Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tìm hiểu thực tế mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại một ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.21 KB, 23 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
………*****..............

BÀI TẬP LỚN
MÔN: Kế Toán Ngân Hàng I
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. TRỊNH HỒNG HẠNH
Nhóm tín chỉ: 11, Ca 2 –Thứ 2, Thứ 4

Chủ đề: Tìm hiểu thực tế mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại một Ngân
hàng thương mại

Hà Nội, ngày 13 tháng 09 năm 2018

1


Danh sách thành viên nhóm:

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

2


YÊU CẦU BÀI TẬP LỚN
1. Thông tin chung:


Tên học phần/ Mã học phần/ Tín
chỉ
(phù hợp với thạc sĩ, đại học, cao
đẳng)

Số phần áp dụng
(chia theo yêu cầu
đáp ứng chuẩn đầu
ra)

Áp dụng cho 02 bài kiểm tra
KẾ TOÁN NGÂN HÀNG I
tích luỹ học phần đối với đào
tạo trình độ đại học, cao đẳng Mã: ACT06A Số tín chỉ: 03 tín chỉ.
chính quy

BÀI TẬP LỚN gồm 1
phần tương ứng với
chuẩn đầu ra học
phần

Áp dụng cho đào tạo trình độ
và phạm vi đánh giá:
(thạc sĩ, đại học, cao đẳng)

Họ và tên sinh viên/ Nhóm sinh viên/ Mã sinh
viên (có thể ghi danh sách sinh viên nếu áp dụng
bài tập nhóm) (*)

Tên người đánh giá/ giảng viên

……………………………..

Ngày sinh viên nhận yêu cầu
phần 1 của BÀI TẬP LỚN

Hạn nộp bài
(Nếu quá hạn, sinh
viên chỉ đạt điểm tối
đa là Đạt)

Thời điểm nộp bài của sinh
viên

Hết tuần 1

Hết tuần 4

Tuần 4

Tiêu đề bài tập lớn

Tìm hiểu thực tế mô hình tổ chức bộ máy kế toán của
một ngân hàng thương mại.

2. Yêu cầu đánh giá: Trong bảng sau, sinh viên chỉ dẫn thông tin cụ thể trong bài tập
lớn của sinh viên theo hướng đánh giá đạt chuẩn đầu ra.
Thứ
tự
Chuẩ
n đầu

ra
học
phần
1

Nội dung yêu cầu
đối với Chuẩn
đầu ra học phần

Nắm được các
mô hình tổ chức
bộ máy kế toán

Thứ tự
tiêu chí
đánh
giá
1.1

Nội dung yêu cầu đối với các
tiêu chí đánh giá theo chuẩn
đầu ra học phần

Nắm được đặc điểm, cách
thức tổ chức công tác kế
toán trong từng mô hình kế
3

Thứ
tự

phần
áp
dụng
1

Chỉ dẫn
trang viết
trong bài
tập lớn của
sinh viên
(*)


toán của 1 pháp nhân TCTD,
chỉ ra ưu, nhược điểm và
điều kiện áp dụng từng mô
hình tổ chức bộ máy kế toán
trong pháp nhân TCTD

của pháp nhân
TCTD và mô hình
tổ chức bộ máy
kế toán tại chi
nhánh NH

2

3

Hiểu rõ và mô tả

được mô hình tổ
chức bộ máy kế
toán tại 1 NHTM
trong thực tế
Phân tích thuận
lợi, khó khăn của
NHTM khi áp
dụng mô hình đó.

1.2

Nắm được các mô hình bố
trí bộ máy kế toán tại các chi
nhánh NH, ưu, nhược điểm
và điều kiện áp dụng của
từng mô hình.

1

2.1

Hiểu và mô tả lại được trong
thực tế NHTM mà mình tìm
hiểu đang áp dụng mô hình
tổ chức bộ máy kế toán như
thế nào cả ở cấp độ hệ
thống và cấp độ chi nhánh.

1


3.1.

Phân tích những thuận lợi
và khó khăn vướng mắc của
NHTM khi áp dụng mô hình
tổ chức bộ máy kế toán ở cả
2 cấp độ. Liên hệ với các
NHTM khác.

Xác nhận/ cam đoan của sinh viên viên:
Tôi xác nhận rằng tôi đã tự làm và hoàn thành bài tập này. Bất cứ nguồn tài liệu tham
khảo được sử dụng trong bài tập này đã được tôi tham chiếu một cách rõ ràng.
Chữ ký xác nhận của học viên (*):
năm ……...

Ngày..... tháng.....

