Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Báo cáo thực hiện công tác giáo dục đạo đức lối sống 2010 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.97 KB, 6 trang )

PHÒNG GD&ĐT LỆ THỦY

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS HỒNG THỦY

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

B¸o c¸o
THỰC HIỆN CÔNG TÁC gi¸o dôc ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG
N¨m häc 2010 – 2011
Thực hiện công văn số 670/SGDĐT-GDTrH ngày 24/04/2009 của Sở GD&ĐT hướng
dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp THCS năm học 2010-2011; công văn số 252/GD- ngày
04/05/2010 của Phòng GD&ĐT hướng dẫn thực hiện công tác giáo dục đạo đức lối sống
cho học sinh năm học 2010-2011 Trường THCS Hồng Thủy báo cáo kết quả thực hiện
công tác giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh năm học 2010 – 2011 như sau:
I. Công tác chỉ đạo thực hiện:
- Nhà trường triển khai đến tất cả các lớp công văn số 670/SGDĐT-GDTrH ngày
24/04/2009 của Sở GD&ĐT và công văn hướng dẫn thực hiện công tác giáo dục Kỹ năng
sống năm học 2010 – 2011 của phòng GD&ĐT.,
- Nhà trường đã xác định công tác ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học và xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện
hoạt động ngoại khóa và công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh năm học 2010-2011.
II. Đặc điểm tình hình :
1. Thuận lợi :
Trường THCS Hồng Thủy nằm trên địa bàn có đường quốc lộ 1A chạy qua, dân số
đông với truyền thống hiếu học, có phong trào thi đua dạy tốt – học tốt nhiều năm liền, đội
ngũ cán bộ, giáo viên nhiệt tình, bám trường, bám lớp trong mọi điều kiện, có tinh thần
trách nhiệm cao, với tấm lòng yêu thương học sinh hết mực.
Học sinh phần lớn chăm ngoan, có ý thức tu dưỡng, rèn luyện.



Cơ sở vật chất khá đảm bảo cho việc giảng dạy, học tập và hoạt động của học sinh.
`Lãnh đạo địa phương luôn quan tâm về mọi mặt. Công tác xã hội hóa giáo dục được
thực hiện tốt, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trên địa bàn, đa số phụ
huynh quan tâm đến việc học tập, rèn luyện của con em.
Trên địa bàn xã có truyền thống xây dựng làng văn hóa cấp Huyện – Tỉnh, thôn xóm
có nét văn hóa mới, đảm bảo môi trường lành mạnh, an toàn và trật tự.
Nhà trường được công nhận là cơ quan văn hóa năm 2008 và được công nhận lại năm
2011.
2. Khó khăn:
Trường nằm trong điều kiện một xã gặp nhiều khó khăn ( xã 134) cho nên điều kiện
kinh tế của dân cư thu nhập chủ yếu là từ nghề nông.
Cơ sở vật chất, khuôn viên trường lớp phục vụ cho việc dạy học và hoạt động ngoài
giờ lên lớp vẫn còn hạn chế.
Một bộ phận phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập, tu dưỡng, rèn luyện
của học sinh, một bộ phận học sinh chưa thật sự lo lắng, chưa có ý thức tu dưỡng, rèn
luyện còn bị những mặt tiêu cực bên ngoài xã hội tác động.
3. Về quy mô trường, lớp, học sinh:
Tổng số lớp học: 17 lớp, 619 học sinh, trong đó:
Khối 6: 3 lớp – 121 học sinh
Khối 7: 5 lớp – 175 học sinh
Khối 8: 4 lớp – 152 học sinh
Khối 9: 5 lớp – 171 học sinh
III. Kết quả thực hiện :
- Nhà trường tổ chức quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh đến từng giáo viên. Phổ biến, triển khai tài liệu hướng dẫn giáo dục kỹ năng


sống trong một số môn học như môn Ngữ văn, Giáo dục công dân, Địa lý, Sinh học, Ngoài
giờ lên lớp…. và trong tổ chức hoạt động giáo dục: hoạt động ngoại khóa….

- Giáo viên thực hiện dạy kỹ năng sống lồng ghép trong tiết học hoặc qua tổ chức
các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tập trung giáo dục học sinh các giá
trị sống như : Giá trị Hòa Bình, Giá trị Yêu thương, Giá trị Trung thực, Giá trị Hợp tác, Giá
trị Đoàn kết…, từ đó hình thành các kỹ năng sống như : kỹ năng hợp tác làm việc theo
nhóm, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng trao đổi ý kiến, kỹ năng tham gia giao thông, kỹ năng
biết tự bảo vệ. Toàn cấp học tổ chức được 50 tiết dạy lồng ghép trong các môn Giáo dục
công dân, Ngữ văn, Ngoài giờ lên lớp….. thực hiện rèn kỹ năng sống cho học sinh.
- Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo các tổ, nhóm bộ môn thường xuyên trao đổi
kinh nghiệm bản thân trong thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục giá trị và giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh.
- Nhà trường tổ chức có hiệu quả hoạt động ngoại khóa, tạo sân chơi cho học sinh
được thể hiện khả năng, bản lĩnh, sự tự tin, kiến thức….qua đó giáo dục các kỹ năng hợp
tác, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng trao đổi ý kiến. Các buổi
ngoại khóa đã tập trung giáo dục các giá trị sống: giá trị đoàn kết, giá trị trân trọng truyền
thống dân tộc. Bên cạnh đó học sinh còn được giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất
nước, tự hào truyền thống lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông…
- Chỉ đạo các lớp triển khai tốt tháng an toàn giao thông ( tháng 9 ), giáo dục học
sinh kỹ năng tham gia giao thông, nâng cao ý thức tham gia giao thông và chấp hành tốt
luật an toàn giao thông. Tổ chức được các buổi rèn kỹ năng tham gia giao thông cho học
sinh thông qua hình thức tổ chức tìm hiểu Luật An toàn giao thông ; mời Công an phường
về tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông, tổ chức dạy lồng ghép trong môn Giáo dục
công dân, hoạt động ngoại khóa, thi giao thông thông minh qua mạng....
- Các lớp triển khai tốt phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, nhận đăng
ký chăm sóc các di tích lịch sử tại địa phương ( di tích Chợ Chè) qua đó giáo dục học sinh
giá trị trân trọng truyền thống dân tộc, giá trị tự do.


IV. Kiến nghị - đề xuất :
Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho học sinh, giáo viên.
Tổ Chức hoạt động văn nghệ - thể dục thể thao, các hội thi của trường và các cấp đạt nhiều

thành tích cao. Cần tổ chức nhiều hơn các hoạt động mang tính chất rộng lớn như tổ chức
thi tiếng hát dân ca đặc biệt là hò khoan Lệ Thủy. Bên cạnh sự vào cuộc của ngành giáo
dục, gia đình mỗi học sinh hãy là một “môi trường” rèn luyện kỹ năng sống tốt nhất, để các
em có thể phát triển kỹ năng sống đầy đủ, trưởng thành về mọi mặt.

Hồng Thủy, ngày 25 tháng 5 năm 2011
HIỆU TRƯỞNG

VÕ THÀNH ĐỒNG


Học sinh tham gia chơi trò chơi dân gian

Tổ chức hội thi để rèn luyện các kỹ năng sống cho học sinh




×