Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Một số biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.95 KB, 94 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là khởi nguồn cho mọi
sự phát triển, quyết định đến sự hưng thịnh, sự tiến bộ của một đất nước.Một
đất nước không thể vững mạnh, không thể sánh ngang với tầm phát triển của
thế giới nếu những nhân lực tạo nên sự phát triển ấy yếu kém. Bởi vậy, đầu tư
cho giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu đối với mỗi quốc gia.
Bậc học mầm non là bậc thang đầu tiên đưa trẻ tiến tới sự phát triển toàn
diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên
của nhân cách con người. Đây cũng chính là bậc thang quan trọng nhất để trẻ
chuẩn bị cho chặng đường dài sắp tới. Bởi thế việc giáo dục trẻ đúng cách và
toàn diện ngay khi trẻ bước vào bậc học mầm non là việc làm vô cùng quan
trọng và cần được quan tâm. Những tác động giáo dục đúng đắn trong thời kì
này sẽ là những mảng màu đẹp tạo nên một bức tranh nhân cách toàn diện cho
trẻ. Để làm được điều đó ta không thể không quan tâm đến việc “giáo dục
giới tính” cho trẻ.Ngay khi trẻ ra đời thông tin đầu tiên mà người ta muốn biết
thường là thông tin về giới tính: “trai” hay “gái”. Ngay lập tức trẻ sẽ được đặt
cho một cái tên phù hợp với giới tính đó, được chuẩn bị những đồ dùng phù
hợp với giới tính và ngay bản thân trẻ cũng sẽ có những tò mò về chính giới
tính của mình. “Trẻ sẽ có những hành động đúng bắt đầu từ việc trẻ nhận thức
đúng về giới tính của mình. Là một bé trai chứ không phải một bé gái và
ngược lại”[9,tr.112]. Như vậy ta có thể khẳng định tầm quan trọng của việc
giáo dục giới tính cho trẻ. Nhận thức được điều này rất nhiều nước trên thế
giới đã chú trọng tới việc giáo dục giới tính cho trẻ ngay từ khi trẻ mới là
những “bé mầm non”.
Tại Anh, trẻ mầm non phải đươc giáo dục giới tính. Điều này được quy
định cụ thể là khi trẻ 5 tuổi trẻ sẽ bắt đầu được học về giới tính như một môn
học bắt buộc cho đến khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Bất kể là trường công
lập hay tư thục đều phải có môn học này. Chính phủ yêu cầu điều này trong
chương trình giảng dạy[11].
1




Tại Malaysia, trẻ em học giới tính từ khi lên 4. Malaysia là một trong
những nước đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á thực hiện công tác phổ cập giáo
dục cho trẻ em từ năm 4 tuổi. Chương trình học của các bé sẽ do Bộ phát triển
phụ nữ gia đình và cộng đồng, Bộ giáo dục, các chuyên gia và các tổ chức phi
chính phủ biên soạn[11].
Tại Thuỵ Điển, giáo dục giới tính cho trẻ thông qua truyền hình được
triển khai từ năm 1942[11].
Tại Hà Lan: Cả nhà trò chuyện về giới tính trong bữa ăn thậm trí các vấn
đề về chuyển đổi giới tính, lưỡng tính hay đồng tính cũng được nói đến rất
nhiều ở quốc gia này[11].
Tuy nhiên ở Việt Nam, giáo dục giới tính vẫn là một vấn đề luôn bị
“né tránh” và được xem là “tế nhị”, thậm trí suy nghĩ này còn tồn tại ở
ngay cả các trường mầm non - nơi trực tiếp tổ chức các hoạt động giáo
dục cho trẻ.Điều này buộc chúng ta phải đặt ra một câu hỏi rằng: “Liệu
trẻ đã được hưởng một sự giáo dục toàn diện và trọn vẹn”. Giáo dục giới
tính cũng là một đề tài được rất nhiều những nhà khoa học lựa chọn và
nghiên cứu tuy nhiên cũng chưa có nghiên cứu nào về việc giáo dục giới
tính cho trẻ cụ thể ở một độ tuổi. Với trẻ mầm non, 5 - 6 tuổi là độ tuổi
trẻ đủ lớn để lĩnh hội những kiến thức và những kĩ năng giáo dục giới
tính một cách đầy đủ nhất vì đây là độ tuổi “ trưởng thành” nhất của bậc
học mầm non Vì thế em lựa chọn “Một số biện pháp giáo dục giới tính
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non” làmđề tài cho khoá
luận của mình với hi vọng sẽ có thêm những hiểu biết về một vấn đề
đang rất được quan tâm - giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổitrong trường mầm non.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổitrong trường mầm non.
4. Giả thuyết khoa học
2


Việc áp dụng một số biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi tại các trường mầm non sẽ góp phần tạo nên một môi trường giáo dục
toàn diện, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, góp thêm
phần nhỏ vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ,tạo ra những thế hệ
tương lai đáp ứng những yêu cầu của xã hội.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến giáo dục giới tính cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non.
- Nghiên cứu thực trạng việc giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
trong trường mầm non.
- Đề xuất một số biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
trong trường mầm non.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Thông qua hoạt động học của trẻ trong trường mầm non, mà
trọng tâm là hình thức “tiết học”.
- Địa bàn nghiên cứu:Một số trường mầm non Huyện Kiến Thuỵ, Huyện
An Lão, Huyện Tiên Lãng Thành phố Hải Phòng.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc tài liệu, khái quát hoá những vấn đề liên quan đến giáo dục giới tính
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:Phiếu anket, trao đổi, đàm
thoại, quan sát( Nghiên cứu thực trạng vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non).
7.3. Phương pháp thống kê toán học:Xử lí các số liệu nghiên cứu
8. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mục đích, kết luận, khuyến nghị khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận liên quan đến giáo dục giới tính cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non.

3


Chương 2: Thực trạng của việc giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi thông qua hoạt động học của trẻ trong trường mầm non.
Chương 3: Một số biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi thông qua hoạt động học trong trường mầm non.

