Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định thiết kế công trình thủy lợi tại sở nông nghiệp và PTNT tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 94 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân
tôi. Kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong tất cả các
công trình nghiên cứu nào trước đây.
Tác giả

Nông Văn Thắng

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, học viên xin cảm ơn đến các cán bộ, giảng viên của trường Đại học Thủy
lợi đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức cho học viên trong suốt quá trình học tập tại
trường. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Trọng Tư
đã hướng dẫn tận tình, chỉ bảo và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết trong quá
trình thực hiện luận văn. Đến nay, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài
“Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định thiết kế công trình Thủy lợi tại Sở Nông
nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn”, chuyên ngành Quản lý xây dựng.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn;
Lãnh đạo phòng Kế hoạch tài chính đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để học viên
hoàn thành khóa học và thực hiện luận văn cuối khóa.
Cuối cùng, học viên xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã ủng hộ, động viên
chia sẻ hỗ trợ trong lúc khó khăn để học viên hoàn thành chương trình học và luận văn
cuối khoá của mình.
Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên Luận văn
khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
quý độc giả.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, Ngày


tháng

năm 2017

Tác giả

Nông Văn Thắng

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ......................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của Đề tài ..............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu của Đề tài ..................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ...............................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..................................................................2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH ..................................................................................................4
1.1. Chất lượng công trình xây dựng và chất lượng hồ sơ thiết kế công trình xây dựng........4
1.1.1. Công trình xây dựng ..............................................................................................4
1.1.2. Chất lượng công trình xây dựng............................................................................4
1.1.3. Chất lượng hồ sơ thiết kế công trình xây dựng .....................................................5
1.2. Quản lý chất lượng thẩm định thiết kế công trình xây dựng ....................................6
1.2.1. Chức năng, phương thức và nguyên tắc quản lý chất lượng.................................6

1.2.1.1. Các chức năng cơ bản của quản lý chất lượng ..................................................6
1.2.1.2. Phương thức quản lý chất lượng ........................................................................8
1.2.1.3. Nguyên tắc quản lý chất lượng công trình xây dựng. ......................................11
1.2.2. Nội dung của hoạt động quản lý chất lượng thẩm định thiết kế công trình xây
dựng ...............................................................................................................................12
1.2.2.1. Nội dung thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và dự toán
xây dựng. .......................................................................................................................12
1.2.2.2. Nội dung thẩm định thiết kế xây dựng đối với dự án chỉ lập Báo cáo kinh tế kỹ
thuật đầu tư xây dựng ...................................................................................................13
1.2.3. Mô hình quản lý chất lượng thẩm định thiết kế công trình xây dựng. ................14

iii


1.2.4. Ý nghĩa của việc nâng cao công tác quản lý chất lượng thẩm định công trình xây
dựng ............................................................................................................................... 15
1.3. Vai trò của công tác thẩm định thiết kế công trình xây dựng ................................ 16
1.4. Công tác thẩm định thiết kế xây dựng công trình thủy lợi hiện nay. ..................... 17
Kết luận chương 1 ....................................................................................................... 18
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ
....................................................................................................................................... 20
2.1. Các quy định về công tác thẩm định thiết kế công trình xây dựng ........................ 20
2.1.1. Cơ sở pháp lý quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng .................................. 21
2.1.2. Các quy đinh về công tác thẩm định thiết kế công trình xây dựng ..................... 23
2.1.2.1. Nguyên tắc thẩm định thiết kế xây dựng công trình......................................... 24
2.1.2.2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thẩm đỉnh thiết kế xây dựng công
trình. .............................................................................................................................. 24
2.1.2.3. Trình tự thẩm định thiết kế xây dựng công trình.............................................. 26
2.1.2.4. Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng công trình. ....................................... 28
2.1.2.5. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng công trình. ........ 28

2.1.2.6. Thẩm tra phục vụ công tác thẩm định thiết kế xây dựng công trình. ............... 29
2.1.2.7. Kết quả thẩm định và thông báo kết quả thẩm định. ....................................... 30
2.2. Nội dung của công tác thẩm định thiết kế công trình xây dựng. ........................... 31
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của công tác thẩm định thiết kế công trình
xây dựng ......................................................................................................................... 32
2.3.1. Năng lực, kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ thẩm định ................................... 32
2.3.2. Quy trình thẩm định ............................................................................................ 33
2.3.3. Tổ chức thực hiện công tác thẩm định ................................................................ 34
2.3.4. Thời gian ảnh hưởng đến công tác thẩm định .................................................... 35
2.3.5. Môi trường pháp lý............................................................................................. 35
Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 36
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM
ĐỊNH THIẾT KẾ TẠI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH BẮC KẠN........... 37
3.1. Giới thiệu chung về Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn ............................... 37
3.1.1. Vị trí ..................................................................................................................... 37

iv


3.1.2. Chức năng............................................................................................................37
3.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn........................................................................................37
3.1.4. Tình hình công tác đầu tư XDCB thuộc ngành Nông nghiệp và PTNT ..............47
3.2. Phân tích thực trạng công tác thẩm định thiết kế công trình thủy lợi tại Sở Nông
nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn .......................................................................................48
3.2.1. Sơ lược về Phòng chuyên môn thực hiện công tác thẩm định các công trình xây
dựng Nông nghiệp và PTNT ..........................................................................................48
3.2.2. Quy trình tổ chức thực hiện công tác thẩm định thiết kế các công trình Nông
nghiệp và PTNT .............................................................................................................50
3.2.3. Những kết quả đạt được trong công tác thẩm định thiết kế ................................54
3.2.4. Phân tích những vấn đề còn tồn tại trong công tác thẩm định thiết kế ..............55

