Một số câu hỏi thường gặp về băng rộng
Nguồn: khonggianit.vn
Băng rộng thường liên quan đến truyền dẫn dữ liệu tốc độ cao, ví dụ như: cáp,
ISDN (Integrated Services Digital Network – Mạng số tích hợp đa dịch vụ) và
DSL (Digital Subscriber Line - Đường dây thuê bao số). Về bản chất, các công
nghệ băng rộng tạo ra những kết nối
Internet nhanh hơn so với các kết nối quay số
(dial-up) truyền thống. Do đó, nó cho phép con người có thể tải các tệp tin, bài hát,
chương trình truyền hình, phim với tốc độ cao.
Hiện nay, băng rộng là hình thức kết nối Internet phổ biến nhất, được hàng triệu
người trên toàn thế giới sử dụng. Trên thực tế, băng rộng là một thuật ngữ tương
đối, để hiểu rõ nghĩa cần phải đưa vào từng ngữ cảnh cụ thể, ví dụ băng rộng
ngược nghĩa với băng hẹp. Băng thông của băng rộng càng lớn thì khả năng mang
thông tin càng cao.
Các công nghệ băng rộng tạo ra một điểm truy nhập duy nhất đến một tập các dịch
vụ khác nhau. Ví dụ: Cơ quan có một mạng máy tính cục bộ, một tổng đài
EPABX, một đường dây fax, các máy chủ riêng cho truy nhập Internet của cả
công ty, vv... Băng rộng kết hợp tất cả các dịch vụ dường như khác loại trong một
mạng hợp nhất, duy nhất.
Băng rộng với một số ứng dụng
Thị trường cho các công nghệ băng rộng là rất lớn. Một số ứng dụng băng rộng
bao gồm thoại, video và định luồng media, tivi quảng bá và radio, trò chơi tương
tác và truyền hình hội nghị thời gian thực.
Người sử dụng (NSD) ở các khu vực thành thị lớn sẽ khai thác khả năng của cáp
quang để vừa nhận và gửi lượng lớn dữ liệu. NSD ở những khu vực ít đông đúc
hơn sẽ phụ thuộc công nghệ DSL và ở những vùng sâu và kém phát triển, dữ liệu
có thể được tải xuống nhờ vệ tinh.
Các công nghệ không dây sẽ không chỉ cho phép truyền dữ liệu nhanh cho NSD,
mà còn cho phép mọi người chuyển tiếp từ gia đình đến văn phòng mà không phải
chạy qua cáp.
Với nhiều ưu điểm như: tốc độ kết nối nhanh hơn nhiều so với các công nghệ
trước đó, tăng cường và hỗ trợ các ứng dụng Internet... các mạng băng rộng mở ra
một triển vọng mới cho các sản phẩm và dịch vụ sẽ được thực hiện qua một thiết
bị duy nhất tại nhà.
Ví dụ: Kết nối Internet qua cáp truyền hình, cho phép TV nhà bạn hoạt động như
một thiết bị truy nhập Internet. Điều này cho phép kết nối tại các tốc độ không đổi
mà trên một kết nối dial-up qua modem thông thường là không thể. Và nếu tại
cùng một thời điểm bạn vừa muốn xem TV vừa muốn truy cập Internet thì modem
sẽ tách tín hiệu cho xem TV và truy cập Internet mà không làm ảnh hưởng tới tốc
độ hay chất lượng của truy cập. Một ví dụ khác là trong hệ thống điện thoại. Thoại
qua IP (VoIP) sử dụng cùng giao thức IP để cung cấp dịch vụ điện thoại với chi
phí chỉ bằng một phần nhỏ so với chi phí sử dụng điện thoại thông thường.
Băng rộng tương lai sẽ đến hộ gia đình như thế nào
Băng rộng ADSL là gì?
ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line - Đường dây thuê bao số bất đối
xứng) là một phương thức thu băng rộng trong nhà phổ biến và có giá trị rộng rãi
nhất. Băng rộng đến từ tổng đài điện thoại nội hạt thông qua một mạng truy nhập
cố định bằng cáp đồng, bạn có thể nhìn thấy những đường dây điện thoại này trên
đường phố.
