Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công TNHH kiểm toán AFA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.92 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN KHƢƠNG ĐẠI

HOÀN THIỆN KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
TNHH KIỂM TOÁN AFA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

ị Ngọc Trai

Đà Nẵng - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Câu hỏi hay giả thuyết nghiên cứu ......................................................... 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................ 3


7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................ 3
8. Bố cục của đề tài ..................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ......................................................... 8
1.1. KHÁI QUÁT VỀ KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH.................................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm về kiểm toán báo cáo tài chính........................................ 8
1.1.2. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính .............................................. 9
1.1.3. Các kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính ............. 12
1.2. KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT ...... 18
1.2.1. Lập kế hoạch chọn mẫu .................................................................. 18
1.2.2. Thực hiện kỹ thuật chọn mẫu ......................................................... 22
1.2.3. Đánh giá kết quả mẫu ..................................................................... 22
1.3. KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG THỬ NGHIỆM CƠ BẢN ............. 23
1.3.1. Lập kế hoạch chọn mẫu .................................................................. 24
1.3.2. Thực hiện kỹ thuật chọn mẫu ......................................................... 25
1.3.3. Đánh giá kết quả mẫu ..................................................................... 26


CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KỸ THUẬT CHỌN MẪU
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ÁP DỤNG TẠI CÔNG
TY TNHH KIỂM TOÁN AFA .................................................................... 29
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFA....................... 29
2.1.1 Các thông tin chung về công ty kiểm toán AFA ............................. 29
2.1.2. Phƣơng châm hoạt động ................................................................. 29
2.1.3. Chức năng và lĩnh vực hoạt động ................................................... 31
2.1.4. Bộ máy tổ chức ............................................................................... 34
2.1.5. Giới thiệu về cơ cấu của một nhóm kiểm toán ............................... 35
2.2. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ÁP DỤNG THỰC
TẾ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFA ............................................. 42

2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán................................................... 42
2.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán ........................................................ 44
2.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán .......................................................... 45
2.3. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN AFA ......................................................................................... 46
2.3.1. Phỏng vấn về các khoản mục có áp dụng kỹ thuật chọn mẫu trong
kiểm toán BCTC ....................................................................................... 46
2.3.2. Khảo sát hồ sơ kiểm toán và phỏng vấn các KTV liên quan.......... 49
2.3.3. Nhận xét về thực tế áp dụng kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán
BCTC tại AFA .......................................................................................... 66
CHƢƠNG 3: HOÀN THIỆN KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM
TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY AFA ............................................................ 71
3.1. SỬ DỤNG KỸ THUẬT CHỌN MẪU THUỘC TÍNH THỐNG KÊ
TRONG THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT .......................................................... 71


3.2. KẾT HỢP GIỮA CHỌN MẪU PHÂN TẦNG VÀ CHỌN MẪU THEO
ĐƠN VỊ TIỀN TỆ LŨY KẾ TRONG THỬ NGHIỆM KIỂM TRA CHI TIẾT
NGHIỆP VỤ ................................................................................................... 82
3.3. HOÀN THIỆN KỸ THUẬT CHỌN MẪU THEO ĐƠN VỊ TIỀN TỆ
TRONG THỬ NGHIỆM KIỂM TRA CHI TIẾT SỐ DƢ ............................. 85
KẾT LUẬN .................................................................................................... 88
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu


Diễn giải

BCTC

Báo cáo tài chính

DN

Doanh nghiệp

KTV

Kiểm toán viên

AFA

Công ty TNHH Kiểm toán AFA

VSA

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

N

Số lƣợng tổng thể

n

Số lƣợng mẫu chọn


P

Giá trị tổng thể

PM

Mức trọng yếu tổng thể

MP

Mức trọng yếu thực hiện

SUD

Tổng sai sót có thể bỏ qua

EE

Sai sót dự kiến

AF

Hệ số đảm bảo

SI

Khoảng cách mẫu



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Ví dụ về thuộc tính và sai lệch trong thử nghiệm kiểm soát

19

bảng
1.1
1.2

2.1

Tỷ lệ sai lệch cho phép đối với các mức đánh giá rủi ro
kiểm soát
Trách nhiệm cụ thể của từng thành viên trong nhóm kiểm
toán

21

36

2.2

Xác định hệ số đảm bảo


51

2.3

Hoạt động kiểm soát đối với nghiệp vụ thu chi tiền mặt

53

2.3

2.4

2.5

2.5

2.6

2.7

3.1

3.2

Kết quả mẫu chọn đối với thử nghiệm kiểm soát trong
chƣơng trình kiểm toán tiền mặt
Kết quả mẫu chọn đối với thử nghiệm chi tiết trong chƣơng
trình kiểm toán tiền mặt
Xác định cỡ mẫu đối với thử nghiệm chi tiết trong chƣơng
trình kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Kết quả mẫu chọn đối với thử nghiệm chi tiết trong chƣơng
trình kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Xác định giá trị mẫu chọn đối với thử nghiệm chi tiết trong
chƣơng trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng
Xác định cỡ mẫu đối với thử nghiệm chi tiết trong chƣơng
trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng
Xác định các thuộc tính và sai phạm đối với kỹ thuật chọn
mẫu thuộc tính thống kê
Xác định hƣớng kiểm tra và tổng thể chọn mẫu đối với kỹ
thuật chọn mẫu thuộc tính thống kê

