Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Công cụ Marketing nội dung và ứng dụng đối với các sản phẩm hàng tiêu dùng của Unilever tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 90 trang )


MỤC LỤC

MỤC LỤC............................................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ TIẾNG ANH VIẾT TẮT ............................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH VẼ ..................................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................................... v
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................................... 1

2.

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu............................................................................................ 2

3.

Mục đích nghiên cứu .............................................................................................................. 3

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 4

5.

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................... 4

6.

Kết cấu của khóa luận ............................................................................................................ 5



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MARKETING NỘI DUNG .......................................................... 7
Các khái niệm..................................................................................................................... 7

1.1
1.1.1

Marketing ................................................................................................................... 7

1.1.2

Digital Marketing ..................................................................................................... 14

1.1.3

Marketing nội dung .................................................................................................. 20

1.2

Tác dụng của Marketing nội dung ................................................................................... 24

1.3

Quy trình chiến lược Marketing nội dung ........................................................................ 26

1.4

Lịch sử hình thành và phát triển của Marketing cho đến nay .......................................... 30

1.4.1


Lịch sử hình thành và phát triển của Marketing....................................................... 30

1.4.2

Lịch sử hình thành và phát triển của Digital Marketing........................................... 33

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG MARKETING NỘI DUNG TẠI CÔNG TY
UNILEVER VIỆT NAM ................................................................................................................. 40
2.1

Tình hình sử dụng công cụ Marketing nội dung trên thế giới .......................................... 40

2.2

Tình hình sử dụng công cụ Marketing nội dung tại Việt Nam ......................................... 43

2.3

Những sai lầm dễ mắc phải trong việc ứng dụng Marketing nội dung ............................ 45

2.4
Thực trạng sử dụng Marketing đối với các sản phẩm hàng tiêu dùng của công ty
Unilever tại Việt Nam .................................................................................................................. 48
2.4.1

Giới thiệu về công ty Unilever ................................................................................. 48

2.4.2


Tình hình phát triển Marketing nội dung tại công ty Unilever Việt Nam ................ 61

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG MARKETING NỘI DUNG CỦA CÔNG TY UNILEVER
VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC RÚT RA ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC .......................... 69
i


Những vấn đề công ty gặp phải khi sử dụng công cụ Marketing nội dung ...................... 69

1.1
3.1.1

Nƣớc xả vải Comfort................................................................................................ 70

3.1.2

Bột giặt Omo ............................................................................................................ 71
Một số giải pháp .............................................................................................................. 73

1.2
3.2.1

Nƣớc xả vải Comfort................................................................................................ 73

3.2.2

Bột giặt Omo ............................................................................................................ 75

1.3


Bài học đối với các doanh nghiệp khác ........................................................................... 76

KẾT LUẬN ...................................................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................ 82

ii


DANH MỤC CÁC TỪ TIẾNG ANH VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

B2B

Business To Business

Mô hình kinh doanh giữa doanh
nghiệp với doanh nghiệp

CEO

Chief Executive Officer

Tổng giám đốc điều hành

CMOs


Chief Marketing Officers

Tổng giám đốc Marketing

CTR

Click Through Rate

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

SEM

Search Engine Marketing

Marketing trên công cụ tìm kiếm

SEO

Search Engine Optimization

TVC

Television commercial

VPs


Vice President of Marketing

Tỷ lệ nhấp chuột

Tối ƣu hóa công cụ tìm kiếm
Hình thức quảng cáo truyền hình

iii

Tổng phụ trách Marketing


DANH MỤC HÌNH VẼ
Tên hình vẽ

Trang

Hình 1.1

Tháp nhu cầu của Maslow

9

Hình 1.2

Phân loại Digital Marketing

16

Hình 1.3


Vòng tròn Marketing nội dung

27

Hình 1.4

Tỷ lệ tăng trƣởng tên miền “.vn” qua các năm từ năm 2000

33

đến năm 2014
Hình 1.5

Xu hƣớng Digital Marketing năm 2015

38

Hình 2.1

Đầu tƣ vào Content Marketing có xu hƣớng tăng

42

Hình 2.2

Chỉ số sự cam kết, trung thành với thƣơng hiệu Omo giai

66


đoạn từ năm 2008 so với năm 2011.
Hình 2.3

Tỷ lệ ngƣời đồng ý với quan điểm “Bẩn là một phần tích cực
của cuộc sống”

iv

67


DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Giới thiệu về công ty Unilever Việt Nam

50

Bảng 2.2

Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014

52

Bảng 2.3


Hệ thống các sản phẩm của công ty Unilever Việt Nam

55

v


LỜI NÓI ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin đang có những sự thay đổi

vƣợt bậc và phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sự phát triển của mạng internet và các
công cụ truyền thông. Hiện nay, đã có rất nhiều những mô hình truyền thông hay
những công cụ truyền thông mới đƣợc đƣa ra và áp dụng để làm tăng tính cạnh
tranh trên thị trƣờng. Các công cụ hay mô hình này là sự kết nối giữa con ngƣời với
con ngƣời trong mối quan hệ hai chiều. Nó không chỉ giúp các doanh nghiệp tìm
hiểu rõ hơn về khách hàng của mình mà còn giúp kiểm soát các hành động của
ngƣời tiêu dùng. Đồng thời, mạng internet phát triển cũng giúp ngƣời tiêu dùng tiếp
cận đƣợc với thông tin của các sản phẩm một cách rõ ràng, đa dạng và phong phú
hơn. Với lƣợng thông tin mở này, khách hàng hay ngƣời tiêu dùng sẽ khắt khe hơn
trong việc lựa chọn tiêu dùng các sản phẩm. Họ cũng có những yêu cầu cao hơn và
tinh tế hơn trong các hình thức quảng cáo, Marketing.
Truyền thông dựa vào một câu chuyện đang là một khuynh hƣớng phát triển
mới của Marketing trên thế giới. Những ngƣời làm Marketing tạo nên những câu
chuyện về thƣơng hiệu của họ bằng cách khéo léo lồng ghép thƣơng hiệu, sản phẩm
của doanh nghiệp làm một phần không thể thiếu trong câu chuyện. Câu chuyện
thƣơng hiệu là mô tả hàng loạt những sự kiện có ý nghĩa của thƣơng hiệu. Nó giúp
tạo nên mối quan hệ giữa ngƣời tiêu dùng và nhân vật trong chuyện. Câu chuyện

