Tải bản đầy đủ (.doc) (190 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của tuyến trùng meloidogyne sp hại cà tím và biện pháp phòng trừ theo hướng quản lý tổng hợp tại lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.29 MB, 190 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ MINH LOAN
TRẦN THỊ MINH LOAN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA TUYẾN
TRÙNG Meloidogyne sp. HẠI CÀ TÍM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
THEO HƯỚNG QUẢN LÝ TỔNG HỢP TẠI LÂM ĐỒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Hà Nội, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ MINH LOAN
TRẦN THỊ MINH LOAN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA TUYẾN
TRÙNG Meloidogyne sp. HẠI CÀ TÍM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
THEO HƯỚNG QUẢN LÝ TỔNG HỢP TẠI LÂM ĐỒNG

Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 9620112

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Thị Vượng
PGS. TS. Nguyễn Văn Kết
1. PGS.TS. Phạm Thị Vượng
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Kết

Hà Nội, 2019


BẢN CAM ĐOAN
Tôi cam đoan toàn bộ số liệu và kết quả của luận án là công trình khoa học của tôi,
chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác. Tôi không sao chép luận án hoặc
công trình của người khác dưới bất kỳ hình thức nào.
Mọi sự giúp đỡ đã được cảm ơn và các trích dẫn đã được trích nguồn
Người cam đoan

Trần Thị Minh Loan


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này tôi đã nhận
được sự giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo của Thầy Cô giáo, sự gúp đỡ và tạo mọi điều
kiện của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện Bảo vệ thực vật, Trường Đại
học Đà Lạt, sự giúp đỡ của Viện nghiên cứu Nông nghiệp Thủy Sản và Thực phẩm
tỉnh Flander (Flanders Research Institute for Agriculture, Fisheries and Food
-ILVO), sự động viên tinh thần của người thân và đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô PGS.TS. Phạm Thị Vượng, thầy
PGS.TS. Nguyễn Văn Kết đã tận tình giúp đỡ, động viên, hướng dẫn khoa học và
tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa học và luận án này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Thầy GS.TS. Wim Wesemael đã tận tình

hướng dẫn, giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành khóa học tại Bỉ và giúp đỡ tôi phân loại
tuyến trùng nốt sần rễ trên mẫu đất và mẫu rễ cà tím.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS. Lieven Waeyenberge đã hướng dẫn và phân loại
tuyến trùng nốt sần rễ bằng biện pháp sinh học phân tử và cảm ơn Nancy de Sutter
đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tại Bỉ.
Xin cảm ơn Nguyễn Tiến An và TS. Schepers Huub trường Đại học
Wageningen đã cung cấp tài liệu về khóa phân loại tuyến trùng nốt sần rễ để tôi có
thể hoàn thành luận án này.
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Nông lâm trường Đại học Đà Lạt đã tạo
mọi điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học.
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình cô Nhung, chú Thành đã giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập tại Hà Nội.
Em xin cảm ơn anh Nhất, chị Tuyết, chị Hiên đã góp ý và tận tình giúp đỡ em
trong quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới De Steur Peter và Martine Maes, Ủy ban Nhân dân
tỉnh Lâm Đồng đã giúp đỡ và kết nối để tôi có thể học khóa định danh về tuyến
trùng nốt sần rễ tại Bỉ.
Xin cảm ơn gia đình cô Bích, chú Mến và chị Phượng ở thôn Suối thông B xã
Đạ Ròn huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng và gia đình chị Hường ở Phi Nôm, xã


Hiệp Thạnh huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện thí
nghiệm và xây dựng mô hình.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Nguyễn Trọng Bảo đã dẫn đường trong quá
trình điều tra. Xin cảm ơn các bác, các chú, các cô, các anh, các chị là chủ vườn cà
tím khu vực huyện Đơn Dương, Đức Trọng và Đà Lạt sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ tôi
trong quá trình điều tra.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn cha mẹ, các thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp luôn động viên, cổ vũ và giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2019

Tác giả luận án

Trần Thị Minh Loan


MỤC LỤC
BẢN CAM ĐOAN.................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................i
DANH MỤC BẢNG................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH.........................................................................................v
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................1
2. Mục đích, đối tượng, phạm vi và yêu cầu của đề tài..........................................3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án...............................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................4
5. Đóng góp mới của luận án.................................................................................4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI....6
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài................................................................................6
1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước......................................................8
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước.............................................................8
1.2.2 Những nghiên cứu trong nước................................................................ 26
1.3 Sơ lược về cây cà tím..................................................................................... 32
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......34
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................................. 34
2.2 Vật liệu, thiết bị và dụng cụ nghiên cứu........................................................ 34
2.3 Nội dung nghiên cứu..................................................................................... 35
2.4 Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 36
2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập, xác định thành phần tuyến trùng gây nốt
sần rễ hại cà tím tại Lâm Đồng....................................................................... 36

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài tuyến
trùng nốt sần rễ (M. incognita) có vai trò gây hại quan trọng cây cà tím.......43


2.4.3 Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ
(Meloidogyne incognita) hại cây cà tím theo hướng quản lý tổng hợp tại Lâm
Đồng................................................................................................................ 50
2.4.4 Phương pháp xây dựng thử nghiệm áp dụng một số giải pháp quản lý tổng
hợp trong phòng trừ tuyến trùng gây nốt sần rễ (Meloidogyne incognita) hại cây
cà tím tại Lâm Đồng........................................................................................ 56

2.5 Xử lý số liệu.................................................................................................. 57
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................. 58
3.1 Điều tra, thu thập xác định thành phần tuyến trùng, diễn biến mức độ gây hại
của tuyến trùng nốt sần rễ gây hại cà tím tại Lâm Đồng...................................... 58
3.1.1 Điều tra tập quán canh tác của người sản xuất cà tím vùng nghiên cứu 58
3.1.2 Triệu chứng, mức độ gây hại một số sâu bệnh hại chính trên cà tím tại Lâm
Đồng................................................................................................................ 67

