Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN HỒ YẾN CHI

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Đà Nẵng - Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN HỒ YẾN CHI

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.31.01.05

N ƣ

ƣ n

n



o



PGS TS

Đà Nẵng - Năm 2018

I QU NG

NH


LỜI C M ĐO N
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Hồ Yến Chi


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 3
5. Kết cấu của đề tài ................................................................................ 3

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................ 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNGĐẾN
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH ......................................... 10
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CẤU VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ NGÀNH ................................................................................ 10
1.1.1. Những nội dung về cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế ngành ....... 10
1.1.2. Những nội dung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành............... 12
1.1.3. Ý nghĩa CDCC ngành kinh tế ..................................................... 16
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ NGÀNH..................................................................................................... 17
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, địa lý............................................................ 17
1.2.2. Nguồn lao động ........................................................................... 18
1.2.3. Nguồn vốn đầu tƣ ....................................................................... 18
1.2.4. Khoa học và công nghệ............................................................... 19
1.2.5. Nhu cầu thị trƣờng ...................................................................... 20
1.2.6. Cơ chế và chính sách .................................................................. 21
1.2.7. Vai trò của Nhà nƣớc .................................................................. 21
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 22


CHƢƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CỦ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 23
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ......................................... 23
2.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................... 23
2.1.2. Tình hình kinh tế của thành phố Đà Nẵng .................................. 26
2.1.3. Tình hình xã hội của thành phố Đà Nẵng ................................... 28
2.2. GIẢ THUYẾT, KHUNG PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.... 30
2.2.1. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................. 30
2.2.2. Khung phân tích .......................................................................... 30
2.2.3. Thiết kế nghiên cứu .................................................................... 31

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 32
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ..................................................... 32
2.3.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu .................................................... 32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 35
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 36
3.1. TÌNH HÌNH CƠ CẤU VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NGÀNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................................... 36
3.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thành phố Đà Nẵng ............. 36
3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành ........................................ 38
3.1.3. Chuyển dịch cơ cấu theo nguồn lực............................................ 45
3.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ NGÀNH THÀNH PHỐ ............................................................................ 53
3.2.1 Kết quả phân tích định lƣợng ...................................................... 53
3.2.2. Phân tích các nhân tố khác tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành ........................................................................................................... 57
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 72


CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................ 73
4.1. BÀN LUẬN KẾT QUẢ ........................................................................... 73
4.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................................................... 75
4.2.1. Phát triển ngành thƣơng mại và dịch vụ ..................................... 75
4.2.2. Phát triển ngành Công nghiệp và xây dựng .................................... 77
4.2.3. Phát triển ngành Nông - lâm - thuỷ sản ......................................... 79
4.2.4. Các định hƣớng giải pháp khác .................................................. 81
KẾT LUẬN .................................................................................................... 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GI O ĐỀ TÀI LUẬN VĂN ( ản sao)



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CDCC

Chuyển dịch cơ cấu

CN

Công nghiệp

CNH

Công nghiệp hóa

DN

Doanh nghiệp

FDI

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HĐH

Hiện đại hóa


ICOR

Tỷ lệ gia tăng vốn trên sản lƣợng (hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ)

KCN

Khu công nghiệp



Khí đốt

KHCN

Khoa học công nghệ

KT - XH

Kinh tế - xã hội

PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh

PP

Phân phối

TFP


Năng suất nhân tố tổng hợp

TP

Thành phố

USD

Đồng Đô la Mỹ

VA

Giá trị tăng thêm


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
3.1.

3.2.

3.3.

3.4.

3.5.

3.6.
3.7.

3.8.

Mức CDCC ngành kinh tế cấp I của thành phố Đà
Nẵng
Mức CDCC trong nội bộ ngành nông, lâm, thủy sản
của thành phố Đà Nẵng
Mức CDCC trong nội bộ ngành công nghiệp - xây
dựng của thành phố Đà Nẵng
Mức CDCC trong nội bộ ngành thƣơng mại dịch vụ
của thành phố Đà Nẵng
Số lƣợng và cơ cấu lao động của TP Đà Nẵng phân
theo khu vực kinh tế (1997-2016)
Nguồn vốn đầu tƣ qua các thời kỳ
Tổng hợp nguồn vốn đầu tƣ phát triển của thành
phố Đà Nẵng giai đoạn 1997-2016
Tỷ lệ vốn đầu tƣ vào các ngành của thành phố Đà
Nẵng

Trang

38

40

43

45


47
49
50

53

3.9.

Thống kê mô tả các biến trong mô hình

54

3.10.

Ma trận tƣơng quan giữa các biến

54

3.11.

Diễn giải các biến sử dụng trong mô hình

56

3.12.

3.13.
3.14.


