Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI TRIỂN KHAI ÁP DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ (1) VÀ NHƯNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.58 KB, 24 trang )

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
KHI TRIỂN KHAI ÁP DỤNG HÓA
ĐƠN ĐIỆN TỬ
Câu 1: Để có thể xem hoặc tải hóa đơn điện tử từ mạng internet, các yêu cầu
về máy tính của chúng tôi là gì? Trả lời: Để truy cập được
máy tính của khách hàng cần: 1: Kết nối
Internet 2: Có cài 1 trong các trình duyệt internet: Internet Explorer, Google
chrome, Fire Fox…
Câu 2: Nếu tháng này tôi nhận Hóa đơn điện tử, nhưng tháng sau tôi muốn
dùng hóa đơn giấy được không? Trả lời: Việc này là không được, vì khi ngành
điện đã chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử thì sẽ ngừng việc in hóa đơn
giấy.
Câu 3: Tôi là khách hàng cá nhân, không thông thạo sâu về công nghệ thông
tin, vậy tôi muốn nhận Hóa đơn điện tử theo hình thức đơn giản nhất mà
không phải cài đặt gì cả, Điện lực chỉ cho tôi phương thức thực hiện. Trả lời:
Quý khách chỉ cần đăng ký địa chỉ Email, chúng tôi sẽ tự động chuyển hóa
đơn cho khách hàng.
Câu 4: Tôi là khách hàng doanh nghiệp, vậy khi áp dụng HĐĐT, tôi kê khai
thuế với chi cục thuế địa phương có gặp khó khăn vướng mắc gì không, cách
thức kê khai như thế nào so với hóa đơn giấy đang áp dụng bây giờ ? Trả lời:
Do HĐĐT là một hình thức hóa đơn, có đầy đủ giá trị pháp lý theo quy định
của pháp luật nên hóa đơn này là căn cứ để hạch toán kế toán và kê khai thuế.
Vì vậy, Quý khách hàng sẽ kê khai thuế bình thường như hóa đơn giấy hiện
nay. Căn cứ thông tin trên HĐĐT, trên bản thể hiện HĐĐT về số seri hóa đơn,
chỉ số mới, chỉ số cũ điện tiêu thụ…. Đơn vị thực hiện kê khai và quyết toán
thuế như đối với Hóa đơn giấy trước đây. Khi kê khai thuế, bên mua điện làm
các bước sau: B1: Gửi bảng kê khai Thuế (lấy thông tin từ Biên nhận thanh


toán hoặc bản thể hiện của Hóa đơn điện tử). B2: Cung cấp thông tin cho cơ
quan Thuế để xác thực Hóa đơn điện tử trên trang Website


(khi có yêu cầu). B3: Cơ quan Thuế có thể xác
thực

Hóa

đơn

điện

tử

trên

trang

web

CSKH

Website

.
Câu 5: Để xem HĐĐT sau khi đã tải về máy tính thì chúng tôi phải làm gì?
Trả lời: Sau khi khách hàng tải hóa đơn điện tử về máy tính trên web CSKH,
file tải về định dạng file nén (.zip). KH giải nén sẽ có 02 file file thứ nhất là
định dạng PDF là bản thể hiện hóa đơn điện tử (có thể in từ file này), file thứ
hai là định dạng XML là thông tin lưu trữ của hóa đơn điện tử gồm có thông
tin về khách hàng, sản lượng, tiền điện…vv
Câu 6: Các cơ sở pháp lý liên quan HĐĐT? Trả lời: Hóa đơn điện tử có đầy
đủ giá trị pháp lý theo quy định của Chính phủ, Bộ tài chính và Tổng cục thuế

đã ban hành gồm: a/ Các văn bản do Chính phủ ban hành: - Luật Giao dịch
điện tử 2005. - Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính Phủ
quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. - Nghị định số
57/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006 của Chính phủ về thương mại điện tử. - Nghị
định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ về việc quy định chi
tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ
ký số. - Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 của Chính phủ về
giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. - Nghị định số 106/2011/NĐ-CP
ngày 23/11/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ. b/ Các văn
bản do Bộ tài chính ban hành - Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày
28/9/2010 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐCP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ. - Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài
Chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ. - Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của
Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày


14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ
quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ c/Các văn bản do Tổng
cục thuế ban hành. - Văn bản 2415/TCT-DNL ngày 13 tháng 7 năm 2011 của
Tổng cục thuế v/v hướng dẫn triển khai hóa đơn điện tử. - Văn bản số
1137/TCT-DNL ngày 30/3/2012 của Tổng cục Thuế v/v hướng dẫn Tập đoàn
Điện lực Việt Nam thực hiện hóa đơn điện tử. - Văn bản số 3442/TCT-DNL
ngày 17/10/2013 của Tổng Cục thuế v/v hướng dẫn thực hiện hóa đơn điện tử.
- Văn bản số 1721/TCT-DNL ngày 14/5/2014 Tổng Cục Thuế về thực hiện
hóa đơn điện tử theo thông tư số 32/2011/TT-BTC.
Câu 7: Tôi không có phương tiện truy cập để xem thông báo hoặc tải hóa đơn,
Vậy phải xử lý cho tôi như thế nào? Trả lời: Khi khách hàng thanh toán, thu
ngân PCTB sẽ cung cấp biên nhận thanh toán, đây là chứng từ xác thực việc