3.1.3 Diễn biến mật độ, mức độ gây hại tuyến trùng nốt sần rễ (Meloidogyne
spp.) hại cà tím tại Lâm Đồng......................................................................... 76
3.1.4 Điều tra thu thập xác định thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ
Meloidogyne spp.............................................................................................. 80
3.2 Đặc điểm hình sinh học, sinh thái của tuyến trùng Meloidogyne incognita...93
3.2.1 Đặc điểm hình thái của tuyến trùng Meloidogyne incognita.................. 93
3.2.2. Đặc điểm sinh học của tuyến trùng Meloidogyne incognita..................97
3.2.3 Ảnh hưởng của điều kiện sinh thái đến tuyến trùng Meloidogyne incognita
103

3.3 Kết quả nghiên cứu giải pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ theo hướng

quản lý tổng hợp................................................................................................116
3.3.1 Kết quả nghiên cứu biện pháp canh tác trong phòng chống tuyến trùng nốt
sần rễ hại cà tím............................................................................................117

3.3.2. Kết quả nghiên cứu biện pháp vật lý trong phòng chống tuyến trùng nốt
sần rễ hại cà tím............................................................................................121
3.3.3 Kết quả nghiên cứu biện pháp sinh học trong phòng chống tuyến trùng nốt
sần rễ hại cà tím............................................................................................124

3.4. Áp dụng biện pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ (Meloidogyne
incognita) hại cây cà tím theo hướng quản lý tổng hợp tại Lâm Đồng..............135


3.4.1 Ảnh hưởng của các giải pháp quản lý tổng đến biến động mật độ quần thể
tuyến trùng M. incognita hại cà tím...............................................................136

3.4.2 Kết quả mô hình thử nghiệm áp dụng các giải pháp quản lý tổng hợp đến
mật độ tuyến trùng trong rễ, tỉ lệ nốt sần rễ, mức độ gây hại và năng suất của
cà tím.............................................................................................................137
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................145
Kết luận.............................................................................................................145
Kiến nghị...........................................................................................................146


i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa từ/Cụm từ


CC:

Chuyên canh

CV:

Coefficient of variation (hệ số biến thiên)

C.V:

Cuối vụ

DEGO:

Dorsal esophageal gland orifice (Lỗ đổ tuyến thực quản lưng)

ĐC:

Đối chứng

ĐCĐD:

Đối chứng mô hình Đơn Dương

ĐCĐT:

Đối chứng mô hình Đức Trọng

ĐD:


Đơn Dương

ĐP:

Địa phương

ĐT:

Đức Trọng

IPM:

Integrated Pest Management (Phòng trừ dịch hại tổng hợp)

INM:

Integrated Nematodes Management (Phòng trừ tuyến trùng tổng hợp)

J1 :

Juveniles 1 (ấu trùng tuổi 1)

J2:

Juveniles 2 (ấu trùng tuổi 2)

J3:

Juveniles 3 (ấu trùng tuổi 3)


J4:

Juveniles 4 (ấu trùng tuổi 4)

LC:

Luân canh

LSD:

Least significant difference (Khác biệt nhỏ nhất có ý nghĩa)

MH:

Mô hình

NPK:

Ni tơ, Phốt pho, Ka li

N:

ngày sau xử lý

NSN:

ngày sau nhiễm

ns:


non significant (không có sự khác biệt)

TT:

Trước trồng

TXL:

Trước xử lý

PTTH:

Phòng trừ tổng hợp

XC:

Xen canh


ii
DANH MỤC BẢNG

Bảng

Tên bảng

trang

Bảng 2.1 Mô tả cấp hại của tuyến trùng nốt sần rễ ...................................................


38

Bảng 2.2 Ký hiệu mẫu, địa điểm lấy mẫu định danh tuyến trùng bằng PCR ...........

42

Bảng 2.3 Công thức thí nghiệm, biện pháp và kỹ thuật thực hiện biện pháp vật lý
phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ ................................................................. 53
Bảng 2.4 Công thức thí nghiệm, hoạt chất, tên thương mại và liều lượng sử dụng các
loại thuốc phòng trừ tuyến trùng nốt sần rễ có nguồn gốc sinh học ................ 54

Bảng 2.5 Công thức, hoạt chất, tên thương mại và liều lượng sử dụng thuốc hóa học
phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ ................................................................. 55
Bảng 2.6 Các biện pháp quản lý tổng hợp tuyến trùng được áp dụng trong thử nghiệm
.......................................................................................................................... 56

Bảng 3.1 Diện tích, năng suất của các giống cà tím đang trồng phổ biến ngoài sản
xuất (Lâm Đồng, 4/2014-6/2017) ..................................................................... 58
Bảng 3.2 Tình hình kiểm tra cây giống, hiểu biết của nông dân về tuyến trùng nốt sần
rễ (Lâm Đồng, 4/2014-6/2017) ........................................................................ 59

Bảng 3.3 Tình hình cây cà tím bị tuyến trùng nốt sần rễ và mức độ thiệt hại ước tính
(Lâm Đồng, 4/2014-6/2017) ............................................................................. 60
Bảng 3.4 Tình hình xử lý đất trồng cà tím của nông dân tại Lâm Đồng .................. 62
(4/2014-6/2017) ......................................................................................................... 62
Bảng 3.5 Tình hình thu gom, xử lý đất và rễ cây trồng bị nhiễm tuyến trùng (Lâm
Đồng, 4/2014-6/2017) ...................................................................................... 64
Bảng 3.6 Tình hình sử dụng phân bón của nông dân trồng cà tím vùng nghiên cứu
(Lâm Đồng, 4/2014-6/2017) ............................................................................. 65

Bảng 3.7 Phương pháp tưới nước áp dụng vùng trồng cà tím nghiên cứu (Lâm Đồng,
4/2014-6/2017) ................................................................................................. 66

Bảng 3.8 Thành phần các giống tuyến trùng ký sinh thực vật tại vùng rễ cà tím vùng
nghiên cứu (Lâm Đồng, 4/2014-6/2017) .......................................................... 72
Bảng 3.9 Mật độ ấu trùng Meloidogyne spp. tuổi 2 trong đất và trong rễ cà tím tại thời
điểm điều tra (Lâm Đồng, 4/2014-6/2017) ...................................................... 76

