Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi HSG cấp huyện Địa 07-08

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.39 KB, 5 trang )

UBND TỈNH Thanh Hoá CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KÌ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS CẤP HUYỆN.
Môn: ĐỊA LÝ
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 2 trang, gồm 6 câu.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: (4,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và các kiến thức đã học, hãy:
a). So sánh đặc điểm địa hình của Khu vực Đông Bắc và Tây Bắc (Vùng
núi và Trung du Bắc Bộ).
b). Đặc điểm địa hình có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu của từng Khu
vực.
(Ranh giới của vùng lấy theo bản đồ trang 21, Atlat Địa lý Việt Nam)
Câu 2: (4,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và các kiến thức đã học, hãy:
a). Lập bảng số liệu thể hiện tình hình phát triển của ngành công nghiệp
năng lượng (sản lượng dầu thô, sản lượng than sạch, sản lượng điện) của nước
ta.
b). Nhận xét tình hình phát triển của ngành công nghiệp điện lực, công
nghiệp khai thác than và khai thác dầu thô của nước ta thời kỳ 1990-2000.
c). Nhận xét tình hình phân bố của ngành công nghiệp khai thác than, dầu
khí và các nhà máy điện ở nước ta.
Câu 3: (3,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau:
Tỷ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước
(cả nước = 100 %)
Năm Diện tích Sản lượng
1995 79,0 85,7
1998 79,3 88,9
2001 85,1 90,6


a). Hãy nhận xét tỷ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so
với cả nước.
b). Vì sao cây cà phê được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên?
Câu 4: (4,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau:
Dân số của nước ta phân theo thành thị và nông thôn
thời kỳ 1990-2002 (đơn vị: nghìn người)
Năm Thành thị Nông thôn
1990 12880,3 53136,4
1994 14425,6 56398,9
1996 15419,9 57736,5
1998 17464,6 57991,7
2001 19469,3 59216,5
2002 20022,1 59705,3
a). Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị
và nông thôn ở nước ta thời kỳ 1990-2002.
b). Nhận xét và giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó.
Câu 5: (3,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau:
Sản lượng thủy sản của nước ta thời kỳ 1990-2002
(đơn vị: nghìn tấn)
Năm Tổng số
Chia ra
Khai thác Nuôi trồng
1990 890,6 728,5 162,1
1994 1465,0 1120,9 344,1
1998 1782,0 1357,0 425,0
2002 2647,4 1802,6 844,8
a). Nêu nhận xét về tình hình phát triển của ngành thủy sản nước ta thời
kỳ 1990-2002.
b). Giải thích nguyên nhân.
Câu 6: (2,0 điểm) Giải thích vì sao sản lượng lương thực bình quân theo đầu

người ở Đồng bằng sông Hồng thấp hơn mức bình quân của cả nước.
---------------------------------------------HẾT---------------------------------------------
2
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS
CẤP HUYỆN
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Môn: ĐỊA LÝ
Câu Nội dung Điểm
1
(4,0
điểm)
a). So sánh đặc điểm địa hình của Khu vực Đông Bắc và Tây Bắc
* Giống nhau:
- Cả 2 khu vực đều có địa hình miền núi
- Hướng nghiêng chung của địa hình là hướng Tây Bắc-Đông Nam.
* Khác nhau:
Khu vực Đông Bắc Khu vực Tây Bắc
- Nhìn chung địa hình của miền
là địa hình đồi núi thấp:
+ Các đỉnh núi cao: Tây Côn
Lĩnh (2419m); Kiều Liêu Ti
(2402m); Pu Tha Ca (2274m)…
- Gồm nhiều dãy núi cánh cung
mở rộng về phía đông bắc, quy
tụ ở Tam Đảo: cánh cung Sông
Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn,
Đông Triều...và các bề mặt san
bằng cổ (nền cổ Vòm sông
Chảy)
- Ngoài ra còn có miền đồi

trung du và các cánh đồng giiữa
núi, một bộ phận đồi núi bị
chìm ngập dưới biển hình thành
các đảo trong vịnh Bắc Bộ
(Vịnh Hạ Long, Bái Tử
Long…)
- Đây là miền có địa hình núi
cao, vực sâu nhất nước ta:
+ Dãy Hoàng Liên Sơn với
nhiều đỉnh cao = 3000m, cao
nhất là đỉnh Phan-xi-pan
(3143m)
- Gồm nhiều dãy núi chạy song
song theo hướng tây bắc – đông
nam: Hoàng Liên Sơn, các dãy
núi biên giới Việt Lào: Pu Đen
Đinh, Pu Sam Sao...xen kẻ có
các cao nguyên đá vôi đồ sộ:
Cao nguyên Mộc Châu; Sơn
La…
- Ngoài ra còn có những đồng
bằng nhỏ nằm giữa vùng núi
cao (Mường Thanh, Than
Uyên, Nghĩa Lộ...)
b). Ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu:
Khu vực Đông Bắc Khu vực Tây Bắc
- Địa hình đón gió mùa đông
bắc vào sâu, khí hậu lạnh nhất
cả nước, vành đai nhiệt đới
xuống thấp.