55

59

61

63

64

65

72

74


Số hiệu


Tên bảng

bảng
3.3

3.4

3.5

3.6

3.7
3.8

Xác định tỷ lệ sai lệch chấp nhận đƣợc cho từng thuộc tính
trong khoản mục tiền mặt
Xác định tỷ lệ sai phạm tổng thể dự kiến cho từng thuộc
tính trong khoản mục tiền mặt
Xác định cỡ mẫu cho từng thuộc tính trong khoản mục tiền
mặt
Xác định thứ tự các mẫu đƣợc chọn trong chọn mẫu thuộc
tính
Xác địnhgiới hạn xuất hiện trên của sai phạm trong chọn
mẫu thuộc tính
Phân tích sai sót của sai phạm trong chọn mẫu thuộc tính

Trang

77


77

77

79

80
81

Kết quả mẫu chọn do áp dụng kỹ thuật chọn mẫu theo đơn
3.9

vị tiền tệ lũy kế đối với khoản mục chi phí quản lý doanh
nghiệp

85


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
2.1

Tên hình

Trang

Sơ đồ bộ máy tổ chức

34



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ những năm 1990, hoạt động kiểm toán đã hình thành ở nƣớc ta. Tuy
ban đầu chƣa thực sự phát triển mạnh nhƣng với những chính sách phát triển
kinh tế của Nhà nƣớc trong những năm qua nhƣ khuyến khích các nhà đầu tƣ
nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam, sự ra đời của sàn giao dịch chứng khoán,
nhu cầu về thông tin tài chính của các doanh nghiệp ngày càng tăng cao. Từ
đó, dịch vụ kiểm toán đã trở thành dịch vụ theo luật định đối với nhiều loại
hình đơn vị hoạt động.
Hiện nay, lĩnh vực hoạt động chính của các công ty kiểm toán vẫn là
dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính. Trong quá trình kiểm toán BCTC, việc
thu thập bằng chứng kiểm toán có vai trò đặc biệt quan trọng. Tính trung thực
và hợp lý của báo cáo tài chính phụ thuộc vào bằng chứng kiểm toán mà kiểm
toán viên thu thập làm cơ sở đƣa ra ý kiến kiểm toán. Nhƣng chúng ta biết
rằng số lƣợng tài liệu cần đƣợc kiểm toán trong mỗi công ty không phải nhỏ,
vậy làm sao để kiểm toán viên vừa có thể thu thập đầy đủ những tài liệu thích
hợp, vừa đảm bảo đƣợc thời hạn kiểm toán đã đặt ra?
Thu thập bằng chứng kiểm toán có nhiều phƣơng pháp khác nhau và
cũng vì lý do đó mà các kiểm toán viên cần xác định kỹ thuật chọn mẫu thích
hợp. Kỹ thuật này sẽ giúp kiểm toán viên tiết kiệm thời gian nhƣng vẫn đảm
bảo thu thập đƣợc những bằng chứng kiểm toán cần thiết để thoả mãn các
mục tiêu kiểm toán đặt ra. Đánh giá thích hợp về bằng chứng kiểm toán, kiểm
toán viên mới có thể đƣa ra nhận xét hợp lý về báo cáo tài chính của doanh
nghiệp.
Đến thời điểm hiện tại, kỹ thuật chọn mẫu tại Công ty TNHH Kiểm toán
AFA vẫn còn nhiều bất cập trong việc áp dụng vào cuộc kiểm toán. Công ty

chƣa hƣớng dẫn cụ thể kỹ thuật chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát, vì vậy


2

kiểm toán viên chủ yếu dựa vào xét đoán nghề nghiệp mà chƣa chú trọng việc
áp dụng kỹ thuật chọn mẫu thuộc tính thống kê để đánh giá hệ thống kiểm
soát nội bộ, rủi ro kết luận sai về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
vẫn có khả năng xảy ra. Đối với thử nghiệm kiểm tra chi tiết, Công ty áp dụng
kỹ thuật chọn mẫu phi thống kê và kỹ thuật chọn mẫu thống kê theo đơn vị
tiền tệ lũy kế. Tuy nhiên, Công ty chƣa tiến hành đánh giá kết quả mẫu đƣợc
chọn có phù hợp với tổng thể hay chƣa. Chính điều này dẫn đến trƣờng hợp,
mẫu đƣợc chọn để kiểm tra không có sai sót nhƣng tổng thể vẫn có khả năng
xảy ra sai sót cao do mẫu đƣợc chọn không đại diện cho tổng thể. Do đó, tác
giả chọn đề tài “Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài
chính tại Công ty TNHH Kiểm toán AFA” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ của
mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng vận dụng kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo
cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán AFA tại các công ty khách hàng,
từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện việc vận dụng kỹ thuật
chọn mẫu tại Công ty AFA.
3. Câu hỏi hay giả thuyết nghiên cứu
Thực trạng việc áp dụng kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài
chính tại Công ty TNHH Kiểm toán AFA hiện nay nhƣ thế nào?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán
báo cáo tài chính áp dụng tại Công ty TNHH Kiểm toán AFA.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC áp
dụng tại Công ty AFA trong năm 2016.


