suất nợ (bằng tổng nợ/ tổng nguồn vốn).
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Amdemikael Abera
(2012), Abbasali Pouraghajan và Esfandiar Malekian(2012) và Võ
Đức Nghiêm (2013) cho kết quả tương tự về mối quan hệ ngược
chiều giữa tỷ suất nợ và ROA.
Đòn bẩy tài chính là công cụ sử dụng nợ vay hoặc các nguồn tài
trợ có chi phí lãi vay tài chính nhằm gia tăng tỷ suất sinh lời của các
nhà đầu tư.
Hầu hết các nghiên cứu của H.Jamal Zubairi (2010), Sara
Kanwal và Muhamad Nadeem (2013), Wei Xu (2005), Nghiên cứu
của Daniel Circiumaru, Marian Siminica, Nicu Marcu (2008) có thể
thấy đòn bẩy tài chính có tác động thuận chiều đến hiệu quả hoạt
động tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, nghiên cứu của Dilip
Ratha (2003) thì đòn bẩy tài chính có tác động nghịch chiều đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.3. Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán là một nhân tố được nhiều nghiên cứu xem
xét ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp. Nhân tố này được
nghiên cứu xuất phát từ lý thuyết thanh khoản đã đề cập ở phần trên.

Theo lý thuyết về tính ưa chuộng thanh khoản (Keynes
Liquidity Preference Theory), H.Jamal Zubairi (2010) và Khalaf
Taani và Mari'e Hasan Hamed Banykhaled (2011) đều có tác động
đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp (ROE) và lợi nhuận ròng
trên một cổ phần (EPS).
1.3.4. Tốc độ tăng trƣởng doanh nghiệp
Tăng trưởng giúp cho doanh nghiệp tích lũy về nguồn vốn và cơ
sở vật chất máy móc để đầu tư mở rộng sản xuất đồng thời tạo dựng
được uy tín đối với khách hàng cũng như với các nhà cung cấp, các


8
nhà đầu tư.
Theo nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007), tốc độ tăng trưởng
có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp và được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng tổng tài sản.
1.3.5. Vòng quay tài sản
Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của
việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu của Camelia Burja (2011) chỉ ra sự ảnh hưởng
của số vòng quay hàng tồn kho thuận chiều tới hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp này và được đo lường số vòng quay hàng tồn kho
bằng giá vốn hàng bán trên hàng tồn kho bình quân để tính toán và
xác định nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính.
1.3.6. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Trong hoạt động kinh doanh có thể nói rằng: “cắt giảm chi phí
là con đường cơ bản để tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp”. Nghiên
cứu của Daniel Circiumaru, Marian Siminica, Nicu Marcu (2008)
cũng chỉ ra tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có tác động dương đến
ROE của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được đo

lường bằng lợi nhuận trước thuế trên tổng doanh thu.
1.3.7. Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho xem xét tốc độ luân chuyển của
hàng tồn kho của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Camelia Burja
(2011) chỉ ra sự ảnh hưởng của số vòng quay hàng tồn kho thuận
chiều tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
1.3.8. Số vòng quay nợ phải thu
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các
khoản phải thu thành tiền mặt.
Nghiên cứu của Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia
Simion (2011) cho thấy khả năng quản trị nợ phải thu khách hàng có
ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và


9
được đo lường bằng doanh thu thuần trên các khoản phải thu.
1.3.9 Số năm hoạt động
Các doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong một lĩnh vực kinh
doanh sẽ có thời gian hoạt động nhiều, có nhiều kinh nghiệm trong
sản xuất kinh doanh đồng thời tích lũy được nguồn vốn.
Theo kết quả nghiên cứu của Onaolapo & Kajola (2010) [6] thì
thời gian hoạt động là nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp.
1.3.10. Tỷ lệ lạm phát
Các lý thuyết kinh tế đều cho rằng lạm phát cao tác động làm
gia tăng các khoản chi phí đầu vào, giảm năng suất lao động nếu
doanh nghiệp không có các chính sách chế độ làm việc thoả đáng
cho nhân viên, nhu cầu tiêu dùng giảm... tác động này làm cho hoạt
động sản xuất kinh doanh sẽ khó khăn hơn kéo theo sự giảm sút về
mặt lợi nhuận hay lạm phát có mối quan hệ ngược chiều (-) với hiệu