3.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định thiết kế xây
dựng công trình thủy lợi tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn ..........................59
3.3.1. Kiện toàn tổ chức, hoàn thiện cơ chế, chính sách ...............................................59
3.3.2. Giải pháp phát triển và đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường cơ sở vật chất.....62
3.3.3. Công khai, minh bạch, chống tiêu cực, tham nhũng và lãng phí ........................62
3.3.4. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định thiết kế ...............................................63
3.4. Đề xuất kế hoạch triển khai áp dụng các giải pháp cho dự án Kè chống sạt lở bờ tả
sông Năng đoạn qua tiểu khu 8 và 9, thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn .....69
3.4.1. Sơ lược về công trình Kè chống sạt lở bờ tả sông Năng đoạn qua tiểu khu 8 và
9, thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.............................................................70
3.4.2. Triển khai áp dụng các giải pháp trong thẩm định thiết kế bản vẽ thi công công
trình Kè chống sạt lở bờ tả sông Năng đoạn qua tiểu khu 8 và 9, thị trấn Chợ Rã,
huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ............................................................................................74
Kết luận chương 3........................................................................................................80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................82
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................85

v


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Sơ đồ đảm bảo chất lượng ............................................................................... 9
Hình 1.2 Mô hình đảm bảo chất lượng ........................................................................ 10
Hình 1.3 Mô hình kiểm soát chất lượng toàn diện – TQC ........................................... 11
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức phòng Kế hoạch tài chính..................................................... 49
Hình 3.2 Các bước tiến hành thẩm định ....................................................................... 50
Hình 3.3 Sơ đồ quy trình thẩm định tại phòng Kế hoạch tài chính ............................... 51
Hình 3.4 Cơ cấu tổ chức phòng Quản lý XDCT .......................................................... 61
Hình 3.5 Lưu đồ quy trình thẩm định đề xuất cải tiến .................................................. 64
Hình 3.6 Hình vẽ mặt cắt ngang đại diện ...................................................................... 71

Hình 3.7 Hình vẽ mặt bằng đại diện.............................................................................. 72
Hình 3.8 Hình vẽ mặt cắt tấm lát mái Kè ...................................................................... 73
Hình 3.9 Hình vẽ mặt cắt ống Buy ................................................................................ 73

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Thành phần hồ sơ trình thẩm định .................................................................52
Bảng 3.2 Tổng hợp các dự án được thẩm định tại Phòng Kế hoạch tài chính ..............55
Bảng 3.3 Thành phần hồ sơ trình thẩm định thiết kế cơ sở ...........................................65
Bảng 3.4 Thành phần hồ sơ trình thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công,
dự toán triển khai sau thiết kế cơ sở ..............................................................................67
Bảng 3.5 Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công,
dự toán ...........................................................................................................................74
Bảng 3.6 Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định thiết kế bản vẽ thi công,
dự toán ...........................................................................................................................77

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BXD

: Bộ xây dựng

BVTC

: Bản vẽ thi công


CTXD

: Công trình xây dựng

KT-HT

: Kinh tế - Hạ tầng

QH

: Quốc hội



: Quyết định

TT

: Thông tư

TTLT

: Thông tư liên tịch

ND

: Nghị định

CP


: Chính phủ

UBND

: Ủy ban nhân dân

VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật
XDCB

: Xây dựng cơ bản

XDVN

: Xây dựng Việt Nam

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Cùng với sự phát triển toàn cầu hóa, ngành xây dựng ở Việt Nam được coi là một ngành
kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Do vậy, ngành xây
dựng ngày càng được chú trọng đầu tư với mục tiêu hướng tới không chỉ là số lượng mà
cả chất lượng. Trong trình tự đầu tư xây dựng, chất lượng công trình được quyết định
chủ yếu trong giai đoạn thi công nhưng để phục vụ tốt được trong giai đoạn này thì khâu
thiết kế đóng vai trò vô cùng quan trọng, đảm bảo chất lượng, an toàn trong thi công.
Công trình thủy lợi là ngành thuộc nhóm kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nó có vai trò
hết sức quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước và nâng cao đời sống của nhân
dân. Các công trình thủy lợi, hệ thống thủy lợi mỗi năm đều được xây mới, cải tạo để
đáp ứng cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

