Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án Lịch sử 9 bài 11: Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.11 KB, 6 trang )

Chương IV:
QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 CHO ĐẾN NAY

Bài 11:
TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
THỨ HAI
I. Mục tiêu :
a. Kiến thức: Nắm được sự hình thành '' trật tự thế giới hai cực'' sau chiến tranh
thế giới thứ hai và những hệ quả của nó như sự ra đời của tổ chức liên hợp quốc
- Diễn biến của cuộc chiến tranh lạnh với sự đối đầu giữa hai phe
- Tình hình thế giới từ ''sau khi chiến tranh lạnh'', những hiện tượng mới và những
xu thế phát triển hiện nay của thế giới.
b.Kĩ năng: Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng quan sát và sử dụng bản đồ thế giới,
rèn luyện phương pháp quan sát phân tích tổng hợp.
c. thái độ:
Giúp cho học sinh thấy được một cách khái quát toàn cảnh thế giới trong nửa sau
thế kỷ XX, với những diễn biến phức tạp và đấu tranh gay gắt vì mục tiêu hoà bình
thế giới độc lập dân tộc hợp tác phát triển
2. Chuẩn bị của GV và HS :
a. Chuẩn bị của GV : Bản đồ thế giới
Bảng thống kê số liệu các vũ khí, hai khối quân sự
b. Chuẩn bị HS : Đọc SGK, tham khảo tài liệu cuốn lịch sử thế giới cận đại.
Chương quan hệ quốc tế từ 1945-1941.
3. Tiến trình lên lớp.
* Sĩ số: 9A

/35 vắng.............................

9B

/32 vắng ............................



9C

/29 vắng .............................

9D

/29 vắng.............................

9E

/32 vắng .............................

9Q

/16 vắng.............................

a. Kiểm tra bài cũ (5ph)
Vì sao các nước Tây Âu lại có xu hướng liên kết?


Đáp án:
- Tây Âu hình thành xu thế liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực'' Cộng
đồng kinh tế Châu Âu'' ra đời tháng 3 năm 1957 mục tiêu hình thành thị trường
chung, xoá bỏ hàng rào thuế quan, tự do lưu thông buôn bán, các nước Tây Âu dần
thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ họ càng phải liên kết với nhau trong cuộc cạnh tranh
với Mĩ và các nước ngoài cùng khu vực.(5đ)
- 7/1967, ba cộng đồng trên sáp nhập thành một cộng đồng Châu Âu EC Hội nghi
Ma-a-xtơ-rích quyết định cộng đồng Châu Âu mang tên mới gọi là liên minh Châu
Âu EU đây là liên minh kinh tế chính trị lớn nhất thế giới trở thành một trong ba

trung tâm kinh tế lớn nhât thế giới.(5đ)
b. Dạy nội dung bài mới:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai một trật tự thế giới mới được thành lập, trật tự hai
cực Ian-ta do hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đứng đầu hình thành trong bối cảnh
lịch sử như thế nào?
I. Sự hình thành trật tự thế giới mới. (10’)
GV: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất các cường quốc thắng trận phân chia phạm
vi khu vực ảnh hưởng và hình thành một trật tự thế giới ''Véc-xai _Oa-sinh-tơn'',
nhưng đến năm 1929-1933 cuộc khủng hoảng kinh tế giới nổ ra nhiều nước thoát
ra khỏi cuộc khủng hoảng bằng cách đưa bọn phát xít lên cầm quyền nội bộ các
nước đế quốc chia làm hai phe đối lập trật tự'' Véc-xai Oa-sinh-tơn'' sụp đổ, chiến
tranh thế giới thứ hai bùng nổ, chiến tranh kéo dài từ 9/1939->8/1945 khi cuộc
chiến tranh thế giới thứ hai gần kết thúc thì hội nghị Ian-ta được tổ chức.
?HS(TB): Hội nghị Ian-ta được tổ chức trong hoàn cảnh nào?
(Khi chiến tranh thế giới thứ hai gần kết thúc 3 nguyên thủ của các nước Liên Xô,
Anh, Mĩ họp ở Ian-ta(Liên Xô)
- Khi chiến tranh thế giới thứ hai gần kết thúc từ 4-11/2/1945, ba nguyên
thủ của ba cường quốc Liên Xô, Anh, Mĩ họp ở Ian-ta Liên Xô.
GV: Khi chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn chót thì nội bộ các nước
đồng minh chống phát xít nổi lên nhiều mâu thuẫn có ba vấn đề lớn: nhanh chóng
kết thúc chiến tranh ở Châu Âu, Á hình thành một trật tự mới , phân chia khu vực
phạm vi ảnh hưởng trên thế giới.
?HS(TB) Quan sát hình 22(SGK), giáo viên giới thiệu 3 nguyên thủ quốc gia, đây
là hội nghị nhằm phân chia khu vực ảnh hưởng sau chiến tranh của các cường quốc
thắng trận nên hội nghị diễn ra gay go quyết liệt nhưng cuối cùng hội nghị cũng
thông qua được quyết định quan trọng.


