Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
--------

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Thương mại quốc tế

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH

HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
CỦA VIỆT NAM


Họ và tên

: Trần Vũ Diệu Linh

Mã sinh viên

: 1111120055

Lớp

: Anh 4 – Kinh tế

Khóa

: K50

Người hướng dẫn khoa học

: ThS. Trần Bích Ngọc

Hà Nội, tháng 05 năm 2015


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU DỊCH
VỤ VIỄN THÔNG ....................................................................................................3
1.1.

Cơ sở lý luận về viễn thông và dịch vụ viễn thông .......................................3


1.1.1. Cơ sở lý luận về viễn thông ...........................................................................3

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

1.1.1.1. Khái niệm viễn thông ..............................................................................3
1.1.1.2. Vai trò của ngành viễn thông ..................................................................3
1.1.2. Cơ sở lý luận về dịch vụ viễn thông ..............................................................6
1.1.2.1. Khái niệm ................................................................................................6
1.1.2.2. Phân loại dịch vụ viễn thông ...................................................................8
1.2.

Cơ sở lý luận về xuất khẩu dịch vụ viễn thông ..........................................10


1.2.1. Khái niệm xuất khẩu dịch vụ viễn thông và 4 phương thức xuất khẩu dịch
vụ viễn thông .........................................................................................................10
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu dịch vụ viễn thông ............................12
1.2.2.1. Nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông .....................................................12
1.2.2.2. Xu hướng phát triển của ngành viễn thông trên thế giới .......................13
1.2.2.3. Sự hội nhập kinh tế ................................................................................15
1.2.3.

Vai trò của xuất khẩu dịch vụ nói chung và xuất khẩu dịch vụ viễn thông

nói riêng .................................................................................................................15
1.2.3.1. Góp phần tăng trưởng kinh tế quốc dân ...............................................15
1.2.3.2. Góp phần vào phân công lao động .......................................................17
1.3.

Cam kết mở cửa thị trường viễn thông của Việt Nam ..............................17

1.3.1.

Cam kết của viễn thông Việt Nam trong ASEAN ...................................18

1.3.2.

Cam kết của viễn thông Việt Nam trong APEC ......................................18

1.3.3.

Cam kết của viễn thông Việt Nam trong Hiệp định thương mại Việt


Nam- Hoa Kỳ (BTA) .............................................................................................19
1.3.4.

Cam kết của viễn thông Việt Nam trong WTO .......................................19

1.3.4.1. Các loại dịch vụ viễn thông mà Việt Nam cam kết mở của thị trường 20
1.3.4.2. Cam kết mở cửa với nhà cung cấp nước ngoài có hạ tầng mạng .........21
1.3.4.3. Cam kết với nhà cung cấp nước ngoài không có hạ tầng mạng ...........21


1.3.4.4. Cam kết mở cửa với nhà cung cấp nước ngoài không có hiện diện
thương mại ở Việt Nam ......................................................................................22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DỊCH VỤ VIỄN
THÔNG CỦA VIỆT NAM .....................................................................................24
2.1.

Tổng quan về sự phát triển cơ sở viễn thông trong nước..........................24

2.1.1.

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển hạ tầng viễn

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT

SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

thông cao nhất trong khu vực ................................................................................25
2.1.2.

Công nghệ sử dụng trong hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông không

ngừng được cải tiến ...............................................................................................27
2.1.3.
2.2.

Những điểm hạn chế của ngành viễn thông Việt Nam ............................30

Tổng quan về hoạt động xuất khẩu dịch vụ viễn thông của Việt Nam ....32

2.2.1.

Phương thức xuất khẩu dịch vụ viễn thông..............................................32

2.2.1.1. Phương thức cung ứng dịch vụ qua biên giới .......................................33
2.2.1.2. Phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ ..................................................34

2.2.1.3. Phương thức hiện diện thương mại .......................................................36
2.2.2.

Thị trường xuất khẩu dịch vụ viễn thông .................................................37

2.2.2.1. Thị trường xuất khẩu dịch vụ viễn thông của Viettel Global ...............37
2.2.2.2. Thị trường xuất khẩu dịch vụ viễn thông của Mobiphone Global .......40
2.2.3.

Vai trò của xuất khẩu dịch vụ viễn thông đối với thương mại dịch vụ

quốc tế ..................................................................................................................41
2.3.

Phân tích năng lực cạnh tranh xuất khẩu của viễn thông Việt Nam .......44

2.3.1.

Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh theo mô hình kim cương .....44

2.3.2.

Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh xuất khẩu dịch vụ của viễn

thông Việt Nam......................................................................................................46
2.3.3.

Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam trong việc

cung cấp các dịch vụ viễn thông ............................................................................46

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ VIỄN
THÔNG CỦA VIỆT NAM .....................................................................................52
3.1.

Mục tiêu và định hướng phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020 ..52

3.1.1.

Quan điểm của chiến lược ........................................................................52

3.1.2.

Mục tiêu....................................................................................................53


3.1.3. Định hướng phát triển .................................................................................55
3.2. Kinh nghiệm phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ viễn thông của
một số nước trên thế giới ........................................................................................57
3.2.1. Trung Quốc ..................................................................................................57
3.2.2. Hàn Quốc .....................................................................................................58
3.3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ viễn thông của Việt Nam..............59

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT

SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

3.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách .........................................................59
3.3.1.1. Quản lý và thúc đẩy sự phát triển ngành viễn thông trong nước theo
hướng tự do hóa và phù hợp với các cam kết WTO ..........................................60
3.3.1.2. Tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế .....................................61
3.3.2. Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động hội nhập, mở rộng thị trường ..61
3.3.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
...............................................................................................................................62
3.3.3.1. Phát triển và đa dạng hoá dịch vụ viễn thông .......................................62
3.3.3.2. Phát triển công nghệ ..............................................................................63
3.3.3.3. Mở rộng hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực hỗ trợ có liên quan .64
3.3.4. Áp dụng “dùng chung cơ sở hạ tầng mạng” trong việc xuất khẩu dịch vụ
viễn thông ..............................................................................................................64
3.3.5. Phát triển chất lượng nguồn nhân lực ..........................................................66
3.3.5.1. Xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp trong ngành viễn thông ..................66
3.3.5.2. Tăng cường hợp tác và trao đổi chuyên gia làm việc với các nước có
ngành viễn thông phát triển ................................................................................66
3.3.5.3. Xây dựng đội ngũ nhân viên tiên phong trong việc mở rộng thị trường
............................................................................................................................67
3.3.6. Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông chuyển về dưới sự quản lý của

Viettel.....................................................................................................................67
KẾT LUẬN ..............................................................................................................70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................72


DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
A.

