Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000 (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

PHAN THÚY HẰNG

YẾU TỐ VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG TIỂU THUYẾT
VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 2000

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

HUẾ - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

PHAN THÚY HẰNG

YẾU TỐ VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG TIỂU THUYẾT
VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 2000
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 9220121

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. PHAN TRỌNG THƢỞNG
2. PGS.TS. HOÀNG THỊ HUẾ


HUẾ - NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên
cứu và các dẫn liệu trong luận án là hoàn toàn trung thực, chƣa từng đƣợc ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Phan Thúy Hằng

i


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

VHDG

: Văn hóa dân gian

Nxb

: Nhà xuất bản

ĐHSP

: Đại học Sƣ phạm

ĐHQG


: Đại học Quốc gia

KHXH&NV

: Khoa học Xã hội và Nhân văn

Tp HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

LATS

: Luận án Tiến sĩ

ii


Lời Cảm Ơn
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS
Phan Trọng Thưởng, PGS.TS Hoàng Thị Huế đã tận tình hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau
đại học trường Đại học Khoa học Huế, Đại học Huế đã tạo điều kiện
thuận lợi, Ban chủ nhiệm cùng các thầy cô Khoa Ngữ văn trường
Đại học Khoa học Huế, Đại học Huế đã nhiệt tình giảng dạy và giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Khoa học
Xã hội và Nhân văn trường Đại học Khánh Hòa cùng các đồng
nghiệp đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và

nghiên cứu. Cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn gia đình, những người đã
luôn sát cánh và động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Huế, ngày 19 tháng 5 năm 2019
Tác giả luận án

Phan Thúy Hằng

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ...................................... ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iv
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................................ 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2
3. Đối tƣợng nghiên và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3
4. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................... 3
5. Đóng góp mới của luận án ................................................................................................ 4
6. Cấu trúc của luận án .......................................................................................................... 5
NỘI DUNG ................................................................................................................6
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................6
1.1. Tình hình nghiên cứu yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam
trƣớc năm 1986 .......................................................................................................6
1.1.1. Giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945 .......................................................6
1.1.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1985 ....................................................................10
1.2. Tình hình nghiên cứu yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam sau
1986 .......................................................................................................................15

1.2.1. Những nghiên cứu chung về vai trò của văn hóa dân gian đối với tiểu
thuyết Việt Nam sau 1986 .................................................................................15
1.2.2. Những nghiên cứu cụ thể về sự hiện diện của yếu tố văn hóa dân gian
trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 ................................................................17
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và hƣớng triển khai đề tài .............................22
1.3.1. Đánh giá tình hình nghiên cứu ................................................................22
1.3.2. Hƣớng triển khai đề tài............................................................................24
Chƣơng 2: VĂN HÓA DÂN GIAN VÀ SỰ TÁC ĐỘNG ĐẾN TIỂU THUYẾT
VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 2000 ............................................................................26
iv


2.1. Khái lƣợc về văn hóa dân gian và mối quan hệ giữa văn hóa dân gian với tiểu
thuyết Việt Nam hiện đại ......................................................................................26
2.1.1. Khái niệm văn hóa dân gian ....................................................................26
2.1.2. Nhận diện các thành tố của văn hóa dân gian .........................................29
2.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa dân gian với tiểu thuyết Việt Nam hiện đại .32
2.2. Tác động của văn hóa dân gian đến tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000 ....39
2.2.1. Văn hóa dân gian với sự thay đổi về tƣ duy nghệ thuật ..........................39
2.2.2. Văn hóa dân gian với sự cách tân về nghệ thuật thể hiện .......................43
2.3. Các tín ngƣỡng dân gian - nguồn nuôi dƣỡng cảm hứng sáng tạo của nhà văn.... 47
2.3.1. Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên và những ngƣời đã khuất ...........................47
2.3.2. Tín ngƣỡng sùng bái tự nhiên .................................................................52
2.3.3. Tín ngƣỡng thờ Mẫu ...............................................................................55
Chƣơng 3: YẾU TỐ VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT
NAM TỪ 1986 ĐẾN 2000 - NHÌN TỪ THẾ GIỚI NHÂN VẬT, KHÔNG
GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT...............................................................59
3.1. Yếu tố văn hóa dân gian nhìn từ thế giới nhân vật ........................................59
3.1.1. Nhân vật trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, dòng tộc ......59
3.1.2. Nhân vật tâm linh ....................................................................................66

3.2. Yếu tố văn hóa dân gian nhìn từ không gian nghệ thuật................................71
3.2.1. Không gian hiện thực gắn với sinh hoạt văn hóa cộng đồng ..................71
3.2.2. Không gian huyền ảo, siêu thực ..............................................................74
3.3. Yếu tố văn hóa dân gian nhìn từ thời gian nghệ thuật ...................................84
3.3.1. Thời gian phiếm định và sự huyền thoại hóa thời gian hiện thực ...........84
3.3.2. Thời gian kì ảo ........................................................................................90
Chƣơng 4: YẾU TỐ VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM
TỪ 1986 ĐẾN 2000 - NHÌN TỪ NGÔN NGỮ, MOTIF VÀ BIỂU TƢỢNG ............ 97
4.1. Yếu tố văn hóa dân gian nhìn từ ngôn ngữ ....................................................97
4.1.1. Sử dụng nhuần nhị thành ngữ, tục ngữ ...................................................97
4.1.2. Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, đan xen văn xuôi lẫn văn vần .................102
4.2. Yếu tố văn hóa dân gian nhìn từ hệ thống motif ..........................................108
4.2.1. Motif cái chết - ma hiện hồn .................................................................108
4.2.2. Motif báo ứng ........................................................................................115
v


4.3. Yếu tố văn hóa dân gian nhìn từ hệ thống biểu tƣợng .................................120
4.3.1. Biểu tƣợng Đất ......................................................................................122
4.3.2. Biểu tƣợng Nƣớc ...................................................................................127
4.3.3. Biểu tƣợng Vật ......................................................................................134
KẾT LUẬN ............................................................................................................140
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................................................144
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................145
PHẦN PHỤ LỤC

