Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Trắc nghiệm hóa sinh : Chuyển hóa năng lượng sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.77 KB, 9 trang )

1. Tên môn học :
2. Tên tài liệu học tập :
3. Bài giảng :
4. Đối tượng :
5. Thời gian :
6. Địa điểm giảng :
7. Tên người biên soạn :

SINH HÓA
CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG SINH HỌC
Lý thuyết
Bác sĩ Đa khoa hệ 6 năm , 4 năm
4 tiết
Giảng đường
Nguyễn văn Ảnh

TEST LƯỢNG GIÁ
CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
SINH HỌC

I

II

III

Trọng
số

%


MT1: Nêu được 2 yếu tố quyết định chiều
của phản ứng thuận nghịch

3

0

0

3

5

MT2: Trình bày những khái niệm , vai trò của
phản ứng oxy hóa khử , phản ứng phosphoryl
–hóa , phản ứng khử -phosphoryl , liên kết
phosphat ngheo và giàu năng lượng

18

0

0

18

30

MT3: Trình bày diễn biến , một số chất ảnh
hưởng tới sự hô hấp tế bào


19

0

0

19

31.5

MT4: Nêu rõ 2 vai trò cơ bản của chu trình
acid citric trong chuyển hóa các chất trong tế
bào .

20

0

0

20

33.5

Tổng cộng :

60

0


0

60

100%

CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG SINH HỌC
Câu 1 .Coenzym đầu tiên tham gia chuyển điện tử trong chuỗi hô hấp tế bào là:
a. Cyt.a
b. Cyt c
c. Cyt b@
d. Cyt c1
Câu 2. Coenzym đầu tiên tham gia oxy hóa acid pyruvic trong chuỗi hô hấp tế bào là:
a. NAD
b. FAD

1


c. NADP
d. LTPP@
Câu 3. Coenzym tham gia đầu tiên việc tách hydro của cơ chất glutamat:
a. FAD
b. NADP+
c. Co Q
d. NAD+@
Câu 4. Chất ngăn chặn chuỗi hô hấp tế bào ở giai đoạn chuyển điện tử và hydro đến CoQ
là :
a. Malonat

b. Rotenon@
c. CN
d. CO
Câu 5. Chất KHÔNG PHẢI là chất trung gian trong chu trình acid citric:
a. Acid pyruvic@
b. Acid oxaloacetic
c. Acid oxalosuccinic
d. Acid cis-acotinic
Câu 6. Năng lượng tự do tích trữ trong phân tử ATP dùng cho :
a. Tổng hợp hóa học, hoạt động nhiệt và cơ học
b. Hoạt động nhiệt và cơ học,hoạt động điện,
c. Hoạt động điện ,Tổng hợp hóa học
d. Hoạt động nhiệt và cơ học , tổng hợp hóa học,hoạt động điện@
Câu 7. Khử carboxyl oxy hóa  cetoglutaric cần có sự tham gia của:
a. NADP
b. Acetyl coA
c. Acid lipoic@
d. Acid pyruvic
Câu 8. Acid citric được biến đổi thành  cetoglutaric trong chu trình Krebs cần hệ thống
enzym sau:
a. Isocitrat dehydrogenase +  cetoglutarat dehydrogenase
b. Succinat dehydrogenase + Aconitase +Oxalosuccinat dehydrogenase
c. Aconitase + isocitrat dehydrogenase + oxalosuccinat dehydrogenase@
d. Oxalosuccinat dehydrogenase + Succinat dehydrogenase
Câu 9. Chất KHÔNG PHẢI là dạng tích trữ năng lượng của cơ thể động vật là :
a. Acyl phosphat
b. Enol phosphat
c. Pyrophosphat
d.Hexosephosphat@


