Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Bài SL 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.41 KB, 68 trang )

NỘI DUNG 1
HIỆN TƯỢNG KHUẾCH TÁN VÀ SIÊU LỌC QUA MÀNG TẾ BÀO
1. Khuếch tán (Gradiant nồng độ): chất khuếch tán chuyển từ ngăn có nồng độ cao
sang ngăn có nồng độ thấp hơn nhờ năng lượng chuyển động nhiệt.
1.1 Những yếu tố ảnh hưởng tốc độ khuếch tán:
+ Bản chất của chất khuếch tán.
- Tỉ lệ thuận với độ hòa tan trong lipid.
- Tỉ lệ nghịch với trọng lượng phân tử: trọng lượng phân tử chất
khuếch tán càng thấp thì càng dễ khuếch tán.
+ Nhiệt độ: tỉ lệ thuận với nhiệt độ.
+ Trạng thái của màng:
- Tỉ lệ nghịch với độ dày của màng.
- Số kênh trên đơn vị diện tích màng.
+ Sự khuếch tán của 1 chất khác xảy ra đồng thời.
1.2 Hình thức khuếch tán:
1.2.1 Khuếch tán đơn giản (simple diffusion):
Trong khuếch tán đơn giản, mức độ khuếch tán được xác định bởi số lượng chất
được vận chuyển, tốc độ chuyển động nhiệt và số lượng các kênh protein trong
màng tế bào. Có 2 loại:
- Khuếch tán qua lớp lipid kép: Các chất hòa tan trong lipid: Oxy, dioxyt
carbon (CO2), acid béo, vitamin tan trong dầu A, D, E, K, Alcool...
- Khuếch tán qua các kênh protein: Nước và các chất hòa tan trong nước. Các
kênh protein này chọn lọc chất khuếch tán do đặc điểm về đường kính, hình dạng và
điện tích của kênh.
1.2.2 Khuếch tán được gia tốc (facilitated diffusion): còn gọi là khuếch tán được
tăng cường, khuếch tán được thuận hóa.
Khuếch tán được gia tốc là sự khuếch tán nhờ vai trò của chất mang, nếu thiếu
chất mang thì sự khuếch tán không thực hiện được. Vì vậy khuếch tán được gia tốc
còn gọi là khuếch tán qua chất mang.
● Chất khuếch tán: là chất hữu cơ không tan trong lipid và có kích thước phân tử
lớn, đặc biệt là Glucose, acid amin.


Insulin kích thích tốc độ khuếch tán gấp 10 - 20 lần.
Có thể vận chuyển các monosaccharid khác như Galactose, mantose, xylose,
arabinose.
● Cơ chế khuếch tán được gia tốc:
+ Chất khuếch tán gắn lên vị trí gắn (binding sites) của phân tử chất mang.
+ Chất mang thay đổi cấu hình mở về phía ngược lại.
+ Chuyển động nhiệt của phân tử chất khuếch tán sẽ tách nó ra khỏi điểm
gắn và di chuyển về bên kia màng.
● Sự khác nhau giữa khuếch tán được gia tốc và khuếch tán đơn giản: khuếch
tán được gia tốc có tốc độ khuếch tán tăng dần đến mức tối đa (gọi là Vmax) thì
dừng lại, mặc dù nồng độ chất khuếch tán vẫn tiếp tục tăng. Trong khuếch tán đơn
giản tốc độ khuếch tán tăng tỉ lệ thuận với tăng nồng độ chất khuếch tán (tương
quan giữa tốc độ khuếch tán và chênh lệch nồng độ chất khuếch tán có dạng tuyến
tính).
1


2. Siêu lọc (chênh lệch áp suất thủy tĩnh):
Do sự chênh lệch giữa các lực tác dụng lên thành mao mạch, tạo ra một áp suất
lọc, có tác dụng đẩy dịch từ mao mạch vào khoảng kẽ. Lực tác dụng tạo ra từ hai
loại áp suất căn bản đó là:
- Áp suất thủy tĩnh có có tác dụng đẩy nước và các chất hòa tan.
- Áp suất keo: bản chất là áp suất thẩm thấu có tác dụng kéo nước về phía
nó.
Hiện tượng siêu lọc được thể hiện qua công thức:
P lọc = (Pa + S) - (Pb + U) mmHg
+ Pa: Áp suất thủy tĩnh của mao mạch đầu tiểu động mạch và đầu tiểu
tĩnh mạch có trị số trung bình lần lượt là 30 mmHg và 10 mmHg
+ S: Áp suất keo khoang kẽ, trung bình khoảng 8mmHg.
+ Pb: Áp suất thủy tĩnh khoang kẽ, trị số khác nhau tùy vị trí trong cơ thể,

trung bình thường là -3mmHg
+ U: Áp suất keo của huyết tương, trung bình 28mmHg
Như vậy, đầu mao mạch tiểu động mạch dịch và các chất di chuyển từ mao
mạch ra khoang kẽ, và đầu tiểu tĩnh mạch dịch và các chất di chuyển theo hướng
ngược lại: khoảng 9/10 lượng dịch từ mao động mạch vào khoảng kẽ được tái hấp
thu trở lại mao tĩnh mạch, 1/10 còn lại sẽ chảy vào hệ thống bạch mạch rồi vào tuần
hoàn hệ thống.

2


NỘI DUNG 2
CẤU TẠO TẾ BÀO VÀ MÀNG TẾ BÀO
1. Tế bào:
Cấu tạo bởi những chất khác nhau gọi là nguyên sinh chất (Protoplasm) gồm 5
thành phần cơ bản:
* Nước:
- Chiếm 70 - 85% khối lượng tế bào (trừ tế bào mỡ).
- Là môi trường dịch chính trong tế bào.
* Các chất điện giải: K+, Mg++, P, SO4--, HCO3-, Ca++, Cl-, Na+...
- Cung cấp chất vô cơ cho các phản ứng nội bào.
- Vận hành một số cơ chế của tế bào. Ví dụ: Co cơ cần Ca++.
* Protein:
- Chiếm 10 - 20% khối lượng tế bào.
* Lipid:
- Chiếm khoảng 2% khối lượng tế bào.Đặc biệt tế bào mỡ chứa 95%
triglycerid là kho dự trữ năng lượng của cơ thể.
- Không hòa tan trong nước vì vậy được sử dụng để tạo màng tế bào và các bào
quan.
* Carbohydrate:

- Ít, chiếm khoảng 1% khối lượng tế bào nói chung.
3% ở tế bào cơ.
6% ở tế bào gan.
- Đóng nhiều vai trò quan trọng.
2. Màng tế bào
- Màng tế bào dày 7,5 - 10 nm (1 nanomet = 10 - 9 mét).
- Thành phần chính gồm:
● Lipid (42%): Phospholipid: 25%, Cholesterol: 13, Lipid khác: 4%
Cấu trúc thực chất là lớp lipid kép, gồm hai đầu: ưa nước và kỵ nước.
Lớp lipid kép, mềm mại, có thể uốn khúc trượt qua lại dễ dàng, tạo khả năng hòa
màng.
● Protein: 55%, tạo thành các khối cầu nằm chen giữa lớp lipid. Hầu hết là
glycoprotein. Gồm:
* Protein trung tâm:
. Tạo thành kênh (Channel), khuếch tán chọn lọc các chất hòa tan trong nước
đặc biệt là các ion.
. Chất mang (Carrier protein).
* Protein ngoại vi: vai trò như enzyme, điều khiển các chức năng nội bào.
● Carbohydrate 3%:
- Tạo thành lớp áo, mang điện tích âm.
- Là những Oligosaccharide, gắn thành nhánh bên ngoài màng tế bào.
+ Trên hầu hết phân tử protein tạo thành Glycoprotein
+ trên 1/10 phân tử lipid tạo thành Glycolipid.
- Các carbohydrate bao quanh lõi nhỏ protein gắn lỏng lẽo bên ngoài tế bào
là những Proteoglycan.
Lớp áo có 4 chức năng:

3



Đẩy các phân tử tích điện âm, do tính tích điện âm.
Làm các tế bào dính vào nhau, do có khi áo glucid tế bào này bám vào áo
glucid tế bào khác.
- Hoạt động như những receptors của hormones.
- Một số tham gia vào các phản ứng miễn dịch.
• Chức năng màng tế bào
- Phân cách với môi trường xung quanh.
- Trao đổi thông tin giữa các tế bào.
- Tham gia hoạt động tiêu hóa và bài tiết của tế bào
- Vận chuyển chọn lọc các chất qua màng tế bào.
- Tác nhân tạo ra điện thế màng, điện thế hoạt động.
-

4


NỘI DUNG 3
QUÁ TRÌNH THẢI NHIỆT
Nhiệt sinh ra trong cơ thể đến đâu sẽ được truyền ra bề mặt ngoài da hoặc
niêm mạc đường hô hấp để thải ra ngoài đến đấy nhờ hệ thống mạch máu. 2 cơ chế
thải nhiệt là truyền nhiệt và bốc hơi nước.
1. Thải nhiệt bằng cách truyền nhiệt
Truyền nhiệt là phương thức trong đó nhiệt năng được truyền từ vật nóng
sang vật lạnh. Như vậy muốn thải nhiệt ra bên ngoài bằng cách truyền nhiệt thì cơ
thể phải có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh.
Có 3 hình thức truyền nhiệt: bức xạ, trực tiếp và đối lưu.
1.1. Truyền nhiệt bức xạ
- Định nghĩa: truyền nhiệt bức xạ là sự truyền nhiệt giữa các vật không tiếp xúc
với nhau. Nhiệt được truyền dưới dạng tia bức xạ điện từ (tia hồng ngoại).
- Khối lượng nhiệt truyền tỷ lệ thuận với chênh lệch nhiệt độ giữa hai vật,

không chịu ảnh hưởng của nhiệt độ khoảng không ở giữa. Nhưng khối lượng
nhiệt mà vật lạnh nhận được phụ thuộc vào màu sắc của nó: màu đen hấp thu
toàn bộ, màu trắng phản chiếu toàn bộ.
1.2. Truyền nhiệt trực tiếp
- Định nghĩa: truyền nhiệt trực tiếp là sự truyền nhiệt giữa các vật tiếp xúc nhau.
- Khối lượng nhiệt truyền tỷ lệ thuận với diện tích tiếp xúc, mức chênh lệch
nhiệt độ và thời gian tiếp xúc giữa hai vật.
1.3. Truyền nhiệt đối lưu
- Định nghĩa: truyền nhiệt đối lưu là sự truyền nhiệt giữa các vật tiếp xúc với
nhau nhưng trong đó vật lạnh luôn luôn chuyển động, điều này khiến cho ở
điểm tiếp xúc chênh lệch nhiệt độ được duy trì.
- Khối lượng nhiệt truyền tỷ lệ thuận với căn bậc hai của tốc độ chuyển động
của vật lạnh.
2. Thải nhiệt bằng cách bốc hơi nước
Thải nhiệt bằng cách bốc hơi nước dựa trên cơ sở là nước trong lúc chuyển
từ thể lỏng sang thể khí phải hút nhiệt vào. Một lít nước bốc hơi sẽ lấy đi một nhiệt
lượng bằng 580Kcal. Nhiệt độ môi trường càng cao thì sự thải nhiệt bằng bốc hơi
nước càng tăng với điều kiện nước thoát ra được bề mặt và bề mặt thoáng gió.
Có 2 hình thức bốc hơi nước: qua da và qua đường hô hấp.
2.1. Bốc hơi nước qua đường hô hấp
- Nước bay hơi ở đường hô hấp là nước do các tuyến ở niêm mạc đường hô hấp
bài tiết ra để làm ẩm không khí vào phổi.
- Lượng nhiệt toả ra bằng phương thức bốc hơi nước qua đường hô hấp phụ
thuộc vào thể tích thông khí phổi. Trong môi trường nóng thông khí phổi có
tăng lên nhưng bốc hơi nước qua đường hô hấp không có ý nghĩa quan trọng
trong phản ứng chống nóng của loài người.
2.2. Bốc hơi nước qua da
Bốc hơi nước qua da dưới hai hình thức:
- Thấm nước qua da: lượng nước thấm qua da trung bình một ngày đêm là 0,5
lít. Lượng nước này cùng với lượng nước bốc hơi qua đường hô hấp tổng cộng

khoảng 0,6lít/ngày giúp thải một nhiệt lượng khoảng 12-16Kcal/giờ. Đây là

5


lượng nước mất thường xuyên, không cảm thấy và không thay đổi theo nhiệt
độ của cơ thể và không khí.
- Bài tiết mồ hôi: lượng mồ hôi bài tiết trong một giờ thay đổi từ 0 lít trong môi
trường lạnh lên đến tối đa 1,5-2 lít trong môi trường nóng. Mồ hôi chỉ giúp
thải nhiệt khi bốc hơi được trên da nên bề mặt da cần thoáng. Lượng mồ hôi
bốc hơi trên da cũng thay đổi tùy thuộc vào độ ẩm của không khí và tốc độ
gió.

6


NỘI DUNG 4
CƠ CHẾ CHỐNG NÓNG VÀ CHỐNG LẠNH CỦA CƠ THỂ
Thân nhiệt được điều hòa trên nguyên tắc: lượng nhiệt sinh ra trong cơ thể
bằng lượng nhiệt toả ra khỏi cơ thể cùng trong một khoảng thời gian. Nguyên tắc
này được thực hiện nhờ hoạt động của một cung phản xạ phức tạp với trung tâm là
vùng dưới đồi và đường truyền ra vừa là đường thần kinh vừa là đường thể dịch.
Trung tâm điều nhiệt bình thường luôn giữ một mức “điểm chuẩn” (set point)
=370C để đảm bảo cho thân nhiệt ổn định.
1. Cơ chế chống nóng của cơ thể
Những kích thích của môi trường nóng, thông qua phản xạ điều nhiệt, gây
giảm quá trình sinh nhiệt và tăng quá trình thải nhiệt
- Giảm quá trình sinh nhiệt: giảm các phản ứng chuyển hoá trong cơ thể. Đây là
nguyên nhân gây cảm giác mệt mỏi trong môi trường nóng. Nhưng chuyển
hoá cũng là cơ sở của các hoạt động sống nên không thể giảm nhiều được. Do