vi



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mối quan hệ giữa văn hóa dân gian (VHDG) và văn học viết không phải là
một vấn đề mới. Nó xuất hiện ngay từ những ngày đầu hình thành văn học viết. Là
hai loại hình nghệ thuật khu biệt tƣơng đối trong tất cả các tiêu chí và cách thức
phân loại, văn hóa dân gian và văn học viết có sự tƣơng tác đa chiều. Đây là một tất
yếu và sự thâm nhập văn hóa dân gian vào văn học viết cũng là một quy luật dĩ
nhiên của tiến trình lịch sử. Từ việc đơn thuần chỉ ra các yếu tố dân gian thuộc
phạm vi hình thức (nhƣ motif, hình ảnh, cốt truyện, ngôn ngữ, thể loại…), ngƣời ta
đã nhìn sâu hơn đến chiều kích tƣ tƣởng, tinh thần (nhƣ tín ngƣỡng, các nghi lễ, tập
quán dân gian) thể hiện trong các sáng tác văn học. Trƣớc kho tàng văn hóa dân
gian vô cùng phong phú, mỗi nhà văn tiếp nhận đến đâu, tiếp nhận nhƣ thế nào và
thể hiện “tri thức dân gian” ra sao lại tùy thuộc vào tài năng và cá tính của tác giả.
Quá trình tiếp biến văn hóa này diễn ra xuyên suốt và liên tục trong lịch sử văn
học. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu sự ảnh hƣởng chủ yếu nhằm bảo tồn cốt lõi folklore
truyền thống, yếu tố văn hóa dân gian xuất hiện trong các tác phẩm thƣờng chuyên
chở những bài học đạo đức khuyên răn nhƣ mục tiêu, do vậy nó mang hơi hƣớng văn
học “chức năng” nhiều hơn. Thực sự phải đến sau 1986, tiếp nhận văn hóa dân gian
trong văn học viết mới đƣợc đẩy lên cao thành một trào lƣu, một xu hƣớng thực sự
đem lại giá trị nhiều mặt trong văn chƣơng. Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 chứng
kiến những thay đổi và cách tân mạnh mẽ chƣa từng thấy trong tƣ duy nghệ thuật của
nhà văn và cấu trúc tự sự của tác phẩm. Một trong những biểu hiện thú vị nhất của
công cuộc đổi mới sôi động này, không hẳn là ở sự sản sinh ra những chất liệu và
nhân tố nghệ thuật mới, mà ở sự tiếp thu và “tái sử dụng” tích cực những yếu tố tự sự
truyền thống - đặc biệt là các yếu tố tự sự dân gian. Quá trình tái sinh, sự quay trở về
với các yếu tố dân gian không đơn thuần là lặp lại cái cũ, cái lạc hậu, khuôn mòn,
cũng không phải là bƣớc đi thụt lùi, mà qua cái cũ để tạo ra những giá trị mới, một
phƣơng thức mới trong sáng tạo văn học. Rất nhiều nhà văn hiện đại đã thành công
và khẳng định tên tuổi với thử nghiệm đó nhƣ Đào Thắng, Lê Lựu, Nguyễn Khắc
Trƣờng, Võ Thị Hảo, Tạ Duy Anh, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Bình Phƣơng…

1


Việc vận dụng lý thuyết văn hóa dân gian vào nghiên cứu tiểu thuyết giai
đoạn này giúp lí giải trọn vẹn hơn tác phẩm nghệ thuật với hệ thống mã văn hoá
đƣợc bao hàm bên trong nó. Đồng thời cung cấp cho ngƣời đọc một cái nhìn hệ
thống những dấu ấn đặc trƣng cũng nhƣ phƣơng thức tồn tại của các yếu tố văn hóa
dân gian trong tiểu thuyết giai đoạn 1986 đến 2000. Qua đó rút ra quy luật vận động
của văn hóa, văn học, khẳng định những đóng góp của thể loại tiểu thuyết trong tiến
trình phát triển của lịch sử văn học. Đó chính là lí do chúng tôi chọn đề tài Yếu tố
văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000
hƣớng đến các mục tiêu cơ bản:
Thứ nhất, luận án hệ thống lại tình hình nghiên cứu yếu tố văn hóa dân gian
trong tiểu thuyết Việt Nam trƣớc và sau năm 1986. Chúng tôi cố gắng chỉ ra những
vấn đề đã đƣợc giải quyết thấu đáo cũng nhƣ những vấn đề còn bỏ ngỏ nhằm nghiên
cứu một cách hệ thống nhất đề tài luận án.
Thứ hai, mục tiêu chính yếu của luận án là khám phá sự hiện diện cũng nhƣ
những tác động của yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến
2000 trên bình diện ý thức nghệ thuật và cách thức tổ chức trần thuật. Từ đó, luận
án nhận định, đối thoại trên tinh thần nhận thức lại những yếu tố của văn hóa dân
gian trong tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại, góp phần khẳng định những đóng góp
mới nhằm đánh giá đúng bƣớc tiến thể loại trong diễn trình hội nhập.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa tình hình nghiên cứu sự hiện diện của yếu tố văn hóa dân gian
trong tiểu thuyết Việt Nam trƣớc và sau 1986, lý giải nhằm làm rõ hơn những vấn
đề còn bỏ ngỏ và xác định hƣớng nghiên cứu cụ thể của luận án.
- Xác định rõ tiền đề cơ sở cũng nhƣ sự tác động của văn hóa dân gian đến tiểu

thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000
- Đi sâu làm rõ những tác động của văn hóa dân gian đến những phƣơng diện
cụ thể trong tiểu thuyết giai đoạn này nhƣ: tín ngƣỡng, nhân vật, không gian và thời
2


gian nghệ thuật, ngôn ngữ, motif và biểu tƣợng. Từ đó chỉ ra những kế thừa, cách
tân, những thay đổi trong ý thức nghệ thuật của các nhà văn nhằm kiến tạo một hiện
thực nghệ thuật mới, biểu đạt những suy tƣ của họ về xã hội đƣơng đại. Đặc biệt, do
đặc trƣng thể loại và xu hƣớng tiếp nhận tự sự hậu hiện đại sau 1986 nên văn hóa
dân gian trở thành một trong những đối tƣợng tiếp nhận của tiểu thuyết để giải
quyết nhu cầu gia tăng sự dung hợp và làm mới thể loại. Vì vậy, văn hóa dân gian
sẽ góp phần tạo dấu ấn liên văn bản và tính đối thoại của tiểu thuyết giai đoạn này.
3. Đối tƣợng nghiên và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung vào các tiểu thuyết từ 1986 đến
2000 có chứa yếu tố văn hóa dân gian qua những hiện tƣợng văn học nổi bật nhƣ:
Nguyễn Khắc Trƣờng (Mảnh đất lắm người nhiều ma), Trịnh Thanh phong (Ma
làng), Tạ Duy Anh (Lão Khổ), Dƣơng Hƣớng (Bến không chồng), Lê Lựu (Chuyện
làng Cuội)…Danh mục cụ thể các tác phẩm khảo sát trong luận án chúng tôi sẽ đƣa
vào phần Phụ lục.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu những yếu tố văn hóa dân gian thể hiện trong
thuyết Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến 2000 trên các phƣơng diện cơ bản sau: tín
ngƣỡng, thế giới nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật, hệ thống motif, biểu
tƣợng và ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, để có có cái nhìn nhiều
chiều, liên tục và toàn diện, luận án sẽ khảo sát thêm một số tiểu thuyết trƣớc 1986
và sau 2000 có sự ảnh hƣởng nét của văn hóa dân gian.
4. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý thuyết

Để nghiên cứu đề tài Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam từ
1986 đến 2000, chúng tôi dựa trên hệ thống lí thuyết về mối quan hệ giữa văn hóa
dân gian với văn học đã đƣợc các nhà nghiên cứu công bố trên các chuyên luận, các
tạp chí có uy tín. Từ đó, soi chiếu vào những biểu hiện của văn hóa dân gian trong
tiểu thuyết Việt Nam mƣời lăm năm cuối thế kỉ XX cả về nội dung và hình thức nghệ
thuật để thấy đƣợc những đóng góp và sáng tạo của các nhà tiểu thuyết giai đoạn này.
3


