NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
CHƯƠNG 1
1. Một mạng lưới cung ứng rộng khắp ở nhiều khu vực thị trường ảnh hưởng
như thế nào đến hoạt động quản trị chuỗi cung ứng?
- có tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả Tác động mạnh đến chi phí và đặc tính hoạt
động của chuỗi cung ứng ( phân phối sản phẩm đến thị trường…)
2. Hãy nêu một vài sự khác việc về mục tiêu của các thành viên trong chuỗi
cung ứng. Điều này ảnh hưởng như thế nào mục tiêu chung của chuỗi và
hoạt động quản trị chuỗi?
- mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống. Giá trị
tạo ra của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối cùng đối với
khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung cấp dùng vào việc đáp ứng nhu cầu của khách
hàng. Đối với đa số các chuỗi cung ứng thương mại, giá trị liên quan mật thiết đến lợi
ích của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa doanh thu mà khách hàng phải trả cho
công ty đối với việc sử dụng sản phẩm và tổng chi phí của cả chuỗi cung ứng
3. Tính thay đổi theo thời gian ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động quản trị
chuỗi cung ứng?
- Chuỗi cung ứng là một hệ thống năng động phát triển qua thời gian. Thực ra, không
chỉ nhu cầu của khách hàng và khả năng của nhà cung cấp thay đổi theo thời gian, mà
mối quan hệ chuỗi cung ứng cũng tiến triển qua thời gian. Ví dụ, khi quyền lực của
khách hàng gia tăng sẽ dẫn đến áp lực đặt lên các nhà sản xuất và người cung cấp để
sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao và đa dạng, và về mặt cơ bản tạo ra những
sản phẩm chuyên biệt.
4. Sự khác biệt về cung cầu có thể xuất phát từ những nguyên nhân nào? Rủi
ro đối với sự mất cân bằng về cung cầu là gì?
- sự khác biệt về cung cầu xuất phát từ nguyên nhân thực tế là người ta sử dụng dữ liệu
nhu cầu của các tháng trướcđã biết để xác đinh mức độ sản xuất cụ thể rủi ro cao về
cung ứng và tài chính
Page
1
- rủi ro đối với sự mất cân bằng về cung cầu là làm tăng chi phí do phải bảo tồn kho và
chi phí này càng cao đối với sản phẩm mang tính thời vụ.mặt khác nếu doanh nghiệp
sản xuất thấp hơn so với nhu cầu có thẻ làm giảm đáng kể doanh thu do một lượng nhu
cầu không đáp ứng được và điều này có thể hạ thấp uy tín của doanh nghiệp trên
thương trường
5. Hàng hóa lưu kho theo chu kỳ xuất hiện khi nào? Lợi ích của tồn kho hàng
hóa lưu kho theo chu kỳ? Áp dụng trong trường hợp nào?
- Tồn kho chu kỳ là loại tồn kho được yêu cầu khi muốn đáp ứng nhu cầu sản phẩm
thông qua thời gian giữa các lần đặt hàng. Lý do ra đời của mô hình này là do tính
kinh tế nhờ qui mô, đặt ít đơn hàng nhưng mỗi đơn hàng có khối lượng rất lớn và được
giao hàng liên tục theo những đơn hàng nhỏ hơn ứng với nhu cầu từng thời đoạn.
Tồn kho chu kỳ xây dựng hàng tồn kho trong chuỗi cung ứng do thực tế là đáp ứng
theo đơn hàng nên lớn hơn nhiều so với nhu cầu liên tục của sản phẩm. Ví dụ một nhà
phân phối có kinh nghiệm thấy được nhu cầu liên tục cho sản phẩm A là 100 đơn
vị/tuần. Tuy nhiên, nhà phân phối nhận thấy rằng cách hiệu quả nhất là đặt hàng theo
lô cho 650 đơn vị, và sau 6 tuần nhà phân phối bắt đầu đặt hàng để tồn kho theo chu
kỳ. Còn nhà sản xuất sản phẩm A, nếu tất cả các nhà phân phối đặt hàng theo lô với số
lượng 44.000đơn vị tại cùng một lúc thì sẽ có lợi thế về chi phí. Điều này cũng mang
lại kết quả khi xây dựng tồn kho theo chu kỳ tại vị trí của nhà sản xuất.
