Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP SƯ PHẠM MẦM NON TRÚC XINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.86 KB, 35 trang )

LỜI CẢM ƠN
Mở đầu bài báo cáo này cho em gởi đến các thầy cô lòng biết ơn, lòng biết ơn sâu
sắc đã tận tình giúp đỡ em, truyền đạt cho em những kinh nghiệm mới những bài học mới
và những bài học hôm nay chúng em đã đúc kết suốt cuộc đời “trồng người” nó là hành
trang giúp chúng em vững bước trên tương lai của sự nghiệp trồng người, đó là nghề cao
quý trong xã hội, đúng như ông cha ta đã nói:
“ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
Một chữ cũng thầy nữa chữ cũng thầy”.
Câu nói ấy đã khắc ghi sâu trong trí em không biết từ lúc nào, luôn nhắc nhở em
phải luôn biết ơn, tôn trọng những người đã dẫn dắt chỉ bảo cho mình.
Xin chân thành cảm ơn! Ban lãnh đạo nhà trường cùng quý thầy cô giáo viên
trường Trung Cấp Công Nghệ Bách Khoa, đã tận tình giảng dạy và đã tạo điều kiện cho
em trong những lúc học ở trường .Em xin chân thành cảm ơn! Ban giám hiệu trường
Mầm Non Trúc Xinh và các cô trong trường Mầm Non Trúc Xinh đã tận tụy giúp đỡ,
hướng dẫn và truyền đạt cho em những kinh nghiệm mới giúp em hoàn thành bài báo cáo
thu hoạch này.
Chúng ta thường nghe câu nói: “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Đúng là
như vậy qua hai tháng đi thực tập tuy thời gian không dài nhưng em đã học được rất nhiều
kinh nghiệm từ các cô.
Nhìn cô quan tâm đến các cháu mà em cảm thấy lòng mình được ấm lại. Nếu cho
em một điều ước, em ước mình được nhỏ lại, rồi cũng được các cô chăm sóc và vỗ về.
Từ suy nghĩ đó em đã quyết tâm thực hiện tốt đợt thực tập này, để cũng được như
các cô.
Cuối cùng cho em xin kính chúc tất cả các cô có thật nhiều sức khỏe, thật nhiều
hạnh phúc và may mắn trong cuộc sống và trong sự nghiệp mình đã chọn.
Em xin cảm ơn các cô rất nhiều!

1


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lí do viết báo cáo thực tập sư phạm
Giáo dục mầm non là một bậc giáo dục mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân
Việt Nam. Đặc biệt, giáo dục mầm non là nền tảng cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc
dân. Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ của toàn thể, toàn dân và toàn xã hội. Xong người
trực tiếp gánh vác trách nhiệm là đội ngũ giáo viên luôn phấn đấu hết mình vì sự nghiệp
giáo dục.
Là một người giáo viên mần non tương lai, em nhận thấy nhiệm vụ giáo dục rất
quan trọng chính vì vậy mà thực tập sư phạm là thời gian quan trọng và quí báu để giáo
sinh tiếp cận các cháu thâm nhập thực tế giáo dục, tìm hiểu tâm lí tình cảm của các cháu
đồng thời trải nghiệm việc thiết kế và thực hiện tiết dạy cũng như công tác chủ nhiệm, thể
hiện hiểu biết của mình trong ngành, bổ sung những kiến thức còn thiếu để mình hiểu biết
ngày càng tốt hơn để có thể trao dồi những kinh nghiệm và thực hiện tốt những công việc
được giao một cách tốt hơn.
Viết báo cáo thu hoạch là nhiệm vụ quan trọng của giáo sinh nhằm thể hiện những
hiểu biết của mình sau đợt thực tập, nắm được những kiến thức trong ngành và áp dụng
khi ra trường. Đây cũng là một văn bản để nhà trường đánh giá kết quả đạt được của mỗi
sinh viên, bên cạnh đó viết báo cáo sẽ giúp sinh viên thực tập củng cố, rút kinh nghiệm
cũng như tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phát huy tính chủ
động sáng tạo trong bản thân mỗi sinh viên.
Bên cạnh đó, để đáp ứng được mục đích, yêu cầu của đợt thực tập sư phạm ngành
học Mầm Non. Trường Trung Cấp Công Nghệ Bách Khoa đã tổ chức thực tập tốt nghiệp
hệ Trung Cấp Chuyên Nghiệp, ngành học Mầm Non – Tiểu Học nhằm:
 Giúp cho sinh viên sư phạm đi sâu vào tìm hiểu thực tế giáo dục, tiếp xúc với các
cháu, phụ huynh và các trường Mầm Non. Qua đó tăng thêm lòng yêu nghề, mến trẻ,
thúc đẩy quá trình tự học, tự rèn luyện theo yêu cầu nghề nghiệp.
 Tạo điều kiện giúp cho sinh viên sư phạm tiếp cận, đối chiếu kiến thức về nội
dung, phương pháp chăm sóc nuôi dạy trẻ ở trường Mầm Non theo chương trình chăm
2