Với đặc thù công trình thủy lợi có kết cấu lớn, phức tạp, cho nên ngay từ những khâu
đầu tiên của dự án, chất lượng công tác khảo sát và lập hồ sơ dự án đầu tư có ảnh hưởng
lớn đến chất lượng công trình, chi phí, thời gian và an toàn trong thi công, khai thác...
Tuy nhiên, hiện nay, đa số các dự án được lập không phù hợp với thực tế, chất lượng
phê duyệt thiếu chính xác, do quan niệm đây chỉ là khâu thủ tục. Các phương án thiết kế
chưa xem xét toàn diện các mặt kỹ thuật, kinh tế - tài chính, thẩm mỹ, bảo vệ môi
trường, an ninh quốc phòng; chưa chú ý đến khả năng cải tạo và mở rộng sau này.
Hiện nay, việc tăng cường chức năng thẩm tra, thẩm định các dự án đầu tư xây dựng
công trình cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng; nâng cao trách nhiệm của Chủ
đầu tư trong thực hiện các công trình xây dựng, nhất là các dự án sử dụng nguồn vốn
từ ngân sách nhà nước đã được quy định chặt chẽ hơn. Quốc hội, Chính phủ và các Bộ
ngành đã đưa ra nhiều quy định mới để tăng cường kiểm tra của cơ quan quản lý nhà
nước về xây dựng đối với chất lượng các công trình xây dựng nhằm đảm bảo cho việc
đầu tư có hiệu quả, chất lượng các công trình ngày một nâng lên. Thực tế qua thống kê
các sự cố công trình cho thấy rằng nguyên nhân về thiết kế là yếu tố chính gây ra sự cố
hư hỏng, sập đổ công trình; đi kèm với nó có nguyên nhân liên quan đến việc kiểm

1


soát thiếu chặt chẽ trong khâu khảo sát, thiết kế, lập dự toán từ các cơ quan quản lý
Nhà nước. Do vậy, đã gây ra lãng phí và thất thoát lớn trong chi phí đầu tư xây dựng.
Trong thời gian qua, công tác thẩm định các nội dung liên quan đến công tác đầu tư
xây dựng công trình tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn còn tồn tại một số bất
cập, đặc biệt là trong công tác thẩm định thiết kế. Với mong muốn đóng góp những
kiến thức đã được học tập và nghiên cứu đối với đơn vị học viên công tác, tác giả đã
lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định thiết kế công trình Thủy
lợi tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài luận văn tốt nghiệp khóa
học.
2. Mục đích nghiên cứu của Đề tài

Nghiên cứu một số giải pháp về tổ chức thực hiện và giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao
chất lượng thẩm định thiết kế công trình thủy lợi tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh Bắc Kạn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý chất lượng công tác thẩm định thiết kế tại
Dự án xây dựng Kè chống sạt lở bờ tả sông Năng đoạn qua tiểu khu 8 và 9, trị trấn Chợ
Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu cách tổ chức thực hiện trong công tác thẩm định hồ sơ
thiết kế đối với công trình Kè chống sạt lở bờ sông, đề xuất các giải pháp nâng cao chất
lượng công tác thẩm định thiết kế xây dựng công trình Thủy lợi tại Sở Nông nghiệp và
PTNT Bắc Kạn.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Tiếp cận cơ sở lý thuyết chất lượng thẩm định thiết kế;
- Tiếp cận các thể chế, pháp quy trong xây dựng;
- Tiếp cận các thông tin dự án;

2


- Phương pháp điều tra thu thập thông tin;
- Phương pháp thống kê số liệu;
- Phương pháp phân tích tổng hợp.

3


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1.1. Chất lượng công trình xây dựng và chất lượng hồ sơ thiết kế công trình xây dựng
1.1.1. Công trình xây dựng
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật
liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao
gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước,
được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm: Công trình dân dụng; công
trình công nghiệp; giao thông; nông nghiệp và phát triển nông thôn; công trình hạ tầng
kỹ thuật và công trình khác.
1.1.2. Chất lượng công trình xây dựng
Chất lượng công trình xây dựng là tổng hợp các yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật
và mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng,
các qui định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế.
Để tạo ra sản phẩm là công trình xây dựng đạt chất lượng không chỉ là an toàn kết cấu,
không chỉ là chất lượng vật liệu, chất lượng thi công mà bao gồm toàn bộ những hoạt
động, những chế tài tạo thành sản phẩm công trình xây dựng. Như chất lượng quản lý,
chất lượng bộ máy con người thực thi, chất lượng thiết bị, chất lượng hồ sơ thiết kế, chất
lượng thẩm tra, thẩm định, tiêu chuẩn áp dụng v.v... Có được chất lượng công trình xây
dựng như mong muốn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong đó có yếu tố cơ bản nhất là
năng lực quản lý (của chính quyền, của chủ đầu tư) và năng lực của các nhà thầu tham
gia các quá trình hình thành sản phẩm xây dựng. [1]
Xét từ góc độ bản thân sản phẩm xây dựng và người thụ hưởng sản phẩm xây dựng,
chất lượng công trình được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản như: Chỉ tiêu công dụng,
độ tin cậy, công nghệ tiên tiến; tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật; tính thẩm mỹ; an toàn
trong khai thác, sử dụng, tính kinh tế; đảm bảo về tính thời gian và đạt chỉ tiêu sinh
thái. Rộng hơn, chất lượng công trình xây dựng còn có thể và cần được hiểu không chỉ
từ góc độ của bản thân sản phẩm và người hưởng thụ sản phẩm xây dựng mà còn cả
trong quá trình hình thành sản phẩm xây dựng đó với các vấn đề liên quan khác. [2]
4



