Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Thuoc nho mat cloramphenicol dexamethason natri phosphat2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (738.52 KB, 48 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HOA
Ket-noi.com forum công nghệ, giáo dục

NGHIÊN CỨU BÀO CHÊ
THUỐC NHỎ MẮT CHỨA CLORAMPHENICOL
VÀ DEXAMETHASON NATRIPHOSPHAT
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DUỌC sĩ KHOÁ 2002 - 2007)

Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Đăng
DS. Phạm Bảo Tùng
Nơi thực hiện : Bộ môn Bào chế
Trường Đại học Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện : Tháng 12/2005 - 5/2007

HÀ NỘI, THÁNG 5, 2007

í

ÍỀS


_ V___ 9

___

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy:


rsẵ Nguyễn Đăng Hoà
DS. Phạm Bảo Tùng
Là những người thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt
thời gian qua, giúp tôi từng bước nâng cao kiến thức và trau dồi kinh nghiệm
để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo bộ môn Bào
chế và các anh chị kỹ thuật viên đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong thời
gian thực hiện khoá luận.
Nhân dịp này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô và cán
bộ trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy bảo, dìu dắt tôi trong suốt 5 năm học
tập tại trường.
Và cuối cùng cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới gia đình,
người thân và bạn bè là những người luồn dành cho tôi sự quan tâm, chia sẻ và
giúp đỡ tận tình.
Hà nội, ngày 19 tháng 5 năm 2007
Sinh viên
Nguyễn Thị Hoa


Ket-noi.com forum công nghệ, giáo dục

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VÂN ĐỂ

1

PHẦN 1: TỔNG QUAN

2


1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC NHỎ MẮT

2

1.1.1. Khái niệm

2

1.1.2. Thành phần của thuốc nhỏ mắt

2

1.2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HUỞNG ĐẾN độ Ổn định của dung dịch thuốc
NHỎ MẮT

3

lể2.1. Một số yếu tố thuộc về công thức ảnh hưởng đến độ ổn định của dung
dịch thuốc nhỏ mắt

4

1.2.2. Các yếu tố thuộc về kỹ thuật bào chế ảnh hưởng đến độ ổn định của
8

dung dịch thuốc nhỏ mắt
1.3. VÀI NÉT VỀ CLORAMPHENICOL

9


1.3.1. Cấu trúc hoá học

9

1.3.2. Tính chất

9

1.3.3. Phương pháp định lượng

10

1.3.4. Tác dụng dược lý

11

1.3.5. Chỉ định

11

1.3.6. Tác dụng không mong muốn

11

1.3.7. Chống chỉ định

11

1.3.8. Tương tác thuốc


11

1.4. VÀI NÉT VỀ DEXAMETHASON NATRIPHOSPHAT

12

1 ể4.1. Cấu trúc hoá học

12

1.4.2. Tính chất

12

1.4.3. Phương pháp định lượng

13

1.4.4. Tác dụng dược lý

13


1.4.6. Tác dụng không mong muốn

13

1.4.7. Chống chỉ định


13

1.4.8. Tương tác thuốc

14

1.4.9. Một số thuốc nhỏ mắt có chứa cloramphenicol và dexamethason natri
phosphat đã đăng ký lưu hành ở Việt Nam .
PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHUƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM

14
15
15

2.1.1ề Hoá chất, dung môi, thiết bị

15

2.1.2. Nội dung nghiên cứu

16

2.1.3. Phương pháp pha chế thuốc nhỏ mắt chứa cloramphenicol và
dexamethason natri phosphat

16

2.1.4. Phương pháp khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố đến độ ổn định của
dung dịch thuốc nhỏ mắt


18

2.1.5. Phương pháp thiết kế và tối ưu hoá công thức thuốc nhỏ mắt

22

2.2. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ NHẬN XÉT

22

2.2.1. Kết quả khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của dung dịch
thuốc nhỏ mắt

22

2.2.2. Tối ưu hoá công thức thuốc nhỏ mắt chứa cloramphenicol và
dexamethason natri phosphat

28

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT

39

3.1. Kết luận

39

3.2. Đề xuất

TÀI LIỆU THAM KHẢO

40


CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
Clr

Cloramphenicol

cs

Cửa sổ

CT

Công thức

DC

Dược chất

Dexa

Dexamethason natri phosphat

HPLC

Sắc ký lỏng hiệu năng cao


KTAS

Không tránh ánh sáng

Na thio

Natri thiosulfat

NaC

Natri citrat

PG

Propylen glycol

PMN

Thuỷ ngân phenyl nitrat

TAS

Tránh ánh sáng

Ket-noi.com forum công nghệ, giáo dục


ĐẶT VẤN ĐỂ
Những năm gần đây, đời sống ngày càng được nâng cao song những
bệnh nhiễm khuẩn nói chung và bệnh nhiễm khuẩn mắt nói riêng vẫn chiếm