Ngoài các tiêu chí ĐẠT ở trên, sinh viên có thể tham khảo hướng dẫn sau cho
các tiêu chí đạt điểm KHÁ, GIỎI và XUẤT SẮC.
Mô tả cấp độ
điểm

Yêu cầu chung từng cấp độ
4

Yêu cầu cụ thể
từng cấp độ đối


với bài tập lớn/

tiểu luận

Điểm C:

Điểm B:

Điểm A:

- Mô tả cách thức vận hành bộ máy kế toán của ngân
hàng được lựa chọn cũng như chức năng, vai trò của
bộ phận kế toán tại chi nhánh/PGD được lựa chọn
chưa rõ ràng, đầy đủ (bao gồm cách thức tổ chức ghi
nhận, quản lý, lưu trữ, truy cập thông tin).
- Mô tả mô hình giao dịch và cách thức tổ chức, xử lý
các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng tại chi
nhánh/PGD được lựa chọn chưa rõ ràng, đầy đủ.
- Đánh giá cách thức tổ chức hoạt động kế toán chung
tại ngân hàng cũng như cách thức phòng ngừa/hạn
chế những tình huống bất thường chưa rõ ràng, đầy
đủ.
- Thông tin hỗ trợ cho những vấn đề được đưa ra
không thích hợp, không đầy đủ.
- Mô tả cách thức vận hành bộ máy kế toán của ngân
hàng được lựa chọn cũng như chức năng, vai trò của
bộ phận kế toán tại chi nhánh được lựa chọn chưa rõ
ràng, đầy đủ (bao gồm cách thức tổ chức ghi nhận,
quản lý, lưu trữ, truy cập thông tin).
- Mô tả mô hình giao dịch và cách thức tổ chức, xử lý
các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng tại chi nhánh
được lựa chọn khá rõ ràng, chưa đầy đủ.

- Đánh giá cách thức tổ chức hoạt động kế toán chung
tại ngân hàng cũng như cách thức phòng ngừa/hạn
chế những tình huống bất thường khá rõ ràng, chưa
đầy đủ.
- Thông tin hỗ trợ cho những vấn đề được đưa ra khá
tốt.
- Mô tả cách thức vận hành bộ máy kế toán của ngân
hàng được lựa chọn cũng như chức năng, vai trò của
bộ phận kế toán tại chi nhánh được lựa chọn đầy đủ,
toàn diện, rõ ràng (bao gồm cách thức tổ chức ghi
nhận, quản lý, lưu trữ, truy cập thông tin).
- Mô tả mô hình giao dịch và cách thức tổ chức, xử lý
các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng tại chi nhánh
được lựa chọn đầy đủ, toàn diện, rõ ràng.
- Đánh giá cách thức tổ chức hoạt động kế toán chung
tại ngân hàng cũng như cách thức phòng ngừa/hạn
chế những tình huống bất thường đầy đủ, toàn diện,
5


rõ ràng.
- Thông tin hỗ trợ cho những vấn đề được đưa ra đầy
đủ, toàn diện, rõ ràng.
TÓM TẮT NỘI DUNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÀI TẬP LỚN:
Tiêu đề bài tập lớn

Tìm hiểu thực tế mô hình tổ chức bộ máy kế toán của
một ngân hàng thương mại.

Nội dung tình huống áp dụng cho bài tập lớn:

- Lựa chọn 1 ngân hàng thương mại bất kỳ. Tìm hiểu mô hình tổ chức bộ máy kế toán
của ngân hàng được lựa chọn là mô hình gì. Mô tả sơ lược cách thức tổ chức bộ máy
kế toán mà ngân hàng đó đang vận hành; chức năng, vai trò của bộ phận kế toán tại 1
chi nhánh (lựa chọn bất kỳ) trong bộ máy kế toán của ngân hàng (bao gồm cách thức
tổ chức ghi nhận, quản lý, lưu trữ, truy cập thông tin, truyền và nhận dữ liệu kế toán
giữa các đơn vị trong cùng hệ thống).
- Tìm hiểu mô hình giao dịch và cách thức tổ chức, xử lý các nghiệp vụ giao dịch với
khách hàng tại chi nhánh được lựa chọn ở trên.
- Đưa ra một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình tổ chức giao dịch, xử lý nghiệp vụ với
khách hàng của ngân hàng cũng như cách thức phòng ngừa/hạn chế (các thủ tục kiểm
soát được gài đặt) trong quy trình giao dịch có phù hợp không, có được tuân thủ
không?
Chuẩn đầu ra và tiêu chí đánh giá áp dụng cho phần thứ nhất (Lý thuyết) trong BÀI
TẬP LỚN: 1 và 2.
Chuẩn đầu ra và tiêu chí đánh giá áp dụng cho phần thứ 2 (Thực trạng, khuyến nghị)
trong BÀI TẬP LỚN: 3.
Thứ tự phần
BÀI TẬP LỚN
BÀI TẬP LỚN