Ở Việt Nam hiện nay, công trình Kè chống xói lở bờ Sông là loại hình công trình
thuỷ lợi khá phổ biến, chất lượng công trình được quan tâm ngay từ khi hình thành
ý tưởng về xây dựng công trình; từ khâu quy hoạch, lập báo cáo nghiên cứu khả thi
đến giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công và bàn giao đưa công trình vào sử dụng.
Chất lượng công trình xây dựng được thể hiện ở chất lượng quy hoạch xây dựng,
chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình, chất lượng khảo sát, thiết kế và thẩm
định...
Tuy nhiên, thực tế cho thấy nguyên nhân gây ra sự cố công trình Kè chống xói lở
bờ Sông ảnh hưởng đến chất lượng công trình chủ yếu là do chất lượng khảo sát,
thiết kế, thi công, quản lý chất lượng và công tác thẩm định.
1.1.3. Chất lượng hồ sơ thiết kế công trình xây dựng
Chất lượng hồ sơ thiết kế công trình xây dựng là chất lượng của hồ sơ thiết kế đáp
ứng theo đúng quy chuẩn xây dựng, tuân thủ đúng các quy định về kiến trúc, quy
hoạch xây dựng hiện hành. Hồ sơ thiết kế bước sau phải phù hợp với nội dung của
bước thiết kế trước; tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và cấp công trình đã được
người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt trong báo cáo nghiên cứu khả thi
hoặc báo cáo đầu tư. [3]
Theo quy định của Luật xây dựng, việc đánh giá chất lượng hồ sơ thiết kế được
thực hiện thông qua công tác thẩm tra, thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước.
Thực tế một số hồ sơ thiết kế trình thẩm định vẫn còn rất nhiều sai sót, chưa đảm
bảo chất lượng, thiếu các văn bản yêu cầu theo quy định như: Chủ trương đầu tư
hoặc Quyết định phê duyệt dự án; thiết kế đưa ra giải pháp công trình chưa hợp lý,
khối lượng trong thiết kế so với khối lượng tính trong dự toán không phù hợp; phần
thuyết minh thiết kế kỹ thuật, báo cáo kinh tế kỹ thuật các tiêu chuẩn áp dụng đôi
khi còn cập nhật chậm vẫn sử dụng tiêu chuẩn cũ; định mức chi phí, đơn giá chưa
cập nhật kịp thời khi cơ chế chính sách thay đổi. Có thể thấy rằng, công tác thẩm
định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, qua thẩm định sẽ giúp cho người quyết định
đầu tư có quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn được phương án kỹ thuật, công
nghệ tối ưu giúp tăng hiệu quả của công trình.


5


1.2. Quản lý chất lượng thẩm định thiết kế công trình xây dựng
Chất lượng công tác thẩm định là tập hợp các yếu tố đã phù hợp (hoặc đã thỏa mãn)
một cách tốt nhất so với các yêu cầu và mục đích đề ra. Nó được xác định thông
qua việc xem xét, đánh giá các yếu tố đó đảm bảo tuân thủ theo các quy định của
nhà nước, quy chuẩn, tiêu chuẩn của nhà nước ban hành, phù hợp với mục tiêu đề
ra và đạt hiệu quả tốt nhất.
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham
gia các hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật, có liên quan trong quá
trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công
trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình. [4]
1.2.1. Chức năng, phương thức và nguyên tắc quản lý chất lượng.
1.2.1.1. Các chức năng cơ bản của quản lý chất lượng
- Chức năng hoạch định: Hoạch định là chất lượng quan trọng hàng đầu và đi trước
các chức năng khác của quản lý chất lượng.
Hoạch định chất lượng là một hoạt động xác định mục tiêu và các phương tiện,
nguồn lực và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chất lượng sản phẩm. Nhiệm vụ
của hoạch định chất lượng là:
+ Nghiên cứu thị trường để xác định yêu cầu của khách hàng về sản phẩm hàng hoá
dịch vụ, từ đó xác định yêu cầu về chất lượng, các thông số kỹ thuật của sản phẩm
dịch vụ, thiết kế sản phẩm dịch vụ.
+ Xác định mục tiêu chất lượng sản phẩm cần đạt được và chính sách chất lượng của
doanh nghiệp.
+ Chuyển giao kết quả hoạch định cho các bộ phận tác nghiệp.
+ Hoạch định chất lượng có tác dụng: Định hướng phát triển chất lượng cho toàn
công ty. Tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, giúp các
doanh nghiệp chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường. Khai thác sử dụng có
hiệu quả hơn các nguồn lực và tiềm năng trong dài hạn góp phần làm giảm chi phí