đó giảm sinh nhiệt không quan trọng bằng tăng thải nhiệt trong cơ chế chóng
nóng
- Tăng quá trình thải nhiệt: là cơ chế chống nóng chủ yếu nên chống nóng còn
gọi là điều nhiệt vật lý. Cơ chế như sau: giãn mạch máu dưới da, tăng lượng
máu đến da khiến da đỏ lên trong môi trường nóng. Máu đến da tăng sẽ dẫn
đến:
+ Tăng truyền nhiệt: do máu làm tăng nhiệt độ da.
+ Tăng bài tiết mồ hôi: có thể dẫn đến mất nước và muối.
2. Cơ chế chống lạnh của cơ thể
Những kích thích của môi trường lạnh, thông qua phản xạ điều nhiệt, gây
giảm quá trình thải nhiệt và tăng quá trình sinh nhiệt .
- Giảm quá trình thải nhiệt: co mạch máu dưới da, giảm lượng máu đến da
khiến da tái đi trong môi trường lạnh. Máu đến da giảm sẽ dẫn đến giảm
truyền nhiệt và bài tiết mồ hôi. Nhưng máu đến da ít cũng ảnh hưởng xấu tới
việc nuôi da làm cho da bị dầy lên, nổi mẩn ngứa, nốt phỏng và hoạt tử nếu
môi trường quá lạnh. Do đó giảm quá trình thải nhiệt không quan trọng bằng
tăng sinh nhiệt trong cơ chế chống lạnh. Đồng thời với phản xạ co mạch da
còn có phản xạ dựng lông do co cơ chân lông gây hiện tượng sởn da gà. Phản
xạ này là di tích của phản xạ chống lạnh của động vật, ở loài người nó không
có giá trị chống lạnh.
- Tăng sinh nhiệt: là cơ chế chống lạnh chủ yếu nên chống lạnh còn gọi là điều
nhiệt hoá học. Cơ chế như sau: tăng các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể dẫn
đến mất nhiều năng lượng, gồm:
+ Tăng chuyển hoá cơ sở do:
 Thần kinh giao cảm và catecholamin của tủy thượng thận: có tác dụng
làm tăng tốc độ chuyển hoá năng lượng của tế bào để sinh ra nhiệt mà
không dự trữ dưới dạng ATP gọi là nhiệt hoá học. Lượng nhiệt hoá học
sinh ra tỷ lệ thuận với lượng mỡ nâu. Ở người, mỡ nâu có nhiều ở trẻ em
tập trung chủ yếu xung quanh xương bả vai, đây là nguồn tạo nhiệt quan
trọng của trẻ.

 T3-T4 của tuyến giáp: có tác dụng làm tăng tốc độ chuyển hoá năng
lượng trong tất cả các tế bào sinh ra nhiệt. Tác dụng của T3-T4 chậm
nhưng kéo dài hơn catecholamin.

7


+ Tăng trương lực cơ: xảy ra sau tăng chuyển hoá cơ sở. Tăng trương lực cơ
gây ra hiện tượng “cóng”.
+ Run cơ: xảy ra sau cùng. Đây là một phản xạ có trung tâm nằm ở vùng dưới
đồi. Khi cơ thể bị nhiễm lạnh, các tín hiệu lạnh từ da sẽ được truyền về kích
thích trung tâm gây phản xạ run cơ. Khi run cơ tối đa có thể giúp cơ thể
sinh nhiệt cao hơn bình thường 4-5 lần.

8


NỘI DUNG 5: TRÌNH BÀY CÁC KHOANG DỊCH NGOẠI BÀO
1. Huyết tương
- Khái niệm: huyết tương là thành phần lỏng của máu, chiếm 5% trọng lượng
cơ thể. Như vậy, huyết tương là thành phần của dịch ngoại bào (ECF) nằm trong
lòng mạch.
- Chức năng của huyết tương:
+ Tạo ra một lực thẩm thấu vào khoảng 28mmHg, gọi là áp suất keo, áp
suất này có khuynh hướng kéo nước vào mao mạch, đóng vai trò quan trọng
trong quá trình trao đổi chất qua thành mao mạch.
+ Ngoài ra, huyết tương còn có chức năng điều hòa thăng bằng toan kiềm,
đông máu, bảo vệ cơ thể, vận chuyển các chất…
2. Dịch kẽ
- Khái niệm: dịch kẽ là dịch nằm trong các khoảng kẽ giữa các tế bào, là

thành phần ECF ở bên ngoài hệ thống mạch, chiếm khoảng 15% tổng trọng lượng
cơ thể.
- Chức năng của dịch kẽ: cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho tế bào
đồng thời nhận của các tế bào CO2 và các sản phẩm chuyển hóa để chuyển thải ra
ngoài.
3. Dịch bạch huyết
- Khái niệm: dịch bạch huyết là dịch kẽ chảy vào hệ thống bạch mạch, đổ
vào tĩnh mạch qua ống ngực và ống bạch huyết phổi.
- Chức năng của dịch bạch huyết:
+ Dịch bạch huyết sẽ đưa trở lại hệ thống tuần hoàn một lượng protein và
dịch từ dịch kẽ. Vì vậy hệ bạch huyết đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát
nồng độ protein trong dịch kẽ, thể tích và áp suất dịch kẽ.
+ Đây là một trong những con đường chủ yếu để hấp thu các chất dinh
dưỡng từ ống tiêu hóa, đặc biệt hấp thu mỡ.
+ Bạch cầu lympho đi vào hệ thống tuần hoàn chủ yếu qua đường bạch
huyết vì vậy có một số bạch cầu lympho trong bạch huyết của ống ngực.
4. Dịch não tủy
- Khái niệm: dịch não tủy là dịch trong các não thất, bể chứa quanh não, các
khoang dưới màng nhện và tủy sống. Các khoang này lưu thông với nhau và áp suất
dịch não tủy được điều hòa ờ mức hằng định. Mỗi ngày có khoảng 500mL dịch não
tủy được bài tiết từ các đám rối màng mạch của các não thất, chủ yếu là hai não thất
bên và màng ống nội tủy, màng nhện, ngoài ra một phần do não bài tiết qua các
khoang quanh mạch đi vào trong não.
- Hàng rào máu-não và hàng rào máu-dịch não tủy:
+ Màng các mao mạch não tạo thành 2 hàng rào:
. Hàng rào máu-não: là màng ngăn giữa máu và dịch kẽ của mô não trừ một
số vùng hypothalamus, tuyến yên và postrema. Đây là nơi trực tiếp thực hiện chức
năng dinh dưỡng của các mạch não.
. Hàng rào máu-dịch não tủy: là màng ngăn giữa máu và dịch não tủy hay
chính là màng của các đám rối màng mạch trong các não thất. Đây là nơi bài tiết ra

dịch não tủy.
+ Tính chất của hàng rào máu-não và hàng rào máu-dịch não tủy: tính thấm
cao với nước, CO2, O2 và các chất hòa tan trong lipid như rượu, các chất gây mê; ít
9


thấm với các ion như Na+, Cl-, H+ và hầu như không thấm với protein và các phân
tử hữu cơ có kích thước lớn. Như vậy, các kháng thể và các thuốc không hòa tan
trong lipid không vào được dịch não tủy và nhu mô não.
- Chức năng của dịch não tủy:
+ Chức năng chính của dịch não tủy là đệm cho não trong hộp sọ cứng (não
nổi trong dịch ).
+ Dịch não tủy cũng đóng vai trò của một bình chứa để thích nghi với những
thay đổi thể tích của hộp sọ: nếu thể tích não hoặc thể tích máu tăng lên, lượng dịch
não tủy được hấp thu vào máu tĩnh mạch sẽ tăng lên và ngược lại.
5. Các khoang dịch khác
- Dịch nhãn cầu: là dịch nằm trong ổ mắt và giữ cho ổ mắt luôn căng ra.
Trong ổ mắt thủy dịch liên tục được tạo ra và được tái hấp thu. Sự cân bằng giữa bài
tiết và tái hấp thu của thủy dịch có tác dụng điều hòa thể tích và áp suất của nhãn
cầu (15mmHg).
- Dịch trong các khoang tiềm ẩn như khoang phúc mạc, khoang màng phổi,
khoang màng tim, bao hoạt dịch: có vai trò giúp các màng bao trượt lên nhau dễ
dàng tạo điều kiện thuận lợi cho sự cử động của các tạng.

