Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Ho so du thi NCKH THCS hong thuy(gui ngay 29 11)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.9 KB, 7 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC LỆ THỦY
TRƯỜNG THCS HỒNG THỦY

Số: 15/QĐ-HT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
Hồng Thủy, ngày 27 tháng 9 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH
V/v về việc cử dự án tham dự Hội thi NCKH cấp huyện năm 2013.
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HỒNG THỦY
Căn cứ vào điều lệ trường phổ thông quy định chức năng nhiệm vụ của Hiệu
trưởng;
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2012 - 2013 cấp THCS của Phòng GD – ĐT Lệ
Thủy và của trường THCS Hồng Thủy;
Xét năng lực của giáo viên và học sinh trường THCS Hồng Thủy,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cử dự án tham dự Hội thi NCKH cấp huyện năm 2013 của em Nguyễn
Thị Phước lớp 9C thực hiện dưới dự hướng dẫn giáo viên hướng dẫn Lê Văn San.
Điều 2. Học sinh tham gia dự thi và giáo viên hướng dẫn căn cứ vào điều lệ của
cuộc thi để thực hiện các yêu cầu, tổ KHTN của trường THCS Hồng Thủy chịu trách
nhiệm hổ trợ về kĩ thuật và các điều kiện để học sinh tham gia tốt cuộc thi.
Điều 3. Học sinh và giáo viên có tên tại Điều 1, tổ KHTN, các bộ phận kế toán
văn phòng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
- PGD – ĐT (b/c)
- Như Điều 1;


- Lưu: VP.

Võ Thành Đồng


PHÒNG GIÁO DỤC LỆ THỦY
TRƯỜNG THCS HỒNG THỦY

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.

DANH SÁCH ĐĂNG KÝ DỰ THI NCKH CẤP HUYỆN NĂM 2013
ĐƠN VỊ THCS HỒNG THỦY
TT

Họ và tên

Năm sinh

Lĩnh vực
nghiên cứu

Tên đề tài

1

Nguyễn Thị
Phước


1999

Thiên văn học

Chế tạo kính
thiên văn

HIỆU TRƯỞNG

Võ Thành Đồng

Ghi chú


PHÒNG GIÁO DỤC LỆ THỦY
TRƯỜNG THCS HỒNG THỦY

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.

PHIẾU BÁO CÁO XẾP LOẠI HẠNH KIỂM VÀ HỌC LỰC
CỦA HỌC SINH DỰ THI NCKH CẤP HUYỆN NĂM 2013
ĐƠN VỊ THCS HỒNG THỦY

TT
1

Họ và tên
Nguyễn Thị Phước


Năm
sinh
1999

Xếp loại HL và HK
năm học 2012 - 2013
HK
Tốt

HL
Giỏi

Xếp loại HL và HK
thời điểm tháng 11
năm 2013
HK
HL
Tốt
Giỏi

HIỆU TRƯỞNG

Võ Thành Đồng


PHÒNG GD&ĐT LỆ THUỶ

TRƯỜNG THCS HỒNG THUỶ


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hồng Thuỷ, ngày 28 tháng 11 năm 2013

PHIẾU PHÊ DUYỆT DỰ ÁN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT NĂM HỌC 2013 - 2014
DỰ ÁN: KÍNH THIÊN VĂN TỰ CHẾ CỦA HỌC SINH
Qua nghiên cứu hồ sơ dự án của học sinh về “Kính Thiên văn tự chế” của học
sinh Nguyễn Thị Phước học sinh lớp 9B trường THCS Hồng Thuỷ. Hội đồng khoa
học nhà trường thấy được sản phẩm của học sinh có tính sáng tạo cao và có thể phổ
biến rộng đề tài cho các học sinh THCS trên địa bàn huyện cũng như toàn quốc.
Dự án được sự hướng dẫn của giáo viên Vật lí Lê Văn San đã hướng dẫn học
sinh chế tạo cũng như hỗ trợ về mặt kĩ thuật.
Thông tin dự án:
+ Tên sản phẩm: Kính Thiên văn tự chế.
+ Học sinh: Nguyễn Thị Phước.
+ Số lượng: 01 sản phẩm.
Hội đồng thẩm định nhất trí chọn dự án tham dự hội thi KHKT cấp huyện năm
học 2013 – 2014 do Phòng Giáo Dục và Đào tạo Lệ Thủy tổ chức.
HIỆU TRƯỞNG

Võ Thành Đồng


PHÒNG GD&ĐT LỆ THUỶ

TRƯỜNG THCS HỒNG THUỶ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hồng Thuỷ, ngày 28 tháng 11 năm 2013