cho chất lượng.
6


- Chức năng tổ chức: Theo nghĩa đầy đủ để làm tốt chức năng tổ chức cần thực hiện
các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
+ Tổ chức hệ thống quản lý chất lượng: Hiện đang tồn tại nhiều hệ thống quản lý
chất lượng như TQM (Total Quanlity Mangement), ISO 9000 (International
Standards Organization), HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point
System), GMP (Good Manufacturing Practices), Q-Báe (tập hợp các kinh nghiệm
quản lý chất lượng đã được thực thi tại New Zealand), giải thưởng chất lợng Việt
Nam,… Mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình hệ thống chất lượng phù hợp.
+ Tổ chức thực hiện bao gồm việc tiến hành các biện pháp kinh tế, tổ chức, kỹ
thuật, chính trị, tư tưởng, hành chính nhằm thực hiện kế hoạch đã xác định. Nhiệm
vụ bao gồm: Làm cho mọi người thực hiện kế hoạch biết rõ mục tiêu, sự cần thiết
và nội dung mình phải làm; tổ chức chương trình đào tạo và giáo dục cần thiết đối
với những người thực hiện kế hoạch; cung cấp nguồn lực cần thiết ở mọi nơi và
mọi lúc.
- Chức năng kiểm tra, kiểm soát: Kiểm tra kiểm soát chất lượng là quá trình điều
khiển, đánh giá các hoạt động tác nghiệp thông qua những kỹ thuật, phương tiện,
phương pháp và hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu đặt ra.
Những nhiệm vụ chủ yếu của kiểm tra, kiểm soát chất lượng là:
+ Tổ chức các hoạt động nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng như yêu cầu;
+ Đánh giá việc thực hiện chất lượng trong thực tế của doanh nghiệp;
+ So sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện những sai lệch;
+ Tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm khắc phục những sai lệch, đảm bảo thực
hiện đúng yêu cầu;
Khi thực hiện kiểm tra, kiểm soát các kết quả thực hiện kế hoạch cần đánh giá một
cách độc lập những vấn đề sau:
+ Liệu kế hoạch có được tuân theo một cách trung thành không?

+ Liệu bản thân kế hoạch đã đủ chưa
7


Nếu mục tiêu không đạt được có nghĩa là một trong hai hoặc cả hai điều kiện trên
không được thoả mãn.
- Chức năng kích thích: Kích thích việc đảm bảo và nâng cao chất lượng được thực
hiện thông qua áp dụng chế độ thưởng phạt về chất lượng đối với người lao động
và áp dụng giải thưởng quốc gia về đảm bảo và nâng cao chất lượng.
- Chức năng điều chỉnh, điều hoà, phối hợp: Là toàn bộ những hoạt động nhằm tạo
ra sự phối hợp đồng bộ, khắc phục các tồn tại và đưa chất lượng sản phẩm lên mức
cao hơn nhằm giảm dần khoảng cách giữa mong muốn của khách hàng và thực tế
chất lượng đạt được, thoả mãn khách hàng ở mức cao hơn.
Hoạt động điều chỉnh, điều hoà, phối hợp đối với quản lý chất lượng được hiểu rõ ở
nhiệm vụ cải tiến và hoàn thiện chất lượng. Cải tiến và hoàn thiện chất lượng được
tiến hành theo các hướng:
+ Phát triển sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm;
+ Đổi mới công nghệ;
+ Thay đổi và hoàn thiện quá trình nhằm giảm khuyết tật.
1.2.1.2. Phương thức quản lý chất lượng
- Phương thức kiểm tra chất lượng: Một phương thức đảm bảo chất lượng sản
phẩm phù hợp với qui định là kiểm tra các sản phẩm và chi tiết bộ phận, nhằm sàng
lọc và loại bỏ các chi tiết, bộ phận không đảm bảo tiêu chuẩn hay quy cách kỹ
thuật. Theo ISO 8402 thì “kiểm tra chất lượng là các hoạt động như đo, xem xét,
thử nghiệm hoặc định chuẩn một hay nhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết
quả với yêu cầu quy định nhằm xác định sự không phù hợp của mỗi đặc tính”.
- Phương thức kiểm soát chất lượng: Kiểm soát chất lượng là các hoạt động kỹ
thuật mang tính tác nghiệp được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu chất lượng. Để
kiểm soát chất lượng phải kiểm soát được mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá
trình tạo ra chất lượng. Việc kiểm soát này nhằm ngăn ngừa sản xuất ra sản phẩm


8


khuyết tật. Mỗi doanh nghiệp muốn có sản phẩm, dịch vụ của mình có chất lượng
cần phải kiểm soát được 5 điều kiện cơ bản sau:
+ Kiểm soát con người;
+ Kiểm soát phương pháp và quá trình;
+ Kiểm soát việc cung ứng các yếu tố đầu vào;
+ Kiểm soát trang thiết bị dùng trong sản xuất và thử nghiệm;
+ Kiểm soát thông tin.
- Phương thức đảm bảo chất lượng: Đảm bảo chất lượng được thực hiện dựa trên
hai yếu tố: Phải chứng minh được việc thực hiện kiểm soát chất lượng và đưa ra
được những bằng chứng về việc kiểm soát ấy.
Đảm bảo chất lượng

Chứng minh việc kiểm
soát chất lượng

Bằng chứng về việc
kiểm soát chất lượng

- Sổ tay chất lượng
- Qui trình
- Qui trình kỹ thuật
- Đánh giá của khách hàng
về lĩnh vực kỹ thuật tổ
chức

- Phiếu kiểm nghiệm

- Báo cáo kiểm tra thở
nghiệm
- Qui định trình độ cán bộ
- Hồ sơ sản phẩm …

Hình 1.1 Sơ đồ đảm bảo chất lượng
Tuỳ theo mức độ phức tạp của cơ cấu tổ chức và mức độ phức tạp của sản phẩm
dịch vụ mà việc đảm bảo chất lượng đòi hỏi phải có nhiều hay ít văn bản. Mức độ
tối thiểu cần đạt được gồm những văn bản như sơ đồ trên.

