Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng thi công gói thầu số 1 đường Nhật Tân Nội Bài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 120 trang )

LỜI CẢM ƠN
Học viên xin chân thành cảm ơn trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội
trong thời gian học tập chương trình cao học vừa qua đã trang bị cho học viên
được nhiều kiến thức cần thiết về các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng
công trình giao thông.
Học viên xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong
trường đã tạo điều kiện giúp đỡ học viên trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn của mình.
Đặc biệt, học viên xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS. TS Trần Tuấn
Hiệp - Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội đã quan tâm và tận tình
hướng dẫn giúp đỡ học viên hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn tới những người thân, bạn bè đã luôn luôn động
viên và tạo điều kiện thuận lợi cho học viên trong suốt quá trình thực hiện luận
văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 08 năm 2014
Học viên

Lê Ngọc Hải


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................1
2. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................2
4. Mục đích nghiên cứu..................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................2
6. Kết cấu của luận văn..................................................................................2
CHƯƠNG 1: XÂY DỰNG NỀN MẶT ĐƯỜNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ..............................................................................3


1.1. Xây dựng nền mặt đường.......................................................................3
1.1.1. Các vấn đề chung.............................................................................3
1.1.1.1. Khái niệm về xây dựng đường.....................................................3
1.1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản về xây dựng đường.................................3
1.1.1.3. Đặc điểm công tác xây dựng đường ô tô.....................................4
1.1.2. Công tác xây dựng nền đường........................................................5
1.1.2.1. Khái niệm.....................................................................................5
1.1.2.2. Yêu cầu đối với nền đường..........................................................5
1.1.2.3. Yêu cầu với công tác thi công nền đường....................................6
1.1.2.4. Một số dạng nền đường thường gặp............................................7
1.1.2.5. Phân loại công trình nền đường và đất nền đường...................12
1.1.2.6. Phương pháp xây dựng nền đường............................................14
1.1.2.7. Trình tự và nội dung thi công nền đường..................................15
1.1.3. Công tác xây dựng mặt đường......................................................16
1.1.3.1. Cấu tạo, yêu cầu với mặt đường................................................16
1.1.3.3. Phân loại kết cấu áo đường.......................................................22
1.1.3.4. Trình tự thiết kế kết cấu áo đường.............................................23
1.1.3.5. Trình tự chung xây dựng mặt đường.........................................25
1.1.4. Tổ chức thi công đường ô tô..........................................................26


1.1.4.1. Khái niệm...................................................................................26
1.1.4.2. Mục đích nghiên cứu của TCTC................................................26
1.1.4.3. Các nguyên tắc cơ bản khi tiến hành TCTC đường ô tô............27
1.1.4.4. Các phương pháp tổ chức thi công............................................28
1.2. Quản lý dự án.........................................................................................32
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng chủ thể trong quá trình
đầu tư dự án...............................................................................................32
1.2.1.1. Người quyết định đầu tư............................................................32
1.2.1.2. Chủ đầu tư..................................................................................34

1.2.1.3. Ban quản lý dự án (Đối với hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý
dự án)......................................................................................................35
1.2.1.4. Tổ chức tư vấn quản lý dự án (đối với hình thức thuê tư vấn quản
lý dự án)..................................................................................................36
1.2.2. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình.......................36
1.2.2.1. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thi công xây dựng.....36
1.2.2.2. Trách nhiệm của chủ đầu tư......................................................37
1.2.2.3. Trách nhiệm của nhà thầu.........................................................39
1.2.2.4. Trách nhiệm của nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung cấp vât liệu, sản
phẩm, thiết bị, cấu kiện sử dụng cho công trình xây dựng.....................40
1.2.2.5. Trách nhiệm nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình. .41
1.2.2.6. Trách nhiệm giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công
trình.........................................................................................................41
1.2.2.7. Quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình.................42
1.2.2.8. Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành hạng mục công trình, công trình
xây dựng..................................................................................................43
1.2.2.9. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng..................................44
2.1. Tổng quan dự án xây dựng đường Nhật Tân – Nội Bài.....................45
2.1.1. Mục tiêu dự án................................................................................45
2.1.2. Phạm vi dự án.................................................................................46


2.1.3. Tiêu chuẩn kỹ thuật và quy mô xây dựng....................................46
2.1.4. Tổng quan gói thầu số 1 đường Nhật Tân – Nội Bài...................50
2.2. Phân tích đánh giá công tác chuẩn bị thi công...................................51
2.3. Thực trạng tổ chức quản lý thi công....................................................60
2.4. Thực trạng triển khai dự án.................................................................61
2.5. Thực trạng đơn vị TVTK kỹ thuật và quyền giám sát tác giả..........67
2.6. Kiểm soát chất lượng, an toàn và bảo vệ môi trường........................68
2.6.1. Kiểm soát chất lượng.....................................................................68