2


Câu 10. Dưới sự xúc tác của enzym ngưng tụ , acetyl CoA kết hợp với oxaloacetic sẽ tạo
thành:
a. Acid oxalocitraconat
b. Acid succinic
c. Acid citric@
d. Acid oxalosuccinic
Câu 11. Phản ứng nào KHÔNG THẤY trong chu trình acid citric ?
a. Phản ứng hydrat hóa cis-aconitat thành isocitrat
b. Phản ứng khử nước acid citric tạo acid cis-aconitic
c. Phản ứng oxy hóa khử carboxyl acid  cetoglutaric tạo succinyl CoA
d. Phản ứng khử carboxyl acid citric tạo acid oxalosuccinic@
Câu 12. Chu trình acid tricarboxylic –CHỌN CÂU SAI
a. Oxy hóa một phân tử pyruvat cần 5 nguyên tử oxy
b. Carbohydrat, lipid và acid amin có thể được oxy hóa thông qua chu trình C. Krebs
c. Acetat chỉ có thể đi vào chu trình dưới dạng acetyl CoA
d. Chu trình chỉ xảy ra trong điều kiện yếm khí@
Câu 13. Yếu tố cần thiết để tạo “acetat hoạt động” từ pyruvat là:
a. Adenyl acetat.
b. NADP
c. Lipothiamid diphosphat@
d. Enym ngưng tụ.
Câu 14. Cytochrom là:
a. Nucleotid chứa Riboflavin.
b. Nucleotid pyridin
c. Protein chứa porphyrin - sắt@
d. Flavoprotein chứa kim loại.


Câu 15. Thành phần cấu tạo quan trọng nhất của Flavoprotein tham gia vào chuỗi hô hấp tế
bào là:
a. Vitamin A.
b. Vitamin B1.
c. Vitamin B2@
d. Vitamin B6.
Câu 16. Nguyên tố tham gia trong cấu trúc của cytocrom là:
a. Mg.
b. Cu.
c. Fe@
d. Zn.

3


Câu 17. Enzym KHÔNG cư trú trong ty thể tế bào là:
a. Cytochrome oxidase.
b. Succinat dehydrogenase.
c. Aconitase.
d. Chymotrypsin@
Câu 18. Cơ chất đặc hiệu trong quá trình phosphoryl oxy hoá là:
a. AMP.
b. ADP@
c. UDP.
d. NAD.
Câu 19. Quá trình sinh ra hay tích luỹ năng lượng liên quan đến sự hô hấp tế báo hiếu khí
được biểu thị bằng:
a. Con đường Emddem Meyerhoff.
b. Sự phosphoryl hoá ở mức độ cơ chất.
c. Hiện tượng không ghép đôi của sự phosphoryl hoá.

d. Tỷ số P/O@
Câu 20. Sự phá ghép của quá trình phosphoryl hoá oxy hoá là hiện tượng trong đó:
a. Hoạt tính của ATPase trong ty thể bị mất.
b. Ở ty thể không xảy ra sự oxy hoá cơ chất của chu trình Krebs.
c. Sự tạo ATP ngừng nhưng quá trình hô hấp vẫn tiếp tục@
d. Sự tạo ATP vẫn xảy ra trong khi chuỗi hô hấp bị ngừng.
Câu 21. Xúc tác vận chuyển điện tử giữa NADH và ubiquinon yêu cầu có sự tham gia của
một coenzym là:
a. NADP.
b. Flavoprotein@
c. Cytochrom C1.
d. Cytochrom a.
Câu 22. Quá trình chuyển điện tử từ Cytocrom b tiếp theo cho:
a. Cyt a.
b. Cyt a3.
c. Cyt c.
d. Cyt C1@
Câu 23. Trong chuỗi hô hấp tế bào dài, hydro đầu tiên chuyển đến:
a. NAD+.
b. FAD.
c. LTPP@
d. NADP+.
Câu 24. Trong chuỗi hô hấp tế bào ngắn, hydro đầu tiên chuyển đến:
a. Flavoprotein@
b. Nicotinamid adenin dinucleotid.