một tỷ lệ khá cao. Để đáp ứng nhu cầu điều trị, trên thị trường đã có nhiều chê
phẩm thuốc nhỏ mắt chứa các nhóm dược chất khác nhau, trong đó nhóm
thuốc kháng khuẩn và chống viêm chiếm phần lớn.
Có nhiều dạng bào chế với các cách dùng khác nhau để điều trị bệnh ở
mắt: Thuốc tiêm, thuốc uống, thuốc cài đặt, thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ tra
mắt... Trong đó dạng thuốc nhỏ mắt có nhiều ưu điểm về kỹ thuật bào chế
cũng như cách sử dụng phù hợp với rất nhiều đối tượng.
Tại Việt Nam, dung dịch thuốc nhỏ mắt chứa cloramphenicol và
dexamethason natri phosphat đã được một số doanh nghiệp sản xuất. Tuy
nhiên, các chế phẩm sản xuất trong nước còn kém ổn định nhất là dưới tác
động của ánh sáng và nhiệt độ cao ở nước ta. Các chế phẩm trên thị trường đa
số là nhập ngoại có giá thành cao. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn chúng tôi
thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu bào chế thuốc nhỏ mắt chứa cloramphenicol
và dexamethason natri phosphat ” với các mục tiêu sau:
- Khảo sát được ảnh hưởng của một số yếu tố đến độ ổn định của dung
dịch thuốc nhỏ mắt chứa cloramphenicol và dexamethason natri
phosphat.
- Tối ưu hoá công thức để lựa chọn được công thức tối ưu có độ ổn định
tốt trong điều kiện nghiên cứu.

Ket-noi.com forum công nghệ, giáo dục

1


PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1.
.

ĐẠI CƯƠNG VỂ THUỐC NHỎ MẮT


1.1.1. Khái niệm
Thuốc nhỏ mắt là chế phẩm vô khuẩn ở dạng lỏng (dung dịch hoặc hỗn

**

dịch) có chứa một hay nhiều dược chất, được nhỏ vào túi kết mạc với mục đích
phòng, chẩn đoán hay điều trị các bệnh về mắt. Thuốc nhỏ mắt cũng có thể bào
chế dưối dạng bột vô khuẩn và được pha với một chất lỏng vô khuẩn ngay
trước khi dùng [1], [ố].
1.1.2.

'

Thành phần của thuốc nhỏ mắt
Một chế phẩm thuốc nhỏ mắt gồm có 4 thành phần chính: Dược chất,

dung môi, các thành phần khác và bao bì đựng thuốc.


a) Dược chất
Dược chất là thành phần chính trong công thức thuốc nhỏ mắt có tác
dụng phòng, chẩn đoán và chữa bệnh. Dược chất dùng để pha thuốc nhỏ mắt
phải đạt độ tinh khiết cao về mặt vật lý, hoá học và vi sinh học.
Dược chất pha thuốc nhỏ mắt rất đa dạng, thường gồm các nhóm dược
chất: Các thuốc điều trị nhiễm khuẩn như cloramphenicol, các sulfamid...; các
thuốc chống viêm tại chỗ như dexamethason, natri diclofenac...; các thuốc gây
tê bề mặt; các thuốc điều trị bệnh glaucom; thuốc giãn đồng tử; các vitamin và
các thuốc dùng chẩn đoán [1].
b) Dung môi

Dung môi dùng để pha thuốc nhỏ mắt có thể là nước hoặc dầu thực vật
nhưng chủ yếu là nước cất vô khuẩn. Đối với dược chất ít tan hoặc dễ bị thuỷ
phân trong môi trường nước người ta dùng hỗn hợp dung môi đồng tan với
nước để làm tăng độ tan, hạn chế sự thuỷ phân của dược chất và tăng độ ổn

'

định của chế phẩm. Ví dụ: dùng propylen glycol để tăng độ tan của dược chất

2


vừa làm giảm thuỷ phân dược chất, tăng nhẹ độ nhớt đồng thời nó cũng có tính
sát khuẩn [ 30].
c) Các thành phần khác
Trong công thức thuốc nhỏ mắt ngoài dược chất chính người ta còn cho
thêm các chất phụ để làm ổn định chế phẩm và tăng sinh khả dụng của chế
phẩm như chất điều chỉnh pH, chất chống oxy hoá, chất đẳng trương, chất diện
hoạt, chất tăng độ nhớt... và chất sát khuẩn với nồng độ thích hợp để chế phẩm
được vô khuẩn trong suốt thòi gian bảo quản và sử dụng vói chế phẩm thuốc
nhỏ mắt được đóng gói cho sử dụng nhiều lần [1], [25].
d) Bao bì đựng thuốc nhỏ mắt
Từ lúc sản xuất và bảo quản đến khi sử dụng, thuốc luôn tiếp xúc trực
tiếp với bao bì đựng thuốc. Trong quá trình tiếp xúc các thành phần của thuốc
nhỏ mắt có thể tương tác vói các thành phần nhả ra từ bao bì đựng thuốc làm
ảnh hưởng đến độ ổn định của chế phẩm làm giảm hiệu lực và độ an toàn khi
dùng thuốc. Do đó cần lựa chọn bao bì đựng thuốc phù hợp với từng công thức
thuốc nhỏ mắt [1], [8].
1.2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ Ổn ĐỊNH CỦA DUNG
DỊCH THUỐC NHỎ MẮT

Độ ổn định của thuốc là khả năng của thuốc (nguyên liệu hay thành
phẩm) bảo quản trong các điều kiện xác định giữ được những đặc tính vốn có
về vật lý, hoá học, vi sinh học, sinh khả dụng trong những giới hạn quy định
[5], [8].
Nghiên cứu độ ổn định của thuốc là một quy định bắt buộc trong quá
trình xây dựng công thức và quy trình sản xuất thuốc. Việc nghiên cứu độ ổn
định ở điều kiện lão hoá cấp tốc giúp lựa chọn công thức và dự đoán tuổi thọ.
Nghiên cứu độ ổn định ở điều kiện thực trong thòi gian dài để xác định tuổi thọ
của chế phẩm khi đưa sản phẩm ra thị trường.