càng hấp dẫn, càng gần gũi với cuộc sống đời thƣờng của khách hàng thì nó càng có
những tác động mạnh và lâu bền trong tiềm thức của họ. Hơn nữa, câu chuyện
thƣơng hiệu thƣờng là những câu chuyện mở và có nhiều những xung đột xảy ra
nhằm tăng tính kích thích và tò mò của khách hàng, ngƣời xem đối với câu chuyện.
Từ đó, khách hàng sẽ bị thu hút bởi tính độc đáo và thú vị của câu chuyện. Khách
hàng càng tiếp tục theo dõi nhiều tập của câu chuyện, mức độ nhận diện sản phẩm,
thƣơng hiệu của doanh nghiệp đối với khách hàng càng tăng. Khi đó, hiệu quả
truyền thông sẽ càng đƣợc nâng cao. Đây chính là hình thức “Marketing nội dung”.
Nắm đƣợc tầm quan trọng của Marketing nội dung đối với hoạt động truyền
thông cũng nhƣ hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, cùng với những kiến
1


thức đã học đƣợc và những hiểu biết xung quanh hoạt động Marketing, tác giả hy
vọng bài khóa luận này sẽ đƣa ra đƣợc giải pháp Marketing phù hợp và hữu ích cho
các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tập đoàn Unilever Việt Nam nói riêng. Do
đó, qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về hoạt động Marketing nội dung của
Unilever, tác giả đã chọn đề tài: “Công cụ Marketing nội dung và ứng dụng đối
với các sản phẩm hàng tiêu dùng của Unilever tại Việt Nam” làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp đại học của mình.

2.

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Nội dung là một yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong việc cung cấp

những thông tin về sản phẩm cho khách hàng và ngƣời tiêu dùng. Trong vòng năm
năm trở lại đây, vấn đề nội dung trong Marketing ngày càng đƣợc chú trọng và quan
tâm hơn. Marketing nội dung đã đƣợc hình thành và phát triển một cách nhanh
chóng. Theo một báo cáo mới nhất của Viện Content Marketing ở Mỹ về Marketing

nội dung B2B cho thấy có đến 70% chuyên gia Marketing B2B đã và đang tạo
nhiều nội dung hơn năm ngoái. Một nghiên cứu khác của Forrester, Marketing nội
dung tăng trƣởng khoảng 200% mỗi năm. Theo Danial Newman, một cộng tác viên
của tờ Forbes, nội dung trong Marketing sẽ đƣợc thể hiện chính thông qua hình ảnh,
đồ thị hóa số liệu, video clip hay đƣợc soạn bởi PowerPoint trong bốn phƣơng tiện
là youtube, slideshare, Infographic và meme. (Theo Lâm Nghi, 2014)
Các chuyên gia làm Marketing ở các tập đoàn đa quốc gia đã sớm nhận ra
đƣợc sức mạnh cũng nhƣ tầm quan trọng của những câu chuyện thƣơng hiệu. Họ
tích cực dựng nên những câu chuyện có cốt truyện thực, gần gũi với cuộc sống hàng
ngày của ngƣời tiêu dùng. Từ đó họ truyền cảm hứng, thu hút đƣợc sự chú ý của
ngƣời tiêu dùng đối với thƣơng hiệu và sản phẩm của họ. Điển hình có một số
doanh nghiệp đã thành công trong việc sử dụng hình thức Marketing nội dung để
tạo ảnh hƣởng lớn đến khách hàng nhƣ công ty Red Bull GmbH của Áo với sản
phẩm Red Bull và câu chuyện của Felix Baumgartner. Vào ngày 15/10/2012, Anh
Felix, một vận động viên nhảy dù ngƣời Áo, đã thực hiện cú rơi từ độ cao 128.000
foot từ trên chín tầng mây xuống vùng sa mạc phía nam New Mexico dƣới sự
chứng kiến của khoảng tám triệu ngƣời theo dõi trực tiếp chƣơng trình trên
2


Youtube. Công ty Red Bull GmbH chính là đơn vị thiết kế và tài trợ cho bàn trình
diễn quảng cáo đó. Nó chính là một trong những bài học điển hình về Marketing nội
dung đã thu hút đƣợc đông đảo ngƣời tham gia và theo dõi vào câu chuyện của Red
Bull. (Theo Báo mới, 2012) Bên cạnh đó, công ty lữ hành trực tuyến hàng đầu thế
giới Expedia, Inc. cũng khởi tạo chiến dịch mang tên “Find yours” để tìm kiếm
những câu chuyện du lịch thu hút nhất của ngƣời tiêu dùng. Những câu chuyện
trong chiến dịch đƣợc kể dƣới hình thức ảnh chụp, băng hình và chuyện kể, minh
họa cho chuyến đi của mỗi ngƣời; trong đó, đoạn băng hình có nội dung sâu sắc của
nhà làm phim trẻ tuổi Joel Ashton McCarrthy nói về việc anh đã thực hiện chuyến
hành trình đi rải tro cốt của ngƣời anh quá cố. Chƣơng trình Find Yours là nỗ lực

của công ty lữ hành Expedia trong việc chuyển từ việc thƣơng mại hóa đặt vé du
lịch trực tuyến sang một hình thức mới. (Theo Brandsvietnam, 2013)
Tóm lại, các nhà làm Marketing nội dung giỏi thì không coi nội dung của họ
là một nhiệm vụ hoặc một chiến thuật hay là một cách để thu hút đƣợc lƣợng ngƣời
xem, theo dõi mà là chiến lƣợc để gắn kết độc giả, khách hàng bằng một cách mới
hằm đem lại những kết quả thú vị và mới mẻ cho ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ doanh
nghiệp.

3.

Mục đích nghiên cứu
Một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu về truyền thông và

Marketing mà các doanh nghiệp cần quan tâm đó chính là những lợi ích thu đƣợc
sau khi thực hiện các chƣơng trình truyền thông, Marketing đó. Marketing nội dung
là một công cụ hoàn toàn mới trên thế giới cũng nhƣ tại Việt Nam. Vì thế, mục đích
của đề tài này là nhằm tìm hiểu rõ hơn về công cụ Marketing nội dung, cách thức
mà một số công ty đã thực hiện triển khai; điển hình là công ty Unilever tại Việt
Nam, và tính hiệu quả của việc sử dụng công cụ này đối với hoạt đông kinh doanh
của công ty.
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, đề tài có nhiệm vụ:
(i)

Tìm hiểu các lý thuyết về Marketing nội dung.

(ii)

Tìm hiểu tác dụng và cách thức triển khai Marketing nội dung.
3



(iii)

Tìm hiểu về lịch sử phát triển của công cụ Marketing nội dung trên thế giới

và tại Việt Nam.
(iv)

Tìm hiểu về thực trạng hoạt động Marketing nội dung tại công ty Unilever

tại Việt Nam và đánh giá hiệu quả hoạt động của công cụ Marketing đó.
(v)

Tìm hiểu định hƣớng phát triển công cụ Marketing này đối với công ty và

các doanh nghiệp khác trong thời gian tới.

