Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Lịch sử 9 bài 11: Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.65 KB, 4 trang )

Chương IV.

QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Bài 11:
TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
I. Mục tiêu bài học. Qua bài học sinh nắm được:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh biết được sự hình thành trật tự thế giới mới – trật tự hai cực Ian-ta sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Biết được sự hình thành, mục đích, vai trò của tổ chức Liên hợp quốc.
- Trình bày được những biểu hiện của chiến tranh lạnh và hậu quả của nó.
- Đặc điểm quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh.
2. Tư tưởng:
Giúp h/s thấy được khái quát toàn cảnh của thế giới trong nửa sau thế kỷ XX
với những diễn biến phức tạp và đấu tranh gay gắt vì mục tiêu hoà bình thế giới,
độc lập dân tộc.
3. Kỹ năng:
Học sinh có thói quen quan sát tranh ảnh và sử dụng bản đồ thế giới, rèn luyện
phương pháp tư duy khái quát và phân tích.
II. Chuẩn bị:
1- Giáo viên: Tài liệu tham khảo + máy chiếu.
2- Học sinh: Học bài cũ + Tìm hiểu trước bài.
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt đông dạy và học
1. Ổn định tổ chức: (1’)
9A1:
9A2:
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Trình bày tình hình chung của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ
hai.
3. Bài mới: (37’)
* Giới thiệu bài mới:


Sau chiến tranh thế giới II, sự phân chia thành hai phe tư bản chủ nghĩa và
XHCN đã trở thành đặc trưng lớn nhất chi phối tình hình chính trị thế giới sau
chiến tranh.
* Dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cần đạt

I- Sự hình thành trật tự thế giới
? Hội nghị I – an - ta được tiến hành vào mới.
thời gian nào.
- 4/2/1945 -> 11/2/1945.
- Từ 04-11/2/1945 Liên xô, Mỹ, Anh


? Cho biết thành phần tham dự ? Địa tổ chức Hội nghị I – an - ta.
điểm.
- 3 nước: Liên xô, Mỹ, Anh.
- GV: giới thiệu bức tranh hình 22 (sgk).
? Những nhân vật trong bức ảnh này là
ai ? Họ đến Hội nghị I – an – ta để làm gì.
? Những ai được tham gia và quyết định
các vấn đề quan trọng của Hội nghị.
- Hội nghị thông qua các quyết định
quan trọng về việc phân chia khu vực
? Hội nghị thông qua nội dung gì.
ảnh hưởng giữa Liên xô và Mỹ ->
- H/s đọc dòng chữ nhỏ skg – tr45.
Những thỏa thuận trên trở thành
- GV: giải thích trật tự thế giới 2 cực.

khuôn khổ của một trật tự thế giới
mới lịch sử gọi là trật tự hai cực I –
an – ta.
? Hội nghị I – an - ta còn có quyết định
gì.
? Tổ chức này được thành lập vào thời
gian nào? Nhiệm vụ của Liên hợp quốc là
gì.
- GV: đọc tư liệu SGV – tr52
- GV: giới thiệu hình 23 – sgk.
- H/s quan sát.

II- Sự thành lập Liên hợp quốc.

? Nêu những việc làm của Liên hợp quốc
trong hơn nửa thế kỷ qua.
- Duy trì hoà bình.
- Chống chủ nghĩa thực dân.
- Chống phân biệt chủng tộc.
- Chống đói nghèo và dịch bệnh...
? Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc thời
gian nào và là thành viên thứ bao nhiêu
? Quan hệ giữa liên hợp quốc với Việt
Nam.
- Quan hệ ngày càng phát triển.

- Trong hơn nửa thế kỷ qua, Liên hợp
quốc đóng vai trò quan trọng trong
việc trong việc duy trì hòa bình và an
ninh thế giới, đấu tranh chống chủ

nghĩa thực dân, giúp đỡ các nước
phát triển kinh tế.
- VN gia nhập Liên hợp quốc tháng
9-1977 và là thành viên thứ 149.

- Được thành lập vào tháng 10/1945.
- Nhiệm vụ: Duy trì hoà bình và an
ninh thế giới phát triển mối quan hệ
hữu nghị, hợp tác quốc tế về kinh tế
văn hoá xã hội.

III- Chiến tranh lạnh:

- Sau chiến tranh thế giới II đã diễn
? Cho biết tình hình thế giới sau chiến ra cuộc đối đầu căng thẳng đỉnh điểm
là Chiến tranh lạnh giữa 2 phe: Tư


tranh thế giới II?
- Liên xô và Mỹ
? Thế nào là chiến tranh lạnh?

? Những biểu hiện của chiến tranh lạnh.

bản chủ nghĩa (Mỹ) và XHCN (Liên
Xô).
- Chiến tranh lạnh là chính sách thù
địch của Mĩ và các nước đế quốc
trong quan hệ với Liên Xô và các
nước XHCN.

- Biểu hiện: chạy đua vũ trang, thành
lập các khối quân sự, tiến hành chiến
tranh xâm lược.
- Hậu quả: Thế giới luôn ở tình trạng
căng thẳng, chi phí khổng lồ cho
chạy đua vũ trang, chính trị, kinh tế
mất ổn định.

? Chiến tranh lạnh đem lại hậu quả gì.
- H/s thảo luận (3’).
- Đại diện nhóm trả lời:
+ Sản xuất vũ khí, xây dựng căn cứ quân
sự -> gây khó khăn cho nhiều nước, dịch
bệnh, nghèo đói.
GV tích hợp với bài “ Đấu tranh cho một
thế giới hòa bình” (Ngữ Văn 9)
IV- Thế giới sau chiến tranh lạnh.

- 12/1989 Mỹ và Liên xô tuyên bố
? Chiến tranh lạnh chấm dứt vào thời gian chấm dứt chiến tranh lạnh.
nào? Tại sao chấm dứt chiến tranh lạnh.
- 12/1989
- Vì chạy đua vũ trang quá tốn kém.
- Xu thế chung:
? Xu thế phát triển chung của thế giới sau + Hoà hoãn và hòa dịu trong quan hệ
chiến tranh lạnh là gì.
quốc tế.
- Hoà bình ổn định và phát triển kinh tế. + Xác lập trật tự thế giới mới theo
- H/s đọc dòng chữ nhỏ sgk – tr47.
chiều hướng đa cực, đa trung tâm.

+ Điều chỉnh chiến lược phát triển,
lấy kinh tế là trọng điểm.
+ Ở nhiều nơi còn xảy ra nội chiến.
+ Tuy nhiên ở nhiều khu vực (Châu
Phi, Trung Á...) lại xảy ra các cuộc
xung đột, nội chiến đẫm máu với
những hậu quả nghiêm trọng.
-> Tuy nhiên, xu thế chung của thế
giới hiện nay là hòa bình, ổn định,
hợp tác và phát triển.


4/ Củng cố - dặn dò (2’):
* Củng cố:
? Vai trò của liên hợp quốc là gì? Kể tên một số tổ chức của LHQ đang hoạt
động ở Việt Nam mà em biết.
? Em hiểu gì về chiến tranh lạnh ? Xu thế chung của thế giới sau chiến tranh
lạnh.
? Tại sao nói xu thế chung của thế giới ngày nay là hoà bình, ổn định và hợp tác
phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi
bước vào thế kỷ XXI
* Dặn dò:
- Học thuộc bài, trả lời câu hỏi sgk.
- Làm bài tập 2 – tr47.
- Chuẩn bị bài 12 – tr49: Tìm hiểu các thành tựu KHKT (1945 – nay).



×