Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng thi công các công trình thủy lợi do công ty cầu sơn làm chủ đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 103 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, do
tôi tự tìm tòi và xây dựng. Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung
thực chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu nào trước đây. Tất cả các
trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc./.
Bắc Giang, ngày 22 tháng 02 năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Xuân Thắng

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Xây dựng với đề tài: “Giải pháp nâng cao
chất lượng thi công các công trình thủy lợi do Công ty Cầu Sơn làm chủ đầu tư”
được hoàn thành với sự giúp đỡ của Phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học, Khoa
Công trình - Trường Đại học Thủy lợi, cùng các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và
gia đình.
Học viên xin gửi lời cám ơn chân thành đến BGĐ Công ty TNHH MTV KTCTTL Cầu
Sơn, lãnh đạo các phòng ban nghiệp vụ, thầy cô và cán bộ ở các cơ quan khác đã hết
lòng giúp đỡ cho học viên hoàn thành Luận văn.
Đặc biệt, học viên xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến TS. Đinh Thế Mạnh đã trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho học viên trong suốt quá trình thực hiện Luận văn này.
Với thời gian và trình độ còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót,
học viên rất mong nhận được hướng dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, của
đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Bắc Giang, ngày 22 tháng 02 năm 2017
Tác giả luận văn


Trần Xuân Thắng

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... ix
I. Tính cấp thiết của đề tài: .................................................................................... x
II. Mục đích nghiên cứu đề tài ............................................................................. xi
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. xi
IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .................................................... xi
V. Kết quả đã đạt được ........................................................................................ xii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÁC CÔNG
TRÌNH THỦY LỢI ............................................................................................... 1
1.1 Thực trạng về chất lượng công trình thủy lợi ................................................. 1
1.1.1. Khái quát về hệ thống thủy lợi .................................................................... 1
1.1.2. Đánh giá về chất lượng thi công xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam3
1.2 Công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng trong giai đoạn thi
công ....................................................................................................................... 7
1.2.1 Công tác quản lý kỹ thuật thi công .............................................................. 7
1.2.2 Công tác quản lý vật liệu xây dựng............................................................ 12
1.2.3 Công tác quản lý thiết bị thi công và công nghệ thi công.......................... 13
1.2.4 Công tác đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường ...................... 14
1.2.5 Công tác thực hiện các quy định về nghiệm thu và hoàn công ................. 16
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thi công xây dựng công trình thủy lợi

............................................................................................................................. 16
1.3.1 Năng lực của đơn vị thi công ..................................................................... 17
1.3.2 Trách nhiệm của chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn ..................................... 20
1.3.3 Các yếu tố tự nhiên..................................................................................... 24

iii


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 26
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ................................................... 27
2.1 Kỹ thuật và tổ chức thi công các công trình thủy lợi .................................... 27
2.1.1 Kỹ thuật thi công các công trình thủy lợi .................................................. 27
2.1.2 Tổ chức thi công các công trình thủy lợi .................................................. 31
2.2 Các yêu cầu về chất lượng công trình trong giai đoạn thi công xây dựng các
công trình thủy lợi ............................................................................................... 34
2.3 Các tiêu chuẩn và quy chuẩn quy định về công tác quản lý chất lượng xây
dựng công trình.................................................................................................... 36
2.3.1 Quy định về công tác quản lý chất lượng kỹ thuật thi công ....................... 36
2.3.2 Quy định về công tác quản lý và sử dụng thiết bị thi công ........................ 40
2.3.3 Quy định về công tác quản lý chất lượng vật liệu xây dựng ...................... 41
2.3.4 Quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường .................................... 44
2.3.5 Quy định về công tác nghiệm thu và hoàn công ........................................ 47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 50
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÁC CÔNG
TRÌNH THỦY LỢI DO CÔNG TY CẦU SƠN LÀM CHỦ ĐẦU TƯ................... 51
3.1 Giới thiệu chung về Công ty Cầu Sơn........................................................... 51
3.1.1 Giới thiệu về Công ty.................................................................................. 51
3.1.2 Giới thiệu về hệ thống các công trình thủy lợi do Công ty Cầu Sơn quản lý
khai thác .............................................................................................................. 52

3.2 Thực trạng về chất lượng thi công các công trình thủy lợi do Công ty Cầu
Sơn làm chủ đầu tư .............................................................................................. 55
3.2.1 Thực trạng công tác quản lý quy trình kỹ thuật thi công ........................... 56
3.2.2 Thực trạng công tác quản lý chất lượng vật liệu xây dựng ....................... 58
3.2.3 Thực trạng công tác quản lý nhân công, máy móc thiết bị và công nghệ thi
công ..................................................................................................................... 60
3.2.4 Thực trạng công tác đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường .... 61
iv