2.6.2. An toàn và bảo vệ môi trường.......................................................69
2.7. Thực trạng công tác quản lý chất lượng.............................................72
2.7.1. Quản lý chất lượng của chủ đầu tư dự án....................................72
2.7.2. Quản lý chất lượng của Văn phòng tư vấn giám sát...................72
2.7.3. Quản lý chất lượng của nhà thầu..................................................74
2.8. Giải pháp chung phối hợp....................................................................75
3.1. Giải pháp về khâu chuẩn bị thực hiện dự án......................................76
3.2. Giải pháp về tổ chức quản lý thi công.................................................83
3.3. Triển khai thực hiện dự án...................................................................83
3.3.1. Lựa chọn phương pháp tổ chức thi công.....................................83
3.3.2. Lựa chọn công nghệ kỹ thuật thi công.........................................85
3.3.3. Giám sát thi công............................................................................96
3.4. Giải pháp về tư vấn thiết kế và quyền giám sát tác giả....................102
3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả bộ phận quản lý chất lượng..............103
3.5.1. Nhiệm vụ giám đốc quản lý chất lượng......................................103
3.5.2. Nhiệm vụ phòng quản lý chất lượng...........................................104
3.5.3. Nhiệm vụ phòng kỹ thuật............................................................104
3.5.4. Nhiệm vụ phòng thí nghiệm........................................................104
3.6. Giải pháp nâng cao công tác an toàn trong thi công xây dựng gói thầu
.................................................................................................................105
3.7. Giải pháp bảo vệ môi trường trong xây dựng..................................108


3.8. Giải pháp tổng hợp..............................................................................108
1. Kết luận...................................................................................................110
2. Kiến nghị:................................................................................................112


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Độ dốc mỏi taluy nền đắp theo TCVN 4054.....................................8

Bảng 1.2. Tần suất lũ thiết kế nền đường..........................................................8
Bảng 1.3. Độ dốc mái taluy nền đào.................................................................11
Bảng 1.4. Độ dốc mái taluy đào đá...................................................................11


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Một số kiểu hư hỏng nền đường........................................................6
Hình 1.2. Nền đường đắp thông thường............................................................7
Hình 1.3. Nền đường đắp ven sông....................................................................8
Hình 1.4. Nền đường nửa đào, nửa đắp.............................................................9
Hình 1.5. Nền đường có tường giữ chân..........................................................10
Hình 1.6. Nền đường có tường giữ ở vai..........................................................10
Hình 1.7. Nền đường đào..................................................................................11
Hình 1.8. Nền đường đắp bằng cát..................................................................12
Hình 1.9. Sơ đồ phân bố ứng suất trong kết cấu áo đường theo chiều sâu.. 18
Hình 1.10. Cấu tạo áo đường mềm..................................................................18
Hình 1.11. Cấu tạo áo đường cứng...................................................................21
Hình 2.1: Bình đồ dự án xây dựng đường Nhật Tân – Nội Bài.....................45
Hình 2.2: Mặt cắt ngang đoạn 1 (Km0+00 – Km0+625)................................51
Hình 2.3: Mặt cắt ngang đoạn 2 (Km0+975 – Km1+143.47).........................51
Hình 2.4: Mặt cắt ngang đoạn 3 (Km0+625 – Km0+975)..............................51
Hình 2.5. Ngổn ngang vật liệu xây dựng cũng như máy móc thi công.........59
Hình 2.6. Nền đường gom bị ngập nước trong quá trình thi công................62
Hình 2.7. Hiện tượng cát chảy đáy móng cống hộp 2x(3.5x2.5)...................63
Hình 2.8. Sử dụng đất hưu cơ đắp bao mái taluy đường...............................64
Hình 2.9. Sử dụng vật liệu kém chất lượng.....................................................65
Hình 2.10. Bãi chứa vật liệu bị đọng nước......................................................66
Hình 2.11. Nước đọng trong phạm vi nền đường...........................................67
Hình 2.12. Đoạn ùn tắc giao thông tại nút giao Nam Hồng..........................70
Hình 2.13.Bụi trên đường dẫn và đường công vụ...........................................71

Hình 2.14. Nhà thầu sử dụng máy ủi san vật liệu subbase............................74
Hình 3.1. Nhiều diện tích ở gói thầu chưa được GPMB, ảnh hưởng tới dự
án.........................................................................................................................79
.............................................................................................................................95


Hình 3.2. Máy xây dựng phục vụ thi công gói thầu số 1................................95