6. Lưu kho chú ý đến độ an toàn nhằm mục đích? Áp dụng trong trường hợp
nào?
- mục đích: Lưu kho chú ý đến độ an toàn là lá bùa hộ mệnh chống lại tình trạng bất
ổn
- Áp dụng trong trường hợp nhu cầu hàng hóa bất thình lình tăng vọt hơn so với mức
dự báo trước đó
7. Mục đích của lưu kho theo mùa? Áp dụng khi nào?
- mục đích:là phương pháp lưu kho dựa tren việc gia tăng có thể lường trước được nhu
cầu vào những thời điểm cụ thể trong năm
- Áp dụng khi dự báo nhu cầu sản phẩm vào một mùa nào đó sẽ tăng hay giảm
CHƯƠNG 2
1. Phân tích những khoản chi phí cần được xem xét trong việc quyết định địa
điểm?
- chi phí sản xuất: ở các địa điểm gần nhau thì hầu như giống nhau nên chúng ta có thể
loại bỏ chi phí này ra khỏi phương trình tính toán và tập trung vào chi phí vận tải
- chi phí vận tải đến: nếu chọn địa điểm gần khách hàng thì chi phí vận tải đến cao
Page
2
- chi phí vận tải ngoài cơ sở:những vị trí gần nhà cung cấp sẽ cs chi phí vận tải ngoài
cơ sở cao
vì thế địa điểm tốt nhất có khả năng nằm 1 vị trí nào đó giữa 2 đối tượng này
2. Bạn hãy phân tích để thấy được những quyết định về định vị cơ sở vật chất là
mang tính dài hạn?
-Xác định địa điểm cho các cơ sở chính là việc tìm ra những vị trí địa lý tốt nhất
cho các cấu thành khác nhau trong chuỗi cung cấp. Bất cứ khi nào tổ chức mở cơ
sở mới đều phải ra các quyết định về xác định địa điểm. Đây là những quyết định
quan trọng ảnh hưởng đến thành tích của tổ chức trong nhiều năm.
3. Bạn hãy phân tích những nhận tố ảnh hưởng đến việc định vị cơ sở vật chất
tại doanh nghiệp?
- chi phí sản xuất, tiền lương, thuế, tỷ giá hối đoái hiện tại, số lượng đối thủ cạnh
tranh, khoảng cách từ địa điểm hiện tại, mức trợ cấp phát triển, dân số, độ tin cậy của
nhà cung cấp. Các nhân tố khác không thể xác định như chất lượng cơ sở hạ tầng, sự
ổn định về chính trị, các quan điểm xã hội, mối quan hệ ngành, hệ thống luật pháp, sự
phát triển tương lai của nền kinh tế...Khi các tổ chức xem xét tất cả các trường hợp, họ
thường đi đến cùng kết luận.
CHƯƠNG 3
1. Các dạng tồn kho? Phân tích các lý do các doanh nghiệp thực hiện tồn kho ở
các giai đoạn?
- các dạng tồn kho:
+tồn kho nguyên vật liệu
+tồn kho sản phẩm dở dang
+tồn kho thành phẩm
Lý do các doanh nghiệp thực hiện tồn kho gồm:
+ mua mỗi lần với số lượng lớn: để qtrinh sản xuất không bị gián đoạn,dự trữ
+ dự trữ đầu cơ khi dự báo giá tăng trong tương lai: tránh tình trạng tăng giá
+ tồn khi trong quá trình sản xuất chuyên chở: hạn chế rủi ro
+ đối phó với các biến động cung cầu,chậm trễ giao hàng
2. Chi phí đặt hàng là gì?
3. Xác định chi phí mua hàng?
3
- Bao gồm những chi phí liên quan đén việc thiết đặt đơn hàng như: chi phí tìm
nguồn hàng,chi phí cho quá trình đặt hàng và một số khoản chi phí khác
Page
- là chi phí được tính căn cứ vào khối lượng hàng của đơn hàng và giá mua một
đơn vị hàng hóa
4. Chi phí tồn trữ bao gồm những chi phí nào?
- Chí phí về nhà cửa và kho hàng ( chiếm 3-10%)
- Chi phí sử dụng,thiết bị,phương tiện(chiếm 1-4%)
- Chi phí nhân lược cho hoạt động quản lý(chiếm 3-5%)
- Phí tổn cho việc đầu tư vào hàng dự trữ( chiếm 6-24%)
- Thiệt hại của hàng dự trữ do mất mát,hư hỏng hoặc không sử dụng được(chiếm 25%)
5. Hệ thống tồn kho là gì? Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phí tổn vận
hành hệ thống tồn kho?
