Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Báo cáo thực tập sản xuất tại trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu (WACC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 24 trang )

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TP

KHOA KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT VÀ DẦU KHÍ
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN TRÁI ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO
THỰC TẬP SẢN XUẤT

CBHD: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG QUÂN
Lớp

TP. HỒ CHÍ MINH 2018

: DC15MT


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................................................................ii
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU...................................................................................................................................iii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH.....................................................................................................................................iv
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................................................v
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP..................................................................................................1
1.1 Thông tin chung............................................................................................................................................1
1.1.1 Thông tin...........................................................................................................................................................1
1.1.2 Lĩnh vực hoạt động..........................................................................................................................................1
1.1.3 Định hướng hoạt động.....................................................................................................................................1
1.1.4 Chức năng hoạt động.......................................................................................................................................1
1.2 Sơ đồ tổ chức.................................................................................................................................................2
1.3 Lực lượng cán bộ chính................................................................................................................................2
1.4 Các dự án tiêu biểu của Trung tâm.............................................................................................................3


CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP.........................................................................................................................6
2.1 Tổng quan về dự án......................................................................................................................................6
2.1.1 Thông tin chung về dự án................................................................................................................................6
2.1.2 Mục tiêu và nội dung dự án.............................................................................................................................6
2.1.3 Sản phẩm của dự án.........................................................................................................................................7
2.2 Nhật ký thực tập...........................................................................................................................................7
2.3 Kết quả thực hiện công việc.........................................................................................................................8
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP...........................................................................................................................15
KẾT LUẬN......................................................................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................................................17

4


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập sản xuất, em đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình từ Thầy Nguyễn Hồng Quân và anh chị tại Trung tâm Quản lý
nước và biến đổi khí hậu (WACC) cũng như quý Thầy, Cô tại Khoa Kỹ
thuật Địa chất và Dầu khí – Đại học Bách Khoa Tp.HCM để em có thể
hoàn thành tốt đợt thực tập sản xuất này.
Qua đây, em chân thành gửi lời cám ơn đến:
Các Thầy, Cô tại Bộ môn Tài Nguyên Trái Đất và Môi Trường đã
tạo định hướng và giảnh dạy cho em tại trường.
Cô TS Đặng Thương Huyền và Thầy PGS.TS Nguyễn Hồng Quân
đã tạo điều kiện cho em thực tập sản xuất tại Trung tâm Quản lý nước và
biến đổi khí hậu để em có thể hoàn thành đợt thực tập sản xuất này.
Chị ThS Nguyễn Thị Thanh Duyên, anh ThS Phạm Đặng Mạnh
Hồng Luân đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và góp ý cho em trong quá trình
thực tập.
Xin chân thành cám ơn.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 8 năm 2018
Sinh viên thực hiện

5


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1: Nhật ký thực tập tại Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu.....................8

6


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH

Hình 2. 1: Số liệu và biểu đồ thể hiện Sản lượng lương thực có hạt tại Huyện Châu Thành
năm 2017.......................................................................................................................... 10
Hình 2. 2: Số liệu và biểu đồ thể hiện Diện tích lương thực có hạt tại Huyện Châu Thành
năm 2017.......................................................................................................................... 10
Hình 2. 3: Phỏng vấn nông hộ ở tỉnh Bến Tre đợt1..........................................................11
Hình 2. 4: Phỏng vấn nông hộ ở tỉnh Bến Tre đợt 2.........................................................11
Hình 2. 5: Số liệu mô hình Tôm – rừng phần Vốn sinh kế...............................................12
Hình 2. 6: Số liệu mô hình Tôm – rừng phần Chống chịu mặn........................................12
Hình 2. 7: Số liệu mô hình Tôm – rừng phần Rủi ro........................................................13
Hình 2. 8: Số liệu mô hình Tôm – rừng phần Chuyển đổi................................................13
Hình 2. 9: Số liệu mô hình Tôm – rừng phần Duy trì.......................................................14
Hình 2. 10: Số liệu mô hình Tôm – rừng phần Cải Thiện................................................14