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
QLDA

Quản lý dự án

GPMB

Giải phóng mặt bằng

BVTC

Bản vẽ thi công

ATLĐ

An toàn lao động

UBND

Ủy ban nhân dân


TVGS

Tư vấn giám sát

TVTK

Tư vấn thiết kế

TVTKKT

Tư vấn thiết kế kỹ thuật

TKKT

Thiết kế kỹ thuật

TKBVTC

Thiết kế bản vẽ thi công

BTN

Bê tông nhựa

TBXM

Bê tông xi măng

TCTC


Tổ chức thi công

P2TC2

Phương pháp tổ chức thi công


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước. Sau
khi mở rộng từ năm 2008 Hà Nội đã trở thành một trong 17 thủ đô có diện tích
lớn nhất thế giới. Để xây dựng và phát triển thành phố Hà Nội trở thành một đô
thị văn minh hiện đại thì tất yếu phải đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Dự
án xây dựng cầu Nhật Tân và hệ thống đường nối từ cầu Nhật Tân đến sân bay
Nội Bài là một trong dự án đầu tư xây dựng trọng điểm, đặc biệt quan trọng
nhằm phát triển giao thông thành phố Hà Nội, giảm bớt lưu lượng giao thông
trên tuyến Bắc Thăng Long – Nôi Bài hiện tại đồng thời đáp ứng yêu cầu kết nối
giao thông trong khu vực, phục vụ nhu cầu phát triển chiến lược sân bay Nội Bài
đến năm 2030 (công suất trên 25 triệu khách/năm). Tuyến đường Nhật tân – Nội
Bài sẽ là trục hướng tâm nối Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đến vùng lõi đô
thị Hà Nội, trong tương lai sẽ là trục đường chính yếu liên kết 3 cụm đô thị lớn
trong khu vực.
Dự án xây dựng đường nối Nhật Tân – Nội Bài dài 12.1 Km được khởi
công xây dựng từ tháng 8 năm 2011, có tổng mức đầu tư gần 5000 tỷ đồng và
được chia làm 5 gói thầu. Trong đó, gói thầu số 1 tiếp nối với gói thầu sô 3 dự
án cầu Nhật Tân có chiều dài 1.5km là một gói thầu có nhiều hạng mục thi công
quan trọng và có tổng kinh phí gần 1000 tỷ đồng.
Đặc điểm của gói thầu là do tư vấn thiết kế trong nước thực hiện, tư vấn

giám sát là liên danh giữa tư vấn Mỹ, Nhật và tư vấn Việt Nam đồng thời có
nhiều nhà thầu phụ thi công do đó trong quá trình thực hiện còn bộc lộ nhiều
hạn chế, kể cả từ khâu thiết kế đến thi công và giám sát chất lượng. Đến nay gói
thầu đã thực hiện được 80% khối lượng, trong quá trình thi công chưa xảy ra sự
cố nào trầm trọng tuy nhiên chất lượng chưa cao.
Từ những phân tích như vậy đề tài luận văn: “Nghiên cứu giải pháp nâng
cao chất lượng thi công gói thầu số 1 đường Nhật Tân - Nội Bài” là nhằm giải
quyết vấn đề khoa học thực tiễn cấp thiết trong xây dựng và phát triển cơ sở hạ


2
tầng giao thông thành phố Hà Nội.
2. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp nâng cao chất lượng thi công đường ô tô hiện nay trong cả
nước.
3. Phạm vi nghiên cứu
Gói thầu số 1 đường Nhật Tân – Nội Bài
4. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất được giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng thi công gói thầu
số 1 đường Nhật Tân – Nội Bài.
5. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp giữa lý thuyết xây dựng nền mặt đường ô tô và quản lý dự án với
việc thu thập điều tra phân tích đánh giá hiện trạng triển khai thực hiện gói thầu
số 1 từ đó nghiên cứu đề xuất giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng thi
công gói thầu số 1 đường Nhật Tân – Nội Bài.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo. Luận văn
kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Xây dựng nền, mặt đường và quản lý dự án đường ô tô.
Chương 2: Phân tích đánh giá hiện trạng triển khai thực hiện gói thầu số 1

đường Nhật Tân – Nội Bài.
Chương 3: Nghiên cứu đề xuất giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng
thi công gói thầu số 1 đường Nhật Tân – Nội Bài


3

CHƯƠNG 1: XÂY DỰNG NỀN MẶT ĐƯỜNG VÀ QUẢN LÝ DỰ
ÁN XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ
1.1. Xây dựng nền mặt đường.
1.1.1. Các vấn đề chung.
1.1.1.1. Khái niệm về xây dựng đường.
Xây dựng đường là một công tác bao gồm rất nhiều công việc khác nhau,
nhằm hoàn thành các hạng mục công trình có trong đồ án thiết kế đường.
Các công tác ấy có thể rất khác nhau, song có thể khái quát thành 3 loại:
- Sản xuất và cung cấp các loại nguyên vật liệu cho các khâu thi công.
- Kỹ thuật thi công các hạng mục công trình.
- Tổ chức thi công tác hạng mục công trình.
1.1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản về xây dựng đường
* Tiết kiệm
Công trường xây dựng đường là nơi tập trung rất nhiều nhân lực, máy móc
thiết bị; sử dụng rất nhiều vật liệu xây dựng, tiền vốn. Muốn giảm giá thành
công trình phải xác định đúng các điều kiện thi công, thi công theo một trình tự
phù hợp; tìm tòi các biện pháp kỹ thuật thích hợp; đổi mới công nghệ; tổ chức
thi công nhịp nhàng để đảm bảo tiết kiệm tối đa các nguồn lực.
* Đạt chất lượng
Quy trình thi công và nghiệm thu các hạng mục công trình đều yêu cầu
phải đạt các chỉ tiêu chất lượng nhất định, để công trình khi khai thác ổn định
và bền vững. Muốn vậy trong quá trình thi công phải tuân thủ nghiêm ngặt các
quy trình, quy phạm thi công; tổ chức tốt khâu kiểm tra trong suốt quá trình thi

công; nghiên cứu áp dụng các loại vật liệu mới, công nghệ thi công tiên tiến
trong nước và trên thế giới.
* Đảm bảo tiến độ.
Việc sớm đưa công trình vào khai thác vừa mang lại lợi ích cho nhà thầu
xây dựng (nhanh quay vòng vốn lưu động, sớm thu hồi vốn các máy móc thiết bị
thi công), vừa mang lại lợi ích chung cho nền kinh tế quốc dân (đẩy nhanh thời