Bảng 3.10 Thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ hại cà tím tại Lâm Đồng tại thời
điểm điều tra (4/2014-6/2017) .......................................................................... 81


iii

Bảng 3.11 Độ bắt gặp các loài tuyến trùng nốt sần rễ trên cà tím vùng nghiên cứu
(Lâm Đồng, 4/2014-6/2017) ............................................................................. 89
Bảng 3.12 Độ bắt gặp, mức độ gây hại, loài gây hại và mật độ tuyến trùng nốt sần rễ
gây hại cà tím ở vùng nghiên cứu (Lâm Đồng, 4/2014-6/2017) ...................... 90
Bảng 3.13 Kích thước một số pha sinh trưởng của loài M. incognita ...................... 97
Bảng 3.14 Thời gian phát triển và tỉ lệ xâm nhiễm vào rễ của ấu trùng tuổi 2 loài M.
o
incognita tại nhiệt độ 24±1 C ........................................................................... 98
Bảng 3.15 Thời gian phát triển của ấu trùng tuổi 3 loài M. incognita tại nhiệt độ
o

24±1 C .............................................................................................................. 99
Bảng 3.16 Thời gian phát triển của ấu trùng tuổi 4 loài M. incognita tại nhiệt độ
o

24±1 C ............................................................................................................ 100


Bảng 3.17 Thời gian phát triển của con cái trưởng thành loài M. incognita tại nhiệt
o
độ 24±1 C ....................................................................................................... 100
Bảng 3.18 Thời gian phát triển của trứng và ấu trùng tuổi 1 loài tuyến trùng nốt sần
o
rễ M. incognita tại nhiệt độ 24±1 C ............................................................... 100
Bảng 3.19 Thời gian phát triển hình thành con đực loài M. incognita tại nhiệt độ
o

24±1 C ............................................................................................................ 101
o

Bảng 3.20 Vòng đời của loài tuyến trùng nốt sần rễ M. incognita tại nhiệt độ 24±1 C
........................................................................................................................ 101

Bảng 3.21 Ảnh hưởng của môi trường khác nhau đến tỉ lệ nở trứng của ............... 103
M. incognita ............................................................................................................ 103
Bảng 3.22 Ảnh hưởng của thành phần cấp hạt đất đến tuyến trùng nốt sần rễ hại cà
tím tại Lâm Đồng (4/2014-6/2017) ................................................................ 104
Bảng 3.23 Tương quan giữa độ ẩm đất, nhiệt độ không khí và lượng mưa đến mật
độ ấu trùng M. incognita trong đất trồng cà tím tại Lâm Đồng (6/20145/2017) ............................................................................................................ 106
Bảng 3.24 Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến mật độ ấu trùng M. incognita (J2)
trong đất, trong rễ, tỉ lệ rễ bị nốt sần và số lượng nốt sần trên rễ cà tím (Lâm
Đồng, 2014-2015)........................................................................................... 112

Bảng 3.25 Mật độ ấu trùng M. incognita tuổi 2 trong đất qua các giai đoạn phát triển
khác nhau của cà tím (Lâm Đồng, 2017) ....................................................... 114
Bảng 3.26 Mật độ ấu trùng M. incognita trong rễ và mức độ gây hại trên các giống
cà tím tại thời điểm 150 ngày sau nhiễm (Lâm Đồng, 2017) ......................... 115



iv

Bảng 3.27 Số hoa, số quả và tỉ lệ đậu quả của các giống cà tím khác nhau (Lâm Đồng,
2017) ............................................................................................................... 116

Bảng 3.28 Ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến diễn biến mật độ tuyến trùng nốt
sần rễ M. incognita hại cà tím tại Lâm Đồng (2014-2016) ............................ 118
Bảng 3.29 Ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến mức độ gây hại của tuyến trùng
nốt sần rễ trên cà tím tại Lâm Đồng (2014-2016) .......................................... 120
Bảng 3.30 Ảnh hưởng của biện pháp vật lý đến diễn biến mật độ ấu trùng M. incognita
trong đất trồng cà tím tại Lâm Đồng (mùa vụ 2014 - 2015) .......................... 122
Bảng 3.31 Mật độ ấu trùng M. incognita trong rễ, tỉ lệ nốt sần rễ, mức độ xâm nhiễm
và năng suất cà tím tại Lâm Đồng (mùa vụ 2014-2015) ................................ 123

Bảng 3.32 Ảnh hưởng của biện pháp sinh học đến diễn biến mật độ tuyến trùng nốt
sần rễ trong đất trồng cà tím tại Lâm Đồng (mùa vụ 2014-2015) .................. 125
Bảng 3.33 Ảnh hưởng của biện pháp sinh học đến mật độ ấu trùng nốt sần tuổi 2 trong
rễ, mức độ gây hại và năng suất cà tím tại Lâm Đồng (mùa vụ 2014-2015).......... 128
Bảng 3.34 Ảnh hưởng của biện pháp hóa học đến mật độ ấu trùng M. incognita trong
đất trồng cà tím tại Lâm Đồng (mùa vụ 2014-2015) ...................................... 131
Bảng 3.35 Ảnh hưởng của biện pháp hóa học đến mức độ gây hại và năng suất cà tím
tại Lâm Đồng (mùa vụ 2014-2015) ................................................................ 134
Bảng 3.36 Ảnh hưởng của biện pháp quản lý tổng hợp lên mật độ ấu trùng M.
incognita tuổi 2 trong đất trồng cà tím tại Lâm Đồng (mùa vụ 2016-2017) .. 136
Bảng 3.37 Ảnh hưởng của biện pháp quản lý tổng hợp tuyến trùng nốt sần rễ đến mức
độ gây hại và năng suất cà tím tại Lâm Đồng (mùa vụ 2016-2017) .............. 138