3

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tình huống, đƣợc tiến hành qua các
bƣớc nhƣ sau:
- Phỏng vấn Trƣởng phòng kiểm toán và Phó Tổng Giám đốc về các
tình huống, các khoản mục thƣờng áp dụng kỹ thuật chọn mẫu.
- Khảo sát hồ sơ kiểm toán có vận dụng kỹ thuật chọn mẫu kết hợp
phỏng vấn kiểm toán viên trực tiếp thực hiện để đánh giá về thực trạng vận
dụng kỹ thuật chọn mẫu tại Công ty AFA.
Từ kết quả khảo sát, tác giả sẽ đề xuất các giải pháp hoàn thiện kỹ thuật
chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty AFA.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học, luận văn góp phần làm rõ thêm các vấn đề có liên quan
đến kỹ thuật chọn mẫu cũng nhƣ ảnh hƣởng của việc vận dụng kỹ thuật chọn
mẫu trong kiểm toán BCTC.
Về mặt thực tiễn, luận văn làm rõ hơn thực trạng áp dụng kỹ thuật chọn
mẫu trong kiểm toán BCTC tại Công ty AFA cũng nhƣ nêu ra đƣợc ƣu và
khuyết điểm của việc áp dụng tại Công ty AFA. Ngoài ra, luận văn cũng góp
phần đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện việc vận dụng kỹ thuật chọn mẫu
tại Công ty AFA.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC đã đƣợc rất nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài này, các tài liệu chính
liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn về kỹ thuật chọn mẫu mà tác giả tham
khảo là hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) ban hành ngày

06/12/2012 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2014), chƣơng trình kiểm toán mẫu do
Hội KTV hành nghề ban hành và chƣơng trình kiểm toán mẫu của AFA.


4

Ngoài ra, có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến đề tài hoàn thiện kỹ
thuật chọn mẫu nhƣ sau:
- “Thực tiễn chọn mẫu của kiểm toán viên áp dụng trong công ty đại
chúng, doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp nhà nƣớc”, Thomas W.Hall,
James E. Hunton và Bethane Jo Pierce - 2002 [10]. Nghiên cứu này chỉ ra
rằng kỹ thuật chọn mẫu phi thống kê đƣợc kiểm toán viên áp dụng nhiều đối
với công ty đại chúng, công ty sản xuất và doanh nghiệp nhà nƣớc. Điều này
có thể giải thích đƣợc nguyên nhân là do trong một đợt kiểm toán, khối lƣợng
công việc rất lớn nên kiểm toán viên thƣờng áp dụng kỹ thuật chọn mẫu phi
thống kê để tiết kiệm thời gian vì kỹ thuật chọn mẫu thống kê đòi hỏi kỹ thuật
tính toán tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, nghiên cứu này chƣa đề cập tới quy
trình thực hiện kỹ thuật chọn mẫu thống kê và phi thống kê trong kiểm toán
báo cáo tài chính.
- “Nghiên cứu chọn mẫu kiểm toán: Tổng hợp và ý nghĩa cho nghiên
cứu trong tƣơng lai”, Randal J. Elder, Abraham D. Akresh, Steven M. Glover,
Julia L. Higgs và Jonathan Liljegren - 2013 [11]. Nghiên cứu này chỉ ra
những hạn chế trong việc áp dụng chọn mẫu kiểm toán. Xét đoán KTV rất
quan trọng bao gồm: xác định xem có lấy mẫu kiểm toán hay không, kỹ thuật
lấy mẫu nào áp dụng (lấy mẫu thuộc tính hay bằng tiền), sử dụng các kỹ thuật
thống kê hoặc không thống kê, tổng thể thích hợp để xác định cỡ mẫu và đánh
giá kết quả mẫu, đặc biệt khi có sai sót trong mẫu. Nghiên cứu chỉ ra rằng
kiểm toán viên có thể đánh giá thấp rủi ro và yêu cầu sự đảm bảo để giảm
phạm vi kiểm tra. Nghiên cứu cũng cho thấy kiểm toán viên đôi khi không dự
đoán tỷ lệ sai sót mẫu và có xu hƣớng quyết định thiên vị khi áp dụng kỹ

thuật chọn mẫu phi thống kê.