3.2.5 Thực trạng công tác thực hiện các quy định về nghiệm thu và hoàn công 62
3.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng thi công các công trình thủy
lợi do Công ty Cầu Sơn làm chủ đầu tư .............................................................. 64
3.3.1 Nâng cao công tác quản lý kỹ thuật thi công ............................................. 64
3.3.2 Tăng cường công tác quản lý chất lượng vật liệu ..................................... 67
3.3.3. Tăng cường công tác quản lý nhân công, máy móc thiết bị và công nghệ
thi công ................................................................................................................ 68
3.3.4 Nâng cao công tác đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường .......... 70
3.3.5 Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về nghiệm thu và hoàn công ......... 70
3.4 Nghiên cứu áp dụng đối với công tác quản lý chất lượng thi công công trình:
Cải tạo, nâng cấp hồ Hố Cao. .............................................................................. 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 85
1. Kết luận: .......................................................................................................... 85
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 86

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1.1: Sự cố vỡ đập Z20 .................................................................................. 5
Hình 1.2: Sự cố vỡ đập Thủy điện Ia Krêl 2 ......................................................... 6
Hình 1.3: Sự cố sạt lở mái kè sông Mã ................................................................. 6
Hình 1.4: Sử dụng nhiều máy móc cơ giới hóa thực hiện đào đắp đất ................. 8
Hình 1.5: Đổ bê tông đáy kênh bằng bê tông thường ........................................... 9
Hình 1.6: Đổ bê tông sàn bằng bê tông tươi ......................................................... 9
Hình 1.7: Thi công bê tông đầm lăn mặt đập thủy điện Sơn La [7].................... 10
Hình 1.8: Mặt đê sụt, lún hư hỏng [8] ................................................................. 11
Hình 1.9: Hiện tượng rỗ bê tông (lỗ rỗ đã sâu tới tận cốt thép) .......................... 11
Hình 1.10: Đập dâng Văn Phong - Công trình đạt chất lượng cao ..................... 12
Hình 1.11: Công nhân học an toàn lao động trước khi làm việc......................... 15
Hình 1.12: Cán bộ kỹ thuật và công nhân trên công trường ............................... 18
Hình 1.13: Cầu Trần Thị Lý ................................................................................ 20
Hình 1.14: Hồ chứa nước Cửa Đạt ...................................................................... 21
Hình 1.15: Cầu Rồng ........................................................................................... 23
Hình 1.16: Động đất kích thích ở Quảng Nam gây sụt lún đất bất thường ở gần
khu vực đập chính công trình thủy điện Sông Tranh 2 [17] ............................... 25
Hình 1.17: Sóng thần ở Nhật Bản (ngày 11/3/2011) [18] ................................... 25
Hình 2.1: Yêu cầu về chất lượng công trình ....................................................... 35
Hình 2.2: Công tác đắp đất .................................................................................. 37
Hình 2.3: Nghiệm thu chất lượng công tác cốt thép ........................................... 38
Hình 2.4: Nghiệm thu chất lượng công tác ván khuôn ....................................... 39
Hình 2.5: Lấy mẫu bê tông .................................................................................. 40
Hình 3.1: Sơ đồ mô hình tổ chức của Công ty Cầu Sơn ..................................... 52
Hình 3.2: Đập chứa nước hồ Cấm Sơn ............................................................... 53
Hình 3.3: Sơ đồ quy trình quản lý chất lượng trong quá trình thi công ............. 66

vi



Hình 3.4: Quy trình quản lý chất lượng vật liệu xây dựng ................................. 68
Hình 3.5. Sơ đồ công tác quản lý giám sát việc thực hiện nghiệm thu và hoàn
công ..................................................................................................................... 71
Hình 3.6. Mặt bằng đập số 1 ............................................................................... 73
Hình 3.7. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án ...................................... 75

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Quy mô, các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật công
trình ...................................................................................................................... 73
Bảng 3.2: Danh sách một số máy thi công chính phục công trình ...................... 80

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATLĐ

:

An toàn lao động

CĐT

:


Chủ đầu tư

CLCT

:

Chất lượng công trình

CLCT XD

:

Chất lượng công trình xây dựng

HSDT

:

Hồ sơ dự thầu

HSTK

:

Hồ sơ thiết kế



:


Nghị định

PCCC

:

Phòng cháy chữa cháy

QLCL

:

Quản lý chất lượng

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCN

:

Tiêu chuẩn ngành

TNLĐ

:


Tai nạn lao động

TVGS

:

Tư vấn giám sát

TVTK

:

Tư vấn thiết kế

VSMT

:

Vệ sinh môi trường

XDCB

:

Xây dựng cơ bản

ix


MỞ ĐẦU

I. Tính cấp thiết của đề tài:
Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó vấn đề phát triển nông
thôn đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu ở nước ta hiện nay, đòi hỏi
nông thôn cần phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi đảm bảo. Thêm vào đó,
tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam đang có nhiều diễn biến bất thường, đã và đang
gây ra những biến đổi mạnh mẽ thông qua các hiện tượng thời tiết cực đoan, dị
thường như nhiệt độ tăng, bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán và nước biển dâng
cao,...
Để tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của đất nước, đáp ứng được yêu cầu trong
đời sống của nhân dân, đòi hỏi hệ thống thủy lợi không chỉ góp phần phát triển nông
thôn mà còn góp phần quan trọng vào việc chống thiên tai, từ đó bảo vệ và nâng cao
đời sống của nhân dân.
Chất lượng công trình không những có liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an
toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình mà còn là yếu tố quan
trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
Các công trình thủy lợi được hoàn thành và đưa vào sử dụng trong thời gian qua đa
phần đều đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, quy mô, công suất, công năng sử dụng
theo thiết kế, đảm bảo an toàn chịu lực, an toàn trong vận hành và đã phát huy được
nhiều hiệu quả. Bên cạnh những công trình đảm bảo về chất lượng, vẫn còn những
công trình để xảy ra những sự cố đáng tiếc trong hoạt động xây dựng đáng để chúng
ta quan tâm.
Hệ thống thủy lợi do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công
trình thủy lợi Cầu Sơn quản lý là hệ thống thủy nông liên tỉnh Bắc Giang - Lạng Sơn
(hệ thống thủy nông Cầu Sơn). Hệ thống bao gồm các công trình như: công trình đầu
mối Hồ Cấm Sơn, các hồ chứa nước, đập dâng nước Cầu Sơn, các trạm bơm tưới,
tiêu, hệ thống kênh mương, các công trình trên kênh,... Do địa bàn quản lý công trình

x



của Công ty Cầu Sơn rộng và địa hình phức tạp, trong đó có nhiều công trình nằm ở
những vùng sâu vùng xa, những vùng giao thông đi lại khó khăn nên khi có các dự án
nâng cấp cải tạo công trình thì công tác quản lý chất lượng công trình, đặc biệt là công
tác quản lý chất lượng thi công công trình chưa được thực hiện đầy đủ và nghiêm
ngặt. Ngoài ra, hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể về các giải pháp nâng
cao chất lượng thi công các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy nông Cầu Sơn.
Vì vậy, xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài " Giải pháp nâng cao
chất lượng thi công các công trình thủy lợi do Công ty Cầu Sơn làm chủ đầu tư".
II. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đánh giá thực trạng về chất lượng thi công các công trình thủy lợi để đề xuất các giải
pháp cụ thể về kỹ thuật và tổ chức xây dựng nhằm nâng cao chất lượng thi công các
công trình thủy lợi do Công ty Cầu Sơn làm chủ đầu tư.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng thi công các công trình thủy lợi do Công
ty Cầu Sơn làm chủ đầu tư.
2. Phạm vi nghiên cứu
Công tác quản lý chất lượng thi công các công trình thủy lợi do Công ty Cầu Sơn làm
chủ đầu tư trong các năm từ 2011 – 2015, và đề xuất các giải pháp cho đến năm 2020.
IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
1. Cách tiếp cận
- Tiếp cận các kết quả đã nghiên cứu về kỹ thuật và tổ chức xây dựng;
- Các văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng công trình xây dựng.
2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng các phương pháp sau :
xi


- Phương pháp kế thừa: Dựa trên các giáo trình, các chuyên đề nghiên cứu đã được

công nhận.
- Phương pháp thống kê, phân tích đánh giá số liệu thu thập.
- Phương pháp điều tra, quan sát thực tế, điều tra hiện trường.
- Phương pháp chuyên gia: qua tham khảo ý kiến của các thầy cô hoặc một số chuyên
gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực.
- Một số phương pháp kết hợp khác.
V. Kết quả đã đạt được
- Đánh giá thực trạng về chất lượng thi công các công trình thủy lợi;
- Đề xuất các giải pháp cụ thể về kỹ thuật và tổ chức xây dựng để nâng cao chất lượng
thi công các công trình thủy lợi do Công ty Cầu Sơn làm chủ đầu tư.

xii


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÁC CÔNG
TRÌNH THỦY LỢI
1.1 Thực trạng về chất lượng công trình thủy lợi
1.1.1. Khái quát về hệ thống thủy lợi
"Công trình thủy lợi" là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của
nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái,
bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công
trình trên kênh và bờ bao các loại [1].
"Hệ thống công trình thủy lợi" bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan trực tiếp
với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định [1].
1.1.1.1. Hiệu quả của hệ thống công trình thủy lợi
Hệ thống công trình thuỷ lợi có vai trò tác động rất lớn đối với nền kinh tế của nước ta,
hiệu quả mà hệ thống công trình thủy lợi mang lại có thể kể đến như:
Hệ thống công trình thủy lợi tạo điều kiện quan trọng cho phát triển nhanh và ổn định
diện tích canh tác, năng suất, sản lượng lúa để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu.
Các công trình thủy lợi đã góp phần, cải tạo đất chua, phèn, mặn, cải tạo môi trường