khách hàng thanh toán và khách hàng sẽ không bị gián đoạn bất kỳ các dịch
vụ khi đăng ký với PCTB trong quá trình sử dụng . Trong trường hợp khách
hàng có nhu cầu kê khai và đối trừ thuế nhưng không có phương tiện truy cập
để xem thông báo hoặc tải hóa đơn, PCTB in bản thể hiện HĐĐT ra giấy để
gửi cho khách hàng khi khách hàng thanh toán xong.
Câu 8: Các thủ tục phải thực hiện khi điều chỉnh, hủy bỏ lập lại hóa đơn điện
tử đã xuất? Trả lời: * Đối với hóa đơn đã lập nhưng chưa giao cho khách
hàng: Nếu phát hiện hóa đơn ghi sai các thông tin về khách hàng ( tên, mã số
thuế, địa chỉ), thông tin về dịch vụ, kỳ cước và số tiền ghi trên hóa đơn… thì
thực hiện thủ tục hủy bỏ lập lại hóa đơn. Thủ tục hủy bỏ lập lại hóa đơn thực
hiện như sau: - Lập phiếu giải trình nêu rõ lý do sai phải hủy bỏ, có xác nhận
của lãnh đạo đơn vị hoặc người được ủy quyền. - Thực hiện chức năng hủy
HĐĐT đã lập. - Thực hiện chức năng lập HĐĐT thay thế ( trên hóa đơn điện
tử mới phải có dòng chữ “ hóa đơn này thay thế hóa đơn số…..Ký hiệu, ngày
tháng năm”). - Cuối tháng lập bảng kê hóa đơn hủy bỏ và bảng kê hóa đơn lập
lại. * Đối với hóa đơn đã lập và đã giao cho khách hàng. - Nếu phát hiện hóa
đơn ghi sai các thông tin về khách hàng ( tên, mã số thuế, địa chỉ), thông tin
về dịch vụ , kỳ cước, sai lỗi chính tả … thì thực hiện thủ tục điều chỉnh hóa


đơn. Thủ tục điều chỉnh hóa đơn thực hiện như sau: - Lập biên bản điều chỉnh
hóa đơn, ghi rõ nội dung sai sót, nội dung điều chỉnh lại cho đúng ( có chữ ký,
đóng dấu của bên mua và bên bán ). * Nếu phát hiện hóa đơn ghi sai thông tin
số tiền cước thì thực hiện thủ tục điều chỉnh hóa đơn. Thủ tục điều chỉnh hóa
đơn thực hiện như sau: - Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn, ghi rõ nội dung sai
sót, số tiền điều chỉnh lại cho đúng ( có chữ ký đóng dấu của bên mua và bên
bán). - Thực hiện chức năng lập HĐĐT điều chỉnh ( trên HĐĐT điều chỉnh
phải ghi rõ “ Điều chỉnh ( tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, số tiền,
thuế suất, thuế GTGT, tiền thuế GTGT cho HĐĐT số… ký hiệu … ngày
tháng năm”. - Cuối tháng lập bảng kê hóa đơn điều chỉnh. * Trường hợp nếu

phát hiện hóa đơn sai sót mà khách hàng yêu cầu hủy bỏ - lập lại hóa đơn.
Thủ tục hủy bỏ - lập lại hóa đơn thực hiện như sau: - Lập biên bản hủy bỏ lập lại hóa đơn, ghi rõ nội dung sai sót, nội dung điều chỉnh lại cho đúng ( có
chữ ký, đóng dấu của bên mua và bên bán). - Thực hiện chức năng hủy
HĐĐT đã lập. - Thực hiện chức năng lập HĐĐT thay thế ( trên HĐĐTmới
phải có dòng chữ “ hóa đơn này thay thế hóa đơn số…. ký hiệu…., ngày
tháng năm”). - Cuối tháng lập bảng kê hóa đơn hủy bỏ và bảng kê hóa đơn lập
lại.
Câu 9:Trường hợp tôi không xem được hóa đơn đã thanh toán trên trang web
và không download được hóa đơn điện tử về máy tính cá nhân thì xử lý như
thế nào? Trả lời: Quý khách gọi điện đến số máy chăm sóc khách hàng của
Điện lực hoặc số máy 0363.992000 để được tư vấn hoặc đến Phòng giao dịch
khách hàng gần nhất để được hỗ trợ.
Câu 10:Trường hợp tôi quên mật khẩu thì xử lý như thế nào? Trả lời: Quý
khách hàng liên hệ với Giao dịch viên Điện lực để được hỗ trợ .
Câu 11: Khi đăng ký tài khoản trên trang Web chăm sóc khách hàng dùng
điện để biết về các thông tin liên quan đến hóa đơn điện tử chúng tôi có mất
phí gì không? Trả lời: Quý khách không mất phí
Câu 12: Hóa đơn điện tử là gì ? Trả lời: - Là tập hợp các thông điệp dữ liệu
điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu


trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. - Được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ
thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ
và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo Quy định của pháp luật về
giao dịch điện tử. - Có thể chuyển đổi thành hóa đơn giấy phục vụ cho nhu
cầu lưu thông hàng hóa, quản lý hóa đơn của người mua. Lưu ý: Hóa đơn
được lập dưới dạng giấy nhưng được xử lý, truyền hoặc lưu trữ bằng phương
tiện điện tử không phải là hóa đơn điện tử.
Câu 13:Cách thanh toán đối với hóa đơn điện tử có gì khác so với hóa đơn
giấy? Trả lời: Có chung nguyên tắc là khi khách hàng trả tiền thì được nhận