sóc giáo dục đổi mới, tạo điều kiện sang năm III tham gia thực tập tốt nghiệp đạt kết
quả tốt hơn.
 Và cuối cùng là để thực hiện mục đích, yêu cầu của đợt thực hành Sư Phạm, cố
gắng hơn nữa để hoàn thiện trình độ chuyên môn, tác phong của bản thân, không
ngừng phấn đấu, phát huy tài năng cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục, đó là
những lí do mà em làm bài thu hoạch này.
Trong thời gian thực tập và làm công tác chủ nhiệm bản thân em đã đạt được một số kết
quả như sau:
 Hoàn thành tốt tiết dạy của mình.
 Thực hiện đúng các qui định của nhà trường, quy chế chuyên môn và tác phong sư
phạm.
 Trách nhiệm của người giáo viên khi đứng lớp là chăm sóc giáo dục trẻ trở thành
con ngoan trò giỏi luôn luôn lắng nghe mọi ý kiến và cố gắng làm tròn trách nhiệm
của một người giáo viên mầm non.
 Tạo mối quan hệ tốt giữa các giáo sinh với giáo viên trong trường thực tập, tiếp
xúc gần gũi thân thiết với trẻ.
2. Phạm vi viết báo cáo
- Phạm vi viết báo cáo thu hoạch rất ngắn vì thời gian thực tập ở Trường mầm non
Trúc Xinh chỉ có 4 tuần(16/04- 12/5/20117) với quy mô chỉ trong 4 tuần em trực tiếp dạy
3 tiết mẫu giáo, cùng với việc làm công tác chủ nhiệm.
- Thực tế thì em phải luôn cố gắng phấn đấu để hoàn thành được tốt nhiệm vụ được
giao trong đợt thực tập này, nhưng phạm vi báo cáo rất ngắn chỉ qua sự chỉ dẫn của ban
giám hiệu của Trường mầm non Trúc Xinh cùng với giáo viên hướng dẫn .

3


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................2

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP.........................................................6
1.1. Giới thiệu về đơn vị thực tập....................................................................................6
1.2. Đặc điểm tình hình của đơn vị..................................................................................7
1.2.1. Thuận lợi............................................................................................................7
1.2.2. Khó khăn............................................................................................................7
1.3. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ........................................................8
1.4. Chất lượng giáo dục..................................................................................................9
PHẦN II: NỘI DUNG THỰC TẬP...............................................................................10
2.1. LỊCH TRÌNH THỰC TẬP SƯ PHẠM...................................................................10
2.2. THỰC TẬP CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM................................................................10
2.2.1. Nhiệm vụ công tác chủ nhiệm trong thời gian thực tập....................................10
2.2.2. Nội dung và biện pháp thực hiện......................................................................11
2.2.3. Biện pháp cụ thể...............................................................................................12
2.2.4. Kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm..............................................................13
2.2.5. Bài học kinh nghiệm được rút ra từ cô.............................................................13
2.3. KẾ HOẠCH CHO NỘI DUNG THỰC TẬP GIẢNG DẠY...................................14
2.3.1. Kế hoạch tìm hiểu và thu thập thông tin...........................................................14
2.3.2. Kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp.....................................................................15
2.3.3. Kế hoạch cho từng nội dung dự giờ giảng mẫu của trường Mầm Non Trúc Xinh
................................................................................................................................... 16
2.3.3.1. Lịch trình thực tập công tác giảng dạy.......................................................16
2.3.3.2. Đánh giá và kinh nghiệm rút ra cho bản thân.............................................17
2.3.3.3. Kinh nghiệm trong giảng dạy....................................................................17
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẤU. .19
3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG.............................................................................................19
3.1.1. Đánh giá về ý thức tổ chức kỷ luật...................................................................19
4


3.1.2. Về thực hiện các nhiệm vụ..............................................................................19

3.1.3. Việc thực hiện các nhiệm vụ như của một giáo viên của trường thực tập.........19
3.1.4. Đánh giá chung về việc xử lý các quan hệ với các cán bộ giáo viên và nhân
dân địa phương...........................................................................................................20
3.2. Những chuyển biến, kỹ năng sư phạm của bản thân...............................................20
3.3. Khả năng ứng dụng kiến thức đã học, kỹ năng giáo dục và dạy học......................21
3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ đợt thực tập.............................................................21
GIÁO ÁN CHO TRẺ 3 TUỔI.......................................................................................26
GIÁO ÁN TRẺ 5 TUỔI................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................34
PHẦN IV......................................................................................................................... 35
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN...........................................................35

5


PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1. Giới thiệu về đơn vị thực tập
Trường thực tập: Mầm non Trúc Xinh
Địa chỉ: Số 5, đường số 2, khu dân cư Nam Long, phường An Lạc, quận Bình Tân
Thông tin học sinh: Có 80 trẻ, chia làm 4 lớp
Đội ngũ CBNV, GV gồm có: 1 hiệu trưởng, 2 cô giáo, 4 bảo mẫu, 2 cấp dưỡng, 1 bảo vệ.
Năm thành lập trường: 2014
Cơ sở vật chất: Đầy đủ trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ đa dạng, phong
phú.
Chế độ sinh hoạt: Phù hợp với trẻ lứa tuổi nhà trẻ
* Sơ đồ tổ chức đơn vị thực tập: Trường mầm non Trúc Xinh