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2. 1 Bảng tính giá cước của Vinaphone dành cho dịch vụ chuyển vùng quốc tế
trả trước .....................................................................................................................35
Bảng 2. 2 Bảng tính giá cước của Vinaphone dành cho dịch vụ chuyển vùng quốc tế
trả sau ........................................................................................................................35

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu

aann
i iCC
HHoo

Bảng 2. 3 Các vùng dịch vụ chuyển vùng quốc tế trả sau của Vinaphone ...............36
Bảng 2. 4 Xếp hạng môi trường kinh doanh các nước châu Á- Thái Bình Dương quý
II/2014 .......................................................................................................................49
Bảng 3. 1 Một số chỉ tiêu cụ thể của ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2015 và
2020 ...........................................................................................................................54
B.

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1. 1 Mối liên hệ giữa các đối tượng cung cấp dịch vụ viễn thông .....................7
Hình 1. 2 Dự báo tổng lưu lượng dữ liệu di động của toàn cầu sử dụng hàng tháng
đến năm 2019 ............................................................................................................12
Hình 1. 3 Sự thay đổi về công nghệ sử dụng cho dịch vụ điện thoại di động ..........14
Hình 1. 4 Đóng góp giá trị của xuất khẩu dịch vụ của Mỹ vào tổng giá trị xuất khẩu
2009-2013..................................................................................................................16
Hình 2. 1 Mật độ sử dụng điện thoại di động ở Việt Nam 2009-2013 .....................25
Hình 2. 2 Mật độ sử dụng Internet tại Việt Nam giai đoạn 2009-2013 ....................26
Hình 2. 3 Phát triển công nghệ di động ở Việt Nam 2004-2014 ..............................28
Hình 2. 4 Tốc độ truy cập Internet một số nước châu Á quý 4/2014 .......................31
Hình 2. 5 Các quốc gia Viettel Global đã thành lập công ty con ..............................39
Hình 2. 6 Đóng góp của giá trị xuất khẩu viễn thông vào tổng giá trị xuất khẩu dịch
vụ của Việt Nam 2009-2013 .....................................................................................42
Hình 2. 7 Tỷ lệ đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của một số ngành năm
2013 ...........................................................................................................................43
Hình 2. 8 Mô hình kim cương ...................................................................................45
Hình 2. 9 Thị phần cung cấp dịch vụ Internet ...........................................................47

Hình 2. 10 Thị phần cung cấp dịch vụ điện thoại di động ........................................47
Hình 2. 11 Doanh thu xuất khẩu viễn thông của Việt Nam 2009-2013....................48
Hình 2. 12 Kết quả hoạt động kinh doanh của Viettel Global 2011-2014................50


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
2G

: Second Generation
Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ hai

3G

: Third Generation
Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3

4G

: Fourth Generation

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann

i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 4

ADSL

: Asymmetric Digital Subscriber Line
Đường dây thuê bao số bất đối xứng

APEC

: Asia - Pacific Economic Cooperation

Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương

ASEAN

: Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BTA

: Bilateral Trade Agreement


Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kì

CDMA

: Code Division Multiple Access
Đa truy nhập - đa người dùng

GATS

: General Agreement on Trade in Services
Hiệp định chung về thương mại dịch vụ

GPRS

: General Packet Radio Service
Dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp

GSM

:Global System for Mobile Communications
Hệ thống thông tin di động toàn cầu

HSDPA

: High-Speed Downlink Packet Access

Truy nhập gói đường xuống tốc độ cao

ITU


: International Telecommunication Union
Liên minh viễn thông quốc tế

OTT

: Over the top
Ứng dụng cung cấp dịch vụ dựa trên nền tảng Internet

UMTS

: Universal Mobile Telecommunications System
Hệ thống viễn thông di động toàn cầu


VNPT

: Vietnam Posts and Telecommunications Group
Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam

Wi-Fi

: Wireless Fidelity
Hệ thống mạng không dây sử dụng sóng vô tuyến

WiMAX

: Worldwide Interoperability for Microwave Access
Hệ thống truy cập không dây băng rộng

UU

FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

WTO

: World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có hơn 6 năm gia nhập WTO và
đang trên lộ trình thực hiện các cam kết với tổ chức thương mại lớn nhất trên thế

giới, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều sự thay đổi đáng kể. Thương mại dịch
vụ đã và đang chứng tỏ là hoạt động kinh tế đầy tiềm năng, ngày càng chiếm tỷ

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

trọng lớn trong kim ngạch xuất-nhập khẩu của một quốc gia. Dựa trên kinh nghiệm
của các nước phát triển trên thế giới, yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam là song song
với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phải phát triển thương mại dịch vụ,
trong đó mục tiêu hàng đầu là đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ.

Theo quyết định “Phê duyệt chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của
Việt Nam đến năm 2020” của Thủ tướng chính phủ kí năm 2011, phát triển viễn
thông là nhiệm vụ tiên quyết, hàng đầu trong giai đoạn 2015-2020. Trên thực tế

trong những năm gần đây, ngành viễn thông Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng trung
bình 24%/năm và là quốc gia có tốc độ tăng trưởng viễn thông đứng thứ 2 châu Á.
Đó là những nỗ lực cải thiện môi trường viễn thông trong nước, bằng chứng là Việt
Nam phá bỏ thành công môi trường kinh doanh dịch vụ viễn thông độc quyền, mức
phổ cập điện thoại di động đạt trên 100% và phổ cập Internet là 37%. Tuy nhiên,
trước thềm hội nhập quốc tế cả về chiều sâu và rộng, nhiệm vụ đặt ra là cần đưa
dịch vụ viễn thông của Việt Nam đi xa hơn nữa và phát triển thị trường ở các quốc
gia khác bằng việc xuất khẩu dịch vụ viễn thông. Hiện nay, đã có một số tập đoàn
viễn thông Việt Nam mở rộng thị trường thành công và đạt được những thành tích
đáng ghi nhận; tuy nhiên không thể phủ nhận rằng năng lực cạnh tranh của dịch vụ
viễn thông của Việt Nam trên thị trường quốc tế chưa đủ mạnh.