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON
4


1.1. Một số công trình liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Giáo dục giới tính là một đề tài nhận được rất nhiều sự quan tâm của các
nhà khoa học trong nước cũng như trên thế giới. Có thể kể đến những công
trình nghiên cứu cụ thể sau:
1.1.1.Trên thế giới
Ngay từ khi xuất hiện con người đã có nhu cầu nhận thức thế giới, trong đó
có cả việc nhận thức về chính bản thân mình. Nhận thức về giới tính cũng là một
trong số những vấn đề mà con người luôn muốn khám phá, tìm hiểu. Chính bởi
điều này mà giáo dục giới tính luôn là một đề tài tốn rất nhiều giấy mực và công

sức của các nhà khoa học. Đây không phải là một vấn đề mới, bằng chứng cho
điều đó chính là rất nhiều những nghiên cứu về giáo dục giới tính đã đựơc bảo
vệ và công bố. Thế nhưng những khám phá mới lạ về vấn đề này vẫn chưa bao
giờ dừng lại, giáo dục giới tính vẫn là một đề tài nóng và là một mảnh đất màu
mỡ được cá nhà khoa học lựa chọn để nghiên cứu. Xét về những nghiên cứu
khoa học về giáo dục giới tính trên thế giới ta có thể kể đến như:
Wihelm Reich (24/3/1897-3/11/1957)- Một nhà khoa học nổi tiếng
người Úc)- đã khẳng định rằng: Việc giáo dục giới tính ở thời kì của ông là
một trò lừa bịp, tập trung vào sinh học trong khi che đậy sự kích thích, khêu
gợi, là cái mà các cá nhân tới tuổi dậy thì quan tâm nhất. Reich thêm rằng
việc này khiến ông cảm thấy mơ hồ về cái mà ông tin là một nguyên tắc cơ
bản tâm lý học: “Rằng mọi lo lắng và khó khăn bắt nguồn từ các sinh lực tình
dục không được thoả mãn”[6, tr.84].
Maccoby (một nhà khoa học nổi tiếng người Mỹ) khi nói về giáo dục
giới tính ông lại đi sâu vào việc phân tích các nhận định truyền thống của các
nền văn hoá về giới tính. Ông đã khẳng định rằng: rất nhiều những nhận định
của các nền văn hoá về giới tính là không có cở sở thực tiễn cụ thể[2]
Nhận định của
các nềnvăn hoá
1. Nữ giới có tính xã hội hơn
nam giới

Thực tiễn
Ở cả hai giới tính đề quan tâm như nhau đến
kích thích xã hội, đến đáp ứng các củng cố xã
5


2. Phụ nữ dễ bị lay chyển hơn
nam giới


3. Phụ nữ có sự tự đánh giá
thấp hơn nam giới

4. Phụ nữ làm tốt những thao
tác đơn giản, lặp đi lặp lại,
trong khi nam giới nổi bật
trong những thao tác đòi hỏi
trí tuệ cao
5. Nam giới lý trí hơn phụ nữ
6. Phụ nữ không có động cơ
thành đạt

hội và thu lợi ngang nhau khi học hỏi mô
hình xã hội. Có những độ tuổi con trai dành
nhiều thời gian cho bạn hơn con gái.
Phần lớn các nghiên cứu về tính dễ bị lay
chuyển không chỉ ra sự khác biệt. Tuy nhiên,
đôi khi con trai dễ tiếp nhận những giá trị
nhóm hơn con gái, mặc dù những giá trị này
xung đột với giá trị của bản thân.
Hai giới rất giống nhau trong bình diện tự
đánh giá trong suốt giai đoạn thanh thiếu
niên. Sự khác biệt sau này giữa hai giới tính
có lẽ là sự phản ánh của việc nam giới có
nhiều tự do hơn và được khuyến khích giữ
vai phương tiện.
Những bằng chứng đã thấy không ủng hộ
khẳng định này. Cả hai giới tính đều làm tốt
thao tác học hỏi cơ bản lẫn thao tác trí tuệ cao.

Sự khác biệt về khả năng trí tuệ giữa hai giới
tính rất nhỏ. Họ không khác biệt nhau trong
các test về phân tích và lôgic.
Không tồn tại một sự khác biệt nào cả. Sở dĩ
tồn tại này tồn tại một cách dai dẳng vì hai
giới tính hướng tới mục tiêu thành đạt khác
hẳn nhau.

Goldberg, một nhà khoa học khác của Mỹ, khi nghiên cứu về giáo dục
giới tính ông đã lựa chọn vấn đề: “Tác động của quan điểm truyền thống đối
với sự khác biệt của giới tính” là đề tài của mình. Ông đã nghiên cứu rất sâu
về tác động của những quan điểm truyền thống tới gia đình và nhà trường
cũng như đến suy nghĩ của chính những bạn trẻ về vấn đề giới tính. Theo đó
ởcác gia đình, bố mẹ thường góp phần tạo nên sự khác biệt giới tính về năng
lực và tự nhận biết của giới trẻ thông qua sự phân biệt đối xử giữa con trai và
con gái. Còn ở tại trường học, thầy cô cũng có niềm tin dựa trên mẫu giới tính
về khả năng của con trai và con gái trong những bộ môn khác nhau. Đối với
chính các bạn trẻ khi đánh giá một vấn đề, ví dụ như đánh giá tác phẩm này

6


của ai, các bạn trẻ đều dựa trên nhận định rằngnhững tác phẩm được viết do
nam tác giả có chất lượng cao hơn các tác phẩm được viết do nữ tác giả[8].
1.1.2.Tại Việt Nam
Không chỉ trên thế giới, ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều những nghiên
cứu về giáo dục giới tính:
Khi nghiên cứu về vấn đề giáo dục giới tính, bác sĩ Hồ Đắc Duy đã chỉ
ra rằng: Học được sự hoà hợp đó là mục đích của giáo dục giới tính. Giáo dục
giới tính là dạy cho người ta biết các bí quyết về sự hoà hợp giữa âm và

dương, biết các khái niệm thế nào là nam thế nào là nữ (giới tính), khái niệm
về tình dục và nhân cách, để cho con người phát triển một cách toàn diện.
Giáo dục giới tính là một khoa học nghệ thuật dạy cho con người có đạo đức
và hành vi lành mạnh, xây dựng một nhân cách phù hợp với mong muốn của
xã hội và hình thành mối quan hệ có trách nhiệm trong tình bạn cũng như
trong tình yêu[10].
Trong cuốn “Tâm lý học phát triển”, tiến sĩ Nguyễn Văn Đồng khi nói
về giáo dục giới tính ông cho rằng: Giới tính là do di truyền tạo ra. Có ba loại
giới tính: nam, nữ và lưỡng tính. Ông nghiên cứu sâu về chuẩn mực vai giới
trong xã hội, những khác biệt tâm lí giữa các giới tính, nhận định truyền thống
của các nền văn hoá về giới tính cũng như sự tác động của quan điểm truyền
thống đối với sự khác biệt của giới tính[4].
Trong cuốn sách “Giáo dục giới tính cho trẻ em” của các tác giả Bùi Thị
Thơm – Nguyễn Thị Vân Anh – Phạm Mai Hương do NXB Văn Hoá Thông
Tin đã chỉ ra sự cần thiết của việc giáo dục giới tính cho trẻ. “Đó là một việc
làm quan trọng, cần được quan tâm, không thể lảng tránh và ảnh hưởng đến
tương lai của trẻ” đồng thời các tác giả cũng đã đưa ra một số những biện
pháp giáo dục giới tính cho trẻ như: Hãy là bạn của trẻ trước khi trở thành
một nhà giáo dục trẻ, những điều trẻ muốn biết hãy để trẻ biết, sử dụng đồ
chơi để giáo dục giới tính cho trẻ, tất cả mọi người toàn xã hội hãy cùng
chung tay giáo dục giới tính cho trẻ…[6, tr.56].
1.2. Khái niệm
7