quả hoạt động doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NHÓM NGÀNH DƢỢC
2.1.1. Đặc điểm của các doanh nghiệp ngành dƣợc
Hiện nay, ngành dược đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong bối
cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển. Đây cũng là giai
đoạn mà các công ty dược phẩm đã đạt được chứng nhận GMPASEAN đẩy mạnh đầu tư GMP-WHO
V m t n ng l c sản uất
V thu h t đầu tư nư c ngoài


10
2.1.2. Thực trạng ngành dƣợc Việt Nam và triển vọng trong
tƣơng lai
a. Th c trạng ngành dược Việt Nam
Giống như các nước lân cận, ngành công nghiệp dược của Việt
Nam phải chịu chuẩn nghèo. Bảo hiểm y tế không đủ và không đều
cho người dân nên bệnh nhân phải trả nhiều hơn cho số thuốc mà họ
cần. Điều này đã cản trở việc tăng trưởng mạnh của thị trường.
Ngành dược là một trong những ngành chịu tác động mạnh bởi
sự quản lý của nhà nước.
b. Triển vọng trong tương lai
Ngành dược tăng trưởng cao và ổn định ở mức 25%/năm. Theo
dự báo của BMI (Anh), ngành dược Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng
bình quân 25%/năm trong các năm tới và đạt giá trị gần 2 tỷ USD
vào năm 2013. Thu nhập và đời sống của hơn 80 triệu dân số Việt
Nam đang được cải thiện và nhu cầu sử dụng thuốc tăng nhanh khiến

cầu về thuốc ngày càng lớn
2.1.3. Đánh giá đặc điểm của ngành đối với hiệu quả ngành
dƣợc
Do phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài, ngành
dược Việt Nam cũng có thể chịu rủi ro khá lớn do tình trạng lạm phát
trong những năm tới.
2.2 THIẾT KẾ MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP
2.2.1. Các biến của mô hình và xây dựng giả thuyết
a. Đo lường hiệu quả của doanh nghiệp
Đại diện cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
là tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) và đại diện cho hiệu quả tài
chính trong doanh nghiệp là tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE).


11
Ngoài ra, còn có tỷ suất sinh lời lãi cơ bản trên cổ phiếu phổ thông
(EPS).
b. Đo lường biến độc lập và phát triển giả thuyết
Quy mô của doanh nghiệp
Theo các nghiên cứu của Abbasali Pouraghajan và Esfandiar
Malekian (2012) và Khalaf Taani và Mari'e H.Banykhaled (2011) đã
chỉ ra được nhân tố quy mô của doanh nghiệp được đo lường bằng
tổng tài sản
Giả thuyết 1: Quy mô của doanh nghiệp có quan hệ thuận chiều
đến hiệu quả của doanh nghiệp
Cấu trúc vốn (tỷ lệ nợ, đòn bẩy tài chính)
Cấu trúc vốn là điểm mờ trong nghiên cứu về tài chính trong
mối quan hệ với hiệu quả của doanh nghiệp.
Tiếp cận cấu trúc vốn theo cách đo lường tỷ suất nợ.