5

- “Phƣơng pháp chọn mẫu kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính
do Công ty Kiểm toán Việt Nam Trách nhiệm hữu hạn thực hiện”, Đỗ Quốc
Tuyển - 2004 [6]. Nghiên cứu này chỉ ra tính hữu hiệu và hiệu quả của cuộc
kiểm toán khi áp dụng kỹ thuật chọn mẫu. Kiểm toán viên thƣờng sử dụng kỹ
thuật chọn mẫu thuộc tính để đánh giá hệ thống kiểm soát và áp dụng kỹ thuật
chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ khi thực hiện các thử nghiệm kiểm tra chi tiết.
Nghiên cứu này cũng chỉ rõ quy trình thực hiện kỹ thuật chọn mẫu thuộc tính
và chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ. Tuy nhiên, nghiên cứu này chƣa đề cập đến
việc đánh giá kết quả mẫu chọn đƣợc.
- “Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC tại Công ty
Kiểm toán và Kế toán AAC”, Dƣơng Thị Vân Thanh - 2009 [7]. Nghiên cứu
này chỉ ra các kỹ thuật chọn mẫu thống kê và phi thống đƣợc kiểm toán viên
áp dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính. Kiểm toán viên thƣờng sử dụng
kỹ thuật chọn mẫu thuộc tính để đánh giá hệ thống kiểm soát và áp dụng kỹ
thuật chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ khi thực hiện các thử nghiệm kiểm tra chi
tiết. Nghiên cứu này cũng hƣớng dẫn chi tiết từng bƣớc thực hiện kỹ thuật
chọn mẫu thuộc tính sử dụng phần mềm chọn mẫu và kỹ thuật chọn mẫu theo
đơn vị tiền tệ sử dụng các hàm trong excel. Tuy nhiên, nghiên cứu này chƣa
tiến hành đánh giá mẫu đƣợc chọn có phù hợp với tổng thể hay chƣa. Chính
điều này dẫn đến trƣờng hợp, mẫu đƣợc chọn để kiểm tra không có sai sót
nhƣng tổng thể vẫn có khả năng xảy ra sai sót cao do mẫu đƣợc chọn không
đại diện cho tổng thể. Ngoài ra, nghiên cứu này chƣa chỉ ra cách xác định giới
hạn sai sót khi thực hiện các thử nghiệm kiểm toán.
- “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm
toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC”, Lê

Nguyễn Ngọc Anh - 2010 [8]. Nghiên cứu này chỉ ra các kỹ thuật chọn mẫu
thống kê và phi thống đƣợc kiểm toán viên áp dụng trong kiểm toán báo cáo


6

tài chính. Nghiên cứu đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kỹ thuật chọn
mẫu nhƣ: sử dụng chọn mẫu thuộc tính trong thử nghiệm kiểm soát, kết hợp
giữa chọn mẫu phân tầng và chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ lũy kế trong thử
nghiệm chi tiết. Tuy nhiên, nghiên cứu này chƣa tiến hành đánh giá mẫu đƣợc
chọn có phù hợp với tổng thể hay chƣa. Ngoài ra, nghiên cứu này chƣa chỉ ra
cách xác định giới hạn sai sót khi thực hiện các thử nghiệm kiểm toán.
- “Cơ sở lý thuyết của kỹ thuật chọn mẫu thống kê theo đơn vị tiền tệ sử
dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính”, TS. Đoàn Thị Ngọc Trai, Trƣờng
Đại học Kinh tế Đà Nẵng - 2012 [9]. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm
chỉ ra cơ sở lý thuyết của kỹ thuật chọn mẫu thống kê, đặc biệt là kỹ thuật
chọn mẫu thống kê theo đơn vị tiền tệ đang đƣợc các công ty kiểm toán độc
lập sử dụng rộng rãi hiện nay. Nghiên cứu này chỉ ra đƣợc cơ sở lý thuyết của
việc xác định cỡ mẫu và đánh giá kết quả mẫu trong kỹ thuật chọn mẫu theo
đơn vị tiền tệ dựa trên phân phối Poisson, cũng nhƣ cách thức xác định giới
hạn trên của sai sót đƣợc tính dựa trên phân phối Poisson trong thử nghiệm
kiểm tra chi tiết. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ mang tính chất tổng quát,
chƣa áp dụng thực tế vào từng khoản mục trên báo cáo tài chính.
Các nghiên cứu trƣớc đây chƣa tiến hành đánh giá mẫu đƣợc chọn có
phù hợp với tổng thể hay chƣa. Chính điều này dẫn đến trƣờng hợp, mẫu
đƣợc chọn để kiểm tra không có sai sót nhƣng tổng thể vẫn có khả năng xảy
ra sai sót cao do mẫu đƣợc chọn không đại diện cho tổng thể. Ngoài ra, các
nghiên cứu trƣớc cũng chƣa chỉ ra cách xác định giới hạn sai sót khi thực hiện
các thử nghiệm kiểm toán hoặc có nhƣng chƣa trình bày chi tiết cách thức áp
dụng thực tế vào từng khoản mục trên báo cáo tài chính.

Tại Công ty AFA chƣa có nghiên cứu nào thực hiện đề tài này, tác giả
nhận thấy cần thiết nghiên cứu để hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm
toán báo cáo tài chính áp dụng tại Công ty AFA.