- Hệ thống tồn kho là một tập hợp các thủ tục xác định bao nhiêu tồn kho sẽ được bổ
sung,mỗi lần bao nhiêu,thời điểm nào,các máy móc thiết bị,nhân sự thực hiện các thủ
tục một cách hiệu quả
- Các yếu tố ảnh hướng đến phí tổn vận hành hệ thống kho gồm:
+ Phương pháp kiểm soát tồn kho
+ Qui mô của việc phục vụ khách hàng hay khả năng chống lại sự cạn dự trữ trong
thời gian đặt hàng
+ Số lượng tồn kho bổ sung mỗi lần đặt hàng
CHƯƠNG 4
1. Bằng những ví dụ minh hoạ để thấy được tầm quan trọng của công tác thu
mua?
Ví dụ vinamilk: Sữa bò được thu mua từ nông dân Việt Nam, qua nhiều khâu kiểm tra
tại các trạm thu mua, trung chuyển. Có đội ngũ chuyên viên hỗ trợ bà con nông dân về
kỹ thuật nuôi bò, thức ăn, vệ sinh chuồng trại, cách vắt sữa, cách bảo quản và thu mua
sữa,… Sữa tươi nguyên liệu sau khi được thu mua và trữ lạnh trong các xe bồn, khi
đến nhà máy lại được kiểm tra nhiều lần trước khi đưa vào sản xuất, tuyệt đối không
chấp nhận sữa có chất lượng kém, chứa kháng sinh,…
Page
4
Lấy ví dụ về việc mua bánh xe của công ty Toyota, khác với Nestle, sau khi xác định
là công ty cần đặt hàng bánh xe cho quá trình lắp đặt ở nhà máy mới ở Đồng Nai. Đầu
tiên, công ty sẽ lên danh sách các công ty cung cấp lốp xe khác nhau như lốp xe Nhật
bridgestone ở VN, lốp xe Việt Nam DRC hay lốp xe trung quốc Alibaba. Sau đó, họ sẽ
dựa vào các chỉ tiêu về giá cá, chất lượng và số lượng có thể cung ứng, danh tiếng, tốc
độ phục vụ, độ tin cậy và dịch vụ khách hàng để chọn ra người phù hợp nhất. Công ty
tức nhiên sẽ đưa ra các điều kiện và giá cả cho cả 2 bên, đặc biệt khi nhu cầu của công
ty rất khác nhau giữa cần hàng có sẵn hay các vật liệu chuyên dụng. Và một khi chọn
được nhà cung ứng thích hợp, công ty sẽ gắn bó lâu dài với nhà cung ứng đó để thiết
lập giá cả và các điều khoản ưa đãi.
2. Phân tích ưu, nhược điểm của việc mua hàng tập trung là gì? Ví dụ minh hoạ.
- ưu điểm: đỡ rủi ro,dễ kiểm soát,tiết kiệm thời gian,dễ vận chuyện
- Nhược điểm: hạn chế đối với những công ty hoạt động ở phạm vi rộng,vì không phân
bố từng nơi nên sẽ không biết rõ về bối cảnh và văn hóa của địa phương,những mối
liên hệ với nhà cung ứng,hành động ít linh hoạt và chi phí vận chuyển cao
3. Phân tích ưu, nhược điểm khi sử dụng một (số lượng hạn chế) nhà cung cấp?
Áp dụng trong chiến lược này trong trường hợp nào (ví dụ minh hoạ)?