Giả thuyết 2: Tỷ lệ nợ có tác động thuận chiều đến hiệu quả
hoạt động tài chính (ROE) và lãi cơ bản trên cổ phiếu phổ thông
(EPS), tác động nghịch chiều đến ROA;
Tiếp cận cấu trúc vốn theo cách đo lường qua hệ số đòn bẩy tài
chính
Theo cách đo lường này, giả thuyết bổ trợ là
Giả thuyết 2’: Đòn bẩy tài chính có tác động thuận chiều đến
hiệu quả hoạt động tài chính, lãi cơ bản trên cổ phiếu và tác động
nghịch chiều đến hiệu quả kinh doanh.
Khả năng thanh toán
Giả thuyết 3: khả năng thanh toán hiện hành có tác động thuận
chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROA), hoạt động tài chính
(ROE) và lãi cơ bản trên cổ phiếu phổ thông (EPS).
Khả năng thanh toán hiện hành trong nghiên cứu này đo lường


12
bằng tỷ lệ giữa tài sản hiện hành/ Nợ ngắn hạn, phù hợp với nghiên
cứu của H.Jamal Zubairi (2010)
Tốc độ tăng trưởng
Giả thuyết 4: tốc độ tăng trưởng có tác động thuận chiều đến
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Tốc độ tăng trưởng tài sản được đo lường qua chỉ tiêu Tổng tài
sản trên BCDDKT của các doanh nghiệp ngành dược
Vòng quay tài sản
Giả thuyết 5: vòng quay tổng tài sản có tác động thuận chiều
đến ROA, ROE và lãi cơ bản trên cổ phiếu phổ thông (EPS).
Số vòng quay hàng tồn kho
Giả thuyết 6: số vòng quay hàng tồn kho có tác động thuận
chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Số vòng quay nợ phải thu
Giả thuyết 7: số vòng quay nợ phải thu có tác động thuận chiều
đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Số vòng quay nợ phải thu trong nghiên cứu này được xác định
bằng tỷ lệ giữa Doanh thu thuần và các khoản phải thu bình quân,
phù hợp với nghiên cứu của Marian Siminica, Daniel Circiumaru,
Dalia Simion (2011).
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được tính bằng LNST/ Tổng
doanh thu khi tác giả Võ Đức Nghiêm (2013) nghiên cứu biến độc
lập ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Giả thuyết 8: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có tác động
thuận chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Thời gian hoạt động
Giả thuyết 9: Có mối quan hệ thuận chiếu giữa thời gian hoạt


13
động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tỷ lệ lạm phát
Giả thuyết 10 : tỷ lệ lạm phát có tác động nghịch chiều đối với
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
2.2.2. Mô hình nghiên cứu
a. Mô hình ảnh hưởng cố định –Mô hình FEM (Fixed
EffectsModel)
Yit = Ci + β1X1it + β2X2it + …+ βkXkit + uit
Trong đó: Yit : Biến phụ thuộc, với i là doanh nghiệp và t là
thời gian (năm)
Xit : Biến độc lập
βi : Hệ số góc đối với nhân tố Xi

uit : Phần dư
b. Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên – REM (Radom Effects
Model)
Yit= C + β1X1it+… + βnXnit+ εi + uit
εi : Sai số thành phần của các đối tượng khác nhau
uit: Sai số thành phần theo không gian và chuỗi thời gian kết hợp
c. L a chọn mô hình
Nhìn chung, mô hình FEM hay REM tốt hơn cho nghiên cứu
phụ thuộc vào giả định có hay không sự tương quan giữa εi và các
biến giải thích X. Nếu giả định không tương quan, thì REM phù hợp
hơn, và ngược lại.
Bên cạnh đó, kiểm định Hausman cũng là một trong những
phương pháp để lựa chọn giữa FEM và REM.
2.2.2. Quy trình nghiên cứu
a. Thu thập dữ liệu
b. Mã hóa biến quan sát
c. Xây d ng hệ số tương quan