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là các cách thức sử dụng nội dung vào

hoạt động Marketing của doanh nghiệp, điển hình là nghiên cứu về một số sản
phẩm của công ty Unilever tại Việt Nam.
Trong phạm vi đề tài, tác giả sẽ phân tích thực trạng hoạt động Marketing
nội dung đối với một số sản phẩm tiêu dùng của công ty Unilever tại Việt Nam.
Thực trạng sẽ bao gồm các hoạt động Marketing nội dung đối với một số sản phẩm
tiêu biểu và nổi tiếng trong nhóm các sản phẩm hiện có của công ty; cách thức thực
hiện các chiến dịch Marketing đối với các sản phẩm đó theo giai đoạn; hiệu quả sau
khi thực hiện các chiến dịch Marketing đó. Từ đó, đề tài sẽ nghiên cứu và phân tích

những điểm thuận lợi và khó khăn khi doanh nghiệp ứng dụng công cụ này để làm
tăng lợi ích rồi rút ra những bài học cho các doanh nghiệp khác trong thời gian tới.

5.

Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, khóa luận tiến hành phân tích thực trạng hoạt

động Marketing nội dung của công ty Unilever tại Việt Nam: các phƣơng thức thực
hiện Marketing nội dung; quá trình thực hiện đối với một số sản phẩm của công ty;
những điểm tốt và chƣa tốt trong quá trình thực hiện hoạt động Marketing nội dung.
Để phân tích thực trạng, đánh giá hiệu quả, đồng thời tìm hiểu những điểm thành
công và chƣa thành công của việc thực hiện các hoạt động Marketing nội dung của
công ty Unilever Việt Nam, khóa luận thu thập thông tin từ các nguồn thông tin thứ
cấp của công ty Unilever.

4


Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng là:
-

Phƣơng pháp thu thập số liệu, phân tích thông tin, phân tích – tổng hợp.

-

Phƣơng pháp diễn giải – quy nạp.

-


Phƣơng pháp đối chiếu – so sánh.

-

Phƣơng pháp mô tả - khái quát, hệ thống hóa.

-

Phƣơng pháp nghiên cứu điển hình (casestudy).

6.

Kết cấu của khóa luận
Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, nội dung của khóa luận gồm ba phần

đƣợc thể hiện thành ba chƣơng riêng biệt:
Chƣơng 1: Tổng quan về Marketing nội dung. Chƣơng này đƣa ra các vấn
đề chung xoay quanh khái niệm về Marketing, Marketing nội dung; tác dụng của
Marketing nội dung và nghiên cứu về quá trình chiến lƣợc Marketing nội dung.
Chƣơng 2: Thực trạng việc sử dụng Marketing nội dung. Chƣơng này
tìm hiểu về lịch sử phát triển của Marketing nội dung trên thế giới và ở Việt Nam
hiện nay; đồng thời cũng tiến hành nghiên cứu những sai lầm dễ mắc phải trong quá
trình sử dụng Marketing nội dung.
Chƣơng 3: Ứng dụng đối với các sản phẩm hàng tiêu dùng của unilever
và bài học rút ra đối với các doanh nghiệp khác. Chƣơng này tiến hành tìm hiểu
sâu hơn về việc sử dụng Marketing nội dung của công ty Unilever Việt Nam và các
bài học rút ra cho các doanh nghiệp chuyên về sản suất, kinh doanh hàng tiêu dùng
khác trên thị trƣờng.
Để hoàn thiện tốt đề tài này, trƣớc hết tác giả xin chân thành cảm ơn Th.S
Nguyễn Minh Phƣơng – Ngƣời đã hết lòng hƣớng dẫn, đóng góp ý kiến, giải đáp

những thắc mắc của tác giả trong quá trình nghiên cứu và viết đề tài.
Tác giả xin cảm ơn ban giám đốc của công ty TNHH Rich Media đã tạo điều
kiện cho tác giả thực tập và tìm hiểu nhiều hơn về các công cụ Marketing, đặc biệt
là công cụ Marketing nội dung, và sự phát triển của nó trong thời gian gần đây. Đặc
biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn anh Bùi Nguyễn Ngọc Dƣơng đã nhiệt tình
hƣớng dẫn, đóng góp ý kiến, định hƣớng tìm hiểu và cung cấp nguồn tài liệu để tác
giả có những nghiên cứu tốt nhất.
5


Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện đề tài nhƣng do thời gian nghiên cứu có hạn
và sự hiểu biết còn hạn hẹp nên bài khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Rất
mong quý thầy cô đóng góp ý kiến thêm để đề tài của tác giả đƣợc hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Mai Quỳnh

6


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MARKETING NỘI DUNG
1.1

Các khái niệm

1.1.1 Marketing
1.1.1.1

Định nghĩa


Marketing không còn là một khái niệm mới đối với mỗi chúng ta. Marketing
là một từ tiếng anh đƣợc chấp nhận và sử dụng khá phổ biến trên toàn thế giới. Nó
đƣợc sử dụng lần đầu tiên vào năm 1902 trên giảng đƣờng của trƣờng Đại học
Michigan ở Hoa Kỳ. Cho đến năm 1910, tất cả các trƣờng đại học Tổng hợp quan
trọng ở Mỹ bắt đầu đƣa môn học Marketing vào giảng dạy cho sinh viên nhƣ một
môn học chính thức. Từ đó, Marketing đƣợc lan rộng sang các nƣớc Tây Âu và
Nhật bản vào những năm 50 của thế kỷ 20. Đến cuối những năm 60, Marketing
đƣợc ứng dụng ở Ba Lan, Hungary, Rumani, Nam Tƣ. Từ những năm 1955 – 1956,
khi Mỹ sang xâm lƣợc nƣớc ta, Mỹ đã đƣa Marketing áp dụng vào công việc kinh
doanh ở miền nam Việt Nam. Song mãi đến năm 1979 – 1980, Marketing mới đƣợc
nghiên cứu và phát triển rộng rãi trên phạm vi cả nƣớc.
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều những cuốn sách, tài liệu, giáo trình
nghiên cứu về Marketing. Theo đó, có đến trên 2.000 định nghĩa khác nhau về
Marketing. Tuy nhiên, những định nghĩa này về bản chất thì không khác nhau nhiều
và một điều thú vị là vẫn chƣa có một định nghĩa nào đƣợc coi là chuẩn mực bởi
mỗi định nghĩa là một quan điểm riêng của các tác giả cũng nhƣ các nhà nghiên cứu
Marketing. Dƣới đây là một vài định nghĩa đƣợc tham khảo từ cuốn sách “Giáo
trình Marketing lý thuyết” (2000) do PGS.TS Lê Đình Tƣờng cùng các thầy cô khác
của trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng biên soạn.
Theo Hiệp hội Marketing Mỹ, “Marketing là tiến hành các hoạt động kinh
doanh có liên quan trực tiếp đến dòng vận chuyển hàng hóa và dịch vụ từ người sản
xuất đến người tiêu dùng.”
Giáo sƣ Philip Kotler là giá sƣ Marketing nổi tiếng thế giới ngƣời Hoa Kỳ.
Ông đƣợc coi là “cha đẻ” của Marketing hiện đại, là ổng tổ của tiếp thị hiện đại thế
giới. Ông định nghĩa rằng “Marketing là một hình thức hoạt động của con người
hướng vào việc đáp ứng những nhu cầu thông qua trao đổi.”
7


