Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

“Một số biện pháp giáo dục giới tính cho nữ sinh lớp chủ nhiệm 11b4 và 11b1 trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 26 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của giải pháp:
1. Không gian: Sáng kiến được áp dụng thực hiện tại lớp 11B4, 11B1
trường THPT ....
2. Thời gian: Từ 15/09/2018 đến hết tháng 03/2019
3. Thực trạng của vấn đề:
Cùng với cấp độ báo động của tình trạng nữ sinh mang thai trên cả nước,
các chuyên gia cũng chỉ ra rằng đây cũng là mối lo ngại của rất nhiều quốc gia
khác trên thế giới, không chỉ riêng Việt Nam. Ngay ở trường THPT Sốp Cộp, ...,
từ năm 2008 (thời điểm chúng tơi chính thức nhận công tác tại trường) đến năm
2019, số nữ sinh mang thai ảnh hưởng tới việc học hành không có dấu hiệu
thun giảm. Theo một thống kê khơng đầy đủ (từ nguồn học sinh, từ các giáo
viên chủ nhiệm và qua tìm hiểu ở một số cơ sở y tế lân cận địa bàn huyện Sốp
Cộp), trung bình mỗi năm học có khơng dưới 10 trường hợp học sinh bị mang
thai ngoài ý muốn, hoặc phải nạo phá thai, hoặc phải lập gia đình dù cịn q
trẻ. Năm học 2017 - 2018, lớp 10B4 do tôi chủ nhiệm cũng có 03 trường hợp,
lớp 10B1 có 02 nữ sinh mang thai ngồi ý muốn và tảo hơn, phải bỏ học giữa
chừng. Khi biết thông tin này, chúng tôi đã thực sự bất ngờ, bối rối và sau đó là
cảm giác day dứt, ân hận. Ân hận vì giá chúng tơi quan tâm đến các em sớm
hơn, gần gũi, chia sẻ thì đã có thể phát hiện và giúp đỡ các em kịp thời, có thể
tránh được tình huống xấu nhất.
Từ đó, chúng tơi ln trăn trở tìm cách làm thế nào để khơng cịn tình
trạng đau lịng ấy xảy ra, ít nhất là trong lớp mình chủ nhiệm. Tuy nhiên, đây là
vấn đề khơng đơn giản, địi hỏi người GVCN phải thực sự tận tâm, thương yêu
học trò, đồng thời cũng phải đầu tư khá nhiều công sức, thời gian để tìm ra giải
pháp thích hợp. Và để tìm ra những giải pháp ấy, trước hết, chúng tôi đi vào tìm
hiểu nguyên nhân của thực trạng.
Thực trạng này cũng một phần xuất phát từ nạn tảo hơn cịn rơi rớt lại
trong tâm lí người dân tộc thiểu số, đặc biệt là ở những thôn bản xa trung tâm.
Tuy nhiên, tác động lớn nhất có lẽ phải kể đến đặc thù trong việc sinh hoạt và
học tập của học sinh miền núi: Đa phần các em đến từ các xã vùng sâu vùng xa:


Mường Lạn; Mường Lèo, Sam Kha; Nậm Lạnh… phải trọ học. Việc trọ học khá
phức tạp do không có sự quản lí sát sao từ phụ huynh và chủ nhà trọ, lại do tâm
lí lứa tuổi tị mị sống thử và dễ bị dụ dỗ, cả tin nên các em rất dễ sa ngã hoặc bị
lợi dụng. Đặc biệt là những năm gần đây, sự xuất hiện của một số cơng trình lớn
trên địa bàn đã làm nảy nở khá nhiều dịch vụ và tệ nạn xã hội, khiến các em nữ
ở độ tuổi tâm lí chưa chín chắn dễ dàng bị sa vào các cuộc vui, lâu dần hình
thành tâm lí thích hưởng thụ, xao nhãng học hành và rơi vào cạm bẫy lúc nào
không hay biết.
Đáng lo ngại và khá bất ngờ là đôi khi những trường hợp mang thai
ngồi ý muốn khơng chỉ rơi vào những em ham chơi, đua đòi mà còn rơi vào cả
những nữ sinh ngoan ngỗn, chăm học và có chí tiến thủ. Đó từng là lớp trưởng
1


một lớp (HS Tòng Thị Hiệu lớp 11B2, năm học 2017-2018), là một học sinh
giỏi (HS Giàng Thị Chữ lớp 10B2, năm học 2017-2018), một số HS tiên tiến
trong lớp 10B4 như Lị Thị Hồi, Lường Thị Vương năm học 2017- 2018), thậm
cả học sinh lớp chọn cũng phải bỏ học giữa chừng để kết hôn chui (Trường hợp
HS Quàng Thị Mai, Tòng Thị Thủy lớp 10B1 năm học 2017-2018)….
Vậy nguyên nhân không chỉ là do những cạm bẫy từ xã hội mà cịn do
chính các em thiếu kiến thức và hiểu biết về quan hệ tình dục, đặc biệt là thiếu
kĩ năng sống. Vì thế, chúng tơi thiết nghĩ, là một GVCN cũng như là mẹ, là chị
của các em ở trường, ngay từ bây giờ chúng ta cần cung cấp những kiến thức về
GDGT, về kỹ năng chăm sóc SKSS để các em hồn tồn chủ động trong mọi
tình huống, từ đó góp phần giảm thiểu tình trạng mang thai ngoài ý muốn.
4. Tổng quan về vấn đề:
4.1. Cơ sở pháp lý:
Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục
2005 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát
triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản

nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư
cách và trách nhiệm cơng dân”
Thơng báo 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp
tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và phương hướng phát triển
giáo dục phổ thông như sau: “Giáo dục phổ thông mới chỉ quan tâm nhiều đến
“dạy chữ”, chưa quan tâm đúng mức đến “dạy người”, kỹ năng sống và “dạy
nghề” cho thanh thiếu niên”
Như vậy, giáo dục HS không chỉ giáo dục trí tuệ, đạo đức mà cịn phải
giáo dục những kĩ năng mềm để các em phát triển tồn diện có thể làm chủ trong
mọi hoàn cảnh.
4.2. Cơ sở lí luận:
- Giáo dục giới tính là gì? GDGT là một thuật ngữ rộng miêu tả
việc giáo dục về giải phẫu sinh dục, sinh sản, quan hệ tình dục, SKSS, các quan
hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, tránh thai, và các khía cạnh
khác của thái độ tình dục lồi người. Những cách GDGT thơng thường là thơng
qua cha mẹ, người chăm sóc, các chương trình trường học và các chiến dịch sức
khoẻ cộng đồng.
GDGT có thể được miêu tả là "giáo dục tình dục," có nghĩa nó gồm việc
giáo dục về mọi khía cạnh của hoạt động tình dục, gồm cả thơng tin về kế hoạch
hố gia đình, sinh sản (khả năng sinh sản, tránh thai, sự phát triển của phôi
thai và thai nhi, tới sinh đẻ), cộng thêm thơng tin về mọi khía cạnh đời sống tình
dục của một cá nhân gồm: hình ảnh thân thể, khuynh hướng tình dục, cảm xúc
tình dục, các giá trị, đưa ra quyết định, thơng tin, hẹn hị, các quan hệ, các bệnh
lây truyền qua đường tình dục và làm sao để tránh chúng, và các biện pháp kiểm
soát sinh sản.
2


- Vì sao trẻ VTN dễ bị mang thai? Tuổi VTN là giai đoạn chuyển tiếp
quan trọng từ tuổi thiếu niên để bước vào tuổi người lớn. Chính trong giai đoạn