- Biện pháp:
Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể[5, tr. 38]
- Giới tính:
+ Giới tính là thuật ngữ chỉ sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh
học, do di truyền tạo ra[5, tr. 79].

+Giới tính là một quá trình kết hợp và pha trộn những đạc điểm di truyền
học của sinh vật, thường dẫn đến kết quả là sự chuyên môn hoá thành giống
đực và giống cái[6, tr. 80].
- Giáo dục giới tính:
+ Giáo dục giới tính là một thuật ngữ miêu tả việc giáo dục về giải phẫu
sinh dục, sinh sản, quan hệ tình dục, sức khoẻ sinh sản, quan hệ tình cảm,
quyền sinh sản và các trách nhiệm tránh thai, các thái độ khác nhau của tình
dục loài người. Những cách giáo dục giới tính thông thường là thông qua cha
mẹ, những người chăm sóc, các chương trình trường học và các chiến dịch
sức khoẻ cộng đồng [5, tr 83].
+ Giáo dục giới tính là dạy cho người ta biết các bí quyết về sự hoà hợp
giữa âm và dương, biết các khái niệm về tính dục và nhân cách, để cho con
người phát triển một cách toàn diện[6, tr. 85].
- Biện pháp giáo dục giới tính:
Biện pháp giáo dục giới tính là cách thực hiện, cách tiến hành, cách thực
hiện việc giáo dục giới tính[5, tr.35].
1.3. Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 5-6 tuổi
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là giai đoạn cuối cùng của trẻ em lứa tuổi mầm
non. Ở giai đoạn này những cấu tạo tâm sinh lí đặc trưng của con người tiếp
tục phát triển mạnh[7].
Về sinh lí:
- Về cân nặng: Trung bình mỗi tháng trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tăng từ 100-150g.
- Về chiều cao: Trung bình mỗi tháng trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tăng từ 1-1,5 cm.
- Hệ tiêu hoá của trẻ đã hoàn thiện, trẻ bắt đầu thay răng.
- Các hành động của trẻ đã bắt đầu có sự khéo léo, linh hoạt. Đã có sự
phối hợp linh hoạt nhịp nhàng giữa các bộ phận trên cơ thể.
- Não của trẻ đạt khoảng 1250-1300g
Về tâm lí[7]
8



- Ở độ tuổi này trẻ đã sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt
hàng ngày: Trẻ đã nắm vững ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ, đã
có sự phát triển mạch lạc trong ngôn ngữ của trẻ.
- Trẻ đã có sự xác định ý thức bản ngã và tính chủ định trong hoạt động
tâm lí.
- Khuynh hướng, nhu cầu, hứng thú, thị hiếu thẩm mĩ của trẻ ngày càng
mở rộng.
- Hoạt động tư duy của trẻ ở lứ tuổi này tồn tại theo hai kiểu: Tư duy
trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng.
1.4. Giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
1.4.1. Một số tiêu chí đánh giá việc trẻ có những hiểu biết về giới tính
- Trẻ biết được giới tính của mình và của người khác.
- Trẻ biết lựa chọn trang phục phù hợp với giới tính của mình.
- Trẻ biết lựa chọn những trò chơi, vai chơi, đồ dùng, phù hợp với giới
tính của mình.
- Trẻ biết một vài sự khác biệt giữa mình và bạn khác giới (ngoại hình,
trang phục, tính cách…).
- Trẻ biết phân biệt nơi sinh hoạt đúng với giới tính của mình.
- Trẻ có những sở thích, ước mơ phù hợp với giới tính của mình.
- Trẻ có những ứng xử phù hợp với bạn khác giới.
- Trẻ biết vệ sinh, chăm sóc bảo vệ những bộ phận của cơ thể.
1.4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo
trong trường mầm non
- Gia đình:Gia đình chính là chiếc nôi chăm sóc và giáo dục đầu tiên của
trẻ. Cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên của trẻ. Trẻ mầm non là
những “con chim non” vô cùng non nớt, nó sẽ gãy cánh và không thể bay xa
nếu thiếu sự yêu thương, đùm bọc, chở che và giáo dục của gia đình. Vì thế
gia đình chính là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến sự giáo dục giới tính cho trẻ.
Cha mẹ là những tấm gương, là người thực hiện và mang đến những bài học

về giới tính đầu đời cho trẻ[10].
- Giáo viên mầm non:Đối với trẻ mầm non, ngoài gia đình thì giáo viên
mầm non có thể coi là người mẹ thứ hai của trẻ. Thời gian thức chủ yếu của
trẻ là ở trường mầm non. Giáo viên mầm non là người trực tiếp chăm sóc và
9


tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ, hay nói cách khác giáo viên mầm non
là người chỉ đường, dẫn lối, định hướng cho những suy nghĩ ban đầu của trẻ.
Vì thế giáo viên mầm non chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc giáo
dục giới tính cho trẻ ở trường mầm non, là người tổ chức các hoạt động giáo
dục giới tính cho trẻ ở trường mầm non, tuyên truyền phổ biến các biện pháp
giáo dục giới tính cho trẻ, tạo điều kiện cho sự nhận thức về giới tính cho trẻ
mầm non.
- Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mầm non: Trẻ mầm non chính là chủ thể
tiếp nhận việc giáo dục giới tính. Do đó những đặc điểm tâm sinh lí của trẻ
cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đếnviệc giáo dục giới tính cho trẻ.
Trẻ mầm non là lứa tuổi luôn ham thích, tò mò, mong muốn khám phá về thế
giới xung quanh. Cơ thể trẻ có những sự nhanh nhạy đối với các sự vật, sự
việc, hiện tượng. Những đặc điểm tâm sinh lí của trẻ sẽ là những điều kiện
tiên quyết, tiền đề để thực hiện những biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ[4].
- Cơ sở vật chất phục vụ cho việc giáo dục giới tính cho trẻ: Để có thể tổ
chức tốt các hoạt động giáo dục giới tính cho trẻ thì sự trang bị đầy đủ về cơ
sở vật chất là yếu tố mang tính quyết định. Cơ sở vật chất chính là những
phương tiện mang giáo dục giới tính đến với trẻ. Cơ sở vật chất ở đây là
trường mầm non, lớp học, đồ dùng, đồ chơi, phương tiện giáo dục, kinh phí
để tổ chức chương trình, ngày hội, ngày lễ, các hoạt động để giáo dục giới
tính cho trẻ.
1.4.3.Một số con đường giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
1.4.3.1. Giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi

Vui chơi là hoạt động đặc trưng của trẻ ở trường mầm non,là hoạt động chủ
đạo của trẻ mầm non. Vui chơi chính là cuộc sống của trẻ.
Hoạt động vui chơi là một trong những phương tiện giáo dục giới tính cho
trẻ mẫu giáo. Hoạt động vui chơi là phương tiện mở rộng, củng cố chính xác hoá
những biểu tượng của trẻ về giới tính. Hoạt động vui chơi là phương tiện giúp trẻ
lĩnh hội tri thức mới. Trong khi thực hiện các hành động chơi, thao tác chơi , trẻ
10


nhận ra được một vài đặc tính quen thuộc, một vài kiến thức về giới tính, cũng là
cơ hội để trẻ luyện tập những kiến thức về giới tính mà trẻ đã biết. Giáo viên
mầm non có thể giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua việc tổ
chức các trò chơi cho trẻ:
+ Trò chơi đóng vai theo chủ đề: Khi tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề,
cô cho trẻ nhập vào các vai chơi: Ông bà, bố mẹ, dì chú, chú thím, anh trai, chị
gái, em trai em gái,…cho trẻ trải nghiệm những những vai chơi thông qua những
giao tiếp, những ứng xử, những đồ dùng đồ chơi phù hợp với giới tính của mình.
Khi trải nghiệm các vai chơi trẻ nhận biết được giới tính của vai chơi mình đang
đảm nhận, trẻ nhận biết được giới tính của các vai chơi khác từ đó trẻ biết lựa
chọn đồ dùng đồ chơi phù hợp, có những hành động chơi phù hợp với giới tính
của vai chơi đó và có những ứng xử phù hợp với những vai chơi khác. Điều đó
hình thành ở trẻ những biểu tượng rõ ràng về giới tính cho trẻ.
+ Trò chơi học tập: Trò chơi học tập thường được giáo viên tổ chức trong
các giờ học cho trẻ. Giáo viên giáo dục giới tính cho trẻ thông qua các nhiệm vụ
chơi yêu cầu trẻ thực hiện, trong các trò chơi học tập khác nhau giáo viên có thể
giáo dục giới tính cho trẻ một cách khác nhau, cụ thể: Chia trẻ làm hai đội chơi
bạn trai và bạn gái để thi đua thực hiện một nhiệm vụ chơi cụ thể của trò chơi
học tập như thi đua nhặt lôtô hành động đúng, thi đua trả lời những câu đố ở
trong các ô cửa bí mật, thi đua hái quả,…, bạn trai thực hiện một nhiệm vụ chơi
khác và bạn gái thực hiện một nhiệm vụ chơi khác nhau trong cùng một trò chơi

học tập ví dụ: Bạn trai hái quả màu xanh và bạn gái hái quả màu đỏ, bạn trai lấy
chiếc mũ lưỡi trai bạn gái lấy chiếc mũ vành,...(giáo dục trẻ khả năng nhận biết
giới tính của trẻ)
+ Trò chơi vận động: Khi tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ, giáo viên
có thể giáo dục giới tính cho trẻ thông qua các hình thức tổ chức: Chia đội bạn
trai và bạn gái thi đua với nhau (Giáo dục trẻ khả năng nhận biết giới tính của
mình và bạn khác), thông qua nhiệm vụ vận động giáo viên đặt ra cho trẻ: Bạn
trai phải bật xa qua con suối màu xanh và bạn gái phải bật xa qua con suối màu
11


vàng trong trò chơi vận động bật xa hái quả, bạn trai làm bánh xe to bên ngoài và
bạn gái làm bánh xe nhỏ bên trong trong trò chơi vận động bánh xe quay,…,
thông qua các hành động chơi mà trẻ phải thực hiện để thực hiện các nhiệm vụ
vận động: Các bạn trai nắm tay nhau chạy thành 1bánh xe to bên ngoài, bạn nữ
nắm tay nhau chạy thành một bánh xe nhỏ bên trong trong trò chơi bánh xe
quay; bạn trai chạy lại và giật đuôi thằn lằn của bạn nữ đội khác trong trò chơi
vận động thằn lằn đứt đuôi,…
+ Trò chơi xây dựng: Khi tổ chức trò chơi xây dựng cho trẻ giáo viên có
thể giáo dục giới tính cho trẻ thông qua các chủ đề xây dựng giáo viên gợi ý cho
trẻ thực hiện: Bạn trai xây dựng sân vận động đá bóng, bạn nữ xây dựng siệu thị,
…thông qua việc phân công nhiệm vụ cho trẻ trong trò chơi: Bạn trai làm các
bác thợ xây, bạn nữ giúp đỡ các bạn trai đi đến các cửa hàng mua các vật liệu
xây dựng để các bạn nam xây dựng,…
1.4.3.2. Giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua sinh hoạt hàng
ngày
Chế độ sinh hoạt hàng ngày có ý nghĩa giáo dục giới tính đối với trẻ. Do sự
thường xuyên lặp lại các thao tác, các hoạt động trong một thời gian nhất định nên
khi kết hợp việc giáo dục giới tính trong sinh hoạt hàng ngày làm cho trẻ nắm
được những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo về giới tính. Giáo viên có thể giáo dục giới

tính cho trẻ thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày cụ thể trong các thời điểm:
+ Đón trẻ: Khi đón trẻ giáo viên có thể giáo dục giới tính cho trẻ thông qua
việc trò chuyện với phụ huynh về việc giáo dục giới tính cho trẻ, trò chuyện với
trẻ về các vấn đề về giới tính hoặc các bài thơ, bài hát có nội dung giáo dục giới
tính cho trẻ.
+ Thể dục sáng: Giáo viên có thể giáo dục giới tính cho trẻ thông qua việc
cho trẻ tập bài thể dục sáng với lời bài hát có nội dung giáo dục giới tính cho trẻ
như bài hát bạn trai bạn gái.
+ Các giờ học: Giáo viên có thể giáo dục giới tính cho trẻ thông qua các giờ
học giáo dục giới tính cho trẻ như giờ học phát triển nhận thức tìm hiểu về bạn
12