?HS(TB): Hội nghị đã thông qua những quyết định quan trọng như thế nào?
(Phân chia pham vi khu vực. Đối với ở Châu Âu, Châu Á theo trật tự hai cực XôMĩ).

- Hội nghị đã thông qua quyết định: Phân chia phạm vi ảnh hưởng khu
vực theo hai cực Xô-Mĩ.
GV: Giới thiệu trên lược đồ sự phân chia phạm vi theo khu vực ở Châu Âu, Châu Á.
+ Châu Âu: Liên Xô kiểm soát Đông Đức, Pháp,Mĩ, Anh kiểm soát Tây Đức
.+Châu Á: Giữ nguyên trạng Mông Cổ, Triều Tiên do Mĩ, Liên Xô kiểm
soát, Trung quốc thành lập chính phủ Liên hiệp dân tộc, các nước Đông Nam Á
vẫn thuộc phạm vi của các nước Phương Tây.
?HS(TB): Những quyết định của hội nghị Ian-ta đưa đến hệ quả gì?

 Hình thành một trật tự thế giới mới ''Trật tự hai cực Ian-ta''
GV: Hội nghị Ian-ta còn có quyết định thành lập một tổ chức quốc tế với tên gọi là
tổ chức Liên hợp quốc.
II. Sự hình thành Liên hợp quốc. (10’)
GV: Thực hiện nghị quyết của hội nghị Ianta từ tháng 4-6/1945, đại biểu của 50
nước đã họp ở thành phố Xan-phran-xi-cô(Mĩ), thông qua nguyên tắc của hiến
trương Liên họp quốc, 24.10.1945 hiến chương Liên hợp quốc có hiệu lực và trở
thành ngày thành lập Liên hợp quốc.
GV: Đọc phần hiến chương Liên hợp quốc trong SGK.
?HS(KG): nhiệm vụ của Liên hợp quốc ?
- Hội nghị Ian-ta còn có quyết định quan trọng thành lập tổ chức Liên hợp
quốc(10/ 1945).
- Nhiệm vụ: Duy trì hoà bình và ổn định an ninh thế giới, Tôn trọng độc lập chủ
quyền của các dân tộc, quan hệ hợp Tác quốc tế văn hoá xã hội và nhân đạo.
GV: Giới thiệu sơ đồ tổ chức Liên hợp quốc đây là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện
nay có 185 nước tham gia(2000).
?HS(KG): Trong các cơ quan chủ yếu của Liên hợp quốc cơ quan nào có quyền
lực cao nhất (hội đồng bảo an Liên hợp quốc)
- Quan sát hình 23 đây là cuộc họp của đại hội đồng, mỗi năm họp 1 lần có tất cả
đại biểu của các nước tham gia.Ban thư kí LHQ cơ quan hành chính đứng đầu là
tổng thư kí LHQHĐBALHQ là cơ quan hoạt động thường xuyên đảm bảo nhiệm

vụ duy trì hoà bình và an ninh thế giới.


?HS(KG): Theo em những cơ quan chuyên môn nào của LHQ đang hoạt động ở
Việt Nam. Hàng không, hàng hải, quỹ tiền tệ lương thực.
-Vai trò của LHQ ủng hộ đấu tranh chống chủ nghĩa thực Dân, chủ
nghĩa phân biệt chủng tộc, giúp đỡ các nước kinh tế văn hoá .
- 9/1977 Việt Nam gia nhập tổ chức Liên hợp quốc.
GV: Những quyết định trong hội nghị Ian-ta về việc phân chia khu vực phạm vi
ảnh hưởng sau chiến tranh đã dẫn đến tình trạng “chiến tranh lạnh”.
III. ''Chiến tranh lạnh''. (10’)
GV: Nêu lại khái niệm ''chiến tranh lạnh'', chính sách thù địch của các nước đế
quốc phong kiến trong quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN sau chiến tranh thế
giới thứ hai, đặc trưng của chiến tranh lạnh là gây tình hình căng thẳng. đe dọa
dùng bạo lực, bao vây kinh tế, phá hoại chính trị chạy đua vũ trang, thành lập khối
quân sự. “Chiến tranh lạnh” đã làm tình hình thế giới thường xuyên căng thẳng bên
miệng hố chiến tranh.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai xuất hiện tình trạng''chiến tranh lạnh''
giữa hai cường quốc Mĩ - Liên Xô, hai Phe XHCN và TBCN.
- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch mọi mặt của Mĩ và các nước đế
quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN.
?HS(Thảo luận nhóm) Hãy cho biết những biểu hiện của ''chiến tranh lạnh'':
(Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, thành lập các khối quân sự,
căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước XHCN tiến hành cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc).
Với những biểu hiện của ''chiến tranh lạnh'': Chạy đua vũ Trang thành lập các
liên minh quân sự và các căn cứ quân sự, tiến hành các cuộc chiến tranh khu vực.
GV: Treo lược đồ các khối quân sự, căn cứ quân sự 1949 Mĩ thành lập các khối
quân sự Bắc đại tây dương NATO, năm1951 thành lập khối quân sự Trung cận
đông(CENTO) 1954 quân sự Đông Nam Á (SEATO) năm 1955 lôi kéo Niu-di-lân,