Kết quả ƣớc lƣợng trình bày trên bảng 3.11 và phụ
lục 1.
Kết quả đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến CDCC
kinh tế ngành thành phố Đà Nẵng
Kết quả đánh giá về tài nguyên thiên nhiên

57

59
62


Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

3.15.

Kết quả đánh giá về cơ sở hạ tầng

63

3.16.

Kết quả đánh giá về môi trƣờng thể chế

64


3.17.

Kết quả đánh giá về thị trƣờng

66

3.18.

Kết quả đánh giá về tài nguyên thiên nhiên

67

3.19.

Kết quả đánh giá về cơ sở hạ tầng

69

3.20.

Kết quả đánh giá về môi trƣờng thể chế

69

3.21.

Kết quả đánh giá về thị trƣờng

71



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hình

Tên hình

Trang

2.1.

Khung phân tích

31

2.2.

Thiết kế nghiên cứu

32


D NH MỤC CÁC IỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên hình

biểu đồ

Trang


2.1.

Quy mô và tốc độ tăng trƣởng GRDP của Đà Nẵng

28

2.2.

Thu nhập bình quân đầu ngƣời của thành phố Đà Nẵng

29

3.1.

Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế thành phố (giá thực tế)

38

3.2.

3.3.

3.4.

3.5.

3.6.

3.7.


Chuyển dịch cơ cấu trong nhóm ngành nông - lâm - thủy
sản
Cơ cấu giá trị gia tăng của các ngành trong tổng giá trị gia
tăng ngành công nghiệp thành phố Đà Nẵng
Cơ cấu giá trị gia tăng của các ngành trong tổng giá trị gia
tăng ngành thƣơng mại dịch vụ của thành phố Đà Nẵng
Tỷ trọng của GDP thƣơng mại so với GDP thành phố Đà
Nẵng giai đoạn 1997-2016
Quy mô và tốc độ tăng trƣởng lực lƣợng lao động trên địa
bàn thành phố
Cơ cấu vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng giai đoạn 2005-2016.

40

42

45

46

48

51

3.8.

Tỷ trọng vốn đầu tƣ/GDP của thành phố Đà Nẵng


52

3.9.

Tỷ trọng vốn đầu tƣ theo ngành của thành phố Đà Nẵng

53


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết củ đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình tất yếu của các nền kinh tế
trong quá trình phát triển. Chuyển dịch cơ cấu đúng hƣớng không chỉ thúc
đẩy tăng trƣởng kinh tế nhanh mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
bền vững. Qua 20 năm phát triển (1997 - 2017) kể từ khi trở thành thành phố
trực thuộc trung ƣơng, nền kinh tế thành phố Đà Nẵng đã đạt đƣợc những
thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện sự năng động và bức
phá mạnh mẽ trong việc huy động và tập trung các nguồn lực cho phát triển;
từng bƣớc hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, khẳng định vai trò trung
tâm kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Trong giai đoạn
1997-2016, Đà Nẵng đã đạt tăng trƣởng kinh tế cao với tốc độ tăng bình quân
trong giai đoạn này đạt 10,47%/năm nhƣng không ổn định đặc biệt giai đoạn
2011-2015. Cùng với tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, cơ cấu nhóm ngành
kinhtế của thành phố đã có sự chuyển dịch tích cực trong những năm qua,
theo hƣớng công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa trong một nền kinh tế mở,
phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, tăng dần tỷ trọng các ngành kinh tế
có giá trị gia tăng cao.
Xét cơ cấu kinh tế theo 03 nhóm ngành thì tỷ trọng của ngành nông, lâm,

thủy sản trong cơ cấu GRDP của thành phố lại có xu hƣớng giảm từ mức
2,9% năm 2011 xuống còn 2,06% năm 2016; trong khi đó, ngành công nghiệp
và xây dựng mặc dù đóng vai trò khá quan trọng trong cơ cấu kinh tế ở giai
đoạn đầu (1997-2005) nhƣng cũng bắt đầu giảm dần vai trò với tỷ trọng đóng
góp trong GRDP có xu hƣớng giảm dần; từ 58,6% năm 2011 giảm xuống còn
32,5% năm 2016. Ngƣợc lại, đóng góp của khu vực dịch vụ vào GRDP của
thành phố có xu hƣớng tăng dần và chiếm tỷ trọng khá cao trong những năm
gần đây (từ 38,4% trong GRDP năm 2011 tăng lên 53,27% trong năm 2016).