này, nhân cách, hành vi của trẻ đang được hình thành. Khi bước vào tuổi dậy
thì, trẻ có những chuyển biến lớn về tâm lý, thường hoang mang về thể chất,
muốn tìm tịi, khám phá về giới tính của mình và của những người khác giới.
Các em thường có những đặc tính chung như hay tị mị, dễ bị ảnh hưởng của
bạn đồng lứa trên các vấn đề tình dục, thiếu sự hiểu biết về thụ thai và khơng có
một nhận thức gì về việc sinh sản cũng như việc ngăn ngừa tránh thai.
Theo nhiều nghiên cứu xã hội, có những yếu tố ảnh hưởng đến việc tuổi
VTN bị mang thai ngồi ý muốn:
- Đời sống gia đình: Thống kê xác nhận rằng những trẻ VTN có quan hệ
tình dục trước tuổi thường xuất thân từ những gia đình có nhiều xáo trộn, và một
nền giáo dục với nhiều thiếu sót. Phần lớn những trẻ em sa ngã đều là nạn nhân
của một gia đình có nhiều đổ vỡ về mặt tinh thần, cụ thể là lối sống thiếu hòa khí,
thiếu cảm thơng chia sẻ và thương u giữa các thành viên trong gia đình. Nhiều
phụ huynh thờ ơ, khơng quan tâm đến đời sống tâm lý, tình cảm của con cái. Nói
đúng ra, cha mẹ, anh chị hoặc thầy cô đã chưa trở thành một người bạn thực sự
với các em, để chúng có thể tin tưởng và trơng cậy vào. Từ đó, chúng dám mạnh
dạn bày tỏ những mối lo âu, thắc mắc, hay xin những lời khuyên hữu ích giúp
chúng định hướng cuộc sống của mình. Có những em cảm thấy cơ đơn ngay
trong chính gia đình mình. Vì thế trẻ dễ nghe theo lời dụ dỗ ngọt ngào của người
khác, dễ bị áp lực đi vào chỗ “thử xem” và chuyện sa ngã chỉ là vấn đề thời gian.
- Thiếu sự hiểu biết: Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng sự thiếu hiểu
biết ở tuổi VTN về quan hệ tình dục trước hơn nhân, hay việc sống thử trước
hôn nhân, và đặc biệt là sự kém hiểu biết về chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, là
một trong những yếu tố dẫn đến việc thiếu niên mang thai.
Thêm vào đó, với những điều kiện sinh sống thuận lợi như đi học chung
xe, ở chung nhà trọ, xóm trọ, cùng ở lại trường buổi trưa, vv., các em sẽ dễ bị
kích thích về những nhu cầu tình dục. Vì vậy, nếu khơng được chuẩn bị, khơng
được dạy dỗ một cách đúng mức và có phương pháp, khi bước vào tuổi dậy thì,
các em sẽ dễ bị quật ngã vì sức ép của bản năng, những áp lực của chúng bạn,
cùng những áp lực của hoàn cảnh chung quanh.

- Sự cần thiết của việc GDGT đối với trẻ VTN: Gia đình, nhà trường và
xã hội đã làm gì giúp các em thoát khỏi những vướng mắc về GDGT?
Dù nhận thức rất rõ sự cần thiết của việc GDGT cho HS nhưng cho đến
nay bộ môn này vẫn chưa được đưa vào giảng dạy chính thức trong nhà trường.
Và một khi chưa được giáo dục một cách bài bản, khoa học thì các em vẫn sẽ tự
tìm hiểu giữa vô vàn những kiến thức không được kiểm định, thậm chí tự bng
xi theo bản năng, bất chấp hậu quả lâu dài. Vì vậy, trong khi chờ đợi bộ mơn
này chính thức được giảng dạy, GVCN hãy là người cung cấp cho các em
những kiến thức cơ bản nhất.
3


II. Lí do chọn đề tài:
Bị mang thai ở tuổi vị thành niên là một trong những trở ngại, khó khăn
nhất mà một người trẻ có thể vướng phải, nhất là khi cịn ngồi trên ghế nhà
trường. Tình trạng này rất dễ tạo ra sự khủng hoảng về tình cảm, và làm cản trở
việc học hành của các em. Đáng lo ngại thay, thực trạng này đang diễn ra ngày
một nhiều và tạo ra những hệ lụy khôn lường.
Theo báo cáo từ Vụ Sức khỏe Bà mẹ & Trẻ em - Bộ Y tế công bố vào
cuối năm 2017, mỗi năm nước ta có khoảng 250.000 – 300.000 ca phá thai được
báo cáo khiến nhiều người khơng khỏi giật mình. Trong đó có đến 60% - 70% là
sinh viên, học sinh, chủ yếu ở độ tuổi 15- 19.
Giáo sư Hoài Đức lo ngại tình trạng phá thai ở người trẻ ngày càng gia
tăng. Nghiên cứu của bà và các đồng nghiệp từng chỉ ra tình trạng nạo phá thai
ở VTN Việt Nam cao hơn nhiều nước trong khu vực và đứng thứ 5 trên thế giới.
Những con số này đủ làm chúng ta, những người làm công tác giáo dục
phải giật mình. Tuy nhiên, theo đánh giá chủ quan của cá nhân, chúng tôi cho
rằng những con số thống kê của các trung tâm hay những trường hợp phát hiện
nữ sinh mang thai ngoài ý muốn trên đây chỉ là con số bề nổi, con số thực tế có
thể khơng dừng lại ở đó bởi đa phần trẻ VTN nạo phá thai trong tâm lí xấu hổ

và hoảng sợ nên lựa chọn hàng đầu của các em là đến các cơ sở tư nhân, khơng
cần biết tay nghề, trình độ của nhân viên y tế, phó mặc tính mạng và tương lai
sinh sản của mình cho một người lạ bất kì. Và vì vậy, cịn biết bao nữ sinh của
chúng ta đã và đang âm thầm tìm đến những cơ sở giết người ấy, liệu có “ thống
kê” được hết?
Việc mang thai khi còn mang áo đồng phục học trò dẫn đến những mặc
cảm xấu hổ, sợ hãi, và khiến các em chịu nhiều áp lực ở môi trường sống và học
tập. Sự căng thẳng của một trẻ em khi phải báo tin này cho cha mẹ khiến điều
này trở nên bất khả thi; Nhiều em đã quá xấu hổ khiến khơng bao giờ nghĩ đến
việc tìm sự giúp đỡ, dù đó là người thân nhất. Ở tuổi VTN, tuy các em đã nhận
được một số kiến thức về đời sống tình dục từ học đường hay trong gia đình,
các em vẫn chưa hoàn toàn thấu hiểu những thực tại về thai nghén. Và khi lâm
vào tình cảnh này, các em cũng khơng thể dự tính cho cuộc sống sau này của
mình với sự ra đời của một hài nhi. Vì thế, việc các em quyết định tiếp tục duy
trì hay chấm dứt mang thai là một quyết định rất khó khăn. Dù là lựa chọn nào
đi chăng nữa thì cũng để lại những hậu quả khôn lường và trong trường hợp nào
cũng dễ trở thành gánh nặng cho xã hội. Phải nghe, nhìn những cảnh ngộ vừa
đáng giận vừa đáng thương như thế, là thầy cô, chúng ta hẳn khơng tránh khỏi
cảm giác đau lịng.
Năm học 2017 - 2018, trường THPT ... có 88 HS bỏ học, trong số đó có
tới 51 HS bỏ học tảo hơn (trong đó có khơng ít HS nữ mang thai ngồi ý muốn).
Riêng ở 02 lớp do chúng tôi chủ nhiệm là: 10B4 có 03 trường hợp, lớp 10B1 có
02 nữ sinh mang thai ngồi ý muốn và tảo hơn, phải bỏ học giữa chừng. Khi
biết thông tin này, chúng tôi đã thực sự bất ngờ, bối rối và sau đó là cảm giác
4


day dứt, ân hận. Ân hận vì giá chúng tơi quan tâm đến các em sớm hơn, gần gũi,
chia sẻ thì đã có thể phát hiện và giúp đỡ em kịp thời, có thể tránh được tình
huống xấu nhất. Đây không chỉ là một gánh nặng, thách thức lớn cho cơng tác

dân số nước ta, mà cịn ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục đặc biệt là trong
việc duy trì sĩ số học sinh của nhà trường.
Là những giáo viên nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, khá gần gũi với
học trò và cũng đã từng nếm trải cảm giác đau đớn, xót xa khi phải mất đi
những HS thân yêu do các em mang thai ngoài ý muốn, phải dở dang học tập,
lập gia đình và luẩn quẩn trong vịng mưu sinh, chúng tơi đã trăn trở tìm cách
làm thế nào để giúp các em còn lại? Sau những thử nghiệm và kinh nghiệm,
chúng tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến “Một số biện pháp giáo dục giới tính
cho nữ sinh lớp chủ nhiệm 11B4 và 11B1 trường THPT ...” để đồng nghiệp
cùng tham khảo và trao đổi, nhằm tìm ra những giải pháp tốt nhất hạn chế tối đa
tình trạng nữ sinh mang thai và những hệ lụy khôn lường.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
- Phạm vi: Đề tài được áp dụng ở lĩnh vực giáo dục trong công tác chủ
nhiệm lớp.
- Đối tượng nghiên cứu là HS lớp 11B4 và 11B1 trường THPT .... Đây 2
lớp mà trong năm lớp 10 và hè đã có tới nhiều HS nữ bỏ học vì tảo hơn và mang
thai ngồi ý muốn.
Tuy nhiên đề tài chỉ bó hẹp phạm vi nghiên cứu ở HS nữ vì đây là đối tượng
bị mang thai, đối tượng gánh chịu hậu quả nặng nề từ việc thiếu kiến thức về
GDGT. Thiết nghĩ, việc thu hẹp đối tượng nghiên cứu như thế sẽ làm cho vấn đề
có tính khả thi cao hơn.
VI. Mục đích nghiên cứu:
- Đối với GV: Giúp GVCN có thêm kinh nghiệm trong công tác chủ
nhiệm. Nắm bắt được tâm tư, tình cảm, hồn cảnh cũng như những thuận lợi và
khó khăn của các em HS nữ để có biện pháp giáo dục đúng đắn, kịp thời. Cung
cấp những kiến thức về giới tình nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng nữ sinh mang
thai ngồi ý muốn, tảo hơn. Đồng thời đề tài cũng có thể trở thành chủ đề thảo luận
trong tổ nhóm, nhà trường từ đó đi vào áp dụng thực tế, đưa thành tích của lớp đi
lên và giúp HS phát triển tồn diện, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục do
nhà trường và Ngành giáo dục đề ra.

