Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.03 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA TÀI CHÍNH
----------

Tiểu luận

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ
PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Môn học: KINH TẾ LƯỢNG TÀI CHÍNH
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Triều Đông

MỤC LỤC


I. Giới thiệu.....................................................................................................................4
1. Tại sao lại chọn đề tài nghiên cứu này?....................................................................4
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................................4
3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................4
4. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................4
5. Bố cục bài nghiên cứu..............................................................................................5
II. Các nghiên cứu trước đây...........................................................................................5
III. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................6
1. Mô hình nghiên cứu.................................................................................................6
2. Dữ liệu nghiên cứu...................................................................................................7
IV. Kết quả hồi quy..........................................................................................................7
1. Thống kê mô tả.........................................................................................................7
1.1 Thống kê mô tả của các biến...............................................................................7
1.2 Hệ số tương quan & Phương sai – Hiệp phương sai...........................................8
1.2.1 Hệ số tương quan..........................................................................................8
1.2.2 Phương sai – Hiệp phương sai......................................................................9


2. Phân tích hồi quy bội..............................................................................................10
3. Chuẩn đoán các khuyết tật của mô hình.................................................................13
3.1 Hiện tượng phương sai sai số thay đổi (Heteroscedeesticity)............................14
3.2 Hiện tượng tự tương quan (Autocorrelation).....................................................15
3.3 Hiện tượng đa cộng tuyến.................................................................................17
V. Kết luận.....................................................................................................................18
1. Kết luận..................................................................................................................19

2|Page


2. Khó khăn khi thực hiện đề tài nghiên cứu..............................................................19
3. Thuận lợi khi thực hiện đề tài nghiên cứu..............................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................19

3|Page


I. Giới thiệu
1. Tại sao lại chọn đề tài nghiên cứu này?
Trong những năm gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những sự phát
triển và tăng trưởng vượt bậc, song bên cạnh đó vẫn tồn tại những biến động thăng
trầm khác nhau ở từng thời điểm. Đặc biệt năm 2018, thị trường chứng khoán toàn
cầu và kể cả Việt Nam biến động mạnh. Thị trường chứng khoán Việt Nam năm
2018 có khởi đầu thuận lợi, chỉ số Vn-Index cán mốc 1200 điểm, cao nhất từ trước
đến nay. Không những thế, tính thanh khoản của thị trường cũng cải thiện đáng kể,
những phiên giao dịch khớp lệnh gần 10.000 tỷ và các dòng tiền đầu tư từ nhà đầu
tư nước ngoài đến các doanh nghiệp lớn trong nước làm cho thị trường tăng trưởng
tích cực. Tuy nhiên, sau khi đạt đỉnh 1200 điểm ở quý đầu tiên thì chỉ số Vn-Index
sụt giảm mạnh 27% xuống đáy 888 điểm trong ba quý cuối năm. Vậy tại sao lại có

những biến động “dữ dội” đến vậy? Nguyên nhân đến từ nhiều yếu tố vi mô và vĩ
mô. Việc tìm hiểu và phân tích các yếu tố làm ảnh hưởng đến thị trường chứng
khoán, cụ thể hơn là giá chứng khoán giúp cho các nhà đầu tư cá nhân cũng như
các nhà đầu tư tổ chức có một cái nhìn tổng quát về thị trường để tránh được một
số rủi ro cũng như đưa ra quyết định đúng đắn. Với mong muốn tìm hiểu, phân tích
nguyên nhân tác động đến giá chứng khoán và đồng thời một phần nào đó giúp cho
những người tham gia thị trường chứng khoán có những quyết định phù hợp và tối
ưu hóa nhất, nhóm nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng
khoán thị trường Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
Những yếu tố chủ yếu nào tác động đến giá chứng khoán?
Các yếu tố này tác động như thế nào đến giá chứng khoán?
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình học tập môn kinh tế lượng tài chính, chúng tôi nhận thấy được một
số phương pháp nghiên cứu hữu ích để ứng dụng vào bài nghiên cứu thực tế, đặc
biệt là trong lĩnh vực tài chính. Với dữ liệu bảng, bài nghiên cứu sử dụng phương
pháp phân tích định lượng và phân tích bằng kỹ thuật hồi quy tuyến tính đa biến để
lượng hóa sự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc trong mô hình. Cụ
thể sẽ được trình bày trong phần III của bài nghiên cứu.
4. Phạm vi nghiên cứu