2
Trong đó, các ngành dịch vụ chất lƣợng cao phát triển đa dạng hơn, đáp ứng
tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống. Hay nói cách khác, cơ cấu ngành
của thành phố Đà Nẵng đang có xu hƣớng chuyển dịch tích cực theo hƣớng
dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp với tỷ trọng đóng góp của khu vực dịch
vụ vào GRDP chung có xu hƣớng ngày càng tăng cao. Song song với chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, các nguồn lực cũng có sự chuyển dịch tích cực đáp ứng
xu hƣớng phát triển kinh tế của thành phố; chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
chuyển dịch lao động giữa các khu vực tƣơng đối tƣơng đồng, nhƣng chuyển
dịch cơ cấu vốn đầu tƣ nhanh hơn chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Những nghiên cứu về tăng trƣởng kinh tế đã chỉ ra rằng sự phát triển của
một nền kinh tế gắn liền với sự phát triển của ba khu vực gồm nông nghiệp,
dịch vụ và công nghiệp; trong đó sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các khu
vực này chịu sự tác động của hai nhóm nhân tố từ phía cung và nhóm các
nhân tố từ phía cầu. Nhóm các nhân tố từ phía cầu bao gồm: Độ co giãn của
cầu đối với sản phẩm dịch vụ cuối cùng theo thu nhập; Tăng trƣởng năng
suất; Sự chuyển dịch cơ cấu; Và sử dụng các nguồn lực bên ngoài. Nhóm các
nhân tố từ phía cung bao gồm: Sự gia tăng thƣơng mại quốc tế; vốn đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài (FDI); và sự đổi mới về công nghệ. Tính đến thời điểm
hiện tại có nhiều nghiên cứu đánh giá chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của

thành phố Đà Nẵng thông qua quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành; tuy
nhiên việc đi sâu nghiên cứu các nhân tố tác động và làm ảnh hƣởng đến quá
trình chuyển dịch này còn hạn chế. Do đó, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu
“Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại thành phố
Đà Nẵng” là cần thiết.
2. Mụ t êu n

ên ứu

Mục tiêu tổng quát: Luận văn tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh
hƣởng đến CDCC kinh tế ngành tại thành phố Đà Nẵng.
Mục tiêu cụ thể


3
- Những vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các nhân tố ảnh
hƣởng đến CDCC kinh tế ngành;
- Đánh giá đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến CDCC kinh tế ngành thành
phố Đà Nẵng;
- Đề xuất đƣợc một số hàm ý chính sách nhằm phát huy tích cực và giảm
thiểu tác động xấu của các nhân tố đến CDCC kinh tế của thành phố.
3. Đố tƣợn và p ạm v n

ên ứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là tác động
của các nhân tố tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Thời gian nghiên cứu: Số liệu thu thập về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

ngành của thành phố Đà Nẵng từ năm 1997 đến năm 2016.
- Về nội dung: Các nhân tố ảnh hƣởng đến CDCC kinh tế ngành.
4. P ƣơn p áp n

ên ứu

Các phƣơng pháp cụ thể đƣợc sử dụng nghiên cứu trong luận văn bao
gồm: Phƣơng pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, mô tả, so sánh và đặc biệt
luận văn sử dụng phƣơng pháp định lƣợng để đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng
đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Phƣơng pháp đƣợc trình bày kỹ ở
chƣơng 2.
5. Kết cấu củ đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
văn đƣợc kết cấu gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hƣởng đến CDCC kinh tế
ngành
Chƣơng 2. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu


4
Chƣơng 4. Bàn luận và hàm ý chính sách
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Lý thuyết chuyển dịch cơ cấu kinh tế ra đời kể từ khi lý thuyết kinh tế
bắt đầu có sự quan tâm đáng kể đến sự thay đổi của cơ cấu giữa các ngành
trong nền kinh tế (Quesnay, 1758; Steuart, 1767 và Turgot, 1766) [26, 30,
32]. Theo Adam Smith (1776) [29], các đặc trƣng của cơ cấu ngành có liên
quan chặt chẽ đến mức độ phát triển của một nền kinh tế; trong khi đó David
Ricardo (1817) [28] lại cho rằng chính sự thay đổi giữa các thành phần cấu
thành nên hệ thống sản xuất là điều kiện tiên quyết có tính quyết định đối với

tăng trƣởng kinh tế.
Các nghiên cứu đầu tiên về tăng trƣởng kinh tế của Fisher (1939) [23] và
Clark (1940) [21], đã chỉ ra rằng sự phát triển của các quốc gia sẽ gắn liền với
sự phát triển của ba khu vực đó là: khu vực I (khu vực nông nghiệp), khu vực II
(khu vực sản xuất hay khu vực công nghiệp) và khu vực III (khu vực dịch vụ).
Trong đó, khu vực I là khu vực sản xuất các loại hàng hóa cơ bản và tiềm năng
phát triển của khu vực này trong một chừng mực nào đó là bị hạn chế; Khu vực
II tạo ra các loại hàng hóa lâu bền để phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng trung
gian.Khu vực III sản xuất các loại hàng hóa xa xỉ và các đầu vào trung gian
dƣới nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, và khu vực này có nhiều tiềm năng
phát triển trong xã hội hiện đại. Sau đó các dự báo này đã đƣợc minh chứng
một cách rõ ràng ở các nƣớc có nền kinh tế phát triển (Fuchs, 1968; Bell, 1973;
Kellerman, 1985), cụ thể đó là sự dịch chuyển trong phân bổ lao động theo
hƣớng từ khu vực I sang khu vực II và khu vực III. Về lý thuyết, có nhiều cách
để giải thích kết quả nghiên cứu trên.Thứ nhất, “Quy luật của Engel” dựa trên
tính co giãn của cầu hàng hóa dịch vụ theo thu nhập. Theo quy luật này, khi
nền kinh tế càng phát triển và thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng lên thì cầu
của hàng hóa dịch vụ sẽ tăng lên với tỷ lệ cao hơn. Thứ hai, giải thích dựa vào