Hiệu Trưởng

Cô giáo


Bảo mẫu

Cấp dưỡng

6

Bảo vệ


1.2. Đặc điểm tình hình của đơn vị
1.2.1. Thuận lợi
- Đươc sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền địa phương và ngành
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, ham học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn
- Phụ huynh học sinh nhiệt tình đóng góp đầy đủ theo quy định
1.2.2. Khó khăn
- Kinh tế địa phương còn hạn chế, nguồn đầu tư kinh phí của cấp trên còn ít nên các
phòng học và các phòng chức năng còn thiếu.
- Về cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa có nhiêu đồ dung,chưa đạt theo yêu cầu của
ngành học . Chưa có bếp 1 chiều.
+ Biện pháp
- Kết hợp với đoàn thể, chính quyền địa phương, vận động phụ huynh đem con đến
trường ngay từ đầu năm học.
- Tuyên truyền tác động tốt đến phụ huynh học sinh đã chuyền biến nhận thức, xem
việc đưa trẻ đi học mần non là nhu cầu thực sự cần thiết.
- Tạo niềm tin cho phụ huynh khi gửi con đến trường thông qua việc đổi mới quản
lý bếp ăn, quản lý đội ngũ thực hiện quy chế chuyên môn.
1.3. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ
- Trẻ phát triển hài hòa ,mạnh dạn tự tin, trẻ thừa cân có 3 cháu
- Trẻ suy dinh dưỡng cân nặng :còn 25 cháu - 6,44(giảm 35 cháu)

- Tiền ăn mẫu giáo :10.000đ, nhà trẻ :10.000đ- Cao hơn năm trước :1.000đ
- Thành phần Calo đạt từ 55- 60% theo quy định

7


+ Biện pháp
- Tăng cường phối hợp đa dạng các loại lương thực thực phẩm (thịt bò.gà, lợn, các
loại nấm rơm, đẩu hũ…) thực đơn tuần đa dạng cách chế biến như: thịt bò xào chua ngọt,
bò sốt đẫu hà lan …)
- Tăng cường chế biến món ăn phụ (bánh khoai lang, sữa đậu lành…)
- Tăng cường chăm sóc vệ sinh, phối hợp với phụ huynh bồi dưỡng them cho trẻ
mới khôi phục sức khỏe
- Theo dõi nhắc nhở phụ huynh khám và điều trị kiệp thời đối với trẻ có biểu hiện
bệnh (viêm phế quản, đau mắt..)
- Mỗi lớp có bảng phân công giáo viên thực hiện cụ thể từng nhiệm vụ chăm sóc giờ
ăn, ngủ và thực hiện thao tác vệ sinh.
- Có lập bảng phân công cụ thể từng công việc của cấp dưỡng treo trong bếp
- Hiệu trưởng xây dựng bảng định lượng và nhu cầu lương thực, thực phẩm cho trẻ
mầm non, phổ biến chỉ đạo cho tất cả cấp dưỡng đều biết để thực hiện
- Hướng dẫn tập huấn cho cấp dưỡng, cách chia khẩu phần ăn cho trẻ của từng loại
thực phẩm đã thành phẩm
- Thủ quỹ có sổ theo dõi nhập, hàng đúng quy trình tay
- Công khai tiền ăn minh bạch rõ ràng trên bảng hàng ngày .
1.4. Chất lượng giáo dục
- Thực hiện trương trình giáo viên mầm non mới :7 lớp mẫu giáo
- 100% giáo viên thực hiện khá tốt chương trình mầm non mới
- 100%các lớp đều có lưu sản phẩm và đánh giá trẻ cuối giai đoạn trong từng độ tuồi
- 100% lớp có tạo môi trường cho trẻ hoạt động
8



+ Biện pháp
- Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ chức hoạt động cho trẻ qua thực tế
sau khi kiểm tra rút kinh nghiệm ,củng cố từng phần ví dụ: Hướng dẫn tồ chức góc phân
vai, xây dựng …trong hoạt động vui chơi.Hướng dẫn giáo viên cách tổ chức cho trẻ chơi
trò chơi dân gian ,vận động theo khối,lớp
- Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thành thạo hơn
- Tăng cường đồ dung đồ chơi theo thông tư 2 bộ của bộ giáo dục và đào tạo ban
hành về danh mục đồ dung đồ chơi tối thiểu cho lớp nhả trẻ ,mẫu giáo
- Có trang bị mỗi lớp có 1 ti vi

9


PHẦN II: NỘI DUNG THỰC TẬP
2.1. LỊCH TRÌNH THỰC TẬP SƯ PHẠM
Tuần lễ
Từ ngày 16/ 04/ 2018 đến

Nội dung công việc
Nghe báo cáo của nhà

ngày 24/ 04/ 2018

trường và địa phương.

Ghi chú

Dự giờ giảng mẫu nhà

trẻ, mẫu giáo,làm công
Từ ngày 24/ 04/ 2018 đến

tác chủ nhiệm.
Học sinh hoàn thiện bài

ngày 10/ 05/ 2018

giảng, đồ dùng dạy học,
tập giảng theo nhóm.Tiếp
tục làm công tác chủ

Từ ngày 10/ 05/ 2018 đến

nhiệm .
Hoàn thiện các hồ sơ sổ

ngày 12/ 05/ 2018

sách, ban giám hiệu đánh
giá kêt quả thực tập

2.2. THỰC TẬP CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
2.2.1. Nhiệm vụ công tác chủ nhiệm trong thời gian thực tập
- Công tác xây dựng tập thể học sinh :
+ Tìm hiểu hồ sơ, sồ sách cùa giáo viên chủ nhiệm, cách ghi chép, soạn các biểu
bảng.
+ Nắm sĩ số trẻ, làm quen với trẻ về: tên, sở thích, các đặc điểm cá nhân khác.
+ Trò chuyện với trẻ, giúp đỡ trẻ chậm phát triển, sức khỏe yếu, trẻ cá biệt.
+ Tiếp xúc với phụ huynh trong giờ đón, trả trẻ.

