Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

SƠ CẤP CỨU TRẺ BỊ TAI NẠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.32 KB, 2 trang )

Các cách sơ cấp cứu các trường hợp trẻ gặp tai nạn
Ngạt nước, sặc sữa và bỏng nước sôi là những tai nạn thường xảy ra với trẻ nhỏ.

Bs Bạch Văn Cam
BV nhi đồng 1
HỎI: Ở quê em khi có người chết đuối người ta vác nạn nhân chạy vòng vòng quanh đống lửa. Xin hỏi
Bác sĩ làm vậy có đúng không? Cấp cứu thế nào mới đúng?
Đáp: Chết đuối còn gọi là ngạt nước, là một tai nạn thường gặp ở trẻ em cũng như người lớn. Tổn
thương não xảy ra rất sớm chỉ trong vòng 5 phút nếu não không được cung cấp oxy. Vì thế việc sơ cứu
tại chỗ ngay đúng kỹ thuật quyết định đến sự sống còn hay di chứng não. Trong khi đó tại một số vùng
quê khi vớt nạn nhân bị ngưng thở lên thay vì phải thổi ngạt ngay thì vẫn còn cảnh cấp cứu người chết
đuối bằng cách lăn lu ( đặt nạn nhân nằm vắt ngang qua lu và đốt lửa phía trong lu) hoặc vác nạn nhân
chạy vòng vòng quanh đống lửa mục đích để sốc nước và làm ấm đã làm chậm trể việc cung cấp oxy cho
bệnh nhân.
Cách sơ cứu đúng nạn nhân chết đuối:
1. Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước
2. Đặt nạn nhân nằm chỗ khô ráo, thoáng khí
3. Cởi bỏ quần áo ướt
4. Nếu nạn nhân bất tỉnh kèm lồng ngực không di động đồng nghĩa ngưng thở:
- Đầu tiên thổi ngạt 2 cái miệng qua miệng ( ở người lớn ) hoặc miệng qua Mũi miệng ( ở trẻ nhỏ)
- Nếu ngưng tim cần ấn tim ngoài lồng ngực ở nữa dưới xương ức.
- Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỉ lệ 5/1 ( trẻ dưới 8 tuổi) hoặc 15/2 ( trẻ trên 8 tuổi hoặc người lớn )
5.Nếu nạn nhân còn tự thở hãy đặt nằm nghiêng bên để tránh hít chất nôn ói vào phổi
6. Giữ ấm cho người bị nạn
Ảnh sưu tầm
7. Nhanh chóng đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất , vẫn tiếp tục các động tác cấp cứu trên đường di
chuyển
HỎI: Xin hỏi Bác sĩ khi đang cho bú bé bị sặc Sữa thì làm sao?
Đáp: Sặc Sữa khi bú là một tai nạn thường gặp ở trẻ nhũ nhi bú bình. Khi trẻ bị sặc làm một lượng Sữa vào
khí quản gây khó thở hoặc ngạt thở. Do đó người chăm sóc trẻ khi thấy trẻ đang bú đột ngột ho sặc sụa, khó
thở tím tái cần phải nghĩ đến sặc sữa. Trẻ bị ngạt có thể chết trong vài phút nếu không được sơ cứu và cấp


cứu kịp thời.
Cách sơ cứu trẻ bị sặc sữa:
- Nếu trẻ còn hồng hào không khó thở: nên bồng và giữ yên trẻ, đưa đến cơ sở y tế
- Nếu trẻ khó thở, tím tái hoặc ngưng thở cần cấp cứu ngay bằng thủ thuật vỗ lưng ấn ngực :
+ Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay và giữ chặt đầu trẻ. Dùng gót bàn tay vỗ 5 cái thật mạnh vào lưng
trẻ ở khoảng giữa 2 bả vai
+ Sau đó lật ngửa trẻ nếu thấy trẻ còn khó thở dùng 2 ngón tay ấn mạnh ngực trẻ 5 cái ở vùng nửa dưới
xương ức.
- Nếu vẫn còn khó thở lập lại thủ thuật vỗ lưng ấn ngực 5-6 lần
Tất cả trẻ bị sặc Sữa sau khi sơ cứu tại nhà phải đưa tới cơ sở y tế để khám và điều trị tiếp.
HỎI: Xin cho biết có nên bôi kem đáng răng hoặc Sữa bò lên vết phỏng ở trẻ em không?
BS Bạch Văn Cam: Phỏng nước sôi hoặc lửa là một tai nạn thường gặp ở trẻ em.
Cách sơ cứu phỏng đúng cách:
- Động tác sơ cứu đầu tiên ngay khi tách khỏi nguồn nhiệt là cần làm mát ngay vùng bị phỏng để làm hạn
chế tổn thương phỏng bằng cách đặt vết phỏng dưới vòi nước hoặc dội nước sạch lên vết phỏng trong vòng
vài phút.
- Rửa sạch vết phỏng với nước chín
- Bôi Pommade Silver sulfadiazine với tên thương mại như Siliverine, Silvirine , Flammazine hoặc Silvadene sẽ
giúp vết thương mau lành và tránh bội nhiễm.
- Sau đó cần đưa đến cơ sở y tế nếu vết phỏng rộng, phỏng sâu, phỏng ở những vị trí nguy hiểm như ở mặt,
bàn tay, bàn chân, bộ phận sinh dục.
Trong khi đó một số bà mẹ khi sơ cứu đã bôi kem đánh răng hoặc nước mắm, dấm, mở, Sữa bò lên trên vết
phỏng dẫn đến hậu quả tổn thương phỏng nặng nề hơn nhất là biến chứng nhiễm trùng vết phỏng làm cho
việc điều trị tại cơ sở y tế khó khăn, kéo dài gây sẹo lớn mất thẩm mỹ.
bibi.vn
theo BV nhi đồng 1

×