7

8. Bố cục của đề tài
Đề tài có kết cấu gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo
tài chính.
Chƣơng 2: Nghiên cứu thực trạng kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán
báo cáo tài chính áp dụng tại Công ty AFA.
Chƣơng 3: Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài
chính tại Công ty AFA.


8

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1. KHÁI QUÁT VỀ KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1.1. Khái niệm về kiểm toán báo cáo tài chính
Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông
tin đƣợc kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những
thông tin đó với các chuẩn mực đã đƣợc thiết lập. Quá trình kiểm toán phải
đƣợc thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập [4].

Kiểm toán báo cáo tài chính là hoạt động của các kiểm toán viên độc lập
và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán về
các báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán nhằm kiểm tra và báo cáo về mức độ
trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán với các tiêu chuẩn,
chuẩn mực đã đƣợc thiết lập. Do báo cáo tài chính bắt buộc phải đƣợc lập
theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành nên các chuẩn mực
kế toán và chế độ kế toán đƣợc sử dụng làm thƣớc đo trong kiểm toán báo cáo
tài chính [4].
Mục tiêu tổng quát của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm
toán viên và công ty kiểm toán đƣa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính
có đƣợc lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, có tuân thủ
pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh
trọng yếu hay không. Ngoài ra mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính còn
giúp cho đơn vị đƣợc kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục
nhằm nâng cao chất lƣợng thông tin tài chính của đơn vị.


9

1.1.2. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính đƣợc thực hiện qua ba giai đoạn
là: giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, giai đoạn thực hiện kiểm toán và giai
đoạn kết thúc kiểm toán.
a. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Thu thập thông tin cơ sở nhƣ ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực kinh
doanh, hoạt động kinh doanh, các bên liên quan. Đồng thời, KTV còn phải
đánh giá việc sử dụng chuyên gia bên ngoài trong những tình huống cần thiết.
Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng cần phải đƣợc
kiểm tra ngay sau khi thu thập thông tin cơ bản. Những thông tin này đƣợc
thu thập thông qua việc tìm hiểu điều lệ công ty, các quy chế của công ty

khách hàng, các biên bản họp Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị, các hợp
đồng của công ty.
Sau khi đạt đƣợc các thông tin trên cần thực hiện các thủ tục phân tích sơ
bộ nhằm để hiểu biết về ngành nghề kinh doanh và công việc kinh doanh của
khách hàng, đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động kinh doanh, chỉ ra những
sai phạm có thể và để giảm công việc kiểm tra chi tiết.
Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ về tổng thể BCTC, xác định mức
trọng yếu và đánh giá rủi ro. Đánh giá và khoanh vùng rủi ro trọng yếu đối
với từng phần hành, từng khoản mục để chuẩn bị cho chƣơng trình kiểm toán.
Trên cơ sở kế hoạch tổng thể, KTV xây dựng chƣơng trình kiểm toán cụ
thể cho từng phần hành kiểm toán. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các
KTV sẽ phải tuân theo quy trình kiểm toán và chỉ đƣợc thay đổi trong các
trƣờng hợp đặc biệt.
Tóm lại, giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán bao gồm sáu phần chính là
chuẩn bị kế hoạch, thu thập thông tin cơ bản về khách hàng, thu thập thông tin
về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, đánh giá tính trọng yếu và rủi ro, tìm


10

hiểu cơ cấu kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát và việc khai triển kế
hoạch kiểm toán toàn bộ và chƣơng trình kiểm toán. Mỗi phần trong năm
phần đầu nhằm mục đích giúp KTV khai triển phần cuối cùng, một kế hoạch
kiểm toán toàn bộ, một chƣơng trình kiểm toán hiệu quả và hiệu lực.
b. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Giai đoạn thực hiện kiểm toán bao gồm các bƣớc sau:
- Kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ;
- Kiểm tra, đánh giá hệ thống kế toán;
- Kiểm tra chi tiết từng chỉ tiêu trình bày trên Báo cáo tài chính;
- Tổng hợp và đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết cho từng khoản mục

trình bày trên Báo cáo tài chính.
Trong quá trình kiểm toán, KTV sẽ thực hiện thông qua hai phƣơng pháp
là thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản.
Mục đích của thử nghiệm kiểm soát để đánh giá hệ thống kiểm soát nội
bộ của khách hàng, phát hiện những điểm cần khắc phục và đề xuất với khách
hàng những giải pháp hữu hiệu nhất để đảm bảo an toàn, hiệu quả cho khách
hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Đối với những doanh nghiệp có
quy mô nhỏ, KTV thƣờng bỏ qua thủ tục kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ
và tiến hành thử nghiệm cơ bản. Đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn,
KTV áp dụng kỹ thuật chọn mẫu để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Vì
các kết quả của các khảo sát về nghiệp vụ là yếu tố quyết định chủ yếu phạm
vi các cuộc khảo sát chi tiết số dƣ, chúng thƣờng đƣợc thực hiện trƣớc ngày
lập bảng cân đối tài sản từ hai hoặc ba tháng. Điều này giúp cho kiểm toán
viên lập kế hoạch cho những điều ngoài ý muốn, xem xét lại chƣơng trình
kiểm toán cho những kết quả ngoài dự kiến và hoàn tất cuộc kiểm toán càng
sớm sau ngày lập bảng cân đối tài sản càng tốt.