4|Page


Giá chứng khoán của 125 doanh nghiệp niên yết trên HOSE từ năm 2014 đến năm
2018.
5. Bố cục bài nghiên cứu
Bài tiểu luận của nhóm được chia thành 5 phần nội dung sau đây:
I. Giới thiệu đề tài, lý do chọn đề tài và phương pháp nghiên cứu để đưa ra kết quả
nghiên cứu.

II. Dẫn ra các nghiên cứu đã có trước đó.
III. Phương pháp nghiên cứu về mô tả dữ liệu
IV. Kết quả hồi quy của thống kê mô tả, lựa chọn mô hình phù hợp trong 3 mô hình
Pooled QLS/ FEM/ REM cho bài nghiên cứu và chuẩn đoán các khuyết tật của mô
hình hồi quy.
V. Kết luận và những khó khăn/ thuận lợi khi thực hiện bài nghiên cứu.
II. Các nghiên cứu trước đây
Thị trường chứng khoán ở Việt Nam thành lập và đi vào hoạt động vào những năm
1990, cho đến nay đã có gần 40 năm phát triển. Nhưng có để có thể tồn tại và trụ
vững trong thị trường này cần có một kiến thức vững vàng, chuyên môn cao, khả
năng nắm bắt thông tin thị trường, sự nhanh nhạy và quyết đoán là rất cần thiết. Để
biết được chứng khoán nào đang bị định cao giá, hay định dưới giá nhằm đưa ra
quyết định nên bán hay nên mua một chứng khoán một cách hợp lý.
Từ trước đến nay đã có rất nhiều bài nghiên cứu những yếu tố tác động đến giá cổ
phiếu nhằm giúp nhà đầu tư đưa ra được quyết định đúng đắn, tối đa hóa được giá
trị của nhà đầu tư.
Năm 2016, TS. Lê Tấn Phước – Đại học Kinh tế đã có bài nghiên cứu về những
nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết, sử dụng dữ liệu giá cổ phiếu của các
doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX).
Năm 1966, A. James Heins and Stephen L. Allison cũng đã thực hiện một nghiên
cứu về những yếu tố tác động đến sự biến động giá cổ phiếu được đăng trên The
Joural Business.
Tại Ấn Độ, nhà nghiên cứu Nirmala và cộng sự (2011) đã sử dụng dữ liệu bảng của
các DN thuộc ba ngành (ô tô, chăm sóc sức khỏe và khu vực công) trong giai đoạn
2000-2009 để phân tích các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu.
Khan và cộng sự (2011) cũng đưa ra nhận định, giá cổ phiếu của 55 DN tại
Malaysia trong giai đoạn 2001-2010.

5|Page



Sharif và cộng sự (2015) đã thu thập dữ liệu của 41 doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán Bahrain trong giai đoạn 2006-2010 và cho rằng quy mô DN,
tỷ lệ giá trên thu thập mỗi cổ phiếu có tác động cùng chiều đến giá cổ phiếu.
III. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc sử dụng phương pháp phân tích định
lượng với dữ liệu bảng bằng việc thực hiện hồi quy tuyến tính đa biến, để nhận
diện được sự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc trong mô hình.
Bài nghiên cứu tiến hành hồi quy theo 3 phương pháp trên dữ liệu bảng: hồi quy
theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS); Hồi quy ảnh hưởng cố
định (FEM) và hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM).
Để lựa chọn phương pháp phù hợp với dữ liệu mà nhóm thu thập, bài nghiên cứu
thực hiện các kiểm định sau: Kiểm định F để chọn lựa giữa mô hình Pooled OLS
và mô hình FEM; kiểm định Hausman để biết được nên chọn mô hình FEM hay
mô hình REM; kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng tự tương quan và
hiện tượng phương sai của sai số thay đổi.
Ngoài ra, bài nghiên cứu còn sử dụng phương pháp hồi quy GMM để giải quyết
các vấn đề nội sinh và hiện tượng tự tương quan giữa các sai số. [CITATION
Doy11 \l 1033 ].
Bên cạnh đó, sẽ sử dụng Ứơc lượng vững của ma trận hiệp phương sai sai số do
White đề xuất để khắc phục khi mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
Còn đối với hiện tượng tự tương quan của mô hình, nhóm chúng tôi sẽ sử dụng
phương pháp GLS – Prais – Winsten để khắc phục.
Vì muốn kiểm định các khuyết tật của mô hình hồi quy, nên chúng tôi quyết định
chạy Stata phục vụ cho bài nghiên cứu này.
1. Mô hình nghiên cứu
Dựa vào kết quả của các nghiên cứu trước đây, thấy được giá cổ phiếu bị tác động
bởi nhiều yếu tố như sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và nền kinh tế thế giới,
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, quy luật cung cầu của thị trường, thông tin
gây nhiễu trên thị trường, tâm lý của các nhà đầu tư, … Bên cạnh đó, còn có sự tác