+

Lên lớp và làm công tác chủ nhiệm lớp 5 tuổi A1 từ ngaỳ16/4 đến ngày

20/4/2018,với tất cả các hoạt động.

10


2.2.2. Nội dung và biện pháp thực hiện
STT

NỘI

BIỆN PHÁP

DUNG
1

THỜI

GHI

GIAN

CHÚ

Vệ sinh

Cô vệ sinh trong và ngoài lớp sắp xếp lại phòng 6h45- 7h30


lớp - đón

học.

trẻ -điểm

Trong khi đón trẻ cô phải có thái độ, cử chỉ nhẹ

danh

nhàng, ân cần, niềm nở. Luôn quan tâm, động
viên nhắc nhở trẻ đi học đều, cần phát hiện
những điểm khác lạ của trẻ.

2

Thể dục

Cô nắm đúng số lượng của trẻ và hướng dẫn

sáng

cho trẻ xuống sân tập thể dục sáng. Nhắc nhỡ
trẻ giữ nề nếp và tập động tác theo nhạc.

3

4


7h30- 7h45

Hoạt

Cô chuẩn bị đồ dùng cho cô và cho trẻ ,cô dạy

động có

trẻ tiết học theo lịch của nhà trường.

7h50- 8h30

chủ đích
Trẻ đi

Cô hướng dẫn và bao quát

8h30- 8h40

uống
5

nước
Hoạt

Cô chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi đầy đủ. Cô tổ

động vui

chức cho trẻ trơi hoạt động ngoài trời và hoạt


chơi

động góc. Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi. 8h40- 9h50
Nhắc nhở trẻ thu dọn đồ chơi sau khi hết giờ.

6

Chơi tự

Trẻ chơi theo ý thích

9h50- 10h5

7

do
Vệ sinh

Cô cho trẻ đi vệ sinh ,rửa tay ,lau mặt đeo yếm

trước giờ

chuẩn bị cho trẻ ăn

10h5- 10h20
11


8


ăn

Cô dọn bàn ghế ,khăn dĩa ,lọ hoa ,chén muỗng

Ăn trưa

Cô rửa tay trước khi chia tay thức ăn cho trẻ
Cô chia và bưng thức ăn cho trẻ (cô đeo khẩu 10h20- 11h
trang)
Cô giới thiệu món ăn
GD DD ,sau khi ăn xong cho trẻ tráng miệng

9

Ngủ trưa

,cho trẻ lau miệng ,uống nước ,uống sữa
Cô lau phòng học ,sắp xếp nệm cho trẻ ngủ
11h30- 14h

10
11

Ăn nhẹ

Sauk hi ngủ dậy cho trẻ vận động nhẹ
14h- 14h30

Vệ


Cho trẻ uống sữa hoặc ăn trái cây
Cô cho trẻ ôn lại bài thơ,bài hát theo chủ điểm

sinh

Cho trẻ tích cực vào các trò chơi

14h15- 16h

,sinh
12

hoạt
Trà trẻ

Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe 16h- 16h30
của trẻ trong ngày
GD trẻ thích đến lớp ,biết chào ba mẹ,chào cô
khi ra về

2.2.3. Biện pháp cụ thể
- Đầu năm dựa vào kế hoạch của trường xây dựng kế hoạch cá nhân cụ thể, phù hợp
với tình hình lớp.
- Hàng tháng theo dõi việc học tập, để đánh giá trẻ.
- Đầu tư soạn giảng chất lượng, lồng ghép các chuyên đề trọng tâm vào các hoạt
động.
- Theo dõi sức khỏe hàng quý, giáo án duyệt trước một tuần theo quy định.
- Tạo môi trường thân thiện với trẻ trong các hoạt động.


12


- Bản thân tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, làm đồ dùng, đồ chơi
theo dạng mở thực hiện kế hoạch hoạt động theo trường mầm non phát huy tính tích cực
của trẻ.
- Phối hợp phụ huynh để giảng dạy chăm sóc tốt.
- Khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2.2.4. Kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm
Nắm vững tư tưởng giáo viên.
Xây dựng mối đoàn kết thống nhất, được tín nhiệm.
Chân tình giúp đỡ.
Biết lắng nghe.
Phân công tình hình hợp lý.
Hàng tháng tâp hợp rút kinh nghiệm.
Biết khen ngợi đúng lúc mặt mạnh, và làm hạn chế nhiều mặt yếu
2.2.5. Bài học kinh nghiệm được rút ra từ cô
Để công tác chủ nhiệm có hiệu quả, trước hết là giáo viên phải nắm rõ tình hình lớp,
nắm được đặc điểm tâm lý của từng cá nhân cũng như những thuận lợi khó khăn từ đó để
phân lọai sức khỏe, năng lực học tập. những trẻ cá biệt để hoạch định kế hoạch để cụ thể
trong công tác giáo dục các cháu.
Giáo viên chủ nhiệm bên cạnh sự cần cù chịu khó phải có sự nhiệt huyết nghề
nghiệp, và thương yêu trẻ, tôn trọng trẻ. Đặc biệt phải có sự chịu đựng, kiên trì, phải có sự
ôn hòa trước phụ huynh.
Phải lựa chọn và thay đổi phương pháp một cách linh hoạt, đồng thời biết áp dụng tổ
chức các hoạt động mềm dẻo và phong phú.
13


Phải biết nắm bắt và tiếp cận cái mới.