Sử dụng đường dây điện thoại được kết nối trực tiếp tới nhà, bạn có thể kết nối
vào Internet bằng cách sử dụng một modem gắn vào một đầu điện thoại trong nhà.
Tại đây có một bộ lọc để tách tín hiệu trên đường dây điện thoại khỏi băng rộng,
do đó tại cùng một thời điểm bạn có thể vừa kết nối Internet vừa thực hiện một
cuộc gọi.
Thông tin nhận được ban đầu tại đầu dây trong nhà là một chuỗi tín hiệu số truyền
qua modem, sau đó chúng được giải mã và mã hóa lại thành những thông tin có
ích. Sử dụng thông tin này, máy tính của bạn cho phép bạn xem các trang web ưa
thích và kiểm tra thư.
Vì băng rộng hoạt động trên cơ sở kết nối không bao giờ bị ngắt, giống như với
dial-up, do đó bạn có thể truy nhập Internet mọi lúc.
Băng rộng ADSL2
ADSL2 bổ sung thêm một vài tính năng cho ADSL thông thường nhằm nâng cao
hiệu năng, cải thiện tốc độ dữ liệu và đạt được hiệu năng. ADSL2 và ADSL2+
cung cấp các tốc độ tải xuống (download) lên tới 24Mb và tải lên (upload) tới
1Mb, do đó sẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về các dịch vụ IPTV và Video theo
yêu cầu (VoD) đòi hỏi băng thông ngày càng tăng để truyền video trực tiếp mà
không bắt khách hàng phải tạm ngừng khi chương trình hoặc phim tải qua các kết
nối chậm.
Tốc độ đường truyền phụ thuộc vào vị trí từ DSLAM (DSL Access Multiplexer –
Bộ ghép kênh truy nhập DSL) tới nhà của bạn - khoảng cách càng nhỏ thì tốc độ
kết nối càng nhanh.
Ngoài ra, ADSL2 cũng có những công cụ chuẩn đoán tốt hơn mà cho phép các nhà
cung cấp dịch vụ giám sát chất lượng kết nối và ngăn chặn các vấn đề về dịch vụ.
Đặc biệt, cả ADSL2 và ADSL2+ đều có thể được triển khai trên đường dây ADSL
thông thường nhưng cần phải mua một bộ định tuyến bespoke để sử dụng
ADSL2+.
Băng rộng không dây
Băng rộng không dây là băng rộng được truyền qua một bộ định tuyến mà cho
phép nhiều NSD truy nhập một kết nối băng rộng không dây khắp nhà. Nhiều ISP
cung cấp khách hàng các bộ định tuyến không dây (thường miễn phí) cho phép họ
chạy không dây. WiFi là một lý tưởng nếu bạn muốn truy nhập băng rộng trong
mọi phòng trong nhà mà không cần sử dụng cáp, nó đặc biệt hữu ích đối với máy
tính xách tay. Thậm chí bạn có thể sử dụng băng rộng trong vườn.
Các gói băng rộng không dây:
- Cho gia đình: nơi nhiều thành viên gia đình muốn truy nhập băng rộng ngay lập
tức từ các phòng khác nhau trong nhà.
- Cho người chơi game: đang sử dụng PS3, PSP, Nintendo Wii và các bàn điều
khiển game không dây khác.
- NSD máy tính xách tay - không bị bị ràng buộc bởi vị trí của đầu dây điện thoại
- Những người khác muốn mở rộng số máy tính được sử dụng trong nhà
Băng rộng di động
Internet băng rộng di động là công nghệ mới nhất trong băng rộng không dây, cho
phép truy nhập Internet trên máy tính xách tay ở mọi nơi, thậm chí khi bạn ở nước
ngoài. Bạn không phải cắm vào một kết nối Ethernet hoặc thậm chí không nằm
trong phạm vi của một điểm truy nhập bởi vì công nghệ này cung cấp cho bạn kết
nối chỉ cần một modem cầm tay.
Modem:
- Cắm trực tiếp vào một trong những cổng USB của máy tính xách tay hoặc PC.
- Không yêu cầu nguồn điện