5
sự khác biệt về năng suất giữa khu vực dịch vụ và các khu vực còn lại. Tốc độ
tăng năng suất lao động của khu vực dịch vụ thấp hơn tƣơng đối so với khu vực
sản xuất và điều này đã làm cho giá cả của hàng hóa dịch vụ trở nên đắt hơn
tƣơng đối so với những loại hàng hóa khác. Và đây cũng chính là nguyên nhân
giải thích cho sự tiếp tục di chuyển lao động từ các khu vực khác sang khu vực
dịch vụ. Thứ ba, giải thích dựa vào sự phân phối của hàng hóa dịch vụ nhƣ là
đầu vào trung gian cho khu vực sản xuất. Khi nền kinh tế phát triển, sự phân
công lao động giữa các ngành sẽ tác động đến sự tăng trƣởng của khu vực dịch
vụ thông qua sự gia tăng cầu của khu vực sản xuất đối với các đầu vào dịch vụ

trung gian đƣợc chuyên môn hóa cao hơn.
Nghiên cứu thực nghiệm của Kuznets (1961, 971) [24, 25] về tăng
trƣởng kinh tế và cơ cấu kinh tế đã chia nền kinh tế thành 03 ngành bao gồm
nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; đồng thời nghiên cứu này cũng đã chỉ
ra rằng tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP của các nƣớc đƣợc nghiên
cứu đều giảm nhanh; còn tỷ tọng của ngành công nghiệp và dịch vụ lại có xu
hƣớng gia tăng. Cũng trong nghiên cứu này đã chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ
cùng chiều giữa quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế và mức thu nhập bình quân
đầu ngƣời và tác giả xem mối quan hệ này là kết quả tổng hợp của các yếu tố
gồm thay đổi trong cầu về hàng hóa, thay đổi về lợi thế tƣơng đối của các
nƣớc và thay đổi trong công nghệ; từ đó tác giả chỉ ra rằng tiến bộ công nghệ
đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Nhƣ vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo
thời gian từ trạng thái và trình độ này đến một trạng thái và trình độ khác phù
hợp hơn với sự phát triển kinh tế - xã hội và các điều kiện vốn có nhƣng
không lặp lại trạng thái cũ. Chính điều này mà cơ cấu kinh tế phản ảnh sự
thay đổi về chất và là cơ sở để so sánh giữa các giai đoạn phát triển (Bùi
Quang Bình, 2010) [5]. Cơ cấu kinh tế thay đổi dƣới tác động của các yếu tố


6
về điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực, vốn, công nghệ, thị trƣờng và chính
sách của địa phƣơng (Lê Khoa, 2003) [11]. Tuy nhiên, nhóm các nhân tố này
cũng đƣợc phân loại theo khía cạnh các yếu tố đầu vào nhƣ nguồn tự nhiên,
nguồn lực con ngƣời, vốn hay khía cạnh đầu ra gồm thị trƣờng, thói quen tiêu
dùng và nhóm nhân tố về cơ chế.
Balasubramanyam và đồng sự (1996) [33] khi nghiên cứu tác động có lợi
của FDI đến nền kinh tế của nƣớc chủ nhà đã cho thấy mức độ tác động của
nhân tố này phụ thuộc vào cơ cấu của nền kinh tế mở nhƣ thế nào. Theo
nghiên cứu này, nguồn vốn từ nƣớc ngoài này sẽ tham gia vào thúc đẩy