11

Mục đích của thử nghiệm cơ bản để thu thập đầy đủ các bằng chứng về
các số liệu và thuyết minh trên báo cáo tài chính để làm cơ sở đƣa ra các ý
kiến nhận xét về tình hình tài chính cũng nhƣ tình hình hoạt động của khách
hàng nhằm nâng cao hiệu quả tối đa của kiểm toán. Thử nghiệm cơ bản bao
gồm các thủ tục phân tích và các cuộc khảo sát chi tiết số dƣ. Thủ tục phân
tích nhằm đánh giá tính hợp lý chung của các nghiệp vụ và số dƣ. Các cuộc
khảo sát chi tiết về số dƣ nhằm mục đích khảo sát đối với những sai sót tiền tệ
trong các số dƣ trên báo cáo tài chính. KTV thƣờng kiểm tra chi tiết từng
khoản mục trên báo cáo tài chính để đảm bảo không có sai sót trọng yếu xảy
ra. KTV áp dụng kỹ thuật chọn mẫu thống kê hoặc phi thống kê để đánh giá

từng khoản mục trên BCTC có đƣợc trình bày hợp lý hay không.
c. Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Sau khi các công việc đƣợc thực hiện ở hai giai đoạn trên, KTV phải
tổng hợp kết quả và phát hành báo cáo kiểm toán. Những nội dung chủ yếu ở
giai đoạn này gồm:
- Soát xét những khoản nợ tiềm tàng: là việc xem xét các khoản nợ
ngoài ý muốn có thể phát sinh làm ảnh hƣởng đến báo cáo tài chính nhƣ các
khoản tiền có thể bị phạt bị bồi thƣờng do bị kiện tụng…
- Soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ BCTC: các sự
kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ BCTC là những sự kiện có ảnh
hƣởng đến báo cáo tài chính phát sinh sau khi kết thúc năm tài chính, khóa sổ
lập báo cáo tài chính nhƣng trƣớc khi ký báo các kiểm toán và cả những sự
kiện phát sinh sau khi ký báo cáo kiểm toán.
- Đánh giá các kết quả: KTV phải đánh giá các kết quả của cuộc kiểm
toán và quyết định xem bằng chứng đã thu thập đầy đủ hay chƣa. Các tƣ liệu
đƣợc xem xét lại bởi những ngƣời có nhiều kinh nghiệm hơn ngƣời thực hiện
ban đầu để phát hiện những sai sót và đánh giá những lời bình và kết luận của


12

ngƣời kia. Quá trình xem xét lại sự đúng đắn của các tƣ liệu là cách chủ yếu
để đảm bảo việc thực hiện có chất lƣợng và sự phán xét độc lập của toàn bộ
nhóm kiểm toán.
- Công bố báo cáo kiểm toán: căn cứ vào bằng chứng kiểm toán thu
thập đƣợc và các phát hiện trong quá trình kiểm toán, KTV tổng hợp, đánh
giá kết quả và xác định loại báo cáo kiểm toán phù hợp, lập và phát hành báo
cáo kiểm toán.
1.1.3. Các kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính
a. Các khái niệm liên quan đến chọn mẫu trong kiểm toán BCTC

Chọn mẫu kiểm toán là quá trình chọn một nhóm các phần tử hoặc đơn
vị (gọi là mẫu) từ một tập hợp lớn các phần tử hoặc đơn vị (gọi là tổng thể) và
sử dụng các đặc trƣng của mẫu để suy rộng cho các đặc trƣng của toàn bộ
tổng thể. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 530, “lấy mẫu kiểm toán
là việc áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn 100% tổng số
phần tử của một tổng thể kiểm toán sao cho tất cả các đơn vị lấy mẫu đều có
cơ hội được lựa chọn nhằm cung cấp cho kiểm toán viên cơ sở hợp lý để đưa
ra kết luận về toàn bộ tổng thể”.
Tổng thể là toàn bộ dữ liệu mà từ đó kiểm toán viên lấy mẫu nhằm rút ra
kết luận về toàn bộ dữ liệu đó [2]. Ví dụ, tất cả các phần tử trong một số dƣ
tài khoản hay một loại nghiệp vụ cấu thành một tổng thể. Một tổng thể có thể
đƣợc chia thành các nhóm hoặc các tổng thể con và mỗi nhóm đƣợc kiểm tra
riêng.
Đơn vị lấy mẫu là các phần tử riêng biệt cấu thành tổng thể [2]. Đơn vị
lấy mẫu có thể là đơn vị hiện vật (ví dụ các séc trong bảng kê nộp tiền, các
nghiệp vụ ghi có trên sổ phụ ngân hàng, hóa đơn bán hàng hoặc số dƣ nợ các
khoản phải thu khách hàng) hoặc đơn vị tiền tệ.