Theo Viện Marketing của Anh, “Marketing là quá trình tổ chức và quản lý

toàn bộ các hoạt động sản xuất – kinh doanh, từ việc phát hiện ra và biến sức mua
của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến việc sản
xuất và đưa các hàng hóa đến người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đảm bảo cho công
ty thu được lợi nhuận dự kiến.”
Theo học viện quản lý Malaysia, “Marketing là nghệ thuật kết hợp, vận dụng
các nguồn lực thiết yếu nhằm khám phá, sáng tại, thỏa mãn và gợi lên những nhu
cầu của khách hàng để tạo nên lợi nhuận”.
Theo công ty General Electric tại Mỹ, họ coi Marketing nhƣ một triết lý kinh
doanh mà tiêu điểm của nó là ngƣời dùng và lợi nhuận thu đƣợc.
Tóm lại, Marketing là một tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp hƣớng
tới sự thỏa mãn của khách hàng, gợi mở những nhu cầu hiện tại và tiềm tàng của
ngƣời tiêu dùng để đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp.
Vấn đề mấu chốt trong hoạt động Marketing là sự tác động tƣơng hỗ giữa hai
mặt của một quá trình thống nhất. Một mặt nghiên cứu thận trọng và toàn diện nhu
cầu, thị hiếu của ngƣời tiêu dùng, rồi định hƣớng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu
đó; mặt khác là tác động tích cực đến thị trƣờng, đến nhu cầu hiện tại và gợi mở
những nhu cầu tiềm tàng và sở thích mới của ngƣời tiêu dùng. Nhƣ vậy, ứng dụng
Marketing trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể hiểu là thực hiện
một quan điểm có tính chất hệ thống từ việc đặt ra mục tiêu rõ ràng đến việc xây
dựng các biện pháp cụ thể nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đó.
1.1.1.2

Các yếu tố cơ bản

Để hiểu sâu hơn và kỹ hơn về Marketing, cần phải nắm đƣợc những yếu tố
cơ bản sau: nhu cầu, ƣớc muốn, cầu, trao đổi, giao dịch. (Theo Trần Minh Đạo,
2012)
Nhu cầu, tiếng anh gọi là Needs, đƣợc Philip Kotler định nghĩa là “Nhu cầu
là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được.” Trạng thái thiếu
hụt đó có thể phát sinh do sự đòi hỏi của sinh lý, của môi trƣờng giao tiếp xã hội,

hoặc do cá nhân con ngƣời về vốn tri thức và tự thể hiện. Sự thiếu hụt đƣợc cảm
nhận càng gia tăng thì sự khao khát đƣợc thỏa mãn càng lớn, dẫn đến cơ hội kinh
doanh càng nhiều và càng hấp dẫn.
8


Nhu cầu của con ngƣời rất đa dạng và phức tạp và có thể xem xét dƣới nhiều
góc độ khác nhau. Căn cứ vào tính chất của nhu cầu, Abraham Maslow đã phân
chia thành các thứ bậc nhu cầu khác nhau nhƣ hình 1.1. Các cấp bậc nhu cầu theo
thứ tự từ thấp lên cao đƣợc phân chia theo mong muốn đƣợc đáp ứng của con ngƣời
là nhu cầu về thể lý hay nhu cầu sinh hoạt thiết yếu; nhu cầu an toàn; nhu cầu giao
lƣu tình cảm; nhu cầu đƣợc quý trọng và yêu mến; và nhu cầu đƣợc thể hiện bản
thân.
Hình 1.1 Tháp nhu cầu của Maslow.

(Nguồn: Marketingvietnnam.net,2015)

Theo Maslow, nhu cầu của con ngƣời phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp. Theo đó, khi của cải vật chất chƣa có nhiều, khi con ngƣời vẫn còn
phải làm việc vất vả cho cuộc sống mƣu sinh thì họ chỉ có nhu cầu ăn no, mặc ấm.
Đó là những nhu cầu thiết yếu nhất để có thể tồn tại. Đến khi xã hội phát triển, của
9


cải đƣợc làm ra nhiều hơn, cuộc sống của con ngƣời no đủ hơn. Họ lại mong muốn
đƣợc ăn những đồ ăn ngon hơn, đẹp mắt hơn và đƣợc trƣng diện quần áo đẹp hơn,
chỉnh tề hơn. Khi đó, nhu cầu sinh lý đã đƣợc nâng lên một mức độ cao hơn. Sau
khi những nhu cầu cơ bản đƣợc thỏa mãn, thì những nhu cầu mới ở cấp bậc cao hơn
mới nảy sinh. Khi con ngƣời đã đầy đủ và thậm chí dƣ thừa về vật chất và của cải,
họ sẽ mong muốn giữ đƣợc sự an toàn cho thân thể và gia đình, giữ đƣợc sự ổn định