Ưu điểm: + mối quan hệ chặt chẽ giữa khách hàng và nhà cung ứng,thường được hình
thành dưới dạng liên minh hoặc đối tác
+ Cam kết của các bên để mối quan hệ thành công
+ kinh tế theo quy mô và giảm giá cho đơn hàng số lượng lớn
+ truyền thông dễ dàng,thủ tục quản lý đơn giản và giảm thiểu các hàng lặp lại
+ ít có sự biens động về nguyên vật liệu và việc cung ứng chúng
+ dễ giữ các yeu cầu,các điều kiện… một cách bí mật
Nhược điểm: + giá cao do không có sự canh tranh giữa các nha cung ứng
+ rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng khi có phát sinh vấn đề
+tiếp cận thông tin và kiến thức kém hơn
+ không có sự đổi mới và cải tiến
Áp dụng khi: + chi phí chuyên chở bằng đường biển hoặc với số lượng thấp hơn rất
nhiều khi chuyên chở với các hình thức khác
+Khi sản xuất các loại vật tư yêu cầu cần có các dụng cụ đặc biệt
+ Khi sử dụng nguồn cung cấp duy nhất tồn kho của toàn hệ thống giảm đi đáng kể.
+ sự phụ thuộc lẫn nhau giúp chia sẻ, giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh
+ thời gian giao hàng là yêu cầu bức thiết
5
4. Phân tích ưu, nhược điểm khi sử dụng nhiều nhà cung cấp? Áp dụng trong
chiến lược này trong trường hợp nào (ví dụ minh hoạ)?
Page
Ưu điểm: + sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp làm giảm giá
+ có ít rủi ro gián đoạn việc cung ứng,việc này tránh được bằng chuyển sang nhà cung
ứng khác
+ có thể dễ dàng giải quyết vấn đề nhu cầu đa dạng
+ Liên qua đến nhiều tổ chức nên có thể cho phép tiếp cận với thông tin và kiến thức
rộng hơn
+ khuyến khịch đổi mới và cải tiến nhiều hơn
+ không dựa vào việc tin tưởng một tổ chức bên ngoài
Nhược điểm: + không có mối quan hệ chặt chẽ vì có nhiều nhà cung ứng
+ Truyền thông khó khăn,quản lý phức tạp
+ gây biến động về nguyên vật liệu và việc cung ứng chúng
+ không giữ được yêu cầu,các điều kiện một cách bí mật
Áp dụng khi: + Để bảo vệ người mua trong thời kỳ khan hiếm,xảy ra đình công,bãi
công hay tình trạng khẩn cấp khác
+ đẻ duy trì sự cạnh tranh hay các nguồn cung dự phòng
+ khi cần đáp ứng các yêu cầu địa phương ở nước ngoài,nơi người mua có đạt cơ sơ
sản xuất
+ đáp ứng yêu cầu về khối lượng của khách hàng
+ Đế chống lại tính làm cao,tự mãn của nhà cung cấp khi họ là người duy nhất
5. Công ty có trụ sở chính và hoạt động kinh doanh ở Mỹ, mở rộng phạm vi sản
xuất sang thị trường Việt Nam. Công ty đang thực hiện chính sách mua hàng
tập trung, nguồn nguyên vật liệu được cung cấp gần nhà máy hoạt động.
Anh/Chị suy nghĩ như thế nào về chính sách mua hàng của công ty?
- chính sách mua hàng tập trung sẽ dẫn đến chi phí vận chuyển NVL từ MỸ sang Việt
Nam cao, văn hóa giữa Mỹ và Việt Nam khác nhau
6. Theo anh/chị đặc điểm nguyên vật liệu thu mua có ảnh hướng đến công tác thu
mua hay không? (Ví dụ).
- có ảnh hưởng. ví dụ thu mua cà phê:phải có tiêu chuẩn của hạt cà phê thu mua( độ
ẩm,màu sắc,tạp chất,mùi cà phê….),số lượng đặt hàng để thu mua là bao nhiêu để đáp
ứng kịp thời nguồn nguyên liệu để sản xuất mà vẫn đảm bảo chất lượng
Page
6
7. Theo anh/chị thế nào là một nhà cung ứng chất lượng? Làm thế nào để lựa
chọn một nhà cung ứng chất lượng? (Có thể lấy một tình huống cụ thể để minh
hoạ)
- Nhà cung ứng chất lượng phải đảm bảo các tiêu chí như:
+ Đảm bảo về mặt tài chính với triển vọng lâu dài
+có khả năng và năng lực cung ứng các NVL cần thiết
+Cung ứng chính xác các NVL yêu cầu
+ gửi các NVL với chất lượng cao được bảo đảm
+ có danh tiengs,uy tín,kinh nghiệm và nhạy bén…..