Ngoài lí thuyết cơ bản nêu trên, trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi
còn vận dụng các lí thuyết về folklore, dân tộc học, xã hội học của các nhà nghiên
cứu trong và ngoài nƣớc để có cái nhìn vấn đề nhiều chiều và toàn diện hơn. Đặc
biệt, chúng tôi chú ý dấu ấn và ảnh hƣởng của yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu
thuyết Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến 2000 đƣợc thể hiện đậm nhạt khác nhau ở
từng tác giả và tác phẩm cụ thể.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp văn hóa học: Đây đƣợc coi là phƣơng pháp nghiên cứu trọng
tâm của luận án. Ngƣời viết sử dụng phƣơng pháp này nhằm vận dụng các quan điểm
và thành tựu văn hóa nói chung, đặc biệt là văn hóa dân gian để tìm hiểu, lí giải các
yếu tố văn hóa dân gian xuất hiện trong các tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000.
- Phƣơng pháp liên ngành: Sử dụng kiến thức của các ngành khoa học xã hội
khác nhƣ: văn hóa, lịch sử, triết học, tôn giáo...để nhìn nhận vấn đề nghiên cứu một
cách toàn diện nhất.
- Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: Sử dụng phƣơng pháp này nhằm thấy sự kế
thừa và cách tân về mặt nội dung cũng nhƣ hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết
Việt Nam khi tiếp nhận các yếu tố của văn hóa dân gian.
- Phƣơng pháp thi pháp học: Phƣơng pháp này chủ yếu tập trung làm rõ những
phƣơng diện về không gian và thời gian nghệ thuật.
- Phƣơng pháp cấu trúc – hệ thống: Phƣơng pháp này đƣợc vận dụng trên quan
điểm tiếp cận văn bản học, nhằm thống kê, hệ thống hóa, phân loại và chọn lọc các

tác phẩm có sự xuất hiện của yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam từ
1986 đến 2000. Từ đó phân tích để đƣa ra những luận điểm tổng hợp, khái quát nên
những yếu tố văn hóa dân gian biểu hiện trong các tiểu thuyết giai đoạn này về mặt
nội dung cũng nhƣ phƣơng thức thể hiện. Qua đó chỉ ra những tác động của các yếu
tố văn hóa, văn học dân gian trong việc thể hiện đời sống của tác phẩm.
5. Đóng góp mới của luận án
- Qua việc đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu, luận án đã hệ thống
hóa tƣ liệu và đƣa ra cái nhìn đầy đủ hơn về những biểu hiện của văn hóa dân gian
trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn trƣớc và sau năm 1986.
4


- Nêu và lí giải đƣợc những biểu hiện của yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu
thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000 qua nhiều vấn đề cụ thể nhƣ: đời sống văn hóa
tâm linh, phong tục tập quán, tín ngƣỡng, việc sử dụng các motif dân gian, biểu
tƣợng, ngôn ngữ, thế giới nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật.
- Đề tài góp phần khảo sát và lí giải một cách có hệ thống, khách quan về vai
trò của văn hóa dân gian đối với tiểu thuyết giai đoạn 15 năm cuối thế kỉ XX, cho
thấy sự tƣơng tác giữa văn học và văn hóa dân gian. Đồng thời góp phần khẳng định
cách tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa dân gian là một hƣớng nghiên cứu cần thiết
trong nghiên cứu văn học hiện nay.
- Với việc nghiên cứu có hệ thống những biểu hiện của các yếu tố văn hóa dân
gian trong tiểu thuyết sau 1986, luận án sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho
những ai quan tâm nghiên cứu sâu hơn về tiểu thuyết giai đoạn này.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, đề tài sẽ đƣợc triển khai
thành bốn chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chƣơng 2: Văn hóa dân gian và sự tác động đến tiểu thuyết Việt Nam từ
1986 đến 2000.

Chƣơng 3: Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến
2000 - nhìn từ thế giới nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật.
Chƣơng 4: Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết từ 1986 đến 2000 - nhìn
từ ngôn ngữ, motif và biểu tƣợng.

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam
trƣớc năm 1986
1.1.1. Giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945
Đầu thế kỷ XX đến 1945 văn học Việt Nam đã vận động sang phạm trù mới:
Văn học hiện đại. Tiểu thuyết giai đoạn này thực sự khởi sắc với những đóng góp
đáng ghi nhận. Những tên tuổi ở giai đoạn đầu phải kể đến Hồ Biểu Chánh, Trần
Quang Nghiệp, Nguyễn Chánh Sắt, tiếp đến là những tác giả tiêu biểu của hai dòng
văn học hiện thực phê phán (1930-1945) nhƣ Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ
Trọng Phụng, Nguyên Hồng và văn học lãng mạn (1932 - 1945) gắn với tên tuổi
của nhóm Tự lực văn đoàn với ba cây bút chính Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hƣng.
Bên cạnh việc tiếp thu những ảnh hƣởng từ lớn từ văn hóa phƣơng Tây, đặc biệt là
Pháp thì tiểu thuyết giai đoạn này vẫn chịu sự chi phối của văn hóa phƣơng Đông
và truyền thống văn hóa dân tộc để xây dựng nên một nền tiểu thuyết Việt Nam
hiện đại song vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.
Nghiên cứu tiểu thuyết Tự lực văn đoàn dƣới góc độ văn hóa, xã hội và
phong tục là một vấn đề đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, không chỉ trƣớc
đây mà cả sau này. Năm 1941, trong công trình nghiên cứu Ba mươi năm văn
học, Mộc Khuê khi bàn về tiểu thuyết quốc ngữ Việt Nam đã chia tiểu thuyết
thành chín loại. Sau đó, ông lần lƣợt đi vào từng loại và giới thiệu những nhà

văn cùng với một vài tác phẩm tiêu biểu. Đến phần tiểu thuyết phong tục, ông
cho rằng: “Phong tục tiểu thuyết về miền thƣợng du Bắc Kỳ gồm Lan Khai
(Tiếng gọi của rừng thẳm, Suối đàn, Truyện lạ đường rừng), về miền sơn cƣớc
Trung kỳ của Lƣu Trọng Lƣ (Khói lam chiều, Chiếc cáng xanh) của Trần Tiêu
(Con trâu, Chồng con) và nhất là quyển Lều chõng của Ngô Tất Tố” [70, tr. 51].
Nhƣ vậy, ngay từ năm 1941, nhà nghiên cứu Mộc Khuê đã công nhận có sự tồn
tại của thể tài tiểu thuyết phong tục. Và trong số những tiểu thuyết thuộc nhóm
6