hóa đơn Khác: Hóa đơn giấy nhận trực tiếp Hóa đơn điện tử nhật qua phương
tiện điện tử, Email, hoặc nhận trực tiếp Bản thể hiện hóa đơn điện tử từ bên
bán( nếu khách hàng có nhu cầu kê khai đối trừ thuế mà không có phương
tiện nhận truyền và in hóa đơn điện tử)
Câu 14: Chữ ký điện tử và chứng thư số là gì ? Trả lời: - Chữ ký điện tử là
thông tin đi kèm theo dữ liệu (văn bản; hình ảnh; video…) nhằm mục đích
xác định người chủ của dữ liệu đó; có thể được hiểu như con dấu điện tử của
một doanh nghiệp. - Chữ ký điện tử là một phần không thể tách rời của
HĐĐT giúp xác thực HĐĐT đó là của đơn vị điện lực phát hành. - Chứng thư
điện tử là thông điệp dữ liệu do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký
điện tử phát hành nhằm xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực
là người ký chữ ký điện tử. - Chứng thư điện tử sử dụng để ký trên hóa đơn
điện tử, đảm bảo: + Chống từ chối bởi người ký. + Đảm bảo tính toàn vẹn của
HĐĐT trong qua trình lưu trữ, truyền nhận. - Chứng thư điện tử có thời hạn
hiệu lực và có thể bị hủy bỏ hoặc thu hồi bởi nhà cung cấp dịch vụ chứng thư
điện tử.
Câu 15: Trên trang Web chăm sóc khách hàng. Khách hàng có thể in tất cả
những lần sử dụng điện ra được không? Trả lời: Có, sau khi đăng ký tài khoản
thành công trên Website KH có thể chọn Tra cứu
lịch sử dùng điện sẽ có thông tin lịch sử tiêu thụ điện từng tháng của khách
hàng.


Câu 16: Đối với những khách hàng ở vùng sâu vùng xa, không có điều kiện
tiếp xúc với công nghệ thông tin. Thì sử dụng hóa đơn điện tử như thế nào?
Trả lời: -Đối với khách hàng có nhu cầu kê khai và đối trừ thuế mà không có
phương tiện nhận và in hóa đơn điện tử thì kháh hàng đăng ký với ngành điện,
PCTB sẽ có trách nhiệm in bản thể hiện hóa đơn điện tử cho khách hàng khi
khách hàng đến thanh toán tiền điện; - Đối với khách hàng không có nhu cầu
kê khai và đối trừ thuế( KH sinh hoạt) thì khi khách hàng thanh toán xong tiền

điện sẽ nhận được Giấy biên nhận thanh toán tiền điện từ thu ngân viên. Biên
nhận thanh toán tiền điện là chứng từ xác thực Quý khách hàng đã thanh toán
tiền điện.
Câu 17: Để xem hóa đơn điện tử khách hàng có phải cài đặt thêm phần mềm
nào không? Trả lời: - Để xem được hóa đơn điện tử, máy tính của khách hàng
cần cài đặt chương trình winrar dùng để giải nén file nén .ZIP, cài đặt chương
trình đọc file PDF có thể là Foxit Reader, Adobe Reader,…
Câu 18: Trường hợp, khách hàng không nhớ mã khách hàng và ID hóa đơn
của mình thì làm thế nào để đăng ký tài khoản trên Web CSKH? Trả lời: Nếu
khách hàng chưa có tài khoản cần đăng ký thì KH phải có ID hóa đơn, nếu
không nhớ ID hóa đơn và mã KH thì khách hàng có thể gọi về phòng giao
dịch khách hàng của Điện lực hoặc phòng giao dịch khách hàng của Công ty
Điện lực Thái Bình theo số 0363.992000 để được trợ giúp.
Câu 19: Việc viết tắt trên hóa đơn điện tử có gì khác biệt với các loại hình hoá
đơn khác không? Trả lời: Đối với hoá đơn điện tử, tiêu thức “tên, địa chỉ, mã
số thuế của người mua” không bị hạn chế số ký tự như đối với các loại hình
hoá đơn khác và cũng phù hợp với nội dung Điều 16, mục 2, khoản b Thông
tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số
51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010;Và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày
17/01/2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch
vụ quy định “ Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hoá đơn người
bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như “Phường” thành “P”,
“Quận” thành “Q”, “Thành phố” thành “TP”, “Việt nam” thành “VN” hoặc


“Cổ phần” thành “CP”, “Trách nhiệm hữu hạn” thành “TNHH”, “khu công
nghiệp” thành “KCN”, “sản xuất” thành “SX”, “chi nhánh” thành “CN”…
nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường , xã, quận ,
huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù
hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.