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là chuyển mạnh sang cấu trúc xuất khẩu.
Đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy mức độ tác động còn phụ thuộc nhiều
vào các đặc điểm của mỗi nƣớc (sự phát triển của địa phƣơng, mức độ cơ sở
hạ tầng, mức độ giáo dục, mức độ mở cửa…..). Nghiên cứu của William
Keng Mun Lee (1997) [34] về tác động của nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài tới chuyển dịch cơ cấu công của Singapore đã chỉ ra những thành công
của nền công nghiệp nƣớc này thông qua chuyển dịch cơ cấu công
nghiệp.Nghiên cứu cũng khẳng định điều này đã khiến cho ngành công
nghiệp của nền kinh tế này giảm đi tính độc lập.
Những lý giải liên quan đến các nhân tố ảnh hƣởng đến chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, nghiên cứu của (Swiecki, 2013) [31] chỉ ra rằng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ngành đƣợc xem là đặc điểm nổi bật của phát triển kinh tế; và kết
quả quan sát từ những quốc gia có nền kinh tế phát triển cho thấy có sự
chuyển dịch trong phân bổ lao động và chi tiêu giữa các ngành nông nghiệp,
công nghiệp và dịch vụ. Từ đó, tác giả đã xây dựng mô hình định lƣợng kết
hợp bốn cơ chế tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong
một khung phân tích. Trong đó, nhân tố đầu tiên là sự tiến bộ của công nghệ
theo ngành và điều này đƣợc giải thích nếu tăng trƣởng năng suất của một


7
ngành chậm hơn so với các ngành khác trong nền kinh tế thì mức giá tƣơng
đối của khu vực chuyển dịch chậm sẽ tăng theo thời gian. Theo đó, các đầu ra
của ngành đƣợc xem là những phần bổ sung cho tiêu dùng, chi tiêu và lao
động sẽ dần dịch chuyển sang những ngành có tăng trƣởng năng suất chậm.
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có thể đƣợc đo lƣờng từ góc độ
tổng cung hay từ góc độ tổng cầu. Từ góc độ tổng cung, sự chuyển dịch cơ
cấu ngành có thể đƣợc đo lƣờng thông qua sự thay đổi của tỷ trọng của mỗi
bộ phận trong tổng thể đầu ra (Lê Đình Hòa, 2003). Tuy nhiên theo cách đo
lƣờng này thì sự thay đổi giữa các ngành chỉ thể hiện ở khía cạnh kết quả mà

chƣa phản ảnh đƣợc chất lƣợng và hiệu quả; trong khi đó, cần phải xem xét tỷ
trọng của các yếu tố đầu vào nhƣ lao động, vốn và nhân tố tổng hợp TFP. Từ
góc độ tổng cầu cơ cấu kinh tế giữa các ngành đƣợc đánh giá sự thay đổi theo
cơ cấu chi tiêu, có cấu thị trƣờng… Nhìn chung, mỗi phƣơng pháp tiếp cận
đều có những ƣu và nhƣợc điểm nhất định, do đó việc kết hợp sử dụng sẽ cho
phép đánh giá chính xác hơn về chất lƣợng cơ cấu kinh tế của một địa phƣơng
hay quốc gia (Bùi Quang Bình, 2010) [4].
Bùi Tất Thắng chủ biên (2006) [16] đã làm rõ lý luận về chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, phân tích rõ cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và
nội bộ ngành trong thời kỳ công nghiệp hóa (phân tích số liệu thống kê theo
phƣơng pháp phân ngành của Việt Nam và của Liên hiệp quốc), trong đó
phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến chuyển dịch, CDCC kinh tế ngành trong
một số mô hình công nghiệp hóa. Phần đầu của nghiên cứu đã tổng hợp, phân
tích quá trình thay đổi tƣ duy về công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ở Việt Nam, phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt
Nam từ 1990 đến 2004; trình bày quan điểm và các giải pháp thúc đẩy CDCC
kinh tế ngành ở Việt Nam. Các nhân tố tác động tới CDCC kinh tế ngành
đƣợc tác giả tiếp cận theo tổng cung và tổng cầu. Theo tổng cung các yếu tố


8
này gồm vốn, lao động, công nghệ và chính sách,…
Lê Xuân Bá và các tác giả (2006) [3] đã thực hiện nghiên cứu “Các yếu
tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Việt Nam”. Nghiên
cứu tập trung phân tích chuyển dịch lao động giữa các ngành công nghiệp nông nghiệp - dịch vụ, giữa hình thức tự tạo việc làm và làm thuê; đồng thời
sử dụng mô hình kinh tế lƣợng để phân tích chuyển dịch cơ cấu lao động
nông thôn ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 2005 và đề xuất các chính sách thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam theo hƣớng tích cực.
Nguyễn Thị Tuệ Anh (2014) [1] đã phân tích tác động của vốn nhất
làđầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam.