Trước thực tế viễn thông Việt Nam còn đang gặp nhiều khó khăn trong quá
trình xuất khẩu dịch vụ viễn thông ra những thị trường lớn, tác giả chọn đề tài:
“Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dịch vụ viễn thông của
Việt Nam”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh
xuất khẩu dịch vụ viễn thông của Việt Nam, dựa trên tình hình hoạt động cung cấp


2
dịch vụ viễn thông trong nước và những xu hướng phát triển viễn thông trên thế
giới. Mục tiêu cụ thể bao gồm:
- Phân tích thực trạng của hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông trong nước
và hoạt động xuất khẩu dịch vụ viễn thông thông qua tình hình kinh doanh của một
số doanh nghiệp tiêu biểu
- Phân tích năng lực cạnh tranh xuất khẩu của ngành viễn thông Việt Nam

UU

FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

- Đề ra phương hướng và các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu dịch vụ
viễn thông của Việt Nam

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề xuất khẩu dịch vụ viễn thông của
Việt Nam, tuy nhiên đề tài chỉ tập trung phân tích hoạt động kinh doanh bao gồm
sản xuất và xuất khẩu của một số doanh nghiệp tiêu biểu, trong giai đoạn kể từ khi
ngành viễn thông Việt Nam phá bỏ kinh doanh độc quyền.
4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, diễn

giải, quy nạp để nghiên cứu. Ngoài ra còn kết hợp với các phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử.
5. Kết cấu của đề tài

Ngoài các phần lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng và hình, danh mục các
chữ cái viết tắt, đề tài có kết cấu 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về xuất khẩu dịch vụ viễn thông
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu dịch vụ viễn thông của Việt Nam
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dịch vụ viễn thông của Việt
Nam

Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn:

- ThS. Trần Bích Ngọc, người thầy đã tận tình chỉ bảo và đồng hành cùng tác
giả trong suốt quá trình lên ý tưởng đề tài, xây dựng đề cương và triển khai các luận
điểm, luận cứ. Cô cũng dành nhiều sự quan tâm, góp ý cả về nội dung và hình thức
cho bài khóa luận này.
- Các thầy cô trong khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tạo mọi điều kiện
để bài khóa luận được triển khai và hoàn thành đúng kế hoạch.


3
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU
DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
1.1. Cơ sở lý luận về viễn thông và dịch vụ viễn thông
1.1.1. Cơ sở lý luận về viễn thông
1.1.1.1. Khái niệm viễn thông
Thuật ngữ “Viễn thông” được Edourard Estaunie đưa ra lần đầu tiên vào năm


UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

1904. Trong tiếng anh, viễn thông là Telecommunication được ghép bởi 2 từ tele (từ
xa) và communication (liên lạc), như vậy có thể hiểu một cách khái quát: mục đích
của viễn thông là giữ liên lạc từ nơi này đến nơi khác. Bản thân viễn thông là một
nhánh con của truyền thông bởi nếu truyền thông là việc truyền thông tin từ nơi này
đến nơi khác thì nó bao gồm truyền thông tin bằng cách cơ học (Bưu chính) và
truyền thông tin bằng tín hiệu (Viễn thông).

Trong bảng phân ngành của mình, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) định
nghĩa: “Viễn thông là tất cả sự chuyển tải, truyền dẫn hoặc thu phát các ký hiệu, tín
hiệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh, giọng nói, dữ liệu thông qua các dây dẫn, sóng
vô tuyến, cáp quang, các phương tiện vật lý hoặc các hệ thống điện tử khác”

Còn theo điều 3.1 Luật Viễn thông Việt Nam 2009, “Viễn thông là việc gửi,
truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc
dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và
phương tiện điện từ khác”.

Ngày 7/5/1994, theo quyết định số 91/TTg của Thủ tướng chính phủ, Tổng
công ty Bưu chính – viễn thông chuyển sang thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và
ngày nay trở thành tập đoàn viễn thông VNPT. Năm 2003 đánh dấu bước chuyển
mình mạnh mẽ của ngành viễn thông Việt Nam khi có sự chuyển đổi từ ngành kinh
doanh độc quyền sang cạnh tranh tất cả các loại hình dịch vụ. Theo đó, ranh giới
giữa bưu chính và viễn thông ngày càng được phân định rạch ròi và viễn thông
chính thức trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm của quốc gia, hoạt
động dưới sự chỉ đạo của Bộ Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam.
1.1.1.2. Vai trò của ngành viễn thông
Sở dĩ gọi viễn thông là một ngành đặc biệt vì viễn thông vừa là một ngành
kinh tế vừa là ngành kĩ thuật và dịch vụ. Các doanh nghiệp và Nhà nước có thể kinh


4
doanh các dịch vụ, thiết bị viễn thông nhằm tạo ra nguồn thu góp phần vào tăng
trưởng kinh tế quốc dân. Lợi nhuận mà ngành này tạo ra cũng giống như kết quả từ
hoạt động kinh doanh một loại hàng hóa. Tuy nhiên không mang tính chất mua đứtbán đoạn như mua-bán hàng hóa mà sản phẩm của ngành viễn thông chính là sự
truyền tải, truyền dẫn thông tin, kí hiệu còn liên đới đến nhiều ngành nghề khác. Cơ
sở hạ tầng của ngành viễn thông cần chi phí đầu vào rất lớn, thời gian thu hồi vốn

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

lâu và cần đầu tư tối đa chất xám của con người. Viễn thông tiêu tốn nhiều nguồn
lực của nền kinh tế nhưng mỗi quốc gia bắt buộc phải xây dựng và phát triển ngành
này vì những vai trò to lớn của nó đối với sự phát triển nhân loại trong dài hạn. Cụ
thể như sau:

a) Viễn thông là ngành thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế

Tại thời điểm trước Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, viễn
thông chỉ được xem là ngành phục vụ. Ngày nay, quan điểm về vai trò của ngành
viễn thông đã thay đổi, vai trò phục vụ đã được thay thế bằng vai trò của ngành kết
cấu hạ tầng nền kinh tế, thể hiện ở việc viễn thông tạo điều kiện truyền tải thông tin
phục vụ sản xuất và thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, viễn thông đẩy nhanh tốc
độ nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, thay đổi cơ cấu
kinh tế và cơ chế quản lý sản xuất. Nhìn chung, tầm quan trọng của viễn thông thể
hiện ở tầm quan trọng của mức độ cập nhật thông tin. Thông tin giống như một
miếng bánh mà người nào đến trước sẽ được ăn trước. Trong tài chính, thông tin

chính là kho báu, phải mua mới có được và có được thông tin chính xác thì mỗi
quyết định đầu tư có thể mang lại lợi nhuận gấp hàng chục lần. Trong cuộc sống
hàng ngày, thông tin về dự báo thời tiết đã giúp cho con người chống chọi bản lĩnh
hơn và phòng chống được tai họa, thiên tai không mong muốn. Thông tin cũng là sự
gắn kết Việt Nam với thế giới, thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh quốc tế
cũng như giao lưu văn hóa, văn nghệ. Như vậy có thể thấy, vai trò của viễn thông
thể hiện ở mọi khâu trong nền kinh tế, tác động len lỏi đến từng ngành và thực tế là
để một quốc gia phát triển thì bắt buộc phải phát triển viễn thông.
b) Viễn thông là một ngành kinh tế và góp phần phát triển kinh tế-xã hội của
đất nước.
Sở dĩ gọi viễn thông là một ngành kinh tế vì ngoài vai trò phục vụ xã hội, viễn
thông còn là ngành kinh doanh đem lại lợi nhuận cao, đóng góp vào GDP chung của