Câu 20: Cho biết cách thức tra cứu, xem và tải hóa đơn điện tử (HĐĐT)? Trả
lời: Bạn có thể truy cập website của Tổng công ty Điện lực Miền Bắc. Cụ
thể : - Bước 1: Truy cập vào Website - Bước 2:
Nhập tên đăng nhập, mật khẩu, sau đó chọn nút Đăng nhập - Bước 3: Sau khi
đăng nhập, bạn có thể vào mục tra cứu chọn tra cứu hóa đơn điện tử. - Nếu
bạn chưa thanh toán tiền điện thì chỉ xem được thông báo tiền điện. Nếu bạn
đã thanh toán tiền điện thì có thể vào mục xem hóa đơn tiền điện hoặc ấn nút
tải hóa đơn để tải bản thể hiện hóa đơn về.
Câu 21:Phương thức thanh toán và chứng từ thanh toán của hoá đơn tiền điện
điện tử? Trả lời: Về phương thức thanh toán: Bạn vẫn giữ nguyên phương
thức thanh toán hiện tại tại quầy , tại các điểm thu trên các địa bàn huyện.
Ngoài ra Công ty Điện lực Thái Bình đang mở rộng các kênh thanh toán điện
tử, ngân hàng; BankPlus của Viettel, online... Từ 01/4/2015 - tại khu vực
Thành Phố và từ 01/5/2015 – tại các Huyện còn lại, nhân viên thu tiền điện sẽ
gửi biên nhận thanh toán tiền điện hoặc phiếu thu sau khi bạn thanh toán tiền
điện (không còn gửi hóa đơn tiền điện dạng giấy như trước đây). Nếu bạn
thanh toán qua ngân hàng bạn sẽ nhận được biên nhận thu tiền của các ngân
hàng. Các biên nhận thanh toán tiền điện hoặc phiếu thu có đầy đủ các thông
tin chính trên hoá đơn như: tên khách hàng, mã khách hàng, sêri hoá đơn điện
tử, tháng lập hoá đơn, điện năng tiêu thu và số tiền thanh toán... được xác thực
là bạn đã thanh toán tiền điện. Nếu bạn là khách hàng doanh nghiệp, hoặc là
hộ kinh doanh có đăng ký mã số thuế, bạn có thể sử dụng các thông tin thể
hiện của hoá đơn điện tử để kê khai thuế với cơ quan thuế (đã được cơ quan
thuế chấp nhận).


Câu 22: Thông thường hóa đơn giấy có đóng dấu của nhà cung cấp. Tuy nhiên
đối với hóa đơn điện tử thì khách hàng phải truy cập vào website CSKH để tải
về và tự in ra giấy để lưu vào hồ sơ quyết toán thuế, như vậy thì trong quá
trình quyết toán thuế cho gặp trở ngại gì không ? Trả lời: Căn cứ thông tư số

32/2011/TT-BCT ngày 14/3/2011 về việc hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và
sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và văn bản số
1137/TCT-DNL ngày 30/3/2012 của Tổng cục thuế hướng dẫn Tập đoàn Điện
lực Việt Nam thực hiện hóa đơn điện tử, Tổng công ty Điện lực Miền Bắc
triển khai áp dụng hình thức hóa đơn điện tử trong hoạt động bán điện theo
chủ trương và hướng dẫn thực hiện của Tổng cục thuế và Cục thuế tỉnh Thái
Bình. Hóa đơn điện tử có đầy đủ tính chất pháp lý theo quy định của Nhà
nước, khách hàng được sử dụng hóa đơn này để hạch toán và kê khai thuế mà
không gặp bất cứ trở ngại nào. Khi kê khai thuế, bên mua điện làm các bước
sau: B1: Gửi bảng kê khai Thuế (lấy thông tin từ Biên nhận thanh toán hoặc
bản thể hiện của Hóa đơn điện tử). B2: Cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế
để xác thực Hóa đơn điện tử trên trang Web CSKH của Công ty Điện lực Thái
Bình (khi có yêu cầu). B3: Cơ quan Thuế có thể xác thực Hóa đơn điện tử
trên trang web CSKH của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc (Website
).
Câu 23: Tôi muốn in lại hóa đơn điện tử thì tôi in được từ thời gian nào? Trả
lời: Hóa đơn điện tử được lưu với dạng dữ liệu điện tử nên khách hàng có thể
tra cứu và nhận hóa đơn bất kỳ thời gian nào khi khách hàng đã hoàn tất việc
thanh toán , bộ phận theo dõi nợ sẽ thực hiện chấm xóa nợ cho KH, khi đó
hóa đơn điện tử của khách hàng sẽ được tự động chuyển lên trang web
CSKH(Website ), khi đó KH sẽ tải hóa đơn điện tử
về máy tính của mình dưới dang Fil XML và in được Bản thể hiện hóa đơn
điện tử .
Câu 24 :Tôi mua điện cho mục đích sinh hoạt, tôi có thể thanh toán hóa đơn
điện tử bằng các hình thức nào? Trả lời: Đối với khách hàng ký hợp đồng mua
bán điện cho mục đích sinh hoạt, khách hàng có thể thanh toán bằng các hình


thức sau: thanh toán trực tiếp tại quầy thu tiền điện khu vực khách hàng sử
dụng điện hoặc bằng các hình thức thanh toán điện tử, thanh toán qua ngân