Bằng phƣơng pháp phân tích thực chứng tác giảđã trình bày hệ thống các số
liệu thống kê về xu hƣớng tăng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các
ngành, các vùng và theo thành phần kinh tế gắn với cơ cấu sản lƣợng. Phân
tích cũng chỉ ra nguồn vốn này đã kéo theo các nhân tố sản xuất khác nhƣ lao
động, công nghệ hƣớng vào khu vực công nghiệp chế biến định hƣớng xuất
khẩu. Nhƣng theo thời gian sự dịch chuyển này đã dần sang sản xuất sản
phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, vật liệu mới, sản phẩm điện tử….
Khi nghiên cứu quan hệ giữa đầu tƣ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nguyễn Công Mỹ và Nguyễn Đăng Hƣng (2011) [9] đã sử dụng mô hình về
quan hệ giữa mức tăng thêm tổng đầu tƣ với mức gia tăng tỷ trọng đầu tƣ và
tỷ trọng của các ngành trong GDP. Sử dụng mô hình này phân tích số liệu đầu
tƣ và cơ cấu các ngành từ 1990 đến 2009, các tác giả đã chỉ ra rằng đầu tƣ
toàn xã hội của Việt Nam tăng lên chủ yếu do tăng tỷ trọng đầu tƣ cho khu
vực phi nông nghiệp trong khi chuyển dịch cơ cấu không tác động nhiều. Tuy
không bàn tới FDI nhƣng nghiên cứu này có thể là gợi ý cho nghiên cứu tác
động của nhân tố vốn đầu tƣ tới CDCC kinh tế ngành.
Nhà kinh tế Porter M (1990) [27] đã phân tích quá trình CDCC kinh tế


9
và các định hƣớng CDCC kinh tế phù hợp với xu thế phát triển kinh tế hiện
đại, hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cƣờng năng lực cạnh tranh: “Những yếu
tố đầu vào của sản xuất nhƣ đất đai, lao động, vốn, tài nguyên và sự can thiệp
của chính phủ thông qua trợ cấp, tỷ lệ lãi suất, rào cản thƣơng mại lẫn nhau sẽ
đóng vai trò quan trọng trong việc xác định lợi thế so sánh của một quốc gia
đối với phát triển kinh tế trong đó bao gồm quá trình CDCC kinh tế”. Những
quan điểm về lợi thế cạnh tranh của nhà kinh tế Porter M rất có giá trị đối với
việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất tại mỗi quốc gia để đảm bảo lợi thế cạnh tranh
hay nói cách khác là tác động lớn đến định hƣớng CDCC kinh tế tại mỗi quốc
gia trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển.

Từ các nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngoài với cách tiếp cận khác nhau
nhƣng các nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố ảnh hƣởng tới CDCC kinh tế nhƣ
vốn, lao động, công nghệ, cấu trúc của nền kinh tế hay cơ chế chính sách,….
Đồng thời các nghiên cứu cũng cho thấy sự thay đổi dịch chuyển của các yếu
tố này tùy theo điều kiện bối cảnh kinh tế sẽ tác động tới cơ cấu và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.


10

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNGĐẾN
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CẤU VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ NGÀNH
1.1.1. N ữn nộ

un về ơ ấu

n tế và ơ ấu

n tế n àn

Ở phƣơng diện triết học, khái niệm cơ cấu đƣợc sử dụng để biểu thị cấu
trúc bên trong, tỷ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành một tổng thể
hoặc của một hệ thống.Cơ cấu là thuộc tính của hệ thống, do đó khi nghiên
cứu cơ cấu phải đứng trên quan điểm hệ thống.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, cơ cấu kinh tế đƣợc hiểu là một
tổng thể hợp thành bởi nhiều yếu tố kinh tế của nền kinh tế quốc dân, giữa
chúng có mối liên hệ hữu cơ, tƣơng tác qua lại cả về số lƣợng và chất lƣợng,

trong những không gian và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể, chúng vận động
hƣớng vào những mục tiêu nhất định. Mỗi vùng, mỗi ngành lại có cơ cấu kinh
tế riêng của mình tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, địa lý, kinh tế - xã hội cụ
thể.
Cơ cấu kinh tế có thể đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa, cơ cấu kinh tế có thể
đƣợc hiểu nhƣ là sự phân bổ các yếu tố đầu vào của nền kinh tế theo ngành,
theo việc làm, theo yếu tố địa lý hay theo phân loại sản phẩm đầu ra. Theo đó,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi của tỷ trọng các yếu tố đầu vào phân
bổ cho các ngành, nghề nghiệp hoặc các loại sản phẩm. Bên cạnh đó, cơ cấu
kinh tế còn có thể đƣợc hiểu theo cấu thành đầu ra của nền kinh tế và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế lúc này chính là “sự thay đổi tỷ trọng tƣơng đối của các
thành phần cơ bản của các chỉ số kinh tế vĩ mô: giữa tổng sản phẩm và chi