4
kỳ hoàn vốn của đường, giảm được chi phí vận tải, thúc đẩy nền kinh tế hàng
hóa phát triển, tạo điều kiện giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, tạo tiền đề
cho sự phát triển hài hòa, cân đối …).
Để đảm bảo hoàn thành và vượt tiến độ cần:
- Lập tiến độ thi công phù hợp với các điều kiện cụ thể về: tính chất công
trình; điều kiện thi công; khả năng cung cấp máy móc, thiết bị, nhân lực của đơn
vị.
- Tập trung nhân vật lực để hoàn thành sớm các hạng mục công tác trọng
điểm.
- Thường xuyên kiểm tra tiến độ trong quá trình thi công để có các điều
chỉnh nhanh chóng, kịp thời, hợp lý.
- Tổ chức tốt khâu cung cấp vật tư, vận chuyển trong suốt quá trình thi
công.
* An toàn
Công tác xây dựng đường có thể phải tiến hành trong các điều kiện địa hình
rất khó khăn hiểm trở; sử dụng các thiết bị máy móc cồng kềnh, công suất lớn;
dùng các loại nguyên vật liệu rất dễ cháy nổ (xăng, dầu, kíp mìn, thuốc nổ), ...
nên trong quá trình thiết kế các biện pháp kỹ thuật thi công, trong quá trình tổ
chức thi công, phải thường xuyên nghiên cứu, thiết kế, kiểm tra các biện pháp
đảm bảo an toàn lao động, tránh các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
1.1.1.3. Đặc điểm công tác xây dựng đường ô tô

- Diện thi công hẹp và kéo dài làm cho việc bố trí tổ chức thi công gặp
nhiều khó khăn.
- Phân bố khối lượng không đồng đều, các giải pháp kỹ thuật thường
không đồng nhất mà thường rất phong phú và đa dạng
- Nơi làm việc thường xuyên thay đổi, gây khó khăn cho việc chuẩn bị
thi công, tổ chức ăn ở cho công nhân.
- Diện công tác chủ yếu ngoài trời nên chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí
hậu.


5
- Các biện pháp để khắc phục những khó khăn trên:
+ Cố gắng chuyển một khối lượng lớn công tác ở hiện trường vào công
xưởng.
+ T ổ chức công việc ăn khớp nhịp nhàng giữa các khâu, hàng ngày
phải xem xét điều chỉnh, tăng cường lực lượng cho các khâu yếu do các phát
sinh khách quan và chủ quan đưa tới.
+ Đối với những công việc chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết, khí hậu
thì tuỳ từng lúc, từng nơi mà phải đẩy nhanh nhịp điệu thi công để tránh các
thiệt hại do thời tiết gây ra.
1.1.2. Công tác xây dựng nền đường
1.1.2.1. Khái niệm
Nền đường là bộ phận chủ yếu của công trình đường, có tác dụng khắc
phục địa hình thiên nhiên, nhằm tạo nên một tuyến đường có các tiêu chuẩn kỹ
thuật phù hợp với một cấp hạng đường nhất định, nhiệm vụ của nó là đảm bảo
cường độ và độ ổn định của áo đường. Nó là nền tảng của áo đường; cường độ,
tuổi thọ và chất lượng sử dụng của áo đường phụ thuộc rất lớn vào cường độ và
độ ổn định của nền đường.
1.1.2.2. Yêu cầu đối với nền đường
- Đảm bảo ổn định toàn khối.

- Nền đường phải đảm bảo có đủ cường độ nhất định.
- Đảm bảo ổn định cường độ trong suốt thời kỳ khai thác.
- Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới cường độ và độ ổn định của nền đường bao
gồm:
+ Tính chất của đất nền đường (vật liệu xây dựng nền đường).
+ Phương pháp thi công đặc biệt là chất lượng đầm lèn.
+ Biện pháp thoát nước và biện pháp bảo vệ nền đường.
- Trong từng điều kiện cụ thể, có thể xảy ra các hiện tượng hư hỏng sau đối
với nền đường:
+ Nền đường bị lún.