10


NỘI DUNG 6
CÁC ĐẶC TÍNH CỦA BẠCH CẦU VÀ CHỨC NĂNG CỦA BẠCH CẦU
TRUNG TÍNH

1.Các đặc tính của bạch cầu
1.1. Tính xuyên mạch
Bạch cầu có thể chui qua khe hở giữa các tế bào nội mô của mao mạch để vào
các tổ chức quanh mao mạch, mặc dù những lỗ nhỏ đó có kích thước nhỏ hơn bạch
cầu nhiều lần.
1.2. Tính chuyển động bằng chân giả
Mỗi khi có kích thích tại mô nào đó trong cơ thể, bạch cầu có thể chuyển động
bằng cách đưa các tua bào tương ra, gọi là chân giả, di chuyển đến tập trung tại địa
điểm bị kích thích. Bạch cầu có thể chuyển động với vận tốc trên 40m/phút.
1.3. Tính hóa ứng động
Một số chất khác nhau của mô tiết ra, có khả năng làm bạch cầu di chuyển tới
gần, hay tránh xa khỏi chất đó. Hiện tượng này gọi là hóa ứng động (chemotaxis).
Những sản phẩm huỷ hoại trong mô viêm, một số độc tố của vi khuẩn cũng có thể
gây hóa ứng động. Hóa ứng động có thể dương hoặc âm tính.
1.4. Tính thực bào
Những nơi viêm là nơi tập trung nhiều bạch cầu, tại nơi đó bạch cầu thò chân giả
bắt giữ các vi khuẩn và mảnh tế bào chết. Các vật lạ lọt vào bào tương bằng cơ chế
nhập bào và bị các men bạch cầu tiêu hủy. Sự thực bào là chức năng quan trọng
nhất của bạch cầu đa nhân trung tính và đại thực bào. Sự bắt giữ của tế bào tùy
thuộc một số yếu tố sau:
- Bề mặt vật lạ: thô nhám, gồ ghề thì dễ bắt giữ.
- Tích điện trái dấu dễ bị bắt.
- Nếu vật lạ được bao bằng bổ thể, tức là được opsonin hóa thì dễ bị bắt giữ và
làm tăng khả năng thực bào lên gấp hàng trăm lần.
Các đại thực bào có nguồn gốc từ các mono bào, có khả năng thực bào mạnh
hơn bạch cầu trung tính rất nhiều lần. Các đại thực bào có khả năng thực bào mạnh
vì vậy nó giữ vai trò quan trọng trong nhiễm khuẩn mạn tính. Nếu viêm mạn tính,
(trong trường hợp lao hay viêm vòi trứng mạn) tỉ lệ mono bào trong máu có thể tăng
đến 30%, hoặc thậm chí tới 50%.
Bạch cầu chứa đựng nhiều men có khả làm tiêu hủy vi khuẩn và các vật lạ mà

bạch cầu bắt giữ. Các men phần lớn nằm trong các hạt lysosom của bạch cầu. các
lysosom của đại thực bào chứa men tiêu mỡ giúp chúng tiêu mỡ bao bọc các vi
khuẩn lao, phong và một số vi khuẩn khác. Còn các bạch cầu trung tính chứa trong
bào tương một số lượng lớn lysosom và phagocytin là những chất hủy diệt vi khuẩn
rất mạnh.
Ngoài men thủy phân của lysosom, tế bào thực bào còn chứa những tác nhân
giết vi khuẩn trước khi bị thực bào: hydrogen peroxide, chất này sau khi thấm vào
túi thực bào có tác dụng giết chết vi khuẩn bằng cách oxy hóa những chất hữu cơ
của vi khuẩn.
2. Chức năng của bạch cầu trung tính:
Chức năng chính của bạch cầu trung tính là thực bào.
2.1 Chức năng của bạch cầu trung tính trong trường hợp bình thường

11


Bình thường các bạch cầu dính vào thành mao mạch và sống ở đó. Khi vận động
mạch hoặc kích thích làm tăng lưu lượng máu qua mao mạch, máu chảy nhanh sẽ
lôi cuốn các bạch cầu.
2.2 Chức năng của bạch cầu trung tính trong trường hợp viêm
Một vài giờ sau khi mô bị tổn thương, các bạch cầu trung tính di chuyển về vùng
bị tổn thương.
- Mô tổn thương phóng thích “yếu tố gia tăng bạch cầu”, yếu tố này khuếch tán
nhanh chóng vào máu, đến tủy xương và phát huy hai tác dụng:
• Kích thích tủy xương phóng thích các tế bào đa nhân vào máu, đặc biệt
là bạch cầu trung tính.
• Tăng tốc độ sản xuất các bạch cầu đa nhân ở tủy xương.
- Trong những giờ đầu, các đại thực bào được huy động, tập trung tới vùng
bị tổn thương bằng cử động amip, để chống đỡ với vi khuẩn. Trong những giờ sau,
bạch cầu trung tính giữ vai trò chính từ 6 – 12 giờ. Đồng thời trong thời gian này,

một lượng lớn mono bào từ máu vào mô và thay đổi đặc tính của chúng: trong vài
giờ đầu chúng bắt đầu phình to, gia tăng chuyển động amib về hướng mô bị tổn
thương. Cuối cùng, một nguồn lớn đại thực bào từ mono bào xâm nhập vào vùng
tổn thương vào gìơ thứ 10 – 12. Như vậy giai đoạn sau của hiện tượng viêm, các
bạch cầu trung tính không còn hiệu quả thực bào như các đại thực bào nữa.
- Bạch cầu trung tính và các đại thực bào sau khi ăn vi khuẩn, mô hủy hoại,
chúng bị nhiễm độc và chết dần dần.

12


NỘI DUNG 7
CHỨC NĂNG CỦA HỒNG CẦU
Chức năng của hồng cầu bao gồm: hô hấp, miễn dịch, điều hòa thăng bằng toan
kiềm và tạo áp suất keo, trong đó chức năng hô hấp là quan trọng nhất.
1. Chức năng hô hấp của hồng cầu.
Chức năng hô hấp là chức năng chính của hồng cầu, được thực hiện nhờ huyết
sắc tố chứa trong hồng cầu (hemoglobin).
1.1 Số lượng hemoglobin trong hồng cầu.
Nồng độ hemoglobin bình thường trung bình từ 14 –16 g/100ml máu
Mỗi hồng cầu có chứa khoảng 34 – 36g hemoglobin. Hemoglobin được màng
hồng cầu bảo vệ. Trong những trường hợp bệnh lý (nọc độc rắn, bệnh bẩm sinh…)
sức bền màng hồng cầu giảm, hồng cầu dễ bị vỡ trong mạch máu, hemoglobin giải
phóng vào huyết tương, không còn bảo đảm được chức năng vận chuyển khí.
1.2 Chức năng hô hấp của hemoglobin:
1.2.1 Hemoglobin vận chuyển oxy từ phổi đến các mô:
Hemoglobin được gắn với oxy tạo thành oxyhemoglobin (HbO2). Oxy được gắn
với Fe++ trong thành phần heme.
Một phân tử Hb có thể gắn với 4 phân tử O2, sự gắn với một phân tử O2 đầu tiên
vào Hb làm tăng ái lực của Hb với phân tử O2 tiếp theo. Lưu ý: đây là phản ứng kết