Tóm tắt yêu cầu đạt chuẩn đầu ra học phần đối với từng bài tập,
gắn với tình huống áp dụng cho bài tập lớn
- Cơ sở lý thuyết: Hiểu rõ về các mô hình tổ chức bộ máy kế toán ở
cấp độ hệ thống và cấp độ chi nhánh của NHTM, cách thức tổ
chức, xử lý nghiệp vụ tại 1 chi nhánh/PGD NHTM (chuẩn bị khoảng
3-5 slide).
- Thực tiễn: Mô tả mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại 1 NHTM
cũng như cách thức tổ chức, xử lý nghiệp vụ tại 1 chi nhánh NHTM
được lựa chọn. Cách thức ngân hàng sử dụng để đối phó với một
số tình huống bất thường giả định (chuẩn bị khoảng 10-15 slide và


6


trả lời câu hỏi của giảng viên).
- Nộp cùng bản word không quá 3000 từ.

7


CHỈ DẪN TRÌNH BÀY VỚI BÀI TẬP LỚN/ TIỂU LUẬN:
1. BÀI TẬP LỚN được giao nên có trang bìa bao gồm tên bài tập, số lượng bài, tên khóa
học, tên học phần, tên giảng viên/ người hướng dẫn và họ tên sinh viên.
2. Đảm bảo có chữ ký xác nhận thông tin bạn đã khai là đúng.
3. BÀI TẬP LỚN ghi rõ là áp dụng cho từng sinh viên/ hoặc theo nhóm sinh viên.
4. BÀI TẬP LỚN cần có mục lực (danh sách đề mục/ tiêu mục được tô đậm và đánh số
trang).
5. BÀI TẬP LỚN được đánh máy và trình bày chuyên nghiệp, sử dụng font chữ Arial hoặc
Times New Roman, cỡ chữ 13 hoặc 14.
6. BÀI TẬP LỚN của bạn nên được làm trên word và không nên vượt quá 7000 từ.
7. Sử dụng hệ thống tài liệu trích dẫn/ tham khảo theo quy định của Học viện.
8. Bảng biểu, phụ lục nằm ngoài quy định giới hạn từ đối với BÀI TẬP LỚN.
9. BÀI TẬP LỚN bao gồm danh sách của bất kỳ tài liệu tham khảo nào được sử dụng.
LƯU Ý ĐỐI VỚI SINH VIÊN KHI NỘP BÀI TẬP LỚN:
1. Kiểm tra cẩn thận ngày nộp bài và các hướng dẫn được đưa ra đối với bài tập lớn. Bài
tập nộp muộn sẽ không được chấp nhận.
2. Nếu bạn không thể hoàn thành BÀI TẬP LỚN đúng hạn và có những lý do hợp lệ như
ốm đau bệnh tật, sinh viên có thể áp dụng (bằng văn bản) để xin gia hạn.
3. Không đạt được cấp độ “ĐẠT”, sinh viên sẽ nhận được kết quả là cấp độ “CHƯA ĐẠT”
4. Hãy lưu ý rằng nếu sử dụng tác phẩm hay ý tưởng của người khác trong BÀI TẬP LỚN,

sinh viên hãy tự trích dẫn trong bài làm và trong phần tài liệu tham khảo.
5. Nếu bị bắt lỗi đạo văn, các chính sách và quy định chống đạo văn của Học viện sẽ
được áp dụng.

8


TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN:
Áp dụng cho đào
tạo trình độ:

Họ tên người đánh
giá

Tên học phần/
Mã học phần/
Tín chỉ
Tiêu chí đánh
giá của từng
chuẩn đầu ra

Họ tên sinh viên/
Nhóm sinh viên
Nội dung yêu cầu đối với các tiêu chí đánh giá theo chuẩn đầu ra
học phần

Đạt/
Không
đạt


Chuẩn đầu ra 1
1.1
1.2…
Chuẩn đầu ra 2
2.1
2.2….
Đạt được ở cấp độ cao hơn (tham khảo mục 2)
Mô tả cấp độ

Đã đạt
được
(tick)

Mô tả cấp độ

C:

Đã đạt
được
(tick)

A:

B:

PHẢN HỒI BÀI TẬP LỚN CHO SINH VIÊN
Phản hồi của người đánh giá đến sinh viên (áp dụng cho từng bài tập trong BÀI TẬP
LỚN):
Kế hoạch hành động đề xuất cho sinh viên:
Phản hồi chung:


Phản hồi của sinh viên đến người đánh giá(*):

9


Chữ ký của người đánh
giá

Ngày

Chữ ký của sinh viên
(*)

Ngày (*)

PHẦN DÀNH CHO BỘ PHẬN CHUYÊN TRÁCH (KHOA/ BỘ MÔN):
ĐÃ XÁC NHẬN YES

NO

NGÀY:……………………………………………

XÁC NHẬN BỞI :
TÊN NGƯỜI XÁC NHẬN :

Xác nhận/ cam đoan của sinh viên:
Tôi xác nhận rằng tôi đã tự làm và hoàn thành bài tập này. Bất cứ nguồn tài liệu tham khảo được sử
dụng trong bài tập này đã được tôi tham chiếu một cách rõ ràng.