9


Hình 1.2 Mô hình đảm bảo chất lượng
Đảm bảo chất lượng là mọi hoạt động có kế hoạch và hệ thống, được kiểm định nếu
cần để đem lại lòng tin thoả đáng để sản phẩm thoả mãn các yêu cầu đã định đối
với chất lượng.
- Phương thức kiểm soát chất lượng toàn diện: Quản lý chất lượng toàn diện là một
phương pháp quản lý trong một tổ chức định hướng vào chất lượng, dựa trên sự
tham gia của mọi thành viên và nhằm đến sự thành công dài hạn thông qua sự thoả
mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên trong công ty và xã hội.

10


Hình 1.3 Mô hình kiểm soát chất lượng toàn diện – TQC
1.2.1.3. Nguyên tắc quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy định tại Nghị định
số 46/2015/ND-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 và pháp luật có liên quan từ giai
đoạn chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng đến quản lý, sử dụng công trình nhằm

đảm bảo an toàn cho người, tài sản, thiết bị, công trình và các công trình lân cận.
- Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai
thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu
chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp đồng xây
dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
- Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy
định, phải có biện pháp tự quản lý chất lượng các công việc xây dựng do mình thực
hiện, Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất lượng công việc
do nhà thầu phụ thực hiện.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình phù hợp với hình
thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn

11


đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy định của Nghị
định này. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều
kiện năng lực theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất
lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; thẩm định thiết kế,
kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám định
chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công
trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
- Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng quy định tại Khoản 3, Khoản 4
và Khoản 5 Điều này chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc do mình thực
hiện.
1.2.2. Nội dung của hoạt động quản lý chất lượng thẩm định thiết kế công trình xây
dựng
Thẩm định là công tác tổ chức đánh giá xem xét và phân tích một cách khách quan
trung thực và toàn diện về các nội dung trong hồ sơ thiết kế công trình xây dựng

làm cơ sở xem xét, phê duyệt; đảm bảo khi dự án được triển khai sẽ mang lại hiệu
quả cao cho chủ đầu tư và xã hội. Quản lý chất lượng công tác thẩm định thiết kế xây
dựng công trình được thực hiện theo quy định Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày
18/6/2014 và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
1.2.2.1. Nội dung thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và dự toán
xây dựng.
- Sự phù hợp của thiết kế xây dựng bước sau so với thiết kế xây dựng bước trước:
Thiết kế kỹ thuật so với thiết kế cơ sở; Thiết kế bản vẽ thi công so với thiết kế kỹ
thuật trong trường hợp thiết kế ba bước, so với thiết kế cơ sở trong trường hợp thiết
kế hai bước hoặc so với nhiệm vụ thiết kế trong trường hợp thiết kế một bước.
- Sự hợp lý của các giải pháp thiết kế xây dựng công trình.
- Sự tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về
sử dụng vật liệu xây dựng cho công trình.

12


- Đánh giá sự phù hợp các giải pháp thiết kế công trình với công năng sử dụng của
công trình, mức độ an toàn công trình và bảo đảm an toàn của công trình lân cận.
- Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với thiết kế
công trình có yêu cầu về công nghệ.
- Sự tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ.
- Sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế; tính
đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng định mức, đơn giá xây dựng công
trình; xác định giá trị dự toán công trình.
- Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng.
1.2.2.2. Nội dung thẩm định thiết kế xây dựng đối với dự án chỉ lập Báo cáo kinh tế kỹ
thuật đầu tư xây dựng.
- Đánh giá về sự cần thiết đầu tư, quy mô; thời gian thực hiện; tổng mức đầu tư,

hiệu quả về kinh tế - xã hội;
- Xem xét các yếu tố bảo đảm tính khả thi gồm nhu cầu sử dụng đất, khả năng giải
phóng mặt bằng; các yếu tố ảnh hưởng đến công trình như quốc phòng, an ninh,
môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Sự hợp lý của các giải pháp thiết kế xây dựng công trình; sự tuân thủ tiêu chuẩn
áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng
cho công trình; sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối
với thiết kế công trình có yêu cầu về công nghệ; sự tuân thủ quy định về bảo vệ môi
trường, phòng, chống cháy nổ;
- Đánh giá sự phù hợp các giải pháp thiết kế công trình với công năng sử dụng của
công trình, mức độ an toàn công trình và bảo đảm an toàn của công trình lân cận;
- Đánh giá sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế;
tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng định mức, đơn giá xây dựng công
trình; xác định giá trị dự toán công trình;