hợp O2 vào nguyên tử Fe, không phải là phản ứng oxy hóa , nên Fe vẫn có hóa trị 2
(Fe++).
Vì một phân tử Hb gắn tối đa 4 phân tử O2 nên 1 gam Hb gắn được 1,34 ml O2.
Như vậy, trung bình 100ml máu, có 14 – 16g Hb, gắn được tối đa khoảng 20ml O2.
Sự tạo thành và phân ly oxyHb xảy ra rất nhanh ở hồng cầu, tùy thuộc vào phân áp
oxy.
Trong trường hợp máu tiếp xúc với nhiều loại thuốc khác nhau, và nhiều tác
nhân oxy hoá khác nhau, ion Fe++ trở thành Fe+++, khi đó Hb sẽ chuyển thành
metHb không có khả năng vận chuyển O2 nữa. MetHb có màu sậm và chất này có
nhiều trong tuần hoàn sẽ gây ra triệu chứng xanh tím (cyanosis).
Các yếu tố ảnh hưởng lên ái lực của Hb và O2:
(1) Nhiệt độ tăng làm giảm ái lực đối với O2, Hb giao O2 cho mô dễ dàng hơn.
(2) pH làm Hb giảm ái lực đối với O2 (ví dụ khi CO2 trong mô tăng).
(3) Chất 2,3 – DPG (2,3 – diphosphoglycerate) có nhiều trong hồng cầu làm
tăng sự nhả O2 từ HbO2 (2,3 – DPG tăng khi lên vùng cao, khi hoạt động).
(4) Hợp chất phosphat thải ra lúc họat động làm Hb giảm ái lực với O2.
(5) Phân áp CO2 tăng làm tăng phân ly HbO2.
1.2.2 Hemoglobin vận chuyển CO2:
Một phần nhỏ, khoảng 20% CO2 trong máu được kết hợp Hb để tạo
carbaminhemoglobin. CO2 kết hợp vào Hb qua các nhóm amin (NH2) của globin.
Đây là phản ứng thuận nghịch còn gọi là phản ứng carbamin.
(1)
Hb + CO2
HbCO2
(2)
(R – NH2 + CO2
R – NH – COOH)
Phản ứng thuận nghịch này xảy ra theo chiều nào tùy thuộc vào phân áp CO2.
Ở các mô, phân áp CO2 cao, phản ứng xảy ra theo chiều thuận. Ngược lại, ở phổi,


13


HbCO2 sẽ phân ly và CO2 được thải ra khỏi cơ thể qua các động tác hô hấp (CO2
mô được vận chuyển đến phổi rồi thải qua hơi thở).
2. Chức năng miễn dịch hồng cầu:
Vai trò của hồng cầu trong hệ thống miễn dịch là:
- Giữ lấy các phức hợp kháng nguyên – kháng thể - bổ thể tạo thuận lợi cho quá
trình thực bào.
- Hồng cầu có khả năng bám vào các lympho T giúp cho sự “giao nộp” các
kháng nguyên cho tế bào này, và hồng cầu còn có các hoạt động enzyme bề mặt
(peroxydase). Hai đặc tính này làm hồng cầu tương cận với các đại thực bào.
- Các kháng nguyên của màng hồng cầu đặc trưng của các nhóm máu.
3. Chức năng điều hòa thăng bằng toan kiềm
Hb trong hồng cầu thực hiện một hệ thống đệm quan trọng. Nhân Imidazol của
histidin trong globin có một sự cân bằng giữa dạng acid và kiềm nên pH ít thay đổi.
Tác dụng đệm của Hb chiếm 70% tác dụng đệm của máu toàn phần.
4. Chức năng tạo áp suất keo
Những thành phần cấu tạo của hồng cầu chủ yếu là protein nên góp phần tạo áp
suất keo của máu.

14


NỘI DUNG 8
CƠ CHẾ CẦM MÁU BAN ĐẦU
Cầm máu là một quá trình gồm nhiều phản ứng sinh học có ý nghĩa tự vệ
nhằm hạn chế hoặc ngăn cản máu chảy ra ngoài khi thành mạch bị tổn thương. Quá
trình cầm máu gồm 3 giai đoạn:
- Cầm máu ban đầu

- Đông máu huyết tương
- Tiêu sợi huyết
Trên lâm sàng, các rối loạn đông cầm máu thường gặp là các rối loạn về cầm
máu ban đầu.Cơ chế cầm máu ban đầu gồm các hoạt động sau:
1. Sự co thắt mạch máu
Ngay sau khi mạch máu bị tổn thương, thành mạch sẽ co thắt lại làm giảm lượng
máu bị mất khi chảy qua mạch máu bị tổn thương. Sự co thắt này kéo dài và mạnh ở
các động mạch, tĩnh mạch lớn.
Sự co thắt mạch máu xảy ra do kết quả của phản xạ thần kinh và do sự co thắt cơ
tại chỗ.
- Phản xạ thần kinh gây co mạch được phát động do những xung động đau từ
nơi tổn thương truyền về.
- Sự co thành mạch tại chỗ tổn thương do sự xuất hiện điện thế hoạt động tại nơi
đó. Điện thế hoạt động xuất hiện, lan dọc theo thành mạch gây co thắt mạch.
Càng nhiều mạch máu bị tổn thương thì mức độ co thắt càng lớn. Co mạch tại
chỗ có thể kéo dài từ 20 – 30 phút, tạo điều kiện cho tiểu cầu kết dính và kết tụ
vào nơi tổn thương.
Điều kiện để co mạch tốt là thành mạch phải vững chắc và có khả năng đàn hồi
tốt, khi thiếu một trong hai điều kiện này sẽ gây chảy máu bất thường trên lâm sàng.
Co mạch còn do tiểu cầu bài tiết ra serotonin, adrenalin và thromboxan A2.
2. Sự thành lập nút chận tiểu cầu:
2.1 Hiện tượng kết dính tiểu cầu:
Khi mạch máu bị tổn thương bộc lộ lớp dưới nội mô gây đông. Tiểu cầu kết
dính vào các cấu trúc dưới nội mô qua protein kết dính von Willebrand tại vị điểm
GPIb/IX trên màng tiểu cầu.
2.2 Kích hoạt tiểu cầu: Hiện tượng kết dính làm cho tiểu cầu bị kích hoạt.
Thay đổi cấu trúc: từ dạng hình đĩa, tiểu cầu thay đổi hình dạng, trở nên
hình cầu, xuất hiện giả túc và các lỗ thủng, các hạt tập trung vào trung tâm và bắt
đầu bài xuất.
Phản ứng phóng xuất: các hoạt chất tồn trữ bên trong hạt đậm và hạt alpha

được phóng xuất ra ngoài. Trong nhóm này ADP (adenosine diphosphate) có tính
chất làm kết dính tiểu cầu. Sau giai đoạn phóng xuất, tiểu cầu dường như “trống
rỗng”, mất hạt.
Kích hoạt tiểu cầu: sự kích hoạt tiểu cầu được điều hòa bởi nhiều yếu tố,
trong đó AMPc là quan trọng nhất. AMPc không những ngăn cản sự ngưng tập tiểu
cầu mà còn ngăn cản sự phóng xuất và kết dính tiểu cầu.
2.3 Ngưng tập tiểu cầu
Sau khi kết dính vào lớp dưới nội mô, tiểu cầu phóng xuất các hoạt chất như ADP
làm tăng sự kết dính của các tiểu cầu hơn nữa.