Bảng 3.38 Hiệu quả kinh tế của mô hình phòng trừ tổng hợp tuyến trùng trên cà tím

tại Lâm Đồng (mùa vụ 2016-2017) ................................................................ 140


v

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình

Tên hình

trang

Hình 1.1 Sự phân bố của M. incognita trên thế giới.............................................. 10
Hình 1.2 Biểu hiện nốt sần rễ ở rễ cà tím.............................................................. 11
Hình 1.3 Cây phân loại tuyến trùng nốt sần rễ Meloidogyne................................. 12
Hình 1.4 Vòng đời của tuyến trùng nốt sần rễ....................................................... 17
Hình 1.5 Các dạng quả cà tím................................................................................ 32
Hình 2.1 Thang cấp hại của tuyến trùng nốt sần rễ................................................ 38
Hình 2.2 Giải phẫu vùng chậu con cái của tuyến trùng nốt sần rễ.........................39
Hình 2.3 Thước đo kích thước trên phần mềm Belcapture....................................41
Hình 3.1 Triệu chứng bệnh héo rũ......................................................................... 67
Hình 3.2 Triệu chứng bệnh héo xanh..................................................................... 68
Hình 3.3 Triệu chứng bệnh thán thư...................................................................... 69
Hình 3.4 Triệu chứng bệnh đốm quả..................................................................... 69
Hình 3.5 Triệu chứng của bệnh khảm virus........................................................... 70
Hình 3.6 Sâu đất gây hại cà tím............................................................................. 70
Hình 3.7 Sâu đục quả (Leucinodes orbonalis) gây hại cà tím................................ 71
Hình 3.8 Triệu chứng bọ trĩ gây hại cà tím trên quả.............................................. 72
Hình 3.9 Triệu chứng cà tím bị nốt sần rễ.............................................................. 75
Hình 3.10 Triệu chứng của cà tím bị tuyến trùng nốt sần rễ..................................76

Hình 3.11 Triệu chứng rễ cà tím bị tuyến trùng nốt sần rễ..................................... 78
Hình 3.12 Tương quan giữa mức độ gây hại và năng suất cây trồng.....................78
Hình 3.13 Mật độ ấu trùng Meloidoyne spp. tuổi 2 trong đất................................80
Hình 3.14 Vân mẫu con cái................................................................................... 84
Hình 3.15 Đầu của con đực Meloidogyne spp....................................................... 86
Hình 3.16 M. incognita tuổi 2................................................................................ 87
Hình 3.17. M. javanica tuổi 2................................................................................ 88
Hình 3.18 Tần suất xuất hiện các loài tuyến trùng nốt sần rễ tại vùng nghiên cứu 89
Hình 3.19 Kết quả kiểm tra PCR với đoạn mồi JMV1/JMVTROP.......................91
Hình 3.20 Kết quả PCR với mồi Fjav/Rjav........................................................... 92
Hình 3.21 Kết quả chạy PCR với đoạn mồi Mi2F4/Mi1R1................................... 93
Hình 3.22 Trứng của tuyến trùng nốt sần rễ loài M.incognita...............................94


vi

Hình 3.23 Ấu trùng tuyến trùng nốt sần rễ tuổi 1 (J1) loài M. incognita...............94
Hình 3.24 Ấu trùng tuyến trùng nốt sần rễ tuổi 2 (J2) loài M. incognita...............95
Hình 3.25 Ấu trùng tuyến trùng nốt sần rễ tuổi 3 (J3) loài M. incognita...............95
Hình 3.26 Ấu trùng tuyến trùng nốt sần rễ tuổi 4 (J4) loài M. incognita...............95
Hình 3.27 Con cái trưởng thành tuyến trùng nốt sần rễ loài M. incognita.............96
Hình 3.28 Con đực tuyến trùng nốt sần rễ loài M. incognita.................................96
Hình 3.29 Ấu trùng M. incognita tuổi 2 xâm nhập vào bên trong rễ.....................98
Hình 3.30 Tương quan giữa hàm lượng cát và mật độ ấu trùng tuổi 2 trong đất . 105
Hình 3.31. Tương quan giữa tổng lượng mưa và mật độ ấu trùng M. incognita trong
đất trồng cà tím tại Lâm Đồng (6/2016 - 5/2017).....................................107
Hình 3.32 Tương quan giữa độ ẩm đất và mật độ ấu trùng M. incognita trong đất đất
trồng cà tím tại Lâm Đồng (6/2016 - 5/2017)...........................................108



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các loại rau họ cà là một trong các loại rau ăn quả được trồng phổ biến trên thế
giới. Thời gian một vụ không dài, chỉ khoảng 5 tháng đến một năm (tùy loại). Cây
họ cà có giá trị thương mại cao, mẫu mã đẹp, sản phẩm có thể sử dụng làm thức ăn
sống hoặc qua chế biến, dễ dàng vận chuyển và bảo quản.
Lâm Đồng luôn đi đầu trong việc sản xuất rau chất lượng cao, an toàn trên cả
nước. Các chương trình sản xuất rau an toàn, sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công
nghệ cao được đặc biệt được quan tâm. Diện tích canh tác cây họ cà ở Lâm Đồng thuộc
diện cao nhất nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhóm rau họ cà bị giảm về
diện tích. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do việc sử dụng đất quá mức, không
có thời gian cho đất phục hồi, sử dụng nhiều phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật phòng
trừ sâu, tuyến trùng và bệnh hại, phá vỡ cân bằng sinh thái đất. Đó là nguyên nhân làm
nảy sinh nhiều các loại sâu bệnh hại, tuyến trùng lây lan trong đất, ảnh hưởng rất lớn
đến khả năng sản xuất nhóm cây họ cà tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Cà tím (Solanum melongena) là cây rau ăn quả thuộc họ cà được ưa chuộng, có
giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, được trồng phổ biến ở những vùng có khí hậu
ấm áp, vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cà tím được phát triển mạnh mẽ ở các nước
châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh, Philippin, Thái Lan. Trong những năm
gần đây, cà tím trở thành một loại cây trồng được bảo hộ ở châu Âu và đã được phát
triển, mở rộng diện tích gieo trồng ở Việt Nam cũng như trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Mặc dù, cà tím là cây dễ trồng và dễ chăm sóc nhưng nhược điểm lớn nhất
trong việc sản xuất cà tím đó là chúng bị rất nhiều loại sâu bệnh gây hại như bệnh
héo xanh, đốm lá; các loại côn trùng gây hại như bọ trĩ, sâu đất và tuyến trùng ký
sinh thực vật gây hại.
Hàng năm, tuyến trùng ký sinh thực vật gây thiệt hại hàng tỷ đô la trên toàn thế
giới. Tuyến trùng gây hại trên cà tím chủ yếu là tuyến trùng rễ thuộc nhiều nhóm khác

nhau như tuyến trùng nốt sần rễ, tuyến trùng thối rễ, tuyến trùng làm tổn thương rễ hoặc
nhóm tuyến trùng ngoại ký sinh. Các biểu hiện trên mặt đất do tuyến trùng gây ra cũng
đa dạng. Biểu hiện rõ nhất khi tuyến trùng gây hại là cây còi cọc, cây bị vàng