- Lựa chọn nhà cung ứng chất lượng qua các bước:
+ tìm kiếm các nhà cung ứng khác nhau
+ xây dựng danh sách các nhà cung ứng có chất lượng
+ so sánh và loại bỏ những nhà cung ứng không phù hợp cho đến khi còn 4 đến 5 nhà
cung ứng hứa hẹn nhất
+ chuẩn bị yêu cầu hoặc bảng chào giá và gửi nó cho các nhà cung ứng
+nhận đơn xin đấu thầu từ các nhà cung ứng sau đó đánh giá sơ bộ và loại bỏ một số
nhà cung ứng không đạt yêu cầu
+ đánh giá về mặt kinh tế và các điều kiện khác
+ lựa chọn nhà cung ứng phù hợ và sắp xếp cuộc họp trước khi ký két và giao ddownd
đặt hàng.
-Ví dụ công ty Nestle outsource việc thu mua cho các nhà trung gian cà phê ở Gia Lai
chứ không thu mua trực tiếp từ nông dân trồng cà phê. Để tìm được trung gian phù
hợp, công ty Nestle đã phải tìm kiếm thông tin về trung gian cà phê ở Việt Nam, thông
qua các quan hệ liên hệ họ và cả quảng cáo tìm nhà trung gian, lựa chọn ra danh sách
các nhà trung gian khác nhau để xem xét, đánh giá, chọn lọc ra danh sách các nhà
trung gian tiêm năng. Và những nhà trung gian này luôn có mối quan hệ mật thiết với
công ty cũng như được công ty chăm sóc rất tốt.
8. Nếu nhà cung cấp hiện tại không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của công ty
trong tương lại, bạn sẽ làm gì? Trình bày những ưu, nhược điểm đối với những
phương án bạn đưa ra.
- nếu nhà cung cấp hiện tại không đủ khả năng đáp ứng của công ty trong tương lai em
sẽ sử dụng nhiều nguồn cung ứng
7
Ưu điểm: + sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp làm giảm giá
Page
+ có ít rủi ro gián đoạn việc cung ứng,việc này tránh được bằng chuyển sang nhà cung
ứng khác
+ có thể dễ dàng giải quyết vấn đề nhu cầu đa dạng
+ Liên qua đến nhiều tổ chức nên có thể cho phép tiếp cận với thông tin và kiến thức
rộng hơn
+ khuyến khịch đổi mới và cải tiến nhiều hơn
+ không dựa vào việc tin tưởng một tổ chức bên ngoài
Nhược điểm: + không có mối quan hệ chặt chẽ vì có nhiều nhà cung ứng
+ Truyền thông khó khăn,quản lý phức tạp
+ gây biến động về nguyên vật liệu và việc cung ứng chúng
+ không giữ được yêu cầu,các điều kiện một cách bí mật
9.
Quan điểm của anh/ chị về nhận định sau: “Hoạt động “Thu mua” trong tổ
chức sẽ hiệu quả nếu tất cả các hoạt động thu mua của tổ chức diễn ra theo đầy
đủ các bước trong quy trình”?
- Quan điểm trên là sai bởi vì loại bỏ được nhiều thủ tục rườm rà, rút ngắn thời gian và
giảm thiểu chi phí
10. Một người cho rằng bạn nên luôn tìm kiếm các bảng báo giá, dù là các đơn
hàng lặp lại, điều này sẽ khuyến khích sự cạnh tranh và giảm giá thấp. Một số
người khác thì lại cho rằng bạn nên hình thành liên minh với một nhà cung cấp
vì thế họ có thể hiểu nhu cầu của nhau tốt hơn. Quan điểm nào bạn cho là thuyết
phục hơn? Làm rõ quan điểm?
- theo em quan điểm liên minh với nhà cung cấp khác vì không lo không có nhà
cung cấp,đôi bên cùng có lợi,sẽ nắm bắt được kinh nghiệp trong doanh nghiệp
khác,giúp đỡ các bên triển khai và áp dụng tốt nhất vào mức độ tương tác giữa họ.
đối với doanh nghiệp khi liên kết được với nhà cung ứng tốt là vô cung quý giá vì
chính nhà cung ứng góp phần trực tiếp đến thành công doanh nghiệp đáp ứng tốt
nhất mong đợi của người tiêu dùng
11. Quy trình thu mua/ cung ứng có thể tóm tắt thành các bước cơ bản sau:
Xác định nhu cầu Lựa chọn nhà cung cấp Lập đơn hàng và ký kết hợp đồng
Tổ chức thực hiện đơn hàng/hợp đồng Nhập kho, bảo quản và cung cấp cho
các bộ phận có nhu cầu.
a/ Theo anh/chị làm thế nào để có thể xác định nhu cầu mua hàng.