5
cả nước. Năm 2013, doanh thu của các dịch vụ viễn thông đạt 7.373,99 triệu đô la
Mỹ, đưa viễn thông trở thành một trong những ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng
cao nhất. Ngoài ra sự phát triển của viễn thông đã và đang thúc đẩy sự phát triển
của nhiều ngành kinh tế khác, ví dụ như sự ra đời các ngành công nghiệp dịch vụ
thông tin có hàm lượng trí tuệ cao, có giá trị gia tăng cao như: tư vấn, thiết kế, bảo
trì, bảo dưỡng các hệ thống thông tin, đào tạo từ xa, y tế từ xa, thương mại điện tử,

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT

SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

giao dịch tài chính qua mạng máy tính. Từ kinh nghiệm của các nước phát triển cho
thấy, trong tương lai, những ngành này sẽ trở thành những ngành công nghiệp hàng
đầu ở Việt Nam, tạo điều kiện công ăn việc làm cho hàng triệu lao động có trình độ,
nhờ vậy, tỷ trọng đóng góp vào GDP của khối ngành dịch vụ sẽ tăng và thúc đẩy
việc cải cách các ngành công nghiệp khác.

Mặt khác, viễn thông hiện đại có tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển đổi
cơ cấu sản xuất và cơ cấu kinh tế xã hội, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước. Trong những năm vừa qua, cùng với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ
của viễn thông, cơ cấu nền kinh tế Việt Nam đang có xu hướng dịch chuyển theo
hướng công nghiệp hóa, thể hiện ở số lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp
và dịch vụ không ngừng tăng lên. Năm 2013; 32% số lao động Việt Nam làm việc
trong lĩnh vực dịch vụ; 21,2% làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng; còn
lại 46,8% làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Sự chuyển dịch tích cực này
đưa nền kinh tế Việt Nam tiến gần đến nền kinh tế thị trường và trong tương lai là
nền kinh tế tri thức. Bên cạnh những giá trị kinh tế, viễn thông phát triển sẽ đưa các
giá trị văn hoá tinh thần đến nông thôn, miền núi, hải đảo, nâng cao mức sống nông
dân, nông thôn. Viễn thông là kênh liên lạc chính giữa chính phủ và nhân dân khắp
các vùng miền, nâng cao tinh thần đoàn kết dân tộc và củng cố bản sắc văn hóa đã

có từ ngàn đời nay.

c) Viễn thông góp phần bảo vệ an ninh, chính trị quốc gia

Nhiệm vụ của ngành viễn thông là truyền tải tín hiệu, thông tin trong đó bao
gồm cả các thông tin về an ninh, quốc phòng, đối nội, đối ngoại của một quốc gia.
Trong nghị định số: 25/2011/NĐ-CP “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của luật viễn thông” ban hành bởi chính phủ Việt Nam ngày 06/04/2011 có
quy định rõ “Công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia là


6
công trình viễn thông có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động của toàn bộ
mạng viễn thông quốc gia và ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kinh tế, xã hội,
bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước, bao gồm:
- Công trình hệ thống truyền dẫn viễn thông quốc tế, đường dài liên tỉnh;
- Công trình hệ thống quản lý, điều khiển, định tuyến, chuyển mạch viễn thông
quốc tế, đường dài liên tỉnh và khu vực;

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

- Công trình hệ thống truyền dẫn, phát sóng tín hiệu phát thanh, truyền hình
toàn quốc, khu vực và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”

Có thể thấy các công trình quy định ở trên đều thuộc cơ sở hạ tầng của ngành
viễn thông. Việc phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông có ảnh hưởng to lớn đến sự bảo
mật thông tin, tin tức nội bộ; nhất là khi những thông tin đó liên quan đến an ninh
quốc gia, chủ quyền đất nước. Đặc biệt, khi Việt Nam ngày càng tham gia hội nhập
sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dịch vụ và
thiết bị viễn thông, cùng với việc xây dựng, lắp đặt các công trình hệ thống truyền
dẫn trên nước bạn thì việc đảm bảo an ninh quốc phòng từ ngành viễn thông là tối
quan trọng và bức thiết.

1.1.2. Cơ sở lý luận về dịch vụ viễn thông
1.1.2.1. Khái niệm

Theo Pháp lệnh bưu chính viễn thông ban hành bởi Quốc hội Việt Nam 2002,
dịch vụ viễn thông là dịch vụ truyền kí hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh,
hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết nối thông qua mạng
viễn thông.

Theo điều 3.7 Luật Viễn thông Việt Nam 2009, “Dịch vụ viễn thông là dịch vụ
gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ

viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng”. Trong đó:
- Dịch vụ viễn thông cơ bản là: dịch vụ truyền đưa thông tin tức thời qua mạng
viễn thông (bao gồm cả mạng Internet) mà không làm thay đổi loại hình và nội
dung thông tin.
- Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng là: dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin
của người sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc
cung cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó.


7
Ngày 18/05/2012, theo thông tư số: 05/2012/TT-BTTTT, dịch vụ viễn thông
đã có sự phân chia lại, bổ sung thêm dịch vụ viễn thông cộng thêm: là dịch vụ tăng
thêm tính năng, tiện ích cho người sử dụng dịch vụ viễn thông, là một phần không
tách rời và được cung cấp cùng với các dịch vụ viễn thông cơ bản và giá trị gia
tăng. Tổng hợp chung lại thì dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi dịch vụ gửi, truyền,
nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông,

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU

FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

bao gồm dịch vụ cơ bản, dịch vụ giá trị gia tăng và dịch vụ cộng thêm.
Trong quá trình cung cấp dịch vụ viễn thông đến tay người tiêu dùng, có 3 chủ
thể liên quan: nhà cung cấp mạng viễn thông, nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu
dùng. Trong sơ đồ mối liên hệ giữa các đối tượng cung cấp dịch vụ viễn thông dưới
đây có thể thấy, các nhà mạng viễn thông có vai trò cung cấp hạ tầng mạng cho các
nhà cung cấp dịch vụ, sau đó các nhà cung cấp dịch vụ triển khai cung cấp dịch vụ
viễn thông đến tay người tiêu dùng. Ở Việt Nam, có nhiều các nhà mạng viễn thông
cũng chính là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông như Viettel, VNPT, Gtel Mobile,
Vietnam Mobile. Cước viễn thông mà khách hàng phải trả bù đắp cho 2 khoản chi
phí: chi phí xây dựng, lắp đặt mạng và chi phí phục vụ như chăm sóc khách hàng,
giải đáp, khuyến mại.