trai-bạn gái, thông qua việc lồng ghép giáo dục giới tính với các nội dung của các
giờ học khác.
+ Hoạt động ngoài trời: Khi cho trẻ hoạt động ngoài trời giáo viên có thể tổ
chức các trò chơi vận động kết hợp với việ giáo dục giới tính cho trẻ: Trò chơi vận
động bánh xe quay (Các bạn trai nắm tay nhau làm bánh xe to bên ngoài, bạn gái
nắm tay nhau làm bánh xe nhỏ bên trong), trò chơi thằn lằn đứt đuôi (Trẻ của đội
bên này phải quan sát thật nhanh để chạy thật nhanh và giật đuôi thằn lằn của một
bạn khác giới của đội khác),…
+ Hoạt động chơi ở các góc: Giáo viên có thể giáo dục giới tính cho trẻ
thông qua nội dung chơi ở các góc: Góc gia đình (Trẻ đóng vai ông bà, bố mẹ, chị
gái anh trai, em trai em gái,…trẻ thể hiện các vai chơi phù hợp với giới tính của
mình), góc xây dựng (Bé trai xây dựng các sân vận động bóng đá, bé gái xây
dựng siêu thị để bán hàng), góc nghệ thuật (bạn trai vẽ những đồ dùng của các bạn
trai, bạn gái vẽ đồ dùng của các bạn gái),…
+ Ăn trưa: Trước khi trẻ ăn trưa giáo viên có thể tổ chức cho trẻ đọc lại các
bài thơ hoặc hát những bài hát có nội dung giáo dục giới tính mà trẻ đã được học
hoặc giáo viên có thể cho trẻ làm quen với những bài thơ, những bài hát có nội

dung giáo dục giới tính thông qua việc cho trẻ nghe những bài thơ những bài hát
đó trên máy tính.
+ Ngủ trưa: Trước khi trẻ vào giấc ngủ giáo viên có thể cho trẻ nghe những
bài hát nhẹ nhàng có nội dụng giáo dục giới tính cho trẻ như: Bạn trai bạn gái, tia
nắng hạt mưa,…
+ Ăn quà chiều, hoạt động chiều: Trước khi trẻ ăn quà chiều, khi tổ chức
hoạt động chiều cho trẻ giáo viên có thể tổ chức cho trẻ đọc lại các bài thơ
hoặc hát những bài hát có nội dung giáo dục giới tính mà trẻ đã được học
hoặc giáo viên có thể cho trẻ làm quen với những bài thơ, những bài hát có
nội dung giáo dục giới tính thông qua việc cho trẻ nghe những bài thơ những
bài hát đó trên máy tính.

13


+ Trả trẻ: Khi trả trẻ giáo viên có thể giáo dục giới tính cho trẻ thông qua
việc trò chuyện với trẻ về giới tính hoặc các bài thơ, bài hát có nội dung giáo
dục giới tính cho trẻ, trao đổi với phụ huynh về những vấn đề giáo dục giới
tính cho trẻ.
Giáo dục giới tính thông qua sinh hoạt hàng ngày giúp trẻ lĩnh hội những
kiến thức mới và luyện tập những kiến thức đã được biết về giới tính của trẻ một
cách thường xuyên, liên tục, tự nhiên và hiệu quả.
1.4.3.3. Giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua tổ chức các
ngày hội, ngày lễ
Việc tổ chức ngày hội, ngày lễ đối với trẻ mầm non có ý nghĩa vô cùng
quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc giáo dục nói chung, giáo dục giới
tính nói riêng và làm giàu cho tâm hồn trẻ thơ những tình cảm tốt đẹp. Giáo
dục giới tính thông qua việc tổ chức ngày hội ngày lễ làm trẻ luôn hào hứng,
vui mừng, phấn khởi khi tiếp thu những kiến thức về giới tính được lồng ghép
trong các hoạt động của ngày hội ngày lễ.

Đặc biệt đây cũng chính là cơ hội tốt cho việc tuyên truyền, quảng bá
việc giáo dục giới tính cho trẻ đến các lực lượng khác của xã hội như: phụ
huynh trẻ, các cấp chính quyền địa phương,…tạo nên mối quan hệ thắt chặt
và tạo nên sự đồng nhất trong việc giáo dục giới tính cho trẻ. Thông qua việc
tổ chức các ngày hội ngày lễ giáo viên có thể kết hợp việc giáo dục giới tính
cho trẻ:
+ Để chuẩn bị cho lễ hội, cô giáo cho trẻ luyện tập những bài hát hoặc
những bài hát múa có nội dung giáo dục giới tính: Tia nắng hạt mưa, bạn
trai-bạn gái,…
+ Kết hợp giáo dục giới tính cho trẻ trong các ngày hội, ngày lễ: Cho trẻ
chơi các trò chơi có nội dung giáo dục giới tính cho trẻ: Các trò chơi vận động
có kết hợp nội dung giáo dục giới tính (Thằn lằn đứt đuôi, bánh xe quay)
trong ngày hội bé khoẻ-bé ngoan, các câu hỏi về giới tính để trẻ trả lời trong
qua các phần thi trả lời câu hỏi của trẻ trong các hội thi,..
14


+ Thông qua ngày hội ngày lễ giáo viên có thể tuyên truyền với phụ
huynh về các nội dung giáo dục giới tính cho trẻ, phương pháp hình thức giáo
dục giới tính cho trẻ.
1.4.3.4. Giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động
học
a/Khái niệm hoạt động học
Hoạt động học là quá trình tiếp thu tri thức và kĩ năng. Người học tiến
hành hoạt động học nhằm lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội biến thành
năng lực của bản thân tạo nên một cấu trúc tâm lí mới, năng lực mới[6].
Hoạt động học của trẻ mẫu giáo chính là quá trình giáo viên tổ chức
hướng dẫn tạo điều kiện để trẻ lĩnh hội khám phá, tìm hiểu thế giới xung
quanh còn trẻ là người tích cực chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng cần thiết cho
việc học tập sau này của trẻ[6].