6
+ Nền đường bị trượt: do nền đường đắp trên sườn dốc mà không rẫy cỏ,
đánh bậc cấp...
+ Nền đường bị nứt.
+ Sụt lở mái ta luy.

a) Lún

b) Trượt trên sườn dốc

c) Sụt taluy

Hình 1.1. Một số kiểu hư hỏng nền đường.
1.1.2.3. Yêu cầu với công tác thi công nền đường
Trong xây dựng đường, công tác làm nền đường chiếm tỷ lệ khối lượng rất
lớn, nhất là đường vùng núi, đòi hỏi nhiều sức lao động máy móc, xe vận
chuyển, cho nên nó còn là một trong những khâu mấu chốt ảnh hưởng tới thời
hạn hoàn thành công trình. Mặt khác chất lượng của nền đường cũng ảnh hưởng

nhiều đến chất lượng chung của công trình nền đường.
Vì vậy trong công tác tổ chức thi công nền đường phải bảo đảm:
- Đảm bảo nền đường có tính năng sử dụng tốt, đúng vị trí, cao độ, kích
thước mặt cắt, quy cách vật liệu, chất lượng đầm nén phải tuân thủ đúng quy
trình thi công, hồ sơ thiết kế. Để làm được điều này phải lên khuôn đường đúng,
chọn vật liệu phù hợp, phải lập và hoàn chỉnh các quy trình thao tác thi công,
chế độ kiểm tra nghiệm thu chất lượng.
- Chọn phương án thi công thích hợp tuỳ theo các điều kiện địa hình, tình
huống đào đắp, loại đất đá, cự ly vận chuyển, thời gian thi công và công cụ thiết
bị. Ví dụ:
+ Khi gặp đá cứng thì biện pháp thích hợp là thi công bằng nổ phá.
+ Khi khối lượng công việc nhỏ, rải rác mà máy móc nằm ở xa thì biện
pháp thích hợp là thi công bằng thủ công.
- Chọn máy móc thiết bị thi công hợp lý, mỗi loại phương tiện máy móc chỉ


7
làm việc hiệu quả trong một phạm vi nhất định. Nếu chọn không đúng sẽ không
phát huy được năng suất của máy. Tuỳ thuộc vào địa hình, địa chất, thuỷ văn,
khối lượng công việc, cự ly vận chuyển…để chọn loại máy thích hợp.
- Phải điều phối và có kế hoạch tốt sử dụng nguồn nhân lực, máy móc, vật
liệu một cách hợp lý để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và đảm
bảo chất lượng công trình.
- Các khâu công tác thi công nền đường phải tiến hành theo kế hoạch đã
định. Các hạng mục công tác xây dựng nền đường phải phối hợp chặt chẽ. Công
trình nền đường cũng phải phối hợp với các công trình khác và tuân thủ sự sắp
xếp thống nhất về tổ chức và kế hoạch thi công tổng thể của toàn bộ công trình
đường nhằm hoàn thành nhiệm vụ thi công đúng hoặc trước thời hạn.
- Tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật và quy tắc an toàn trong thi công.
Thi công nền đường phải quán triệt phương châm an toàn sản xuất, tăng cường

giáo dục về an toàn phòng hộ, quy định các biện pháp kĩ thuật đảm bảo an toàn.
1.1.2.4. Một số dạng nền đường thường gặp
 Nền đường đắp thông thường

1:m

B
b

thïng ®Êu

Hình 1.2. Nền đường đắp thông thường
Trong đó:
B: Chiều rộng của nền đường (m).
b: Chiều rộng của dải hộ đạo được bố trí khi chiều cao từ vai đường đến
đáy thùng đấu lớn hơn 2m. Với đường cao tốc và đường cấp I, b không được
vượt quá 3m, với các cấp đường khác b rộng từ 1 - 2m.


8
m: Độ dốc của taluy nền đắp được xác định theo loại đất đắp, chiều cao
taluy và điều kiện địa chất công trình của đáy nền đường. Khi chất lượng của
đáy nền đắp tốt, m được lấy theo bảmg sau:
Bảng 1.1. Độ dốc mỏi taluy nền đắp theo TCVN 4054
Chiều cao mái taluy nền đắp

Loại đất đắp
Các loại đá phong hoá nhẹ
Đá dăm, sỏi sạn, cát lẫn sỏi, cát hạt lớn, cát hạt


Dưới 6m
1:1 - 1:1,3

Từ 6 - 12m
1:1,3 - 1:1,5

1:1,5

1:1,3 - 1:1,5

1:1,5

1:1,75

1:1,75

1:1,75

vừa, xỉ quặng
Cát hạt nhỏ, cát bột, đất sét, á cát
Đất bụi, cát mịn
 Nền đường đắp ven sông

B

mùc n íc thiÕt kÕ
1:m

mùc n íc th êng xuyªn


Hình 1.3. Nền đường đắp ven sông.
Cao độ vai đường phải cao hơn mực nước lũ thiết kế kể cả chiều cao sóng
vỗ và cộng thêm 50cm. Tần suất lũ thiết kế nền đường ô tô các cấp cho ở bảng
sau:
Bảng 1.2. Tần suất lũ thiết kế nền đường.
Cấp đường
Tần suất lũ thiết kế

Đường cao

Đường

Đường

tốc, cấp I
1%

cấp II
2%

cấp III
4%

Đường cấp IV, V
Xác định theo tình

hình cụ thể
Phải căn cứ vào dòng nước, tình hình sóng gió và xói mòn mà gia cố taluy
nền đắp thích hợp.