1.2.1. Một số yếu tố thuộc về công thức ảnh hưởng đến độ ổn định của
dung dịch thuốc nhỏ mắt
1.2.1.1ề Ảnh hưởng của dược chất
Độ ổn định của dung dịch thuốc nhỏ mắt trước hết phụ thuộc vào tính
chất vật lý, hoá học vốn có của dược chất như độ tan, mức độ nhạy cảm với
ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, khả năng tham gia các phản ứng oxy hóa...[8]. Ví
dụ: Cloramphenicol ổn định nhất ở pH 6 ở 25°c [20], tetracyclin chỉ ổn định
vài ngày ở dạng dung dịch nước nên được pha ở dạng dung dịch dầu [21]...
Một số phản ứng phân huỷ dược chất:
* Phản ứng thuỷ phân:
Phản ứng thuỷ phân thường xảy ra ở hợp chất có các liên kết linh động
như nhóm chức ester, amid, vòng imid, vòng lacton, vòng lactam... [18]. Bản
chất của quá trình thuỷ phân là sự phân cắt liên kết của các chất do nước với sự
xúc tác của acid hoặc base, vết ion kim loại, nhiệt độ, ánh sáng... [8], [32]. Do
đó cần chú ý áp dụng các biện pháp hạn chế sự thuỷ phân trong quá trình sản
xuất và bảo quản chế phẩm như:
- Giảm tỷ lệ nước trong công thức bằng cách thêm dung môi đồng tan
vói nước.
- Thêm chất khoá vết ion kim loại như dinatri edetat, natri citrat...

- Bảo quản trong điều kiện nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng.
* Phản ứng oxy hoá:
Phản ứng oxy hoá dễ xảy ra đối với dược chất có nhóm chức phenol,
nitrit, carboxylic, aldehyd... Bản chất của phản ứng oxy hoá là quá trình tự oxy
hoá, xảy ra theo phản ứng chuỗi được khơi mào bởi một lượng nhỏ oxy hoặc
các gốc tự do. Tốc độ oxy hoá càng nhanh dưới tác dụng của nhiệt độ, ánh
sáng, vết kim loại như Fe2+, Cu2+...[8], [18]. Với dược chất dễ bị oxy hoá khi
pha ở dạng dung dịch thì tốc độ phân huỷ dược chất càng nhanh, vì vậy để hạn


chế quá trình oxy hóa, tăng độ ổn định của dược chất trong thuốc nhỏ mắt cần
áp dụng một số biện pháp:
+ Thêm chất chống oxy hoá và chất hiệp đồng chống oxy hoá phù hợp
với pH của thuốc nhỏ mắt như natri thiosulfat, natri metabisulfit, dinatri
edetat... Ví dụ: Dung dịch thuốc nhỏ mắt natri sulfacetamid 10% có sử dụng
natri thiosulfat kết hợp vói dinatri edetat thì độ ổn định tăng nhiều so với dung
dịch không sử dụng [11].
+ Loại oxy hoà tan trong nước cất khi pha chế bằng cách sục khí nitơ ...
* Phản ứng quang hoá:
Các chất có nhân phenothiazin, nhân thơm, có dị vòng các aldehyd,
ceton, các dẫn chất quinolon... rất nhạy cảm với ánh sáng, bị phân huỷ nhanh
khi có tác dụng của ánh sáng [18]. Sự phân huỷ dựơc chất bỏi ánh sáng tạo ra
các gốc tự do dẫn tới một chuỗi các phản ứng phân huỷ, kết quả làm giảm
nồng độ dược chất và làm dung dịch biến màu [8]. Để duy trì độ ổn định của
dung dịch thuốc trong quá trình sản xuất, bảo quản và lưu thông cần chú ý tới
các biện pháp tránh ánh sáng. Ví dụ: Dung dịch thuốc nhỏ mắt ofloxacin 0,3%
có dược chất bị phân huỷ nhiều dưới tác động của ánh sáng do đó khi pha chế
và bảo quản chế phẩm cần tránh ánh sáng [13].
I.2.I.2. Ảnh hưởng của dung môi
Dung môi của thuốc nhỏ mắt thường là nước cất do đó ảnh hưởng đến sự

thuỷ phân dược chất, đặc biệt khi dung dịch có pH acid hoặc kiềm. Đối với
dược chất dễ bị thuỷ phân có thể sử dụng dung môi đồng tan với nước để hạn
chế quá trình này. Ví dụ: Dung dịch thuốc nhỏ mắt natri diclofenac 0,1% có sử
dụng một phần dung môi propylen glycol độ ổn định về cảm quan và hàm
lượng dược chất cao hơn dung dịch không sử dụng [12].
Một phương pháp khác đó là dung môi được đóng gói riêng kèm theo
vói dược chất ở dạng bột vô khuẩn chỉ được pha ngay trước khi dùng. Ví dụ:
Thuốc nhỏ mắt Cébédexacol được bào chế ở dạng bột đông khô đóng lọ kèm