2

lá và năng suất giảm. Dưới mặt đất, biểu hiện của cây bị tuyến trùng cũng khác
nhau, tùy thuộc vào loài tuyến trùng gây hại.
Tuyến trùng nốt sần rễ (Meloidogyne spp.) là nhóm tuyến trùng gây hại phổ
biến trên hầu hết các loại cây trồng rộng khắp trên toàn thế giới. Trong số những
nhóm tuyến trùng đã phát hiện ở Việt Nam thì tuyến trùng nốt sần rễ là đối tượng
gây hại nghiêm trọng nhất, là đối tượng chủ yếu nhất và phát triển mạnh trong
những năm gầy đây. Tại Lâm Đồng tuyến trùng nốt sần rễ là một trong những nhóm
gây hại chủ yếu trên các loại cây rau họ cà nói chung và trên cà tím nói riêng, đã làm
ảnh hưởng đến năng suất chất lượng và làm gia tăng các bệnh hại khác. Biểu hiện tại
vùng rễ của cây bị bệnh là xuất hiện nhiều những nốt sần rễ có thể nhìn thấy bằng
mắt thường, số lượng rễ bên và rễ phụ không nhiều. Bên cạnh đó, tuyến trùng nốt
sần rễ Meloidogyne incognita cũng có mối liên quan tương hỗ với nhiều loài nấm ký
sinh như Fusarium oxysporum, Fusarium spp. gây bệnh héo rũ và bệnh héo xanh
trên cây họ cà. Ngoài ra, các nốt sần do tuyến trùng tạo ra trên các mô thực vật cũng
tạo điều kiện thuận lợi cho loài nấm, vi khuẩn khác xâm nhập vào cây trồng.
Mặc dù, tuyến trùng nốt sần rễ đã và đang gây thiệt hại nặng nề và ảnh hưởng
lớn đến năng suất cũng như chất lượng quả cà tím và trở thành một trong những
bệnh hại nguy hiểm nhất trên các loại cây trồng ở Việt Nam. Tuy nhiên, mức độ hiểu
biết của người sản xuất về tuyến trùng gây hại cây trồng còn hạn chế, chưa nắm bắt
được đặc điểm gây hại, xu hướng phát sinh, phát triển và các yếu tố ảnh hưởng đến
vai trò gây hại của chúng, một số người sản xuất còn nhầm lẫn giữa tuyến trùng và
côn trùng khác, do đó đa phần đã lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thiệt hại
do chúng gây ra không những không giảm mà còn chiều hướng gia tăng, gây thiệt

hại cả về kinh tế và môi trường, mục tiêu sản xuất rau an toàn và sản xuất theo tiêu
chuẩn VietGAP rất khó thành công.
Tuyến trùng nốt sần rễ gây hại trên cà tím đã được phát hiện, tuy nhiên, chưa có
nghiên cứu sâu về sự phân bố, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tuyến trùng nốt sần
rễ gây hại trên cây họ cà nói chung và cây cà tím nói riêng tại khu vực Lâm Đồng để
làm cơ sở cho việc phòng trừ hiệu quả. Với những lý do trên, đề tài “ Nghiên cứu đặc
điểm sinh học, sinh thái của tuyến trùng Meloidogyne sp. hại cà tím và biện pháp phòng
trừ theo hướng quản lý tổng hợp tại Lâm Đồng” đã được thực hiện nhằm xác


3

định thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ gây hại cây cà tím, nghiên cứu đặc điểm
sinh học, sinh thái học và đưa ra giải pháp quản lý tổng hợp tuyến trùng nốt sần rễ
phục vụ sản xuất cà tím an toàn, hiệu quả cho tỉnh Lâm Đồng và cả nước.
2. Mục đích, đối tượng, phạm vi và yêu cầu của đề tài
Mục đích
Xác định thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ hại cà tím, đặc điểm sinh học,
sinh thái học loài tuyến trùng nốt sần rễ M. incognita, đề xuất biện pháp phòng
chống chúng theo hướng quản lý tổng hợp, góp phần sản xuất cà tím nói riêng, nhóm
cây họ cà nói chung an toàn, hiệu quả và bền vững.
Yêu cầu
Thu thập, xác định được thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ hại cà tím một
số vùng trồng rau họ cà chủ yếu của tỉnh Lâm Đồng.
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của tuyến trùng nốt sần rễ M.
incognita.
Nghiên cứu đề xuất biện pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ hại cà tím
theo hướng quản lý tổng hợp.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án
Ý nghĩa khoa học

- Đề tài đã bổ sung dẫn liệu khoa học mới về thành phần loài tuyến trùng nốt sần
rễ, đặc điểm sinh học, sinh thái và qui luật phát sinh phát triển, gây hại của loài tuyến
trùng M. incognita trên cà tím tại Lâm Đồng. Trên cơ sở đó đã đề xuất được các giải
pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ hiệu quả, bảo vệ môi trường và góp phần sản
xuất cà tím an toàn, hiệu quả cao cho các vùng sản xuất rau tại Lâm Đồng.
- Là tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng nông nghiệp,

cho cán bộ nghiên cứu và giảng dạy có chuyên môn liên quan.
Ý nghĩa thực tiễn
- Đề xuất được các biện pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ an toàn, hiệu
quả, góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất cà tím theo hướng IPM, phục vụ sản xuất

ổn định, hiệu quả và bền vững cho vùng trồng rau của tỉnh Lâm Đồng nói riêng, cả
nước nói chung trong điều kiện đang lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học để
phòng trừ tuyến trùng trong sản xuất như hiện nay.


4

- Là nguồn tài liệu giúp cán bộ quản lý, cán bộ chỉ đạo sản xuất và người
trồng cà tím cách xác định kịp thời nguyên nhân gây hại do M. incognita trên cà tím,
các giải pháp quản lý hiệu quả tuyến trùng nốt sần rễ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tuyến trùng gây bệnh nốt sần rễ (Meloidogyne sp.) gây
hại trên cây cà tím
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung
+ Xác định thành phần tuyến trùng gây nốt sần rễ hại cây cà tím
+ Đặc điểm sinh học của tuyến trùng nốt sần rễ M. incognita hại cà tím.