- Đối với HS: Có thêm kiến thức về giới tính, SKSS để chủ động xử lí
những tình huống gặp phải trong cc sống. Hạn chế tối đa việc HS nữ mang
thai ngoài ý muốn, giúp các em có lối sống trong sáng, lành mạnh, tự tin, chủ
động, tích cực hơn trong cuộc sống và học tập... Từ đó, để các em hồn thiện
nhân cách của mình. Đồng thời giúp cho tập thể lớp trở nên vững mạnh, đồn
kết, đạt nhiều thành tích.

5


PHẦN NỘI DUNG
I. Thực trạng của giải pháp đã biết:
1. Thực trạng của vấn đề trước khi thực hiện giải pháp mới:
Trong năm học 2017 - 2018, chúng tôi đã sử dụng một số biện pháp mà
nhiều giáo viên chủ nhiệm trong trường áp dụng để giáo dục HS, đặc biệt là HS
nữ lớp chủ nhiệm như sau:
* Về phía giáo viên chủ nhiệm:
- Tuyên truyền ý thức, lối sống lành mạnh cho học sinh.
Trong một số tiết sinh hoạt lớp, sau khi đã triển khai xong các công việc
chung của lớp. Chúng tôi đã tiến hành tuyên truyền, nhắc nhở chung cho tất cả
học sinh về ý thức, lối sống lành mạnh trong sinh hoạt hàng ngày.
- GVCN nhắc nhở HS nữ của lớp tham gia câu lạc bộ bạn gái tiêu biểu
của trường.
GVCN cho HS đăng kí tham gia Câu lạc bộ bạn gái tiêu biểu của nhà
trường ( Điều kiện tham gia là những nữ sinh trong gia đình sinh con một bề là
nữ). Sau đó u cầu những HS có tên trong danh sách theo dõi lịch hoạt động
của Câu lạc bộ để tham gia đầy đủ.
- Tiến hành vào vận động những nữ sinh mang thai quay trở lại
trường học:
Chúng tôi tiến hành điều tra về những HS nữ đã bị mang thai ngoài ý muốn

qua các bạn trong lớp về hồn cảnh gia đình, ngun nhân dẫn đến việc có thai
đó là gì? Tiếp đến, chúng tơi tìm hiểu rõ về địa chỉ của những HS nữ này và
cùng một số HS nữ trong lớp đến tận nhà vận động các em quay trở lại lớp.
Khảo sát GVCN về việc GDGT cho học sinh:
- Số GV được khảo sát: 08 GVCN khối 11 ở trường THPT ... (không
bao gồm tác giả đề tài).
Bảng 1: Khảo sát GVCN về việc GDGT cho học sinh:
Số GV khảo
sát

Tỉ lệ %

8

100

1 - Rất quan tâm

1

12,5

- Có quan tâm

3

37,5

- Không quan tâm


4

50

Thực hiện GDGT

8

100

3

37,5

TT

Nội dung khảo sát
Quan tâm GDGT

2 - Có

6


- Khơng

5

62,5


Hình thức giáo dục giới tính

8

100

- Tun truyền

5

62,5

3 - Sân khấu hóa

1

12,5

- Lồng ghép trong tiết sinh hoạt

1

12,5

- Hình thức khác

1

12,5


Mục đích của GDGT

8

100

- Cung cấp kiến thức vê giới tính cho HS

6

75

2

25

- Tạo ra “tình huống có vấn đề” để HS giải
quyết.

0

0

GDGT riêng cho HS nữ

8

100

0


0

- Không

8

100

Mức độ thu hút HS về việc GDGT

8

100

6 - Mức độ cao

0

0

- Mức độ TB

3

37,5

- Mức độ thấp

5


62,5

Hiệu quả của GDGT

8

100

0

0

- Hiệu quả trung bình

3

37,5

- Hiệu quả thấp

5

62,5

4 - Tạo sân chơi lành mạnh

5 - Có

7 - Hiệu quả cao


Nhận xét: Như vậy, sự quan tâm đến việc GDGT của GVCN chưa nhiều,
chưa thực sự đi vào chiều sâu; đơi khi cịn qua loa, hình thức. Đa phần GVCN
vẫn cịn làm theo hình thức tuyên truyền, nhắc nhở chung chung, thiếu đi tính
hấp dẫn, lơi cuốn HS; GVCN cịn xem nhẹ việc GDGT đặc biệt là HS nữ. Từ đó
dẫn đến HS thiếu kiến thức về giới tính, hạn chế về kĩ năng sống.
* Về phía HS
Trên thực tế HS nữ là đối tượng gánh chịu hậu quả nặng nề từ việc thiếu kiến
thức về GDGT. Hơn nữa, các em chưa chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính,
cũng khơng hứng thú với các hình thức GDGT mà GVCN đã thực hiện, còn e
dè, né tránh khi đề cập đến vấn đề giới tính. Để có minh chứng cụ thể về những
thực trạng trên, khi thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tiến hành một số khảo sát
đối với HS nữ về việc tìm hiểu kiến thức giới tính.
7


* Số HS được khảo sát: 35 HS nữ ở 04 lớp 11B1, 11B4 của trường
THPT ... năm học 2018 – 2019.
* Hình thức khảo sát:
- Dùng phiếu điều tra.
- Số lượng HS được khảo sát: 35 HS nữ (02 lớp 11B1 va 11B4).
* Kết quả khảo sát
Bảng 2: Khảo sát HS
TT

Nội dung khảo sát

Số HS khảo
sát


Tỉ lệ %

35

100

3

8,6

12

34,3

- Không quan tâm

20

57,1

Em có chủ động tìm hiểu về kiến thức
giới tính khơng?

35

100

3

8,6


- Thỉnh thoảng

10

28,6

- Khơng

22

62,8

Theo em việc GDGT có cần thiết hay
khơng?

35

100

- Rất cần thiết

5

14,3

10

28,6


- Khơng cần thiết

20

57,1

Em có chia sẻ khó khăn gặp phải
về vấn đề giới tính với thầy cơ
khơng?

35

100

- Có

5

14,3

- Khơng

30

85,7

Em có hứng thú với các biện pháp
GDGT cũ mà GVCN đã thực hiện
khơng?


35

100

- Có

7

20

Em có quan tâm đến kiến thức giới tính
không?
- Rất quan tâm
1 - Quan tâm

2 - Thường xuyên

3 - Cần thiết

4

5

8


- Khơng

28


80

- Theo em GVCN có nên đa dạng hóa
các hình thức GDGT hay khơng?