9

1:m

B

1:n

 Nền đường nửa đào, nửa đắp.

b

Hình 1.4. Nền đường nửa đào, nửa đắp.
Khi độ dốc ngang của mặt đất tự nhiên dốc hơn 1:5 thì phải đánh cấp mái
taluy tiếp giáp giữa nền đường và sườn dốc (kể cả theo hướng của mặt cắt dọc)
chiều rộng cấp không nhỏ hơn 1m, đáy cấp phải dốc nghiêng vào trong 2 - 4%.
Trước khi đánh cấp phải đào bỏ đất hữu cơ và gốc cây.
Khi mở rộng nền đường do nâng cấp cải tạo thì phải đánh cấp mái taluy
tiếp giáp giữa nền đường cũ và nền đường mở rộng. Chiều rộng cấp của đường
cao tốc, đường cấp I thường là 2m, loại đất đắp nên dùng đất đắp nền đường cũ.
 Nền đường có tường giữ chân (tường chắn ở chân taluy).
Khi đất tương đối xốp dễ trượt chân taluy thì nên làm tường giữ chân.
Tường chân tương đối thấp, chiều cao không quá 2m, đỉnh rộng 0,5 - 0,8m, mặt
trong thẳng đứng, mặt ngoài dốc 1:0,2 - 1:0,5 bằng đá xây hoặc xếp khan.
Với nền đường đắp qua các đoạn ruộng nước, có thể làm tường giữ chân

1:m

B


b

1:m

B

1:n

cao không quá 1,5m bằng đá xây vữa ở chân mái taluy đắp.


10
Hình 1.5. Nền đường có tường giữ chân
Khi nền đường đắp trên sườn dốc có xu hướng trượt theo sườn dốc hoặc để
gia cố đất đắp trả phần đánh cấp ở chân taluy thì có thể dùng nền đường có
tường chân. Tường chân có mặt cắt hình thang, đỉnh tường rộng trên 1m, mặt
ngoài dốc từ 1:0,5 - 1:0.75, chiều cao không quá 5m xây đá. Tỷ số mặt cắt ngang
của tường trên mặt cắt ngang của nền đường 1:6 - 1:7.
 Nền đường có tường ở vai.
Nền đường nửa đào nửa đắp trên sườn dốc đá cứng, khi phần đắp không
lớn nhưng taluy kéo dài quá xa khi đắp thì nên làm tường giữ ở vai. Tường giữ ở
vai đường không cao quá 2m, mặt ngoài thẳng đứng, mặt đáy dốc nghiêng vào
trong 1:5 làm bằng đá tại chỗ. Khi tường cao dưới 1m, chiều rộng là 0,8m,
tường cao trên 1m chiều rộng là 1m, phía trong tường đắp đá. Chiều rộng bờ an
toàn L lấy như sau: Nền đá cứng ít phong hoá: L= 0,2 - 0,6m; nền đá mềm hoặc
đá phong hoá nặng L=0,6 - 1,5m; đất hạt lớn đầm chặt L= 1,0 - 2,0m.
Với đường cao tốc, đường cấp I thì làm bằng đá xay vữa, các đường khác

B


1:n

chỉ xây vữa 50cm phía trên.

L

Hình 1.6. Nền đường có tường giữ ở vai
 Nền đường đào


11

Ðá

1:n

§Êt
B
n
1:

Hình 1.7. Nền đường đào
Độ dốc mái taluy nền đào đất phải căn cứ vào độ dốc của các tuyến đường
hiện hữu gần đó và tình hình ổn định của các hòn núi tự nhiên. Tham khảo bảng
sau:
Bảng 1.3. Độ dốc mái taluy nền đào.
Chiều cao taluy (m)
<20
20 - 30

1:0,3 - 1:0,5
1:0,5 - 1:0,75
1:0,5 - 1:0,25
1:0,75 - 1:1,5
1:1 - 1:1,5
1:1,5 - 1:1,75

Độ chặt
Keo kết
Chặt, chặt vừa
Tương đối xốp
Ghi chú:

- Với đường cao tốc, đường cấp dùng độ dốc mái taluy tương đối thoải .
- Đất loại cát, đất sỏi sạn và các loại đất dễ mất ổn định sau khi mưa thường
phải dùng độ dốc mái ta luy tương đối thoải.
- Đất cát, đất hạt nhỏ thì chiều cao mái taluy không quá 20m.
Độ dốc mái taluy đào đá phải căn cứ vào loại đá, cấu tạo địa chất, mức độ
phong hoá của đá, chiều cao taluy, tình hình nước ngầm và nước mặt… mà xác
định.
Trong trường hợp bình thường độ dốc mái taluy đào đá có thể xác định
theo bảng sau:
Bảng 1.4. Độ dốc mái taluy đào đá.
Loại đá

Mức độ phong

Các loại đá phún xuất, đá

hoá

Ít phong hoá

vôi cứng, sa thạch, đá phiến

Phong hoá

ma, thạch anh

mạnh

Chiều cao taluy (m)
<20
20-30
1:0,1 - 1:0,3

1:0,2 - 1:0,5

1:0,5 - 1:1

1:0,5 - 1:1,25


12
Ít phong hoá
Phong hoá

Các loại đá yếu, diệp thạch

mạnh


1:0,25 - 1:0,75

1:0,5 - 1:1

1:0,5 - 1:0,25

1:0,75 - 1:1,5

 Nền đường đắp bằng cát
Nền đường đắp bằng cát để đảm bảo cho cây cỏ sinh trưởng và bảo vệ taluy
thì bề mặt taluy phải bọc đất dính dày 1 - 2m, lớp trên của nền đường phải đắp
bằng đất hạt lớn dày 0,3 - 0,5m.

