Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Hướng dẫn những nội dung cần lưu ý khi khai hồ sơ dự thi HCĐH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.13 KB, 4 trang )

HƯỚNG DẪN
(Những nội dung cần lưu ý khi khai hồ sơ dự thi HCĐH)
1. BÌA HỒ SƠ :
• Ngành đăng ký học: Ghi đầy đủ tên chuyên ngành đăng ký học (xem bảng hướng dẫn ghi
chuyên ngành dự thi).
• Họ tên: (ghi chữ in hoa)
• Nơi sinh: ghi theo giấy khai sinh. Chỉ ghi: quận, huyện, thị xã, thành phố (thuộc tỉnh) và Thành
phố, tỉnh (trực thuộc trung ương). Thí dụ: Tp Biên Hòa – Đồng Nai.
• Hộ khẩu: phải gạch bỏ các từ dư khi điền nội dung (ghi theo sổ hộ khẩu)
• Địa chỉ liên hệ: phải ghi đầy đủ thông tin: số nhà; tên đường (thôn, ấp); khu phố, tổ; phường
(xã, thị trấn), quận (huyện,thị xã, thành phố thuộc tỉnh); Thành phố (Tỉnh) trực thuộc trung
ương.
• Điện thoại: số điện thoại cố định phải cập nhật theo số mới, có mã vùng: thí dụ: 08 38 xxx xxx
• Thời gian công tác: chỉ điền tháng, năm (theo giấy chứng nhận công tác). Xếp loại tốt nghiệp
Khá, Giỏi (không điền dòng này).
• Đã tốt nghiệp Cao đẳng chính quy của trường: ghi đầy đủ, đúng theo tên trường ĐH, HV,
Viện, CĐ đã in trên văn bằng. Ghi thêm địa danh (đối với trường trùng tên).
• Ngành tốt nghiệp: ghi theo tên chuyên ngành trên bảng điểm.
• Xếp loại tốt nghiệp (xem trên văn bằng để ghi)
• Năm tốt nghiệp (xem trên văn bằng để ghi)
2. KHAI HỒ SƠ SINH VIÊN: hướng dẫn cách khai một số mục quan trọng (thí sinh thường khai sai,
khai thiếu).
• Các mục khai như bìa hồ sơ (xem hướng dẫn cách khai ở bìa hồ sơ)
• Tóm tắt quá trình học tập, công tác… cần ghi rõ:
+ Từ tháng __ năm ___ đến tháng __ năm ___ học Tiểu học (tên trường, quận, huyện, tỉnh, thành
phố). THCS, THPT khai mỗi dòng khác nhau (nếu khác trường)
+ Từ tháng __ năm ___ đến tháng __ năm ___ học Trung cấp hệ chính quy tại trường ĐH, CĐ
(ghi đầy đủ tên trường, thuộc Thành phố, Tỉnh) (Nếu có).
+ Từ tháng __ năm ___ đến tháng __ năm ___ đi làm (ghi đầy đủ tên cơ quan, đơn vị, chức danh,
nghề nghiệp, bậc lương, mức lương).
+ Từ tháng __ năm ___ đến tháng __ năm ___ học Liên thông Cao đẳng/Cao đẳng hệ chính quy