14
d. L a chọn biến đưa vào mô hình
e. Ư c lượng mô hình ban đầu
- Mô hình ảnh hưởng cố định
- Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên
f. Kiểm định mô hình
 Kiểm định Hausman
Kiểm định để lựa chọn giữa mô hình ảnh hưởng cố định và mô
hình ảnh hưởng ngẫu nhiên, dựa trên giả định H0 không có sự tương
quan giữa biến giải thích và yếu tố ngẫu nhiên εi.
Giả thiết:

H0 : Mô hình FEM và REM không khác biệt đáng kể
H1 : Mô hình FEM và REM khác biệt đáng kể
Nếu (Prob>λ2) < α = 0.05 thì giả thiết H0 bị bác bỏ, tức là mô
hình FEM phù hợp hơn. Ngược lại, giả thiết H0 được chấp nhận thì
mô hình REM phù hợp hơn.
 Tính hệ số xác định và hệ số xác định hiệu chỉnh
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC TRƢNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
3.1.1. Đặc trƣng hiệu quả hoạt động của các DN ngành dƣợc
a. Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA)
Qua biểu đồ 3.1 và bảng số liệu đã tổng hợp cho thấy tỷ suất
sinh lời tài sản bình quân (ROA) là 10,41 %/năm. Từ kết quả tính
toán cho thấy bình quân với một 100 đồng vốn đầu tư vào tài sản của
các doanh nghiệp ngành dược thì tạo ra 10,41 đồng lợi nhuận trước
thuế. Thêm vào đó có thể thấy rằng sự chênh lệch về giá trị của chỉ
tiêu này giữa các doanh nghiệp trong ngành là ở mức cao, với độ


15
lệch chuẩn mẫu nghiên cứu 10,01%.
b. Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
Khi xem xét hiệu quả tài chính (ROE) của nhóm ngành dược
niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu
có giá trị trung bình 14,11% cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ
ra thì sẽ kiếm được 14,11 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý
đó là sự chênh lệch về hiệu quả tài chính (ROE) giữa các doanh
nghiệp trong ngành với độ lệch chuẩn mẫu 11,51%.

c. Lãi cơ bản trên cổ phiếu phổ thông (EPS)
Qua biểu đồ 3.3 và bảng số liệu đã tổng hợp cho thấy lãi cơ bản
trên cổ phiếu phổ thông (EPS) trung bình là 2366,4/năm cho biết cứ
một cổ phiếu phổ thông sẽ mang lại 2366,4 đồng lợi nhuận trong
năm. Ngoài ra còn có thể thấy khả năng sinh lợi của các doanh
nghiệp trong ngành dược có sự khác biệt lớn, với độ lệch chuẩn của
mẫu 1895,1
3.1.2. Đặc trƣng về hiệu quả trong quan hệ với các nhân tố
ảnh hƣởng
a. Hiệu quả trong mối quan hệ v i quy mô doanh nghiệp
Qua bảng số liệu 3.1 cho thấy quy mô tổng tài sản của doanh
nghiệp ở mức trung bình là 867,607 tỷ đồng và mức chênh lệch giữa
tổng tài sản lớn nhất và nhỏ nhất là rất lớn. Dựa vào bảng mô tả dữ
liệu về quy mô, tác giả tiến hành phân loại thành 3 nhóm: nhóm có
quy mô dưới 500 tỷ đồng, nhóm có quy mô từ 500 tỷ đồng đến 1000
tỷ đồng, nhóm có quy mô trên 1000 tỷ đồng.
b. Hiệu quả trong mối quan hệ v i cấu tr c vốn
Bảng 3.2 thể hiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo
chỉ tiêu tỷ lệ nợ/ tổng nguồn vốn. Tác giả tiến hành phân tỷ lệ nợ
thành ba nhóm. Nhóm 1, dưới 30%, nhóm 2, từ 30% đến 55% và


16
nhóm 3, tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn trên 55%.
c. Hiệu quả trong mối quan hệ v i khả n ng thanh toán
Mức độ thanh toán trung bình là khá lớn 2,17 lần. Ngoài ra, số
liệu cho thấy khả năng thanh toán hiện hành tăng lên theo việc phân
nhóm từ thấp tới cao thì tăng giữa khả năng thanh toán hiện hành và
sự biến động của ROA, ROE, EPS theo khả năng thanh toán hiện
hành là không rõ ràng.