Tự lực văn đoàn, ông xếp Con trâu và Chồng con của Trần Tiêu vào loại tiểu
thuyết phong tục viết về một vùng miền của đất nƣớc.
Công trình nghiên cứu Việt Nam văn học sử yếu của Dƣơng Quảng Hàm ra đời
cũng đã công nhận: “Công việc của Tự lực văn đoàn đã có ảnh hƣởng về đƣờng xã
hội và đƣờng văn học” [23, tr.21]. Theo Dƣơng Quảng Hàm, phong tục tập quán
thời xƣa vừa có mặt hay, mặt không hay. Tác phẩm của các nhà văn Tự lực văn
đoàn có quan tâm phản ánh phong tục tập quán nhƣng chƣa thật xác đáng. Nhƣ tục
đàn bà góa phải thủ tiết thờ chồng trong tiểu thuyết Lạnh lùng của Nhất Linh chẳng
hạn. Nhà văn chỉ chủ yếu tập trung làm rõ những ràng buộc khắt khe đối với ngƣời
phụ nữ mà chƣa đề cập đến ý nghĩa cao đẹp của tục lệ. Dù vậy, Dƣơng Quảng Hàm
vẫn dành nhiều lời khen tặng cho nhóm văn Tự lực văn đoàn và đánh giá rất cao
chủ trƣơng cải cách xã hội của họ.
Năm 1942, Vũ Ngọc Phan cho ra mắt công trình Nhà văn hiện đại. Riêng
trong nhóm Tự lực văn đoàn, khi đi vào giới thiệu từng nhà văn, Vũ Ngọc Phan đã
chọn lọc những tác phẩm tiêu biểu và đƣa ra nhiều đánh giá rất cụ thể. Đến sáng tác
của Trần Tiêu, ông khẳng định: “Tuy là tả dân tình, phong tục làng Cầm, nhƣng
Con trâu thật là một cuốn tả sự sống và tính tình phong tục của ngƣời dân quê miền
Bắc” [59, tr.784]. Nhìn chung, vị trí, vai trò của những tiểu thuyết có nội dung
phong tục của nhóm văn này đều đƣợc các nhà nghiên cứu công nhận. Chỉ có điều
do tình hình văn hóa xã hội lúc này nên trong giới nghiên cứu chƣa có ngƣời đi sâu

khai thác những đóng góp ấy một cách cụ thể.
Đến năm 2009, Luận văn thạc sĩ Phong tục Việt Nam trong tiểu thuyết Tự lực
văn đoàn của Phạm Thị Minh Tuyền (Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh)
một lần nữa đã tiến hành tìm hiểu một cách toàn diện những vấn đề phong tục trong
tiểu thuyết Tự lực văn đoàn về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Qua đó, bức tranh
về con ngƣời, xã hội những năm 1930 đến 1945 với những truyền thống tốt đẹp của
cha ông cần đƣợc giữ gìn và cả những hủ tục cần loại bỏ hiện lên đậm nét. Ngoài ra
vấn đề này còn đƣợc đề cập trong một số công trình khác nhƣ: Bình giảng về Tự lực
văn đoàn (Nguyễn Văn Xung), Tiểu thuyết Việt Nam thế hệ 1932 - 1945 (Thanh
Lãng), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam

7


1930 - 1945 (Nguyễn Đăng Mạnh)... Ngoài những cây bút lý luận phê bình cũ, từ
thập niên 90 đến nay, nghiên cứu về Tự lực văn đoàn ta còn phải kể đến khá nhiều
gƣơng mặt mới nhƣ Nguyễn Hữu Hiếu, Lê Thị Dục Tú, Phạm Thanh Hùng, Trịnh Hồ
Khoa...Tất cả đã tạo đƣợc một không khí sôi nổi, khách quan, và khoa học nhằm đƣa
đến những nhận định công bằng, thấu đáo khi đánh giá về vai trò, vị trí của nhóm văn
này trong nền văn học dân tộc. Tóm lại, qua quá trình tìm hiểu lịch sử nghiên cứu văn
chƣơng Tự lực văn đoàn dƣới góc độ văn hóa xã hội và phong tục, chúng tôi nhận
thấy rằng: trong giai đoạn này Tự lực văn đoàn là nhóm văn duy nhất có sáng tác gây
đƣợc nhiều sự chú ý trong công chúng. Và Tự lực văn đoàn với những đóng góp cho
nền văn hóa, phong tục nƣớc nhà cũng là một vấn đề đã đƣợc các nhà nghiên cứu ghi
nhận. Tuy nhiên, sự phân tích và lí giải vấn đề vẫn chƣa thật thỏa đáng.
Bàn về vấn đề tâm linh trong văn học giai đoạn này, Trần Đình Sử trong bài viết
“Văn học và văn hóa tâm linh” khẳng định tâm linh vốn tồn tại từ rất lâu trong đời
sống con ngƣời và cả trong văn học từ sơ khai đến hiện đại. Đối với khoa học, tâm
linh là lĩnh vực của những điều chƣa thể chứng minh bằng khoa học. Nhƣng đối với
văn hóa, đó là lĩnh vực của “phong tục” (Phan Kế Bính), là “nếp cũ” (Toan Ánh)

thấm sâu trong tiềm thức con ngƣời. Ông cho rằng “Các nhà văn lãng mạn chủ nghĩa
và hiện thực chủ nghĩa thuộc giai đoạn 1932 -1945 vừa có thế giới quan khoa học,
vừa có yếu tố văn hóa tâm linh, vẫn miêu tả con ngƣời mang tâm linh ấy” [71, tr.45].
Văn xuôi quốc ngữ ở Nam Bộ đầu thế kỷ XX đã đặt dấu ấn khá đậm nét về
văn hoá vùng Nam Bộ gắn với tên tuổi của nhà văn Hồ Biểu Chánh. Nhà nghiên
cứu Nguyễn Q. Thắng trong công trình nghiên cứu Văn học Việt Nam nơi miền đất
mới (2007) cho rằng: “Hồ Biểu Chánh là một nhà văn sung sức nhất ở Nam Bộ hồi
đầu thế kỷ XX với một văn phong đậm màu sắc “Miệt vƣờn Lục tỉnh Nam Kỳ” [76,
tr.1010]. Tuy nhiên, tác giả này cũng chỉ mới dừng lại ở việc giới thiệu một số tác
phẩm mà chƣa đi sâu làm rõ sắc thái “miệt vƣờn Lục tỉnh” trong sáng tác của nhà
văn Hồ Biểu Chánh. Nguyễn Phong Nam khi nghiên cứu tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
nhận xét: “Hồ Biểu Chánh cũng là nhà văn thể hiện rất thành công cái diện mạo văn
hóa Nam bộ xƣa trong tác phẩm của mình. Hồ Biểu Chánh đã rất thành công ở thể
loại tiểu thuyết phong tục - điều không nhiều nhà văn đƣơng thời làm đƣợc. Đây
cũng là nét độc đáo của văn chƣơng Hồ Biểu Chánh” [52, tr.92].
8


Năm 2014, Luận văn Thạc sĩ Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong tiểu thuyết Hồ
Biểu Chánh của Phạm Thị Minh Hà đã tiến hành khảo sát những bản sắc địa
phƣơng của Nam Bộ đƣợc phản ánh trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Điểm
đáng lƣu ý đó là tác giả đã chỉ ra nét đặc sắc nhất mà những nhà văn khác không có
đƣợc chính là chất Nam Bộ trong tiểu thuyết của ông. Đọc tiểu thuyết của ông, độc
giả nhận ra dấu ấn địa phƣơng, chất vùng miền đậm đặc trong từng trang viết.
Nghiên cứu về VHDG trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh còn có rất nhiều bài nghiên
cứu khác nhƣ: Đặc điểm khẩu ngữ Nam Bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh của
Châu Minh Hiền; Cuộc sống ở nông thôn Nam bộ trong một số tiểu thuyết Hồ Biểu
Chánh và Đời sống văn hoá ở nông thôn Nam bộ trong một số tiểu thuyết của Hồ
Biểu Chánh của Huỳnh Thị Lan Phƣơng, Hồ Biểu Chánh - nhà văn đến hiện đại từ
truyền thống của Võ Văn Nhơn...