35

100

30

85,7

5

14,3

6 - Có
- Khơng

Nhận xét: Qua khảo sát HS chúng tôi thấy rằng: Đa số các em đều thấy
được sự cần thiết của kiến thức giới tính. Tuy nhiên, nhiều em chưa quan tâm,
chưa chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính hoặc nếu có tìm hiểu thì từ những
nguồn chưa tin cậy. Mặt khác, biện pháp GDGT mà GVCN đã thực hiện cịn
hình thức, chưa tạo được hứng thú với các em và các em cũng thực sự mong
muốn GVCN đa dạng hóa hình thức GDGT để các em có thêm kiến thức bổ ích
và kĩ năng để chuẩn bị hành trang vào đời.
2. Những điều kiện, nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề cần giải quyết và
nguyên nhân.
* Thuận lợi:

- Ban giám hiệu nhà trường, Đồn thanh niên quan tâm, khuyến khích và
tạo mọi điều kiện;
- Bản thân chúng tơi đều đã có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm;
- HS nữ trong 02 lớp cơ bản là ngoan, đa số đều có ý thức trong học tập và
rèn luyện.
* Khó khăn:
- Một số HS nữ do tâm lý e ngại, xấu hổ nên không chia sẻ với GVCN;
- Một số HS chưa tích cực tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ bạn gái tiêu biểu
của trường;
- Các em HS nữ đã mang thai thường là sẽ phải tảo hơn sớm, khó có cơ hội
quay trở lại trường học. Các em thường xấu hổ và nếu có đến lớp thì nhiều bạn
phải đi bỏ thai, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lí và kết quả học tập;
- Đa số các em đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số, đi học xa nhà, phải
ở trọ nên sự kết hợp giáo dục giữa gia đình và GVCN cịn nhiều hạn chế.
* Nguyên nhân:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Các em chưa được giáo dục một cách bài bản, khoa học những kiến thức
về giới tính, SKSS.
+ GVCN chỉ tuyên truyền nhắc nhở chung chung, có mặt cả tập thể lớp nên
các HS nữ thường e ngại, xấu hổ, không chia sẻ với GVCN những khó khăn,
vướng mắc nhất là những vấn đề tế nhị, khó nói về giới tính.
9


+ Do điều kiện hoạt động của Câu lạc bộ bạn gái tiêu biểu của nhà trường
nên số lượng nữ sinh của lớp tham gia rất ít, mỗi lớp chỉ một nữ sinh, có lớp cịn
khơng có HS nào. Hơn nữa, hoạt động của Câu lạc bộ cũng chưa thường xuyên,
chưa thu hút được các em.
+ Do điều kiện xa nhà, đa số các em phải ở trọ, khơng có sự quản lí, bảo
ban của gia đình nên dễ bị cám dỗ lôi kéo dẫn đến sa ngã, mang thai ngồi ý

muốn. Một số phụ huynh phó mặc việc giáo dục cho nhà trường, thiếu sự quan
tâm đến con cái.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Năng lực và thời gian của GVCN còn hạn chế.
+ HS còn hổng kiến thức về giới tính, thiếu những kĩ năng cơ bản để xử lí
những tình huống, khó khăn kh gặp phải.
+ Hơn nữa, một số HS nữ cịn bng thả, dễ dãi trong lối sống. Nhiều em
cịn có tâm lí sống thử, chưa ý thức được hậu quả nặng nề của việc mang thai
ngoài ý muốn ở độ tuổi VTN.
Mặc dù đã sử dụng các biện pháp trên nhưng hiệu quả mang lại không cao.
Trong năm học 2017- 2018, lớp 10B4 và 10B1 có 06 HS nữ bỏ học trong đó có
05 HS bỏ học vì mang thai ngồi ý muốn. Điều này đã khiến những GVCN như
chúng tôi lo lắng, trăn trở tìm cách làm thế nào để giúp các em cịn lại khơng rơi
vào tình cảnh trên? Sau những thử nghiệm và kinh nghiệm, chúng tôi mạnh dạn
đề xuất sáng kiến “Một số biện pháp giáo dục giới tính cho nữ sinh lớp chủ
nhiệm 11B4 và 11B1 trường THPT ...” để đồng nghiệp cùng tham khảo và trao
đổi, nhằm tìm ra những giải pháp tốt nhất hạn chế tối đa tình trạng nữ sinh mang
thai và những hệ lụy khôn lường.
II. Nội dung sáng kiến:
1. Bản chất của giải pháp mới:
Sau khi tiến hành áp dụng những biện pháp trên, chúng tơi nhận thấy tình
hình của lớp khơng có nhiều tiến triển, việc HS nữ bỏ học vì có thai ngồi ý
muốn vẫn tồn tại khá nhiều. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thêm một số biện
pháp như sau:
1.1. Thành lập Câu lạc bộ Nữ sinh tại lớp.
* Mục đích:
Để định hướng tốt nhất cho lứa tuổi VTN về lĩnh vực GDGT, việc lắng
nghe ý kiến, nhu cầu của chính các em rất quan trọng. Việc thành lập Câu lạc bộ
(CLB) nữ sinh tại lớp giúp GVCN có nhiều thời gian và cơ hội để chia sẻ những
vấn đề tế nhị mà đa phần các em nữ sinh khó nói trước mặt bạn khác giới.

Thông qua những buổi sinh hoạt nhằm giúp trang bị cho các em những kiến
thức, kĩ năng về tâm lí tuổi mới lớn từ đó các em sẽ tự tin hơn trong giao tiếp và
trong việc xử lý tình huống. Yêu cầu các em HS nữ tham gia đầy đủ. Nội dung
10


và cách thức sinh hoạt của CLB đã được chúng tôi thực hiện theo chủ đề từng
tháng vào buổi chiều.
- Nội dung sinh hoạt:
Stt

Nội dung
1 Giáo dục tình bạn.

1
2 Giáo dục tình yêu
2 trong sáng.
3 Những thay đổi ở
3 lứa tuổi VTN.
4 Các nguy cơ gặp
4 phải ở lứa tuổi vị
thành niên.
4 Chăm sóc sức
5 khỏe sinh sản cho
nữ sinh tuổi VTN
6 Tìm hiểu luật hơn
6 nhân và gia đình.

Phương pháp


Thời gian

- Phỏng vấn.
- Trò chơi.

Tuần 3
tháng 09/2018

- Thi xử lý tình
huống.
- Trị chuyện.
- Hỏi - đáp
- Trình chiếu hình
ảnh
- Đàm thoại gợi
mở
- Thảo luận xử lí
tình huống
- Đàm thoại gợi
mở.

Tuần 3
tháng 10/2018

- Phỏng vấn.
- Thi xử lí tình
huống.
- Trị chơi.
7 Phịng chống nạn - Xem video
7 tảo hơn

- Hỏi- đáp

Tuần 3
tháng 11/2018
Tuần 3
tháng 12/2018

Người thực
hiện
GVCN
và thành viên
câu lạc bộ.
GVCN
và thành viên
câu lạc bộ.
GVCN
và thành viên
câu lạc bộ
GVCN
và thành viên
câu lạc bộ

Tuần 3
tháng 01/2019

GVCN
và thành viên
câu lạc bộ

Tuần 03

tháng 02/2019

GVCN
và thành viên
câu lạc bộ

Tuần 3
tháng 03/2019

GVCN
và thành viên
câu lạc bộ

Lưu ý: Nội dung sinh hoạt Câu lạc bộ nữ sinh được biên soạn trong
cuốn cẩm nang ( Phần 1 - Phụ lục 01)
Đây là nơi gặp gỡ, trò chuyện tâm tình giữa cơ và trị, giữa trị và trị cũng
như buổi trò chuyện giữa mẹ con, chị em trong nhà. Muốn đạt được mục đích
này, trước hết GVCN phải tạo được niềm tin yêu, kính trọng và cảm giác thân
thiện, gần gũi cho HS. Khi có cảm giác này, các em mới có được cảm giác an
tồn khi thổ lộ những điều thầm kín.
Với kĩ năng mềm của mình, GVCN tìm cách khơi gợi để các em tự thổ lộ
những chuyện riêng tư, đặc biệt hướng các em đến việc chia sẻ những vấn đề
trong quan hệ bạn bè, trong tình u (nếu có); từ đó tìm cách tư vấn tâm lí cho
11


các em. Tuy nhiên, để có được sự chia sẻ này, GVCN cần có thời gian tham gia
nhiều hơn vào những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống thường ngày của các
em. Chỉ khi trở thành “người bạn” chân thành, chúng ta mới có thể thâm nhập
vào thế giới riêng tư nhiều góc khuất và cũng lắm bất ngờ của tuổi mới lớn.