d. Hiệu quả trong mối quan hệ v i tốc độ t ng trưởng doanh
nghiệp
Dựa trên số liệu có được, tiến hành tính toán và phân nhóm
hiệu quả các doanh nghiệp theo tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp.
Tác giả chia thành ba nhóm: nhóm thứ nhất có tốc độ tăng trưởng
thấp có tốc độ tăng trưởng dưới 5% với 4 doanh nghiệp, nhóm hai có
tốc độ tăng trưởng trung bình từ 5-15% với 7 doanh nghiệp và nhóm
thứ 3 có 8 doanh nghiệp với tốc độ tăng trưởng cao trên 15%.
e. Hiệu quả trong mối quan hệ v i quản trị tài sản
Bảng 3.6 thể hiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo
chỉ tiêu vòng quay tài sản. Tương tự như các nhân tố trên, tác giả tiến
hành phân số vòng quay tài sản thành ba nhóm: nhóm 1 dưới 1 vòng,
nhóm 2 gồm 7 doanh nghiệp có vòng quay tài sản từ 1 đến 1,5 vòng
và nhóm 3 gồm 8 doanh nghiệp có số vòng quay tài sản trên 1,5
vòng.
V mối quan hệ v i vòng quay hàng tồn kho
Và mức độ vòng quay hàng tồn kho trung bình là khá lớn 3,82
vòng thì hàng tồn kho quay nhanh dẫn đến giải phóng vốn nhanh
hơn.
V mối quan hệ v i số vòng quay nợ phải thu
Qua bảng số liệu trên cho thấy mức độ vòng quay nợ phải thu


17
trung bình là khá lớn 5,30 vòng. Cũng tương tự, tác giả tiến hành
phân số vòng quay nợ phải thu thành ba nhóm: nhóm 1 dưới 4 vòng
có 6 doanh nghiệp, nhóm 2 gồm 7 doanh nghiệp có vòng quay tài sản
từ 1 đến 1,5 vòng và nhóm 3 gồm 6 doanh nghiệp có số vòng quay
nợ phải thu trên 7 vòng.
f. Hiệu quả trong mối quan hệ v i quản trị chi phí

Bảng 3.9 thể hiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo chỉ
tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Tương tự như các nhân tố trên,
tác giả tiến hành phân tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thành ba
nhóm: nhóm nhỏ hơn 5%; nhóm 2 có tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu từ 5% - 9% và nhóm 3 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trên 9%.
g. Hiệu quả trong mối quan hệ v i thời gian hoạt động
Qua số liệu tính toán nhận thấy rằng, các doanh nghiệp có thời
gian hoạt động trên 35 năm chiếm tỷ lệ 36,84%. Ngược lại, các
doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 20 năm có tỷ suất sinh lợi
từ tài sản bình quân thấp nhất là 0,20%; tỷ suất sinh lời vốn chủ sở
hữu thấp nhất là -0,41% và lãi cơ bản trên cổ phiếu phổ thông thấp
nhất là -333,7. Các doanh nghiệp có thời gian hoạt động trung bình
từ 20 đến 35 năm có tỷ suất sinh lợi từ tài sản bình quân là 11,44%;
tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu bình quân là 11,77% và lãi cơ bản
trên cổ phiếu phổ thông bình quân là 2.677,1.
3.2 KẾT QUẢ ƢỚC LƢỢNG TỪ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.2.1. Kết quả nghiên cứu
a. Mã hóa biến quan sát
b. Ma trận hệ số tương quan
c. Phân tích hồi quy
Kiểm định đa cộng tuyến cho các biến độc lập
Kết quả cho thấy biến X2 có đa cộng tuyến (VIF lớn hơn 10),