tại trường ĐH, CĐ (ghi đầy đủ tên trường, thuộc Thành phố, Tỉnh)
+ Từ tháng __ năm ___ đến tháng __ năm ___ đi làm (ghi đầy đủ tên cơ quan, đơn vị, chức danh,
nghề nghiệp, bậc lương, mức lương). Mỗi cơ quan, đơn vị công tác khai một dòng (nếu có thay
đổi nơi công tác).
Thí sinh lưu ý xếp hồ sơ theo thứ tự sau:
1/ Hồ sơ sinh viên (theo mẫu có xác nhận, đóng dấu ký tên và đóng dấu giáp lai ảnh).
2/ Bản sao bằng tốt nghiệp cao đẳng chính quy.
3/ Bản sao kết quả học tập.
4/ Bản sao khai sinh.
5/ Giấy xác nhận thời gian công tác (Xếp loại tốt nghiệp Khá, Giỏi – không phải làm giấy này)
6/ 3 ảnh 3x4 (ảnh chụp kiểu CMND, không quá 6 tháng – tính đến thời điểm nộp hồ sơ). Ảnh bỏ vào
phong bì (ghi họ tên, ngày tháng năm sinh phía ngoài)
- Các bản sao phải có chứng thực rõ ràng và còn giá trị hiệu lực theo luật định.
- Trường hợp tốt nghiệp cao đẳng chính quy (liên thông cao đẳng chính quy từ trung cấp chính
quy), phải nộp thêm bản sao văn bằng và bảng điểm trung cấp chính quy.
CÁC HỒ SƠ KHAI KHÔNG ĐÚNG QUY ĐỊNH PHẢI LÀM LẠI
QUY TRÌNH NỘP HỒ SƠ DỰ THI
Bước 1. Thí sinh nộp hồ sơ dự thi tại bàn số 1 (úp mặt hồ sơ xuống)
1/ Hồ sơ sinh viên (theo mẫu có xác nhận, đóng dấu ký tên và đóng dấu giáp lai ảnh)
2/ Bản sao bằng tốt nghiệp cao đẳng chính quy
3/ Bản sao kết quả học tập
3b/ Bản sao văn bằng trung cấp, bản sao bảng điểm trung cấp (nếu liên thông, hoàn chỉnh cao đằng
chính quy từ trung cấp chính quy)
4/ Bản sao khai sinh
5/ Giấy xác nhận thời gian công tác (Xếp loại tốt nghiệp Khá, Giỏi – không phải làm xác nhận)
6/ 3 ảnh 3x4 (ảnh chụp kiểu CMND, không quá 6 tháng – tính đến thời điểm nộp hồ sơ). Ảnh bỏ
vào phong bì (ghi họ tên, ngày tháng năm sinh phía ngoài)
TRƯỜNG HỢP THÍ SINH CHỈ CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN TỐT NGHIỆP TẠM THỜI
(ĐÃ TỐT NGHIỆP CHỜ CẤP BẰNG), THÌ PHẢI LÀM GIẤY CAM ĐOAN (XEM NỘI
DUNG TRÊN GIẤY CAM ĐOAN).

Bước 2. Nộp hồ sơ tại bàn nhận hồ sơ và về vị trí các dãy ghế ngồi chờ gọi tên.
- Trong quá trình xét, nếu cần thiết Cán bộ nhận hồ sơ sẽ gọi tên giải quyết.
Bước 3: Khi nghe gọi tên, thí sinh lên nộp phí dự thi và nhận biên lai thu phí dự thi, biên nhận hồ
sơ dự thi.
Bước 4 : Kiểm tra các thông tin trên biên nhận hồ sơ (nếu có sai sót phải báo bộ phận nhận hồ sơ
để điều chỉnh kịp thời) và ra về.
Lưu ý:
- Thí sinh có nhu cầu đăng ký lớp ôn thi – Liên hệ Phòng Tài chính – Kế toán (tầng trệt
– khu vực hòn non bộ – Phòng A0.06).
- Thí sinh có nhu cầu mua tài liệu ôn thi – Liên hệ bàn bán tài liệu học ôn hoặc mua tại
lớp học ôn (nếu có).
THÍ SINH PHẢI ĐẾN SỚM ĐỂ NỘP HỒ SƠ CHỜ XÉT. TRƯỜNG HỢP QUÁ ĐÔNG, BỘ
PHẬN NHẬN HỒ SƠ SẼ KẾT THÚC THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ SỚM HƠN QUY ĐỊNH
ĐỂ ĐẢM BẢO THỜI GIAN XÉT VÀ GIẢI QUYẾT DỨT ĐIỂM CÁC HỒ SƠ ĐÃ NHẬN.
HƯỚNG DẪN GHI CHUYÊN NGÀNH ĐĂNG KÝ DỰ THI
LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
Chuyên ngành tốt nghiệp cao đẳng (ghi trên bảng điểm
của các trường ĐH, CĐ sinh viên được đào tạo)
Chuyên ngành xét
đăng ký học hoàn
chỉnh đại học
Ghi chú
Quản trị kinh doanh tổng hợp
Quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh
tổng hợp
Quản trị hành chính; Quản trị văn phòng
Quản trị BCVT
Kinh doanh xuất bản phẩm
QTKD-thẩm định giá; QTKD–bất động sản