hàng.
Câu 25:Khi phát hiện các thông tin trên hóa đơn điện tử bị sai sót (thông tin
khách hàng, thông tin hàng hóa…), khách hàng chúng tôi phải làm gì? Trả lời:
Nếu phát hiện sai sót trên hóa đơn, quý khách vui lòng liên hệ phòng giao
dịch khách hàng của Công ty Điện lực Thái Bình số điện thoại 0363.992000
hoặc phòng giao dich khách hàng của các Điện lực sở tại để được giải quyết.
Câu 26: Vì sao trên hoá đơn điện tử của Công ty Điện lực Thái Bình không có
tên liên hoá đơn? Trả lời: Theo nội dung văn bản số 3442/TCT-DNL ngày
17/10/2013 của Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn thực hiện hoá đơn điện tử
đã hướng dẫn nội dung HDĐT thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư
32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính: tại Bản thể hiện hoá đơn
điện tử ký hiệu mẫu số hoá đơn EVN sử dụng ký tự số “0” để thể hiện số liên
hoá đơn, trên hoá đơn điện tử không phải có tên liên hoá đơn. (PCTB phát
hành Mẫu số hóa đơn là : 01GTKT0/001- dùng cho hóa đơn tiền điện;
01GTKT0/002-dùng cho hóa đơn công suất phản kháng)
Câu 27: Trên hóa đơn giấy truyền thống có ngày ký và chữ ký của lãnh đạo
Công ty Điện lực, đối với hoá đơn điện tử thì như thế nào? Trả lời: Trên bản
thể hiện của hoá đơn điện tử cũng có đầy đủ nội dung ngày tháng năm lập và
gửi hoá đơn và chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của Giám đốc Điện
lực giống như hóa đơn giấy truyền thống.
Câu 28: Khách hàng có phải lưu hóa đơn điện tử hay không? Trả lời: Hóa
đơn điện tử được khởi tạo, lập xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã
được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính
của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.Đơn vị phát hành
hóa đơn điện tử có trách nhiệm lưu trữ tập trung và cung cấp hóa đơn điện tử
cho khách hàng bất cứ khi nào. Khách hàng có tải HĐĐT để lưu nếu cần thiết
nhưng không bắt buộc.


Câu 29: Khách hàng có phải thực hiện ký số (ký điện tử) vào hóa đơn điện tử

không? Trả lời: Đối với hóa đơn mua hàng là điện, nước, viễn thông, khách
hàng không nhất thiết phải có chữ ký của người mua và dấu của người bán,
như vậy khách hàng không phải thực hiện ký số vào hóa đơn điện tử đối với
loại hóa đơn trên vẫn được coi là hóa đơn có tính pháp lý, được cơ quan Thuế
chấp nhận.Còn với các trường hợp khác, khách hàng phải thực hiện ký số vào
Hóa đơn mới được coi là Hóa đơn điện tử hoàn chỉnh và có tính pháp lý, sử
dụng được với cơ quan Thuế.
Câu 30: Với hóa đơn điện tử, căn cứ vào đâu để biết tôi đã thanh toán tiền
điện hay chưa? Trả lời: Nếu khách hàng thanh toán tại quầy thì sẽ nhận được
"Biên nhận thanh toán tiền điện". Nếu khách hàng thanh toán qua ngân hàng
thì các chứng từ ngân hàng sẽ là xác nhận khách hàng đã thanh toán tiền điện.
Với trường hợp khách hàng thanh toán ở quầy thu tại trụ sở Công ty Điện lực
thì khách hàng sẽ nhận được "Phiếu thu".

I .Quy trình tạo lập
hóa đơn điện tử xác
thực
17/05/2016 10:30
Tạo lập hóa đơn điện tử xác thực là thao tác tương đối dễ dàng và đơn giản. Dưới đây là các
bước cơ bản giúp người dùng có thể nhanh chóng khởi tạo và sử dụng hóa đơn điện tử tại
doanh nghiệp mình.


2 bước để phát hành hóa đơn điện tử xác thực

Bước 1: Đăng ký phát hành hóa đơn
Chuẩn bị:
Để đăng ký phát hành hóa đơn điện tử xác thực, doanh nghiệp cần trang bị hồ sơ, hệ thống
cơ sở vật chất bao gồm:
Chữ ký số

Hệ thống máy tính có kết nối internet
Đăng ký ký hiệu hóa đơn dự kiến sẽ phát hành
Đăng ký phát hành:
Để đăng ký phát hành hóa đơn điện tử có mã xác thực, doanh nghiệp tiến hành điền các
thông tin theo mẫu, sau đó ký xác nhận thông báo phát hành hóa đơn bằng chữ ký số và gửi
lên hệ thống tiếp nhận của cơ quan thuế. Sau khi đã kiểm tra xong tính chính xác của mẫu số


và ký hiệu hóa đơn mà doanh nghiệp đăng ký, hệ thống tiếp nhận của cơ quan thuế sẽ trả về
kết quả đăng ký phát hành cho doanh nghiệp ngay trong ngày và có thể là ngay lập tức. Nếu
kết quả trả về thông báo phát hành chưa thành công, doanh nghiệp xem lại mẫu số ký hiệu
hóa đơn của mình, chỉnh sửa lại cho chính xác hoặc đăng ký mẫu số ký hiệu hóa đơn khác và
gửi lại hệ thống tiếp nhận của cơ quan thuế.