nước như vùng Bắc Nam Hà, Nam Yên Dũng; vùng Tứ Giác Long Xuyên, Đồng Tháp
Mười... Việc phát triển hệ thống công trình thuỷ lợi đã tạo điều kiện hình thành và phát
triển các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi như lúa, ngô ở đồng bằng sông Cửu
Long và đồng bằng sông Hồng, cao su và cà phê ở miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên,
chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ... Thêm vào đó, hệ thống công trình thủy lợi đã tạo
điều kiện để nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững tại những vùng có hệ thống thủy lợi
bảo đảm nguồn cấp và thoát nước (nước ngọt, mặn) chủ động.
Hệ thống công trình thủy lợi đã phòng chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai (lũ lụt, úng,
hạn, sạt lở,...), bảo vệ tính mạng, sản xuất, cơ sở hạ tầng, hạn chế dịch bệnh. Có thể thấy
như hệ thống đê biển ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có thể ngăn mặn và triều cường tần
1


suất 10% gặp bão cấp 9. Hệ thống đê Trung Bộ, bờ bao đồng bằng Sông Cửu Long
chống được lũ sớm và lũ tiểu mãn để bảo vệ sản xuất vụ Hè Thu và Đông Xuân. Ngoài
ra, các công trình hồ chứa lớn và vừa ở thượng du đã từng bước đảm bảo chống lũ cho
công trình và tham gia cắt lũ cho hạ du.
Hệ thống các công trình thuỷ lợi bảo đảm đã cung cấp 5-6 tỷ m3 nước hàng năm cho
sinh hoạt của đồng bằng, trung du miền núi, cho công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh
tế khác như: các bến cảng, làng nghề,... Đến nay khoảng 70-75% số dân nông thôn đã
được cấp nước hợp vệ sinh với mức cấp khoảng 60 lít/ngày đêm.
Bên cạnh đó, hệ thống công trình thủy lợi còn phát huy nhiều hiệu quả khác như:
Góp phần lớn vào xây dựng nông thôn mới: Thủy lợi là biện pháp hết sức hiệu quả đảm
bảo an toàn lương thực tại chỗ, ổn định xã hội, xoá đói giảm nghèo nhất là tại các vùng
sâu, vùng xa, biên giới.
Góp phần phát triển nguồn điện: Hàng loạt công trình thuỷ điện vừa và nhỏ do ngành
Thuỷ lợi đầu tư xây dựng. Sơ đồ khai thác thuỷ năng trên các sông do ngành Thuỷ lợi đề
xuất trong quy hoạch đóng vai trò quan trọng để ngành Điện triển khai chuẩn bị đầu tư,
xây dựng nhanh và hiệu quả hơn.
Góp phần cải tạo môi trường: Các công trình thủy lợi đã góp phần làm tăng độ ẩm, điều

hòa dòng chảy, cải tạo đất chua, phèn, mặn, cải tạo môi trường nước, phòng chống cháy
rừng.
Góp phần phát triển một số ngành kinh tế, xã hội khác: Công trình thuỷ lợi kết hợp giao
thông, quốc phòng, chỉnh trang đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn; nhiều trạm
bơm phục vụ nông nghiệp góp phần đảm bảo tiêu thoát nước cho các đô thị và khu công
nghiệp lớn.
Các hồ thuỷ lợi đã trở thành các điểm du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế
như: Đại Lải, Đồng Mô - Ngải Sơn, hồ Xuân Hương, Dầu Tiếng, Núi Cốc,... [2]
1.1.1.2. Đặc điểm xây dựng công trình thủy lợi
Về cơ bản, sản phẩm xây dựng công trình thủy lợi có nhiều đặc điểm chung giống với

2


các sản phẩm xây dựng công trình khác. Xây dựng công trình thủy lợi có 5 đặc điểm cơ
bản sau:
Thứ nhất, sản phẩm xây dựng công trình thủy lợi là những công trình như: cầu, cống,
đập, nhà máy thủy điện, kênh mương,… được xây dựng và sử dụng tại chỗ, nằm cố định
tại địa điểm xây dựng và phân bố tản mạn các nơi trong lãnh thổ khác nhau. Sản phẩm
xây dựng thủy lợi phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện địa phương, có tính đa dạng và cá
biệt cao về công dụng, về cách cấu tạo và về phương pháp chế tạo. Phần lớn các công
trình thủy lợi đều nằm trên sông, suối có điều kiện địa hình, địa chất rất phức tạp, điều
kiện giao thông khó khăn, hiểm trở. Chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng trực tiếp của
điều kiện tự nhiên tại nơi xây dựng công trình.
Thứ hai, sản phẩm xây dựng thủy lợi thường có kích thước rất lớn, có tính đơn chiếc
riêng lẻ, nhiều chi tiết phức tạp.
Thứ ba, sản phẩm xây dựng thủy lợi có thời gian xây dựng và sử dụng lâu dài. Sản phẩm
xây dựng với tư cách là công trình xây dựng đã hoàn thành mang tính chất tài sản cố
định nên nó có thời gian sử dụng lâu dài và tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, sử dụng
nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu.