11
tiêu, giữa nhập khẩu và xuất khẩu, giữa dân số và lực lƣợng lao động”
(Ishikawa, 1987). Và xét về phƣơng diện kinh tế - xã hội, cơ cấu kinh tế có
thể đƣợc xác định theo tỷ trọng đóng góp vào nền kinh tế theo thành phần
kinh tế hay theo vùng địa lý kinh tế.
Cơ cấu kinh tế đƣợc khái niệm theo nghĩa rộng: Cơ cấu kinh tế là một
tổng thể bao gồm những bộ phận cấu thành và các yếu tố liên quan nhƣ: các
yếu tố đầu vào (hay các nhân tố đóng vai trò cung), các yếu tố đầu ra của quá
trình sản xuất và các nhân tố tác động từ bên ngoài.
Nhóm nhân tố đầu vào gồm tập hợp các nguồn lực mà xã hội có thể huy
động vào quá trình sản xuất nhƣ: các nguồn lực tự nhiên (bao gồm tài nguyên
đất, nƣớc, rừng, khoáng sản,…), nguồn lực con ngƣời, nguồn tài chính.
Nhóm nhân tố đầu ra ảnh hƣởng đến quá trình định hƣớng sản xuất,
trong đó thị trƣờng là nơi phát ra các tín hiệu quan trọng bậc nhất dẫn dắt các
nguồn vốn đầu tƣ cũng nhƣ các nguồn lực sản xuất khác, thị trƣờng sẽ chi
phối quyết định phân bổ sản xuất và đầu tƣ vào những lĩnh vực sản xuất nào,

quy mô bao nhiêu,… Những nhân tố mang tính kết quả đầu ra bao gồm: năng
suất lao động, tốc độ tăng trƣởng kinh tế,…
Cơ cấu kinh tế hợp lý là một cơ cấu có khả năng tạo ra quá trình tái sản
xuất mở rộng. Cơ cấu kinh tế hợp lý đƣợc xem xét trên các điều kiện: phải
phù hợp với các quy luật khách quan; phản ánh đƣợc khả năng khai thác sử
dụng các nguồn lực kinh tế trong nƣớc và đáp ứng yêu cầu hội nhập với quốc
tế và khu vực, nhằm tạo ra sự cân đối, phát triển bền vững; phải phù hợp với
xu thế kinh tế, chính trị của khu vực và thế giới.
Cơ cấu kinh tế đƣợc chia thành các nhóm ngành theo các cách tiếp cận
khác nhau: (1) Tiếp cận theo 3 khu vực kinh tế, cơ cấu kinh tế đƣợc chia
thành 3 khu vực: khu vực nông nghiệp (gồm các ngành nông nghiệp, lâm
nghiệp và thủy sản), khu vực công nghiệp (gồm công nghiệp và xây dựng),


12
khu vực dịch vụ (gồm thƣơng mại, dịch vụ và du lịch). (2) Tiếp cận theo
nhóm ngành và phƣơng thức sản xuất: khối ngành nông nghiệp (gồm nông,
lâm nghiệp và thủy sản) và khối ngành phi nông nghiệp (gồm khu vực công
nghiệp và dịch vụ). (3) Tiếp cận theo tính chất sản phẩm cuối cùng, cơ cấu
kinh tế có thể đƣợc chia thành: nhóm ngành sản xuất sản phẩm vật chất và
nhóm ngành sản xuất sản phẩm dịch vụ.
Cơ cấu ngành kinh tế thể hiện quan hệ cả mặt định lƣợng và định tính
giữa các ngành trong nền kinh tế. Mặt định lƣợng chính là quy mô và tỷ trọng
về sản lƣợng, lao động, vốn của mỗi ngành trong tổng thể kinh tế quốc dân.
Mặt định tính thể hiện vị trí và vai trò (tiền đề, hỗ trợ, thúc đẩy,...) của mỗi
ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân.
Theo Đỗ Hoài Nam (2006) [15], “Cơ cấu kinh tế ngành là tổ hợp các
ngành hợp thành, các tương quan tỷ lệ biểu hiện mối quan hệ giữa các nhóm
ngành của nền kinh tế quốc dân”. Cơ cấu kinh tế ngành phản ánh trình độ
phân công lao động xã hội chung của nền kinh tế và trình độ phát triển của

lực lƣợng sản xuất. Khái niệm cơ cấu kinh tế ngành không chỉ đƣợc áp dụng
cho một nền kinh tế mà có thể đƣợc áp dụng cho một vùng hoặc một địa
phƣơng.
Cơ cấu ngành kinh tế luôn thay đổi theo thời gian phù hợp với các điều
kiện kinh tế - xã hội nhất định. Do vậy, chuyển dịch cơ cấu là sự thay đổi của
cơ cấu kinh tế theo thời gian từ trạng thái và trình độ này tới một trạng thái và
trình độ khác phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và các điều kiện vốn
có nhƣng không lặp lại trạng thái cũ (Bùi Quang Bình (2010)) [4].
1.1.2. Những nội dung về chuyển dị

ơ ấu kinh tế ngành

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình cải biến KT-XH từ tình trạng lạc
hậu bƣớc vào chuyên môn hóa hợp lý, trang bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại,
trên cơ sở đó, tạo ra năng suất lao động cao, hiệu quả kinh tế cao và nhịp độ