Page
8
- Xác định nhu cầu mua hàng:theo cơ chế của công ty,mỗi phòng ban,mỗi bộ phận
được giao nhiệm vụ cụ thẻ,phòng cung ứng là nơi chịu trách nhiệm đầu vào hàng
hóa,NVL cần thiết cho quá trình sản xuất,phụ tùng,máy móc… tùy vào loại hàng mà
quy trình phân tích,tổng hợp nhu cầu và lên kế hoạch mua hàng cũng có sự khác biệt
quan trọng phải trả lời được câu hỏi: đặt hàng khi nào? Số lượng bao nhiêu?...
b/ Là một doanh nghiệp mới thành lập trong chuỗi cung ứng. Anh/chị sẽ tiến
hành lựa chọn nhà cung ứng như thế nào?
-Chất lượng
-Uy tín
-Năng lực
-Chất lượng mong muốn
-Tài chính : ổn định, giá cả
c/ Để ký kết hợp đồng, anh/chị quan tâm những vấn đề gì trong điều khoản về
mua hàng?
- những vấn đề như giá,số lượng,mặt hàng…..
CHƯƠNG 7
1. Những áp lực nào đòi hỏi chuỗi cung ứng của công ty anh/ chị nghiên cứu
phải thực hiện cải tiến và thay đổi trong chuỗi cung ứng của công ty.
- Khách hàng ngày càng hiểu biết hơn và họ ngày càng yêu cầu chất lượng cao
hơn, dịch vụ tốt hơn và chi phí thấp hơn.
Cạnh tranh ngày càng trở nên dữ dội hơn và các tổ chức phải tìm mọi cơ hội để
duy trì lợi thế cạnh tranh
Có sự thay đổi quyền lực trong chuỗi cung ứng.
Những thay đổi lớn ở thị trường bán lẻ
Thương mại quốc tế liên tục phát triển
Các tổ chức đang phát kiến và áp dụng các loại hình sản xuất mới
Nhiều tổ chức đang chuyển đổi định hướng vào sản phẩm sang định hướng vào
quy trình
Sự cải thiện đáng kể hoạt động truyền thông
Các tổ chức có khuynh hướng nhấn mạnh vào các hoạt động cốt lõi tăng cường
sử dụng các hoạt động ngoại vi từ bên ngoài
Page
và các giao ước khác
9
Ngày nay các tổ chức đang gia tăng sự hợp tác thông qua các liên minh, cộng tác
Nhà quản trị nhận thức được tầm quan trọng chiến lược của chuỗi cung ứng.
Các quan điểm và nhận thức đối với hoạt động vận tải thay đổi từ việc nhìn nhận
vấn đề tắc nghẽn giao thông đường bộ đặc biệt ở các thành phố lớn và các khu
công nghiệp, sự quan tâm đến chất lượng giao thông đường không và ô nhiễm
môi trường, những vấn đề về môi trường, chính sách của chính phủ về chi phí
thực tế của vận tải đường bộ, tư nhân hóa dịch vụ bán lẻ, bãi bỏ các quy định về
vận tải và những thay đổi khác.
2. Theo anh/chị để hợp tác hiệu quả với các thành viên khác trong chuỗi, tổ
chức cần phải làm gì?
- Các thành viên trong chuỗi phải cởi mở và chia sẻ với nhau,
3. Ưu nhược điểm của các hình thức hợp tác chính thức, phi chính thức là gì?
4. Tích hợp dọc là gì? Thế nào là tích hợp ngược dòng, tích hợp xuôi dòng? Ví
dụ?
- Là mô tả mức độ sở hữu chuổi cung ứng của một tổ chức
-Khi một tổ chức sở hữu đáng kể các bên cung cấp nghĩa là nó thực hiện tích hợp
ngược dòng hoặc về phía sau.
- Ngược lại, khi tổ chức sở hữu đáng kể mạng lưới phân phối, nó thực hiện tích hợp
xuôi dòng hoặc về phía trước.