b/Đặc điểm hoạt động học của trẻ mẫu giáo
Hoạt động học tập nói chung mang tính bắt buộc nhưng hoạt động học
của trẻ mẫu giáo không mang tính chất bắt buộc. Lứa tuổi mẫu giáo là lứa
tuổi kì diệu. Trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới tự
nhiên và xã hội[6].
Khác với người lớn trẻ học trong khi chơi, trẻ lĩnh hội các tri thức tiền
khoa học (tri thức tiền khái niệm) trong trường mầm non theo phương châm
“chơi mà học, học mà chơi”. Do vậy, chơi giữ vai trò là hoạt động chủ đạo
của trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non.
Bên cạnh đó các yếu tố của hoạt động học tập cũng đã xuất hiện dù mới
ở dạng sơ khai. Giữa hoạt động học tập và hoạt động vui chơi chưa có ranh
giới thật rõ ràng.
Ngôn ngữ và tư duy là phương tiện rất quan trọng cho việc học của trẻ.
Nhờ có ngôn ngữ và tư duy trong quá trình giao tiếp với mọi người xung
quanh trẻ lĩnh hội, tiếp thu được các kinh nghiệm, trẻ biết cách kết hợp các
kiến thức mới vào vốn kiến thứ vốn có của trẻ để làm phong phú thêm hiểu
biết của mình[9].
15


Trẻ rất cần sự hiểu biết, tôn trọng, sự khích lệ, ủng hộ của những người
gần gũi như cha mẹ, anh chị, giáo viên, bạn bè. Cần có sự cân bằng giữa các
hoạt động do trẻ lựa chọn và do giáo viên lên kế hoạch hướng dẫn.
c/ Giáo dục giới tính cho trẻ thông qua hoạt động học
Việc giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động học là con
đường giải quyết tập trung nhất những vấn đề nhận thức của trẻ. Việc giáo dục
giới tính cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động học được tiến hành thông qua
hai hình thức: hoạt động học trên tiết học và hoạt động học mọi lúc, mọi nơi.
Việc giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động học của trẻ
mẫu giáo thông qua tiết học là hình thức giáo dục giới tính cho trẻ thông qua

các tiết học có chủ đích, học dưới sự hướng dẫn, gợi mở và điều khiển của
giáo viên, trẻ là chủ thể tích cực tham gia hoạt động học tập. Hoạt động học
tập có kế hoạch theo chủ định của giáo viên giúp trẻ hệ thống và chính xác
hoá dần những biểu tượng mà chúng lĩnh hội được trong cuộc sống hàng ngày
và trong các hoạt động tự do của chúng ở trường mầm non. Trẻ học qua việc
sử dụng tất cả các giác quan của chúng, qua nhiều trải nghiệm phối hợp các
giác quan. Việc giáo dục giới tính cho trẻ thông qua hình thức tiết học được
giáo viên tổ chức nhằm cung cấp một cách có hệ thống, chính xác, rõ ràng
những kiến thức về giới tính mà giáo viên xác định cần mang đến cho
trẻ.Giáo viên có thể giáo dục giới tính cho trẻ thông qua hình thức tiết học
bằng cách xây dựng các tiết học giáo dục giới tính chuyên biệt hoặc lồng
ghép nội dung giáo dục giới tính trong tất cả các giờ học khác. Xây dựng các
tiết học giáo dục giới tính chuyên biệt cho trẻ là việc giáo viên xây dựng một
tiết học với nội dung trọng tâm là giáo dục giới tính cho trẻ, trong tiết học đó
giáo cung cấp cho trẻ những kiến thức và kĩ năng về giới tính: Đặc điểm bạn
trai, đặc điểm bạn gái, nhận biết giới tính của mình, nhận biết giới tính của
người khác, sự khác biệt giữa bạn trai và bạn gái, cách chăm sóc giữ gìn vệ
sinh thân thể,…Lồng ghép nội dung giáo dục giới tính trong tất cả các giờ học
kháclà việc giáo viên kết hợp các kiến thức và kĩ năng giáo dục giới tính cho
16


trẻ với nội dung của tiết học nhưng vẫn không làm mất đi trọng tâm của tiết
học.Giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo thông qua các tiết học là hình thức
quan trọng để mang đến cho trẻ những kiến thức chính xác và phong phú về
giới tính cho trẻ mầm non.
Giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo thông qua hình thức học tập mọi lúc
mọi nơi: Việc học của trẻ khác với hoạt động học của học sinh, trẻ có thể học
một cách ngẫu nhiên ở mọi lúc mọi nơi, thông qua tất cả các hoạt động khác
nhau: Hoạt động vui chơi, hoạt động ngày hội ngày lễ, hoạt động giao tiếp,

thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày….Trẻ mẫu giáo có thể học mọi lúc,
mọi nơi, chúng tiếp thu kiến thức, kĩ năng qua chơi, qua giao tiếp, qua sự trải
nghiệm và khám phá thế giới xung quanh. Đây chính là “học mà chơi, chơi
mà học của trẻ mầm non”[12].
Khi giáo dục giới tính cho trẻ thông qua hoạt động học giáo viên mầm
non có thể giáo dục trẻ các bộ phận trên cơ thể của trẻ, những đặc điểm về
giới tính của mình, điểm khác biệt giữa bé trai và bé gái, những ứng xử phù
hợp với bạn khác giới, phân biệt những nơi sinh hoạt phù hợp với giới tính,
trang phục của bạn trai, bạn gái,…Những nội dung này được giáo viên thực
hiện thông qua việc xây dựng các chủ đề giáo dục giới tính, lồng ghép trong
các chủ đề khác, cho trẻ luyện tập những nội dung trẻ đã được học mọi lúc
mọi nơi,…
Có rất nhiều con đường để giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo nhưng
giáo dục giới tính cho trẻ thông qua hoạt động học là con đường hiệu quả nhất
vì hoạt động học là hoạt động giải quyết tập trung nhất những vấn đề về nhận
thức cho trẻ.
Tiểu kết chương 1
Giáo dục giới tính là một đề tài được nói đến rất nhiều trong các nghiên
cứu của các nhà khoa học. Mỗi nhà khoa học cho ta một góc nhìn, một khía
cạnh khác về vấn đề giáo dục giới tính. Những luận điểm và những khám phá

17


của các nhà nghiên cứu sẽ là những công cụ đắc lực hỗ trợ cho những nghiên
cứu tiếp theo về vấn đề giáo dục giới tính.
Những đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cùng những yếu tố
ảnh hưởng đến sự giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo sẽ là những căn cứ để
xây dựng những biện pháp có tính khả thi cao, góp phần vào việc mang lại
những nhận thức đúng đắn về giới tính đến với trẻ.