một ống dung môi, được pha lại trước khi dùng. Lọ đông khô gồm:
Cloramphenicol 400mg và dexamethason dinatri phosphat lOOmg; ống dung
môi 10ml gồm: Dextran, polysorbat 80, natri borat, acid boric, thuỷ ngân
phenyl nitrat 0,2 mg và nước cất vừa đủ 10 ml [2].
I.2.I.3. Ảnh hưởng của các chất thêm vào trong công thức
a) Ảnh hưởng của pH dung dịch
pH của dung dịch thuốc ảnh hưởng lớn đến độ ổn định của dược chất
cũng như của cả chế phẩm thuốc. pH không thích hợp sẽ là tác nhân xúc tác
các phản ứng phân huỷ thuốc.
* Ảnh hưởng của loại hệ đệm: các hệ đệm hay được dùng trong các dung
dịch thuốc nhỏ mắt là đệm borat, đệm phosphat, đệm acetat, đệm citrat... Mỗi
hệ đệm có đặc tính riêng thích hợp vối từng loại dược chất do đó đối với mỗi
dược cụ thể cần phải nghiên cứu để lựa chọn. Ví dụ: dung dịch thuốc nhỏ mắt
cloramphenicol 0,5% trong hệ đệm phosphat dược chất bị phân huỷ rất nhanh
[27] nhưng lại ổn định hơn trong hệ bệm borat [14], [21]. Dung dịch thuốc nhỏ
mắt natri sulfacetamid 10% trong hệ đệm borat ổn định hơn trong hệ đệm
phosphat [11]...
* Ảnh hưởng của nồng độ đệm: nồng độ đệm càng cao thì dung lượng đệm
tăng, khả năng ổn định pH tốt hơn nhưng có thể dẫn tới tăng phản ứng tương
tác thuốc làm giảm độ ổn định của chế phẩm. Ví dụ: dung dich thuốc nhỏ mắt

ofloxacin 0,3% dược chất khá bền ở nồng độ đệm acetat 0,05M [13], dung
dịch thuốc nhỏ mắt cloramphenicol 0,4% khá ổn định trong đệm borat ở nồng
độ đệm 0,2M [14].
* Ảnh hưởng của pH dung dịch: mỗi dược chất chỉ tan và ổn định trong một
khoảng pH nhất định do đó cần lựa chọn pH dung dịch phù hợp với từng dược
chất. Ví dụ: dung dịch dexamethason natri phosphat 0,1% khá ổn định trong

6


khoảng pH = 6.Ó-7.2 [28]. Dung dịch thuốc nhỏ mắt ciprofloxacin 0,3% ổn
định trong khoảng pH = 4-5 [9]...
b) Ảnh hưởng của các chất khác
Các chất sát khuẩn, chất chống oxy hoá, chất diện hoạt, chất đẳng
trương... cũng ảnh hưởng đến độ ổn định của dung dịch thuốc nhỏ mắt: Các
chất sát khuẩn tăng ổn định về mặt vi sinh học đảm bảo độ vô khuẩn của thuốc
ngay cả trong khi sử dụng, chất chống oxy hoá làm tăng độ ổn định về mặt hoá
học, chất diện hoạt làm tăng độ tan của dược chất... Tuy nhiên, việc phối hợp
các chất trong công thức nếu không hợp lý có thể gây tương kỵ giữa các thành
phần của thuốc làm giảm độ ổn định của chế phẩm.Ví dụ: Natri citrat là chất
hiệp đồng chống oxy hoá do tác dụng khoá các ion kim loại, đồng thời nó làm
tăng dung lượng đệm giúp ổn định pH dung dịch [24]; dinatri edetat được dùng
làm chất hiệp đồng chống oxy hoá giúp ổn định dung dịch nhưng cũng đã được
thống báo là làm giảm khả năng sát khuẩn của thimerosal, thuỷ ngân phenyl
nitrat [21], [24].
I.2.I.4. Ảnh hưởng của bao bì đựng thuốc
Bao bì đựng thuốc có ảnh hưởng rất lớn đến độ ổn đinh của thuốc do khả
năng bảo vệ chế phẩm trước những yếu tố bất lợi của môi trường. Tuy nhiên,
có thể xảy ra tương tác giữa các thành phần trong chế phẩm với các chất nhả ra
từ bao bì trong quá trình bảo quản. Ví dụ: Thuỷ tinh có thể nhả kiềm và các ion

kim loại, chất dẻo dễ thấm ẩm và khí 02, C02 từ không khí... là tác nhân xúc
tác các phản ứng thuỷ phân và oxy hóa dược chất. Do đó phải dựa vào đặc tính
của dược chất mà chọn loại vật liệu thích hợp để làm bao bì đựng thuốc [8]. Ví
dụ: Ciprofloxacin dễ bị phân huỷ bởi ánh sáng, dung dịch thuốc nhỏ mắt
ciprofloxacin 0,3% đựng trong lọ nhựa polyethylen đục có độ ổn định cao hơn
khi đựng trong chai polyethylen terephthalat và lọ nhựa polyethylen trong [9].

7


1.2.2. Các yếu tố thuộc về kỹ thuật bào chế ảnh hưởng đến độ ổn định của
dung dịch thuốc nhỏ mắt
1.2.2.1. Trình tự và thời gian pha chế
Trình tự và thời gian pha chế không hợp lý có thể làm phân huỷ một
phần dược chất trong giai đoạn pha chế. Trong quá trình sản xuất nên tiến hành
pha chế nhanh, hạn chế tiếp xúc không khí để hạn chế oxy hoà tan, tránh
nhiễm khuẩn, hạn chế tác động của ánh sáng. Nếu không có chú ý đặc biệt thì
thường hoà tan các chất phụ trước và hoà tan dược chất sau. Ví dụ:
Cloramphenicol có độ tan trong nước là 1/400 nếu pha trong nước cất sẽ không
pha được dung dịch có nồng độ 0,4%, để pha được dung dịch cloramphenicol
0,4% trước hết phải pha hệ đệm boric - borat có pH = 6,8 -7,2 là pH vừa giúp
hoà tan hoàn toàn cloramphenicol vừa giúp cloramphenicol ổn định trong dung
dịch [1]. Mặt khác cloramphenicol dễ bị thuỷ phân và oxy hoá nên cần pha các
chất chống oxy hoá và chất hiệp đồng chống oxy hoá, chất làm tăng độ nhớt
trước rồi mới hoà tan cloramphenicol sau cùng.
1.2.2.2. Phương pháp tiệt khuẩn
Yêu cầu đầu tiên và quan trọng đối với thuốc nhỏ mắt là phải vô khuẩn.