7



MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Là sinh viên thuộc khoa Địa chất môi trường, đã được nghe thầy cô tại khoa nói rất nhiều
về “Biến đổi khí hậu” và cũng nghe được rất nhiều tác hại của hiện tượng này. Trong
khuôn khổ dự án “Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi sản xuất nông nghiệp thích ứng hạn
mặn vùng Tây Nam Bộ, nghiên cứu trường hợp điển hình tại tỉnh Bến Tre”, em được thầy
PGS.TS Nguyễn Hồng Quân tạo điều kiện để tiếp xúc với người dân vùng Tây Nam Bộ,
điển hình là tỉnh Bến Tre đã và đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của Biến đổi khí hậu nói
chung và tình trạng hạn mặn nói riêng. Thông qua việc tiếp xúc trực tiếp ta có thể hiểu
được phần nào về khó khăn, rủi ro của người nông dân từ đó tìm ra mô hình sinh kế thích
ứng được với việc Biến đổi khí hậu hiện nay.
Mục tiêu



Tìm hiểu các mô hình sinh kế nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre.
Đánh giá tính bền vững của mô hình sinh kế trong bối cảnh biến đổi khí hậu và
nước biển dâng tại tỉnh Bến Tre.

Nội dung




Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về mô hình sinh kế bền vững.
Điều tra khảo sát một số mô hình sinh kế tại tỉnh Bến Tre.
Thu thập, xử lý, phân tích thông tin.

8



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 Thông tin chung
1.1.1 Thông tin
- Tên trung tâm: Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu - Center of water
-

management and climate change.
Tên viết tắt: WACC
Địa chỉ: số 1, đường Trục Chính 6, khu đô thị đại học Quốc gia, khu phố 6,

-

phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (+84) 8 362 00 436
Fax: (+84) 8 362 00 437
Đại diện: PGS. TS Châu Nguyễn Xuân Quang
Chức vụ: Giám đốc
Email:
Website: www.wacc.edu.vn
Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu (WACC) là đơn vị nghiên cứu khoa
học và công nghệ trực thuộc Đại học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh, được thành lập
vào năm 2012 theo thoả thuận song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Hà Lan
với mục đích nâng cao năng lực Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu.

1.1.2 Lĩnh vực hoạt động
Tháng 8 năm 2012, WACC chính thức đi vào hoạt động trong các lĩnh vực: nghiên cứu,
đào tạo và tư vấn về các vấn đề liên quan đến nước và biến đổi khí hậu.
1.1.3 Định hướng hoạt động
Tầm nhìn của WACC là “Nghiên cứu năng động cho cuộc sống bền vững”. WACC đang

hướng đến không chỉ tăng cường chính sách mà còn là tăng cường khả năng thích ứng
của cộng đồng khi phải đối mặt với khủng hoảng liên quan đến vấn đề nước. Trong tầm
nhìn của WACC, sinh kế và các điều kiện sống của người dân, nhất là người nghèo ở khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long cần được đặt vị trí trọng tâm trong việc thích ứng, giảm
thiểu tác hại và khả năng phục hồi của biến đổi khí hậu.
1.1.4 Chức năng hoạt động
- Phấn đấu trở thành một Trung tâm nghiên cứu khoa học tiên tiến với môi trường
hợp tác nghiên cứu và đào tạo hiện đại.

9


-

Tập trung vào các hoạt động nghiên cứu khoa học và giáo dục đa và liên ngành,
quản trị, quản lý rủi ro, và khả năng thích ứng xã hội trong bối cảnh biến đổi khí

hậu.
- Cầu nối để trao đổi thông tin giữa các bên liên quan.
1.2 Sơ đồ tổ chức

Hình 1. 1: Sơ đồ tổ chức Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu

1.3 Lực lượng cán bộ chính
- Ban giám đốc: Giám Đốc PGS. TS Châu Nguyễn Xuân Quang, Phó Giám Đốc
-

PGS. TS Nguyễn Hồng Quân.
Các phòng chức năng:
 Phòng Hành chính – Tổng hợp:

o Trưởng phòng: Châu Nguyễn Xuân Quang
o Phó phòng: Phan Thị Thùy Trinh
o Nhân viên: Nguyễn Thị Xuân Loan, Nguyễn Thị Hường,Trần Ngọc
Khánh An
 Phòng Kế toán – Tài chính:
o Kế toán trưởng: Phạm Thị Ánh Hồng

10


o Nhân viên: Lê Thị Hồng Mỹ, Nguyễn Thị Yến Trinh, Mai Thị Hằng
(kiêm nhiệm thủ quỹ)
 Phòng Quản trị - Thiết bị:
o Trưởng phòng: Hồ Long Phi
o Phó phòng: Mai Thị Hằng
o Nhân viên: Tô Ngọc Hoài, Nguyễn Tiến Thành, Trần Xuân Tuyến
-