Hình 1. 1 Mối liên hệ giữa các đối tượng cung cấp dịch vụ viễn thông
Thu cước sử dụng mạng
Yêu cầu hạ tầng
mạng

Nhà cung cấp
mạng

Yêu cầu dịch
vụ

Nhà cung

cấp dịch
vụ

Cung cấp hạ tầng
mạng

Khách
hàng

Cung cấp dịch
vụ

Thu cước thông tin và sử dụng
mạng; chăm sóc khách hàng
Nguồn: Học viện công nghệ bưu chính viễn thông, 2007, “Tổng quan về viễn
thông”


8
1.1.2.2. Phân loại dịch vụ viễn thông
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm
2011 của Chính phủ, các dịch vụ viễn thông được phân vào 2 nhóm chính đó là:
dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng. Tuy nhiên, đến
ngày 18 tháng 05 năm 2012, theo yêu cầu của Cục trưởng cục Viễn thông thì các
dịch vụ viễn thông ngoài các nhóm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng thì còn

UU
FFTT
SSuu
aann

i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

bổ sung thêm nhóm dịch vụ cộng thêm. Cụ thể, trong thông tư phân loại các dịch vụ
viễn thông số: 05/2012/TT-BTTTT, dịch vụ viễn thông được phân theo các nhóm
sau đây:

- Dịch vụ viễn thông cơ bản là dịch vụ truyền đưa thông tin tức thời qua mạng
viễn thông (bao gồm cả mạng Internet) mà không làm thay đổi loại hình và nội
dung thông tin; bao gồm: dịch vụ điện thoại (thoại, fax, truyền số liệu trong băng
thoại); dịch vụ truyền số liệu; dịch vụ nhắn tin; dịch vụ truyền hình ảnh; dịch vụ hội
nghị truyền hình; dịch vụ kênh thuê riêng; dịch vụ kết nối Internet; dịch vụ mạng
riêng ảo và các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và
Truyền thông.

- Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin
của người sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc
cung cấp khả năng lưu trữ , khôi phục thông tin đó; bao gồm: dịch vụ thư điện tử;

dịch vụ thư thoại; dịch vụ fax gia tăng giá trị; dịch vụ truy nhập Internet, gồm dịch
vụ truy nhập Internet băng hẹp có tốc độ tải thông tin xuống thấp hơn 256 kb/s và
dịch vụ truy nhập Internet băng rộng có tốc độ tải thông tin xuống từ 256 kb/s trở
lên và các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin
và Truyền thông;

- Dịch vụ viễn thông cộng thêm bao gồm: dịch vụ hiển thị số chủ gọi; dịch vụ
giấu số gọi; dịch vụ bắt số; dịch vụ chờ cuộc gọi; dịch vụ chuyển cuộc gọi; dịch vụ
chặn cuộc gọi; dịch vụ quay số tắt và các dịch vụ viễn thông cộng thêm khác theo
quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ngoài ra, dịch vụ viễn thông có thể được phân loại theo các tiêu chí sau đây:
a) Theo đặc điểm công nghệ, phương thức truyền dẫn của mạng viễn thông


9
 Dịch vụ viễn thông cố định bao gồm dịch vụ viễn thông cố định mặt đất,
dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh. Trong đó:
Dịch vụ viễn thông cố định mặt đất là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông
qua mạng viễn thông cố định mặt đất, bao gồm:
- Dịch vụ nội hạt: gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin trong cùng phạm vi một
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT

SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

- Dịch vụ đường dài trong nước: gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin ở các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau;

- Dịch vụ quốc tế: gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin qua biên giới quốc gia
Dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông
qua mạng viễn thông cố định vệ tinh.

 Dịch vụ viễn thông di động bao gồm:

- Dịch vụ viễn thông di động mặt đất là dịch vụ viễn thông được cung cấp
thông qua mạng viễn thông di động mặt đất, bao gồm: Dịch vụ thông tin di động
mặt đất; dịch vụ trung kế vô tuyến; dịch vụ nhắn tin.

- Dịch vụ viễn thông di động vệ tinh là dịch vụ viễn thông được cung cấp
thông qua mạng viễn thông di động vệ tinh.

- Dịch vụ viễn thông di động hàng hải là dịch vụ viễn thông được cung cấp
thông qua hệ thống đài bờ, đài tàu, đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá
để bảo đảm liên lạc cho người sử dụng dịch vụ trên tàu, thuyền.


- Dịch vụ viễn thông di động hàng không là dịch vụ viễn thông được cung cấp
thông qua hệ thống đài mặt đất, đài máy bay để bảo đảm liên lạc cho người sử dụng
dịch vụ trên máy bay.
b)

Theo hình thức thanh toán giá cước

- Dịch vụ trả trước là dịch vụ mà người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán
giá cước sử dụng dịch vụ trước khi sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận giữa hai bên;
- Dịch vụ trả sau là dịch vụ mà người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán
giá cước sử dụng dịch vụ sau khi sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận giữa hai bên.
c) Theo phạm vi liên lạc
- Dịch vụ nội mạng là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những
người sử dụng dịch vụ của cùng một mạng viễn thông;


10
- Dịch vụ liên mạng là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những
người sử dụng dịch vụ của các mạng viễn thông khác nhau. Các mạng viễn thông
khác nhau là các mạng viễn thông khác loại của cùng một doanh nghiệp viễn thông
hoặc các mạng viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác nhau.
1.2. Cơ sở lý luận về xuất khẩu dịch vụ viễn thông
1.2.1. Khái niệm xuất khẩu dịch vụ viễn thông và 4 phương thức xuất khẩu dịch

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
vụ viễn thông

Quy định về thương mại hàng hóa trong hiệp định GATT bắt đầu có hiệu lực
năm 1945 nhưng mãi đến năm 1995, quy định về thương mại hàng hóa GATS mới
được thông qua. Điều này cho thấy, thương mại dịch vụ mới chỉ được công nhận
trong nhiều năm trở lại đây. Trước đây, quan điểm về dịch vụ nghiêng về tính chất
phục vụ, mục đích của dịch vụ chỉ là đáp ứng một nhu cầu nào đó trong khâu sản
xuất, trao đổi hàng hóa. Nhưng sau này khi dịch vụ phát triển cả về chất lượng lẫn
phạm vi lĩnh vực hoạt động thì con người bắt đầu công nhận tính thương mại của
nó. Sự giao thoa giữa nền kinh tế các quốc gia khác nhau là điều kiện để thương mại
dịch vụ quốc tế ra đời. Hiểu một cách khái quát nhất, thương mại dịch vụ quốc tế là
sự trao đổi về dịch vụ giữa pháp nhân hoặc thể nhân trong nước với pháp nhân hoặc
thể nhân nước ngoài vì mục đích thương mại

Thực tế, GATS không đưa ra khái niệm cụ thể về thương mại dịch vụ quốc tế,
nhưng có đưa ra 4 phương thức cung ứng thương mại dịch vụ quốc tế như sau:
- Phương thức 1 - Cung ứng qua biên giới (Cross-border supply): sự cung cấp

dịch vụ từ lãnh thổ của một nước thành viên đến lãnh thổ của bất kỳ một thành viên
khác. Đặc điểm của loại hình cung cấp dịch vụ này là chỉ có bản thân dịch vụ là di
chuyển qua biên giới, còn người cung cấp dịch vụ không di chuyển.
Ví dụ: Dịch vụ tư vấn tài chính quốc tế, khi khách hàng và tư vấn viên trao đổi
qua điện thoai, email và ở 2 quốc gia khác nhau.