Với dược chất bền với nhiệt thường tiệt khuẩn ở điều kiện 100°c/30phút hoặc
121°c/15phút. Nhưng thực tế có rất ít dược chất ổn định ở điều kiện này. Nhiệt

độ càng cao thì tốc độ phân huỷ dược chất càng diễn ra nhanh hơn (theo
phương trình Arhennius, khi nhiệt độ tăng 10°c thì tốc độ phản ứng tăng 2-3
lần) [8], [23]. Đối với phần lớn các thuốc nhỏ mắt có dược chất không bền với
nhiệt ngưòi ta thường pha chế, lọc loại khuẩn qua màng 0,22|im, đóng gói
trong điều kiện vô khuẩn, thêm chất sát khuẩn và đựng trong bao bì đã được
tiệt khuẩn. Ví dụ: Dung dịch thuốc nhỏ mắt natri sulfacetamid 10% được tiệt
khuẩn bắng cách lọc qua màng 0,22 Ịim có độ ổn định cao hơn nhiều so với
dung dịch tiệt khuẩn ở 100°C/30 phút và 121°c/ 15 phút sau khi bảo quản 8
tuần [11].

Ket-noi.com forum công nghệ, giáo dục
8


1.2.2.3. Điều kiện bảo quản
Mặc dù xây dựng công thức và quy trình sản xuất đảm bảo tốt nhất cho
độ ổn đinh của thuốc nhưng nếu điều kiện bảo quản không hợp lý sẽ làm thuốc
bị mất tác dụng nhanh chóng. Phần lớn các dược chất nhậy cảm với ánh sáng,
nhiệt độ và một số dược chất chỉ ổn định ở nhiệt độ thấp 2 - 8°c...vì vậy cần
chú ý chọn điều kiện bảo quản phù hợp với từng loại dược chất. Ví dụ: dung
dịch thuốc nhỏ mắt cloramphenicol 0,5% sẽ có tuổi thọ trên 4 năm khi bảo
quản ở nhiệt độ dưới 8°c [22].
1.3. VÀI NÉT VỂ CLORAMPHENICOL
1.3.1. Cấu trúc hoá học
Cloramphenicol tự nhiên được phân lập từ chủng xạ khuẩn Streptomyces
venezuelae, cloramphenicol dùng trong lâm sàng chủ yếu từ nguồn tổng hợp [19].
- Công thức hoá học: CjjH^C^NjOj
- Khối lượng phân tử: 323.13
- Công thức cấu tạo:


H OH

Tên khoa học
2,2-dichloro-N-[lR,2R)-2-Hydroxy-l-Hydroxymethyl-2-(4-nitrophenyl)ethyl] acetamide [19].
1.3.2. Tính chất
-

Bột kết tinh trắng hoặc trắng ánh vàng, không mùi, vị rất đắng, bền

ngoài không khí. Rất khó tan trong nước; không tan trong ether; tan trong
ethanol, ethyl acetat, propylen glycol. Nóng chảy ở 149-153°c [6], [20].

9


- Dung dịch trong ethanol dạng hữu tuyền ( [a]D= +19,5°), dung dịch
trong ethyl acetat dạng tả tuyền ([a]D= - 25°) [4], [31].
- Dung dịch 2,5% trong nước có pH = 4,5 - 7,5 [31].
- Ở 25°c, dung dịch cloramphenicol ổn định trong khoảng pH = 2 - 7 và
ổn định nhất ở pH = 6 [20].
- Phản ứng thuỷ phân cloramphenicol thường do xũc tác của acid/base,
nhưng trong khoảng pH = 2 - 7 thì tốc độ phản ứng thuỷ phân không phụ thuộc
vào pH [20]. Cloramphenicol tan tốt trong pH kiềm nhưng bị thuỷ phân rất
mạnh tạo sản phẩm l-p-nitrophenylpropan-l,3-diol-2-amin và các chất khác
như acid dicloroacetic, chất này thuỷ phân tiếp tạo ion clorid xúc tác cho phản
ứng thuỷ phân tiếp theo... Phản ứng quang hoá và phản ứng oxy hoá dưới tác
dụng của nhiệt độ và ánh sáng mặt trời làm phân huỷ cloramphenicol tạo ra pnitro benzaldehyd có mầu vàng, arylamin và các sản phẩm phân ly [22], [27],
[29]. Tất cả các sản phẩm phân huỷ của cloramphenicol làm cho dung dịch vẩn
đục, biến màu và giảm hàm lượng dược chất dẫn tới giảm tác dụng dược lý,
đồng thời do ảnh hưởng của các sản phẩm phân huỷ nên định lượng

cloramphenicol bằng cách đo quang phổ hấp thụ tử ngoại không phản ánh
đúng nồng độ dược chất mà phải dùng phương pháp có tính chọn lọc như sắc
ký lỏng hiệu năng cao.
1.3.3. Phương pháp định lượng
Có thể định lượng cloramphenicol trong nguyên liệu và trong chế phẩm
bằng các phương pháp sau:
- Quang phổ hấp thụ tử ngoại: đo độ hấp thụ ở bước sóng 278 nm [6].
- Phương pháp đo nitrit [4].
- Phương pháp xác định clorid ( C1) [4].
- Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) [31].
- Phương pháp điện di mao quản vùng .
- Phương pháp ELISA.