4


c. Nicotinamid adenin dinucleotid phosphat.

d. Lipo thiamin pyrophosphat.
Câu 25. CO và CN ức chế chuỗi hô hấp tế bào ở vị trí:
a. Phức hợp I (FMN, Fe).
b. Phức hợp II (FAD, Fe).
c. Phức hợp III (Cyt b, FeS, Cyt C1).
d. Phức hợp IV (Cyt a, Cyt a3)@
Câu 26. Pyruvat và α cetoglutarat cần sự xúc tác bởi dehydrogenase có coenzym ở giai
đoạn đầu:
a. FAD.
b. NAD+.
c. Lipoat@
d. FMN.
Câu 27. 3-hydroxybutyrat, glutamat, malat, isocitrat được dehydrogenase xúc tác ở giai
đoạn đầu trong chuỗi hô hấp tế bào có coenzym là:
a. FAD.
b. FMN.
c. NAD+@
d. NADP+.
Câu 28. Tỷ lệ P/O đối với sự oxy hoá cao nhất là 4 đối với chất:
a. NADH2.
b. Succinat.
c. FADH2.
d. Phosphoglyceraldehyd@
Câu 29: Antimycin ức chế quá trình chuyển điện tử ở giai đọan:
a. Cytocrom b và cytocrom c1@
b. Coenzym Q và cytocrom b
c. Cytocrobm c1 và cytocrom c
d. Cytocrom c và cytocrom a
Câu 30: Trong chu trình Krebs, sản phẩm đầu tiên được tạo ra khi acetyl CoA kết hợp với:
a. Pyruvat

b. Oxalosuccinat
c. Oxaloacetat@
d.  cetoglutarat
Câu 31: Trong chu trình Krebs, giai đoạn chỉ tạo được 2ATP là
a. isocitrat   cetoglutarat
b. Citrat

isocitrat
c. Succinyl  Fumarat@
d. Malat
 oxaloacetat
Câu 32: Arsenic kìm hãm hoạt động chu trình Krebs ở giai đoạn:

5


a. Tổng hợp citrat
b. Hình thành isocitrat
c. Tạo thành oxalosuccinat
d. Succinyl CoA@
Câu 33: Điểm điều hòa quan trọng đầu tiên của chu trình Krebs xảy ra với :
a. Fumarase
b. Malat dehydrogenase
c. Citrat syntetase@
d. Aconitase
Câu 34: Sản phẩm bình thường của chuỗi hô hấp tế bào là :
a.H2O@
b.CO2
c.O2
d.H2O2

Câu 35 : Phân tử có liên kết phosphat giàu năng lượng ,khi thủy phân số năng lượng
(calo)được giải phóng ra là :
a.<1000
b.>1000
c.> 5000@
d.< 5000
Câu 36 : NADHH+ đi vào CHHTB cung cấp số ATP là :
a. 1
b. 2
c. 3@
d. 4
Câu 37 : Về phương diện năng lượng , chu trình Krebs có ý nghĩa quan trọng là vì :
a.Cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể
b.Cung cấp nhiều cơ chất cho hydro@
c.Cung cấp nhiều sản phẩm trung gian cần thiết
d.Là trung tâm điều hòa chuyển hóa các chất
Câu 38: Phản ứng : R- R’ + HOH
a.Hydrolase@
b.Oxydoreductaz
c.Isomerase
d.Transferase

 ROH + R’H

được xúc tác bởi enzym :