Khi nghiên cứu tiểu thuyết của các nhà văn hiện thực phê phán nhƣ Nguyễn
Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, bên cạnh việc khai thác những nội dung
mang tính thời cuộc, các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến yếu VHDG thể hiện trong
mỗi tác phẩm. Trong sách Văn học Việt Nam 1930 - 1945 (tập 2), khi đề cập đến
tiểu thuyết phóng sự của Nguyễn Công Hoan, Phan Cự Đệ nhận xét: “Trong tác
phẩm của Nguyễn Công Hoan, ta thấy ông băn khoăn nhất về những sự đụng chạm
giữa cái giàu và cái nghèo trong xã hội. Sự xung đột giữa kẻ giàu, ngƣời nghèo là
cái cốt của hầu hết các truyện ngắn, truyện dài của Nguyễn Công Hoan” [19, tr.8].
Có thể thấy, dù vô tình hay hữu ý thì chúng ta không khó nhận ra sự tiếp nhận
những yếu tố từ văn học truyền thống bởi xung đột giàu - nghèo, thiện - ác vốn là
motif xuất hiện từ trong văn học dân gian. Nguyễn Công Hoan và các nhà văn cùng
thời đã lồng ghép khéo léo giữa việc phản ánh hiện thực bằng những xung đột hình
thành từ nền văn học sơ khai của dân tộc. Phần lớn những đánh giá của các nhà
nghiên cứu khi bàn về tiểu thuyết Nguyễn Công Hoan đều xoay quanh vấn đề này.
Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại, quyển tƣ (tập 3) cũng cho rằng: “Tất cả
tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan, dù là truyện ngắn hay truyện dài, đều là tiểu
thuyết tả thực, tiểu thuyết tả về phong tục Việt Nam, về hạng trung lƣu và hạng
nghèo” [60, tr.49]. Huỳnh Nhƣ Phƣơng khi nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học
9


và văn hóa cho rằng “Ở Việt Nam đã hình thành cả một dòng văn xuôi phong tục”
[62] với những tác giả am hiểu sâu sắc đời sống nông thôn: Ngô Tất Tố với Việc
làng và Lều chõng, Trần Tiêu với Con trâu và Chồng con, Mạnh Phú Tƣ với Làm lẽ
và Sống nhờ, … Tất nhiên, tác phẩm có sức ám ảnh là nhờ trên cái nền của sự miêu
tả phong tục đó, nhà văn tái hiện những tình huống bi kịch của kiếp ngƣời. Viết về
phong tục, các nhà văn không chỉ làm công việc miêu tả đơn thuần, mà còn bày tỏ
thái độ trƣớc những phong tục tập quán đã lỗi thời, không còn phù hợp với thời đại
mới vì ngăn trở con ngƣời đi tìm tự do và hạnh phúc. Nhìn chung, các nhà nghiên
cứu bên cạnh tìm hiểu nội dung cũng nhƣ nghệ thuật, đã ít nhiều đề cập đến khía

cạnh VHDG trong tiểu thuyết của các nhà văn hiện thực nửa đầu thế kỉ XX.
1.1.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1985
Khi đánh giá về văn học giai đoạn này, Nguyễn Đăng Điệp trong bài nghiên cứu
“Văn học và văn hóa tâm linh trong tiến trình lịch sử” cho rằng đây là giai đoạn văn
học gắn liền với mô hình văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, ƣu tiên cho sự vận động
của quy luật đấu tranh và sự tất thắng của cách mạng. Cho nên, trong bối cảnh ấy
những những biểu hiện của VHDG trong tiểu thuyết giai đoạn này có nhiều hạn chế,
đặc biệt là văn hóa tâm linh. Tuy nhiên, mặc dù tiểu thuyết cũng mang một nhiệm vụ
trung tâm nhƣ tất cả các thể loại khác là phản ánh hiện thực cách mạng, phục vụ
chính trị, gắn bó với phong trào quần chúng nhân dân, nhƣng nó cũng có xu hƣớng
“quay về tìm kiếm trong văn học truyền thống những biểu tƣợng đủ sức lay động và
kết nối cộng đồng” [21, tr.22]. Và “văn học giai đoạn 1945 – 1985 rất hiệu quả trong
việc khơi thức tâm thức văn hóa cộng đồng…Nó cũng là một phƣơng diện tạo nên
nét đặc điểm độc đáo của văn hóa và văn học thời chiến” [21, tr.22].
Tìm hiểu ảnh hƣởng VHDG trong tiểu thuyết giai đoạn này dù không có
những công trình tiêu biểu, song tự bản thân ngƣời sáng tác đã mang văn hóa dân
tộc thấm đẫm trong từng trang viết khi họ đi thực tế đến những vùng đất mới của tổ
quốc để viết. Nếu hút nhụy dân gian từ vùng đất Nam bộ ta sẽ có Đất rừng phương
Nam của Đoàn Giỏi, dân gian từ Tây Nguyên hùng vĩ đã sinh ra Đất nước đứng lên
của Nguyễn Trung Thành. Nguồn mạch dân gian cũng là cơ sở để nhiều tiểu thuyết
giai đoạn này thành công và đầy sức ám gợi.
10


Khi nhắc đến Đoàn Giỏi ngƣời ta nghĩ ngay đến tác phẩm Đất rừng phương
Nam. Ông chọn con đƣờng quay về cội nguồn văn hoá dân tộc, mà chính xác là văn
hoá Nam Bộ bằng lối văn mộc mạc, bằng chữ nghĩa giản dị gần gũi với đời sống thực
tế, làm sống lại nhiều vấn đề về đất và con ngƣời nơi đây. Huỳnh Mẫn Chi trong bài
viết về “Đoàn Giỏi và áng văn của đất, của rừng phƣơng Nam” đã nhận xét: “Với
rừng tràm bạt ngàn, dòng sông mênh mông, con đò bập bềnh, tôm cá đầy đàn, Đoàn