+ Nghiên cứu một số điều kiện sinh thái (loại đất, các loại phân hữu cơ, lượng
mưa, độ ẩm đất, nhiệt độ và các giống cà tím khác nhau) ảnh hưởng đến phát sinh và
gây hại của loài M. incognita trên cà tím.
+ Nghiên cứu các giải pháp phòng chống loài tuyến trùng nốt sần rễ M.
incognita hại cà tím theo hướng quản lý tổng hợp (biện pháp canh tác, biện pháp
sinh học, biện pháp vật lý, biện pháp hóa học).
Địa điểm
Thí nghiệm thu thập thành phần loài, nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện sinh
thái tới tuyến trùng và thí nghiệm ngoài đồng ruộng được thực hiện tại vùng trồng
rau chủ yếu của tỉnh Lâm Đồng là Đơn Dương, Đức Trọng và Đà Lạt.
Thí nghiệm trong chậu vại được thực hiện tại nhà che phủ, tại Khoa Nông
Lâm, trường Đại học Đà Lạt.
Các thí nghiệm in vitro, tách lọc, phân loại được thực hiện tại phòng thí
nghiệm bảo vệ thực vật của Khoa Nông Lâm trường Đại học Đà Lạt và phòng thí
nghiệm của bộ môn tuyến trùng tại Viện nghiên cứu Nông nghiệp và thủy sản, tỉnh
đông Flander, vương quốc Bỉ.
Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu thực hiện từ năm 2014 đến năm 2017
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án đã cung cấp một số dẫn liệu mới về thành phần loài tuyến trùng nốt


5

sần rễ (Meloidogyne spp.) hại cà tím tại khu vực Lâm Đồng. Một số đặc điểm sinh
học, sinh thái học của loài tuyến trùng nốt sần rễ M. incognita hại cà tím.
Đề xuất được biện pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ hại cà tím tại
Lâm Đồng theo hướng quản lý tổng hợp góp phần giảm thiệt hại do chúng gây ra,
giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học phòng trừ tuyến trùng và hoàn thiện quy
trình sản xuất cà tím an toàn, hữu cơ cho Lâm Đồng nói riêng và cả nước nói chung.



6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
Cà tím có tên khoa học là Solanum melongena thuộc họ cà (Solanaceae). Cà
tím là cây rau ăn quả được ưa chuộng, có giá trị kinh tế cao, được trồng phổ biến ở
khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới như các nước Trung Đông, châu Phi và châu Á và
hiện nay được trồng phổ biến trên thế giới [89]. Trên thế giới có khoảng 1.600.000
ha trồng cà tím Oishimaya [171]. Ở Việt Nam, cà tím chỉ mới được chú trọng phát
triển trong những năm gần đây và được trồng khá phổ biến ở nhiều địa phương trong
cả nước như Phú Thọ, Hưng Yên (miền Bắc) Huế, Quãng Ngãi (miền Trung) và Lâm
Đồng, Bà Rịa -Vũng Tàu (miền Nam).
Tỉnh Lâm Đồng là một trong những tỉnh rất quan tâm đến sản xuất nông lâm
nghiệp nhất là nông nghiệp công nghệ cao, tỷ lệ sản xuất nông lâm nghiệp chiếm
48,3%, trong đó trồng trọt chiếm 82,8%, dịch vụ nông nghiệp chiếm 15,3% và chăn
nuôi chỉ chiếm 1,9%. Cà tím được trồng với diện tích đứng thứ 3 trong nhóm cây họ
cà, sau cà chua, ớt ngọt. Diện tích trồng cà tím tăng lên hàng năm. Ước tính năm
2014 diện tích trồng cà tím của tỉnh Lâm Đồng vào khoảng 1.041 ha, tăng lên
khoảng 1.944 ha vào năm 2017, với năng suất trung bình là 47,6 tấn/ha, trong đó
diện tích gieo trồng tập trung chủ yếu ở huyện Đơn Dương (1.380,2 ha), huyện Đức
Trọng (433,2 ha), thành phố Đà Lạt (11,4 ha) và rải rác ở một số huyện khác như Di
Linh, Bảo Lộc, Đạ Tẻh, Lâm Hà, Cát Tiên [25].
Mặc dù cây cà tím cho thu nhập cao (vào khoảng 50 - 200 triệu đồng/ha/vụ),
nhưng sản xuất vẫn rất không ổn định, do nhiều nguyên nhân, một nguyên nhân
quan trọng là do sâu bệnh, côn trùng và tuyến trùng gây nên. Theo Daunay [89], trên
cà tím có tới 20 loại sâu bệnh và nhóm tuyến trùng nốt sần rễ, trong đó bệnh héo
vàng (Fusarium oxysporum), héo xanh (Pseudomonas solanacearum) và tuyến trùng
nốt sần rễ (Meloidogyne spp.) là 3 nhóm dịch bệnh gây hại vùng rễ nghiêm trọng

nhất, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cà tím. Trước tính hình đó, các cơ quan
chỉ đạo sản xuất, người dân đã dùng nhiều loại thuốc hóa học có độ độc cao để
phòng chống và lượng dùng ngày một tăng dần, tuy nhiên vẫn không thu được hiệu
quả như mong đợi.


7

Tuyến trùng nốt sần rễ là nhóm tuyến trùng có vai trò gây hại quan trọng và phổ
biến nhất trên thế giới [133] và là nhóm gây thiệt hại kinh tế cho cây trồng nông nghiệp

ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới [83]. Tuyến trùng nốt sần rễ có thể làm giảm
năng suất của cà tím lên đến 95% [95].
Thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ gây hại cây cà tím rất đa dạng. Do cà tím
được trồng ở những vùng khí hậu ấm nên tuyến trùng nốt sần rễ gây hại cà tím chủ yếu
thuộc các loài tuyến trùng nốt sần rễ vùng nhiệt đới. Kết quả điều tra cho thấy có hai
loài tuyến trùng nốt sần rễ là M. incognita, M. javanica gây hại trên cà tím ở khu vực
Nam Á [228], ở Nepal [59] và Ấn Độ [112], nhưng ở Ai Cập thì có 3 loài tuyến trùng
nốt sần rễ gây hại là M. incognita, M. arenaria và M. javanica [124].