(tài xế xe 29 chỗ), Lê Thanh Trí (tài xế xe 7 chỗ)
Các phòng chuyên môn:
 Phòng Nghiên cứu phát triển:
o Quản lý: Đào Nguyên Khôi
o Nghiên cứu viên:
 Nhóm Thủy văn Xã hội: Nguyễn Đan Tâm, Vũ Thị Thu Hà,
Phan Thị Thanh Hòa, Phan Thị Xuân Thắm, Phạm Gia Trân
(Chuyên gia), Lê Thùy Ngân (NCS), Võ Thị Minh Hoàng
(NCS)
 Nhóm Thủy văn Sinh thái: Trần Đức Dũng, Trần Thị Vân
Thư, Hồ Văn Hòa, Huỳnh Ái Phương, Huỳnh Thị Thảo
Nguyên, Lưu Thị Tặng, Vũ Thị Thơm

 Nhóm GIS – CSDL: Phạm Đặng Mạnh Hồng Luân, Phùng

Quang Phước, Trần Quốc Bảo
 Phòng Thí nghiệm CADR:
o Quản lý: Hồ Long Phi
o Nhân viên: Phùng Quang Phước
1.4 Các dự án tiêu biểu của Trung tâm
1.4.1 Nghiên cứu
 Quản lý tài nguyên nước tổng hợp:
o Đánh giá tổng hợp tác động của biến đổi khí hậu và con người hoạt
động về tài nguyên nước mặt và chất lượng không khí của lưu vực
sông Sài Gòn - Đồng Nai và chiến lược thích ứng cho phát triển bền
vững (2013-2016).
o Phân tích so sánh các nguồn ô nhiễm tại Vịnh Hàn Châu và các cửa
sông Cửu Long (2015-2018).
 Quy hoạch nước đô thị:
o Quy hoạch SUDS cho Thành phố Hồ Chí Minh (2013-2014).

11


o Chương trình sau tiến sĩ nghiên cứu về thích ứng với biến đổi khí
hậu giai đoạn 2 (ProACC 2) với sự tập trung đặc biệt vào các lưu
vực sông Mekong (2013-2014).
 Phân tích chính sách: Dự án Đô thị hoá các vùng đồng bằng thế giới (20142018).
 Thuỷ văn – Xã hội:
o Mối tương quan giữa sử dụng đất, nhận thức và ứng phó với lũ:
trường hợp nghiên cứu ở Phường Hưng Phú, TP Cần Thơ (20122014).
o Hành vi của nông dân trong việc ứng phó với những thay đổi về kinh
tế-xã hội và sinh học-vật lý ở đồng bằng ven biển sông Cửu Long:

trường hợp nghiên cứu ở huyện Trà Cú, Trà Vinh (2012-2014).
 Thuỷ văn – Kinh tế:
o Ứng dựng mô hình SWAT mô phỏng chất ô nhiễm nguồn phân bố
thượng nguồn lưu vực sông Đồng Nai (2013-2015).
o Đánh giá các phương pháp phân tích tính bất định trong các mô hình
thuỷ văn phân phối – Một trường hợp nghiên cứu cho thượng lưu
sông Đồng Nai (2012-2014).
1.4.2 Chương trình xây dựng và đào tạo năng lực: WACC cung cấp các khóa đào tạo
ngắn hạn (và các chương trình thạc sĩ) về quản lý nước và thích ứng biến đổi khí hậu, phù
hợp với các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và đáp ứng nhu cầu hiện tại của các chuyên gia
có trình độ / cấp cao, đặc biệt là trong khu vực công.
1.4.3 Tư vấn về các vấn đề liên quan đến nước và biến đổi khí hậu: Trung tâm thực
hiện dự án “Quy hoạch đô thị với không gian cho nước tại thành phố Hồ Chí Minh”
(2012-2015).

12


13


CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Trong kỳ thực tập sản xuất tại Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu, em đã
tham gia công việc “Tìm hiểu tri thức bản địa và đề xuất mô hình sinh kế bền vững tỉnh
Bến Tre” trong khuôn khổ dự án “Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi sản xuất nông nghiệp
thích ứng hạn mặn vùng Tây Nam Bộ, nghiên cứu trường hợp điển hình tại tỉnh Bến Tre”.
2.1 Tổng quan về dự án
2.1.1 Thông tin chung về dự án.



Tên dự án: Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi sản xuất nông nghiệp thích ứng hạn





mặn vùng Tây Nam Bộ, nghiên cứu trường hợp điển hình tại tỉnh Bến Tre.
Thời gian thực hiện: 27 tháng, từ tháng 10/2017 đến tháng 12/2019.
Tổng kinh phí thực hiện: 6200 tỉ đồng.
Dự án thuộc chương trình: Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững




vùng Tây Nam Bộ.
Chủ nhiệm dự án: PGS.TS Nguyễn Hồng Quân.
Tổ chức chủ trì dự án: Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu.
2.1.2 Mục tiêu và nội dung dự án.