Giáo viên chủ nhiệm phải tích cực tham mưu với ban giám hiệu nhà trường để có sự
đầu tư hợp lý cho chuyên môn cũng nhuư phục vụ các hoạt động của trẻ.
Trang trí lớp học hấp dẫn để thu hút trẻ cũng như tăng thêm phần tuyên truyền với
các bậc phụ huynh.
Thường xuyên cho trẻ học mọi lúc mọi nơi, cho trẻ đựơc quan sát thiên nhiên, cảnh
vật hoặc trò chuyện với trẻ để thấy sự gần gũi tự nhiên khi hoạt động với bạn với cô.
Giáo viên chủ nhiệm phải có năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn, sự cần cù
nhẫn nại và am hiều, giao tiếp tốt với phụ huynh có như vậy công tác chủ nhiệm lớp mới
thực sự đạt được kết quả cao.
2.3. KẾ HOẠCH CHO NỘI DUNG THỰC TẬP GIẢNG DẠY
- Tìm hiểu thực tế chăm sóc giáo dục trẻ.
- Nghe baó cáo về hoạt tình hình hoạt động của trường, và địa phương nơi trường
đóng.
- Tìm hiểu gia đình trẻ, biết thêm thói quen hoạt động của trẻ ở nhà để có sự phối
hợp gia đình và nhà trường.
2.3.1. Kế hoạch tìm hiểu và thu thập thông tin
Thu thập thông tin qua báo cáo về tình hình hoạt động của trường và công tác chủ
nhiệm lớp của các cô.
Tìm hiểu qua giáo viên chủ nhiệm lớp, nắm tình hình sinh hoạt, đặc điểm của từng
lớp đề ra kế hoạch phù hợp cụ thể.

14


2.3.2. Kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp
Những công việc hàng ngày:
+ Lên kế hoạch cụ thể cho từng phần.
+ Cô đến sớm mở phòng, làm vệ sinh lớp, vệ sinh đồ dùng, vệ sinh cá nhân cho trẻ ,
chuẩn bị ca uống nước, khăn lau mặt.
+ Đón trẻ,Thể dục sáng

+ Thực tập giảng day
+ Vệ sinh
+ Ăn trưa
+ Trẻ ngủ trưa
+ Hoạt động chiều
+ Ăn chiều
+ Nêu gương cuối ngày
+ Trả trẻ
+ Dọn dẹp kiểm tra phòng khi ra về

15


2.3.3. Kế hoạch cho từng nội dung dự giờ giảng mẫu của trường Mầm Non Trúc Xinh
2.3.3.1. Lịch trình thực tập công tác giảng dạy
Thời gian

Nội dung

16/2 - 20/4/2018

Nghe báo cáo của hiệu trưởng về tình hình trường mần non Trúc
Xinh ,được phân công thực tập chủ nhiệm lớp 5 tuổi A1 giáo viên
chủ nhiệm là cô Nguyễn thị HảiYến. Dự giờ giảng mẫu.

21- 4- 2018

Dự giờ giảng mẫu lớp 3 tuổi

22- 4- 2018


Dự giờ giảng mẫu lớp 4 tuổi

23/4/2018

Dự giờ giảng mẫu lớp 5 tuổi

24/4- 30/4/2018

Tiếp tục làm công tác chủ nhiệm. Soạn giáo án, tập giảng.

1/5/2018

Tìm hiểu hoạt động, thu thập thông tin viết báo cáo.
Thực thiện tiết dạy ở lớp 4 tuổi

2/5/2018

Thực hiện tiết dạy ở lớp 3 tuổi

3/5/2018

Thực hiện tiết dạy ở lớp 5 tuổi

04/4- 12/5/2018

Viết báo cáo thu hoạch
Tổng kết thực tập

16



2.3.3.2. Đánh giá và kinh nghiệm rút ra cho bản thân
a. Ý thức
Trong công việc thì luôn làm hết mình, và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và
luôn chịu trách nhiệm với công việc của mình. Không nên tự cao với những việc mà mình
đã đạt được.
Luôn đặt ra yêu cầu đối với bản thân mình là phải làm sao cho trẻ phát triển mọi
mặt:
Nhà trẻ phát triển bốn mặt: Nhận thức, tình cảm, ngôn ngữ, thể lực.
Mẫu giáo phát triển năm mặt: Nhận thức, tình cảm, ngôn ngữ, thể lực, thẩm mỹ.
b. Tinh thần
Luôn có tinh thần nhiệt tình, không ngại vất vả với công việc, luôn hòa đồng với
mọi người, hòa nhã, thân thiện với đồng nghiệp, phụ huynh, yêu thương trẻ như con.
c. Tìm hiểu thái độ thực tiễn
Trong cuộc sống cũng như công việc mình phải luôn tìm hiểu thực tiễn. Đối với giáo
viên mầm non thì phải tìm hiểu tâm sinh lý đặc điểm của từng trẻ. Vì mỗi trẻ có một môi
trường sống khác nhau. Cô nắm rõ những trẻ nào quậy, biếng ăn.
2.3.3.3. Kinh nghiệm trong giảng dạy
Có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tnh thần nghiệp vụ trong công tác, linh hoạt nhạy
bén trong mọi tình huống.
Luôn thực hiện tốt trong quy chế chuyên môn.
Khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ qua bạn đồng nghiệp,
dụng vào giảng dạy.
17