trong công việc và cuộc sống. Hơn nữa, sự phân định nhu cầu và các cấp bậc nhu
cầu còn tùy thuộc vào bối cảnh xã hội của từng khu vực, từng nƣớc khác nhau. Với
những nƣớc nghèo và đang phát triển nhƣ Việt Nam, lƣợng ngƣời thu nhập thấp khá
lớn nên ngƣời dân hầu hết chỉ mong muốn đƣợc đáp ứng những nhu cầu cấp thấp
nhƣ nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn và nhu cầu tình cảm xã hội. Trong khi đó, ở
những nƣớc phát triển nhƣ ở Châu Âu, Hoa Kỳ, những ngƣời giàu nhiều hơn. Họ
mong muốn đƣợc thỏa mãn nhu cầu quý trọng và thể hiện bản thân, khẳng định giá
trị của mình trong xã hội. Cũng theo Maslow, mức độ thỏa mãn nhu cầu của mỗi
ngƣời là khác nhau.
Ngoài cách phân chia trên, cũng có thể phân chia nhu cầu dựa trên cơ sở khả
năng thỏa mãn nhu cầu. Nhƣ vậy, nhu cầu đƣợc phân thành nhu cầu hiện tại và nhu
cầu tiềm tàng. Nhu cầu hiện tại là những nhu cầu thiết yếu đã và đang đƣợc đáp ứng
tại thời điểm đó. Đối với ngƣời tiêu dùng, nhu cầu hiện tại là nhu cầu quan trọng
nhất và đƣợc xếp hạng đầu tiên. Nhu cầu tiềm tàng là những nhu cầu đã xuất hiện
nhƣng vì lý do nào đó mà con ngƣời chƣa đáp ứng đƣợc, chƣa thỏa mãn đƣợc; hoặc
là những nhu cầu chƣa xuất hiện, và chính bản thân ngƣời tiêu dùng cũng chƣa biết
đến nhu cầu đó là gì. Đối với các nhà kinh tế, các nhà nghiên cứu Marketing và
doanh nghiệp thì có thể dự đoán đƣợc những nhu cầu này dựa trên cơ sở phân tích
tình hình phát triển kinh tế, những tác động của hàng loạt các yếu tố môi trƣờng.
Nhƣ vậy, chính những nhu cầu tiềm tàng này là nhân tốt thúc đẩy xã hội phát triển
cả về mặt chất và lƣợng.
Ƣớc muốn, tiếng anh gọi là Wants, là sự lựa chọn những sản phẩm là hàng
hóa hay dịch vụ của con ngƣời nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Ƣớc muốn của
mỗi con ngƣời là khác nhau. Nó phụ thuộc vào văn hóa dân tộc cũng nhƣ cá tính
của mỗi ngƣời. Ví dụ nhƣ khát là cảm giác thiếu hụt nƣớc uống của cơ thể. Sự đòi
10


hỏi về nƣớc uống hàng ngày là nhu cầu tự nhiên của mỗi con ngƣời nhƣng mỗi
ngƣời lại đòi hỏi riêng về từng loại nƣớc uống cho mình. Ngƣời thì thích nƣớc

khoáng; ngƣời lại muốn uống nƣớc ngọt có gas nhƣ Coca Cola hay Pespsi; ngƣời lại
thích uống đồ uống không gas nhƣ nƣớc trà xanh C2; ngƣời lại thích uống sữa. Nhu
cầu tự nhiên phản ánh sự đòi hỏi về một loại sản phẩm, hàng hóa khác nhau. Dựa
vào sự khác nhau về chủng loại sản phẩm đó, các nhà kinh doanh sẽ xác định đƣợc
một chủng loại sản phẩm để đáp ứng một loại nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Khi xã
hội phát triển, sự giao tiếp giữa ngƣời với ngƣời trở nên dễ dàng hơn, văn hóa của
các nƣớc cũng đƣợc tiếp cận và lan truyền rộng rãi thì ƣớc muốn của con ngƣời lại
càng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Ví dụ, hiện nay, để thỏa mãn nhu cầu khám
phá những điều mới lạ ở các vùng miền, con ngƣời có thể tham gia rất nhiều các
loại hình du lịch khác nhau với những mức chi phí khác nhau nhƣ du lịch sinh thái,
đi tour truyền thống hay đi bụi, đi phƣợt với chi phí rẻ...
Lƣợng cầu, tiếng anh là Demands, là lƣợng ƣớc muốn bị giới hạn bởi khả
năng thanh toán. Ƣớc muốn của con ngƣời thì phong phú và vô hạn, nhƣng khả
năng thanh toán lại bị hạn chế nên họ chỉ có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp
với khả năng thanh toán của mình. Lƣợng cầu là một khái niệm kinh tế có thể lƣợng
hóa đƣợc. Việc xác định đƣợc rõ lƣợng cầu sẽ có ý nghĩa quan trọng giúp doanh
nghiệp làm căn cứ để lƣợng hóa số lƣợng hàng hóa sản xuất ra trong kỳ cũng nhƣ
có những giải pháp để kích thích, thúc đẩy bán hàng và sản xuất. Các doanh nghiệp
phải luôn luôn suy nghĩ và không ngừng phát triển để cung cấp cho thị trƣờng
những sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu, ƣớc muốn nhƣng cũng phù hợp với khả
năng thanh toán của ngƣời tiêu dùng.
Trao đổi, tiếng anh là Exchange, là hoạt động đƣợc thực hiện để khi nhu cầu
của khách hàng đƣợc thỏa mãn; là hành vi nhận đƣợc một vật gì đó đồng thời cùng
với việc cung cấp một vật gì đó để thay thế. Hoạt động trao đổi là cơ sở tồn tại của
Marketing. Theo PGS.TS Lê Đình Tƣờng (2000), để tiến hành hoạt động trao đổi tự
nguyện đòi hỏi phải thỏa mãn 5 điều kiện sau.


Thứ nhất: Ít nhất có hai bên.




Thứ hai: Mỗi bên phải có một thứ gì đó có giá trị đối với bên kia.

11




Thứ ba: Mỗi bên phải có khả năng thực hiện việc lƣu thông và cung cấp hàng

hóa của mình.


Thứ tƣ: Mỗi bên phải hoàn toàn đƣợc tự do trong việc chấp nhận hay khƣớc

từ lời đề nghị của bên kia.


Thứ năm: Mỗi bên phải tin tƣởng vào tính hợp lý hay hợp ý muốn trong việc

quan hệ với bên kia.
Với năm điều kiện trên chỉ tạo đƣợc tiềm năng cho trao đổi, còn việc trao đổi
có thực hiện đƣợc hay không còn tùy thuộc vào ý chí của các bên về những điều
kiện trao đổi.
Giao dịch, tiếng anh là Transaction, là một cuộc trao đổi những vật có giá trị
giữa các bên. Để thực hiện đƣợc ý chí của mình với những điều kiện trao đổi, phải
có những giao dịch giữa các bên tham gia. Do đó, nếu coi trao đổi là khái niệm cơ
bản của Marketing thì đơn vị đo lƣờng của nó chính là giao địch. Giao dịch là một
cuộc trao đổi những vật có giá trị giữa hai bên. Những điều kiện cần có của một

giao dịch đƣợc liệt kê theo quan điểm của PGS.TS Lê Đình Tƣờng (2000) là:


Thứ nhất: Ít nhất phải có hai vật có giá trị



Thứ hai: Những điều kiện giao dịch đã đƣợc thỏa mãn.