Hình ảnh sinh hoạt câu lạc bộ nữ sinh ở 2 lớp

* Cách thức tiến hành:
- Quy định sinh hoạt một lần/tháng vào thời gian khác buổi học chính
khóa. Ở mỗi buổi sinh hoạt, chúng tơi thường tổ chức một cách thoải mái, có
các hình thức hấp dẫn, vui nhộn để các em hứng thú: Ví dụ chơi trị chơi, thi xử
lí tình huống trong tình u và trong quan hệ bạn bè, GVCN cũng chuẩn bị một
vài món quà nhỏ dành cho người thắng cuộc. />v=6KRj2U38er8
- Xen kẽ giữa những buổi sinh hoạt, tôi cho các em xem những bài báo,
clip về tình trạng mang thai ngồi ý muốn và tác hại của việc nạo phá thai. Tác
động mạnh của hình ảnh sẽ khiến các em ghi nhớ lâu hơn và thấm thía hơn là
những lời giáo huấn giáo điều.
Giải pháp này khá phù hợp với những nữ sinh, khi đa số các em còn trong
sáng, hồn nhiên, mới được mở rộng các mối quan hệ, nhiều em mới bắt đầu
cuộc sống tự lập, xa nhà. Trang bị cho các em những kiến thức về tâm lí tuổi
mới lớn thông qua các buổi sinh hoạt khá thoải mái như thế này sẽ làm các em
tự tin hơn trong giao tiếp và trong việc xử lý tình huống. Sau nhiều buổi sinh
hoạt của HS, chúng tôi nhận thấy các em dần mất đi sự rụt rè, e ngại, thân thiết
với GVCN và bạn cùng lớp hơn, từ đó cũng dễ dàng thổ lộ những vấn đề thầm
kín, đồng thời kỹ năng sống của các em cũng được cải thiện một cách đáng kể.
12


Hình ảnh sinh hoạt câu lạc bộ nữ sinh ở 02 lớp

* Ưu điểm, hạn chế:
- Ưu điểm: Qua hoạt động của câu lạc bộ, chúng tôi nhận thấy các em rất
hào hứng, tham gia đầy đủ, tích cực. Tính cách của các em cũng thể hiện khá rõ
qua hoạt động tập thể, cởi mở hơn, gần gũi bạn và cô giáo hơn, không nhút nhát,

sợ sệt như lúc đầu, rút ngắn khoảng cách giữa cơ và trị, thân thiện hơn với bạn
bè, chủ động chia sẻ tâm tư tình cảm... Từ đây, tơi thấy mình có thể nắm bắt
được nguyện vọng của từng HS nữ và tập thể lớp cũng thân thiết, hòa đồng hơn
rất nhiều.
- Hạn chế: GVCN phải chuẩn bị tổ chức sinh hoạt khác buổi và mất nhiều
thời gian, phải đầu tư nhiều công sức trong việc tìm kiếm tài liệu, tổ chức thực
hiện…
* Kết quả:
+ Đã thành lập được câu lạc bộ nữ sinh ở 02 lớp chủ nhiệm.
+ Đã tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ nữ sinh của lớp tại nguồn:
/>+ Đã biên soạn cuốn cẩm nang về GDGT và phát cho các em làm tài liệu
tham khảo dùng trong sinh hoạt câu lạc bộ.
+ Có sự tham gia đầy đủ, nhiệt tình của các HS nữ trong lớp.
+ Đa số các em HS nữ đã cởi mở, trải lòng, chủ động chia sẻ những khó
khăn mà các em gặp phải về những vấn đề tình bạn, tình u, giới tính, SKSS.
Tạo được một mơi trường chan hịa, ấm áp, thân thiện giữa cơ và trị.
1.2. Phát hiện những đối tượng “có vấn đề” để tìm cách quan tâm,
theo dõi và chia sẻ kịp thời.
* Mục đích:
Việc phát hiện những HS đang có vấn đề về tình u, về tâm, sinh lí…
giúp GVCN có những phương cách quan tâm đúng đắn và giúp đỡ các em kịp
thời, tránh được những hậu quả đáng tiếc. Tuy nhiên, do tâm lí lứa tuổi, đặc biệt
13


với đa phần nữ sinh miền núi tính tình nhút nhát thì việc này là tương đối khó.
Vậy, GVCN sẽ “ phát hiện” như thế nào?
* Cách thức tiến hành:
- Trước hết, tôi xây dựng một đội ngũ “tai mắt” đắc lực, đó chính là những
học sinh trong lớp. Các em là người cùng lứa tuổi, cùng đặc điểm tâm sinh lí, lại

có điều kiện ăn, ở và học tập cùng nhau nên các em sẽ là người nắm bắt thông
tin về nhau sớm nhất, đúng nhất. Khi phát hiện những mối quan hệ có biểu hiện
quá đà, GVCN sẽ tìm cách can thiệp khéo léo từ cấp độ tâm sự, phân tích đến
cấp độ nhờ sự can thiệp từ gia đình, nếu cần thiết.
- Tiếp đến nắm bắt tâm tư, tình cảm của HS qua Facebook. Đa phần các
em đều sử dụng Facebook và hầu hết các em đều giãi bày tâm tư, tình cảm cũng
như các mối quan hệ của mình trên mạng xã hội. Vì vậy, việc dõi theo các em
qua kênh thông tin này khá đơn giản và khơng lo “rút dây động rừng”.
- Ngồi ra, với điều kiện trọ học xa nhà của đa số nữ sinh miền núi, chúng
tôi cũng thường xuyên đến chơi và thăm các em tại nhà trọ, trước hết để xem
tình hình ăn, học, sinh hoạt, tạo mối quan hệ thân mật, gần gũi, sau đó là nhằm
tạo mối dây liên lạc với chủ nhà trọ để nếu có vấn đề gì bất thường, GVCN sẽ
nhận được thơng báo từ chính họ.
- Tuy nhiên, để giáo dục và hiểu hơn về các em, không thể không nghĩ đến
sự hỗ trợ và hợp tác từ gia đình HS. Lưu số điện thoại của phụ huynh, thường
xun trao đổi (có thể thơng qua Ban chấp hành Hội phụ huynh lớp) cũng là
cách GVCN phát hiện ra những trường hợp đặc biệt, cần được quan tâm.
*Ưu điểm, hạn chế:
- Ưu điểm: Phát hiện nhanh những đối tượng nữ sinh "có vấn đề" để can
thiệp kịp thời.
- Hạn chế: GVCN phải thật sự tâm huyết, nhiệt tình dành nhiều thời gian,
cơng sức thì mới thực hiện được.
* Kết quả thực hiện:
- Với cách làm này, chúng tơi đã phát hiện trong lớp có 2 cặp đang yêu
nhau, các em rất quấn quýt, tình cảm. Với những HS nữ đang yêu này, chúng tôi
gặp riêng để tâm sự, khuyên các em giữ tình yêu trong sáng, lành mạnh. Từ đó
các em cũng đã biết giữ khoảng cách và tập trung vào việc học hơn.
- Nhờ việc tìm hiểu những đối tượng có vấn đề này mà chúng tôi đã kịp
thời phát hiện được 3 trường hợp nữ sinh thường xuyên đi chơi đêm với bạn
khác giới, lại là những đối tượng không tốt. GVCN đã báo với gia đình cho các

em học xong đi xe khách về ở nhà với gia đình để phụ huynh quản lí, khơng ở
trọ nữa. Đồng thời chúng tơi cũng chỉ cho các em thấy những cạm bẫy, những
kẻ xấu để các em tỉnh táo, không bị lợi dụng, xa ngã.
1.3. Đề nghị Ban nữ công nhà trường phối hợp với Trung tâm y tế
huyện mở các buổi tư vấn về chăm sóc SKSS vị thành niên.
14


* Mục đích:
Để các HS nữ có thêm những kiến thức bổ ích từ những chuyên gia, cán bộ
y tế, dân số, các em có cái nhìn tồn diện, sâu sắc về những vấn đề có liên quan
đến GDGT, SKSS, tảo hơn, li hơn, dân số, bạo lực gia đình… đã và đang diễn ra
trên đia bàn huyện, tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.
* Cách thức tiến hành:
- Chúng tôi đề nghị với ban nữ công nhà trường mời cán bộ của Trung tâm
y tế mở các buổi tư vấn về chăm sóc SKSS vị thành niên.
- Tiếp đến GVCN thông báo thời gian tổ chức buổi tư vấn tới câu lạc bộ nữ
sinh của lớp. Các em cũng được nhân viên y tế tư vấn về việc tránh thai, việc
quan hệ tình dục an tồn,…; Các em được xem hình ảnh, clip về những ca nạo
phá thai ở tuổi vị thành niên; Đồng thời, các em được trả lời trực tiếp, cặn kẽ
những thắc mắc liên quan đến vấn đề SKSS một cách khoa học nhất.

Ảnh: Cô chủ nhiệm câu lạc bộ phổ biến
hoạt động

Ảnh: Ông Vừ Pó Ly - Phó phịng Trung tâm y
tế - dân số huyện ...