15


Sự kiện trung tâm của hiện tượng ngưng tập này là sự gắn kết của fibrinogen vào
các phức hệ GPIIb/IIIa của màng tiểu cầu. Nhờ có cấu trúc như một phân tử kép
nên fibrinogen được đưa vào làm cầu nối giữa hai tiểu cầu.
2.4 Co cục máu
Cục tiểu cầu lúc đầu mong manh, dễ bị dòng máu chảy cuốn trôi, sau đó sẽ
trở nên chắc chắn nhờ hiện tượng co cục máu. Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong
hiện tượng co cục máu do hệ thống actin – myosin và cấu trúc sườn cơ bản của tế
bào chất tiểu cầu. Vì vậy giảm tiểu cầu về mặt số lượng hay chất lượng sẽ làm cho
thời gian co cục máu kéo dài.
Hiện tượng tạo nút chận tiểu cầu là một trong những cơ chế chủ yếu để cầm máu,
giữ vai trò quan trọng trong việc đóng kín vết thương xảy ra thường xuyên ở các
mạch máu nhỏ.
Các xét nghiệm để khảo sát giai đoạn cầm máu tức thời là thời gian máu chảy,
đếm tiểu cầu, dấu hiệu dây thắt, co cục máu.

16



NỘI DUNG 9
CÁC NHÓM MÁU HỆ ABO
* Các kháng nguyên của nhóm máu hệ ABO
Các kháng nguyên nhóm hồng cầu hệ ABO là các chất mucopolysaccharid
gồm kháng nguyên A và B. Các kháng nguyên này là sự thể hiện của các gen A và
B trên bề mặt hồng cầu. Kháng nguyên A và B có thể phát hiện được từ lúc bào thai
5-6 tuần. Trong suốt thời kỳ bào thai lượng kháng nguyên tăng không đáng kể. Sau
khi sinh, lượng kháng nguyên tăng dần và đạt đến mức ổn định sau 2-4 năm và tồn
tại hằng định suốt đời.
Dựa vào sự có mặt hay không có mặt của các kháng nguyên A và B trên
màng hồng cầu, Landsteiner phân loại thành 4 nhóm máu: A, B, AB và O (bảng 1).
Bảng 1: Thành phần và genotype của nhóm máu hệ ABO
Nhóm
Kháng nguyên trên
Kháng thể trong
máu
màng hồng cầu
Genotype
huyết thanh
A
A
OA, AA
Anti-B ()
B
B
OB, BB
Anti-A ()
AB
A, B

Không có anti-A và AB
anti-B
O
Không có A và B
Anti-A và anti-B (, ) OO
Các nhóm phụ của hệ ABO: nhóm máu A có thể chia làm 2 nhóm phụ là A1
và A2. Hồng cầu A1 phản ứng mạnh với anti-A còn hồng cầu A2 phản ứng yếu hơn.
80% nhóm máu A hay AB là thuộc loại A1 và 20% là A2. Tương tự, nhóm máu B
cũng có các dưới nhóm. Tuy nhiên, việc xác định các các nhóm phụ cũng ít có giá
trị trong thực hành lâm sàng.
Các kháng thể của nhóm máu hệ ABO:
Ở trẻ sơ sinh hầu như không tìm thấy sự có mặt các kháng thể nhóm máu. 28 tháng sau, cơ thể trẻ bắt đầu sản xuất các kháng thể trong huyết tương với nồng độ
tăng dần và đạt tối đa vào khoảng 8-10 tuổi. Sau đó, giảm dần theo tuổi
Các kháng thể anti-A, anti-B thường là kháng thể tự nhiên (IgM) nhưng cũng có
thể là kháng thể miễn dịch (IgG). Các kháng thể miễn dịch khác với kháng thể tự
nhiên ở chỗ qua được màng nhau thai, tức là từ tuần hoàn mẹ sang tuần hoàn thai
nhi; hoạt tính mạnh ở 37oC; cường độ, hiệu giá và độ nhạy cao hơn nhiều; hoạt tính
khuếch tán mạnh hơn, nếu bị kích thích lập lại thì hoạt tính sẽ cao lên, nhưng nếu
không lặp lại thì sẽ giảm dần đến mất hẳn. Các kháng thể miễn dịch anti-A, anti-B,
mà đặc biệt là anti-A, có thể gặp ở một số người nhóm máu O, vì vậy những người
này được gọi là người có nhóm máu O nguy hiểm, không dùng để truyền phổ thông
như các nhóm máu O thông thường. Các kháng thể miễn dịch cũng có thể gặp trong
những người nhóm máu A hoặc B nhưng hiếm hơn.
* Phương pháp định nhóm máu hệ ABO:
- Nghiệm pháp hồng cầu (định nhóm xuôi): Đây là nghiệm pháp trực tiếp
nhằm xác định kháng nguyên hệ ABO trên hồng cầu (Nghiệm pháp Beth-Vincent).
Nguyên tắc phương pháp này là sử dụng những kháng huyết thanh đã chuẩn hóa,
chứa kháng thể anti-A, anti-B và anti-A, B trộn với máu cần thử, dựa trên phản ứng
ngưng kết với hồng cầu để định nhóm máu người thử.
17



- Nghiệm pháp huyết thanh (định nhóm ngược): nguyên tắc là sử dụng những
hồng cầu chứa kháng nguyên đã biết, đem làm phản ứng ngưng kết với huyết thanh
của người cần định nhóm máu, nhằm xác định sự có mặt hay không có mặt của
kháng thể anti-A, anti-B trong huyết thanh. Từ đó suy ra được nhóm máu người thử

18


NỘI DUNG 10: CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH CẦM MÁU

Cầm máu là một quá trình gồm nhiều phản ứng sinh học có ý nghĩa tự vệ
nhằm hạn chế hoặc ngăn cản máu chảy ra ngoài khi thành mạch bị tổn thương.
Có 4 cơ chế tham gia vào quá trình cầm máu hay còn gọi là 4 giai đoạn: co
mạch, tạo nút chận tiểu cầu, đông máu huyết tương và tiêu sợi huyết. Trong đó, co
mạch và hình thành nút tiểu cầu được gọi là cầm máu thì đầu.
1. Co thành mạch
Ngay sau khi mạch máu bị tổn thương, thành mạch sẽ co thắt lại làm giảm
lượng máu bị mất qua chỗ tổn thương. Sự co thắt này kéo dài và mạnh ở các động
mạch, tĩnh mạch lớn. Điều kiện để co mạch tốt là thành mạch phải vững chắc và có
khả năng đàn hồi tốt, khi thiếu một trong hai điều kiện này sẽ gây chảy máu bất
thường trên lâm sàng. Sự co thắt mạch máu xảy ra do kết quả của phản xạ thần kinh
đau, do sự co thắt cơ tại chỗ và còn do tiểu cầu bài tiết ra serotonin, adrenalin và
thromboxan A2.
2. Nút chặn tiểu cầu
Nút chặn tiểu cầu được thành lập để bịt kín chỗ tổn thương trên thành mạch.
Quá trình này diễn ra qua 4 hiện tượng:
- Hiện tượng kết dính tiểu cầu: khi mạch máu bị tổn thương bộc lộ lớp dưới
nội mạc, tiểu cầu kết dính vào các cấu trúc dưới nội mạc qua protein kết dính VonWillebrand đã được hấp thụ trên các sợi collagen và GPIb/IX trên màng tiểu cầu.