Câu 39 : Bản chất của sự hô hấp tế bào là :
a.Phosphoryl hóa các chất
b. Hoạt hóa các chất
c. Sử dụng oxy giải phóng CO2

d. Sử dụng oxy ,oxy hóa các chất hữu cơ giải phóng CO2, H2O và năng lượng@

6


Câu 40 : Chất có thế năng oxy hóa khử thấp nhất là :
a.Coenzym Q
b. Oxy@
c. Cyt a
d. NAD
Câu 41 : Cytocrom KHÔNG LÀ :
a. Protein có nhóm phụ là nhân porphyrin có chứa ion Fe2+.
b. Enzym oxyhóa khử
c. Enzym vận chuyển hydro@
d. Enzym vận chuyển điện tử
Câu 42 : Phản ứng :RH + HO - PO3 H2 ---> R - PO3 - H2 + H2O là loại phản ứng :
a.Oxy hóa
b. Thủy phân
c. Khử phosphoryl
d. Phosphoryl hóa@
Câu 43 : ATP là :
a.Acid triphosphoric
b. Acid monocarboxylic
c. Adenosin triphosphat@
d. Adenosin diphosphat
Câu 44 : Phản ứng ADP + H3PO4 ----> ATP + H2O nói lên vai trò gì của sự phosphoryl
hóa :
a.Oxy hóa các chất
b. Tích trữ năng lượng@
c. Hoạt hóa các chất

d. Vận chuyển năng lượng
Câu 45 : KHÔNG PHẢI là chất chuyển hóa trung gian trong chu trình Krebs :
a.Oxalo succinat
b. Pyruvat@
c. Cis aconitat
d. Malat
Câu 46 : Khi một phân tử acid pyruvic thoái hóa thành CO2 và H2O , số ATP được tạo ra là
:
a. 10
b. 12
c. 15@
d. 24
Câu 47 : Một mẩu Acetyl CoA đi qua chu trình Krebs tạo được số ATP là :
a. 3
b. 12@
c. 13

7


d. 124
Câu 48 : Trong chu trình Krebs , cơ chất cung cấp Hydro cho chuỗi HHTB là :
a. Citrat , isocitrat
b. Isocitrat , Oxalo succinat
c.  -Cetoglutarat , Succinat@
d. Succinat , Fumarat
Câu 49 : KHÔNG PHẢI là chất chuyển hóa trung gian trong chu trình Krebs:
a. Oxaloacetat
b. Oxalosuccinat
c. Cis aconitat

d. Pyruvat@
Câu 50 : Chất KHÔNG CÓ liên kết phosphat giàu năng lượng là :
a. Acetyl CoA
b. Creatin phosphat
c. Hexophosphat@
d. ATP
ĐÚNG SAI
Câu 1 : Một phân tử acetyl CoA được oxy hóa trong chu trình Krebs tạo ra được 12 ATP.
a. Đúng@
b. Sai
Câu 2 : Phản ứng Oxy hóa là phản ứng cho điện tử . Phản ứng khử là phản ứng nhận điện
tử .
a. Đúng
b. Sai@
Câu 3 : Một phản ứng biến thiên năng lượng tự do chuẩn lớn hơn 0 luôn luôn phát năng
a.Đúng
b. Sai@
Câu 4 : Một phản ứng có biến thiên năng lượng tự do lớn hơn 0 luôn luôn phát năng
a.Đúng
b.Sai @
Câu 5 : Chiều của phản ứng phụ thuộc vào bản chất và điều kiện cụ thể của phản ứng.
a.Đúng@
b. Sai
Câu 6 : Phần năng lượng tế bào không sử dụng được gọi là năng lượng tự do .
a.Đúng
b. Sai @
Câu 7 : Trong chuỗi hô hấp tế bào , chất nào có thế năng oxy hóa khử lớn hơn sẽ oxy hóa
chất có thế năng oxy hóa khử thấp hơn .
a.Đúng @


8


b.Sai
Câu 8 : E’0 là thế năng oxy hóa khử chuẩn đo được ở điều kiện pH =7 và nhiệt độ =250C
a.Đúng@
b.Sai
Câu 9 : Năng lượng tự do của một hợp chất biến thiên tỉ lệ thuận với entropy của hợp chất
đó .
a.Đúng
b. Sai@
Câu 10 :Liên kết carboxyl ester là liên kết giàu năng lượng .
a.Đúng
b.Sai @

9



×