Quản trị nhân lực; Quản trị nhân sự
QTKD (kế toán); QTKD (TC-KT)
QTKD (QT tài chính kế toán doanh nghiệp)
Kinh doanh du lịch;Quản trị DL NH&KS
QTKD (du lịch lữ hành)
Quản trị nhà hàng khách sạn
Quản trị kinh doanh (ngân hàng) của CBV
QTKD (Thương mại điện tử) – của CĐ CNTT
Kinh tế vận tải biển;
Kinh tế - dân số & lao động;
Kinh tế mỏ; kinh tế khác
QTKD xuất nhập khẩu; Kinh tế đối ngoại, Kinh doanh quốc
tế, thương mại quốc tế; Quản trị kinh doanh quốc tế
QTKD (Kinh doanh quốc tế)
Ngoại thương
Quản trị doanh nghiệp xăng dầu
Quản trị doanh nghiệp thương mại
Quản trị kinh doanh thương mại (CĐ Kinh tế Công nghệ)
Thương mại; Thương mại quốc tế
QTKD (Thương mại)
QTKD – bán hàng; QTKD – dịch vụ
QTKD (hệ thống thông tin kinh tế) – CĐ Ktế đối ngoại
Thương mại
Marketing; Quản trị marketing
Marketing thương mại
QTKD (Marketing)
Marketing
TC-NH (TCNN); TC-TD (TCNN)
Tài chính nhà nước;
Quản lý tài chính nhà nước

Thuế; TC-TT-Thuế
Tài chính nhà nước
Kiểm soát hải quan
Kiểm tra giám sát thuế
Kinh doanh quốc tế (CĐ Tài chính - Hải quan)
Bắt buộc học bổ
túc thêm 8 HP sau
khi trúng tuyển
TC-NH (TCDN); TC-TD (TCDN)
Tài chính doanh nghiệp
Quản lý tài chính
Tài chính doanh
nghiệp
Chuyên ngành tốt nghiệp cao đẳng (ghi trên bảng điểm
của các trường ĐH, CĐ sinh viên được đào tạo)
Chuyên ngành xét
đăng ký học hoàn
chỉnh đại học
Ghi chú
TC-NH (NH); TC-TD (NH)
Ngân hàng ; Kinh doanh tiền tệ
Tín dụng – ngân hàng
Tài chính – Ngân hàng; TC-TD (của ĐH Ngân hàng)
Ngân hàng
Kế toán; Kế toán – kiểm toán; Kế toán doanh nghiệp; Kế
toán TCNN
Kế toán
Tài chính kế toán (CĐ xây dựng số 2)
Hệ thống thông tin kinh tế; tin học (KT-TC); tin học ứng
dụng trong SXKD; tin học quản lý; hệ thống thông tin quản

lý.
Tin học quản lý
Bắt buộc học bổ
túc thêm 5 HP sau
khi trúng tuyển
Tin học; công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, Khoa
học máy tính
Trường hợp tốt nghiệp ngành TC-NH của trường CĐ Nguyễn Tất Thành, CĐ Công nghiệp và
Quản trị Sonadezi do 2 trường không định hướng rõ chuyên ngành, nhưng căn cứ nội dung chương
trình đào tạo, sinh viên có thể liên thông chuyên ngành: TCNN hoặc TCDN.
Trường hợp tốt nghiệp CĐ ngành TC-NH của ĐH Công nghiệp TP.HCM (kể cả chương trình
ngành TC-NH liên kết giữa ĐH Công nghiệp TP.HCM với CĐ Nguyễn Tất Thành) căn cứ nội
dung chương trình, sinh viên có thể hoàn chỉnh chuyên ngành TCNN hoặc TCDN.
CĐ Kinh tế – Công nghệ TPHCM, ngành QTKD trong bảng điểm có học Kinh tế thương mại, QT
doanh nghiệp thương mại, Quản trị bán hàng => xét học Thương Mại. Kể cả của CĐ Bến Tre
Nếu có thắc mắc, thí sinh mang văn bằng, bảng điểm liên quan đến Phòng QLĐT-CTSV Trường
ĐH Kinh tế TP.HCM (A0.14) trong ngày làm việc, giờ làm việc để được hướng dẫn.
L ưu ý:
+ Các chương trình liên kết với nước ngoài của ĐH Công Nghiệp TPHCM; CĐ Kent, v.v…
+ Cao đẳng nghề.
Không thuộc đối tượng tuyển sinh của trường (do trường chưa được Bộ cấp phép)

×