áp



Luôn quan tâm chăm sóc trẻ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, chăm sóc luôn tạo
niềm tin được phụ huynh tin cậy.
Luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

18


PHẦN III: ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẤU
3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG
3.1.1. Đánh giá về ý thức tổ chức kỷ luật
Chấp hành nội quy, quy chế thực tập sư phạm.
Thực hiện nội quy, quy chế nghiêm chỉnh chấp hành thời khoa biểu của đoàn thực
tập và sự phân công của giáo viên.
Thực hiện theo hướng dẫn đều hành quản lý, của ban điều quản lý, của ban điều
hành của giáo viên hướng dẫn và trường thực tập sư phạm, luôn hoàn thành tốt kế hoạch
được giao.
3.1.2. Về thực hiện các nhiệm vụ
* Nhận thức cá nhân
- Trong quá trình thực tập em luôn:
+ Chấp hành nội quy, quy chế thực tập sư phạm, đảm bảo nội quy chất lượng công tác và
quyền lợi của chung đoàn cũng như của trường thực tập.
+ Thực hiện nội quy thực tập nghiêm chỉnh chấp hành thời khoa biểu của đoàn thực tập
và sự phân công của các cô làm hướng dẫn.
+ Tuân thủ theo sự hướng dẫn điều hành quản lý của ban điều hành các cấp của giáo viên
hướng dẫn và trường thực tập sư phạm luôn hoàn thành tốt các kế hoạch được giao.
3.1.3. Việc thực hiện các nhiệm vụ như của một giáo viên của trường thực tập
- Nhận thức được nhiệm vụ được giao: Em nhận thấy rằng hơn ai hết, bản thân em
xem đó là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và phải phấn đấu nhiều hơn nữa để hoàn thành
tốt nhiệm vụ.
- Thực hiện tốt các quy định về sinh hoạt chuyên môn dưới sự quản lý của cô hướng

dẫn.

19


- Thực hiện tính gương mẫu đối với các cháu, luôn giữ ngôn ngữ mẫu mực, hành
động đúng đắn trang phục, đầu tóc gọn gàng, giản dị phù hợp với hoạt động sư phạm có
tính giáo dục.
- Đối với giáo viên trong trường luôn kính trọng, lễ phép và gần gũi.
3.1.4. Đánh giá chung về việc xử lý các quan hệ với các cán bộ giáo viên và nhân dân
địa phương
Với nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp sau này nên tự bản thân đã tự cố gắng khắc
phục những khuyết điểm hạn chế có một mối quan hệ tốt với cán bộ giáo viên, tạo không
khí hòa đồng cho các em cảm thấy tự tin hơn với nhân dân địa phương: Có những cử chỉ
tôn trọng để tạo thiện cảm.
3.2. Những chuyển biến, kỹ năng sư phạm của bản thân
Qua đợt thực tập nàycũng như em mới thấy công lao vất vả của các cô cũng như
những khó khăn trong công tác giảng dạy và trong cuộc sống nhưng vẫn một lòng vì nghề
nghiệp “Trồng người”. từ đó làm cho em thấy quý trọng và yêu mến cái nghiệp giáo dục
hơn.
Trong quá trình đứng lớp thực tập dạy, cũng đã đúc kết cho mình một số kinh
nghiệm quý giá không nhiều nhưng rất cần thiết, từ phong cách lên lớp đến tri thức
chuyên môn, làm thế nào để tổ chức một lớp học sinh động, biết cách xử lý các tình
huống sư phạm khác nhau một cách tế nhị và có hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn mắc một số
sai sót cần phải khắc phục nhiều để hoàn thiện bản thân. Mong quý thầy cô và các bạn bỏ
qua cho em.
Nâng cao nhận thức giáo dục và nghề dạy học trong giai đoạn mới.
Qua thực tập sư phạm đã rút ra được nhiều phương pháp học và cách tích lũy kiến
thức bổ sung cho việc giảng dạy sau này. Qua việc khảo sát với thực tế, cụ thể là qua đợt
thực tập sư phạm. đây là đợt thực tập quyết định cho em có được thi tốt nghiệp hay

không, cho tôi biết được khả năng học hai năm ở trường sư phạm của em như thế nào.
20