Bước 2: Tạo lập và phát hành hóa đơn
Tạo lập
Sau khi nhận được kết quả thông báo đăng ký khởi tạo thành công, doanh nghiệp có thể ngay
lập tức phát hành hóa đơn điện tử xác thực. Với hình thức hóa đơn này, việc in – xuất hóa
đơn cho các giao dịch thương mại sẽ được thực hiện dựa trên hệ thống cơ sở vật chất, hạ
tầng đã có sẵn. Phần mềm phục vụ cho hoạt động tạo lập hóa đơn có thể do chính doanh
nghiệp tự xây dựng và báo cáo lại cơ quan thuế hoặc sử dụng phần mềm của một đơn vị
trung gian thứ ba.


Doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm hóa đơn của doanh nghiệp mình hoặc của đơn vị
thứ 3
Phát hành
Khác với hóa đơn đỏ đặt in, hóa đơn điện tử xác thực có thể gửi tới khách hàng trực tiếp
thông qua nhiều hình thức khác nhau. Các hình thức có thể áp dụng để giao, nhận hóa đơn
có thể kể đến bao gồm: thư điện tử, tin nhắn, fax… Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể in và

gửi trực tiếp tới khách hàng theo cách thức truyền thống khi khách hàng có nhu cầu.


Phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice

Phần mềm hóa đơn điện tử E – Invoice: xây dựng hệ thống hóa đơn điện tử
xác thực nhanh chóng, an toàn, thuận tiện
Phần mềm hóa đơn điện tử xác thực E-Invoice của công ty Thái Sơn có tích hợp đầy đủ các
tính năng cho quy trình tạo lập và xác thực hóa đơn theo yêu cầu của Tổng cục Thuế. Phần
mềm E-Invoice hỗ trợ đầy đủ các mẫu hóa đơn: 01GTKT, 02GTTT, 07KPTQ, … theo quy
chuẩn của Tổng cục Thuế. Ngoài ra phần mềm còn nhiều tiện ích cho doanh nghiệp khi lập
hóa đơn và kết nối với các phần mềm có sẵn của doanh nghiệp như phần mềm bán hàng,
phần mềm kế toán, phần mềm CRM, phần mềm ERP..., các tính năng cho phép doanh nghiệp
thống kê, báo cáo, xuất dữ liệu ra các chương trình khai thuế như HTKK, TVAN.. giảm thời
gian lập tờ khai thuế.

Trang chủ
>

Nghiệp vụ hóa đơn điện tử
>
Ứng dụng hoá đơn điện tử xác thực E-invoice


II. Ứng d ụng hoá
đơn đi ện t ử xác
th ực E-invoice
25 Tháng Mười, 2016

Chia sẻ

Đánh giá bài viết này

Nhằm giảm tải khó khăn cho doanh nghiệp trong vấn đề hóa đơn, thời gian qua ngành thuế đã đẩy mạnh
việc liên kết giữa các đơn vị cung cấp phần mềm tự in hóa đơn với các đơn vị có nhu cầu. Công ty
TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn 1 trong 4 đơn vị có phần mềm đáp ứng được yêu cầu này cũng
đang tích cực triển khai phần mềm ứng dụng tại nhiều doanh nghiệp.

1. Hoá đơn đi ện t ử xác th ực c ủa công ty TNHH phát
tri ển công ngh ệ Thái S ơn
Theo ông Nguyễn Văn Khiêm – Giám đốc công ty thì phần mềm hóa đơn điện tử E-INVOICE sẽ khiến
các doanh nghiệp chủ động hơn cho việc tự in hóa đơn theo nghị định 511.
“Trong quá trình làm việc, các doanh nghiệp có rất nhiều nhu cầu áp dụng tin học vào quản lý như quản
lý kho, quản lý hải quan, quản lý thuế. Và đặc biệt hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có nhu cầu
quản lý hệ thống, quản lý nội bộ cũng như quản lý tài chính dựa trên hệ thống công nghệ thông tin.
Chính vì đó chúng tôi đã quyết định đưa ra giải pháp phần mềm giúp cho việc in hóa đơn cũng như tích
hợp được phần mềm quản lý của mình tại doanh nghiệp”.


Không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý, in ấn 1 cách nhanh chóng chính xác, giảm chi phí, phần mềm hóa
đơn điện tử E-invoice còn cho phép xuất và in báo cáo thống kê để xuất hiện tự động theo yêu cầu của
cơ quan thuế. Đây cũng là tính năng nổi bật được công ty nghiên cứu phát triển. Và quá trình thử
nghiệm những tính năng của phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice đã đáp ứng được nhu cầu của doanh
nghiệp như giúp quản lý theo mô hình tập trung hỗ trợ xuất hóa đơn đối với doanh nghiệp có nhiều chi
nhánh, quản lý tài khoản truy nhập và phân quyền sử dụng cho từng nhân viên, tự động cập nhật phiên
bản mới thì có thay đổi về nghiệp vụ, có khả năng tích hợp từ phần mềm bán hàng và phần mềm kế
toán.