Giỏi nhƣ gửi trọn vào tác phẩm của mình. Tác phẩm này đã mang đến ngƣời đọc
nhiều thú vị về bối cảnh, con ngƣời, tập tục văn hóa của vùng nông thôn Nam Bộ”
[11]. Tiểu thuyết chính là tác phẩm nổi bật nhất trong quá trình sáng tác của ông bởi
bối cảnh câu chuyện rất đặc trƣng của vùng Tây Nam Bộ. Ma Văn Kháng trong bài
viết Lời tưởng niệm - trên báo Văn nghệ số ra ngày 3/4/1999 đã cho rằng: “Đọc Đất
rừng phƣơng Nam, tình yêu đất nƣớc của chúng ta, một lần nữa giàu có thêm, vì
trong văn ông, tình yêu đất nƣớc bắt nguồn và liên hệ bền chặt với sự độc đáo của
nền văn hóa lâu đời của dân tộc”. Còn trong tập tiểu luận - phê bình Tiếng vọng
những mùa qua của Nguyễn Thị Thanh Xuân lại nhận định một cách đầy trân trọng
về Đoàn Giỏi: “Ông đã đem đến cho bạn đọc cả nƣớc những hiểu biết và tình cảm về
một vùng đất mà trƣớc đó xa ngái, hoang sơ trong hình dung của mọi ngƣời. Ông đã
xây dựng những nhân vật lòng đầy nghĩa khí mà tinh tế và giàu chất văn hóa…” [97,
tr.113]. Các bài nghiên cứu về cuộc đời và tác phẩm Đất rừng phương Nam tuy còn
rải rác khác chƣa hệ thống, song đã cung cấp một cách tìm hiểu về văn hóa vùng
miền khi nghiên cứu văn hóa dân gian trong các tác phẩm văn học.
Cũng chịu ảnh hƣởng sâu sắc của văn hóa vùng miền khi sáng tác, Nguyên
Ngọc là một nhà văn gắn liền với mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng gió. Tiểu thuyết
Đất nước đứng lên của ông đã đi vào lòng thế hệ bao bạn đọc khi tái hiện hình ảnh
anh hùng Núp và cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm của nhân dân Tây Nguyên.
Góp phần vào thành công của của tác phẩm còn là dấu ấn đậm nét của miền đất Tây
Nguyên hùng vĩ. Hoàng Sĩ Nguyên và Lê Thanh Toàn đề cập và phân tích khá
nhiều khía cạnh mang đậm nét văn hóa dân gian Tây Nguyên trong sáng tác của
Nguyên Ngọc, trong đó có tiểu thuyết Đất nước đứng lên nhƣ: Văn hóa làng, văn
hóa lễ hội, văn hóa nhà Rông, văn hóa cồng chiêng cùng với thiên nhiên hoang sơ
11


hùng vĩ...Đồng thời nhấn mạnh: “Tây Nguyên với bề dày lịch sử hàng nghìn năm đã
hình thành và lƣu giữ nhiều giá trị văn hoá độc đáo. Sáng tác của Nguyên Ngọc là
những phác họa chân thật, sinh động về văn hoá Tây Nguyên, đem đến cho ngƣời

đọc những hiểu biết về Tây Nguyên khác hẳn với những nhà văn trƣớc đây đã viết
về miền núi và dân tộc thiểu số [54, tr.52]. Nhƣ vậy đa số những bài nghiên cứu đều
thừa nhận Nguyên Ngọc đã gặt hái đƣợc nhiều thành tựu đáng kể trong những sáng
tác về Tây Nguyên. Sở dĩ có đƣợc thành công này là nhờ những hiểu biết phong phú
và sâu sắc về văn hóa và con ngƣời nơi đây. Ngoài ra, quan tâm đến sáng tác của
Nguyên Ngọc còn phải kể đến các nhà nghiên Nguyễn Đăng Mạnh, Phong Lê, Đỗ
Kim Hồi... Tuy nhiên, các bài nghiên cứu chủ yếu đánh giá một cách tổng quát sáng
tác của Nguyên Ngọc, nếu đi vào phân tích cụ thể từng tác phẩm thì cũng chỉ đi tìm
hiểu nội dung tƣ tƣởng và giá trị nghệ thuật chứ chƣa đi vào nghiên cứu tác phẩm
của ông nhƣ một giá trị văn hóa, dƣới góc nhìn văn hóa.
Đề cập đến yếu tố văn hóa dân gian trong văn học giai đoạn này sẽ là khuyết
thiếu nếu không đề cập đến bộ phận văn học tồn tại dƣới chính thể Việt Nam cộng
hòa, đó là bộ phận văn xuôi đô thị miền Nam giai đoạn 1954 - 1975. Tuy yếu tố văn
hóa dân gian không phải là đối tƣợng đƣợc các nhà văn bộ phận văn học này xem là
trọng yếu nhƣng đứng trƣớc sự xâm lăng của văn hóa ngoại lai, một số nhà văn
mang tƣ tƣởng yêu nƣớc tiến bộ nhƣ Sơn Nam, Vũ Bằng, Võ Hồng…đã có ý thức
giữ gìn văn hóa dân tộc qua những trang văn của mình. Trong các bài nghiên cứu,
phê bình văn học đô thị miền Nam của các tác giả nhƣ Nguyễn Đức Đàn, Trần Hữu
Tá, Thạch Phƣơng, Trƣờng Lƣu…mặc dù ghi nhận những đóng góp của các nhà
văn thuộc bộ phận văn học này trong việc giữ gìn và bảo lƣu những giá trị văn hóa
truyền thống, nhƣng bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu thƣờng phần nhiều dựa vào
truyền thống, lấy văn hóa dân tộc để phê phán và đối lập với những biểu hiện của
chủ nghĩa hiện sinh hay tƣ tƣởng vọng ngoại, nô dịch trong văn chƣơng của bộ phận
văn học này. Tuy nhiền, dù khen hay chê thì khi đi vào tìm hiểu những tác phẩm
của các nhà văn này chúng ta không thể phủ nhận tình cảm, tình yêu đối với các giá
trị văn hóa truyền thống của dân tộc khi đất nƣớc cắt chia. Và thực sự phải nói rằng,
sống dƣới chế độ cũ, chịu rất nhiều kìm kẹp, để thể hiện rõ tinh thần yêu nƣớc quả
12