10


1.3.4. Tác dụng dược lý
- Phổ tác dụng: Cloramphenicol là kháng sinh phổ rộng, có tác dụng lên
nhiều vi khuẩn gram dương và âm, tác dụng với Rickettsia, Brucella, Klebsiella,
các xoắn khuẩn, virus lớn nhưng không có tác dụng với nấm [7], [26].
- Chủng kháng: Ở Việt Nam, cloramphenicol gần như không có tác dụng
đối với Escherichia coli, p. aeruginosa, Shigella flexneri, Staphylococcus
aureus, Interobacter spp., streptococcus pneumoniae [7], [26].
1.3.5. Chỉ định
- Điều trị các nhiễm khuẩn ở mắt và tai do các chủng nhạy cảm gây ra.
v

- Các nhiễm khuẩn ở đường tiêu hoá như thương hàn, phó thương hàn,

tả; các bệnh do vi khuẩn nội bào

- Viêm màng não do vi khuẩn gram âm nhất là Haemophilus.
- Các nhiễm khuẩn nặng ở đường hô hấp, tiết niệu đã kháng hoặc dị ứng
với các kháng sinh ít độc hơn [3], [7].
1.3.6. Tác dụng không mong muốn
- Suy tuỷ: giảm hang cầu lưới, gây thiếu máu bất sản.
- Hội chứng xanh xám “Grey baby syndrom” thường gặp ở trẻ sơ sinh,
nhất là trẻ đẻ non.
- Mẫn cảm, mẩn ngứa, ban đỏẽ..
- Tác dụng không mong muốn khác: rối loạn tiêu hoá, viêm dây thần
kinh ngoại biên, viêm da, viêm mạch... [3], [7]Ề
1.3.7. Chống chỉ định
- Suy tuỷ, giảm bạch cầu, tiểu cầu.
- Người mang thai, trẻ em dưới 5 tháng tuổi.
- Người mẫn cảm với thuốc.
1.3.8. Tương tác thuốc
- Cloramphenicol ức chế enzym gan làm tăng tác dụng của phenytoin,
clopropamid...

11


- Các thuốc gây cảm ứng enzym như phenobarbital, rifampicin làm giảm
tác dụng của cloramphenicol.
- Phối hợp cloramphenicol với các lincosamid, macrolid, aminosid thì
tác dụng kháng khuẩn bị giảm do cạnh tranh vị trí gắn với receptor [3], [7].
1.4. VÀI NÉT VỂ DEXAMETHASON NATRIPHOSPHAT
1.4.1. Cấu trúc hoá học
- Công thức hoá học: C22H29FO5
- Khối lượng phân tử: 392.47
- Công thức cấu tạo:


F

H

Tên khoa học
9-fluoro-11 p, 17,21 -trihydroxy-16a-methylpregna-1,4-diene-3,20-dione
disodium 21-phosphate [19].
1.4.2. Tính chất
- Bột trắng hoặc gần như trắng, rất dễ hút ẩm. Dễ tan trong nước, khó tan
trong ethanol, không tan trong ether và methylen clorid [6], [19].
- Dung dịch 1% trong nước có pH = 7,5 - 10,5 [31].
- Góc quay cực riêng (tính theo chế phẩm khan, không chứa ethanol) là
+74° đến +82° dung dịch 1% trong nước [31].

12


- Trong dung dịch nước dexamethason natri phosphat bị thuỷ phân bởi
nhóm ester tạo ra dexamethason là dạng rất ít tan trong nước sẽ làm dung dịch
vẩn đục. Với sự xúc tác của base, dexamethason natri phosphat bị oxy hoá tạo
các sản phẩm 16a- methyl- 17-keton và 16(3-methy 1-17-keton nên phải định
lượng dung dịch dexamethason natri phosphat bằng phương pháp HPLC [27].
1.4.3. Phương pháp định lượng
- Đo độ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 241,5 nm [6], [19].
- Sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC [31], [33].
- Phương pháp điện di mao quản
1.4.4. Tác dụng dược lý
Dexamethason natri phosphat có các tác dụng của glucocorticoid là
chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Dexamethason được dùng tại

chỗ để bôi vào kết mạc, ống tai ngoài hoặc niêm mạc mũi để điều trị triệu
chứng viêm hay dị ứng ở ống tai ngoài hoặc mắt [7]ắ
1.4.5. Chỉ định
- Nhãn khoa: Nhỏ mắt điều trị viêm niêm mạc mắt
- Khi cần điều trị tích cực như hen, dị ứng nặng, viêm thanh quản rít,
phản ứng sau truyền máu.
- Phù não, viêm khớp dạng thấp, thoái hoá xương khớp, viêm quanh
khớp, bệnh tai mũi họng, bệnh ngoài da [7].
1.4.6. Tác dụng không mong muốn
- Trong nhãn khoa: Tăng nhãn áp, giãn đồng tử, viêm màng mạch, sa mí
mắt, chậm liền vết thương giác mạc, nhiễm khuẩn thứ phát.
- Hội chứng dạng Cushing, giảm bài tiết ACTH, teo tuyến thượng thận.
- Teo cơ, loãng xương, gãy xương bệnh lý, loét dạ dày tá tràng, viêm tuỵ
cấp, quá mẫn, teo da, ban đỏ, bầm máu, rậm lông... [7].
1.4.7. Chống chỉ định
- Trong nhãn khoa: loét, xước giác mạc, tăng nhãn áp

13


- Quá mẫn, nhiễm nấm toàn thân, nhiễm virus tại chỗ, nhiễm khuẩn lao,
lậu chưa kiểm soát được bằng thuốc kháng khuẩn và khớp bị huỷ hoại nặng [7].
1.4.8. Tương tác thuốc
-

Các barbiturat, phenytoin, rifampicin, carbamazepin, ephedrin,

aminoglutethimid làm giảm tác dụng điều trị.
- Corticoid làm giảm tác dụng của các tác nhân gây hạ đường huyết,
thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu và làm tăng tác dụng của acetazolamid,

carbenoxolon, các thiazid lợi tiểu quai, dẫn chất cumarin [7]ề
1.4.9. Một số thuốc nhỏ mắt có chứa cloramphenicol và dexamethason
natri phosphat đã đăng ký lưu hành ở Việt Nam [10], [15], [16].
TT

Tên biệt dược

Thành phần dược chất

Dạng

Nhà sản xuất

thuốc
1.