Một số tiêu chí đánh giá việc trẻ có những hiểu biết về giới tính:
- Trẻ biết được giới tính của mình và của người khác.
- Trẻ biết lựa chọn trang phục phù hợp với giới tính của mình.
- Trẻ biết lựa chọn những trò chơi, vai chơi, đồ dùng, phù hợp với giới
tính của mình.
- Trẻ biết một vài sự khác biệt giữa mình và bạn khác giới ( ngoại hình,
trang phục, tính cách,…).
- Trẻ biết phân biệt nơi sinh hoạt đúng với giới tính của mình.
- Trẻ có những sở thích, ước mơ phù hợp với giới tính của mình.
- Trẻ có những ứng xử phù hợp với bạn khác giới.
- Trẻ biết vệ sinh, chăm sóc bảo vệ những bộ phận của cơ thể.
`
Một số con đường giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi:
- Giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi
- Giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua sinh hoạt hàng ngày
- Giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua tổ chức các
ngày hội, ngày lễ.
- Giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động học
Có nhiều con đường để giáo dục giới tính cho trẻ, trong đó hoạt động
học mà trọng tâm là “tiết học” giữ vai trò quan trọng nhất vì hoạt động học là
hoạt động giải quyết tập trung nhất những vấn đề về nhận thức cho trẻ, là con
đường hiệu quả nhất để hình thành những kiến thức và kĩ năng về giới tính
cho trẻ.

18


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG HỌC

CỦA TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON

2.1. Vài nét về cơ sở được nghiên cứu
Để tìm hiểu về thực trạng của việc giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi thông qua hoạt động học em đã tiến hành điều tra tại một số cơ sở giáo dục:
Trường Mầm non Thuận Thiên- Xã Thuận Thiên, Huyện Kiến Thuỵ,
Thành phố Hải Phòngcó 37 cán bộ, giáo viên. Trường Mầm non Thuận Thiên
có 14 lớp: 4 lớp 5 tuổi, 4 lớp 4 tuổi, 3 lớp 3 tuổi, 3 lớp nhà trẻ với tổng số trẻ
là 370 cháu. Trường đã nhiều năm liền đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc cấp
thành phố.
Trường Mầm non Hữu Bằng- Xã Hữu Bằng, Huyện Kiến Thuỵ, Thành
phố Hải Phòngcó 43 cán bộ giáo viên. Trường Mầm non Hữu Bằng có 15
lớp: 5 lớp 5 tuổi, 5 lớp 4 tuổi, 4 lớp 3 tuổi, 1 lớp nhà trẻ với tổng số trẻ là 450
cháu. Trường đã nhiều năm liền đạt danh hiệu tiên tiến cấp huyện.
Trường Mầm non Thuỵ Hương - Xã Thuỵ Hương, Huyện Kiến Thuỵ,
Thành phố Hải Phòngcó 33 cán bộ giáo viên. Trường Mầm non Thuỵ Hương
có 11 lớp: 3 lớp 5 tuổi, 3 lớp 4 tuổi, 3 lớp 3 tuổi, 2 lớp nhà trẻ với tổng số trẻ
là 320 cháu. Trường đã nhiều năm liền đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc cấp
thành phố.

19


Trường Mầm non Hùng Thắng - Xã Hùng Thắng, Huyện Tiên Lãng,
Thành phố Hải Phòngcó 41 cán bộ giáo viên. Trường Mầm non Hùng Thắng
có 15 lớp: 5 lớp 5 tuổi, 4 lớp 4 tuổi, 4 lớp 3 tuổi, 2 lớp nhà trẻ với tổng số trẻ
là 410 cháu. Trường đã nhiều năm liền đạt danh hiệu tiên tiến của Huyện,
được Uỷ Ban Nhân Dân thành phố tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc,
tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên vững mạnh, chi bộ liên tục đạt “Trong
sạch-vững mạnh”.

Trường Mầm non Chiến Thắng - Xã Chiến Thắng, Huyện An Lão,
Thành phố Hải Phòngcó 35 cán bộ giáo viên. Trường Mầm non Chiến Thắng
có 12 lớp: 3 lớp 5 tuổi, 3 lớp 4 tuổi, 4 lớp 3 tuổi, 2 lớp nhà trẻ với tổng số trẻ
là 350 cháu. Trường đã 10 năm liền đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc cấp
Huyện, nhiều năm đạt danh hiệi “Tập thể cán bộ trong sạch vững mạnh”.
2.2. Khái quát quá trình điều tra thực trạng
2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng
Nghiên cứu thức trạng của việc giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
trong một số trường mầm non để đề xuất biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ.
2.2.2. Đối tượng điều tra
- 100 giáo viên mầm non.
- 150 trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
2.2.3. Thời gian điều tra: 6 tháng (từ ngày 6/9/2015 đến ngày 6/3/2016).
2.2.4. Nội dung điều tra
Để nghiên cứu thực trạng của việc giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi thông qua hoạt động học của trẻ ở trường mầm non tác giả đã nghiên cứu
những nội dung sau:
- Mức độ biểu hiện về hiểu biết về giới tính của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
- Mức độ hiểu biết của giáo viên về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi
- Những biện pháp mà giáo viên đã sử dụng trong việc giáo dục giới
tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
- Những thuận lợi và khó khăn mà giáo viên đã gặp phải trong quá trình
tiến hành các hoạt động giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
20


2.2.5. Phương pháp điều tra:
Tác giả đã sử dụng các phương pháp:Quan sát, dự giờ, điều tra bằng
phiếu hỏi, anket, đàm thoại.

2.2.6. Kết quả điều tra
2.2.6.1. Hiểu biết của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi về giới tính

21


Bảng 2.1: Bảng đánh giá mức độ hiểu biết của trẻ về giới tính
STT

Số trẻ biết

Biểu hiện

N

%

1

Trẻ nhận biết được giới tính của mình

146/150

97,33

2

Trẻ có những sở thích phù hợp với giới tính
của mình


133/150

88,66

3

Trẻ biết lựa chọn trang phục phù hợp với
giới tính của mình

143/150

95,33

4

Trẻ xác định được giới tính của người khác

147/150

98

5

Trẻ biết được sự khác biệt giữa mình và
những người bạn khác giới

33/150

22


6

Trẻ có những ứng xử phù hợp với những
người bạn khác giới

51/150

34

7

Trẻ lựa chọn những trò chơi, đồ chơi phù
hợp với giới tính của mình

84/150

56

Kết quả điều tra ở bảng 2.1 cho thấy:
- Trẻ xác định được giới tính của người khác đạt kết quả cao nhất: 98%.
- Trẻ nhận biết được giới tính của mình đạt kết quả cao thứ 2 với
97,33%.
- Phần lớn trẻ đã biết lựa chọn trang phục phù hợp với giới tính của mình
với kết quả là 95,33%.
- Trẻ cũng đã có những sở thích phù hợp với giới tính của mình với kết
quả là 88,66%.
- Trẻ đã biết lựa chọn những trò chơi phù hợp với giới tính của mình
chiếm 56%.
- Một số trẻ có những ứng xử phù hợp với những người bạn khác giới
với kết quả là 34%.