Thứ tư, sản phẩm xây dựng liên quan đến nhiều ngành, nhiều đơn vị cung cấp vật tư,
máy móc, thiết bị cho các công tác như khảo sát, thiết kế, thi công…và đều có ảnh
hưởng đến chất lượng xây dựng công trình.
Thứ năm, sản phẩm xây dựng thủy lợi mang tính chất tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, văn
hóa, xã hội, nghệ thuật và quốc phòng.
1.1.2. Đánh giá về chất lượng thi công xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam
1.1.2.1. Tình hình đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi
Trong những năm qua, đặc biệt là sau khi thống nhất đất nước, được sự quan tâm của
Đảng và Chính phủ hệ thống công trình thuỷ lợi đã được đầu tư xây dựng với quy mô
rất đồ sộ: 1967 hồ chứa, 10.000 trạm bơm, 8.000 km đê sông đê biển phục vụ phát
triển các ngành kinh tế, phát triển nông nghiệp, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, đào
tạo hàng trăm nghìn cán bộ làm công tác thuỷ lợi từ Trung Ương đến địa phương,... do
3


vậy góp phần quan trọng đưa Việt Nam từ chỗ thiếu lương thực đã trở thành quốc gia
xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Bộ mặt nông thôn mới không ngừng đổi thay,
an ninh lương thực, an toàn trước thiên tai, ổn định xã hội, sử dụng nước sạch và vệ
sinh môi trường được cải thiện. Tuy nhiên, do tốc độ của trình đô thị hoá và công
nghiệp hoá quá nhanh, đã khiến cho nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi không đáp ứng
kịp kể cả về quy mô lẫn sự lạc hậu của nó. Kết quả đầu tư xây dựng thuỷ lợi đã đạt
được như sau:
Đã xây dựng 75 hệ thống thủy lợi lớn, 1967 hồ chứa dung tích trên 0.2 triệu m3, hơn
5.000 cống tưới, tiêu lớn, trên 10.000 trạm bơm lớn và vừa có tổng công suất bơm
24,8x106m3/h, hàng vạn công trình thủy lợi vừa và nhỏ.
Đã xây dựng 5.700 km đê sông, 3.000 km đê biển, 23.000 km bờ bao và hàng ngàn
cống dưới đê, hàng trăm km kè và nhiều hồ chứa lớn tham gia chống lũ cho hạ du, các
hồ chưa lớn thuộc hệ thống sông Hồng có khả năng cắt lũ 7 tỷ m3, nâng mức chống lũ
cho hệ thống đê với con lũ 500 năm xuất hiện một lần. Tổng năng lực của các hệ thống
đã bảo đảm tưới trực tiếp 3,45 triệu ha, tạo nguồn cho 1,13 triệu ha, tiêu 1,4 triệu ha,

ngăn mặn 0,87 triệu ha và cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha; cấp và tạo nguồn cấp nước 56 tỷ m3/năm cho sinh hoạt, công nghiệp, du lịch, dịch vụ,...; Cấp nước sinh hoạt nông
thôn đạt 70-75% tổng số dân. [2]
1.1.2.2. Công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng các công trình thủy lợi
Thời gian qua ở nước ta đã có nhiều tiến bộ trong công tác quản lý chất lượng công
trình xây dựng, đây là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng công trình xây
dựng. Với sự tăng nhanh và trình độ được nâng cao của đội ngũ cán bộ quản lý, sự lớn
mạnh đội ngũ công nhân các ngành xây dựng, với việc sử dụng vật liệu mới có chất
lượng cao, việc đầu tư trang thiết bị thi công hiện đại, sự hợp tác học tập kinh nghiệm
của các nước có nền công nghiệp xây dựng phát triển cùng với việc ban hành các
chính sách, các văn bản pháp quy tăng cường công tác quản lý chất lượng xây dựng,
chúng ta đã xây dựng được nhiều công trình xây dựng trong các ngành, trong đó có
các công trình thuỷ lợi… góp phần thiết thực phục vụ và nâng cao đời sống của nhân
dân, đồng thời góp phần vào hiệu quả tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân.