* Ưu điểm, hạn chế:
- Ưu điểm: Các em được cung cấp thêm những kiến thức bổ ích về giới

tính và hứng thú với những vấn đề mà cán bộ y tế đề cập. Sau mỗi buổi tư vấn
như thế, đa phần các em có thêm kiến thức thực tế và biết cách chăm sóc bản
thân tốt hơn.
- Hạn chế: Tuy nhiên, một việc làm bổ ích như thế nhưng chỉ được tổ chức
với tần suất mỏng thì chưa đủ tác động mạnh để có những thay đổi tích cực. Vì
vậy, tơi cho rằng cần nhân rộng cách làm này trong những năm học tới.
* Kết quả thực hiện:
Trong năm học 2018-2019, Nữ công nhà trường đã phối hợp với Trung tâm
y tế và dân số huyện tổ chức được 2 buổi tư vấn về GDGT, SKSS... Trong các
buổi tư vấn này, cá nhân tôi là người trực tiếp tham dự và tham gia một nội
15


dung tư vấn do Ban chấp hành Nữ công phân công, tôi nhận thấy các em thực
sự hứng thú với những kiến thức bổ ích và những vấn đề thầm kín trong cuộc
sống giới nữ, đặc biệt là biết cách chăm sóc bản thân về vấn đề SKSS.
Tuy nhiên, trong khi chờ đợi những hành động tích cực từ các cấp quản lí,
là GVCN chúng ta hãy hành động ngay bây giờ!
1.4. Giáo dục kỹ năng mềm để xử lý tình huống.
* Mục đích:
Kỹ năng sống có thể được hiểu là các kỹ năng thiết thực để ứng phó trong
những tình huống xảy ra hằng ngày, bao gồm hàng loạt các kỹ năng như: kỹ
năng nhận biết vấn đề và nguy cơ; kỹ năng giao tiếp tự nhận thức; kỹ năng giải
quyết vấn đề và ứng phó tình huống một cách linh hoạt, sáng tạo; kỹ năng xác
định giá trị; kỹ năng ra quyết định; kỹ năng kiên định, xử lý căng thẳng…Vì
vậy, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ VTN là hết sức quan trọng để giúp các em
làm chủ bản thân, có khả năng thích ứng, biết cách ứng phó trước những tình
huống khó khăn, giảm nguy cơ tham gia vào các tệ nạn xã hội; rèn luyện cho
các em cách sống có trách nhiệm đối với bản thân, bạn bè, gia đình, cộng đồng
và mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực, tự tin, tự quyết định và có lựa chọn

đúng đắn. Vì vậy, việc tăng cường tri thức và xây dựng các kỹ năng cho các em
là điều cần thiết nhằm giúp các em tự tin, chủ động, độc lập để trưởng thành.
* Cách thức thực hiện:
Chúng tôi đã lồng ghép giáo dục và bồi dưỡng cho các em những kỹ năng
cơ bản trong những buổi sinh hoạt Câu lạc bộ nữ sinh của lớp và trong một số tiết
sinh hoạt lớp. Cụ thể, chúng tơi đặt ra những tình huống "có vấn đề" u cầu HS
thảo luận để tìm cách giải quyết hợp lí và cung cấp cho các em một số kĩ năng sau:
- Một là: Kỹ năng phát hiện nguy hiểm:
Là khi các em cảm nhận được mình đang bị (được) một người khác giới
quan tâm một cách đặc biệt, khác thường: ví dụ nhìn vào những phần nhạy cảm
trên cơ thể, nhắn tin hoặc nói những lời lẽ khiêu dâm, một lời mời đi chơi xa
hoặc đi chơi buổi tối, một món quà thật đắt tiền,… tất cả đều có thể ẩn chứa một
âm mưu lợi dụng và xâm hại, các em cần thật sự thận trọng.
- Hai là: Kỹ năng từ chối những cám dỗ:
Với một bộ phận không nhỏ nữ sinh hiện nay, việc có người yêu, được
chiều chuộng, được tặng những món đồ sang trọng,…là thể hiện đẳng cấp của
mình trong mắt bạn bè cùng trang lứa. Tuy nhiên, cần cảnh báo các em về những
hiểm họa rình rập đằng sau sự hào nhoáng ấy và những hậu quả chính các em là
người gánh chịu, từ đó, giúp các em có kĩ năng từ chối những cám dỗ hết sức hấp
dẫn ấy. Nếu đó là một người yêu thương các em thật lịng và khơng có ý định
xấu, hoặc bản thân các em cũng rất thích những sự hào nhống ấy, thì cần phải
đặt ra trong đầu những kịch bản và tự chọn cách xử lý đúng đắn để khơng rơi vào
tình thế bị động.
16


- Ba là: Kỹ năng “thoát hiểm”:
Thuật ngữ “thoát hiểm” ở đây được bó hẹp trong ý nghĩa giải thốt khỏi
những tình huống bị xâm hại tình dục đối với nữ sinh. Vậy, để tránh gặp nguy
hiểm, trước hết, chính các em cần tạo ra một vỏ bọc an toàn cho mình bằng

nhiều cách: Khơng đi chơi đêm, nhất là khi chỉ có mình và một người khác giới;
khơng ăn mặc hở hang, gợi cảm để tránh tạo điều kiện cho kẻ xấu nảy sinh ham
muốn và có cơ hội thực hiện nó.
Nhưng vẫn cần chỉ rõ cho các em một số tình huống cụ thể và cách giải
quyết khi đã lâm nguy. Ví dụ:
+ La hét để có người đến cứu.
+ Tuy nhiên khi ở nơi hoang vắng cách trên chỉ càng khiến đối tượng mất
bình tĩnh và có thể làm liều, đe dọa đến tính mạng. Trong trường hợp này, hãy
bình tĩnh và giả vờ chiều theo ý hắn, sau đó hãy sử dụng chính quần áo của tên
“yêu râu xanh” để khoá tay, chân hắn lại: Đầu tiên cởi 3 nút trên áo sơ mi (hoặc
kéo cổ áo xuống nếu là áo thun) của gã “yêu râu xanh” và kéo xuống, hắn sẽ bị
khố tay mà khơng biết. Tiếp theo, hãy kéo chiếc quần dài của hắn xuống ngang
đầu gối, rồi đá mạnh vào “chỗ hiểm”. Lúc này, hãy dùng hết sức lực để tháo
chạy thật nhanh. Hắn sẽ khó đuổi kịp vì bị đau và vướng víu tay chân.
+ Trường hợp một mình phải đối phó với nhiều gã “yêu râu xanh” thì hãy
thử những cách thốt thân khác như giả điên, bơi bẩn lên mặt, nói dối bị
HIV/AIDS… khiến chúng mất hứng hoặc kéo dài thời gian. Nếu may mắn có
người đi tới thì rất có thể sẽ được cứu.
+ Có thể thủ sẵn trong túi một nắm cát hoặc ớt bột, khi lâm nguy, sẽ tung
những “ vũ khí” này vào mặt đối tượng rồi nhanh chóng chạy thốt thân.
* Ưu điểm, hạn chế:
- Ưu điểm: Cung cấp cho các em những kĩ năng gắn với cuộc sống thực tế
mà các em có thể gặp để khi nếu bị rơi vào những tình huống cụ thể các em biết
cách xử lí. Từ đó giúp các em tự tin, chủ động, độc lập để trưởng thành.
17


- Hạn chế: Tất cả những cách trên đây chỉ có tác dụng khi các em thật sự
muốn “ thốt hiểm”, cịn khi chính các em khơng thấy đó là hiểm nguy, mà cịn
có ý định bng xi cho người u, hoặc khơng chủ động được, thì cần thiết

phải cung cấp cho các em những kiến thức về quan hệ tình dục an tồn.
* Kết quả thực hiện:
- Các em khá hứng thú với các tình huống giáo viên đưa ra.
- Chúng tôi đã giáo dục các em được những tình huống cơ bản mà các em
có thể gặp phải trong cuộc sống.
1.5. Lồng ghép nội dung GDGT vào tiết sinh hoạt cuối tuần:
* Mục đích:
Được “sở hữu” một tiết sinh hoạt lớp/ tuần, GVCN có thể tận dụng thời
gian của tiết này để cung cấp những kiến thức cơ bản về GDGT.
* Cách thức tiến hành:
- Bước 1: Xây dựng khung nội dung, phương pháp, thời gian tích hợp
GDGT cho HS trong năm học:
STT

1

Nội dung
Giáo dục tình bạn, tình
yêu trong sáng.

Phương pháp

Thời gian

- Trò chuyện.

15 phút cuối
tiết sinh hoạt
Tuần 4 - tháng
10/2018.

15 phút cuối
tiết sinh hoạt
Tuần 2, tuần 4
- tháng
12/2018.
15 phút cuối
tiết sinh hoạt
Tuần 2 - tháng
2/2019

2

Trình bày những nguy cơ - Đàm thoại
khi mang thai ở tuổi
kết hợp với
VTN, những sự khó khăn trình chiếu.
khi mang thai và sinh nở

3

Tư vấn về các biện pháp
tránh thai

- Trò chuyện
kết hợp với
trình chiếu.

Người thực
hiện
GVCN và HS

nữ.
GVCN và HS
nữ.

GVCN và HS
nữ.