PHIẾU XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
KỸ THUẬT NĂM HỌC 2013 - 2014
SẢN PHẨM: KÍNH THIÊN VĂN TỰ CHẾ
Qua hướng dẫn học sinh Nguyễn Thị Phước lớp 9D về dự án “Kính Thiên văn
tự chế”. Tôi nhận thấy sản phẩm phù hợp với học sinh THCS và có tính sáng tạo, sản
phẩm có thể nhân rọng cho lứa tuổi học sinh THCS có niềm đam mê NCKH đặc biệt
là lĩnh vực thiên văn học.
Vì vậy tôi đã hướng dẫn học sinh để viết thành dự án “Kính Thiên văn tự chế”
để vận dụng trong nghiên cứu khoa học và chọn đề án đại diện cho nhà trường tham
dự hội thi KHKT cấp huyện năm học 2013 – 2014 do Phòng Giáo Dục và Đào tạo Lệ
Thủy tổ chức.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN

Lê Văn San

PHÒNG GD&ĐT LỆ THUỶ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TRƯỜNG THCS HỒNG THUỶ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hồng Thuỷ, ngày 28 tháng 11 năm 2013

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: KÍNH THIÊN VĂN TỰ CHẾ
Học sinh:
Nguyễn Thị Phước - Lớp 9B
Giáo viên HD: Lê Văn San
ĐƠN VỊ TRƯỜNG THCS HỒNG THUỶ
1. Lí do nghiên cứu, ư tưởng nghiên cứu:
Kính thiên văn là một dụng cụ quang học có tác dụng khuyếch đại cường độ
ánh sáng và hình ảnh của thiên thể trên bầu trời. Cấu tạo cơ bản của kính là một hệ
thống quang học gồm một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài gọi là vật kính và một
thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn gọi là thị kính. Hệ thấu kính này đặt đồng trục và
khoảng cách giữa chúng có thể thay đổi được.
Nhằm giúp quan sát các hiện tượng, các hình ảnh trên bầu trời một cách rõ hơn.
Nhưng mua kính thiên văn trên thị trường thì kinh phí quá lớn (8-10 triệu đồng).
Kính thiên văn tự chế với những vật liệu đơn giản, chi phí thấp
2. Câu hỏi nghiên cứu:
Tại sao phải chế tạo kính thiên văn?
Kính thiên văn được chế tạo như thế nào?
Kính thiên văn mang lại lợi ích gì trong quá trình học tập ở nhà trường và trong
cuộc sống.
3. Lợi ích đề tài mang lại:
Học sinh có thể quan sát được các hình ảnh của vũ trụ mà từ trước đến nay chỉ
được tiếp xúc với những kiến thức này qua sách báo, qua các hình ảnh trên các
phương tiện như TV, Internet...
Mỗi người có thể sở hữu riêng cho mình một kính thiên văn với chi phí thấp hơn
rất nhiều so với một kính thiên văn ngoài thị trường.
4. Công việc chính đã thực hiện:
Đã tìm hiểu về cấu tạo các loại kính thiên văn, bao gồm: vật kính, thị kính, thân
kính, giá kính. Tìm hiểu về các vật liệu cần thiết để làm được một kính thiên văn đơn
giản, chi phí thấp. Cụ thể:
Kính thiên văn khúc xạ

- Vật kính: Có thể tận dụng mắt kính của những chiếc kính lão hoặc viễn thị đã
hỏng hoặc đến hiệu kính thuốc mua một mắt kính viễn thị còn nguyên khổ tròn với
tiêu cự tuỳ thích để có chất lượng tốt hơn.


-Thị kính: Có thể dùng thị kính hay vật kính của một chiếc kính hiển vi đã
hỏng (tiêu cự rất ngắn từ vài mm đến vài cm). Hoặc có thể mua mắt kính dùng
trong các kính kinh vĩ, trắc địa (tiêu cự khoảng 1 cm nhưng giá lại không phải
chăng). Cũng có thể tháo lấy vật kính của chiếc máy ảnh hỏng để làm thị kính (tiêu
cự từ 3 - 5 cm) hoặc dùng mắt kính của các Camera, máy ảnh hay ống nhòm mà
các em thiếu nhi thường dùng (chất lượng tuy không tốt lắm nhưng vẫn sử dụng
được, miễn là các mặt này không bị xây xát).
- Ống kính: Tốt nhất, dùng ống nhựa PVC vì vừa có nhiều loại, lại dễ gia
công. Tuỳ thuộc vào đường kính rìa của vật kính và thị kính, bạn có thể chọn ống
kính thích hợp. Cần một ống cho vật kính (ống vật kính) và một ống cho thị kính
(ống thị kính).
- Giá kính: Có thể sử dụng giá máy ảnh hoặc chế tạo giá kính bằng các ống
nhựa PVC với kính thước phù hợp với kính.
5. Kết quả đạt được:
- Đã nắm vững về cấu tạo của kính, các vật liệu cần thiết và quy trình lắp ráp
một kính thiên văn đơn giản.
- Đã chế tạo được kính thiên văn khúc xạ đảm bảo các yêu cầu về kĩ thuật, giá
thành thấp.
Hồng Thuỷ, ngày 28 tháng 11 năm 2013
HIỆU TRƯỞNG

Võ Thành Đồng




×