Chữ ký xác nhận của học viên (*):

Ngày..... tháng..... năm ……...

Mục lục
Phần 1: Cơ sở lý thuyết

1

I. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của pháp nhân tổ chức tín dụng

1

10


1.

Tổ chức bộ máy kế toán tập trung

1

2.

Tổ chức bộ máy kế toán phân tán

1

3.


Mô hình tổ chức vừa tập trung, vừa phân tán

2

4.

Mô hình tổ chức sử dụng công nghệ hiện đại......................................................................3

II. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại chi nhánh

4

1.

Mô hình giao dịch nhiều cửa

4

2.

Mô hình giao dịch một cửa

4

Phần 2: Thực tiễn

6

I. Tổng quan về ngân hàng VPBank


6

II. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của ngân hàng VPBank

6

1.

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của ngân hàng VPBank

7

2.

Lập, luân chuyển, kiểm soát và lưu trữ chứng từ kế toán

7

III.

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại chi nhánh sở giao dịch

8

1.

Thông tin chung về chi nhánh sở giao dịch

8


2.

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại chi nhánh sở giao dịch

8

IV.

Đánh giá

10

1.

Đối với cấp độ hệ thống.

10

2.

Đối với cấp độ chi nhánh.

10

Liên hệ Ngân hàng………………………...……………………………………………………11
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………………….11

11



12


Đề tài: Tìm hiểu thực tế mô hình tổ chức bộ máy kế toán của một ngân hàng
Phần 1: Cơ sở lý thuyết
I.
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của pháp nhân tổ chức tín dụng
Trong ngành ngân hàng, đã và đang tồn tại 3 mô hình tổ chức bộ máy kế toán:
– Tổ chức bộ máy kế toán tập trung.
– Tổ chức bộ máy kế toán phân tán.
– Tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung, vừa phân tán.
1. Tổ chức bộ máy kế toán tập trung
Theo mô hình này, toàn đơn vị ngân hàng chỉ tổ chức một phòng kế toán trung
tâm ở trụ sở chính, các đơn vị phụ thuộc đều không tổ chức bộ máy kế toán riêng.
Phòng kế toán trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế toán của đơn vị ngân
hàng, chịu trách nhiệm thu nhận, xử lý và hệ thống hoá toàn bộ thông tin kế toán
phục vụ cho quản trị kinh doanh ngân hàng và báo cáo NHNN, các cơ quan quản
lý nhà nước khác.
Ở các đơn vị phụ thuộc (đơn vị hạch toán báo sổ) có bố trí nhân viên kế toán
làm nhiệm vụ thu nhận, kiểm tra chứng từ ban đầu để định kỳ (hàng ngày) chuyển
chứng từ về phòng kế toán trung tâm hoặc trực tiếp thực hiện một số phần hành
công việc kế toán cụ thể và định kỳ lập báo cáo đơn giản (báo cáo nội bộ) kèm
theo chứng từ gốc về phòng kế toán trung tâm.
Ưu điểm:
● Đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất đối với công tác kế toán, kiểm
tra, cung cấp, xử lí thông tin một cách kịp thời, tránh tình trạng báo cáo sai
lệch về tình hình hoạt động ở các chi nhánh.
Nhược điểm:
● Không phù hợp với những đơn vị có địa bàn phân tán vì sẽ làm hạn chế
việc kiểm tra, giám sát tại chỗ của kế toán đối với hoạt động chi nhánh.