 Mục tiêu đề tài:
 Xây dựng được các mô hình sinh kế nông nghiệp bền vững, chủ động theo nguồn
nước đảm bảo thích ứng với điều kiện hạn mặn gia tăng như hiện nay vừa đạt hiệu
quả cao về kinh tế và môi trường cho vùng Tây Nam Bộ.
 Nghiên cứu khả năng nhân rộng và phát triển mô hình sản xuất thích ứng với hạn
mặn trên quy mô toàn tỉnh Bến Tre.
 Dự án bao gồm 6 nội dung, cụ thể như sau:
 Nội dung 1: Thu thập, tổng hợp tài liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh
Bến Tre.
 Nội dung 2: Nghiên cứu dự báo hạn hán và xâm nhập mặn ĐBSCL và tỉnh Bến tre
trong bối cảnh biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.

 Nội dung 3: Tìm hiểu tri thức bản địa và đề xuất mô hình sinh kế bền vững
ĐBSCL.

14


 Nội dung 4: Hệ thống quan trắc tự động và thông báo thông tin chủ động mặn
ngọt.
 Nội dung 5: Mô hình nông nghiệp thích ứng hạn mạn tỉnh Bến Tre.
 Nội dung 6: Đề xuất các giải pháp.
2.1.3 Sản phẩm của dự án.
Sản phẩm từ đề tài được chia thành 3 dạng:


Dạng I: Mẫu; Sản phẩm; Vật liệu; Thiết bị, máy móc; Dây chuyền công nghệ;



Giống cây trồng; Giống vật nuôi và các loại khác.
Dạng II: Nguyên lý ứng dụng, Phương pháp; Tiêu chuẩn; Quy phạm; Phần mềm
máy tính; Bản vẽ thiết kế; Quy trình công nghệ; Sơ đồ, bản đồ; Số liệu, cơ sở dữ
liệu; Báo cáo phân tích; Tài liệ dự báo (phương pháp, quy trình, mô hình,…); Đề
án, qui hoạch; Luận chứng kinh tế - kỹ thuật, Báo cáo nghiên cứu khả thi và các
sản phẩm khác.
Dạng III: Bài báo; Sách chuyên khảo; và các sản phẩm khác.

2.2 Nhật ký thực tập
- Địa điểm thực tập: Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu
- Thời gian thực tập: từ ngày 25/6/2018 đến ngày 13/8/2018
- Nội dung thực tập:


Bảng 2. 1: Nhật ký thực tập tại Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu
Thời gian
08/5/2018

Công việc thực hiện
- Gặp thầy Nguyễn Hồng Quân – Phó
Giám đốc Trung Tâm. Trình diện cơ

25/6 - 16/6

quan thực tập và trình giấy giới thiệu.
- Tìm hiểu về dự án trung tâm đang
thực hiện – “Nghiên cứu giải pháp
15


chuyển đổi sản xuất nông nghiệp thích
ứng với hạn mặn vùng Tây Nam Bộ,
nghiên cứu trường hợp điển hình tại
tỉnh Bến Tre”.
- Tập huấn bảng hỏi trước khi đi thực
16/6 – 18/6

địa tại địa bàn tỉnh Bến Tre
- Công tác tại địa bàn tỉnh Bến Tre đợt
1 thu thập dữ liệu về sinh kế từ người

19/6 – 22/6


dân thông qua bảng hỏi.
- Phụ vẽ biểu đồ thống kê số liệu tại
tỉnh Bến Tre

23/6 – 12/8

- Phụ phân loại tài liệu
- Nhập số liệu vào excel cho đợt 1

13/8 – 17/8

- Tập huấn chuẩn bị cho đợt 2
- Công tác tại địa bàn tỉnh Bến Tre đợt
2 thu thập dữ liệu về sinh kế từ người
dân thông qua bảng hỏi. Kết thúc đợt
thực tập sản xuất