13


- Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát,
thiết kế xây dựng, lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng.
1.2.3. Mô hình quản lý chất lượng thẩm định thiết kế công trình xây dựng.
Mô hình quản lý chất lượng sản phẩm toàn diện: Quản lý chất lượng toàn diện là
một phương pháp quản lý của một tổ chức định hướng vào chất lượng dựa trên sự
tham gia của mọi thành viên nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thoả
mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của công ty đó và xã hội. Quản lý
chất lượng toàn diện chính là quá trình triển khai và thực hiện các nội dung sau:
- Am hiểu chất lượng: Là cái nhìn và sự am hiểu về chất lượng, các thuật ngữ, các
khái niệm, các quá trình, các lĩnh vực liên quan đến chất lượng.
- Cam kết và chính sách: Là giai đoạn hoạch định và phổ biến các chính sách chất
lượng cho tất cả mọi thành viên.

- Tổ chức chất lượng: Là giai đoạn thiết lập và tổ chức bộ máy nhân sự trong đó
xác định rõ trách nhiệm, chức năng của mỗi cá nhân, bộ phận các cấp lãnh đạo
trung gian, các phòng ban.
- Đo lường chất lượng: Là giai đoạn xác định và phân tích các chi phí chất lượng
như chi phí sai hỏng bên trong, chi phí sai hỏng bên ngoài, chi phí thẩm định, chi
phí phòng ngừa, trên cơ sở đó đề rác biện pháp để giảm thiểu các chi phí đó.
- Lập kế hoạch chất lượng: Là một văn bản đền cập riêng đến từng sản phẩm, hoạt
động dịch vụ và vạch ra những hoạt động cần thiết có liên quan đến chất lượng trên
cơ sở thiết lập các đồ thị lưu hình.
- Thiết kế chất lượng: Là tổng hợp các hoạt động nhằm xác định nhu cầu, triển khai
những gì thoả mãn nhu cầu, kiểm tra sự phù hợp với nhu cầu và đảp bảo là các nhu
cầu được thoả mãn.
- Xây dựng hệ thống chất lượng: Là một hệ thống cấp I liên quan đến thiết kế, sản xuất
hoặc thao tác và lắp đặt, được áp dụng khi khách hàng định rõ hàng hoá hoặc dịch vụ phải
hoạt động như thế nào chứ không phải nói theo những thuật ngữ kỹ thuật đã được xác lập.

14


- Kiểm tra chất lượng: Là việc sử dụng các công cụ SPC (Các công cụ thống kê) để
kiểm tra xem quy trình có được kiểm soát, có đáp ứng được các yêu cầu hay không.
- Hợp tác về chất lượng: Là một nhóm ngưoiừ cùng làm một hoặc một số công việc
giống nhau, một cách tự nguyên đều đặn nhằm xác minh, phân tích và giải quyết
những vấn đề liên quan đến công việc và kiến nghị những giải pháp cho ban quản lý.
- Đào tạo và huấn luyện về chất lượng: Quá trình lập kế hoạch và tổ chức triển khai
các nội dung đào tạo và huấn luyện cho cấp lãnh đạo cao nhất cho đến nhân viên
mới nhất và thấp nhấp hiểu rõ trách nhiệm cá nhân của mỗi người về đáp ứng yêu
cầu của khách hàng.
1.2.4. Ý nghĩa của việc nâng cao công tác quản lý chất lượng thẩm định công trình
xây dựng

Công tác thẩm định thiết kế xây dựng là việc xem xét, đánh giá các phương án thiết
kế công trình về kết cấu, tuyến công trình, kiến trúc, kỹ thuật, dự toán chi phí xây
dựng phù hợp với yêu cầu thiết kế và lựa chọn được phương án thiết kế tối ưu nhất
nhằm đảm bảo chất lượng công trình và tiết kiệm được vốn đầu tư.
Quản lý chất lượng thẩm định thiết kế là quản lý quy trình thẩm định thiết kế và dự
toán xây dựng công trình, để đảm bảo giải pháp thiết kế hợp lý theo đúng các quy
định của nhà nước, quy chuẩn, tiêu chuẩn của nhà nước ban hành, phù hợp với mục
tiêu đề ra và đạt hiệu quả tốt nhất.
Công tác quản lý và đảm bảo chất lượng công trình xây dựng cần phải được thực
hiện một cách đồng bộ, thống nhất trong tất cả các khâu từ công tác thiết kế xây
dựng cho đến thi công và quản lý, vận hành công trình xây dựng. Vì vậy, quản lý
chất lượng trong các bước thiết kế (Thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ
thi công) giữ vị trí rất quan trọng trong hệ thống quản lý chất lượng công trình. Đã
có nhiều công trình khi đưa vào sử dụng đã xảy ra các sự cố, mà nguyên nhân chính
là do chất lượng thiết kế không được quản lý tốt. Công tác thẩm định thiết kế xây
dựng là một khâu quan trọng trong việc xây dựng một công trình đưa ra các phương
án xây dựng công trình phù hợp và đảm bảo chất lượng. Công tác thiết kế xây dựng
công trình phải đảm bảo an toàn cho bản thân công trình đó và các công trình lân