4


Tuy nhiên bên cạnh những công trình đạt chất lượng, cũng còn không ít các công trình
có chất lượng kém, không đáp ứng yêu cầu sử dụng, công trình nứt, vỡ, lún sụt, thấm
dột,… đưa vào sử dụng thời gian ngắn đã hư hỏng gây nguy hiểm tới tính mạng, tài
sản của Nhà nước và nhân dân. Không những thế, nhiều công trình không tiến hành
bảo trì hoặc bảo trì không đúng định kỳ đã làm giảm tuổi thọ công trình. Cá biệt ở một
số công trình gây sự cố làm thiệt hại rất lớn đến tiền của và tính mạng, ảnh hưởng trực
tiếp đến hiệu quả đầu tư. [3]
1.1.2.3. Một số sự cố công trình liên quan đến công tác quản lý chất lượng thi công
Sự cố vỡ đập Z20 tại Hương Khê, Hà Tĩnh năm 2009

Hình 1.1: Sự cố vỡ đập Z20
Nguyên nhân: Chủ đầu tư, các nhà thầu tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế, nhà thầu xây
lắp, đơn vị quản lý đã chủ quan trong quá trình đầu tư xây dựng từ khâu thiết kế, giám

sát thi công, thi công xây dựng công trình và quản lý chất lượng, quản lý sử dụng công
trình.
Hậu quả: Gây thiệt hại về công trình, đất và tài sản dân sinh trên địa bàn gần 1 tỷ
đồng. Ngoài ra còn làm phá hỏng 150m đường sắt, gây ách tắc tuyến đường sắt Bắc Nam. [4]
* Vỡ đập Thủy điện Ia Krêl 2 tại La Dom - Đức Cơ - Gia Lai năm 2013
5


Hình 1.2: Sự cố vỡ đập Thủy điện Ia Krêl 2
Nguyên nhân: Thiết kế, thi công sai quy định, CĐT, Nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát
chưa tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quản lý đầu tư xây dựng và QLCL công
trình;
Hậu quả: 121 hộ dân bị ảnh hưởng, thiệt hại trên 3 tỷ đồng. Khắc phục từ tháng
6/2013 đến 6/2014. [5]
* Sạt lở mái kè đê sông Mã tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa năm 2015

Hình 1.3: Sự cố sạt lở mái kè sông Mã
6


Nguyên nhân:CĐT, Nhà thầu, đơn vị TVGS chưa tuân thủ nghiêm ngặt các quy định
về quản lý đầu tư xây dựng và QLCL công trình.
Hậu quả: Gây sạt lở nghiêm trọng và gây nguy hiểm đến đồng ruộng, hoa màu cũng
như đời sống của bà con nhân dân trong khu vực. [6]
1.2 Công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng trong giai đoạn thi công
Giai đoạn thi công xây dựng công trình: Áp dụng từ thời điểm chủ đầu tư và nhà thầu ký
hợp đồng đến khi nhà thầu bàn giao công trình cho chủ đầu tư. Trong hồ sơ trúng thầu,
chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu đề xuất biện pháp thi công cũng như hệ thống quản lý chất
lượng công trình.
Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn thi công bao gồm một

số công tác như: công tác quản lý kỹ thuật thi công; công tác quản lý vật liệu xây dựng;
công tác quản lý thiết bị thi công và công nghệ thi công; công tác công tác đảm bảo an
toàn lao động và vệ sinh môi trường; công tác quản lý việc thực hiện các quy định về
nghiệm thu và hoàn công.
1.2.1 Công tác quản lý kỹ thuật thi công
Cùng với sự phát triển của ngành xây dựng, trong thời gian qua kỹ thuật thi công các
công trình thủy lợi ngày càng phát triển. Với việc hệ thống tiêu chuẩn pháp lý ngày
càng hoàn thiện, công tác thiết kế, quản lý và giám sát của CĐT, TVGS, TVTK được
nâng cao, quản lý chặt chẽ hơn nên công tác thực hiện kỹ thuật thi công của các nhà
thầu đạt chất lượng ngày càng cao. Kỹ thuật thi công công trình bao gồm nhiều công
tác, nhưng riêng với các công trình thủy lợi thì kỹ thuật thi công công tác đất và kỹ
thuật thi công công tác bê tông là hai trong số những kỹ thuật thi công quan trọng nhất.
Có thể thấy như sau:
Đối với công tác đào, đắp đất: Công tác đào đắp đất hiện nay ngày càng được cơ giới
hóa nhiều hơn do sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Các thiết bị máy móc hiệu suất
cao được các nhà thầu chú trọng đầu tư, đã thể hiện được vai trò lớn trong quá trình thi
công, không những nâng cao chất lượng công trình mà còn góp phần tăng năng suất thi
công, tiết kiệm nhân lực, giảm chi phí và thời gian thi công công trình.

7


Hình 1.4: Sử dụng nhiều máy móc cơ giới hóa thực hiện đào đắp đất
Đối với công tác bê tông: Quản lý chất lượng công tác bê tông bao gồm quản lý chất
lượng tổ hợp các công tác: công tác cốt thép, công tác ván khuôn, công tác đổ bê tông,
vì vậy chỉ cần một công tác không đạt chất lượng sẽ ảnh hưởng đến tất cả. Công nghệ
thi công bê tông ngày càng hiện đại với nhiều loại bê tông mới: bê tông đầm lăn, bê
tông tự lèn, bê tông dự ứng lực,... đang được rất nhiều công ty đang hoạt động trong
lĩnh vực xây dựng áp dụng. Có thể dễ dàng nhận thấy các ưu điểm của việc áp dụng
các công nghệ thi công bê tông mới so với công nghệ thi công bê tông thông thường.