2.3 Kết quả thực hiện công việc.
o Tìm hiểu lý thuyết về mô hình sinh kế bền vững.
 Một số khái niệm cơ bản.
 Sinh kế là gì? Là khả năng, nguồn lực (vật chất và phi vật chất) và các hoạt động
cần thiết làm phương tiện sống của con người. Nguồn lực sinh kế được chia thành
5 loại, bao gồm vốn vật chất, vốn xã hội, vốn con người, vốn tài chính, vốn tự
nhiên.
 Thế nào là sinh kế bền vững? Sinh kế trở nên bền vững khi nó ứng phó được với
các tác động ngắn hạn và thích nghi được các ảnh hưởng dài hạn hoặc có khả năng
phục hồi, duy trì, tăng cường khả năng và nguồn lực trong hiện tại và tương lai mà
không làm tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên.
 Các mô hình sinh kế được thực hiện khảo sát và đánh giá trong quá trình thực
tập là mô hình Tôm – rừng, Dừa, Tôm – dừa, Bưởi, Chôm chôm, Rau màu,

Tôm – lúa.
16


o Tập huấn bảng hỏi trước khi đi thực địa: Nghiên cứu những chỗ bất hợp lí
trong bảng hỏi và tìm cách hỏi làm sao thể hiện sự tôn trọng một cách tự
nhiên nhất, không gây khó chịu cho người được hỏi.
o Phụ vẽ biểu đồ thống kê số liệu tại tỉnh Bến Tre: Dùng excel vẽ biểu đồ cột
để so sánh và chọn ra địa điểm sẽ khảo sát.

Hình 2. 1: Số liệu và biểu đồ thể hiện Sản lượng lương thực có hạt tại Huyện Châu Thành
năm 2017

Hình 2. 2: Số liệu và biểu đồ thể hiện Diện tích lương thực có hạt tại
Huyện Châu Thành năm 2017

o Phụ phân loại tài liệu: Phân loại tài liệu nhận được một cách hợp lí theo
17


các cấp và các chủ đề để khi tìm kiếm một cách nhanh chóng và hiệu quả
nhất.
o Tiến hành điều tra khảo sát một số mô hình sinh kế tại tỉnh Bến Tre.
 Đợt 1: tiến hành khảo sát 3 mô hình gồm: Tôm – rừng, Dừa, Tôm –
dừa

Hình 2. 3: Phỏng vấn nông hộ ở tỉnh Bến Tre đợt1
(Phạm Đặng Mạnh Hồng Luân, 2018)



Đợt 2: tiến hành khảo sát mô hình: Tôm – lúa, Bưởi, Chôm chôm, Dừa,
Tôm – dừa, rau màu.

18


Hình 2. 4: Phỏng vấn nông hộ ở tỉnh Bến Tre đợt 2
(Phạm Đặng Mạnh Hồng Luân, 2018)
o Nhập số liệu thu được từ chuyến công tác vào excel để thống kê.

Hình 2. 5: Số liệu mô hình Tôm – rừng phần Vốn sinh kế

19


Hình 2. 6: Số liệu mô hình Tôm – rừng phần Chống chịu mặn

Hình 2. 7: Số liệu mô hình Tôm – rừng phần Rủi ro

20


Hình 2. 8: Số liệu mô hình Tôm – rừng phần Chuyển đổi

21


Hình 2. 9: Số liệu mô hình Tôm – rừng phần Duy trì

22



Hình 2. 10: Số liệu mô hình Tôm – rừng phần Cải Thiện
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP
Sau quá trình thực tập, em đã thu được các kết quả sau:
 Ở những khu vực có đê bao tại tỉnh Bến Tre, người dân trong đê có
nguồn thu nhập tốt hơn, việc này cũng chứng tỏ được rằng đê ngăn
mặn rất quan trọng trong việc ngăn mặn, góp phần cải thiện mô
hình sinh kế của người dân.
 Nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu là rất quan trọng. Khi
người nông dân có nhận thức rõ về biến đổi khí hậu thì có thể chủ
động hơn trong việc thích ứng và biến đổi mô hình sinh kế chống
chịu các tác hại của hiện tượng này. Việc khảo sát này cũng góp
phần hiểu hơn về những nhu cầu thiết thực và khó khăn mà người
nông dân đang đối mặt từ đó đưa ra những chính sách hợp lí.

23


24


KẾT LUẬN
Qua quá trình thực tập tại Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí
hậu, em đã được tiếp xúc với người dân qua đó hiểu được phần nào
những khó khăn mà họ đang đối mặt do Biến đổi khí hậu, được làm
việc với những anh chị có chuyên môn cao là cơ hội giúp em tìm ra
được những thiếu sót của bản thân để trở thành một kỹ sư có ích
trong tương lai.


25


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu (2014), Thuyết minh đề tài nghiên cứu
ứng dụng và phát triển công nghệ cấp quốc gia.
[2] Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu (2018), />
26



×