18
do vậy tác giả tiến hành loại X2 đi và kiểm tra lại
Với VIF đều nhỏ hơn 10 nên mô hình không tồn tại đa cộng
tuyến khi loại X2 đi. Do đó, các phân tích về sau tác giả sẽ không
phân tích cho X2.
c.1. Phân tích cho Y1

Kết quả hồi quy theo mô hình v i ảnh hưởng cố định (FEM)
Kết quả hồi quy theo mô hình v i ảnh hưởng ngẫu nhiên
(REM)
L a chọn mô hình trên cơ sở kiểm định Hausman
Để lựa chọn mô hình thích hợp, chúng ta sử dụng kiểm định
Hausman Với:
Ho: REM là mô hình thích hợp hơn FEM
H1: FEM là mô hình thích hợp hơn REM
Nếu (Prob. >λ2) < 0,05 bác bỏ Ho, hay REM không hợp lý,
FEM sẽ là mô hình thích hợp
Với p-value bằng 0.0197 nhỏ hơn 0.05 nên mô hình FEM là phù
hợp. Tác giả tiến hành kiểm định trên mô hình FEM
Kiểm định t tương quan
Với p-value của kiểm định tự tương quan bằng 0.0181 nhỏ hơn
0.05 nên mô hình tồn tại tự tương quan
Kiểm định phương sai thay đổi
Mô hình tồn tại phương sai thay đổi với p-value bằng 0.000.
Mô hình tồn tại cả tự tương quan và phương sai thay đổi, tác giả
tiến hành hiệu chỉnh cluster
Chỉ có X3, X5, X6 và X9 có tác động lên Y1 (p-value nhỏ hơn
0.05) và có tác động cùng chiều lên Y1 (hệ số beta dương) nên các
giả thuyết 2’, giả thuyết 4, giải thuyết 5, giả thuyết 8 được chấp
nhận. Kết quả này cho thấy khi X3 hay X5 hay X6 hoặc X9 tăng sẽ


19
làm cho Y1 tăng theo và ngược lại khi một trong ba biến này giảm
cũng kéo Y1 giảm theo.
c.2. Phân tích cho Y2
Kết quả hồi quy theo mô hình v i ảnh hưởng cố định (FEM)

Kết quả hồi quy theo mô hình v i ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM)
L a chọn mô hình trên cơ sở kiểm định Hausman
Với p-value bằng 0.0118 nhỏ hơn 0.05 nên mô hình FEM là phù
hợp. Tác giả tiến hành kiểm định trên mô hình FEM
Kiểm định t tương quan
Với p-value của kiểm định tự tương quan bằng 0.000 nhỏ hơn
0.05 nên mô hình tồn tại tự tương quan
Kiểm định phương sai thay đổi
Mô hình tồn tại phương sai thay đổi với p-value bằng 0.000.
Mô hình tồn tại cả tự tương quan và phương sai thay đổi, tác giả
tiến hành hiệu chỉnh cluster
Chỉ có X3, X5, X6 và X9 có tác động lên Y2 (p-value nhỏ hơn
0.05). Trong đó, X3, X5 và X9 có tác động cùng chiều lên Y2 (hệ số
beta dương) nên các giả thuyết 2’, giả thuyết 4, giả thuyết 8 được
chấp nhận và bác bỏ giả thuyết 5. Kết quả này cho thấy khi X3 hay
X5 hoặc X9 tăng sẽ làm cho Y2 tăng theo và ngược lại khi một trong
ba biến này giảm cũng kéo Y2 giảm theo
Biến X6 có tác động ngược chiều lên Y2 (hệ số beta âm) cho
thấy nếu X6 tăng sẽ làm Y2 giảm và ngược lại nếu X6 giảm thì Y2
tăng lên.
c.3. Phân tích cho Y3
Kết quả hồi quy theo mô hình v i ảnh hưởng cố định (FEM)
Kết quả hồi quy theo mô hình v i ảnh hưởng ngẫu nhiên
(REM)