Áp dụng đối với thương mại dịch vụ viễn thông quốc tế: các cá nhân, tổ chức
doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam muốn trao đổi, truyền dẫn thông
tin, tín hiệu đến các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp ở một nước thành viên khác thì
cần sử dụng đến cơ sở mạng viễn thông và dịch vụ viễn thông của Việt Nam. Như
vậy nhà cung ứng dịch vụ viễn thông không di chuyển, chỉ có dịch vụ viễn thông đã
được di chuyển đi quốc tế


11
- Phương thức 2 - Tiêu dùng ngoài lãnh thổ (Consumtion abroad): sự cung cấp
dịch vụ cho người tiêu dùng của một nước thành viên trên lãnh thổ của một nước
thành viên khác.
Ví dụ: Các doanh nghiệp nước ngoài tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt
Nam có sử dụng một số loại hình dịch vụ của Việt Nam như dịch vụ ngân hàng, bảo
hiểm.

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT

SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Áp dụng đối với thương mại dịch vụ viễn thông quốc tế: Các cá nhân, tổ chức
doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam sinh sống, học tập, làm việc hay du lịch
muốn trao đổi thông tin cần sử dụng dịch vụ viễn thông tại Việt Nam
- Phương thức 3 - Hiện diện thương mại (Commercial presence): sự cung cấp
dịch vụ do một người cung cấp dịch vụ của một nước thành viên thông qua sự hiện
diện thương mại trên lãnh thổ của bất kỳ thành viên nào khác.

Áp dụng đối với thương mại dịch vụ viễn thông quốc tế: Các doanh nghiệp
viễn thông Việt Nam mở văn phòng đại diện tại nước ngoài để cung cấp dịch vụ
viễn thông cho khách tiêu dùng là người nước ngoài

Ví dụ: VNPT có mở văn phòng đại diện để cung cấp dịch vụ viễn thông tại
Hong Kong (Trung Quốc).

- Phương thức 4 - Di chuyển của thể nhân (Movement of natural persons): sự
cung cấp dịch vụ do một người cung cấp dịch vụ của một thành viên thông qua sự
hiện diện thể nhân trên lãnh thổ của bất kỳ thành viên nào khác.

Ví dụ: Một giáo sư được mời sang một trường đại học ở nước ngoài để giảng

bài.

Áp dụng đối với thương mại dịch vụ viễn thông quốc tế: Thực tế, việc cung
cấp dịch vụ viễn thông thì không thể được thực hiện bởi một cá nhân. Về phương
thức này, pháp luật Việt Nam chưa có quy định rõ ràng.

Xuất khẩu dịch vụ là một phần thuộc thương mại dịch vụ. Dựa trên 4 phương
thức cung cấp dịch vụ, xuất khẩu dịch vụ được định nghĩa như sau: Xuất khẩu dịch
vụ là hoạt động mà thể nhân hay pháp nhân của quốc gia này tiến hành cung cấp
dịch vụ cho thể nhân hay pháp nhân của quốc gia khác theo 4 phương thức cung cấp
dịch vụ: cung cấp qua biên giới, tiêu dùng ngoài lãnh thổ, hiện diện thương mại và
hiện diện của thể nhân. Tuy nhiên xuất khẩu dịch vụ viễn thông tại Việt Nam diễn


12
ra chủ yếu theo 3 hình thức đầu tiên, trong đó hình thức hiện diện thương mại được
đánh giá là tiềm năng nhất, là con đường phát triển của viễn thông Việt Nam trong
tương lai hướng tới việc mở rộng thị trường.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu dịch vụ viễn thông
1.2.2.1. Nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông
Dịch vụ viễn thông được coi là một sản phẩm mà rõ ràng sản lượng sản xuất

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT

SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

và xuất khẩu của nó bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nhu cầu của người tiêu dùng. Dịch
vụ viễn thông được phân ra thành nhiều loại, tuy nhiên có thể thấy hai loại hình dịch
vụ viễn thông hiện nay trở nên phổ biến và quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng
đó là dịch vụ điện thoại di động và dịch vụ sử dụng mạng Internet. Năm 2005, trên
thế giới có tất cả 2,205 tỷ người sử dụng điện thoại di động và 1,024 tỷ người sử
dụng Internet thì đến năm 2014 các con số trên đã lần lượt tăng lên thành 6,915 tỷ
người (95,46% dân số thế giới) sử dụng điện thoại di động và 2,923 tỷ người
(40,35% dân số thế giới) sử dụng Internet. Sự gia tăng mạnh mẽ này phản ánh xu
hướng phát triển của ngành viễn thông nói chung và thương mại dịch vụ viễn thông
nói riêng trên toàn thế giới. Rõ ràng, viễn thông là ngành không thể thay thế vì nhu
cầu của con người trong việc trao đổi, truyền thông tin, tín hiệu là mãi mãi.
Hình 1. 2 Dự báo tổng lưu lượng dữ liệu di động của toàn cầu sử dụng hàng
tháng đến năm 2019

30

25

20


24,3

16,1

15

Exabytes/tháng

10,7

10

6,8
5

4,2
2,5

0
2014

2015

2016

2017

2018


2019

Nguồn: Tổng hợp từ Cisco VNI Mobile, 2015


13
Biểu đồ trên cho thấy nhu cầu sử dụng lưu lượng dữ liệu di động của toàn cầu
hàng tháng được dự đoán cho đến năm 2019 dựa theo phân tích và nghiên cứu của
Cisco, tập đoàn nổi tiếng thế giới về kinh doanh thiết bị mạng. Việc cung cấp lưu
lượng dữ liệu di động là một trong những nhiệm vụ chính của viễn thông toàn cầu.
Theo dự báo, đến năm 2019, nhu cầu sử dụng dữ liệu di động toàn cầu là 24,3
Exabytes (1 EB = 109 GB), gấp hơn 9 lần so với nhu cầu sử dụng trong năm 2014.

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo

Như vậy, trong 5 năm tới, nhu cầu của toàn cầu trong việc liên lạc, trao đổi thông
tin, truy cập Internet, đặc biệt với những công nghệ hiện đại hơn như kết nối 4G sẽ
không ngừng tăng lên. Việc nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông tăng lên là một tín
hiệu tốt góp phần đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ viễn thông trong tương lai.
1.2.2.2. Xu hướng phát triển của ngành viễn thông trên thế giới

Nhìn chung, xu hướng phát triển công nghệ viễn thông của Việt Nam sẽ theo
những xu hướng phát triển công nghệ tiên tiến trên thế giới như công nghệ truy
nhập chuyển sang băng thông rộng và không dây, công nghệ di động chuyển lên thế
hệ 4G và xu hướng hội tụ viễn thông với truyền thông đa phương tiện.
Công nghệ mạng truy nhập: Công nghệ truy nhập băng rộng ADSL và công
nghệ truy nhập không dây băng rộng (WIFI và WiMAX) sẽ phát triển mạnh.
Công nghệ thông tin di động: Mạng thông tin di động thế hệ thứ 4 (4G) sẽ
phát triển và sẽ sử dụng hoàn toàn chuyển mạch gói.