Nhờ có đợt thực tập này em đã tiếp thu được rất nhiều bổ ích, từ lĩnh vực kiến thức,
phương pháp đến những tình huống sử lý sư phạm.
3.3. Khả năng ứng dụng kiến thức đã học, kỹ năng giáo dục và dạy học
Áp dụng được những kiến thức đã học ở trường Trung Cấp Công Nghệ Bách Khoa
trong đợt thực tập sư phạm. Tuy kỹ năng giáo dục của bản thân chưa đạt hiệu quả cao
nhất nhưng cũng được hình thành những nét cơ bản.
Qua từng tiết dạy, khả năng áp dụng kiến thức đã học và kỹ năng giáo dục càng
được nâng cao và hoàn thiện hơn.
3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ đợt thực tập
Quá trình đi thực tập ở trường Mầm Non Trúc Xinh, tuy khoảng thời gian thực tập
không nhiều nhưng đã giúp em học hỏi thông suốt rất nhiều điều mà khi học ở trường
Trung Cấp Công Nghệ Bách Khoa, em chỉ được học trên lý thuyết rất mơ hồ, chưa hình
dung ra buổi sinh hoạt học tập, một buổi đứng lớp như thế nào. Nay em đã được xuống
trường tận mắt nhìn thấy sinh hoạt công việc của cô và của trẻ trong trường mầm non.
Cũng nhờ đợt thực tập này em đã được đứng lớp dạy nhà trẻ và mẫu giáo, và cũng đã làm
công tác chủ nhiệm, em mới cảm thấy rằng một giáo viên mầm non không đơn giản như
mình tưởng tượng.
Chắc ai đã từng đi học mẫu giáo thì ai cũng thuộc bài hát “cô và mẹ’ lời bài hát mới
thật ấm áp làm sao. Trên đời này không ai thương con bằng mẹ, không ai thương mẹ bằng
con. Vậy mà cô giáo mầm non được ví như người mẹ.
Tuy vẫn biết mỗi nghề mỗi vất vả, khó khăn khác nhau, nhưng cái nghề đi sớm về
muộn này quả thật rất khó khăn, vất vả, gian giao, thức khuya dậy sớm. không phải ai
cũng cảm nhận được nổi vất vả ấy , chỉ có những người trong nghề mới thấu hiều và
thông cảm cho nhau được các cô tận tình chu đáo chăm sóc trẻ như con. Cũng như tình
thương ấy mà các cô không hề ngại khó khăn gian khổ khi chăm sóc các cháu từ những
bữa ăn giấc ngủ.

21


Bởi lẽ không phải mọi trẻ điều ngoan, đều chịu ăn, chịu chơi, chịu ngủ mà có những
trẻ quậy, là những đứa trẻ được cưng chiều, những đứa trẻ bệnhn tật liên miên, ngay từ
những ngày đầu mới thật vất vả. Đặc biệt là hững đứa trẻ hay la khóc, không chịu rời
người thân khi vào lớp lúc đó cô phải ôm ấp dỗ dành với tất cả tình thương mến cùng sự
nhẹ nhàng và khéo léo khi tổ chức các hoạt động sau khoảng thời gian mới tạo cho trẻ
cảm giác an toàn, tình thương yêu, cùng sự vui vẻ rồi trẻ hòa nhập với trường lớp , cùng
tham gia với các bạn. Để giúp trẻ có hứng thú chơi, cùng hóa nhập với mọi người quả thật
là rất khó nhưng giáo viên mầm non đã làm được điều đó với tất cả sự cố gắng, nỗ lực của
mình ở lớp nhà trẻ có tiến bộ hơn là trẻ đến lớp ít khóc hơn.
Những giờ ăn của lớp 3 tuổi mà em đã chứng kiến hầu như trẻ đã biết xúc thức ăn
nhưng bên cạnh đó còn một số trẻ phải đút và ăn chậm, trong giờ ăn còn một số trẻ hay
nghịch phá, cứ ngậm hoài không chịu nuốt còn có những cháu khi ăn vào lại ói ra cô cứ
quay vòng tròn như vậy quả là rất mệt, nhưng cô vẫn nhẹ nhàn dỗ trẻ ăn. Trong ngày cô
làm bao nhiêu là việc ( đón trẻ, thể dục sáng, cho trẻ ăn sáng, hoạt động ngoài trời, hoạt
động chung, hoạt động vui chơi, ăn trưa, ngủ trưa, vệ sinh cho trẻ…). Giờ học cô phải
chuẩn bị đồ dung dạy học, giọng cô phải nhẹ nhàng để cuốn hút cháu, giờ ngủ cô phải ở
trong phòng không gây ồn, những cháu khóc cô phải dỗ dành, tìm hiểu nguyên nhân vì
sao cháu khóc để có biện pháp xử lý tạo cảm giác an toàn cho trẻ từ khi đi vào giấc ngủ
để không ảnh hưởng đến các cháu khác.
Ở nhà trẻ nhóm 2 tuổi một việc chăm sóc nặng hơn phần giáo dục nên các cô thật
vất vả nhưng bên lớp thì không kém phần giáo dục lại đè nặng hơn. Mỗi buồi lên lớp cô
phải dạy cháu học, vệ sinh cho cháu, cho cháu ăn, ngủ, dạy cháu biết cái gì nên làm, cái gì
không nên làm. Cô giáo mầm non mỗi cô luôn có sự khéo léo linh hoạt trong việc tổ chức
các hoạt động dạy học. Ở lứa tuổi này trẻ rất nghịch, hay tò mò, thích khám phá tìm tòi
những vật hiện tượng xung quanh, nó muốn biết cái này để làm gì, cái kia dùng như thế
nào, đòi hỏi các cô phải đáp ứng kịp thời. Thông qua các tiết dạy của cô mà em được dự
giờ em thấy được để tiết dạy thành công, trẻ nắm kiến thức hay không tất cả phải phụ

thuộc vào cô. Bởi vậy trước khi lên tiết dạy cô phải chuẩn bị đồ dùng mà tiết dạy đó cần.
22