● Khối lượng công việc sẽ bị dồn về phòng kế toán trung tâm, các đơn vị phụ
thuộc không có thông tin cho chỉ đạo nghiệp vụ đơn vị

13


Điều kiện áp dụng: Áp dụng với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, tổ chức
sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý trên địa bàn tập trung.
2. Tổ chức bộ máy kế toán phân tán
Với mô hình này, ở trụ sở chính sẽ lập phòng kế toán trung tâm, còn ở tất cả
các đơn vị trực thuộc đều có tổ chức phòng kế toán riêng (đơn vị kế toán phụ
thuộc). Lựa chọn mô hình này, thường là những ngân hàng đã phân cấp quản lý
hoạt động kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc ở mức độ cao, tức là đã phân
phối nguồn vốn riêng, xác định lỗ lãi riêng nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo
của các đơn vị này trong hoạt động kinh doanh.
Theo mô hình này, ở đơn vị chính lập phòng kế toán trung tâm, còn ở đơn vị kế
toán phụ thuộc đều có tổ chức kế toán riêng. Toàn bộ công việc kế toán của đơn
vị pháp nhân ngân hàng được phân công, phân nhiệm vụ như sau:
Phòng kế toán trung tâm có nhiệm vụ:
● Thực hiện các phần công việc kế toán phát sinh tại trụ sở chính và công tác
tài chính của ngân hàng.
● Hướng dẫn, kiểm tra công tác kế toán ở các đơn vị kế toán phụ thuộc.
● Thu nhận, kiểm tra báo cáo kế toán của các đơn vị trực thuộc gửi lên cùng
với báo cáo kế toán ở trụ sở chính để lập báo cáo kế toán tổng hợp của
toàn đơn vị ngân hàng.
Ở các đơn vị kế toán phụ thuộc: Thực hiện toàn bộ công tác kế toán phát sinh
ở đơn vị trực thuộc; tổ chức thu nhận, xử lý, hệ thống hoá toàn bộ thông tin kế
toán ở đơn vị mình để lập được các báo cáo kế toán định kỳ gửi về phòng kế toán
trung tâm; gửi NHNN trên địa bàn.
Ưu điểm:

● Giúp ban lãnh đạo cấp cao tập trung hơn vào việc lập các kế hoạch dài hạn,
đảm bảo việc thực hiện mục tiêu chung đã đề ra mà không cần phải xử lí
các vấn đề nhỏ xảy ra hằng ngày
● Đưa ra quyết định dễ dàng hơn khi có vẫn đề phát sinh
Nhược điểm:

14


● Tạo nên sự độc lập ở các bộ phận, khiến các nhà quản lí thường chỉ quan
tâm đến hiệu quả của bộ phần mình, làm ảnh hưởng đến mục tiêu chung
của toàn ngân hàng.
● Không thuận tiện trong việc phân công lao động và chuyên môn hóa các bộ
phận kế toán
Điều kiện áp dụng: Chỉ áp dụng được với những ngân hàng có quy mô lớn,
phạm vi hoạt động rộng rãi, các đơn vị thành viên được phân cấp quản lý
3. Mô hình tổ chức vừa tập trung, vừa phân tán
Theo mô hình này, tại trụ sở chính vẫn lập phòng kế toán trung tâm, còn ở các
đơn vị trực thuộc thì tuỳ thuộc vào quy mô và trình độ cán bộ quản lý mà có thể
cho tổ chức kế toán riêng và không cho tổ chức kế toán riêng.
Ở mô hình này, phòng kế toán trung tâm có nhiệm vụ: Xây dựng và quản lý kế
hoạch tài chính của toàn doanh nghiệp. Tổ chức thực hiện các phần hành công
việc kế toán phát sinh ở đơn vị cấp trên và ở các đơn vị trực thuộc không có tổ
chức kế toán riêng. Thu nhận, kiểm tra báo cáo kế toán của các đơn vị cơ cở trực
thuộc gửi lên; tổng hợp số liệu và lập báo cáo tổng hợp cho toàn doanh nghiệp.
Bộ phận kế toán các đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ:
● Những đơn vị hoạt động ở xa đơn vị chính sẽ được tổ chức kế toán riêng:
Thực hiện toàn bộ công tác kế toán phát sinh ở đơn vị kế toán cấp cơ sở
● Những đơn vị hoạt động ở gần đơn vị chính sẽ không có tổ chức kế toán
riêng, chỉ bố trí các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán

ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu. Định kỳ chuyển chứng từ
về phòng kế toán trung tâm.
Ưu điểm:
● Khắc phục được nhược điểm của 2 mô hình trên
● Các công tác kế toán được phân công một cách hợp lí cho các đơn vị trực
thuộc
Nhược điểm:
● Bộ máy kế toán còn cồng kềnh