- Hiện tượng hoạt hóa tiểu cầu: hiện tượng kết dính làm cho tiểu cầu được
hoạt hóa và phóng xuất các chất trong tiểu cầu như ADP, thromboxan A2 và
serotonin. Các phân tử này sẽ khuếch đại sự hoạt hóa.
- Hiện tượng ngưng tập tiểu cầu: khi được hoạt hóa tiểu cầu sẽ bộc lộ phức
hệ GPIIb/IIIa, phức hệ này sẽ gắn kết với fibrinogen. Nhờ có cấu trúc như một phân
tử kép nên fibrinogen trở thành cầu nối giữa hai tiểu cầu.
- Hiện tượng co cục máu: cục tiểu cầu lúc đầu mong manh, dễ bị dòng máu
chảy cuốn trôi, sau đó sẽ trở nên chắc chắn nhờ hiện tượng co cục máu thông qua
hoạt động của hệ thống actin – myosin của tiểu cầu.
3. Đông máu
Nút chận tiểu cầu chỉ đảm bảo cầm máu tạm thời ở những mạch máu nhỏ. Để
cầm máu ở những mạch máu lớn bị tổn thương cần phải có sự hình thành cục máu
đông. Trên cơ sở nút chận tiểu cầu, quá trình đông máu sẽ được khởi phát nhờ các
yếu tố đông máu của huyết tương, tiểu cầu và của mô giải phóng ra.
Đông máu xảy ra qua 3 giai đoạn liên tiếp nhau.
* Giai đoạn 1: thành lập phức hợp men prothrombinase
Đây là giai đoạn phức tạp và kéo dài nhất trong dây chuyền phản ứng gây
đông máu. Prothrombinase được thành lập theo hai đường: nội sinh và ngoại sinh.
* Giai đoạn 2: thành lập thrombin

19


Phức hợp men prothrombinase tạo thành sẽ xúc tác cho phản ứng chuyển
prothrombin thành thrombin. Phản ứng này xảy ra trong vài giây. Thrombin đóng
vai trò quan trọng trong các phản ứng của quá trình đông máu.
* Giai đoạn 3: thành lập fibrin
Thrombin thủy phân phân tử fibrinogen để tạo thành các monomer của fibrin
và các fibrinopeptid (A và B). các monomer của fibrin tự trùng hợp tạo thành phân
tử fibrin S (fibrin hòa tan). Cuối cùng yếu tố XIII hoạt hoá làm cho mạng lưới

polymer của fibrin S thành fibrin I ổn định (fibrin không hòa tan).
4. Tiêu sợi huyết
Fibrin tạo ra có vai trò hạn chế máu chảy qua chỗ tổn thương, tuy nhiên
mạng fibrin cần được tháo dỡ “đúng lúc” để tái lập lưu thông trong lòng mạch. Do
đó cần có sự hiện diện của hệ tiêu sợi huyết, có tác dụng dọn sạch các cục máu đông
nhỏ ly ti trong lòng mạch máu, ngăn ngừa sự hình thành huyết khối gây tắc mạch.
Hiện tượng tiêu sợi huyết làm cục máu tan dần do các sợi fibrin bị phân ly
dưới tác dụng của plasmin – một enzym tiêu protein rất mạnh, mà tiền chất của nó
là plasminogen.

20


NỘI DUNG 11
ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG TIM THEO CƠ CHẾ THỂ DỊCH VÀ NỘI TẠI
I. Cơ chế thể dịch:
1. Ảnh hưởng của các hormon:
- Hormon tủy thượng thận: Noradrenaline kích thích thụ cảm , adrenaline
kích thích thụ cảm , , làm tim đập nhanh và mạnh.
- Hormon tuyến giáp: Thyroxine làm tim đập nhanh và mạnh, tăng tiêu Oxy
ở cơ tim.
2.Ảnh hưởng của O2 và CO2 trong máu:
- PO2 giảm, PCO2 tăng: làm tim đập nhanh. Nhưng O2 thấp quá hoặc CO2
tăng cao quá gây thiếu nuôi dưỡng và nhiễm độc cơ tim. Có thể gây ngừng tim.
- PCO2 tăng, PO2 giảm: tim đập chậm.
3.Các ion:
- Na + giảm: hoạt động điện tim giảm. Biểu hiện điện thế thấp.
- K + tăng: gây rối loạn hồi cực thất. Trên ECG có sống T cao nhọn. Nếu tăng
cao: sẽ gây liệt nhĩ. Phức hợp QRS kéo dài và loạn nhịp tim có thể ngừng đập lúc
tâm trương.

- Giảm K+ : làm P-Q kéo dài, sóng U xuất hiện và sóng T đảo ngược.
- Ca+ + tăng: làm tăng co thắt tim, nếu tăng cao tim sẽ giãn kém lúc tâm
trương và ngừng đập lúc tâm thu. Trên lâm sàng lượng Ca+ + trong máu tăng thường
chưa đủ hàm lượng để gây ngừng tim.
- Giảm Ca+ + : làm ST kéo dài.
Sự thay đổi K + và Ca+ + trong máu có ảnh hưởng nhiều đến độ nhạy cảm của
Digitaline. Nếu tăng Ca+ + làm tăng độc tính của Digitaline và tăng K+ thì ngược lại.
- Mg+ + tăng: ức chế hoạt động tim.
- PH máu giảm làm tăng thời gian tâm trương và làm giảm sức co bóp của
tim. PH thích hợp nhất là 7,3 - 7,4.
II. Điều hòa nội tại:
1.Cơ chế tự điều chỉnh bằng cách làm thay đổi chiều dài sợi cơ tim
(Pheterometric autoregulation)
- Tăng lượng máu về tâm thất to ra, cơ tim căng làm tăng chiều dài sợi cơ
tim, làm tim co bóp mạnh hơn, lượng máu bơm ra nhiều hơn.
- Tăng sức cản bên ngoài: lượng máu tim bơm ra trong một nhịp giảm làm ứ
máu ở tim tức là làm tăng chiều dài sợi cơ tim, tim sẽ tăng co bóp để bơm một
lượng máu ra ngoài bình thường (bù và mất bù).
2.Cơ chế tự điều chỉnh mà không thay đổi chiều dài sợi cơ tim
(Hemeometric autoregulation).
Khi tăng lượng máu về hoặc tăng kháng mạch làm thể tích tâm thu tăng, tim
co mạnh hơn. Ngưng sau 1-2 phút tâm thất co lại thể tích ban đầu mặc dù lượng
máu về tim hoặc sức cản vẫn tiếp tục tăng như cũ.
3. Các ảnh hưởng khác:
- Tăng nhiệt độ cơ thể, tăng nhịp.
- Vận động: tăng nhịp do xung động từ võ não.
- Ảnh hưởng hô hấp: hít vào nhịp tim tăng do xung từ cảm thụ quan ở phổi
qua dây X làm ức chế trung tâm ức chế tim, kích thích trung tâm vận mạch.