thực không dễ, vì thế cảm hứng hiện sinh hiện lên rất rõ nét trong văn chƣơng của
họ là điều dễ hiểu. Trên con đƣờng đi tìm bản thể của chính mình với nỗi lòng của
những ngƣời vong quốc thì tình yêu với quê hƣơng đất nƣớc, ý thức lƣu giữ, bảo
tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thực sự là điều đáng trân quý,
cần ghi nhận. Trong bài “Những diễn biến mới trong văn học miền Nam vùng tạm
bị chiếm những năm gần đây”, Nguyễn Đức Đàn nhận xét: “Đấu tranh giữa văn hóa
dân tộc lành mạnh với văn hóa nô dịch và suy đồi, vong bản” [18, tr.66.] là cuộc
đấu tranh căng thẳng của văn chƣơng, nghệ thuật. Nhƣ vậy, giá trị của văn hóa dân
tộc khẳng định sự tồn tại của dân tộc và có tác dụng đối kháng với văn hóa ngoại
lai. Năm 1967, Nguyễn Ngu Í trong công trình Sống và viết với…đã trình bày chân
thực và khách quan chân dung một số tác giả và đời sống sáng tác đƣơng thời. Khi
viết về Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc, ông cho rằng sắc thái văn hóa địa phƣơng
nhƣ là một ƣu thế nổi trội của họ: “Bây giờ hễ nói đến miền Nam ngƣời ta nhớ ngay
đến Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam” [40, tr.206]. Cao Huy Khanh với công trình Sơ
khảo 15 năm văn xuôi miền Nam 1955 – 1969 đăng trên nhiều kì của tuần báo Khởi
hành cho rằng: “càng về những năm sau, miền Nam (không khí, mẫu ngƣời, ngôn
ngữ) bắt đầu kêu gọi bày tỏ: nếp sinh hoạt điển hình ở miền Nam” [41, tr.8]. Khi
điểm qua hoạt động và thành tựu của nhóm Nhân loại (Ngọc Linh, Sơn Nam, Bình
Nguyên Lộc), ông đánh giá họ là những ngƣời đã “theo đúng truyền thống của
những nhà văn miền Nam điển hình nhƣ Hồ Biểu Chánh hay Phú Đức” [42, tr.7].
Cũng trong năm 1970, Tạ Tỵ có cuốn Mười khuôn mặt văn nghệ và Mười khuôn
mặt văn nghệ hôm nay (1971) giới thiệu các tác giả của bộ phận văn học này mà
ông cho là thành công nhất, trong đó có Sơn Nam, Vũ Bằng, Võ Hồng…Ông gọi
Vũ Bằng là “ngƣời trở về từ cõi đam mê” [ 93, tr.193], Sơn Nam là “hơi thở của
miền Nam nƣớc Việt” [ 93, tr.69], còn văn chƣơng Võ Hồng gắn liền với “quê
hƣơng bất hạnh” [93, tr.61]. Năm 2000, Trần Hữu Tá cho ra đời một công trình
tuyển chọn công phu, dày hơn 1000 trang Nhìn lại một chặng đường văn học về bộ
phận văn học yêu nƣớc, tiến bộ khu vục thành thị miền Nam, trong đó ghi nhận
những sáng tác này: “là sự tiếp nối của truyền thống [72, tr.124]; “khẳng định tƣ
tƣởng yêu nƣớc, tinh thần tự cƣờng dân tộc luôn là mạch nguồn chính của văn học

13


Việt Nam” [72, tr.126]. Đồng thời khẳng định giá trị của bộ phận văn học này “làm
giàu cho kho tàng văn học dân tộc” [72, tr.124], vì vậy “xứng đáng đƣợc xem xét,
đánh giá một cách trân trọng trong các công trình văn học sử” [72, tr.126]. Và gần
đây nhất, tác giả Nguyễn Thị Thu Trang với chuyên khảo Văn xuôi đô thị miền Nam
giai đoạn 1954 – 1975 nhìn từ các giá trị văn hóa truyền thống đã khảo sát một
cách toàn diện và có hệ thống: Bối cảnh văn hóa và sự phát triển của văn xuôi đô thị
miền Nam; Con ngƣời và cách ứng xử với những giá trị văn hóa truyền thống; Nghệ
thuật văn chƣơng và vẻ đẹp của văn hóa truyền thống. Chuyên khảo chú trọng
“những tác phẩm có khuynh hƣớng đề cao, bảo vệ giá trị văn hóa dân tộc” [91,
tr.xv] nhƣ các tác phẩm của Sơn Nam, Võ Hồng, Vũ Bằng, Nguyễn Văn Xuân…
Cuốn sách không lấy văn xuôi để minh họa cho hệ giá trị tinh thần của dân tộc,
không khảo sát toàn bộ các giá trị văn hóa truyền thống, mà “quan tâm chủ yếu đến
nhận thức và hành động của chủ thể văn hóa truyền thống trong bối cảnh xã hội đô
thị miền Nam giai đoạn 1954 -1975 trong tác phẩm văn xuôi” [91, tr.xvi]. Đặt trong
bối cảnh ấy, truyền thống không chỉ có ý nghĩa là sự tiếp nối, duy trì mà còn là cách
chọn lựa của con ngƣời. Quan tâm đến vấn đề này còn có nhiều công trình của các
nhà nghiên cứu khác nhƣ: Về tính dân tộc của Thành Duy, Văn học Việt Nam chống
Mỹ cứu nước cuả Thạch Phƣơng, trong đó có phần “Văn học yêu nƣớc tiến bộ trong
lòng các thành thị miền Nam”…
Mặc dù các bài báo, các công trình nghiên cứu không chỉ rõ những biểu hiện
cụ thể của VHDG trong bộ phận văn học này, nhƣng thông qua các công trình
nghiên cứu, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự hiện diện của văn hóa dân tộc,
trong đó có VHDG trong tâm thức sáng tạo của nhà văn. Đặc biệt, qua các nghiên
cứu về văn xuôi đô thị miền Nam giúp chúng ta nhận thức, khám phá thêm giá trị
văn chƣơng của một bộ phận văn học vốn chƣa đƣợc các công trình khoa học đi
trƣớc tìm hiểu và giải quyết đầy đủ. Chúng ta thấy rằng, thành tựu của văn học miền
Nam giai đoạn này cần đƣợc đánh giá thỏa đáng, nhất là việc xem xét các giá trị văn

học, giá trị văn hóa truyền thống đƣợc thể hiện nhƣ thế nào trong các tác phẩm và vì
sao văn xuôi lại quan tâm đến những giá trị văn hóa dân tộc ngay trong quá trình
giao lƣu, hội nhập với văn hóa nƣớc ngoài.
14


1.2. Tình hình nghiên cứu yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam
sau 1986
Nhƣ chúng ta đã phân tích ở trên, mối quan hệ giữa VHDG và văn học viết đã
tồn tại từ rất lâu trong lịch sử văn văn học. Tuy nhiên, ở những giai đoạn trƣớc, các
nhà nghiên cứu chƣa thực sự chú trọng nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa. Có
chăng chỉ là những công trình nhỏ lẻ và chƣa thực sự nhìn nhận đúng vai trò của
VHDG đối với nghiên cứu văn học. Nhƣng cần phải nhận thấy rằng, dù ở thời kì
hay giai đoạn văn học nào, bên cạnh việc tiếp thu những thành tựu, tƣ tƣởng,
khuynh hƣớng quốc tế thì các nhà văn Việt Nam luôn có ý thức giữ gìn và phát huy
những yếu tố của văn hóa dân tộc. Quá trình tiếp biến văn hóa này diễn ra xuyên
suốt và liên tục trong lịch sử văn học, nhƣng phải đến “Làn sóng Đổi mới” cuối thế
kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, tiếp nhận VHDG trong văn học mới đƣợc đẩy lên cao
thành một trào lƣu, một xu hƣớng, một phƣơng pháp thực sự đem lại giá trị nhiều
mặt trong văn chƣơng. Tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại sau hàng loạt cách tân, tìm
tòi, đổi mới theo kỹ thuật hiện đại phƣơng Tây thì có một xu hƣớng tìm về với
VHDG. Tất nhiên đây không phải là hƣớng đi lạc hậu với những sản phẩm là “bình
cũ rƣợu mới”. Nó không giống với việc phục hƣng lại một nền văn hóa đã qua, mà
nó là một phƣơng thức mới trong sáng tạo văn học. Rất nhiều nhà văn đƣơng đại đã
thành công và khẳng định tên tuổi với thử nghiệm đó nhƣ Nguyễn Khắc Trƣờng, Võ
Thị Hảo, Tạ Duy Anh, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Bình Phƣơng…Không phải
ngẫu nhiên mà hầu hết những tác phẩm văn học đang đƣợc đánh giá cao nhƣ: Mảnh
đất lắm người nhiều ma, Dòng sông mía, Thiên thần sám hối, Mẫu Thượng ngàn,
Người đi vắng, Những đứa trẻ chết già… đều là những tác phẩm chịu ảnh hƣởng
VHDG khá sâu sắc.