13

Cỡ mẫu là số lƣợng các phần tử trong tổng thể đƣợc lựa chọn theo tiêu
thức nhất định vào mẫu để kiểm tra.

Mục 10, 11 của VSA 530 có nêu rằng,

kiểm toán viên phải đảm bảo rủi ro kiểm toán do áp dụng phƣơng pháp lấy
mẫu giảm xuống mức có thể chấp nhận đƣợc khi xác định cỡ mẫu. Cỡ mẫu
chịu ảnh hƣởng bởi mức rủi ro kiểm toán. Rủi ro có thể chấp nhận đƣợc càng
thấp thì cỡ mẫu cần thiết sẽ càng lớn. Cỡ mẫu có thể đƣợc xác định thông qua

các tính toán thống kê hoặc dựa trên xét đoán chuyên môn của kiểm toán
viên.
Sai phạm cá biệt là một sai sót hay sai lệch đƣợc chứng minh là không
đại diện cho các sai sót hay sai lệch của tổng thể [2].
Phân nhóm là việc phân chia một tổng thể thành các tổng thể con, mỗi
tổng thể con là một nhóm các đơn vị lấy mẫu có cùng tính chất (thƣờng là chỉ
tiêu giá trị) [2].
Sai sót có thể bỏ qua là một giá trị đƣợc kiểm toán viên đặt ra mà dựa
vào đó kiểm toán viên mong muốn đạt đƣợc mức độ đảm bảo hợp lý rằng sai
sót thực tế của tổng thể không vƣợt quá giá trị đặt ra [2].
Tỷ lệ sai lệch có thể bỏ qua là một tỷ lệ sai lệch đƣợc kiểm toán viên đặt
ra đối với các thủ tục kiểm soát nội bộ mà dựa vào đó kiểm toán viên mong
muốn đạt đƣợc mức độ đảm bảo hợp lý rằng tỷ lệ sai lệch thực tế của tổng thể
không vƣợt quá tỷ lệ sai lệch đặt ra [2].
b. Sự cần thiết và ý nghĩa của kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo
cáo tài chính
Kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính đƣợc sử dụng rộng
rãi, phổ biến do có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu và thực tiễn.
Kiểm toán báo cáo tài chính là hoạt động mà kiểm toán viên cung cấp một sự
đảm bảo hợp lý về tính trung thực và hợp lý về báo cáo tài chính đơn vị đƣợc
kiểm toán. Tuy nhiên đối tƣợng kiểm toán là một số lƣợng lớn các nghiệp vụ,


14

tài sản, chứng từ cụ thể, thƣờng đƣợc biểu hiện bằng những số tiền nhất định
mà do những hạn chế về thời gian, chi phí cũng nhƣ nhân sự nên kiểm toán
viên không thể kiểm tra toàn bộ dữ liệu kế toán đƣợc. Nhƣng kiểm toán viên
lại phải đảm bảo nguyên tắc thận trọng đúng mực cũng nhƣ đem lại niềm tin
cho những ngƣời sử dụng thông tin, các công ty kiểm toán đã lựa chọn một

công cụ hữu hiệu, đó là kỹ thuật chọn mẫu để kiểm tra. Việc áp dụng kỹ thuật
chọn mẫu giúp kiểm toán viên bảo đảm đƣợc chất lƣợng kiểm toán với chi phí
hợp lý.
Theo VSA 500 hiện hành, có nhiều cách khác nhau để thu thập bằng
chứng kiểm toán: kiểm tra, quan sát, xác nhận từ bên ngoài, tính toán lại, thực
hiện lại, thủ tục phân tích, phỏng vấn. Cho dù thu thập bằng chứng theo cách
nào thì bằng chứng thu thập đƣợc cũng cần đảm bảo thích hợp và đầy đủ. Vì
vậy, kiểm toán viên nên cân nhắc kỹ thuật chọn mẫu kiểm toán phù hợp, để
mẫu đƣợc chọn đại diện cho tổng thể cần kiểm tra. Qua đó, kiểm toán viên có
thể đƣa ra những ý kiến thích hợp về tổng thể và cung cấp ý kiến chính xác về
báo cáo tài chính của đơn vị. Do đó, chọn mẫu là một quá trình không thể
thiếu trong bất kỳ một quy trình kiểm toán nào, đây là cơ sở để kiểm toán viên
nêu ý kiến về báo cáo tài chính của đơn vị. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
VSA 500 và VSA 530 yêu cầu kiểm toán viên phải áp dụng kỹ thuật chọn
mẫu thích hợp để có thể thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán.
Vì vậy, kiểm toán viên sẽ áp dụng kỹ thuật chọn mẫu trong thử nghiệm
kiểm soát cũng nhƣ thử nghiệm cơ bản để đảm bảo cung cấp thông tin thích
hợp và đầy đủ cho ngƣời sử dụng thông tin của đơn vị đƣợc kiểm toán.