5. Phân tích một số lợi ích từ việc tích hợp là gì?
- Sự cộng tác đích thực giữa tất cả các thực thể của chuỗi cung ứng, với việc chia
sẻ thông tin và nguồn lực.
- Chi phí thấp hơn- do cân đối các hoạt động, tồn kho thấp, tính hiệu quả nhờ quy
mô, giảm thiểu các hoạt động gây lãng phí thời gian hoặc không tạo ra giá trị...
- Cải thiện thành tích- trên cơ sở dự báo chính xác, hoạch định tốt hơn, sử dụng
hiệu suất các nguồn lực, sự ưu tiên một cách hợp lý và...
- Cải thiện dòng dịch chuyển nguyên vật liệu - sự hợp tác giúp cho nguyên vật liệu
dịch chuyển nhanh hơn và độ tin cậy cao hơn từ đó làm cho dịch vụ khách hàng
tốt hơn, thời gian đặt hàng tốt hơn, vận chuyển nhanh hơn và đáp ứng yêu cầu
10
của khách hàng cao hơn.
môi trường.
Page
- Linh hoạt hơn- các tổ chức phản ứng nhanh nhạy hơn với những biến động của
- Các thủ tục chuẩn hóa. Việc tích hợp tạo ra các thủ tục mang tính thông lệ, chuẩn
hóa và giảm thiểu sự trùng lắp nỗ lực, thông tin, việc lập kế hoạch...
- Gia tăng độ tin cậy của chất lượng và ít phải kiểm tra hơn thông qua các chương
trình quản trị chất lượng tích hợp.
6. Ưu nhược điểm của các hình thức hợp tác chính thức, phi chính thức là gì?
7. Sự cộng tác là gì? Một lợi ích từ sự công tác?
- Sự cộng tác nhà cung cấp là mối quan hệ đang phát triển liên tục giữa các
doanh nghiệp, bao hàm sự cam kết qua thời gian, và chia sẻ thông tin, rủi ro và lợi
ích từ mối quan hệ.
-Sự cộng tác có thể dẫn đến những thay đổi trong hoạt động của tổ chức.Ví dụ tính
ổn định của sự cộng tác có thể khích lệ nhà cung cấp chuyên biệt hóa vào một loại sản
phẩm nào đó. Những điều này tạo ra cam kết trong liên minh dẫn đến giảm thiểu dãy
sản phẩm cung ứng, gia tăng hiệu quả và tập trung vào số lượng nhỏ khách hàng với
dịch vụ chất lượng cao.
- Sự cộng tác chia sẻ thông tin với khách hàng mà không lo sợ thông tin này được
sử dụng với mục đích tìm kiếm lợi thế thương mại. Khách hàng sẽ nhận được lợi ích
thông qua việc giảm số lượng nhà cung cấp và không phải tốn thời gian tìm kiếm
những thương vụ tốt nhất trong lĩnh vực này nữa.
8. Làm thế nào để tạo ra sự cộng tác thành công? Các nhân tố tác động đến sự
công tác là gì?
- để tạo ra sự cộng tác thành công cần phải phân tích hoạt động hiện tại và kế hoạch
tương lai để xem liên minh nào có lợi
- các nhân tố ảnh hưởng:
+Các nhân tố động lực, đây chính là những lý do thuyết phục việc hình thành sự
cộng tác, chẳng hạn như giảm chi phí, phục vụ khách hàng tốt hơn, hoặc tính bảo
mật.
+ Các nhân tố thúc đẩy, đây là những nhân tố hợp nhất hỗ trợ, khuyến khích sự
hợp tác, chẳng hạn như tính tương tích với hoạt động của doanh nghiệp, cách
11
quản trị tương đồng, mục đích chung và...
Page
+ Các cấu thành, đây là những hoạt động chung được sử dụng để xây dựng và
duy trì mối quan hệ, chẳng hạn như kênh truyền thông, hoạch định chung, chia
sẻ rủi ro và phần thưởng, đầu tư...