22


- Một số trẻ đã biết được sự khác biệt giữa mình và bạn khác giới chiếm
22%.
Tuy nhiên nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi về giới tính còn một số
tồn tại như:
- Một số trẻ vẫn chưa xác định được giới tính của người khác chiếm 2%.
- Một số trẻ chưa nhận biết được giới tính của mình chiếm 2,67%.
- Một số trẻ chưa biết lựa chọn trang phục phù hợp với giới tính của
mình chiếm 4,67%.
- Số trẻ không xác định được những sở thích phù hợp với giới tính của
mình chiếm 11,34%.
- Số trẻ không lựa chọn được những trò chơi phù hợp với giới tính của
mình chiếm 44%.
- Phần lớn trẻ chưa có những ứng xử phù hợp với bạn khác giới với kết
quả là 66%.
- Số trẻ chưa biết được sự khác biệt giữa mình và bạn khác giới là 78%.
Dựa theo những gì đã phân tích ở trên ta có thể thấy những hiểu biết của
trẻ về giới tính vẫn còn rất nhiều những hạn chế, mặc dù đối tượng trẻ được
điều tra ở đây là trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, là đối tượng “trưởng thành” nhất của
bậc học mầm non. Những hiểu biết của trẻ về vấn đề giới tính chỉ là những
kiến thức cơ bản như : Xác định giới tính của người khác, nhận biết được giới
tính của mình, biết lựa chọn những trang phục phù hợp với giới tính và có
những sở thích phù hợp với giới tính của mình. Trẻ vẫn rất mơ hồ trong việc
lựa chọn những trò chơi phù hợp với giới tính, có những ứng xử phù hợp với
bạn khác giới.

23



2.2.6.2. Hiểu biết của giáo viên về ý nghĩa của việc giáo dục giới tính cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp ý kiến của giáo viên về ý nghĩa của việc giáo dục
giới tính đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
STT

Nội dung

Số giáo viên
chọn
N

%

1

Giúp trẻ có những sở thích phù hợp với giới tính
của mình

81/100

81

2

Giúp trẻ biết lựa chọn những trang phục phù hợp
với giới tính của mình


93/100

93

3

Trẻ có những hành động chăm sóc, giữ gìn vệ sinh,
bảo vệ các bộ phận trên cơ thể của mình

65/100

65

4

Ý kiến khác

31/100

31

Qua bảng 2.2 ta thấy giáo viên đã nhận thức về ý nghĩa của việc giáo dục
giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi như sau:
- Giúp trẻ biết lựa chọn những trang phục phù hợp với giới tính của mình
(chiếm 93%).
- Giúp trẻ có những sở thích phù hợp với giới tính của mình (chiếm
81%).
- Trẻ có những hoạt động chăm sóc, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ các bộ phận
trên cơ thể của mình(chiếm 65%).
- Có những ý kiến khác là 3%

Như vậy, giáo viên cũng đã có những hiểu biết về về ý nghĩa của việc
giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, tuy nhiên những hiểu. Tuy
nhiên vẫn còn một số giáo viên vẫn chưa xác định được một số ý nghĩa trọng
tâm của việc giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi như: Giúp trẻ có
những sở thích phù hợp với giới tính của mình (Số giáo viên không lựa chọn
24


là 19 giáo viên / 100 giáo viên, chiếm 19%), giúp trẻ biết lựa chọn những
trang phục phù hợp với giới tính của mình(Số giáo viên không lựa chọn là 7
giáo viên / 100 giáo viên, chiếm 7%, trẻ có những hoạt động chăm sóc, giữ
gìn vệ sinh, bảo vệ các bộ phận trên cơ thể của mình (số giáo viên không lựa
chọn là 35 giáo viên / 100 giáo viên, chiếm 35%).
Giáo viên mầm non cho rằng ý nghĩa lớn nhất của việc giáo dục giới tính
đối với trẻ mầm non là việc giúp trẻ lựa chọn được những trang phục phù hợp
với giới tính của mình. Đây là ý nghĩa rõ ràng, dễ thấy nhất của trẻ mầm non,
khi có những hiểu biết về giới tính trẻ có thể tự lựa chọn cho mình một bộ
trang phục thật hợp, trẻ cũng sẽ có những sở thích phù hợp với giới tính của
mình khi trẻ đã có những hiểu biết nhất định về giới tính. Một ý nghĩa quan
trọng của việc giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đó là trẻ có những
hành động chăm sóc, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ các bộ phận trên cơ thể của mình
thì hầu hết các giáo viên lại không nhận thức được ý nghĩa quan trọng này,
điều này xuất phát từ những hiểu biết chưa đầy đủ về giới tính của giáo viên.
Giáo viên mới chỉ nhìn thấy những ý nghĩa nổi của việc giáo dục mà chưa có
sự liên hệ giữa việc giáo dục giới tính cho trẻ với chính bản chất trong các
hành động của trẻ. Những hiểu biết về giới tính mà trẻ có được sẽ được trẻ
chuyển vào bên trong, hình thành nên những cảm xúc yêu thương, trân trọng
cơ thể của mình và từ đó có những hành động chăm sóc, giữ gìn vệ sinh, bảo
vệ các bộ phận trên cơ thể.
Như vậy tồn tại lớn nhất về hiểu biết của giáo viên về ý nghĩa của việc

giáo dục giới tính đối với trẻ mầm non đó chính là việc chưa nhìn thấy những
ý nghĩa có tính bản chất, có tính vận dụng mà chủ yếu là giáo viên nhìn thấy
những ý nghĩa dễ thấy, những ý nghĩa bề nổi của việc giáo dục giới tính với
trẻ mầm non.
Ngoài ra, còn có những ý kiến khác của giáo viên về ý nghĩa của việc
giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi: Giúp trẻ có những hành động

25


×