15


Điều kiện áp dụng: thường áp dụng cho các doanh nghiêp mà đơn vị trực
thuôc có những đăc điểm, điều kiên khác nhau. M ôt số đơn vị trực thu ôc có quy
mô lớn hoăc ở xa trung tâm, còn các đơn vị trực thu ôc khác do điều ki ên, đ ăc
điểm, quy mô chưa đến mức phải phân công công tác kế toán thì không tổ chức
hạch toán riêng.
4. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán trong điều kiện sử dụng công nghệ hiện đại
Khi việc ứng dụng tin học trong công tác kế toán ngân hàng ở mức độ cao, giữa
trụ sở chính và các đơn vị trực thuộc đều có thể được nối mạng on-line. Một
nghiệp vụ bất kỳ phát sinh tại chi nhánh có thể được truyền ngay về trung tâm,
cập nhật số liệu kế toán chung của toàn đơn vị pháp nhân ngân hàng. Do đó với
mô hình ngân hàng hiện đại, các pháp nhân đơn vị ngân hàng đều có xu hướng
chuyển đổi từ mô hình quản lý dữ liệu phân tán tại các chi nhánh sang mô hình
quản lý dữ liệu tập trung. Mô hình quản lý dữ liệu tập trung cho phép các giao
dịch thực hiện trong ngày của các Chi nhánh đều được hạch toán tại máy chủ tại
Hội sở chính (HSC). Mọi dữ liệu của toàn bộ các chi nhánh của pháp nhân NHTM
xuất phát từ các nguồn khác nhau như yêu cầu từ khách hàng, từ mạng điện tử,
từ nội bộ chi nhánh… đều được truyền tải về HSC, thực hiện xử lý và lưu trữ có hệ
thống tại máy chủ của HSC. Trên cơ sở dữ liệu phát sinh tại các chi nhánh, HSC

hạch toán kế toán cho toàn bộ hệ thống, các chi nhánh chỉ là những cơ sở nhập
dữ liệu đầu vào cho ngân hàng. Sau khi xử lý dữ liệu tại HSC, thông tin kết quả sẽ
được gửi lại chi nhánh. Các chi nhánh truy cập và khai thác chung nguồn dữ liệu
thống nhất. Mặc dù trình độ công nghệ ứng dụng trong công tác kế toán ngân
hàng ở mức độ cao, nhưng do phạm vi địa lý hoạt động thường rộng, nhiều chi
nhánh, đồng thời để tăng cường tính năng động, sáng tạo trong hoạt động thì
pháp nhân ngân hàng vẫn thực hiện phân cấp quản lý tài chính. Phù hợp với mức
độ phân cấp quản lý tài chính nên bộ máy kế toán pháp nhân ngân hàng cũng
được tổ chức phân cấp tương ứng (thường theo 2 cấp): Đơn vị kế toán cấp trên
(Hội sở chính) và đơn vị kế toán cấp cơ sở (chi nhánh).

16


II.
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại chi nhánh
1. Mô hình giao dịch nhiều cửa
Là mô hình tổ chức truyền thống của các Ngân hàng và cũng là mô hình trong
ác quy định hiện hàng của NHNN.
Theo mô hình này kế toản chỉ làm nhiệm vụ kiểm soát chứng từ và hạch toán
vào số kế toán theo quy định, tất cả các giao dịch liên quan đến tiền mặt khách
hàng phải nộp (nhận) từ quỹ chính của ngân hàng. Do vậy năng suất lao động sẽ
không cao, khách hàng phải qua nhiều khâu, cửa để hoàn thành giao dịch của
mình.
2. Mô hình giao dịch một cửa
Mô hình giao dịch một cửa là mô hình cho phép khách hàng khi đến giao dịch
với ngân hàng chỉ giao dịch với một cán bộ ngân hàng vẫn có thể giải quyết toàn ộ
các nhu càu của mình về tiền gửi, thanh toán, mua bán ngoại tệ, tiền vay,… Cán bộ
ngân hàng tiếp khách trong mô hình giao dịch một cửa gọi là giao dịch viên vừa
làm nhiệm vụ kế toán viên, vừa là thủ quỹ thực hiện thu, chi tiền và có hạn mức

thu, chi tiền, hạn mức xử lý nghiệp vụ (đối với nghiệp vụ cho vay, mua bán ngoại
tệ,…) phù hợp với trình độ, kinh nghiêm làm việc của mình. Đối với giao dịch trong
hạn mức, giao dịch viên kiểm tra chứng từ, thực hiện giao dịch thu/chi tiền của
khách hàng ngay. Đối với giao dịch trên hạn mức, giao dịch viên cần phải có kiểm
soát viên phòng nghiệp vụ kiểm tra, đối chiếu và phê duyệt trên hệ thống máy
tính cũng như trên chứng từ trước khi thực hiện thu/chi tiền của khách hàng.
Đồng thời với mô hình giao dịch một cửa, tổ chức bộ máy kế toán tại chi
nhánh thay đổi mô hình thành hai khu vực: Khu vực Front End và khu vực Back
End. Khu vực Front End thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng, xử lý nghiệp
vụ sẽ được thực hiện tại bộ phận Bank End. Khu vực Back End là khu vực hỗ trợ
xử lý cho Front End, xử lý các nghiệp vụ, phần hành công việc không liên quan
trực tiếp đến tài khoản khách hàng, nhận toàn bộ các chứng từ liên quan đến nội
bộ và thực hiện công việc đối chiếu chi tiết và tổng hợp.