20
L a chọn mô hình trên cơ sở kiểm định Hausman
Với p-value bằng 0.3672 lớn hơn 0.05 nên mô hình REM là phù
hợp. Tác giả tiến hành kiểm định trên mô hình REM

Kiểm định t tương quan
Với p-value của kiểm định tự tương quan bằng 0.3730 lớn hơn
0.05 nên mô hình không tồn tại tự tương quan
Với mô hình REM không cần kiểm định phương sai thay đổi vì
phần dư và các biến độc lập không có tương quan với nhau. Do vậy,
mô hình REM là phù hợp để phân tích.
Chỉ có X6, X9, X10 có tác động lên Y3 (p-value nhỏ hơn 0.05)
chứng tỏ giả thuyết 5 bị bác bỏ và các giả thuyết 8 và 9 được chấp
nhận. Trong đó, X9 và X10 có tác động cùng chiều lên Y3 (hệ số
beta dương). Kết quả này cho thấy khi X9 hay X10 tăng sẽ làm cho
Y3 tăng theo và ngược lại khi một trong 2 biến này giảm cũng kéo
Y3 giảm theo
Biến X6 có tác động ngược chiều lên Y3 (hệ số beta âm) cho
thấy nếu X6 tăng sẽ làm Y3 giảm và ngược lại nếu X6 giảm thì Y3
tăng lên.
Ngoài ra, còn biến X3 cũng tác động cũng chiều nhẹ đến Y3.
3.2.2 Tóm tắt kết quả nghiên cứu của mô hình lựa chọn
Mô hình tỷ suất sinh lời tài sản (ROA):
Y1 = -0,0280 + 0.00993X3 + 0.0287X5 + 0.0268X6 + 0,184X9
Mô hình tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE):
Y2 = 0,098 + 0.0323 X3 + 0.0409 X5 - 0.0337 X6 + 0.3 X9
Mô hình lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS):
Y3 = -473,8 + 243,6 X3 - 431,8 X6 + 3063,9 X9 + 76,68 X10
- Nhân tố đòn bẩy tài chính (X3): Tỷ lệ thuận đến hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp... Cụ thể đòn bẩy tài chính có ý nghĩa


21
thống kê với mô hình ROA với βX3 = 0.00993 và sự ảnh hưởng của
nhân tố này tới ROA khá lớn khi đòn bẩy tài chính tăng làm tăng

ROA. Đòn bẩy tài chính có ý nghĩa thống kê với hiệu quả tài chính
(ROE) với hệ số βX3 = 0,0323 và tương tự nó có ảnh hưởng thuận
chiều với ROE. Đòn bẩy tài chính còn có tác động thuận chiều với
lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) với hệ số βX3 = 243,6. Điều này cho
thấy doanh nghiệp đã tận dụng có hiệu quả đòn bẩy tài chính để
khuếch đại hiệu quả hoạt động.
- Nhân tố tốc độ tăng trƣởng (X5): Chấp nhận giả thuyết 4 Nhân tố tốc độ tăng trưởng tỷ lệ thuận đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp
Hệ số hồi quy của nhân tố này có ý nghĩa thống kê với cả mô hình
ROA và mô hình ROE với βX5 lần lượt là: 0,0287 và 0,0409. Nhân tố
này có mối quan hệ thuận chiều tới cả ROA và ROE. Bởi 1% thay đổi
của tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp kéo theo sự thay đổi ROA và ROE
lần lượt là: 2,87% và 4,09%.
- Nhân tố vòng quay tài sản (X6): Tỷ lệ thuận đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh nhưng tỷ lệ nghịch đến hiệu quả hoạt động tài
chính và hiệu quả lãi cơ bản trên cổ phiếu của doanh nghiệp
Hệ số hồi quy của nhân tố này có ý nghĩa thống kê với cả mô
hình ROA, mô hình ROE và mô hình EPS với βX6 lần lượt là:
0,0268; - 0,0337 và - 431,8.
- Nhân tố tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu (X9): Chấp nhận giả
thuyết 8 - Nhân tố tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu tỷ lệ thuận đến hiệu
quả hoạt động và lãi cơ bản trên cổ phiếu của doanh nghiệp.
Hệ số hồi quy của nhân tố này có ý nghĩa thống kê với cả mô
hình ROA, mô hình ROE và mô hình EPS với βX9 lần lượt là: 0,184;
0,3 và - 3063,9. Nhân tố này có mối quan hệ thuận chiều tới ROA,
ROE và EPS.