B

1:m

§Êt dÝnh

Hình 1.8. Nền đường đắp bằng cát.
1.1.2.5. Phân loại công trình nền đường và đất nền đường
 Phân loại công trình nền đường
- Đối với công tác thi công nền đường, thường căn cứ vào khối lượng thi
công của công trình, chia làm hai loại:
+ Công trình có tính chất tuyến: khối lượng đào đắp không lớn và
phân bố tương đối đều dọc theo tuyến.
+ Công trình tập trung: là công trình có khối lượng thi công tăng lớn
đột biến trên một đoạn đường có chiều dài nhỏ, ví dụ: như tại các vị trí đào sâu,
đắp cao.
- Việc phân loại này giúp ta xác định được tính chất của công trình, từ đó

đề ra giải pháp thi công thích hợp.
 Phân loại đất xây dựng nền đường
Có nhiều cách phân loại đất nền đường:
* Phân loại theo mức độ khó dễ khi thi công.
- Đất: được phân thành 4 cấp: CI, CII, CIII, CIV (cường độ của đất tăng


13
dần theo cấp đất). Đất cấp I, II thường không được dùng để đắp nền đường mà
chỉ dùng đất cấp III và cấp IV.
- Đá: được phân thành 4 cấp: CI, CII, CIII, CIV (cường độ của đá giảm dần
theo cấp đá).
Đá CI: Đá cứng, có cường độ chịu nén >1000 daN/cm2.
Đá CII: Đá tương đối cứng, có cường độ chịu nén từ 800 - 1000 daN/cm2.
Đá CIII: Đá trung bình, có cường độ chịu nén từ 600 - 800 daN/cm2.
Đá CIV: Đá tương đối mềm, giòn, dễ dập, có cường độ chịu nén < 600
daN/cm2.
Trong đó đá CI, CII chỉ có thể thi công bằng phương pháp nổ phá, còn đá
CIII và CIV có thể thi công bằng máy.
Cách phân loại này dùng làm căn cứ để chọn phương pháp thi công hợp lý
từ đó đưa ra được định mức lao động tương ứng và tính toán được giá thành, chi
phí xây dựng công trình. (Ví dụ: đất đá khác nhau thì độ dốc ta luy khác nhau →
khối lượng khác nhau, đồng thời phương pháp thi công cũng khác nhau → giá
thành xây dựng khác nhau).
* Phân loại theo tính chất xây dựng.
Cách phân loại này cho người thiết kế, thi công biết được tính chất, đặc
điểm và điều kiện áp dụng của mỗi loại đất. Theo tính chất xây dựng người ta
phân thành:
- Đá: các loại đá phún xuất, trầm tích, biến chất ở trạng thái liền khối hoặc
rạn nứt. Đá dùng để đắp nền đường rất tốt đặc biệt là tính ổn định nước. Tuy

nhiên do có giá thành cao nên nó ít được dùng để xây dựng nền đường mà chủ
yếu dùng trong xây dựng mặt đường.
- Đất: là vật liệu chính để xây dựng nền đường; đất có thể chia làm hai loại
chính:
+ Đất rời: ở trạng thái khô thì rời rạc, chứa không quá 50% các hạt >2mm,
chỉ số dẻo Ip < 1; gồm các loại như: cát sỏi, cát hạt lớn, cát hạt vừa, cát hạt nhỏ
và cát bột.


14
+ Đất dính: nhỏ hạt ở trạng thái khô thì dính kết, chỉ số dẻo I p > 1, gồm các
loại như: đất á cát, á sét, sét.
Có rất nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên trong xây dựng nền đường thì
vấn đề quan trọng nhất là phải chọn được loại đất phù hợp với từng công trình
nền đường, đặc biệt là phù hợp với chế độ thuỷ nhiệt của nền đường.
+ Đất cát: Là loại vật liệu rất kém dính (C=0), trong đó không hoặc chứa
rất ít hàm lượng đất sét. Do vậy đất cát là loại vật liệu có thể dùng cho mọi loại
nền đường đặc biệt các đoạn chịu ảnh hưởng nhiều của nước.
+ Đất sét: Trong đất chứa nhiều thành phần hạt sét, có lực dính C lớn. Khi
đầm chặt cho cường độ khá cao. Tuy nhiên do có nhiều hạt sét nên đất sét là vật
liệu kém ổn định với nước, khi bị ngâm nước hoặc bị ẩm, cường độ của nó giảm
đi rất nhiều. Do đó, đất sét thường chỉ dùng ở những nơi không hoặc ít chịu ảnh
hưởng của nước.
+ Đất cấp phối, sỏi đồi: Là loại cấp phối tự nhiên, có nhiều ở vùng trung
du, đồi núi thấp. Trong thành phần hạt, sỏi sạn chiếm tỷ lệ tương đối lớn, khi
đầm chặt cho cường độ rất cao (E o≈1800daN/cm2). Tuy nhiên trong thành phần
của nó cũng chứa một hàm lượng sét nhất định nên nó cũng là loại vật liệu kém
ổn định với nước. Do vậy, vật liệu này chỉ sử dụng ở những nơi ít chịu ảnh
hưởng của nước, hoặc để làm lớp trên cùng của nền đường.
+ Đất á sét, á cát: Là loại đất có tính chất ở mức độ trung bình giữa đất cát