1.2.1. Những nghiên cứu chung về vai trò của văn hóa dân gian đối với tiểu
thuyết Việt Nam sau 1986
Năm 2007, trong bài viết “Văn hoá nhƣ là nguồn mạch sáng tạo và khám phá
văn chƣơng", Nguyễn Văn Hạnh nhấn mạnh cách tiếp cận văn hoá đối với văn
chƣơng và văn chƣơng đƣợc xem xét dƣới góc độ văn hoá học, hay nhân học văn
hoá. Tác giả đƣa ra hàng loạt dẫn chứng về một cách tiếp cận văn hoá trong sáng
15


tạo thi ca, văn chƣơng, qua tác phẩm của nhiều tác giả từ văn học trung đại cho đến
hiện đại. Ông nhận định: “Trong văn học Việt Nam đƣơng đại, một số cây bút văn
xuôi, truyện ngắn, tiểu thuyết, theo những cách và mức độ khác nhau, đã bộc lộ
khuynh hƣớng tiếp cận văn hoá trong sáng tác nghệ thuật…Trong những tiểu thuyết
nhƣ Thời xa vắng củaLê Lựu, Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh, Mùa lá rụng
trong vườn và Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng, Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trƣờng, Bến
không chồng của Dƣơng Hƣớng, ta dễ nhận thấy khuynh hƣớng soi sáng các sự
việc, tính cách từ góc nhìn văn hoá” [25].
Năm 2013, với bài viết “Văn hóa dân gian trong văn xuôi đƣơng đại Việt
Nam”, Vũ Thị Mỹ Hạnh đã đi vào khai thác những biểu hiện của văn hóa dân gian
trong văn xuôi đƣơng đại Việt Nam qua hàng loạt tác phẩm của các nhà văn nhƣ:
tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trƣờng, Mẫu Thượng
ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, Bến không chồng của Dƣơng Hƣớng… “Các nhà
văn đã khai thác những giá trị văn hóa dân tộc để các tác phẩm đó trở nên sống
động. Ở đó, mỗi khúc sông, mô đất, cánh đồng, gốc cây…đều có lai lịch, huyền
tích, và sâu hơn nữa là lịch sử và văn hóa dân tộc…Các tác phẩm văn xuôi hiện đại
đã khai thác và sử dụng những giá trị văn hóa dân tộc nhƣ một sức mạnh làm nên
chiều sâu và sức sống trƣờng tồn” [26].
Nguyễn Văn Hùng trong bài viết “Phƣơng thức lựa chọn và thể hiện hiện thực
lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh” cho rằng việc Nguyễn Xuân Khánh

tìm tòi, thể thể nghiệm tƣ duy lịch sử trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn và Hồ
Quý Ly đã làm mới những giá trị vốn có từ truyền thống, làm nên một cuộc cách tân
táo bạo trong thể loại tiểu thuyết lịch sử. Năm 2012, tác giả Hoài Nam trong bài
“Lịch sử và văn hóa - phong tục trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh” đã nói về
Nguyễn Xuân Khánh nhƣ một “hiện tƣợng” khi ông quay trở lại văn đàn với tiểu
thuyết Hồ Quý Ly bởi một nét đặc biệt trong tác phẩm của ông, đó là sự đan bện
giữa lịch sử và văn hóa - phong tục. Tiểu thuyết này còn có “điều dƣờng nhƣ chỉ
riêng có ở Nguyễn Xuân Khánh: văn hóa - phong tục của thời đại lịch sử đang đƣợc
tái hiện” [51]. Và đến hai tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa, thì
16


“trọng tâm cảm hứng của Nguyễn Xuân Khánh chính là văn hóa - phong tục, thứ văn
hóa - phong tục đƣợc sinh thành và đƣợc tỏa ra, lan thấm vào đời sống từ những hệ tƣ
tƣởng tôn giáo lớn: đạo Mẫu (trong Mẫu Thƣợng ngàn) và đạo Phật (trong Đội gạo
lên chùa)” [51]…Hầu hết các bài nghiên cứu này đều cho thấy sự hiện diện của
VHDG, điều này chứng tỏ trong tâm thức sáng tạo của mỗi nhà văn luôn giành một
sự trân quý cho văn hóa dân tộc trong đó có văn hóa dân gian. Đặc biệt, thời đại bùng
nổ của khoa học công nghệ, vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa luôn đƣợc
các nhà văn nói riêng và các nhà nghiên cứu văn hóa quan tâm.
1.2.2. Những nghiên cứu cụ thể về sự hiện diện của yếu tố văn hóa dân gian
trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986
- Những nghiên cứu về yếu tố kì ảo
Trong mô hình văn hóa truyền thống, văn học dân gian là một thành tố quan
trọng. Văn học dân gian vừa là nền tảng, vừa là bộ mặt của VHDG. Vì vậy, chúng
tôi tập trung vào khảo sát những yếu tố của văn học dân gian có mặt trong tiểu
thuyết những năm cuối thế kỷ XX. Trong bài viết “Sự hồi sinh của yếu tố kì ảo
trong văn xuôi đƣơng đại Việt Nam”, Bùi Thanh Truyền khẳng định ngay từ lúc sơ
khai, văn học Việt Nam đã gắn liền với kì ảo. Tác giả cho rằng “Sự hồi sinh của bộ
phận văn xuôi có yếu tố kì ảo trong đời sống văn học Việt Nam kể từ sau 1986 đến

nay dẫu còn mang bóng dáng truyền thống, nhƣng nhìn chung về mặt hình thức, đây
là những sáng tác in đậm dấu ấn hiện đại từ đề tài, nhân vật đến cốt truyện, ngôn
ngữ, kết cấu...” [88].
Năm 2015, cũng tác giả Bùi Thanh Truyền trong chuyên luận Văn học Yếu tố
kỳ ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam với việc bao quát khối lƣợng tác phẩm
phong phú với 107 tác giả và 253 tác phẩm văn xuôi từ 1986 đến 2010 trên hai
mảng tiểu thuyết và truyện ngắn, tìm hiểu các vấn đề chung về bản chất thẩm mĩ
của yếu tố kì ảo trong văn học, nguyên nhân sự hồi sinh của yếu tố này trong văn
học Việt Nam đƣơng đại, và góc độ mà Bùi Thanh Truyền khảo sát là yếu tố kỳ ảo
trong: nhân vật, cốt truyện, không gian, thời gian, ngôn từ, kết cấu. Chuyên luận là
một đóng góp thiết thực trong nỗ lực mở rộng biên độ phản ánh, chuyển tải một
phạm vi khác lạ vào trong tác phẩm.
17


×