2.

3.
4.
5.
6.

Cloramphenicol,

Dung dịch

Công ty Dược

Dexamethason natri phosphat


Lọ 5ml

Cửu Long

Chloramphenicol,

Dung dịch

CTCP DP 3/2

Dexamethason natri phosphat

Lọ 5 ml

Cloramphenicol,

Dung dịch

CTCPDP Vĩnh

Dexamethason natri phosphat

Lọ 5 ml

Phúc

Chloramphenicol,

Dung dịch


CTCPDP Hậu

Dexamethason natri phosphat

Lọ 5 ml

Giang

Spersadex

Cloramphenicol,

Dung dịch

Novartis

comp

Dexamethason natri phosphat

Lọ 5ml

Ophthalmics

Dung dịch

Novartis

Lọ 5 ml


ophthalmics

Qoramphenicol,

Dung dịch

CTCPDP TW5

Dexamethason natri phosphat

Lọ 5 ml

Dexaclor
Dexacol
Dexcloram
Ophtadexcol

Spersadexoline Cloramphenicol,
Dexamethason natri phosphat,
Tetryzoline HC1

7.

Ticoldex

14


PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ

2.1.

NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM

2.1.1. Hoá chất, dung môi, thiết bị
a) Hoá chất, dung môi
Bảng 1: Các nguyên liệu sử dụng trong quá trình thực nghiệm
Nguyên liệu

Nguồn gốc

Tiêu chuẩn

Cloramphenicol

Trung quốc

BP 98

Dexamethason natri phosphat

Trung quốc

BP 98

Acid boric

Trung quốc

BP 98


Natri borat.lOHjO

Trung quốc

BP 98

Natri clorid

Trung quốc

BP 98

Natri citrat

Trung quốc

USP24

Dinatri edetat

Trung quốc

USP24

Natri thiosulfat

Merck

USP24


Propylen glycol

Trung quốc

Tinh khiết hoá học

Nipagin

Trung quốc

BP 98

Nipasol

Trung quốc

BP 98

Thuỷ ngân phenyl nitrat

Trung quốc

USP24

Thimerosal

Merck

BP 98


Acid phosphoric

Trung quốc

Tinh khiết hoá học

Kali dihydrophosphat

Trung quốc

Tinh khiết hoá học

Acetonitril, methanol

Merck

Dùng cho HPLC

b) Thiết bị, máy móc
- Máy đo pH Mettler Toledo.
- Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao Thermo Finigan gồm:
Hệ thống bơm cao áp p 4000

15


Hệ thống bơm mẫu tự động và ổn định nhiệt độ cột AS 3000
Detector UV6000 LP
Cột sắc ký Apollo Cl 8 (25 cm X 4,6 mm), kích thước hạt 5 |im

Tiền cột C18, 7,5 mm x4,6 mm.
Hệ thống điều hành với phần mềm Chrom Quest Version 2.51.
- Cân phân tích Sartorius-BP 121S.
- Máy siêu âm Ultrasonic LC 60H.
- Máy lọc nén Sartorius SM 16249Ể
- Tủ vi khí hậu Climacell.
- Màng lọc cellulose acetat với kích thước lỗ lọc 0,22 ịxm và 0,45 |!m.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu
a) Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến độ ổn định của thuốc nhỏ
mắt chứa cloramphenicol và dexamethason natri phosphat
- Ảnh hưởng của pH dung dịch.
- Chất chống oxy hoá natri thiosulfat.
- Chất hiệp đồng chống oxy hoá.
b) Nghiên cứu tối ưu hoá công thức thuốc nhỏ mắt
- Thiết kế tối ưu hoá công thức để lựa chọn công thức tối ưu.
- Lão hoá cấp tốc thuốc nhỏ mắt pha theo công thức tối ưu để sơ bộ đánh
giá độ ổn định của thuốc.
2.1.3. Phương pháp pha chế thuốc nhỏ mắt chứa cloramphenicol và
dexamethason natri phosphat
Qua tham khảo tài liệu và sau khi nghiên cứu sơ bộ, chúng tôi chọn công
thức ban đầu như sau:
Cloramphenicol

400 mg

Dexamethason natri phosphat

100 mg

Dinatri edetat


10 mg

Chất sát khuẩn



16


Natri clorid

vđ đẳng trương

Acid boric và natri borat.lOHjO tạo hệ đệm có pH mong muốn
Nước cất pha tiêm

vđ 100 ml

Điều chỉnh pH của dung dịch bằng dung dịch NaOH 0,1 M (nếu cần).
Các công thức thuốc nhỏ mắt được pha chế qua các bước theo sơ đồ hìnhl

Hình / .Ể Sơ đồ các giai đoạn pha chế thuốc nhỏ mắt chứa cloramphenicol và
dexamethason natri phosphat
Mỗi công thức nghiên cứu pha 200 ml dung dịch với trình tự hoà tan các
chất như sau:
- Hoà tan acid boric và natri borat trong nước cất 2 lần tạo hệ đệm.
- Hoà tan dinatri edetat, natri thiosulfat, natri citrat, natri cloriá. -^LO.