Lưu ý: Nội dung thực hiện lồng ghép GDGD được biên soạn trong cuốn
cẩm nang ( Phần 2 - Phụ lục 01)
- Bước 2: Biên soạn tài liệu tuyên truyền.
+ Tổng hợp tài liệu từ sách, báo, internet.
+ Biên soạn Cẩm nang tun truyền GDGT, luật hơn nhân va gia đình,
phịng chống tảo hôn.
18


Hình ảnh cẩm nang

Hình ảnh GVCN phát cẩm nang cho HS

- Bước 3: Tổ chức sinh hoạt lớp.
- Hình thức: theo thiết kế giáo án ( phụ lục 02)
* Kết quả thực hiện:
- Mỗi lớp đã tổ chức lồng ghép GDGT trong tiết sinh hoạt được 04 tiết.
Sau khi áp dụng những cách thức trên chúng tôi nhận thấy quan hệ cơ trị
gần gũi hơn. Các em sẵn sàng chia sẻ những chuyên riêng tư, thầm kín với bạn
bè và GVCN.
+ Các em hứng thú với tiết sinh hoạt hơn, có lối sống trong sáng, lành
mạnh, đồn kết.
+ Khơng ghi nhận trường hợp nào mang thai ngồi ý muốn.


Hình ảnh GVCN lồng ghép GDGT cho nữ sinh trong tiết sinh hoạt lớp

2. Ưu điểm, hạn chế và tính mới của giải pháp mới.
2.1.Ưu điểm.
19


- Một số biện pháp GDGT cho nữ sinh mà chúng tôi áp dụng đã cung cấp
cho các em kiến thức bổ ích về giới tính một cách khoa học, góp phần tạo mơi
trường sống trong sáng, lành mạnh, an tồn, thân thiện hơn với bạn bè, thầy cơ.
- Giáo dục cho các em những kĩ năng sống cơ bản, hữu ích. Từ đó giúp cho
các em chủ động, tránh được những bất trắc, nguy hiểm, đe dọa để giúp các em
tự tin, chủ động, độc lập để trưởng thành và tự tin bước vào đời.
- GDGT giúp các em biết cách chăm sóc sức khỏe sinh sản, biết sống khỏe
mạnh, an tồn và có ích cho cộng đồng.
- Một số biện pháp GDGT cho nữ sinh mà chúng tôi áp dụng đã hạn chế
tối đa những trường hợp mang thai ngồi ý muốn. Từ đó hạn chế tình trạng nạo
phá thai ở lứa tuổi VTN, nạn tảo hôn, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
- Từ những biện pháp GDGT cho nữ sinh mà chúng tôi áp dụng đã góp
phần giáo dục tồn diện cho HS, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục của
nhà trường.
2.2. Hạn chế.
- GDGT không phải là chuyên môn của GVCN nên khi thực hiện gặp một
số khó khăn nhất định.
- Một số giải pháp đòi hỏi GVCN phải đầu tư nhiều thời gian, cơng sức
như tìm kiếm, biên soạn tài liệu, tổ chức thực hiện.
- Vì đây là vấn đề tế nhị nên một số HS nữ còn e dè, né tránh,phải mất một
thời gian dài các em mới chia sẻ.
2.3. Tính mới.

- Với các biện pháp GDGT trên đặc biệt là với hình thức là câu lạc tạo sân
chơi lành mạnh, bổ ích cho các nữ sinh. Đồng thời, thơng qua nhiều hoạt động
có tính hấp dẫn, sinh động của câu lạc bộ sẽ thu hút HS nữ tham gia và qua đó
các em cũng dễ bộc lộ bản thân, tạo được sự gần gũi, đoàn kết, vui vẻ giữa các
thành viên trong lớp, giữa cơ và trị.
- Một số giải pháp có thể tận dụng ưu thế của mạng xã hội trong việc nắm
bắt, tìm hiểu tâm tư, tình cảm của các em.
- Có sự kết hợp giáo dục của nhiều cơ quan, ban ngành như Trung tâm y tế,
dân số, Ban nữ cơng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện cho HS.
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống, giáo dục pháp luật, phòng chống tảo hôn
cho các em để các em phát triển một cách toàn diện và làm chủ cuộc sống.
- Việc GDGT khơng chỉ dừng lại ở việc giúp các em có thêm kiến thức về
SKSS, tránh thai an tồn…, mà cịn góp phần vào việc giáo dục đạo đức, lối
sống lành mạnh, trong sáng, nói khơng với quan hệ tình dục khi còn là HS.
III. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
20


- Sáng kiến đã được áp dụng tại lớp 11B4 và lớp 11B1 do chúng tơi chủ
nhiệm. Hơn nữa¸ tơi đã trao đổi kinh nghiệm với GVCN một số lớp trong khối
11 cũng áp dụng những biện pháp trên như: Lớp 11B3 do cô Trần Thị Tuyến chủ
nhiệm... và đã thu được kết quả khá tốt: Trong năm học 2018 - 2019 lớp 11B1 và
lớp 11B4 khơng có học sinh nữ bỏ học và mang thai ngoài ý muốn.
- Sáng kiến được áp dụng trong lĩnh vực giáo dục, cụ thể là về công tác
chủ nhiệm lớp.
- Điều kiện để áp dụng sáng kiến:
Về phía nhà trường: Tạo điều kiện cơ sở vật chất tối ưu cho Câu lạc bộ nữ
sinh. Động viên, khích lệ và giúp đỡ kịp thời các GVCN trong cơng tác thực
hiện nhiệm vụ của mình.
Về phía GVCN: Có những kĩ năng sư phạm khéo léo, cuốn hút; Đòi hỏi

GVCN phải thật sự tâm huyết với nghề, u trị, gương mẫu, đầu tư nhiều thời
gian cơng sức, thật sự chăm lo cho sự phát triển, toàn diện về mọi mặt của HS,
có tinh thần cầu tiến, cầu thị, biết học hỏi, biết lắng nghe thì mới có thể giúp HS
tiến bộ và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Cần có sự phối hợp giáo dục
giữa các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
Về phía HS: Cùng hỗ trợ thầy cơ giáo chủ nhiệm trong việc thay đổi nếp
nghĩ. Xây dựng cho mình lối sống lành mạnh.
- Phạm vi áp dụng sáng kiến: Trên thực tế chúng tôi đã áp dụng các
phương pháp giáo dục HS ở trên với những lớp chúng tôi chủ nhiệm có kết quả
cao. Do đó, sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp trong các trường
THPT trên cả nước, đặc biệt là vùng miền núi có điều kiện kinh tế khó khăn.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
1. Hiệu quả kinh tế:
Khi áp dụng các biện pháp trên đã mang lại hiệu quả kinh tế nhất định:
- Nhờ có kiến thức về giới tính mà trong năm học 2018-2019 cả hai lớp
11B1 và 11B4 khơng có trường hợp học sinh nữ bỏ học, tảo hơn vì mang thai
ngồi ý muốn. Từ đó tránh được việc nạo phá thai ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh
tế gia đình các em.
- Mặt khác, các em học sinh nữ có lối sống lành mạnh, tích cực học tập
hơn nên kết quả học tập cao hơn, đạt được nhiều phần thưởng.
+ Trong kì I : Lớp 11B4 có 09/12 HS nữ đạt học sinh tiên tiến; Lớp 11B1
có 22 HS nữ thì có tới 6 học sinh giỏi và 16 học sinh tiên tiến (Các em được nhà
trường khen thưởng 50.000đ/1 học sinh tiên tiến và 100.000đ/1 HS giỏi). Thành
tích mà các HS nữ đạt được đã góp phần quan trọng vào thành tích chung của
lớp. Cụ thể: Lớp 11B1 đạt giải nhất về học tập, giải nhất văn nghệ, và đạt danh
hiệu lớp tiên tiến xuất sắc; Lớp 11B4 đạt giải nhì về học tập và đạt danh hiệu lớp
tiên tiến. Trong đợt thi đua 26/03 lớp 11B1 đạt giải nhất về học tập (được
21



thưởng 500.000đ); Lớp 11B4 đạt giải nhì về học tập (được thưởng 400.000đ).
Với các thành tích trên đã đem lại một nguồn tiền quỹ lớn cho lớp.
+ Có một số HS nữ tham gia các kì thi cấp tỉnh đạt kết quả như em
Nguyễn Thị Thu Hà, Lèo Thị Bích Ngọc đạt giải khuyến khích cuộc thi khoa
học kĩ thuật cấp tỉnh, em Nguyễn Thị Thu Hà đạt giải khuyến khích cuộc thi học
sinh giỏi mơn sinh học (được trường khen thưởng 500.000đ/1 HS). Phần thưởng
tuy khơng nhiều nhưng góp phần động viên các em cố gắng hơn trong học tập.
- Hơn nữa, khi HS đã tích cực học tập, GVCN cũng không phải gọi điện
thoại, mời phụ huynh ở bản xa ra gặp riêng như lúc các em vi phạm nhiều. Từ
đó, các bậc phụ huynh sẽ giảm chi phí đi lại và yên tâm lao động sản xuất.
- Do tận dụng được cơ sở vật chất có sẵn của nhà trường nên việc thực
hiện sáng kiến không tốn kém về mặt kinh phí.
2. Hiệu quả xã hội:
* Đối với GV: Qua những biện pháp GDGT, GVCN có cơ hội để nâng
cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kĩ năng mềm…một cách nhanh chóng, tiết
kiệm và hiệu quả nhất.
* Đối với HS: Sau khi thực hiện những biện pháp GDGT mới, chúng
tôi tiến hành khảo sát HS nữ ở 02 lớp thực nghiệm và thu được kết quả như
sau:
TT