Ví dụ như việc đổ bê tông thường và bê tông tươi nói lên việc áp dụng công nghệ vào
xây dựng với những khối đổ có diện tích lớn hoặc nhưng công trình xây dựng có quy
mô lớn:
Đối với bê tông thường: Thời gian thực hiện thi công dài, dẫn dến kéo dài tiến độ thi
công; khi mà diện tích khoảng đổ lớn thì không thể thi công một liên tục và dễ dẫn đến
chất lượng công trình không đảm bảo.

8


Hình 1.5: Đổ bê tông đáy kênh bằng bê tông thường
Đối với bê tông tươi: Do được trộn bằng máy móc, nên lượng vật liệu xi măng giảm đi
(do trộn bằng máy không bị thất thoát), tiến độ thi công nhanh, sử dụng lượng nhân
công ít, chất lượng công trình đảm bảo mà giá thành không đắt hơn so với bê tông
thường.

Hình 1.6: Đổ bê tông sàn bằng bê tông tươi
Việc áp dụng hợp lý các loại bê tông vào từng công trình cụ thể đã và đang tạo ra rất
nhiều công trình đạt chất lượng cao, đẩm bảo yêu cầu kỹ mỹ thuật, giảm thời gian thi
công công trình. Tiêu biểu có thể kể đến các công trình như: đập thuỷ điện Bản Vẽ tại
9


tỉnh Nghệ An; đập thủy điện Sông Bung 2 tại tỉnh Quảng Ngãi; đập thuỷ điện Sơn La
tại tỉnh Sơn La;... Ví dụ, thi công đập bằng bê tông đầm lăn ở thủy điện Sơn La đã làm
nên những kỷ lục cho Việt Nam: Công suất lớn nhất Đông Nam Á (2400MW), đập bê
tông đầm lăn lớn nhất Đông Nam Á (trên 3 triệu m3), thời gian thi công ngắn nhất, số
lượng công nhân ít nhất so với công trình tương đương... [7].

Hình 1.7: Thi công bê tông đầm lăn mặt đập thủy điện Sơn La [7]

Bên cạnh những công trình đạt kỹ mỹ thuật tạo cảnh quan, môi trường cho khu vực thụ
hưởng thì vẫn vẫn còn nhiều công trình xây dựng chất lượng thấp không đạt được yêu
cầu của CĐT cũng như các tiêu chuẩn hiện hành, cá biệt có công trình vừa xây dựng
xong đã xuống cấp, hư hỏng gây bức xúc trong xã hội, làm lãng phí tiền của, không
phát huy được hiệu quả vốn đầu tư. Ví dụ như tại công trình đê kè hữu sông Mã, mái
đê bị sụt lún hư hỏng nhiều chỗ, nguyên nhân chủ quan gây nên tình trạng xuống cấp
của công trình là do công tác giám định bộc lộ nhiều hạn chế, một phần là do những
tồn tại, hạn chế về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ quản lý trong đầu tư xây dựng của
chủ đầu tư và các đơn vị tham gia xây dựng công trình. Trong đó nhấn mạnh những
thiếu sót trong thiết kế xây dựng như không đánh giá được tác động đến dòng chảy lũ
để đưa ra giải pháp kỹ thuật trong hồ sơ thiết kế (trách nhiệm này thuộc về Công ty cổ
phần tư vấn và xây dựng thủy lợi Thanh Hóa). Đối với đơn vị trực tiếp tiến hành thi

10


công (Công ty TNHH Dũng Lân) thi công một số cấu kiện bê tông chưa đạt cường độ
thiết kế… [8]

Hình 1.8: Mặt đê sụt, lún hư hỏng [8]
Hiện nay, do công tác giám sát và quản lý kỹ thuật đổ bê tông của một số chủ đầu tư
chưa thực sự nghiêm túc, khắt khe nên xảy ra hiện tượng một số nhà thầu thực hiện
công việc vẫn chưa tuân thủ tiêu chuẩn thi công, cán bộ thi công của nhà thầu chưa sâu
sát với công việc. Lý do khách quan và một phần vì chủ quan như: ghép ván khuôn
kém, khi đổ bê tông đầm không kỹ, chế độ bảo dưỡng không đúng,... hay do thiết bị
thi công không đạt yêu cầu nên tạo ra một số công trình bê tông đổ vẫn còn mắc lỗi
như: bê tông bị rỗ, hiện tượng nứt chân chim, tráng mặt bê tông ...Từ đó ảnh hưởng
đến chất lượng công trình như bê tông bị rỗ ảnh hưởng tới lớp bê tông bảo vệ cốt thép
mỏng làm cho không làm tròn chức năng bảo vệ cốt thép.