Tuyến trùng nói chung và tuyến trùng nốt sần rễ nói riêng gây hại đã ảnh
hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng cây trồng. Có thể nói tuyến trùng nốt sần
rễ như một bệnh dịch phát triển mạnh không chỉ gây hại trên các loại cây công
nghiệp dài ngày mà là đối tượng quan trọng được quan tâm phòng trừ chính của
nhiều loại cây rau màu. Tuyến trùng nốt sần rễ không những gây ra triệu chứng các
nốt u sưng trên rễ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng làm cây trở nên
còi cọc, chậm phát triển, nếu gây hại nặng có thể làm cho cây chết. Tuyến trùng gây
hại cây trồng còn tạo cơ hội lây nhiễm các bệnh do nấm, vi khuẩn gây hại cho cây
trồng. Tuyến trùng nốt sần rễ tác động vào cây trồng sẽ làm giảm sức đề kháng đối
với bệnh héo xanh [91].

Cho đến hiện nay việc điều tra thu thập và đánh giá vai trò gây hại của tuyến
trùng nốt sần rễ gây hại trên các loại cây trồng ở Việt Nam chưa nhiều, các công bố
chủ yếu tập trung trên một số cây công nghiệp dài ngày. Một số kết quả điều tra xác
định thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ trên cây rau ở khu vực miền Nam và
Lâm Đồng được thực hiện vào những năm 90 của thế kỷ XX. Tiêu biểu là công trình
nghiên cứu công bố về thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ trên 21 nhóm cây rau ở
miền Nam Việt Nam bao gồm các cây rau họ thập tự, hoa tán, họ cà, ... [149] và
thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ trên các loại cây rau như đậu cô ve, cây bắp
cải, khoai tây và a-ti-sô [61]. Các nghiên cứu này đều chưa ghi nhận thành phần loài
tuyến trùng nốt sần rễ hại trên cà tím.


8

Trên thế giới, việc nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái của một số loài
tuyến trùng nốt sần rễ đã được thực hiện. Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện
sinh thái như nhiệt độ, độ ẩm, các yếu tố khí hậu đến vòng đời của tuyến trùng nốt
sần rễ M. incognita trên cà chua và cà tím [51], [179], [190], trên khoai tây [223].
Tuy nhiên, tại Việt Nam nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của tuyến trùng
nốt sần rễ chưa được công bố nhiều. Đã có một số nghiên cứu về tuyến trùng nốt sần
rễ gây hại cây trên lúa [2], trên cây thuốc lá [35] và trên cà chua [36] nhưng chưa có
công bố về đặc điểm sinh học hoặc sinh thái học của tuyến trùng nốt sần rễ trên cà
tím.
Trong những năm trở lại đây, cà tím là một trong những cây rau ăn quả được ưa
chuộng và phát triển mạnh, được thị trường trong nước và nước ngoài ưa thích.
Trồng cà tím có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp đem lại
lợi nhuận cho người nông dân và ngoại tệ nhờ xuất khẩu. Tuy nhiên, việc canh tác cà
tím gặp nhiều khó khăn do có nhiều loại bệnh hại trong đó có tuyến trùng. Trong khi
đó, các giải pháp quản lý tuyến trùng được áp dụng chỉ là những giải pháp đơn lẻ.
Đồng thời, tuyến trùng nốt sần rễ gây hại tại vùng rễ của cây trồng nên người sản

xuất không nhận biết được triệu chứng hại ngay từ ban đầu mà thường nhầm với các
loại bệnh khác. Điều này dẫn đến việc áp dụng các biện pháp phòng trừ tuyến trùng
nốt sần rễ muộn và không hiệu quả. Các biện pháp phòng chống sâu bệnh hại mà
người dân trồng cà tím đang sử dụng chủ yếu là để phòng trừ sâu đất và các loại nấm
bệnh trong đất mà không phòng trừ tuyến trùng. Ở Lâm Đồng cũng đã có công trình
nghiên cứu về biện pháp phòng chống tuyến trùng tổng hợp trên cây rau [16], nhưng
chưa nghiên cứu cụ thể về tuyến trùng nốt sần rễ. Do đó, việc điều tra xác định thành
phần loài tuyến trùng nốt sần rễ, đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài tuyến
trùng nốt sần rễ có vai trò gây hại quan trọng trên cà tím để đưa ra giải pháp phòng
trừ theo hướng tổng hợp là rất cần thiết.
1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.2.1.1 Lịch sử nghiên cứu, phân bố và mức độ gây hại của tuyến trùng nốt sần rễ
trong nông nghiệp


9

Tuyến trùng nốt sần rễ (root-knot nematodes) có nhiều cách gọi khác nhau như
tuyến trùng nốt sần rễ, tuyến trùng u sưng, tuyến trùng sần rễ. Để thống nhất trong
tên gọi trong khuôn khổ luận án này cũng như thống nhất theo tên gọi theo bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, sau đây, thuật ngữ tuyến trùng nốt sần rễ được sử
dụng xuyên suốt trong luận án.
Tuyến trùng nốt sần rễ là nhóm ký sinh bắt buộc, là nhóm có vai trò gây hại quan
trọng, ký sinh trên hầu hết cây trồng, gây thiệt hại rất lớn đối với nền kinh tế nông
nghiệp [178]. Những nghiên cứu đầu tiên liên quan đến tuyến trùng ký sinh thực vật
được biết đến vào giữa thế kỷ 18 (1743) khi Needham quan sát loài gây hại trên lúa mì
có khả năng di chuyển bằng kính hiển vi. Tuy nhiên, mãi đến giữa thế kỷ 19, những mô
tả đặc trưng về tuyến trùng nốt sần rễ mới rõ ràng. Báo cáo đầu tiên liên quan đến tuyến
trùng nốt sần rễ được Miles Joseph Berkeley đưa ra vào năm 1855 khi mô tả về những