động của các yếu tố định lượng và chủ yếu là giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu (PE),
thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), tỷ lệ nợ của doanh nghiệp (DEBT), quy mô của
doanh nghiệp (SIZE) và tỷ lệ lạm phát (INF). Vậy nên, nhóm chúng tôi tiến hành
thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp
được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và ở đây là nghiên cứu mang
tính định lượng.

6|Page


Từ kết quả của các nghiên cứu trước đây, có được phương trình hồi quy như sau:
P = β0 + β1PE + B2EPS + β3DEBT + β4SIZE + β5INF + ε
2. Dữ liệu nghiên cứu
Thu thập dữ liệu bảng về giá chứng khoán của 125 doanh nghiệp niên yết trên
HOSE từ năm 2014 đến năm 2018 trên trang , dữ liệu
và BCTC của các công ty đã được kiểm toán.
Bảng 1. Các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu
Tên biến
Giá cổ phiếu
Giá trên thu nhập mỗi
cổ phiếu
Thu nhập trên mỗi cổ
phiếu
Tỷ lệ nợ của doanh
nghiệp
Quy mô doanh nghiệp
Tỷ lệ lạm phát

Ký hiệu
P

PE
EPS
DEBT
SIZE
INF

Cách đo lường biến
Giá đóng cửa vào ngày cuối cùng hằng
năm.
Giá thị trường của cổ phiếu/ Thu nhập
trên mỗi cổ phiếu (P/EPS)
Lợi nhuận sau thuế/ Số lượng cổ phiếu
thường đang lưu hành
Tổng nợ/ Tổng nguồn vốn
Logarit(tổng giá trị vốn hóa thị trường)
Thu thập từ website của WorldBank
Nguồn: Tổng hợp các nhóm nghiên cứu

IV. Kết quả hồi quy
1. Thống kê mô tả
Các thống kê mô tả về các biến và tương quang giữa các biến là những thông tin cơ
bản để chúng ta đánh giá về biến.
1.1 Thống kê mô tả của các biến
Thực hiện chạy Stata, ta có bảng số liệu thống kê như sau:

7|Page


Bảng 2. Thống kê mô tả của biến
PE


EPS

DEBT

SIZE

INF

Trung bình cộng
Giá trị quan sát lớn nhất
Giá trị quan sát nhỏ nhất

21.1118
1120
-97.97

2.21523
21.11
-6.765

0.45845
0.96693
0.00688

11.7877
14.2434
9.48

0.03179

0.0471
0.00879

Độ lệch chuẩn
Số quan sát

68.273
625

2.76279
625

0.22203
625

0.71393
625

0.01257
625

P
23.935
8
226.5
1.4
24.802
8
625


Qua thống kê trên, chúng ta có thể thấy:
Biến có trung bình cộng lớn nhất là P (giá đóng cửa hằng năm của cổ phiếu) và
biến có trung bình cộng nhỏ nhất là INF (lạm phát).
Biến có độ lệch chuẩn lớn nhất là PE (giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu) và biến có
độ lệch chuẩn nhỏ nhất là INF (lạm phát).
1.2 Hệ số tương quan & Phương sai – Hiệp phương sai
1.2.1 Hệ số tương quan
Kết quả chạy được:

8|Page


Bảng 3. Hệ số tương quan giữa các biến
PE
EPS
DEBT
SIZE
INF
P

PE
1.0000
-0.1507
0.0078
-0.0112
0.0072
-0.0935

EPS
-0.1507

1.0000
-0.1225
0.3381
-0.0185
0.7290

DEBT
0.0078
-0.1225
1.0000
-0.0357
0.0000
-0.2066

SIZE
-0.0112
0.3381
-0.0357
1.0000
-0.0055
0.4154

INF
0.0072
-0.0185
0.0000
-0.0055
1.0000
-0.0030


P
-0.0935
0.7290
-0.2066
0.4154
-0.0030
1.0000

Ta thấy:
Biến độc lập có tương quan mạnh nhất với biến phụ thuộc P (giá đóng cửa hằng
năm của cổ phiếu) là biến EPS (thu nhập trên mỗi cổ phiếu).
Biến độc lập có tương quan yếu nhất với biến phụ thuộc P (giá đóng cửa hằng năm
của cổ phiếu) là biến INF (lạm phát).
1.2.2 Phương sai – Hiệp phương sai
Kết quả chạy được:

9|Page


Bảng 4. Phương sai – Hiệp phương sai giữa các biến
PE
EPS
DEBT
SIZE
INF
P

PE
4661.21000
-28.42320

0.11837
-0.54780
0.00620
-158.37600

EPS
-28.42320
7.63299
-0.07513
0.66684
-0.00064
49.95580

DEBT
0.11837
-0.07513
0.04930
-0.00565
0.00000
-1.13787

SIZE
-0.54780
0.66684
-0.00565
0.50970
-0.00005
7.35529

INF

P
0.00620 -158.37600
-0.00064
49.95580
0.00000
-1.13787
-0.00005
7.35529
0.00016
-0.00094
-0.00094 615.18100

Ta thấy:
Biến độc lập có xu hướng thay đổi cùng với biến phụ thuộc P (giá đóng cửa hằng
năm của cổ phiếu) là biến EPS (thu nhập trên mỗi cổ phiếu) và SIZE (quy mô của
doanh nghiệp).
Biến độc lập có xu hướng thay đổi ngược với biến phụ thuộc P (Giá đóng cửa hằng
năm của cổ phiếu) là biến PE (giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu), DEBT (tỷ lệ nợ của
doanh nghiệp) và INF (lạm phát).
2. Phân tích hồi quy bội
 Kiểm định F theo phương pháp Likelihood Ratio (LR test) để so sánh giữa 2
mô hình Pooled OLS và FEM với mức ý nghĩa 5%.
Giả định:
H0: Mô hình Pooled OLS hiệu quả hơn mô hình FEM.
H1: Mô hình FEM hiệu quả hơn mô hình Pooled OLS.
Kết quả hồi quy:

10 | P a g e



Dựa vào dòng kết quả hồi quy cuối cùng của mô hình FEM, ta có:
Prob > F = 0.000 < 0.05
Nên sẽ bác bỏ H0, tức là mô hình FEM phù hợp hơn mô hình Pooled OLS.
 Kiểm định Hausman để so sánh lựa chọn giữa 2 mô hình FEM và REM với
mức ý nghĩa 5%.
Giả định:
H0: Mô hình REM phù hợp hơn mô hình FEM.
H1: Mô hình FEM phù hợp hơn mô hình REM
Kết quả hồi quy:

11 | P a g e


Dựa vào kết quả hồi quy thấy được Prob > chi(2) = 0.0000 < 0.05, nên bác bỏ H 0,
tức là mô hình FEM phù hợp hơn mô hình REM.
Kết luận: Từ kết quả của 2 bước thực hiện trước tiên là kiểm định F theo phương
pháp Likelihood Ratio và sau đó là kiểm định Hausman, thấy được phương pháp
hồi quy FEM là phù hợp nhất trong bài nghiên cứu này. Ta có kết quả hồi quy theo
mô hình FEM sau đây:

12 | P a g e


Kết quả hồi quy theo phương pháp FEM cho thấy EPS tác động cùng chiều với giá
cổ phiếu (2,46) và SIZE cũng tác động cùng chiều với giá cổ phiếu (8,93). Tuy
nhiên, với dữ liệu thu thập để nghiên cứu theo kết quả mô hình này, nhóm chưa tìm
thấy được tác động có ý nghĩa thống kê của PE, DEBT và INF đến giá cổ phiếu
của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Vậy phương
trình của mô hình nghiên cứu là:
P = -91,89 + 2,46EPS + 8,93SIZE + ε

3. Chuẩn đoán các khuyết tật của mô hình
Từ kết quả của mô hình FEM cho thấy giá của cổ phiếu chịu tác động cùng chiều
của thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) và quy mô của doanh nghiệp (SIZE). Ba yếu
tố tỷ số giá trên thu nhập (P/E) và tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ của doanh nghiệp
(DEBT) không tác động đến giá cổ phiếu.
Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là mô hình đã hoàn hảo chưa, mô hình có mắc một số
khuyết tật không? Liệu mô hình có bị hiện tượng phương sai sai số thay đổi, tự
tương quan, đa cộng tuyến hay nội sinh hay không? Bởi nếu mắc phải các hiện
tượng này thì sai số chuẩn, mức ý nghĩa thống kê của hệ số cũng sẽ thay đổi, từ đó

13 | P a g e


dẫn đến mô hình không còn tin cậy để giải thích nữa. Vì vậy chúng tôi cần chuẩn
đoán xem mô hình có gặp phải các hiện tượng trên hay không để đưa ra các kết
luận chuẩn xác nhất.
Đầu tiên chúng tôi sẽ kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
3.1 Hiện tượng phương sai sai số thay đổi (Heteroscedeesticity)
 Kiểm tra hiện tượng phương sai số thay đổi
Giả thiết:
 H0: Không xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi
 H1: Có hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Với mức ý nghĩa anpha = 5%
Kết quả kiểm định như sau :

Qua kết quả kiểm tra chúng ta thấy được p-value < 0,05 nên mô hình tồn tại
phương sai sai số thay đổi.
 Khắc phục hiện tượng phương sai số thay đổi
Việc mô hình bị phương sai sai số thay đổi sẽ dẫn đến các kiểm định về hệ số hồi
quy không còn đáng tin cậy. Việc khắc phục hiện tượng này để có một kết quả hồi

quy tin cậy hơn là rất cần thiết. Chúng tôi sẽ khắc phục theo phương pháp Ước
lượng vững của ma trận hiệp phương sai sai số do White đề xuất để tính toán lại
các giá trị kiểm định khi có phương sai thay đổi.
Cách khắc phục mô hình có phương sai sai số thay đổi trên STATA như sau :

14 | P a g e


3.2 Hiện tượng tự tương quan (Autocorrelation)
 Kiểm định hiện tượng tự tương quan
Giả thiết:
 H0: Không xảy ra hiện tượng tự tương quan
 H1: Có hiện tượng tự tương quan
Được kết quả như sau:

15 | P a g e




P-value = 0.0003 < 0,05 => Bác bỏ H0.

Kết luận: Có hiện tượng tự tương quan
 Khắc phục hiện tượng tự tương quan
Kết quả chạy Mô hình:

16 | P a g e


3.3 Hiện tượng đa cộng tuyến

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trên Stata với câu lệnh Collin Biến phụ
thuộc Biến độc lập, kết quả kiểm định như sau:

17 | P a g e


Từ kết quả trên ta thấy được các chỉ số VIF của các biến đều nhỏ hơn 10 điều này
cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến tức là các biến độc lập trong mô hình
không có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Kết quả nghiên cứu và kiểm định
Sau khi kiểm định các khuyết tật cho thấy rằng mô hình không có hiện tượng đa
cộng tuyến bởi vì hệ số nhân tử phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập
đều cho kết quả là nhỏ hơn 10, vì thế hiện tượng đa cộng tuyến không tồn tại trong
mô hình. Tuy nhiên thì qua kiểm định, mô hình có hiện tượng phương sai sai số
thay đổi với mức ý nghĩa là 1% và hiện tượng tự tương quan với mức ý nghĩa 1%.
Đối với hiện tượng phương sai sai số thay đổi đã sử dụng phương pháp Ứơc lượng
vững của ma trận hiệp phương sai sai số do White đề xuất để khắc phục. Còn đối
với hiện tượng tự tương quan của mô hình, nhóm chúng tôi đã sử dụng phương
pháp GLS – Prais – Winsten để khắc phục hiện tượng tự tương quan.