Ô-xtrây-li-a thành lập khối ANZUS, khối phòng thủ chung Tây bán cầu và hơn
3000 căn cứ quân sự đóng ở khắp các Châu lục vây quanh Liên Xô và các nước
XHCN.
?HS(TB): Trước âm mưu của Mĩ và phương Tây, Liên Xô và các nước Đông Âu
đã làm gì ?
- Liên Xô và các nước XHCN tăng cường ngân sách quốc Phòng .
GV: Treo bảng lực lượng quân sự của hai khối năm 1970.


?HS(TB): Qua số liệu đó em có nhận xét gì về cuộc chạy đua quân sự của hai
khối?
Cả 2 khối đã chi khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất vũ khí huỷ diệt xây
dựng hàng nghìn căn cứ quân sự .
- Hậu quả: Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng nguy cơ có một
cuộc chiến tranh.
IV. Thế giới sau chiến tranh lạnh.(10’)
GV: Sau 4 thập niên chiến trạnh không đem lại kết quả gì cho cả hai khối nên đến
tháng 12/1989 trong cuộc gặp gỡ không chính thức của tổng thống Bu-sơ và Goócba-chốp ở đảo Man- ta cả hai bên tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.
- Tháng 12/1989, Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”:
?TB: Tình hình thế giới sau “chiến tranh lạnh”?
- Tình hình thế giới sau “chiến tranh lạnh” có nhiều biến chuyển theo
các xu hướng:
+ Xu thế hoà bình, hoà giải trong quan hệ quốc tế.
+ Xác lập trật tự thế giới mới đa cực nhiều trung tâm.
+ Các nước điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng tâm.
+ Ở nhiều khu vực vẫn xảy ra xung đột.
GV: Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX các nước lớn tranh giành xung đột trực
tiếp đối đầu nhau, các cuộc xung đột quân sự ở nhiều khu vực đi vào thương lượng
hoà bình.
Đến những năm 90 Mĩ muốn lợi dụng ưu thế phát triển của mình đề ra nhiều biện

pháp để xác lập trật tự thế giới đơn cực do Mĩ chi phối khống chế Đức, Nhật, Tây
Âu vươn lên có một trật tự thế giới đa cực.
?HS(TB): Xu thế chung của thế giới ngày nay?
- Xu thế của thế giới ngày nay là hoà bình ổn định hợp tác cùng phát triển.
?HS(TB): Nhiệm vụ lớn nhất của nhân dân Việt Nam hiện nay là gì?
(Mâu thuẫn nổi bật nhất của xã hội nước ta hiện nay là mâu thuẫn giữa trình độ
thấp kém của lực lượng sản xuất với yêu cầu rất cao cảu nền sản xuất hiện đại
XHCN và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của dân tộc).
- Vì vậy nhiệm vụ chủ yêu nhất là phải dốc sức vào việc triển khai lực lượng sản
xuất làm ra nhiều của cải để chiến thắng đói nghèo, lạc hậu.
c. Củng cố và luyện tập. (1’)


Bài tập: Nêu những quyết định quan trọng của hội nghị Ian-ta.
- Hình thành 1 trật tự thế giới mới hai cực Ian-ta, Xô-Mĩ.
- Quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
d. Hướng dẫn học ở nhà. (1’)
- Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Làm bài tập trong vở bài tập.
- Đọc bài 12, những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cuộc CM-KH-KT.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
- Thời
gian : ......................................................................................................................... .
.....................................................................................................................................
........
Nội
dung: ..........................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.........
Phương

pháp : ................................................................................................................... ......
.....................................................................................................................................
...



×