13
tăng trƣởng mạnh cho nền kinh tế nói chung. CDCC kinh tế bao gồm cải biến
kinh tế theo ngành, theo vùng lãnh thổ và cơ cấu các thành phần kinh tế.
CDCC kinh tế là vấn đề mang tính tất yếu khách quan và là một quá trình đi
lên từng bƣớc dựa trên sự kết hợp mật thiết các điều kiện chủ quan, các lợi thế
KT-XH, tự nhiên trong nƣớc, trong vùng, trong đơn vị kinh tế với các khả
năng đầu tƣ, hợp tác, liên kết, liên doanh về sản xuất, dịch vụ, tiêu thụ sản
phẩm của các nƣớc, các vùng và đơn vị kinh tế khác nhau.
Nền kinh tế vận hành theo các kiểu hay cơ chế khác nhau để phân bổ các
nguồn lực cho các ngành kinh tế. Sự phân bổ này đã tạo ra năng lực sản xuất
của các ngành. Quá trình này đồng thời cũng chịu ảnh hƣởng của cấu trúc nhu
cầu thị trƣờng. Những nhận định này đã đƣợc khẳng định từ các lý thuyết về
cơ cấu và CDCC kinh tế.

Ngô Doãn Vịnh (2005) [17] cho rằng “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
là sự thay đổi tỷ lệ thành phần trong cơ cấu ngành kinh tế từ trạng thái này
sang trạng thái khác nhằm có đƣợc sự phát triển tốt hơn, hiệu quả hơn”.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là quá trình phát triển của các ngành
kinh tế dẫn đến sự tăng trƣởng khác nhau giữa các ngành đó và làm thay đổi
mối quan hệ tƣơng quan giữa chúng so với thời điểm trƣớc đó. Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ngành là sự thay đổi tỷ trọng của các ngành hợp thành nền kinh
tế. Khi nguồn lực di chuyển đến một ngành sẽ tạo tác động đến đầu ra của
ngành (nhƣ sản lƣợng năng suất lao động) dẫn đến thay đổi tỷ trọng của
ngành so với trƣớc, đồng thời tác động tới tăng trƣởng năng suất của tổng thể
nền kinh tế. Một kết quả nữa của quá trình di chuyển nguồn lực đó là làm thay
đổi cơ cấu của chính bản thân nó (vốn, lao động) giữa các ngành. Nói cách
khác, sự di chuyển một yếu tố sản xuất có thể vừa làm thay đổi cơ cấu ngành,
vừa làm thay đổi cơ cấu chính nguồn lực đó.
Mặc dù khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế đƣợc hiểu theo nhiều


14
cách tiếp cận khác nhau, song ý nghĩa chung nhất thì chuyển dịch cơ cấu kinh
tế luôn gắn liền với sự thay đổi mang tính dài hạn và mối quan hệ giữa các bộ
phận cấu thành của nền kinh tế. Theo thời gian khi nền kinh tế vận động và
phát triển thì các bộ phận và các kiểu cơ cấu đó cũng thay đổi. Do đó cơ cấu
kinh tế đƣợc hiểu là tổng thể những mối quan hệ về số lƣợng và chất lƣợng
giữa các bộ phận cấu thành đó trong một thời gian và trong những điều kiện
kinh tế-xã hội nhất định (Vũ Tuấn Anh, 1982) [2]. Mối quan hệ về số lƣợng
giữa các bộ phận cấu thành có thể biểu hiện qua tỷ trọng của mỗi ngành đóng
góp trong tổng sản phẩm quốc nội chung (GRDP) của nền kinh tế địa phƣơng
xét theo đầu ra; qua đó làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng tăng trƣởng của nền
kinh tế (Bùi Quang Bình, 2010) [5].
Theo cách phân ngành kinh tế cấp I của Tổng cục Thống kê, nền kinh tế

Việt Nam có ba ngành lớn, bao gồm: nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây
dựng, dịch vụ. Đây cũng chính là ba ngành lớn nhất và tạo ra toàn bộ sản
lƣợng hay GDP của nền kinh tế. Cơ cấu ngành này quyết định năng lực sản
xuất và tăng trƣởng của nền kinh tế.
Quá trình thay đổi của cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái
khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với môi trường và điều kiện phát
triển gọi là sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế [15]. Chuyển dịch cơ cấu
ngành không chỉ là thay đổi về số lƣợng các ngành, tỷ trọng của mỗi ngành
mà còn bao gồm sự thay đổi về vị trí, tính chất mối quan hệ trong nội bộ cơ
cấu ngành. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành phải dựa trên cơ sở một cơ cấu
hiện có và nội dung của sự chuyển dịch là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc
chƣa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu
cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn.
Để đánh giá sự CDCC có nhiều cách để đo lƣờng khác nhau. Từ góc độ
tổng cung có thể sử dụng cách đo lƣờng sự thay đổi của tỷ trọng của mỗi bộ


×