- Địa hình chắn gió mùa đông
bắc và gió tây nam gây hiệu
ứng phơn, khí hậu khô hạn.
Nhiều vành đai tự nhiên theo
chiều cao.

0,25
0,25
0,5
0,5
0,5+0,5
0,5
0,5+0,5
3
2
(4.0
điểm)
a). Lập bảng số liệu:
Sản lượng dầu thô, than sạch, điện nước ta thời kỳ 1990-2000
Loại 1990 1995 2000
Sản lượng dầu thô (triệu tấn) 2,7 7,6 16,3
Sản lượng than sạch (triệu tấn) 4,6 8,4 11,6
Sản lượng điện (tỉ Kwh) 8,8 14,7 26,7
(nếu học sinh không ghi đơn vị thì không cho điểm)
b). Tình hình phát triển:
- Công nghiệp khai thác dầu thô: Sản lượng dầu thô tăng nhanh liên
tục, giai đoạn 1990-2000 tăng nhanh hơn giai đoạn sau (dẫn chứng).
- Công nghiệp khai thác than: Sản lượng than tăng liên tục, giai
đoạn 1990-2000 tăng nhanh hơn giai đoạn sau (dẫn chứng).
- Công nghiệp điện: Sản lượng tăng nhanh liên tục, đặc biệt là giai

đoạn 1995-2000 (dẫn chứng).
c). Phân bố:
- Khai thác than: tập trung ở Bắc Bộ, nhất là ở Quảng Ninh.
- Khai thác dầu khí: tập trung ở thềm lục địa Nam Bộ.
- Các nhà máy điện phân bố không đều:
+ Bắc Bộ phát triển cả nhiệt điện và thủy điện.
+ Tây Nguyên và vùng núi của Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển
thủy điện
+ Đông Nam Bộ phát triển mạnh cả nhiệt điện ngoài ra còn có một
số nhà máy thủy điện.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
3
(3,0
điểm)
a). Nhận xét:
- Phần lớn diện tích và sản lượng cà phê nước ta tập trung chủ yếu ở
Tây Nguyên (dẫn chứng).
- Tỷ lệ về diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên không
ngừng tăng lên (dẫn chứng).
b). Giải thích: Cây cà phê được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên vì:
- Tây Nguyên có diện tích đất badan lớn (dẫn chứng: 1,36 triệu ha).

- Khí hậu cận xích đạo: có một mùa mưa và một mùa khô /thuận lợi
cho việc gieo trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản.
- Được sự đầu tư của Nhà nước, thị trường không ngừng được mở
rộng (trong nước và xuất khẩu)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
4
(4,0
điểm)
a). Vẽ biểu đồ:
- Xử lý số liệu: (%)
Năm Thành thị Nông thôn
1990 19,5 80,5
1994 20,4 79,6
1996 21,1 78,9
1998 23,1 76,9
2001 24,7 75,3
2002 25,1 74,9
0,5
4
- Yêu cầu: Vẽ biểu đồ miền
+ Chính xác về tỷ lệ, khoảng cách năm.
+ Đầy đủ: chú thích, tên biểu đồ, chú thích
b). Nhận xét:
- Tỷ lệ dân thành thị có xu hướng tăng (dẫn chứng).
- Tỷ lệ dân thành thị có xu hướng giảm (dẫn chứng.

- Tuy nhiên quá trình đô thị hóa nước ta diễn ra còn chậm.
* Giải thích:
- Do kết quả của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.
1,5
0,5
0,5
0,5
0,5
5
(3,0
điểm)
a). Nhận xét:
- Sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 1990-2002 tăng nhanh (dẫn
chứng)
- Sản lượng thủy sản khai thác cao hơn nuôi trồng (dẫn chứng)
- Sản lượng nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh hơn khai thác (dẫn
chứng).
b). Giải thích:
- Nhà nước đầu tư, khuyến khích phát triển, thị trường mở rộng.
- Sản lượng khai thác lớn do nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi
để phát triển ngành khai thác thủy sản.
- Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh do được chú trọng đầu tư để đáp
ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
6

(2,0
điểm)
Giải thích: Sản lượng lương thực bình quân theo đầu người ở Đồng
bằng thấp hơn mức bình quân cả nước vì:
- Số dân quá đông: 17,5 triệu người (khoảng 22% dân số cả nước:
2002)
- Bình quân đất canh tác theo đầu người rất thấp, thấp hơn mức bình
quân cả nước, trong khi khả năng thâm canh có giới hạn.
- Khả năng mở rộng diện tích đất canh tác hầu như không còn.
- Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh dẫn đến diện tích đất
canh tác ngày càng giảm.
0,5
0,5
0,5
0,5
5

×