Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Ban thuyet trinh THCS loc thuy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.8 KB, 7 trang )

MỤC LỤC

TT
1
2
3
4
5
6
7

NỘI DUNG
Trang bìa
Mục lục
Tóm tắt
Giới thiệu
Phương pháp và thiết bị thí nghiệm
Kết quả
Kết luận

TRANG
1
2
3
4
5
7
7

TÓM TẮT


Trang 1


Bụi phấn là những hạt bụi độc hại gây nguy hiểm và đe dọa đến phổi cũng
như hệ hô hấp của con người đặc biệt là đối với các thầy cô giáo của chúng ta và
cả chính bản thân mỗi một học sinh chúng ta nếu như hít phải nó hàng ngày.
Để giảm bớt được phần nào lượng bụi phấn vương trên bục giảng làm ảnh
hưởng đến sức khỏe cả giáo viên và học sinh.
Dưới sự hướng dẫn của các Thầy giáo chúng tôi đã tạo ra một “Sản phẩm
lau bảng chống bụi” có tên là “Xốp lau bảng chống bụi” để hút hết đi những hạt
bụi trên bảng khi chúng ta thực hiện công việc xóa bảng.
“Xốp lau bảng chốnng bụi” là một sản phẩm dễ làm, dễ sử dụng, không tốn
nhiều chi phí và điểm đặc biệt là bất cứ bạn học sinh “khéo tay hay làm” nào cũng
có thể làm được chiếc Xốp lau bảng chống bụi này.
Sản phẩm “Xốp lau bảng chống bụi” đã được đưa vào sử dụng ở đơn vị
Trường THCS Lộc Thủy chúng tôi và thực sự nó đã mang lại hiệu quả rõ rệt, với
một chiếc xốp lau bảng nhỏ gọn, dễ sử dụng và thực sự nó đã làm cho môi trường
trong các lớp học ở trường chúng tôi trở nên sạch sẽ hơn an toàn hơn.

Cô giáo: Nguyễn Thị Tuyết đang sử dụng xốp lau bảng không bụi để lau
bảng ở phòng học lớp 8B Trường THCS Lộc Thủy.
GIỚI THIỆU
Trang 2


1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão kéo theo những thay
đổi trong phương tiện và phương pháp dạy học. Tuy nhiên bảng đen, phấn trắng
vẫn là công cụ không thể thiếu được để các thầy cô giáo dẫn dắt học sinh đến
những chân trời kiến thức mới.

“Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có
hạt bụi nào rơi trên tóc thầy”. Bụi phấn trên bục giảng đã đi vào thơ ca và có
những bài ca đã trở thành bất hũ, nhưng hàng ngày, hàng ngày các thầy cô giáo và
các bạn học sinh như chúng em vẫn phải “hứng chịu” vô số những hạt nhỏ của bụi
phấn trắng mà thành phần của nó thì quả không phải là “hiền”.
Theo chúng tôi ghi nhận, trên trang “Dân trí” nhà báo Thu Hương đã đưa
ra Những tác hại của bụi phấn:
(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đã cho thấy phấn bảng không bụi có
thể gây ra các triệu chứng dị ứng và hen suyễn với các học sinh bị dị ứng với sữa.

Tại các trường học, nhiều giáo viên sử dụng phấn không bụi để giữ sạch
tay và lớp học. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, loại phấn này thường chứa Casein
(một loại protein sữa) có thể gây ra các vấn đề về đường hô hấp ở trẻ em bị dị
ứng với sữa.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Carlos Larramendi cho biết “Kể cả
những loại phấn được dán nhãn chống bụi hay không bụi vẫn phát hành các hạt
nhỏ trong không khí. Nghiên cứu của chúng tôi đã phát hiện ra rằng khi hít phải
Trang 3


các hạt nhỏ này, trẻ em bị dị ứng với sữa sẽ bị khó thở có thể đi kèm theo với
nghẹt mũi, hắt hơi và chảy nước mũi”.
“Phấn không phải là nguyên nhân duy nhất tại trường học gây tác hại cho
các trẻ bị dị ứng với sữa. Protein sữa cũng có thể được tìm thấy trong keo, giấy,
mực hay trong các bữa ăn trưa”, theo Tiến sĩ James Sublett, từ Trường đại học Dị
ứng, Hen suyễn và Miễn dịch Hoa Kỳ (ACAAI).
TS. Sublett khuyến cáo cha mẹ của trẻ em bị dị ứng với sữa nên yêu cầu
với giáo viên cho con của họ ngồi ở phía sau của lớp học, nơi ít có khả năng hít
phải các hạt phấn.
ACAAI cho biết dị ứng với sữa ảnh hưởng đến khoảng 300.000 trẻ em ở

Hoa Kỳ.
Nghiên cứu được công bố trên số ra tháng 5 của tạp chí The journal
Annals of Allergy, Asthma & Immunology.
Trích báo The Health của Hoa Kỳ: Tác hại của phấn viết bảng không bụi
(theo quảng cáo)
Bụi phấn còn gây nguy hiểm và đe dọa đến phổi của các thầy cô giáo của
chúng ta và cả chính bản thân mỗi một học sinh chúng ta nếu như hít phải nó hàng
ngày.
1. Mục đích
“Sản phẩm lau bảng chống bụi” được chế tạo dùng để sử dụng lau bảng
viết bằng phấn trên các lớp học ở trường chúng tôi, sản phẩm phải giảm bớt được
phần nào lượng bụi phấn vương trên bục giảng làm ảnh hưởng đến sức khỏe cả
giáo viên và học sinh để hút hết đi những hạt bụi trên bảng khi chúng ta thực hiện
công việc xóa bảng.
Việc chế tạo ra sản phẩm Xốp lau bảng chống bụi cũng nhằm tạo động lực
học tập và dấy lên phong trào học sinh cùng tham gia nghiên cứu khoa học ở
trường chúng tôi.
Việc sử dụng xốp lau bảng chống bụi này ở các lớp học cũng giúp các bạn
học sinh có ý thức trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường từ đó luôn có ý thức
giữ gìn vệ sinh chung làm cho lớp học, trường học ngày càng “xanh” sạch đẹp
hơn.
Trang 4


PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
1. Đối tượng và phạm vi sử dụng của sản phẩm:
Đối tượng được nghiên cứu và đưa ra thực hiện là những công cụ đơn giản
dễ tìm, rẻ tiền và có thể tận dụng những sản phẩm gia dụng hư hỏng trong gia
đình để tái sử dụng như: xốp, các nguồn pin ở các vật dụng gia đình, vỏ hộp
nhựa, dây điện nhỏ, keo nến…


Sản phẩm được sử dụng để lau bảng được viết bằng phấn mà ta hay gặp hàng
ngày trên các lớp học, giảng đường, … Sản phẩm có sử dụng động cơ điện đơn
giản, dể làm dùng để hút bụi với nguồn điện an toàn khoảng 5V bằng pin sạc và
không dùng dây cắm điện.
2. Cấu tạo
1 hộp nhựa PVC đường kính 100 – 110mm.
1 cánh quạt gió của bộ nguồn máy vi tính để bàn (có thể tận dụng lại).
1 bộ nguồn bằng pin khoảng 5V.
1 công tắc điều khiển.
1 miếng xốp lót được thiết kế để tăng lực hút cánh quạt
1 lỗ giắc cắm sạc đầu vào.
1 miếng xốp tổ ong lau lồng trong đầu mặt hộp nhựa được đặt lồi lên so với
mặt cắt của ống nhựa 10mm.
1 nắp đậy lọc bụi và thoát khí ra ngoài.
3. Nguyên lý hoạt động và cách sử dụng:
Trang 5


Quạt gió được đặt vào trong hộp nhựa, trước quạt gió là 1 miếng xốp tổ ong
lau lồng trong đầu mặt hộp nhựa được đặt lồi lên so với mặt cắt của ống nhựa
10mm có tác dụng lau và gạt bụi phấn vào những khe hở và thông khí giúp cánh
quạt hút bụi vào trong hộp nhựa.
Bộ nguồn được lắp trong hộp nhựa; công tắc nguồn được đặt phía ngoài
hộp để dể sử dụng và đảm bảo tính thẩm mĩ về kích thước. Phía sau hộp nhựa là 1
nắp đậy lọc bụi và thoát khí ra ngoài (có miếng xốp lọc bụi đặt trước lỗ thoát khí
để tránh bụi thoát ra ngoài). Khi lau bảng, ta bật công tắc nguồn và lau bảng bình
thường như xốp lau thông thường; Khi quạt quay đã tạo một sự chênh lệch áp suất
khí quyển làm cho bụi bẩn vào trong hộp nhựa, đồng thời phía sau hộp nhựa thoát
không khí ra ngoài nhưng bụi bẩn vẫn nằm lại trong hộp nhựa nhờ nắp đậy lọc bụi

và thoát khí. Khi sử dụng để lau bảng nếu nhiều phấn (lau khoảng chừng 4 – 5
buổi học) hoặc bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể mở nắp hộp ra để đổ bụi phấn
đi.
Khi không sử dụng ta tắt công tắc nguồn, khi dụng cụ hết pin ta có thể nạp
xạc nó bằng đầu xạc như cách mà ta xạc điện thoại hay các đồ dùng bằng điện
khác trong gia đình hàng ngày mà ta hay sử dụng với nguồn điện an toàn khoảng
5V, dễ nạp, dễ sử dụng.
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
“Xốp lau bảng chống bụi” này có thể coi như là một máy hút bụi đa năng,
vừa lau bảng và vừa hút bụi. Lượng bụi hút vào gần như hoàn toàn, giảm đi đáng
kể lượng bụi phấn còn vương lại trên bục giảng, mang lại một môi trường sạch sẽ,
an toàn trong lớp học, giúp cho việc học tập của chúng tôi và việc giảng dạy của
các thầy cô đạt được kết quả cao hơn.

KẾT LUẬN
Chúng tôi thiết nghĩ dụng cụ này thật dễ làm, dễ sử dụng mà hiệu quả của
nó mang lại là không nhỏ.
Trang 6


Sản phẩm này của chúng tôi có thể nhân rộng trên khắp cả nước, ở ngôi
trường nào cũng cần có nó và bất cứ bạn học sinh nào cũng có thể làm được.
Sản phẩm này còn đơn giản và còn một số hạn chế bởi việc gia công để làm
nên sản phẩm đều bằng tay và sử dụng những dụng cụ đơn giản nên chắc chắn
hiệu quả và tính thẩm mĩ của nó sẽ không cao . Sản phẩm này chúng tôi chỉ vừa
hoàn thiện ban đầu và vẫn còn hy vọng được tiếp tục nghiên cứu và hoàn chỉnh để
sản phẩm có được những tính năng cao hơn, sử dụng những dụng cụ đơn giản
hơn, tiết kiệm hơn và có thể hút được 100% số bụi phấn.
Kính mong sự đóng góp ý kiến của tất cả các quý thầy cô và các bạn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Lộc Thủy, ngày 28 tháng 12 năm 2013
Nhóm HS NCKH
1. Phan Bảo Uyên
2. Lê Thị Thùy Linh
3. Lê Thanh Bình

Trang 7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×