nốt sần trên rễ của dưa leo. Vào năm 1879, Cornu đã mô tả về tuyến trùng nốt sần rễ với
tên khoa học là Anguillula marioni. Đến năm 1884, Carl Muller đã chứng minh vân
mẫu vùng chậu “perineal pattern“ khi mô tả về tuyến trùng nốt sần rễ với tên gọi là
Heterodera radicicola. Vào năm 1885, Melchior Treub cũng tìm ra một loài tuyến trùng
nốt sần rễ và đề xuất với tên gọi là Heterodera javanica Treub. Cho đến năm 1887,
Goldi đã xuất bản ấn bản phẩm mô tả chi tiết và minh chứng về loài tuyến trùng nốt sần
rễ M. exigua ký sinh trên cà phê ở Brazil [140]. Tuy nhiên trong khoảng thời gian từ
1884 đến 1949 tên giống Meloidogyne không được sử dụng rộng rãi, mà chủ yếu sử
dụng tên giống là Heterodera khi mô tả tuyến trùng nốt sần rễ gây hại trên cây trồng
[140]. Mãi đến năm 1949, Chitwood đã tách tuyến trùng nốt sần rễ khỏi giống tuyến
trùng bào nang Heterodera và mô tả lại một số loài như M. arenaria, M. exigua, M.
incognita, M. javanica và M. hapla [178]. Từ đó đến nay, tuyến trùng nốt sần rễ được
xếp vào giống Meloidogyne. Theo Whitehead [226], giống Meloidogyne được Filipjew
(1934) và Skarbilovich xếp vào họ Heteroderidae. Tuy nhiên vào năm 1959
Skarbilovich đã xếp giống Meloidogyne vào họ Meloidogynidae.

Tuyến trùng nốt sần rễ có phổ ký chủ rộng, có thể sinh trưởng và phát triển ở
những vùng có nhiệt độ thấp đến những vùng có nhiệt độ cao, từ vùng ôn đới đến
vùng nhiệt đới. M. incognita là loài phổ biến nhất và gây hại quan trọng nhất đối với
nền nông nghiệp thế giới. Theo Sasser [195] loài M. incognita chiếm đến 2/3 tuyến


10

trùng nốt sần rễ ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới và phân bố rộng khắp trên các
châu lục. Bản đồ phân bố dưới đây cho thấy sự phân bố rộng khắp của loài M.
incognita trên thế giới.

Hình 1.1 Sự phân bố của M. incognita trên thế giới
(Nguồn: />Triệu chứng điển hình của tuyến trùng nốt sần rễ gây hại trên cây trồng là tạo ra

những nốt sần rễ ở rễ. Kích thước của nốt sần rễ khác nhau và phụ thuộc vào ký chủ và
loài gây nhiễm. Mật độ tuyến trùng trong đất cao hay thấp cũng ảnh hưởng đến kích
thước của nốt sần rễ [173]. Mật độ ấu trùng xâm nhiễm tuổi 2 trong đất càng cao thì tạo
thành những nốt sần rễ to, mật độ thấp thường tạo những nốt sần rễ nhỏ và phân tán trên
rễ. Nốt sần rễ do tuyến trùng Meloidogyne spp. gây ra ở cây có hệ rễ cọc hoặc cây lâu
năm sẽ nhỏ hơn ở cây rễ chùm và cây hàng năm. Mức độ gây hại của tuyến trùng nốt
sần rễ lên một loài cây trồng cũng khác nhau và phụ thuộc vào khí hậu. Các triệu chứng
trên mặt đất của các loại cây trồng do tuyến trùng nốt sần rễ gây ra rất khó phân biệt và
phụ thuộc vào mức độ gây hại, có thể là không có triệu chứng hoặc có triệu chứng
không đặc trưng khi mật độ tuyến trùng chưa cao hơn ngưỡng gây thiệt hại về mặt kinh
tế. Biểu hiện rõ rệt trên mặt đất khi cây trồng bị tuyến trùng nốt sần rễ gây hại đó là cây
giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng và nước, giảm khả năng quang hợp, cây còi cọc, cây
dễ bị héo, năng suất và chất lượng giảm. Nếu cây bị tuyến trùng nốt sần rễ gây hại trầm
trọng thì rễ bị khô và cây sẽ chết [173].


11

Các loại tuyến trùng nốt sần rễ gây hại trên cà tím chủ yếu là M. incognita, M.
javanica và M. arenaria, trong đó loài M. incognita là loài gây hại quan trọng. Thành
phần của các loài nốt sần rễ khác nhau ở những vùng khí hậu khác nhau. Có 3 loài tuyến
trùng gây hại trên cà tím đã được tìm thấy, trong đó M. incognita chiếm 63,33%, M.
arenaria chiếm 20% và M. javanica chiếm 16,67% ở Ấn Độ [112] và ở Ai Cập [124].
Trong lúc đó, ở Nepal và ở Châu Phi chỉ ghi nhận có 2 loài là M. incognita và

M. javanica gây hại trên cà tím [59], [224].

Hình 1.2 Biểu hiện nốt sần rễ ở rễ cà tím
(Nguồn: />Cũng giống như các tác nhân gây hại khác trên cây trồng, tuyến trùng nốt sần rễ
cũng là nguyên nhân chính làm giảm năng suất của cây trồng. Theo Taylor và Sasser

[211], đối với những khu vực bị tuyến trùng nốt sần rễ, nếu không sử dụng các biện
pháp để phòng trừ kịp thời thì năng suất có thể giảm đến 24,5%. McCarter [158] thì cho
rằng tuyến trùng nốt sần rễ bao gồm loài M. incognita gây hại cho hầu hết cây trồng và
làm thiệt hại hàng tỉ đô la hàng năm, trong trường hợp bị nặng, thiệt hại năng suất có thể
lên đến 85% [195]. Tuy nhiên những nghiên cứu của các tác giả về mức độ gây hại của
tuyến trùng nốt sần rễ trên các nhóm đối tượng khác nhau là khác nhau. Theo ước tính,
ở Tây Ban Nha có đến 50 - 66% các loại cây rau trồng trong nhà che phủ, 27 - 59% cây
rau trồng trên đồng ruộng bị tuyến trùng nốt sần rễ M. incognita và
M.

javanica gây hại, trong đó loài M. incognita là đối tượng gây hại chủ yếu [78].


×