và đất sét, do vậy nó cũng được dùng phổ biến trong xây dựng nền đường.
+ Các loại đất sau không dùng để đắp nền đường: Đất chứa nhiều chất hữu
cơ, đất than bùn, đất chứa nhiều lượng muối hoà tan, đất có độ ẩm lớn.
1.1.2.6. Phương pháp xây dựng nền đường
* Phương pháp thi công bằng thủ công
Theo phương pháp này khối lượng thi công hoàn toàn do nhân lực đảm
nhận dựa trên các công cụ thô sơ và công cụ cải tiến.
Phương pháp này thích hợp với nơi có khối lượng nhỏ, cự ly vận chuyển
ngắn, không đòi hỏi thời gian thi công nhanh, máy móc không thi công được .


15
* Phương pháp thi công bằng cơ giới
Là phương pháp thi công mà khối lượng chủ yếu do máy móc đảm nhận,
nhân lực chỉ đóng vai trò phụ máy, phục vụ cho máy hoạt động.
Phương pháp này phù hợp với công trình có khối lượng lớn, thời gian thi
công nhanh.
* Phương pháp thi công bằng nổ phá
Là phương pháp thi công dùng thuốc nổ và các thiết bị nổ mìn để thi công
được vận dụng trong các trường hợp nền đường là đất cứng hay đá hoặc thời
gian đòi hỏi thi công nhanh.
* Phương pháp thi công bằng sức nước
Là lợi dụng sức nước xói vào đất, làm lở đất tơi ra, hoà vào nước, đất lơ
lửng trong nước rồi dẫn tới nơi đắp. Phương pháp này thích hợp với các loại đất
thoát nước tốt như đất cát, á cát… Đối với loại đất thoát nước kém thì thời gian
lắng khô kéo dài hàng năm không nên áp dụng phương pháp này. Phương pháp
này máy móc đơn giản, năng suất cao nhưng phương pháp này đòi hỏi phải có
nguồn nước, có nguồn điện mới áp dụng được .
1.1.2.7. Trình tự và nội dung thi công nền đường
Khi tổ chức thi công nền đường phải căn cứ vào điều kiện thiên nhiên, tình

hình máy móc, thiết bị, nhân lực để phối hợp thực hiện theo một trình tự thích
hợp.
 Công tác chuẩn bị trước khi thi công
* Công tác chuẩn bị về mặt kỹ thuật
- Nghiên cứu hồ sơ.
- Khôi phục và cắm lại tuyến đường trên thực địa.
- Lên ga, phóng dạng nền đường.
- Xác định phạm vi thi công.
- Làm các công trình thoát nước.
- Làm đường tạm đưa các máy móc vào công trường.
* Công tác chuẩn bị về mặt tổ chức


16
- Tổ chức bộ phận quản lý chỉ đạo thi công.
- Chuyển quân, xây dựng lán trại.
- Điều tra phong tục tập quán địa phương, điều tra tình hình khí hậu thủy
văn tại tuyến đường v.v...
 Công tác chuẩn bị trước khi thi công
- Xới đất.
- Đào vận chuyển đất.
- Đắp đất, đầm chặt đất.
- Công tác hoàn thiện: san phẳng bề mặt, tu sửa mái dốc ta luy, trồng cỏ.
1.1.3. Công tác xây dựng mặt đường
1.1.3.1. Cấu tạo, yêu cầu với mặt đường
 Khái niệm.
Mặt đường là một kết cấu gồm một hoặc nhiều tầng, lớp vật liệu khác nhau,
có cường độ và độ cứng lớn đem đặt trên nền đường để phục vụ cho xe chạy.
Mặt đường là một bộ phận rất quan trọng của đường. Nó cũng là bộ phận
đắt tiền nhất. Mặt đường tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng chạy

xe: an toàn, êm thuận, kinh tế. Do vậy ngoài việc tính toán thiết kế nhằm tìm ra
một kết cấu mặt đường có đủ bề dày, đủ cường độ thì về công nghệ thi công, về
chất lượng thi công nhằm tạo ra các tầng lớp vật liệu như trong tính toán là hết
sức quan trọng.
 Yêu cầu đối với mặt đường
Mặt đường chịu tác dụng trực tiếp của tải trọng xe chạy, của các nhân tố tự
nhiên như mưa, nắng, sự thay đổi nhiệt độ... Nên để bảo đảm đạt được các chỉ
tiêu khai thác - vận doanh có hiệu quả nhất thì việc thiết kế và xây dựng kết cấu
mặt đường phải đạt được các yêu cầu sau:
- Đủ cường độ: kết cầu mặt đường phải có đủ cường độ chung và tại mỗi
điểm riêng trong từng tầng, lớp vật liệu. Nó biểu thị bằng khả năng chống lại
biến dạng thẳng đứng, biến dạng trượt, biến dạng co dãn khi chịu kéo uốn hoặc
do nhiệt độ.


×