15

c. Các kỹ thuật chọn mẫu áp dụng trong các thử nghiệm kiểm toán
Các kỹ thuật chọn mẫu áp dụng trong các thử nghiệm kiểm toán bao
gồm kỹ thuật chọn mẫu thống kê và kỹ thuật chọn mẫu phi thống kê. Theo
chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 530, “lấy mẫu thống kê là việc sử dụng
kỹ thuật tính toán toán học để tính kết quả thống kê có hệ thống. Phương
pháp lấy mẫu này có hai đặc điểm sau:
(i) Các phần tử được lựa chọn ngẫu nhiên vào mẫu;
(ii) Sử dụng lý thuyết xác suất thống kê để đánh giá kết quả mẫu, bao

gồm cả việc định lượng rủi ro lấy mẫu.
Một phương pháp lấy mẫu không có đặc điểm (i) và (ii) nêu trên được
coi là lấy mẫu phi thống kê. Việc lựa chọn mẫu sẽ dựa vào phán xét nghề
nghiệp của kiểm toán viên chứ không dựa vào lý thuyết xác suất”.
Các phƣơng pháp lựa chọn các phần tử vào mẫu bao gồm phƣơng pháp
ngẫu nhiên (xác suất) và phƣơng pháp phi ngẫu nhiên (phi xác suất). Đối với
kỹ thuật chọn mẫu thống kê yêu cầu kiểm toán viên phải lựa chọn các phần tử
vào mẫu theo phƣơng pháp ngẫu nhiên. Phƣơng pháp lựa chọn các phần tử
vào mẫu ngẫu nhiên là một phƣơng pháp lựa chọn các phần tử vào mẫu theo
nguyên tắc mỗi phần tử trong tổng thể đều có cơ hội nhƣ nhau để đƣợc chọn
vào mẫu. Phƣơng pháp lựa chọn ngẫu nhiên không có sự phân biệt giữa các
phần tử trong tổng thể nên phƣơng pháp này đƣợc vận dụng khi các phần tử
trong tổng thể đƣợc đánh giá là tƣơng đối đồng đều (về khả năng sai phạm, về
quy mô…). Phƣơng pháp lựa chọn các phần tử vào mẫu ngẫu nhiên bao gồm
lựa chọn theo bảng số ngẫu nhiên, lựa chọn theo chƣơng trình máy tính và
chọn mẫu hệ thống.
- Bảng số ngẫu nhiên là một bảng liệt kê ngẫu nhiên các chữ số độc lập,
đƣợc sắp xếp dạng bảng biểu để dễ dàng cho việc lựa chọn các số ngẫu nhiên


16

nhiều chữ số. Bảng này đƣợc sắp xếp thành các cột và dòng theo kiểu bàn cờ,
mỗi số ngẫu nhiên bao gồm năm chữ số thập phân.
- Các chƣơng trình chọn mẫu nhiên theo máy tính rất đa dạng, tuy nhiên
vẫn bao gồm hai bƣớc đầu tiên của chọn mẫu ngẫu nhiên theo bảng số ngẫu
nhiên là lƣợng hóa đối tƣợng kiểm toán bằng hệ thống con số duy nhất và xác
lập mối quan hệ giữa đối tƣợng kiểm toán đã định lƣợng với các số ngẫu
nhiên.
- Chọn mẫu hệ thống là cách chọn sao cho chọn đƣợc các phần tử trong

tổng thể có khoảng cách đều nhau gọi là khoảng cách mẫu. Khoảng cách mẫu
này đƣợc tính bằng cách lấy kích cỡ tổng thể chia cho kích cỡ mẫu. Nguyên
tắc của phƣơng pháp này là kể từ một điểm xuất phát ngẫu nhiên đƣợc chọn
sẽ lựa chọn các phần tử cách nhau một khoảng cố định.
Đối với phƣơng pháp lựa chọn các phần tử vào mẫu phi ngẫu nhiên, các
phần tử không có cơ hội nhƣ nhau để đƣợc lựa chọn vào mẫu. Kiểm toán viên
dựa vào nhận định nghề nghiệp để phán xét và quyết định chọn phần tử nào
vào mẫu. Phƣơng pháp lựa chọn các phần tử vào mẫu phi ngẫu nhiên bao gồm
chọn mẫu theo khối (theo lô) và chọn mẫu theo nhận định.
- Chọn mẫu theo khối (theo lô) là việc chọn một tập hợp các phần tử kế
tiếp nhau trong một tổng thể. Trong trƣờng hợp này, phần tử đầu tiên trong
khối đƣợc chọn thì các phần tử còn lại cũng đƣợc chọn tất yếu. Mẫu đƣợc
chọn có thể là một khối liền hay nhiều khối rời gộp lại.
- Chọn mẫu theo nhận định là cách chọn các phần tử dựa trên các tiêu
thức đƣợc xác lập bởi kiểm toán viên. Các tiêu thức đƣợc sử dụng bao gồm:
các phần tử có khả năng sai phạm nhất, các phần tử có đặc trƣng của tổng thể
hoặc các phần tử có quy mô tiền tệ lớn.


×