Thứ ba: Thời gian giao dịch đã đƣợc ấn định



Thứ tƣ: Địa điểm thực hiện giao dịch cũng đã đƣợc thỏa thuận.
1.1.1.3

Vai trò và mối quan hệ giữa Marketing với các bộ phận khác

trong doanh nghiệp.
Marketing đóng vai trò quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp với thị trƣờng. Nó là một bộ phận không thể thiếu trong
mỗi doanh nghiệp. Marketing giúp đảm bảo ba mục tiêu quan trọng của một doanh
nghiệp. Đó là giúp đạt lợi nhuận tối ƣu; tạo lợi thế cạnh tranh và giúp đảm bảo an
toàn trong kinh doanh. Trong đó, lợi nhuận là thƣớc đo hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp; tạo ra lợi nhuận bằng cách đảm bảo thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Lợi nhuận tối ƣu là mức lợi nhuận cao nhất đạt đƣợc trong khi vẫn thỏa mãn các
mục tiêu kinh doanh khác. Lợi thế cạnh tranh đƣợc tạo nên dựa trên cơ sở biết
mình, biết ngƣời, biết phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của mình.

12


Marketing giúp doanh nghiệp phân tích và phán đoán những biến đổi trên thị
trƣờng. Từ đó, doanh nghiệp có thể lƣờng trƣớc đƣợc những rủi ro có thể xảy đến
để phòng tránh; hoặc nắm bắt những cơ hội đang có hoặc sẽ có trên thị trƣờng. Để
thực hiện đƣợc những mục tiêu đó, ngƣời làm Marketing cần phải tiến hành làm
những công việc cần thiết nhƣ nghiên cứu tổng hợp về thị trƣờng; hoạch định chính
sách kinh doanh (Sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến); tổ chức triển khai thực hiện
các chính sách trên một cách hiệu quả và đồng bộ; tiến hành kiểm tra để có những
điều chỉnh thích hợp với biến động của thị trƣờng.
Trong doanh nghiệp, bộ phận Marketing sẽ giúp chỉ rõ cho doanh nghiệp
những nội dung cơ bản nhƣ đối tƣợng khách hàng của doanh nghiệp là ai? Họ có
nhu cầu nhƣ thế nào đối với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp? Doanh nghiệp nên
tổ chức bán hàng qua những kênh nào, với khối lƣợng bao nhiêu? Nên có những
dịch vụ sau bán hàng nhƣ thế nào để giữ chân đƣợc khách hàng? Đó là những vấn
đề mà không một bộ phận nào khác của công ty ngoài Marketing có thể đảm nhận
thực hiện đƣợc. Điều đó phản ánh tính chất độc lập của chức năng Marketing. Tuy
nhiên, hoạt động Marketing của doanh nghiệp vẫn không thể tách khỏi những khả
năng khác nhƣ về tài chính, về sản xuất, về công nghệ, về khả năng cung ứng
nguyên vật liệu... Để đạt đƣợc mục tiêu chung của cả doanh nghiệp, các bộ phận
cần có sự liên hệ chặt chẽ với nhau, cùng hỗ trợ nhau. Bộ phận Marketing cũng cần
phải nắm đƣợc những quy trình sản xuất hàng hóa cũng nhƣ đảm bảo chất lƣợng
của sản phẩm để có thể cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho khách hàng.
Ngƣợc lại các hoạt động khác nếu không vì mục tiêu của hoạt động Marketing,
thông qua chiến lƣợc cụ thể, và để nhằm vào những khách hàng, trƣờng hợp cụ thể
thì những hoạt động đó sẽ trở nên mò mẫn và mất phƣơng hƣớng. Tóm lại, mối
quan hệ giữa bộ phận Marketing với những bộ phận khác trong doanh nghiệp là mối
quan hệ hai mặt vừa thể hiện tính thống nhất, vừa thể hiện tính độc lập giữa các
chức năng. Giữa chúng là những mối quan hệ mật thiết nhƣng hoàn toàn không thể

thay thế nhau. Đây chính là điều mà lâu nay nhiều nhà quản trị thƣờng nhầm lẫn.
Họ cho rằng chỉ cần giao việc tạo sản phẩm có chất lƣợng cao hơn hoặc giao việc
chế tạo ra sản phẩm với mẫu mã đẹp cho phòng kỹ thuật hoặc phòng sản xuất thực
hiện; rồi chuyển qua phòng kinh doanh định giá và quảng bá sản phẩm là đã bao
13


gồm đầy đủ những hoạt động của Marketing và là yếu tố đảm bảo cho công ty thành
công.

1.1.2 Digital Marketing
1.1.2.1

Định nghĩa

Digital Marketing là một khái niệm mới xuất hiện trên thế giới từ những năm
1990. Nhƣng phải đến những năm 2000, 2010, Digital marketing mới thực sự phổ
biến và tác động mạnh mẽ đến công việc kinh doanh của các doanh nghiệp trên toàn
thế giới. Đặc biệt trong năm 2012, 2013 Digital Marketing có những bƣớc phát triển
lớn nhất. Digital Marketing thực sự hình thành và phát triển nhờ sự phát triển của hệ
thống Internet và các thiết bị điện tử nhƣ máy tính cá nhân, điện thoại thông minh,
máy tính bảng... Trên thế giới, Digital Marketing thƣờng đƣợc gọi với những cái tên
nhƣ Online Marketing, Internet Marketing hay Web Marketing. Ở Việt Nam, nó
đƣợc dịch ra nhƣ Marketing trực tuyến, Tiếp thị online, Tiếp thị trực tuyến, Tiếp thị
điện tử hay Tiếp thị số. Có khá nhiều những định nghĩa khác nhau về Digital
Marketing.
Theo Wikipedia.org, Digital Marketing là Marketing sử dụng các thiết bị
điện tử nhƣ máy tính cá nhân, điện thoại thông minh, máy tính bảng... để tƣơng tác
với các nhà đầu tƣ, các cổ đông hay ngƣời tiêu dùng. Digital Marketing có thể lan
tỏa và sử dụng những công nghệ hay các nền tảng nhƣ websites, mạng xã hội,

Email, Quảng cáo banner trên các trang báo mạng. Internet Marketing là một phần
của Digital Marketing; là một hình thức Marketing sản phẩm, dịch vụ thông qua
Internet. (Wikipedia, 2015)
Theo Asia Digital Marketing Association, tiếp thị số là việc sử dụng Internet
làm phƣơng tiện cho các hoạt động Marketing và truyền thông. (Danh Vo, 2013)
Theo Jared Reitzin, CEO của Mobile Inc, tiếp thị số là việc thực thi các hoạt
động quảng bá sản phẩm và dịch vụ, trong đó sử dụng các kênh phân phối trực
tuyến – định hƣớng theo cơ sở dữ liệu – nhằm tiếp cận đến khách hàng đúng thời
điểm, thích hợp, cá nhân hóa và chi phí hợp lý. (Danh Vo, 2013)