21



NỘI DUNG 12
HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH
Máu di chuyển trong động mạch với một áp suất gọi là huyết áp (HA) động
mạch. Trị số huyết áp lúc tâm thu là huyết áp tối đa, lúc tâm trương là huyết áp tối
thiểu.
- Huyết áp tối đa hay huyết áp tâm thu: tùy thuộc sức co bóp của tim và thể
tích tâm thu, dao động từ 90-140 mmHg.
- Huyết áp tối thiểu hay huyết áp tâm trương: tùy thuộc sức kháng của mạch
máu, dao động từ 50-90 mmHg.
- Huyết áp trung bình: là áp suất máu trung bình trong một chu kỳ tim của
đoạn mạch. Cách tính = HA tâm trương + 1/3 hiệu áp. HA trung bình phụ thuộc vào
sức cản ngoại biên.
- Hiệu áp: hiệu số giữa HATT và HATTrương, bình thường 50 mmHg.
Phương pháp đo huyết áp:
 Đo trực tiếp: cho ống thông vào động mạch, đo HA bằng máy dao động
hoặc HA kế Ludwig. Đồ thị ghi được bằng 3 sóng:
- Sóng cấp I: (sóng ) là những sóng nhỏ do tim co bóp tạo nên, đỉnh sóng ứng
tâm thu, đáy sóng ứng tâm trương.
- Sóng cấp II: (sóng ) nối các đỉnh sóng cấp I tạo thành sóng cấp II, do ảnh
hưởng của hô hấp lên huyết áp.
- Song cấp III: (sóng ): nối đỉnh sóng cấp II tạo thành sóng cấp III, do ảnh
hưởng của trung tâm vận mạch lên huyết áp.
 Đo gián tiếp: dùng máy đo huyết áp, có hai phương pháp.
- Phương pháp nghe của Korotkov: dùng huyết áp kế thủy ngân hay đồng hồ,
quấn bao cao su quanh cánh tay, trên nếp khủy 2 cm. Đặt ống nghe để nghe mạch
đập ở tĩnh mạch cánh tay, 1/3 trong của nếp khuỷu. Bơm khí vào bao cao su, đến
lúc động mạch cánh tay bị ép, làm máu không chảy qua, lúc nầy không nghe được
tiếng đập mạch. Bơm tiếp 20 mmHg, sau đó giảm áp suất trong bao cao su xuống

dần, đến khi áp suất trong bao cao su bằng với áp suất tâm thu, mỗi lần tim bóp,
một ít máu vọt qua chỗ bị hẹp và đập vào cột máu bên dưới, gây ra tiếng động ta
nghe được, ứng với trị số huyết áp tâm thu. Tiếp tục giảm áp suất trong bao cao su,
đến khi không nghe tiếng đập, ứng với huyết áp tâm trương.
- Phương pháp bắt mạch của Ravi Roci: cũng như trên thay vì dùng ống
nghe, nghe mạch đập, ta bắt mạch ở động mạch quay. Bơm khí vào bao cao su đến
lúc mạch không đập, sau đó giảm áp suất xuống, mạch sẽ đập trở lại, ứng với huyết
áp tâm thu. Tiếp tục giảm áp suất đến khi mạch đập từ mạnh sang đập nhẹ, ứng với
huyết áp tâm trương.
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
- Ảnh hưởng của cung lượng tim: Cung lượng tim tăng làm cho tuần hoàn
tăng, dẩn tới HA tăng. Khi nhịp tim tăng cung lương tim tăng, dẫn tới huyết áp tăng.
Nếu nhịp trên 140 lần/phút, thời gian tâm trương giảm, máu về ít, tuần hoàn giảm
làm cho huyết áp giảm.
- Ảnh hưởng của máu: độ nhớt tăng, làm cho HA tăng và ngược lại. Thể tích
máu tăng, làm cho HA tăng và ngươc lại.

22


- Ảnh hưởng của mạch máu: co mạch ( r giảm), làm cho huyết áp tăng và
ngược lại. Mạch máu kém đàn hồi, làm tăng sức cản làm cho huyết áp tăng.
- Ảnh hưởng của trọng lực: thay đổi khoảng 1 cm chiều cao, làm huyết áp thay
đổi khoảng 0,77 mmHg.
- Yếu tố khác: tuổi càng lớn huyết áp tăng, do xơ mỡ động mạch. Chế độ ăn
mặn, nhiều protein làm tăng độ nhớt làm tăng huyết áp. Khi vận động, lúc đầu HA
tăng, do phản xạ của cảm xúc trước vận động, sau đó huyết áp giảm dần nhưng vẩn
cao hơn bình thường. Lao động nặng huyết áp giảm.

23



NỘI DUNG 13
VAI TRÒ CỦA LỒNG NGỰC TRONG THÔNG KHÍ PHỔI
Lồng ngực là một khoang kín có khả năng thay đổi thể tích. Gồm:
- Phần cố định: cột sống.
- Phần di động: xương sườn, xương ức.
- Phần cử động: các cơ hô hấp.
1. Động tác hít vào
1.1. Hít vào bình thường
Là một động tác chủ động (cần năng lượng co cơ).
Được thực hiện chủ yếu nhờ sự co của 2 cơ: cơ hoành và cơ liên sườn ngoài làm
tăng kích thước lồng ngực lên theo 3 chiều:
Chiều trên dưới: vai trò của cơ hoành là cơ hô hấp chính
+ Khi nghỉ: nằm ở đáy lồng ngực, lồi lên thành 2 vòm.
+ Khi co: phẳng ra, hạ thấp xuống làm tăng đường kính trên dưới của lồng
ngực. Cứ hạ thấp xuống 1cm có thể làm tăng thể tích lồng ngực lên 250cm3. Trong
hít vào bình thường có thể hạ thấp khoảng 1,5cm, khi hít vào gắng sức có thể hạ
thấp đến 7-8cm.
- Chiều trước sau và chiều ngang: vai trò của cơ liên sườn ngoài
+ Khi nghỉ: xương sườn chếch ra trước và xuống dưới, cơ liên sườn ngoài
chạy chéo ra trước và xuống dưới từ xương sườn này đến xương sườn kia.
+ Khi co: nâng xương sườn lên, đưa xương ức ra phía trước làm tăng đườn
kính trước sau và đường kính ngang. Cơ này còn làm cho khoảng liên sườn không
bị lõm khi hít vào do áp suất lồng ngực giảm.
1.2. Hít vào gắng sức
Là một động tác chủ động (cần năng lượng co cơ).
Được thực hiện nhờ sự co của cơ hoành, cơ liên sườn ngoài đồng thời huy động
thêm các cơ hô hấp phụ:
- Cơ ức đòn chủm, cơ răng cưa lớn…

+ Khi bình thường: các cơ này tì vào bộ phận tương đối bất động là lồng
ngực để làm cử động đầu và tay.
+ Khi hít vào gắng sức: đầu và tay trở thành bất động tương đối, cơ hố hấp
phụ tỳ vào đó mà nâng xương sườn lên thêm nữa. Do vậy người lúc này sẽ có một
tư thế đặc biệt là hơi ngửa cổ, hai tay dang ra không cử động.
- Cơ cánh mũi, cơ má, cơ lưỡi…: làm giảm kháng lực luồng khí.
2. Động tác thở ra
2.1. Thở ra bình thường
Là một động tác thụ động (không cần năng lượng co cơ)
Các cơ hít vào thôi không co nữa, lồng ngực trở về vị trí cũ dưới tác dụng đàn
hồi của phổi, lồng ngực và sức chống đối của các tạng trong lồng ngực.
2.2. Thở ra gắng sức
Là một động tác chủ động (cần năng lượng co cơ).
Được thực hiện nhờ sự co của 2 cơ: thành bụng trước và cơ liên sườn trong.
- Cơ thành bụng trước: khi co kéo lồng ngực xuống dưới và vào trong, đồng thời
tăng áp suất trong ổ bụng đẩy cơ hoành lên trên. Đây là cơ chủ yếu gây thở ra gắng
sức.

24


- Cơ liên sườn trong: chạy chéo xuống dưới và ra sau nên khi co kéo lồng ngực
xuống và vào trong.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×