22
- Nhân tố thời gian hoạt động hoạt động (X10): Tỷ lệ thuận

đến hiệu quả lãi cơ bản trên cổ phiếu của doanh nghiệp có thể do một
số doanh nghiệp hoạt động lâu năm sẽ có sự tích lũy về kinh nghiệm,
vốn, đổi mới công nghệ, phương thức quản lý khiến hiệu quả hoạt
động lãi cơ bản trên cổ phiếu được nâng cao.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
CHƢƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
4.1. KẾT LUẬN CHUNG
Tỷ suất sinh lời tài sản, vốn chủ sở hữu và cổ phiếu được duy trì
với mức trung bình lần lượt là 10,41%; 14,11% và 2.366,4. Từ kết
quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy những doanh nghiệp có sử
dụng đòn bẩy tài chính để tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp,
việc các nhà đầu tư ngoài số vốn tự có của mình thì họ sử dụng các
nguồn tài trợ bên ngoài với điều kiện trả lãi để sử dụng cho các hoạt
động đầu tư. Đòn bẩy tài chính sử dụng chi phí tài trợ cố định nhằm
nỗ lực gia tăng lợi nhuận cho cổ đông EPS.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng những doanh nghiệp tốc độ
tăng trưởng tổng tài sản càng lớn thì doanh nghiệp có thể tận dụng
được cơ hội để mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm khách hàng và
nhà đầu tư tiềm năng, có thêm nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn, tiết kiệm
các khoản chi phí sản xuất… nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh
doanh cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, kết quả thực nghiệm đã chỉ ra rằng việc sử dụng số
vòng quay tài sản càng nhiều thì sẽ làm tăng tỷ suất sinh lời tài sản
nhưng không tăng tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu và lãi cơ bản trên
cổ phiếu.


23
Thêm vào đó, kết quả hồi quy từ ba mô hình ROA, ROE và EPS

đều chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành dược.
4.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung đề xuất một số kiến
nghị liên quan đến số vòng quay tài sản và doanh thu thuần của các
doanh nghiệp ngành dược, vì đây là chỉ tiêu chính có liên quan đến
các nhân tố có tác động vào hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và
đẩy mạnh phát triển doanh thu của các doanh nghiệp nhóm ngành
dược.
Quản lý các yếu tố đầu vào
- Tiết kiệm và giảm thiểu chi phí kinh doanh
- Định hướng đầu tư TSCĐ
- Chủ động nguồn nguyên liệu
Quản lý các yếu tố đầu ra
- Biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ
- Đẩy nhanh tốc độ thu nợ đối với khách hàng
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo áp dụng tiêu chuẩn
GPP cho các nhà thuốc
Chiến lƣợc trong tƣơng lai
- DN dược phải định vị được sản phẩm, tạo được nét đặc trưng
riêng trong chiến lược phát triển trung và dài hạn.
- Tăng cường mở rộng, tìm kiếm thị trường đầu ra đối với các
nhà máy xây dựng mới trong năm 2014 và 2015.
- DN phải chuyển một nền công nghiệp năng suất thấp sang một
nền công nghiệp năng suất cao.


×