Hình 1.9: Hiện tượng rỗ bê tông (lỗ rỗ đã sâu tới tận cốt thép)
11


1.2.2 Công tác quản lý vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng là một trong những yếu tố chính tham gia trực tiếp vào quá trình sản
xuất, cấu thành sản phẩm, nó chiếm phần lớn tổng chi phí công trình vì thế mà công
tác quản lý chất lượng vật liệu đặc biệt quan trọng, chất lượng sản phẩm cao hay thấp
phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng vật liệu đầu vào. Vật liệu hiện nay ngày càng phong
phú và đa dạng về chất lượng cũng như chủng loại, các nhà thầu đa phần đều đã nhận
biết tầm quan trọng vật liệu nên đã nhập và quản lý các loại vật liệu dùng cho công
trình giống HSDT và đúng với yêu cầu của CĐT. Nhiều công trình xây dựng hoàn
thành, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng đã phát huy hiệu quả đầu tư, tạo động lực
cho phát triển kinh tế - xã hội của khu vực thụ hưởng công trình. Có thể kể đến một số
công trình tiêu biểu được vinh danh tại Giải thưởng công trình chất lượng cao năm
2015: Đập dâng Văn Phong thuộc Hợp phần Khu Tưới Văn Phong - Dự án thủy lợi Hồ
chứa nước Định Bình, Thủy điện Sông Bung 4, Hội trường đa năng tỉnh Bắc Giang,
Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1,.... [9]

Hình 1.10: Đập dâng Văn Phong - Công trình đạt chất lượng cao
Bên cạnh các thành tựu đạt được về quản lý chất lượng vật liệu tốt tạo ra được các
công trình đạt chất lượng cao, vẫn tồn tại tình trạng sử dụng những nguyên vật liệu
không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng công trình xây
12


dựng, thậm chí nặng hơn là ảnh hưởng tới tính mạng con người. Có thể kể đến những
nguyên vật liệu là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng như: Xi măng giả: xi
măng được sản xuất bởi những cá nhân, tổ chức không đăng ký sản xuất kinh doanh
ngành nghề xi măng, không có trang thiết bị chuyên dùng, sử dụng bao bì, nhãn mác

của các hãng xi măng chính thống để làm giả; Cát bẩn: cát bẩn có thể nhiều loại, trong
đó có thể kể đến một hình thức khai thác cát mặn (cát biển), sử dụng nước ngọt để rửa,
sau đó pha lẫn với cát ngọt (cát sông) với một tỷ lệ nhất định (60% cát mặn và 40%
cát ngọt) [10].
Ngoài việc nhập vật liệu chưa đạt tiêu chuẩn thì công tác quản lý vật liệu còn tồn tại ở
công tác bảo quản nguyên vật liệu ở nhiều doanh nghiệp chưa đúng so với quy định
như: kho ngoài trời chưa được chặt chẽ, những kho kín chưa được trang bị đầy đủ các
điều kiện cần thiết để bảo quản nguyên vật liệu trong kho cũng làm giảm chất lượng
của vật tư so với chất lượng lúc đầu của nhà sản xuất. Một trong số đó những tình
trạng bảo quản vật liệu như xi măng ở ngoài trời che bạt không kín dẫn đến tình trạng
mưa làm xi măng bị vón cục ảnh hưởng chất lượng vật liệu dẫn đến chất lượng công
trình bị ảnh hưởng.
1.2.3 Công tác quản lý thiết bị thi công và công nghệ thi công
Công trình muốn đạt được tiến độ nhanh vượt trội so với các công trình cùng quy mô
và mức đầu tư thì yêu cầu không thể thiếu đó là các thiết bị máy móc mà đơn vị thi
công cung ứng và công nghệ do đơn vị đó áp dụng cho công trình. Hiện nay rất nhiều
đơn vị thi công đã thực hiện đầu tư các máy móc hiện đại, năng suất cao để dần thay
thế các tổ hợp máy cũ có năng suất thấp, vì vậy đã góp phần giảm thời gian thi công
công trình, giảm giá thành công trình mà chất lượng công trình vẫn đảm bảo. Bởi vì
mục đích cuối cùng của mỗi chủ đầu tư trong công tác quản lý chất lượng công trình
đó là tạo ra sản phẩm có chất lượng cao mà vẫn đạt và vượt tiến độ.
Thiết bị máy móc, khoa học, kỹ thuật và công nghệ là một phần rất quan trọng trong
quá trình thi công, quyết định rất lớn đến tiến độ thi công và chất lượng công trình,
nhưng do hiện nay có rất nhiều Nhà thầu thi công với tính chất và quy mô còn nhỏ nên
chưa thực sự quan tâm đến việc đầu tư áp dụng thiết bị máy móc và công nghệ vào thi

13



×