15


cận xung quanh; đảm bảo an toàn và thuận lợi trong quá trình thi công xây dựng,
không để xảy ra các sự cố về con người và an toàn công trình về sau và đồng thời
phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quản lý chất lượng công trình của Nhà
nước.
Quản lý chất lượng thực chất là công tác giám sát. Vì thế, để đảm bảo chất lượng
công trình, việc đầu tiên là phải giám sát tốt công tác thiết kế công trình, đây là
khâu rất quan trọng đảm bảo chất lượng công trình. Công tác thẩm định thiết kế của
cơ quan nhà nước ngày càng được nâng cao từ khi Luật Xây dựng số

50/2014/QH13 [5], các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật có hiệu lực thi hành.
1.3. Vai trò của công tác thẩm định thiết kế công trình xây dựng
Thẩm định thiết kế là một công đoạn quan trọng trong tiến trình thực hiện dự án
đầu tư xây dựng công trình đã được nhà nước quy định rất cụ thể trong các Luật,
Nghị định, Thông tư và các văn bản liên quan đến quy trình quản lý chất lượng xây
dựng công trình.
Công tác thẩm tra, thẩm định được thực hiện tốt giữ vai trò rất quan trọng cho việc
quản lý và điều hành dự án. Đó là:
- Đảm bảo chất lượng của hồ sơ thiết kế, khắc phục các sai sót có thể có của tư vấn
thiết kế. Thực tế các hồ sơ khi thực hiện thẩm định phải chỉnh sửa rất nhiều từ lựa
chọn phương án thiết kế, sai sót trong bản vẽ, áp dụng sai định mức, chế độ khi lập
dự toán công trình. Vì vậy, việc cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt công tác
thẩm tra, thẩm định là rất cần thiết để đảm bảo công trình đầu tư có hiệu quả.
- Hầu hết các công trình sau khi thẩm tra, thẩm định do phương án có sự thay đổi,
áp dụng chế độ chính sách không đúng nên kết quả sau thẩm định tiết kiệm chi phí
đầu tư xây dựng công trình so với giá trị trình thẩm định;
Theo quy định của Luật xây dựng số 50/2014/QH13 [5] hồ sơ trình thẩm định đối
với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước được gửi đến cơ quan chuyên môn
về xây dựng theo phân cấp để thẩm định. Ngoài ra, đối với dự án sử dụng nguồn
vốn khác, hồ sơ trình thẩm định bắt buộc phải trình cơ quan chuyên môn về xây

16


dựng theo phân cấp để thẩm định thiết kế cơ sở (hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối
với dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật); điều này làm tăng trách nhiệm
của cơ quan nhà nước và mức độ tin cậy của hồ sơ thiết kế. Đảm bảo việc đầu tư
công trình là hiệu quả.
1.4. Công tác thẩm định thiết kế xây dựng công trình thủy lợi hiện nay.
Công tác thẩm định chưa đem lại hiệu quả, còn nhiều thiếu sót; có nhiều dự án phải

điều chỉnh thiết kế dẫn đến tăng tổng mức đầu tư quá lớn làm giảm hiệu quả đầu tư
hoặc không còn hiệu quả. Tình trạng đầu tư các dự án chậm tiến độ vẫn còn phổ
biến, chất lượng công tác thẩm định mặc dù được cải thiện song còn chưa cao, chưa
đáp ứng được yêu cầu là bộ lọc nhằm sàng lọc, loại bỏ những dự án không khả thi,
không hiệu quả.
Hiện nay, công tác thẩm định hồ sơ thiết kế chưa hình thành một hệ thống thống
nhất. Nội dung thẩm định vẫn còn nặng nề về xem xét, đánh giá thủ tục có tính chất
hành chính mà chưa coi trọng đúng mức tới việc phân tích, đánh giá tính khả thi và
hiệu quả của dự án được thẩm định. Một hạn chế khác trong công tác thẩm định, đó
là Luật Xây dựng quy định giao cho cơ quan chuyên môn về xây dựng chủ trì thẩm
định dự án đầu tư xây dựng, trong khi một số cơ quan chính là chủ đầu tư dự án do
mình hoặc cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc mình tổ chức thẩm định,
phần nào đã ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan trong quá trình thẩm định,
đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư.
Thực tế hiện nay nguồn cán bộ thực hiện công tác thẩm định chưa đáp ứng đủ số
lượng; một số cán bộ làm công tác thẩm định có năng lực, kinh nghiệm thực tế còn
hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, còn e dè, cả nể trong thực hiện nhiệm vụ. Điều
này là tồn tại hạn chế trong công tác thẩm định hiện nay của các địa phương, chỉ
cần thiếu sự quản lý thống nhất của 1 đơn vị sẽ dẫn đến chất lượng công trình
không đảm bảo, hiệu quả sử dụng nguồn vốn không cao.
Trong công tác thẩm tra, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công còn tồn tại các vấn đề sau:

17


×