14


Theo Dave Chaffey, giám đốc của công ty Click Through Marketing, tiếp thị
số là việc quản lý và thực hiện các hoạt động Marketing, trong đó sử dụng các
phƣơng tiện điện tử nhƣ website, email, phƣơng tiện không dây kết hợp với các dữ
liệu số về đặc điểm và hành vi của khách hàng. (Danh Vo, 2013)
Từ các khái niệm trên, tác giả có thể rút ra đƣợc Digital Marketing hay tiếp
thị số là bao gồm các phƣơng thức Marketing trên các phƣơng tiện điện tử mà tiêu
biểu nhất là trên Internet nhƣ Website, Blog, Email, các công cụ tìm kiếm Google,
Chrome, quảng cáo trực tuyến... Digital giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục
tiêu để quảng bá sản phẩm dịch vụ, các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
thông qua Internet với các hình thức khác nhau nhƣ hình ảnh, văn bản, âm thanh,
phim truyện, trò chơi... Digital Marketing còn giúp doanh nghiệp có thể tƣơng tác
trực tiếp với khách hàng, giúp ngƣời tiêu dùng có thể truy cập thông tin sản phẩm
và thực hiện các giao dịch, mua bán một cách thuận tiện ở mọi lúc mọi nơi.
1.1.2.2

Lợi ích của Digital Marketing


Digital Marketing mang lại những lợi ích không nhỏ cho doanh nghiệp. Bằng
việc sử dụng các công cụ tiếp thị số, mọi thông tin về sản phẩm dịch vụ của doanh
nghiệp sẽ đƣợc cung cấp một cách nhanh nhất và đầy đủ nhất đến khách hàng cũng
nhƣ ngƣời tiêu dùng. Đồng thời khách hàng cũng có thể gửi phản hồi hoặc yêu cầu
giải đáp thắc mắc về các sản phẩm dịch vụ đó một cách dễ dàng mà không phải lo
thời gian đó doanh nghiệp đã mở cửa hay chƣa. Từ đó có thể thấy đƣợc Digital
Marketing giúp tăng tính tƣơng tác hai chiều giữa doanh nghiệp và chính khách
hàng của mình. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả của công cụ
Marketing đã và đang sử dụng bằng cách xác định các chỉ số hiệu suất và thiết lập
các tiêu chuẩn. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đƣa ra những phân khúc thị trƣờng nhất định
và các công cụ áp dụng tƣơng ứng để tăng hiệu quả và hiệu suất kinh doanh. Một
khía cạnh khác, Digital Marketing sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí nhƣ chi
phí nghiên cứu thị trƣờng, chi phí quảng cáo và giới thiệu sản phẩm ra thị trƣờng,
chi phí thuê mặt bằng, bảo trì. Chi phí làm Digital Marketing thấp hơn nhiều so với
chi phí Marketing truyền thống. Internet cung cấp một nền tảng quan trọng cho việc
xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Khi một khách hàng đã mua sản phẩm của
doanh nghiệp trên cửa hàng trực tuyến, doanh nghiệp có thể bắt đầu mối quan hệ
15


bằng cách gửi mail để xác nhận giao dịch và chào các sản phẩm dịch vụ mới.
Thƣờng xuyên gửi mail cho khách với những chƣơng trình chăm sóc, ƣu đãi hấp
dẫn sẽ giúp duy trì mối quan hệ tốt đẹp và bền vững với khách hàng của mình. Cuối
cùng, với sự tích hợp công nghệ số hội tụ giúp chúng ta có nhiều lựa chọn hơn nhƣ
cùng lúc có thể tác động đến khách hàng bằng Email Marketing, Website, Mobile
Marketing, SMS, Social Media Marketing,…
1.1.2.3

Phân loại


Với sự phát triển không ngừng của Internet, cũng nhƣ sự bùng nổ của thời
đại số, hiện nay Digital Marketing là phƣơng pháp quảng cáo dàn trải trên rất nhiều
kênh phƣơng tiện thông tin khác nhau. Nó có thể đƣợc chia thành hai phần: Online
Marketing/ Internet Marketing và Digital Advertising (Hình 1.2).
Hình 1.2 Phân loại Digital Marketing

(Nguồn: Bùi Quang Tinh Tú, 2014)

Việc phân chia các loại hình Digital Marketing cũng chƣa có một nhà nghiên
cứu Marketing hay ngƣời làm Marketing nào đƣa ra đƣợc kết luận chính xác. Trong
bài nghiên cứu này, tác giả chia các loại hình Digital Marketing dựa vào cách thức
thực hiện Marketing Online và phƣơng tiện thực hiện quảng cáo số. Theo đó,
Online Marketing hay Internet Marketing bao gồm các kênh quảng cáo liên quan
đến việc kết nối trực tiếp với mạng Internet; bên cạnh đó Digital advertising là các
biện pháp Marketing cổ điển, không cần đến sự hỗ trợ và kết nối mạng. Đối với
những kênh phƣơng tiện thực hiện quảng cáo số, Digital Marketing có thể đƣợc làm
trên các kênh tin nhắn SMS; TV/Radio hay LCD/ Bảng Hiệu. Đối với cách thức
16


thực hiện Marketing Online, tiếp thị số có thể chia thành tiếp thị trên điện thoại di
động; trên công cụ tìm kiếm; tiếp thị qua thƣ điện tử; Marketing nội dung;
Marketing mạng xã hội. Với cách chia này, Digital Marketing phát triển đa dạng
hơn và phong phú hơn. Từ đó các nhà làm Marketing có nhiều cách tiếp cận thị
trƣờng cũng nhƣ khách hàng hơn.
Dƣới đây tác giả sẽ giới thiệu kỹ hơn về các hình thức Online Marketing hay
Internet Marketing. Các khái niệm này đƣợc tham khảo với nguồn Rich Media
(2012).
Mobile marketing là hình thức quảng cáo thông qua các thiết bị di động
thông minh mà ngƣời tiêu dùng sử dụng hàng ngày. Với thiết bị này, doanh nghiệp

sẽ đƣa các thông tin về sản phẩm, dịch vụ, các chƣơng trình khuyến mãi gửi đến
khách hàng dƣới dạng các tin nhắn có đính kèm đƣờng dẫn đến trang website ; hoặc
doanh nghiệp tạo các chƣơng trình, phần mềm trò chơi và khuyến khích ngƣời dùng
tải về.
SEM – Search Engine Marketing là hình thức Marketing qua các công cụ tìm
kiếm. Hình thức này chủ yếu chạy trên kênh quảng cáo Google adwords và Bing
ads. Trong đó, Google adwords là hệ thống quảng cáo của Google cho phép các nhà
quảng cáo đặt quảng cáo trên các trang kết quả tìm kiếm của Google hoặc các trang
thuộc hệ thông mạng nội dung của Google. SEO – Search Engine Optimization là
hình thức marketing tối ƣu hóa cho công cụ tìm kiếm. Khi sử dụng công cụ này, các
nhà làm Marketing cần phải tìm ra các phƣơng pháp để làm tăng tính thân thiện của
website đối với các công cụ tìm kiếm; nhằm nâng thứ hạng của website đó trong các
trang tìm kiếm của ngƣời truy cập mỗi khi họ đƣa ra một từ khóa nào đó liên quan.
Nếu thứ hạng đó càng cao, có nghĩa là các công cụ tìm kiếm này đang ƣu tiên
website của doanh nghiệp và ngƣời đang có nhu cầu tìm kiếm sẽ có khả năng cao
truy cập vào đƣờng dẫn website của đó.
Email Marketing là hình thức quảng cáo bằng cách gửi thông tin giới thiệu
về sản phẩm hoặc các chƣơng trình khuyến mãi hoặc cập nhật tin tức về sản phẩm
mới qua hòm thƣ điện tử của ngƣời tiêu dùng, nhƣng ngƣời mà doanh nghiệp có địa
chỉ liên hệ. Với hình thức này, nếu doanh nghiệp không sử dụng đúng cách, gửi
17