-

Cho tiếp chất sát khuẩn: lml thimerosal 0,5%/ 200ml dung dịch hoặc
8ml dung dịch thuỷ ngân phenyl nitrat 0,05%, nếu là nipagin và nipasol

thì hoà tan trong propylen glycol trước rồi phối hợp vào dung dịch.
- Cho tiếp propylen glycol
- Hoà tan cloramphenicol và dexamethason natri phosphat.
- Kiểm tra và điều chỉnh pH đến pH dự kiến.
- Bổ sung nước cất vừa đủ 200 ml.
- Lọc loại khuẩn qua màng lọc 0,22 ịxm trực tiếp vào lọ polyethylen 5ml.
2.1.4. Phương pháp khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố đến độ ổn định
của dung dịch thuốc nhỏ mắt
Các mẫu dung dịch thuốc nhỏ mắt nghiên cứu sau khi pha chế được bảo
quản ở các điều kiện sau:
- Để ngoài cửa sổ (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thay đổi theo từng ngày).
- Để trong phòng không tránh ánh sáng (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thay
đổi theo điều kiện phòng)ẻ
- Để trong phòng tránh ánh sáng (điều kiện phòng nhưng tránh ánh
sáng).
Sau 8 tuần tiến hành đánh giá độ ổn định của các mẫu nghiên cứu dựa
trên các chỉ tiêu:
* Cảm quan: So sánh độ trong, màu sắc dung dịch trước và sau khi bảo
quản
* Hàm lượng: Xác định hàm lượng còn lại của cloramphenicol và
dexamethason natri phosphat sau 8 tuần bảo quản bằng phương pháp HPLC, sử
dụng hệ thống HPLC như đã nêu ở mục 2.1.1.b với các điều kiện phân tích sau:
- Pha động: Acetonitril - đệm phosphat, pH = 2,7 (tỷ lệ 35: 65).
- Tốc độ dòng: lml/phút.
- Thể tích tiêm mẫu: 20 [4,1.

- Detector uv: 246 nm.


Đệm phosphat, pH = 2,7: Cân 2,72 g kali dihydrophosphat hoà tan
trong 1 lít nước cất 2 lần, dùng dung dịch acid phosphoric 10% điều chỉnh đến
pH = 2,7. Lọc qua màng 0,45 ịim. Đuổi khí dung dịch đệm phosphat và
acetonitril bằng máy siêu âm trong vòng 45 phút.
Mẫu chuẩn: Cân chính xác 80 mg cloramphenicol chuẩn cho vào bình
định mức 50 ml, thêm khoảng 3 ml ethanol 96° lắc cho tan hoàn toàn, bổ sung
nước cất vừa đủ đến vạch, lắc đều (dung dịch A). Cân chính xác 50 mg
dexamethason natri phosphat chuẩn cho vào bình định mức 50 ml, pha loãng
bằng nước cất vừa đủ đến vạch, lắc đều (dung dịch B). Hút chính xác 5 ml
dung dịch A và 2 ml dung dịch B cho vào bình định mức 100 ml. Bổ sung nước
vừa đủ đến vạch, lắc đều, lọc qua màng 0,45 Ịj,m được dung dịch chuẩn có

nồng độ cloramphenicol 80 |J.g/ml và nồng độ dexamethason natriphosphat 20
M-g/ml.
Mâu thử: Hút chính xác 2 ml dung dịch các mẫu thuốc nghiên cứu cho
vào bình định mức 100 ml, pha loãng bằng nước cất vừa đủ đến vạch, lắc đều,
lọc qua màng 0,45 Ịj,m.

Tính nồng độ cloramphenicol và dexamethason natri phosphat trong
mẫu định lượng bằng cách so sánh diện tích pic của mẫu thử với mẫu chuẩn.
Nồng độ mẫu thử:
_ Ccx-St Ct = ——-—x/
Sc

và tính hàm lượng cloramphenicol và dexamethason natri phosphat còn lại theo
công thức:
%DC = — xioo

Co

(%)

Trong đó:
Ct : Nồng độ của cloramphenicol hoặc dexamethason natri phosphat
trong mẫu thử ở thòi điểm t

19


Cc : Nồng độ của cloramphenicol hoặc dexamethason natri phosphat
trong mẫu chuẩn
Co : Nồng độ của cloramphenicol hoặc dexamethason natriphosphat
trong mẫu thử ở thời điểm ban đầu
f : Hệ số pha loãng của mẫu thử (f = 50)
St: Diện tích pic của cloramphenicol hoặc dexamethason natri phosphat
trong mẫu thử
Sc : Diện tích pic của cloramphenicol hoặc dexamethason natri phosphat
trong mẫu chuẩn
%DC : Hàm lượng còn lại của cloramphenicol hoặc dexamethason natri
phosphat trong mẫu thử tại thời điểm t
Phân tích bằng HPLC với điều kiện đã nêu thu được các sắc ký đồ như ở
hình 2, hình 3 và hình 4.
__ UV6kLP-246nm
ThuocNMCD-2-23-2003 10-26-54 AM
400. Name
Retention Time

300


100

00

p
o

0

05
o

X

o

2
0

1

2

3

4

5


6

7

8

9

Minutes

Hình 2: sắc đồ mẫu chuẩn thuốc nhỏ mắt chứa cloramphenicol và
dexamethason natrỉ phosphat.

20

10


×