9. Một số lợi ích và hạn chế khi thực hiện tích hợp dọc trong chuỗi cung ứng?
- Lợi ích: +Khắc phục được nhược điểm của kênh phân phối truyền thống
+Làm tăng khả năng phối hợp hành động, năng lực cạnh tranh và đạt được hiệu quả
cao do tận dụng được hiệu quả theo quy mô trong phân phối
+Xóa bỏ các công việc bị trùng lặp và giảm thiểu các xung đột giữa các thành viên
trong kênh phân phối
+Tăng khả năng thu nhận thông tin phản hồi trực tiếp từ thị trường
- hạn chế: mức độ tích hợp dọc càng lớn dẫn đến chi phí càng cao, làm cho những
tổ chức lớn bị phân tán nguồn lực, và cần nhiều các chuyên môn hoặc những kỹ
năng đặc biệt mà tổ chức không có, giảm thấp mức độ linh hoạt để có thể phản ứng
trước những điều kiện thay đổi,
CHƯƠNG 8
1. Các lựa chọn của chiến lược sản xuất? Lựa chọn chiến lược phù hợp, lợi ích
của các chiến lược sản xuất?
- Các lựa chọn chiến lược trong lĩnh vực sản xuất này bao gồm:
Quyết định về cách thức đáp ứng nhu cầu bằng tồn kho: sản xuất để tồn kho; sản
xuất theo đơn đặt hàng; thiết kế theo đơn đặt hàng; hoặc các cách khác.
Quyết định tự sản xuất hay gia công bên ngoài các khâu sản xuất của mình
Quyết định phân bố hoạt động sản xuất: chiến lược sản xuất ở xa chi phí thấp;
hoàn chỉnh sản phẩm cuối cùng bên ngoài khu vực sản xuất và ở nơi gần với
Page
12
khách hàng.
2. Chiến lược kênh giải quyết vấn đề gì trong chuỗi cung ứng?
Chiến lược kênh phải giải quyết vấn đề sản phẩm và dịch vụ được đưa đến khách
hàng hoặc người sử dụng cuối cùng như thế nào. Các quyết định này đề cập đến
các vấn đề như bán một cách gián tiếp qua các trung gian phân phối hay các nhà
bán lẻ hay một cách trực tiếp đến khách hàng thông qua Internet hoặc lực lượng
bán hàng trực tiếp.
3. Một số đặc điểm của chuỗi cung ứng đẩy là gì? Ưu nhược điểm của chuỗi
cung ứng đẩy là gì?
Khái niệm:Làphương pháp tổ chức sản xuất theo dự báo nhu cầu thị trường
Ưu điểm:Đơn giản, dễ thực hiện, có nhiều thời gian để sản xuất, hạ giá thành sản
phẩm nhờ pháthuy tính kinh tế về quy mô và đường cong kinh nghiệm
Nhược điểm
-Tạo ra khối lượng hàng tồn kho lớn, chu kỳ sản xuất dài, chi phí dự trữ cao,
cónhững trường hợp hàng dự trữ không bán được do dự báo nhu cầu không chính
xác.
-Đòi hỏi lượng vốn lưu động lớn, vòng quay chậm
- ví dụ: Áo ấm sẽ được ĐẩY xuống các nhà bán lẻ khi mùa hè kết thúc & bắt đầu
của mùa thu đông.
4. Đặc điểm của chuỗi cung ứng kéo? Ưu nhược điểm của chuỗi cung ứng
kéo?
Khái niệm Hoạch định sản xuât dựa trên nhu cầu và đơn hàng thực tế của thị
trường ( sản xuất dựavào đơn đặt hàng )
Ưu điểm : Giúp loại bỏhàng tồn kho , tăng mức độdịch vụ, giảm được vốn lưu
động, tăng vòngquay vốn, phản ứng nhanh và hiệu quả hơn với những thay đổi của
thị trường.
Nhược điểm:Phải có khả năng phản ứng nhanh trước những yêu cầu của thị trường,
tổ chức linh hoạt(do phải đáp ứng nhiều đơn hàng có quy mô nhỏ), phải tổ chức và
quản lý tốt hệ thốngthông tin, chu trình sản xuất được quản lý chặt chẽ, khoa học,
có khả năng đáp ứng đượcyêu cầu nghiêm ngặt về tiến độ , thời gian giao hàng…
13
Ví dụ: Với ngành công nghiệp bán máy tính trực tiếp, họ sẽ chờ đến khi nhận được
đơn đặt hàng của khách hàng để bắt đầu quy trình sản xuất.
Page
5. Lấy ví dụ minh họa cho chuỗi cung ứng đẩy - kéo và xác định biên giới của
chuỗi cung ứng đẩy – kéo?
Page
14