17


Phần 2: Thực tiễn
I.
Tổng quan về ngân hàng VPBank
Tên giao dịch
Tên đầy đủ tiếng Việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH
VƯỢNG
Tên viết tắt tiếng Việt: NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
Tên đầy đủ tiếng Anh: VIETNAM PROSPERITY JOINT STOCK COMMERCIAL BANK
Tên viết tắt tiếng Anh: VPBank
Giấy phép thành lập và hoạt động số 0042/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam cấp ngày 12/08/1993.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
Mã số doanh nghiệp: 0100112437

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100233583 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hà Nội cấp ngày 08/08/1993
Đăng ký sửa đổi lần thứ 39 ngày 17/11/2017
Vốn điều lệ: 15.706.230.150.000 đồng
Mã cổ phiếu: VPB
18


Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng
Tổng số cổ phần: 1.570.623.015
Địa chỉ: 89 Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Số điện thoại: 024.39288869
Fax: 024.39288867
Website: www.vpbank.com.vn
II.
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của ngân hàng VPBank
1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của ngân hàng VPBank
Bộ máy kế toán của VPBank tổ chức theo mô hình tập trung

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ngân hàng VPBank
Đơn vị kế toán tổng hợp

Đơn vị kế toán phụ thuộc
Đơn vị kế toán tổng hợp là đơn vị kế toán thuộc hội sở chính VPBank thực hiện
công tác kế toán tổng hợp liên quan đến toàn ngân hàng, hỗ trợ các nghiệp vụ liên
quan đến kế toán, kiểm soát nghiệp vụ kế toán trong phạm vi chức năng nhiệm vụ
được phân công.
Đơn vị kế toán phụ thuộc là các đơn vị thuộc VPBank có phát sinh các nghiệp
vụ kinh tế cần ghi chép phản ảnh trên sổ sách kế toán. Đơn vị kế toán phụ thuộc
có bộ phận kế toán thuộc đơn vị và bộ phận kế toán thuộc hội sở chính. Mỗi đơn

vị kế toán phụ thuộc được lập một hoăc nhiều hơn một bộ sổ kế toán.
2. Lập, luân chuyển, kiểm soát và lưu trữ chứng từ kế toán

19


Chứng từ kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và là căn
cứ để ghi sổ kế toán ngân hàng. Có 2 loại chứng từ kế toán là chứng từ bằng giấy
và chứng từ điện tử.
Về việc lập chứng từ kế toán: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên
quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, tiếp nhận và sử
dụng nguồn vốn, chi phí, các khoản thu, chi, trích lập và sử dụng các quỹ của ngân
hàng,… đều phải lập chứng từ kế toán.
Về việc luân chuyển chứng từ trong ngân hàng: chứng từ luân chuyển giữa các
bộ phận trong VPBank, do VPBank tự tổ chức luyên chuyển tông qua mạng nội bộ
của ngân hàng.
Về kiểm soát chứng từ kế toán: Đối với chứng từ giấy cần kiểm tra tính rõ ràng,
đầy đủ, trung thực cảu nọi dung ghi trên chứng từ, kiểm soát tính hợp lệ của
nghiệp vụ. Đối với chứng từ điện tử cần kiểm soát kỹ thuật thông tin và kiểm soát
nội dung nghiệp vụ.
Về lưu trữ chứng từ kế toán: chứng từ kế toán giấy của phòng kế toán tổng
hợp do phòng kiểm soát tài chính quản lý. Chứng từ kế toán của các đơn vị khác
do phòng kiểm soát rủi ro quản lý. Chứng từ điện tử được bảo quản lưu trữ bằng
phương tiện điện tử
III.
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại chi nhánh sở giao dịch
1. Thông tin chung về chi nhánh sở giao dịch
Tên giao dịch: VPBank sở giao dịch
Giấy phép kinh doanh: 0100233583-051 - ngày cấp: 20/12/2010
Địa chỉ: Tầng 1 và tầng 3, tòa nhà số 34, phố Hai Bà Trưng, Phường Tràng Tiền,

Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Ngày hoạt động: 24/12/2010
Điện thoại: 0439288869 - Fax: 0439288867
2. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại chi nhánh sở giao dịch
VPBank chi nhánh sở giao dịch tổ chức theo mô hình một cửa. Bao gồm 8 giao
dịch viên, 2 kiểm soát và một quỹ chính. Giao dịch viên thực hiện việc thu chi tiền