2. Hoá đơn đi ện t ử xác th ực đượ c áp d ụng r ộng rãi t ại
các doanh nghi ệp



Ông Nguyễn Văn Khiêm cho biết thêm: “Khi mà chúng tôi nghiên cứu giải pháp này thì chúng tôi cũng
muốn làm sao cái giải pháp đó thực sự là đơn giản, hiệu quả cũng như là chính xác. Vì chúng ta biết
rằng hóa đơn tự in thì nó có giá trị pháp lý giống như hóa đơn mà chúng ta đặt in hoặc là trước đây
chúng ta mua từ cơ quan thuế. Đó là một trong những cái mà chúng tôi thấy nổi bật nhất trong quá trình
thiết kế hóa đơn nên doanh nghiệp khi mà ứng dụng hóa đơn này đã rất hào hứng. Điều này được biểu
hiện rõ là các doanh nghiệp tự kế những mẫu hóa đơn phù hợp với doanh nghiệp của mình, vừa đảm
báo đúng cái quy định của cơ quan thuế, vừa muốn đưa những cái hình ảnh những cái đặc điểm của
công ty mình vào giới thiệu doanh nghiệp hoặc là tạo ra các ấn tượng cho khách hàng. Như vậy, khi
chúng tôi tập trung cái này thì đây là một trong những yếu tố mà chúng tôi phải mất nhiều thời gian để
giúp doanh nghiệp tự thiết kế được những hóa đơn như thế, cũng như là đưa cho doanh nghiệp những
mẫu hóa đơn cơ bản đáp ứng được nhu cầu cho doanh nghiệp”.

Ngay sau khi được Tổng cục thuế lựa chọn giới thiệu, đến thời điểm này Công ty phát triển công nghệ
Thái Sơn đã cung cấp miễn phí 15000 bộ sản phẩm phần mềm tới các doanh nghiệp bao gồm đĩa CD cài
đặt, tài liệu hướng dẫn. 3000 doanh nghiệp sử dụng bước đầu đã có phản hồi về sự hữu ích mà phần
mềm E-INVOICE mang lại.
Từ 1/4 hơn 4000 doanh nghiệp trong cả nước đã sử dụng hóa đơn tự in theo nghị định 511. Sự vào cuộc
tích cực của những nhà cung cấp dịch vụ phần mềm CNTT đang góp phần tháo gỡ vướng mắc đáp ứng
nhu cầu có hóa đơn sử dụng của doanh nghiệp. Theo tổng cục thuế đến thời điểm này đã có 4 nhà cung
cấp các phần mềm hóa đơn tự in đáp ứng được yêu cầu của ngành thuế.
Xem thêm thông tin: hoá đơn xác thực, phần mềm hoá đơn

Chia sẻ


BÀI VIẾT TRƯỚC

So sánh hóa đơn điện
tử xác thực và hóa đơn

thường
III.

08/04/2016 03:49
Hiện nay, hóa đơn điện tử xác thực đã được nhiều doanh nghiệp biết đến và bước đầu triển
khai áp dụng. Theo đánh giá của Tổng cục thuế, hóa đơn điện tử xác thực sẽ phát triển và trở
thành một xu hướng tất yếu trong tương lai. Vậy, hóa đơn điện tử xác thực khác với hóa
đơn thường ở những điểm nào, tính ưu việt của nó so với hóa đơn thường ra sao? Để trả lời
cho các câu hỏi trên, bài viết này xin cung cấp một số thông tin về hóa đơn điện tử xác thực
và hóa đơn thường, từ đó so sánh chúng để tìm ra sự khác biệt.

1. Hóa đơn thường
Hóa đơn đỏ hay còn gọi là hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn chính thức do Bộ Tài Chính
Việt Nam ban hành áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt
Nam.
Thông thường, loại hóa đơn này được phát hành theo nhiều bước như: doanh nghiệp làm
đơn đề nghị xin phép đặt in hoá đơn đỏ, tìm nhà in đủ điều kiện để làm hợp đồng thuê in, làm
hồ sơ đặt in,...
Cách phát hành hóa đơn đỏ này có ưu điểm là chúng có độ chính xác cao vì doanh nghiệp
phải mất rất nhiều thời gian, công sức cho việc chuẩn bị giấy tờ có liên quan cũng như thực
hiện đầy đủ các công đoạn để đáp ứng yêu cầu của cơ quan thuế.


Tuy nhiên, phát hành hóa đơn đỏ theo cách thông thường này cũng tồn tại những hạn chế,
như:
Chi phí in ấn, lưu trữ dạng hóa đơn này không phải là một khoản chi phí nhỏ, đặc biệt là với
các doanh nghiệp lớn hoặc có lượng giao dịch nhiều. Thêm vào đó, việc vận chuyển, thanh
toán hóa đơn giữa các bên cũng sẽ tiêu tốn một khoản ngân sách đáng kể mà không phải
doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng được.
Hóa đơn đỏ dạng giấy có thể bị làm giả do những lỗ hổng của cơ chế quản lí. Với hóa đơn

giả, các doanh nghiệp có cơ hội mua, bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để khai khống chi
phí, khấu trừ và hoàn thuế GTGT. Đây cũng là nguyên nhân phát sinh tình trạng gian lận, gây
thất thu ngân sách, dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát tính tuân thủ và bảo vệ
doanh nghiệp chân chính trước tình trạng sử dụng hoá đơn giả.