Nội dung khảo sát

Số HS Tỉ lệ %
khảo
sau
sát
thực
nghiệm


Tỉ lệ %
trước
thực
nghiệm

Tỉ lệ
chênh
lệch trước
và sau
thực
nghiệm

Em có quan tâm đến kiến
thức giới tính khơng?

35

100

100

- Rất quan tâm

20

57,1

8,6

48,5


1 - Quan tâm
- Khơng quan tâm

15

42,9

34,3

8,6

0

0

57,1

-42,9

Em có chủ động tìm hiểu
về kiến thức giới tính
2 khơng?
- Thường xuyên

35

100

100


25

71,4

8,6

62,8

- Thỉnh thoảng

10

28,6

28,6

0

- Không

0

0

62,8

-37,2

22



Theo em việc GDGT có
cần thiết hay khơng?

35

100

100

- Rất cần thiết

23

65,7

14,3

51,4

12

34,3

28,6

5,7

- Khơng cần thiết


0

0

57,1

-42,9

Em có chia sẻ khó khăn
gặp phải về vấn đề giới
tính với thầy cơ khơng?

35

100

100

- Có

33

94,3

14,3

80

- Khơng


2

5,7

85,7

-80

35

100

100

- Có

34

97,1

- Khơng

1

2,9

35

100


- Có

35

100

- Khơng

0

0

3 - Cần thiết

4

Em có hứng thú với các
biện pháp GDGT mới mà
GVCN đã thực hiện
5 không?

6 Theo em các giải pháp
GDGT mới mà GVCN đã
áp dụng có phù hợp
khơng?

Nhận xét: Sau khi tiến hành GDGT bằng những biện pháp mới và qua
khảo sát HS chúng tôi thấy rằng: Đa số các em thấy được sự cần thiết của kiến
thức giới tính. Các em quan tâm, chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính. Mặt

khác, biện pháp GDGT mà GVCN đã thực hiện đã tạo được hứng thú, phù hợp
với tâm sinh lí của các em .
Đa số học sinh lớp 11B4 và 11B1 đều tiến bộ về mọi mặt. Chúng tôi đánh
giá mức độ hiệu quả của các biện pháp này trên 04 tiêu chí:
- Thái độ, tâm lí của HS nữ trong học tập, rèn luyện và sinh hoạt tích cực.
- Kỹ năng sống của nữ sinh được nâng cao.
- Không ghi nhận trường hợp nữ sinh nào mang thai.
- Số lượng nữ sinh bỏ học giảm.
Trước khi thực nghiệm ở lớp 11B1 và 11B4:

23


Lớp

Năm học

Số HS nữ bỏ
học

10B1

2017-2018

02

Nguyên nhân
- Mang thai ngoài ý muốn ( 1 HS)
- Lấy chồng ( 1 HS)
- Điều kiện gia đình khó khăn (1 HS)


10B4

2017-2018

04

- Mang thai (2 HS)
- Lấy chồng (1 HS)

Sau khi thực nghiệm:
Lớp

Năm học

Số nữ sinh
bỏ học

11B1

2018-2019

0

11B4

2018-2019

0


Nguyên nhân

Con số thực tế này cho thấy môi trường học tập khá phù hợp và lôi cuốn
được các em, cũng phần nào cho thấy tính hiệu quả của đề tài. Đây cũng là kết
quả ngoài mong đợi của GVCN chúng tôi.
* Đối với GV: Qua những biện pháp GDGT, GVCN có cơ hội để nâng cao
trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kĩ năng mềm…một cách nhanh chóng, tiết
kiệm và hiệu quả nhất.
* Về phía nhà trường: Thành cơng của dự án góp phần giảm tỉ lệ HS nữ
bỏ học vì mang thai ngồi ý muốn. Đồng thời sáng kiến có thể nhân rộng và áp
dụng trong nhà trường.
* Về phía gia đình: Các em biết vận dụng kĩ năng sống vào thực tiễn làm
giảm nguy cơ gặp phải trong cuộc sống. Từ đó giúp gia n tâm cơng tác, lao
động sản xuất để ổn định đời sống.
* Về phía xã hội: Các em có lối sống lành mạnh, trong sáng, khơng mang
thai ngồi ở lúa tuổi VTN ý muốn góp phần giảm thiểu nạn tảo hơn, giảm gánh
nặng cho xã hội.
Trên đây là kết quả mà chúng tôi và các em đã đạt được. Mặc dù hiệu quả
kinh tế mang lại chưa cao nhưng lại có ý nghĩa giáo dục to lớn. Góp phần nhỏ
bé vào sự nghiệp trồng người như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Vì lợi
ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người"

24


PHẦN KẾT LUẬN
Trên đây là những biện pháp cơ bản xung quanh vấn đề GDGT cho nữ
sinh trường THPT ... nhìn từ góc độ GVCN. Qua q trình thực nghiệm và kiểm
tra kết quả, chúng tôi nhận thấy đề tài rất có ý nghĩa trong hồn cảnh thực tiễn
xã hội phát triển phức tạp, trong khi tâm sinh lí học sinh, đặc biệt là vấn đề

GDGT chưa được quan tâm đúng mức và HS nữ thường là những đối tượng dễ
bị tổn thương và chịu thiệt thòi nhiều nhất. Với những giải pháp trên, chúng tôi
đã thu được những kết quả khá khả quan. Vì vậy, qua đề tài, chúng tơi mong
muốn nhận được sự thảo luận, góp ý chân thành từ quý đồng nghiệp, để từ đó đề
tài được triển khai, nhân rộng trong thực tiễn.
1. Bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến.
Qua nhiều năm chủ nhiệm, chúng tôi nhận thấy để giáo dục học sinh tốt,
GVCN cần:
- Phải tâm huyết với nghề, yêu mến quý trọng học sinh, gần gũi, cởi mở,
thân thiện với các em, tôn trọng nhân cách, ý kiến, nguyện vọng của học sinh để
các em thấy rằng cô như là mẹ, là chị, là chỗ dựa tin tưởng.
- GVCN cần gương mẫu và cơng tâm; nhiệt tình, mong muốn giáo dục các
em phát triển toàn diện.
- Cần kiên trì trong việc thực hiện các biện pháp, bình tĩnh nhìn nhận sự
việc.
- Hãy nhẹ nhàng, lắng nghe và thấu hiểu, chia sẻ, động viên kịp thời.
- Phải đầu tư nhiều thời gian công sức kể cả vật chất.
2. Kiến nghị.
* Đối với Bộ giáo dục và đào tạo:
Sớm đưa bộ mơn giáo dục giới tính vào trong trường học. Việc giảng dạy
về giáo dục giới tính một cách chính thống giúp các em được tiếp cận thường
xuyên với thơng tin phù hợp lứa tuổi, tạo tâm lí tự tin trong mọi tình huống của
cuộc sống.
* Đối với Sở giáo dục và đào tạo ...:
Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo về việc lồng ghép GDGT cho GV. Đối
với những đề tài khoa học, sáng kiến có tính thực tiễn cao cần được phổ biến
rộng rãi tới các trường để giúp GV có thêm tài tiệu tham khảo, học hỏi, nâng
cao trình độ, chun mơn, nghiệp vụ.
* Đối với nhà trường
Tạo môi trường học tập lành mạnh, hấp dẫn. Mơi trường học đường lành

mạnh, thực sự bổ ích và hấp dẫn sẽ khiến các em luôn thấy “mỗi ngày đến
trường là một ngày vui”. Vui vẻ và say mê trong mơi trường lành mạnh này, các
em sẽ ít bị lơi kéo vào các cách giải trí tiêu cực khác ngồi xã hội, từ đó cũng ít
25


×