Cô dạy phải làm sao lôi cuốn thu hút được trẻ, trẻ có cảm giác học mà chơi. Cái cảm giác
này các cô giáo viên mầm non đã được tất cả đều được sự khéo léo tận tình của cô.
Nhưng người ta từng nói “giáo viên mầm non đa tài” quả thật là đa tài, cái gì cũng biết
tuy mỗi mặt không biết nhiều như: Vừa là mẹ, là cô, là bác sĩ, thậm chí cũng là người
nghệ sĩ. Thông qua những tiết dự giờ và đứng lớp em mới biết được nỗi vất vả ấy để trở
thành một người giáo viên thì trước hết em phải có lòng yêu nghề mến trẻ khéo léo nhẹ
nhàng, và thời gian thực tập ở trường đã giúp em hiểu được rất nhiều điều.
Đây là đợt thực tập cuối cấp của em, giúp em có vốn kiến thức để phục vụ cho
tương lai của em sau này.
Tóm lại, qua 4 tuần thực tập ở trường Mầm Non Trúc Xinh, đứng lớp và dự giờ của
các cô giáo dạy cùng với việc làm công tác chủ nhiệm, đã trao dồi cho em rất nhiều kiến
thức để phục vụ cho tương lai sau này của em, cho em thấy rõ hơn sự khéo léo của các cô
khi làm ra các đồ dùng dạy học, với cách hướng dẫn, giới thiệu bài bằng nhiều thủ thuật
khác nhau đã thu hút được sự chú ý của trẻ, trẻ tham gia học một cách say mê. Các giờ
hoạt động vui chơi được tổ chức rất sinh động, trẻ chơi mà thật ra là đang học với chất
giọng nhẹ nhàng vận dụng vào các câu chuyện kể vào các tiết học góp phần thu hút trẻ
tham gia học nhiều hơn.
◊ Đối với bản thân
Khi đứng lớp cần phải nghiêm khắc với các cháu để bước đầu hình thành nề nếp cho
các cháu.
Quan hệ khéo léo đảm bảo tính sư phạm.
Quá trình thực hiện tiết dạy cần phải sử dụng và kết hợp nhiều đồ dùng dạy học, tìm
ra phương pháp dạy học phù hợp với từng nội dung khác nhau.
Giọng nói to rõ gây hứng thú cho trẻ.

23



Không ngừng trao dồi học hỏi thêm kinh nghiệm của động nghiệp, của giáo viên
hướng dẫn.
Tự khắc phục và bổ sung những kiến thức chuyên môn còn hạn chế.
Điều chỉnh lại những mặt chưa tốt trong rèn luyện học tập và trong quan hệ sư
phạm.
Tự tìm hiểu, thu thập thong tin và lập kế hoach hoạt động cho khoản thời gian còn
lại theo học ở trường Cao Đẳng Công Nghệ Bách Khoa.
◊ Đối với công việc và hoạt động nghề nghiệp trong tương lai
Qua đợt thực tâp chúng em chú ý nhiều hơn và khẳng định mình hơn về long yêu
nghề, yêu trẻ của bản thân trong công tác giáo dục cũng như trong sự đào tạo thế hệ trẻ
“trẻ em như búp măng non”.
Từ đó ý chí phấn đấu của chúng em tăng lên, không ngừng nâng cao trình độ trao
dồi kinh nghiệm để xứng đáng đảm nhiệm sự nghiệp trồng người của thế hệ đi trước để
lại cho chúng em. Đó là nghề cao quý trong xã hội.
Lập kế hoạch phương pháp tích lũy kiến thức chuyên môn để đủ trình độ cho công
việc giảng dạy sau này.
Tích cực tập luyện các bài tập thực hành để hình thành được kỹ năng tương đối
chính xác.
Thu thập và chuẩn bị tài liệu để đáp ứng cho phương pháp giảng dạy mới ( trong
chương trình đổi mới phương thức giảng dạy ).
◊ Đối với nhà trường và đối với mọi người
+ Đối với nhà trường
Thực hiện tốt các nội quy, quy chế nhà trường đưa ra.
24


Tích cực trong các hoạt động, phong trào của nhà trường, của ban chấp hành đoàn
trường tổ chức.

Nổ lực rèn luyện trong học tập và trong lao động.
+ Đối với mọi người
Giữ quan hệ tốt với bạn bè với những người xung quanh.
Luôn tiếp thu ý kiến đóng góp của mọi người.
Điều chỉnh và sửa đổi những khuyết điểm của bản thân để hòa nhập với mọi người.
◊ Phương hướng phấn đấu
Rèn luyện phẩm chất đạo đức trong sáng và lòng kiên trì, tính tự kiềm chế, ý thức kỷ
luật, luôn phấn đấu trong công tác giảng dạy không ngừng nâng cao tay nghề để trở thành
người giáo viên tốt.

25


×