2. Hóa đơn điện tử xác thực


Hóa đơn điện tử xác thực hay hóa đơn điện tử có mã xác thực là một loại hóa đơn được cấp
mã xác thực (mã xác thực là chuỗi ký tự được mã hoá, cung cấp bởi hệ thống xác thực hoá
đơn của Tổng cục Thuế dựa trên các thông tin hoá đơn của doanh nghiệp) và số xác thực
thông qua hệ thống xác thực của cơ quan thuế.
Để có hóa đơn điện tử xác thực, khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, doanh nghiệp gửi hóa
đơn cho cơ quan thuế qua cổng thông tin điện tử để xác nhận rồi mới chuyển cho khách hàng
qua mạng Internet.
Hóa đơn điện tử có mã xác thực đã và đang được triển khai áp dụng cho một số doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 06/2015 đến hết
tháng 12/2016. Tuy mới chỉ thực hiện được trong thời gian ngắn nhưng hóa đơn điện tử xác
thực đã cho chúng ta thấy những điểm ưu việt rõ ràng so với hóa đơn thường như:
Tiết kiệm chi phí: Giảm chi phí in ấn hóa đơn, lưu trữ hóa đơn, vận chuyển hóa đơn, nâng cao
hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tránh được tình trạng cháy, hỏng, mất hóa đơn.
Tính bảo mật: Đảm bảo độ chính xác và an toàn cao, tránh tình trạng làm giả hóa đơn: quy
trình xác thực hóa đơn khép kín với nhiều bước bảo mật giúp cho hóa đơn khó có thể bị giả
mạo.
Tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp, giảm thiểu các thủ tục hành chính: Có thể tạo mẫu hóa
đơn, phát hành hóa đơn ngay tại doanh nghiệp và được cơ quan thuế chấp nhận ngay trong
ngày.


Thêm vào đó, với việc sử dụng hóa đơn điện tử xác thực, doanh nghiệp không cần phải lập

báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn vì tất cả thông tin hóa đơn đã được gửi lên và lưu trữ trên
Tổng cục Thuế khi xác thực. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tạo lập và gửi hóa đơn cho khách
hàng ngay sau khi nhận được kết quả xác thực thông qua nhiều hình thức như: Gửi hóa đơn
cho khách hàng qua hệ thống email tích hợp trên phần mềm, gửi hóa đơn qua hình thức tin
nhắn SMS hoặc Export ra file zip để gửi cho khách hàng qua hình thức gửi email thông
thường, copy vào USB. Những điều này sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phát triển thương
mại điện tử, giúp các doanh nghiệp triển khai thương mại điện tử có thể hoàn thiện quá trình
kinh doanh từ mua bán điện tử, xuất hóa đơn điện tử, thanh toán điện tử…
Thông tin có thể bạn quan tâm:


Phần mềm hóa đơn điện tử xác thực E – Ivoice: Giải pháp chuyên dụng cho tạo lập và xuất
hóa đơn điện tử xác thực
Là một trong những đơn vị được Tổng cục Thuế lựa chọn để thí điểm sử dụng hóa đơn điện
tử có mã xác thực, Công ty Thái Sơn đã xây dựng nên phần mềm hóa đơn điện tử xác thực
E-Invoice, nhằm phục vụ chính doanh nghiệp mình và đưa ra giải pháp hóa đơn tối ưu cho
các doanh nghiệp khác. Theo tính toán, với việc sử dụng hóa đơn điện tử mỗi năm công ty
Thái Sơn có thể tiết kiệm chi phí khoảng 400 triệu đồng. Bên cạnh đó, sử dụng hóa đơn điện
tử đã giảm thiểu được số lượng công việc lớn cho bộ phận kế toán và tránh tình trạng giả
mạo hóa đơn của doanh nghiệp khác.
Phần mềm E-INVOICE là giải pháp chuyên dụng cho việc tạo lập và xuất hóa đơn điện tử xác
thực đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ của hóa đơn điện tử xác thực. Ngoài ra phần mềm EINVOICE còn tích hợp quy trình khép kín từ gửi hóa đơn điện tử xác thực cho khách hàng
đến các quy trình xác nhận với khách hàng nhận hóa đơn điện tử ngay trên phần mềm. Các
tính năng mở rộng có thể tích hợp với các giải pháp quản lý có sẵn tại doanh nghiệp như
phần mềm kế toán, phần mềm CRM, phần mềm quản lý khác…
Mọi chi tiết về phần mềm E-INVOICE cũng như tư vấn triển khai xin vui lòng liên hệ:
Trung tâm tư vấn và hỗ trợ E-INVOICE:
Điện thoại: 1900 4767, email:
Website: ,



Tin tức nổi bật
Tối ưu hoá hoạt động của doanh nghiệp nhờ hoá đơn điện tử

(23/10/2017)

Dự kiến thêm đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử

(21/10/2017)

Doanh nghiệp tăng hiệu quả kinh doanh nhờ hóa đơn điện tử

(18/10/2017)

Những lợi ích đáng đồng tiền bát gạo của hoá đơn điện tử

(17/10/2017)

Hướng dẫn chỉnh sửa hoá đơn điện tử khi viết sai thông tin

(13/10/2017)

Doanh nghiệp có cần lo lắng khi hoá đơn giấy bị khai tử?

(12/10/2017)

Những vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin trong việc mở r ộng sử d ụng hóa
đơn điện tử

(10/10/2017)


Những lý do doanh nghiệp nên sử dụng hoá đơn điện tử

(05/10/2017)

Hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy loại nào tốn chi phí hơn?

(05/10/2017)


Hóa đơn điện tử vẫn khiến nhiều doanh nghiệp địa phương lúng túng

(05/10/2017)

Khách hàng



×