email quá nhiều có thể sẽ gây phiền phức cho khách hàng. Ngƣợc lại, nếu những
bức thƣ của doanh nghiệp luôn nêu bật đƣợc nội dung và cung cấp đúng những
thông tin cần thiết mà khách hàng cần thì đó là một cách để kích cầu đối với ngƣời
tiêu dùng.
Content Marketing đƣợc hiểu đơn giản là phƣơng thức marketing bằng cách
tạo nội dung hoặc đăng tải những nội dung có khả năng tƣơng tác cao đối với ngƣời
dùng; từ đó gia tăng lƣợng traffic – lƣợng truy cập và page views. Trong đó, page

views là chỉ số đo số trang website đƣợc mở. Chỉ số này tác động đến thu nhập của
một ngƣời xuất bản khi tham gia vào các mạng quảng cáo. Chỉ số page views càng
cao thì càng mang lại nhiều lƣợng click chuột vào website. Nó là một căn cứ thể
hiện độ lớn của website.
Social Marketing là hình thức marketing thông qua các mạng xã hội và các
ứng dụng của mạng xã hội mang lại. Các mạng xã hội phổ biến hiện nay nhƣ
facebook, twitter, linkedIn... Trên các mạng này không chỉ có những trang cá nhân
mà còn có những trang fanpage riêng để doanh nghiệp có thể cung cấp thông tin về
sản phẩm, dịch vụ của mình. Những trang fanpage này có tác dụng tƣơng tự nhƣ
một website nhỏ của doanh nghiệp. Ngoài ra, mạng xã hội còn cung cấp một số ứng
dụng khác để giúp doanh nghiệp làm Marketing nhƣ các công cụ hỗ trợ tăng lƣợt
thích bài viết, tăng lƣợt thích fanpage để thu hút cộng đồng, tăng hiển thị ở các
trang thông tin chung của nhiều ngƣời dùng mạng xã hội hơn...
CPM – CPC – CPA là quảng cáo thông qua mạng networks cung cấp dịch vụ
CPM – CPC – CPA bằng cách đăng tải banner trên các website trong hệ thông của
họ. Trong đó, banner – biểu ngữ là một hình ảnh đồ họa có thể động hoặc tĩnh đƣợc
đặt trên các trang website với chức năng nhƣ một công cụ quảng cáo. CPM – Cost
Per Mile (Thousand Impressions) là hình thức tính chi phí dựa trên 1000 lần hiển thị
quảng cáo. CPC – Cost per Click là hình thức tính chi phí dựa trên mỗi lần nhấp
chuột vào quảng cáo. Hiện nay CPC là mô hình tính giá phổ biến nhất trong quảng
cáo trực tuyến. CPA – Cost per Action là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên
số lƣợng khách hàng thực tế mua sản phẩm hoặc điền vào mẫu đăng ký hoặc gọi
điện hoặc gửi email... sau khi họ thấy và tƣơng tác với quảng cáo.
18


Đối với Digital Advertising, đây là hình thức marketing cổ điển mà không
cần đến sự phát triển của mạng Internet. Nó đƣợc phân chia thành ba loại là
Marketing SMS; Marketing TV/Radio và marketing trên LCD/ bảng hiệu.
Marketing SMS là hình thức thông qua tin nhắn điện thoại thông thƣờng để

cung cấp các thông tin mới cũng nhƣ các chƣơng trình khuyến mãi đến với từng chủ
thuê bao. Hiện nay hình thức này đang không mang lại hiệu quả cao cho mỗi chiến
dịch marketing của doanh nghiệp. Do khách hàng hiện nay có xu hƣớng truy cập
mạng internet nhiều hơn và dùng các công cụ có tính liên kết mạng nhiều hơn.
Ngƣời tiêu dùng cũng thông minh hơn, dễ dàng nhận biết và bỏ qua những tin nhắn
quảng cáo đƣợc gửi đến và đôi khi còn chặn không cho phép những tin nhắn đó
đƣợc gửi về lần tiếp theo.
Marketing TV/Radio là hình thức quảng cáo truyền thông trên Tivi và các đài
phát thanh. Với hình thức này, các doanh nghiệp sẽ quay các clip quảng cáo hoặc
thu những đoạn nói quảng cáo theo nhƣ kịch bản đã đƣợc dựng sẵn; sau đó đƣợc đặt
lịch và phát vào từng khung giờ, từng kênh chƣơng trình của các kênh sóng. Với
hình thức này, chi phí quảng cáo sẽ tƣơng đối cao trong khi hiệu quả cũng không
lớn do tâm lý ngƣời tiêu dùng hiện nay không thích xem quảng cáo và cũng ít theo
dõi các chƣơng trình TV hay nghe Radio. Họ thƣờng cập nhật tin tức trên các trang
báo mạng hay các trang chia sẻ video nhƣ youtube,... khi họ thực sự mong muốn
tìm kiếm thông tin.
Marketing trên LCD/ Bảng hiệu là hình thức quảng cáo thông qua các màn
hình hiển thị LCD hoặc bảng hiệu tại những tòa nhà, trung tâm thƣơng mại, sân
bay, hay một số nơi công cộng khác. Với hình thức này, các doanh nghiệp sẽ thiết
kế một hình ảnh đồ họa sao cho phù hợp với kích thức của các bảng hiệu, màn hình
LCD đó rồi đăng ký đặt banner đó trong một thời gian nhất định với một chi phí
quảng cáo nhất định. Một cách khác, doanh nghiệp sẽ quay một đoạn quảng cáo
giới thiệu về sản phẩm đó hoặc thiết kế một đoạn video hình ảnh về nó rồi đặt lịch
đăng lên các màn hình hiển thị ở các tòa nhà, nơi công cộng mà tập trung nhiều đối
tƣợng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.

19



×