Hội tụ công nghệ viễn thông, phát thanh truyền hình và Internet: Các hệ thống
truyền hình cáp/số sẽ được huy động tối đa cung cấp dịch vụ truy nhập Internet
băng rộng. Các công nghệ mới sẽ cho phép cung cấp có hiệu quả các dịch vụ phát
thanh, truyền hình và đa phương tiện qua mạng Viễn thông và Internet.
Nhìn chung, ngành viễn thông Việt Nam đã làm rất tốt công tác đầu tư phát
triển công nghệ, đưa viễn thông Việt Nam tiếp cận với trình độ của thế giới. Tuy
nhiên, các công nghệ Việt Nam có được chủ yếu do mua hoặc nhận chuyển giao từ
đối tác nước ngoài. Hoạt động nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ trong nước
mới chỉ đạt được một số kết quả khiêm tốn, cần đầu tư và khuyến khích nhiều hơn
nữa.


14

Hình 1. 3 Sự thay đổi về công nghệ sử dụng cho dịch vụ điện thoại di động

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Nguồn: Tổng hợp từ Cisco VNI Mobile 2015

Cũng theo dự đoán của Cisco đến năm 2019, cùng với sự bùng nổ của nhu cầu
sử dụng dữ liệu di động thì nhu cầu sử dụng dịch vụ kết nối cũng có sự thay đổi
ngoạn mục, khi mà người dân ngày càng ưu tiên sử dụng công nghệ cao. Cụ thể,
nhu cầu sử dụng dịch vụ kết nối 4G sẽ tăng lên và chiếm 68% tổng lưu lượng dữ
liệu di động toàn cầu. Ngược lại với dịch vụ kết nối 2-2.5G, nhu cầu sử dụng sẽ tối
thiểu dần, chỉ chiếm 2% tổng lưu lượng.


Ngoài ra, riêng đối với Việt Nam, hiện nay mức độ phổ biến điện thoại đi
động đạt trên 100%, cho thấy mức độ phổ biến này đã bão hòa. Giá thành của dịch
vụ cơ bản sẽ giảm đến mức thấp nhất do sự cạnh tranh giành giật khách hàng giữa
các nhà mạng, lợi nhuận thu được từ việc cung cấp các dịch vụ cơ bản là không cao.
Việt Nam có thể chọn cách mở rộng thị trường bằng cách xuất khẩu dịch vụ viễn
thông sang các thị trường mới, như cách mà Viettel đã áp dụng rất thành công đối
với một số quốc gia châu Phi với ngành viễn thông còn yếu kém, chưa có đối thủ
cạnh tranh nhưng rất tiềm năng. Song song với đó, để dịch vụ viễn thông của Việt
Nam có thể cạnh tranh với dịch vụ viễn thông của các quốc gia phát triển khác về


15
chất lượng và giá cả, trong tương lai Việt Nam sẽ phát triển dịch vụ giá trị gia tăng
và ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại.
1.2.2.3. Sự hội nhập kinh tế
Sự hội nhập kinh tế quốc tế được xem như là một trong những đòn bẩy quan
trọng thúc đẩy thương mại quốc tế nói chung và thương mại dịch vụ nói riêng. Việt
Nam đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức thương mại thế giới, thiết lập nhiều

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

mối quan hệ song phương và đa phương. Điều này đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Việt Nam nhiều năm qua. Với ngành viễn thông, theo cam kết Việt Nam kí kết với
WTO, thị trường Việt Nam sẽ mở cửa đối với một số dịch vụ viễn thông, dành cho
các doanh nghiệp nước ngoài những ưu đãi, đối xử tương tự với doanh nghiệp viễn
thông trong nước, theo đúng nguyên tắc National Treatment đã cam kết. Ngược lại,
các quốc gia khác cũng phải dành cho doanh nghiệp viễn thông Việt Nam những ưu
đãi, đối xử như vậy. Điều này đã mở một cánh cửa cho các doanh nghiệp Việt Nam
tiến hành xuất khẩu dịch vụ viễn thông sang nước bạn.
1.2.3.

Vai trò của xuất khẩu dịch vụ nói chung và xuất khẩu dịch vụ viễn
thông nói riêng

1.2.3.1.

Góp phần tăng trưởng kinh tế quốc dân

Thương mại và dịch vụ góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông, phân phối hàng
hóa, thúc đẩy thương mại hàng hóa phát triển trong phạm vi quốc gia cũng như
quốc tế. Thật vậy, thương mại dịch vụ chính là cầu nối giữa các yếu tố “đầu vào” và
“đầu ra” trong quá trình sản xuất hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm. Buôn bán quốc tế,
đặc biệt là buôn bán hàng hóa sẽ lưu hành như thế nào nếu không có dịch vụ vận

tải? Dịch vụ thanh toán? Các dịch vụ ngân hàng cũng cho phép khâu thanh toán
được diễn ra một cách có hiệu quả, giúp cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu đạt
được mục đích trong quan hệ buôn bán. Các dịch vụ viễn thông, thông tin cũng có
vai trò hỗ trợ cho các hoạt động thương mại trong việc kích cầu, rút ngắn thời gian
ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Các dịch vụ như dịch vụ đại lý, buôn
bán, bán lẻ giữ vai trò trung gian kết nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng;
đồng thời góp phần đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hóa, rút ngắn thời gian hàng
hóa lưu thông, giúp các nhà sản xuất nhanh chóng thu hồi vốn để đầu tư tái sản


16
xuất. Như vậy, dịch vụ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hoạt động thương mại hàng
hóa.
Trong quá trình CNH - HĐH đất nước, thương mại dịch vụ đã trở thành yếu tố
quan trọng trong quá trình sản xuất là bởi vì nhu cầu về dịch vụ xuất phát từ chính
các nhà sản xuất khi họ nhận thấy rằng, để có thể tồn tại trong sự cạnh tranh khốc
liệt ở cả thị trường nội địa và thị trường nước ngoài, phải đưa nhiều hơn các yếu tố

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

dịch vụ vào trong quá trình sản xuất để hạ giá thành và nâng cao chất lượng như
dịch vụ khoa học, kỹ thuật công nghệ.