18 | P a g e


Mô hình kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán các công ty cổ phần
ở Việt Nam giai đoạn năm 2014-2018 với P là giá cổ phiếu. Sau khi chạy mô hình
cũng như kiểm định các khuyết tật mà mô hình gặp phải, nhóm tôi đã rút ra kết
luận rằng Mô hình đã bị phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan.
Qua khắc phục cho thấy Giá cổ phiếu (P) chịu tác động bởi hai biến đó là Thu nhập
trên mỗi cổ phiếu (EPS) và Quy mô của doanh nghiệp (SIZE), với bộ dữ liệu đã
thu thập được thì nhóm chưa thấy có sự tác động của Tỷ số giá trên thu nhập (P/E),

Tỷ lệ nợ (DEBT) cũng như là Tỷ lệ lạm phát (INF) lên giá của chứng khoán của
các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường Việt Nam giai đoạn 2014-2018.
Kết quả mô hình nghiên cứu sau khi khắc phục các khuyết tật của mô hình như
sau:

Ta được phương trình hồi quy:
P = -75,73 +3,87 EPS + 8,05 SIZE + ε
Kết quả cho thấy rằng quy mô của doanh nghiệp (SIZE) và Thu nhập trên một cổ
phần tác động cùng chiều với Giá cổ phiếu và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
Qua kết quả trên cho thấy rằng Quy mô của doanh nghiệp có tác động mạnh đến
giá chứng khoán của doanh nghiệp đó. Bởi vì khi mà một doanh nghiệp có quy mô
lớn tức là tiềm lực kinh tế mạnh, có lợi thế trong việc thu hút nguồn vốn thu hút
nguồn đầu tư giúp cho doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các quyết định đầu tư và tài
trợ từ đó dẫn đến giá cổ phiếu tăng.
Thứ hai Thu nhập trên cổ phiếu cũng tác động cùng chiều với giá cổ phiếu bởi vì
khi EPS của doanh nghiệp tăng cũng có nghĩa là thu nhập của nhà đầu tư sẽ tăng,
mang lại nhiều giá trị cho các nhà đầu tư , thu nhập của một cổ phiếu mà tăng sẽ
mang lại về một dự đoán tốt cho doanh nghiệp trong tương lai. Điều này giúp cho
giá cổ phiếu của công ty đó tăng.
V. Kết luận
1. Kết luận

19 | P a g e


Thu nhập trên một cổ phiếu và quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
của doanh nghiệp đó trong giai đoạn 2014 – 2018.
 Mô hình lựa chọn là FEM phù hợp với lý thuyết kinh tế.
 EPS và SIZE giải thích được 95% sự biến động của giá cổ phiếu.
 Mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan.

 Mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.
2. Khó khăn khi thực hiện đề tài nghiên cứu
Vì khối lượng dữ liệu quá lớn so với số thành viên trong nhóm nên chúng tôi
không thu thập được nhiều dữ liệu trên thị trường chứng khoán.
Vì chưa đủ hiểu rõ và rộng nên có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu chưa
đưa vào kiểm định nên kết quả thiếu chính xác và khá chủ quan.
3. Thuận lợi khi thực hiện đề tài nghiên cứu
Dữ liệu có sẵn trên hệ thống thông tin của các sàn giao dịch và báo cáo tài chính
của các doanh nghiệp nên dễ dàng thu thập và tính toán 1 cách chính xác.
Các thành viên trong nhóm được phân chia công việc cụ thể và rõ ràng, bên cạnh
sự nỗ lực và cố gắng để có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu đúng hạn và hợp lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> />fbclid=IwAR0pvnryqk0sXvo4nifwmMoYPXHzv18AceWU6rA9sUybbMHAYpnF1yqBuKc

20 | P a g e



×