20


với một hạn mức nhất định theo quy định của ngân hàng và hạch toán các nghiệp
vụ kế toán trên phần mềm kế toán riêng của ngân hàng.
Quy trình giao dịch xử lý nghiệp vụ giao dịch với khách hàng





Giao dịch viên ứng quỹ đầu ngày từ quỹ chính
Khách hàng đến yêu cầu giao dịch
Giao dịch viên thực hiện thu/chi tiền mặt đối với khách hàng
Đối với những giao dịch vượt quyền giao dịch viên chuyển chứng từ cho bộ

phận kiểm soát
● Sau khi kiểm soát kiểm soát viên chuyển chứng từ cho giao dịch viên
● Giao dịch viên trả/thu tiền cho khách
● Cuối ngày giao dịch viên nộp quỹ về quỹ chính

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại chi nhánh sở giao dịch


21


IV.
Đánh giá
Khách hàng
1. Đối với cấp độ hệ thống.
Hiện nay tại Ngân hàng VPBank đang sử dụng mô hình kế toán tập trung có sử
dụng công nghệ hiện đại mang lại rất nhiều lợi ích cho Ngân hàng tuy nhiên vẫn
còn một số khó khăn:
Quỹ chính
Thuận
Giao dịch
viênlợi Giao dịch viên
Giao dịch viên
2
2
8
● Một nghiệp vụ bất kỳ phát sinh tại chi nhánh có thể được truyền ngay về
trung tâm, cập nhật số liệu kế toán chung của toàn đơn vị pháp nhân ngân
hàng. Giúp tiết kiệm thời gian, chi phí quản lý cho Ngân hàng.
● Các giao dịch thực hiện trong ngày của các Chi nhánh đều được hạch toán
ngay
lậpsoát
tức 1tại máy chủ
tại soát
Hội sở
Kiểm
Kiểm
2 chính. Tốc độ hạch toán gần như ngay

lập tức.
● Với hệ thống mô hình tổ chức bộ máy kế toán sử dụng công nghê, đây là
bàn đạp giúp cho Ngân hàng nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng lợi nhuận
và tiết kiệm chi chí. Đây cũng là điều kiện cần để trở thành một Ngân hàng
hiện đại.
Khó khăn
● Ngân hàng cần bỏ ra rất nhiều chi phí và thời gian để đưa được công nghệ
hiện đại vào hệ thống
● Ngân hàng phải cải tổ lại toàn bộ hoạt động từ tổ chức, đào tạo cán bộ,
quy trình làm việc cảu nhân viên.
2. Đối với cấp độ chi nhánh.
Thuận lợi
● Đáp ứng nhu cầu thời gian giao dịch được rút ngắn cho cả nhân viên Ngân
hàng và Khách hàng.
● Với mô hình giao dịch một cửa có sử dụng công nghệ tin học, do vậy việc
lưu trữ và truyền tải dữ liệu được đảm bảo. Các nghiệp vụ được xử lý ngay
khi có nghiệp vụ phát sinh nên các chứng từ chính xác và mặt thời gian,
giảm trừ được các nghiệp vụ sai sót trong kế toán

22


● Điểm quan trọng trong giao dịch một cửa là mang tính phục vụ khách hàng
cao, khả năng hỗ trợ giữa các giao dịch viên cao. Các giao dịch viên xử lý
được số lượng khách hàng nhiều hơn so với thông thường.
Khó khăn
● Ngân hàng cần có hệ thống thiết bị phần mềm khi áp dụng giao dịch một
cửa phải đáp ứng đủ các quy định cụ thể để đảm bảo tính an toàn, bảo
mật, chính xác, có thể xử lý đồng bộ và khách quan các nghiệp vụ liên quan
đến giao dịch.

● Một quy định bắt buộc là các ngân hàng phải trang bị các phương tiện,
thiết bị đảm bảo an toàn như máy camera để giám sát các hoạt động tại
các điểm giao dịch một cửa.
Liên hệ với các Ngân hàng khác
Trong những năm gần đây, hầu hết các Ngân hàng thương mại đều đã áp dụng mô
hình giao dịch một cửa. Nhiều khách hàng cũng thừa nhận đến giao dịch tại ngân
hàng giờ đây đã bớt phải chờ đợi. Tuy nhiên, để có được hệ thống giao dịch ngân
hàng một cửa thực sự chuyên nghiệp và tiện ích, Ngân hàng cần phải có thời gian và
một nguồn vốn đầu tư lớn hơn nhiều.

Tham khảo: /> />
23



×