Hình 1. 4 Đóng góp giá trị của xuất khẩu dịch vụ của Mỹ vào tổng giá trị xuất
khẩu 2009-2013

nghìn USD 2.500.000

32,6

2.000.000

1.479.730

1.578.001
1.545.565

1.277.109

1.500.000

30,4


30,2

1.056.712

1.000.000

29,5

29,7

500.000

651.492 683.473
511.617 557.632 619.154

0

2009

2010

2011

2012

33,0
32,5
32,0
31,5
31,0

30,5

Product

30,0

Service

29,5

%

29,0
28,5
28,0
27,5

2013

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Trademap Database (2015)

Biểu đồ trên phản ánh sự đóng góp giá trị của xuất khẩu dịch vụ vào tổng giá
trị xuất khẩu (bao gồm xuất khẩu dịch vụ và xuất khẩu hàng hóa) ở Mỹ giai đoạn
2009-2013. Mỹ là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới,
có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển dịch vụ. Tại Mỹ, xuất khẩu dịch vụ luôn
đóng góp tỷ trọng lớn vào tổng giá trị xuất khẩu, chiếm khoảng 30%. Trong giai
đoạn 2009-2013, giá trị xuất khẩu dịch vụ của Mỹ tăng lên đều đặn. Theo báo cáo
của bộ lao động Mỹ, ngành dịch vụ đã mang lại cơ hội việc làm cho 80% người
dân. Còn ở Việt Nam, thương mại dịch vụ đang ngày càng được quan tâm chú
trọng, giá trị xuất khẩu tăng đều đặn tuy nhiên tỷ lệ đóng góp vào tổng kim ngạch



17
xuất khẩu chưa cao. Thương mại dịch vụ ở Việt Nam sẽ rất tiềm năng và đem lại
hiệu quả kinh tế cao nếu chúng ta có những chính sách, chiến lược đúng đắn trong
tương lai.
1.2.3.2.

Góp phần vào phân công lao động

Sự tăng trưởng của các ngành thương mại và dịch vụ còn là động lực cho sự
phát triển kinh tế, cũng như có tác động tích cực đối với phân công lao động xã hội.

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo

Nền kinh tế càng phát triển thì thương mại dịch vụ càng phong phú, đa dạng. Hiện
nay, sự phát triển thương mại dịch vụ phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia. Người ta thấy rằng, trình độ phát triển kinh tế của một nước càng cao thì
tỷ trọng của dịch vụ trong cơ cấu ngành kinh tế nước đó càng lớn. Dịch vụ phát
triển sẽ thúc đẩy phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa, tạo điều kiện cho
lĩnh vực sản xuất khác phát triển.

Thông qua mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, khả năng tiêu dùng,
nâng cao mức tiêu thụ và hưởng thụ của cá nhân và doanh nghiệp cũng tăng lên góp
phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường lao động và phân công lao động trong
xã hội.

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thị trường trong nước sẽ liên hệ chặt chẽ với thị
trường nước ngoài thông qua hoạt động ngoại thương, điều này nếu dịch vụ và
thương mại phát triển mạnh mẽ, phong phú, đa dạng chắc chắn sẽ mở rộng được thị
trường thu hút các yếu tố đầu vào, đầu ra của thị trường. Chính vì điều này, thương
mại dịch vụ thực sự là cầu nối gắn kết giữa thị trường trong nước với thị trường
ngoài nước, phù hợp với xu thế hội nhập và mở cửa ở nước ta hiện nay.
1.3. Cam kết mở cửa thị trường viễn thông của Việt Nam

Cũng giống như các ngành kinh tế khác, khi tham gia vào thương mại quốc tế,
viễn thông Việt Nam cũng đạt được những lợi ích nhất định. Mặc dù so với thế giới,
viễn thông Việt Nam khá khiêm tốn về cơ sở hạ tầng mạng, trình độ lao động và cải
tiến công nghệ nhưng không vì lí do đó mà quá trình hội nhập kinh tế thế giới bị trì
trệ. Hội nhập kinh tế quốc tế vừa tạo ra nhiều khó khăn cũng đồng thời thúc đẩy sự
phát triển của các doanh nghiệp trong nước, phải phát triển để cạnh tranh với các
đối thủ nước ngoài, phải phát triển để mở rộng thị trường tìm kiếm nguồn lợi nhuận
lớn hơn. Đó là lý do mà hiện nay Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức viễn



18
thông trên thế giới với những cam kết mở cửa thị trường viễn thông nhất định, như
liên minh viễn thông quốc tế ITU, tổ chức viễn thông ITSO, diễn đàn hợp tác kinh
tế châu Á- Thái Bình Dương APEC, tổ chức thương mại thế giới WTO và Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á ASEAN. Dù mức độ cam kết mở cửa thị trường viễn
thông khác nhau nhưng tất cả đều vì chung mục đích: tự do thương mại hóa, không
phân biệt đối xử, công bằng, minh bạch và công khai.

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

1.3.1.


Cam kết của viễn thông Việt Nam trong ASEAN

Các cam kết mở cửa viễn thông nằm trong Hiệp định khung của ASEAN về
thương mại dịch vụ - AFAS. Trong hiệp định khung này, các quốc gia thành viên
cũng cần phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia và chế độ đãi ngộ tối
huệ quốc như trong WTO. Cũng giống như thương mại dịch vụ trong GATS, các
nước thành viên trong ASEAN phải cam kết mức độ mở của theo từng phương thức
cung cấp dịch vụ viễn thông. Theo đó, Việt Nam cam kết mở cửa không hạn chế đối
với 3 phương thức đầu tiên: cung cấp dịch vụ qua biên giới, tiêu dùng ngoài lãnh
thổ và hiện diện thương mại.

Riêng với phương thức hiện diện thương mại, Việt Nam cho phép các doanh
nghiệp nước ngoài tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng bao gồm:
dịch vụ điện tử, thư thoại, telex, điện báo, truyền số liệu chuyển mạch gói, truyền số
liệu chuyển mạch kênh, dịch vụ Fascimile, truy cập và xử lý dữ liệu trực
tuyến…nhưng việc cung cấp phải dựa trên hợp đồng hợp tác kinh doanh với các
doanh nghiệp Việt Nam, không được phép liên doanh hay thành lập các hiện diện
thương mại.
1.3.2.

Cam kết của viễn thông Việt Nam trong APEC

Năm 1998, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của APEC, tập trung
vào 3 vấn đề: tự do hoá thương mại, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, hợp tác
kinh tế kỹ thuật thông qua các chương trình hành động tập thể và chương trình hành
động quốc gia của từng thành viên. Mục tiêu của APEC nhằm xây dựng nên một
diễn đàn kinh tế mở, nhằm xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và
đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện. Do đó, các
cam kết mở cửa viễn thông của Việt Nam dựa trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện,

đảm bảo phù hợp với lộ trình phát triển kinh tế của đất nước. Mức độ cam kết


×