Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Quản lý mở rộng đô thị và vấn đề ngập lụt ở thành phố hồ chí minh (managing urban growth and flooding in hochiminh city)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 15 trang )

Quản lý mở rộng đô thị & vấn đề ngập lụt
ở thành phố Hồ Chí Minh
TS. Nguyễn Ngọc Hiếu & ThS. Trần Hồng Nam – Đại học Việt Đức
TĨM TẮT
Nhu cầu mở rộng ranh giới đô thị là tất yếu trong q trình đơ thị hóa; tuy nhiên,
việc mở rộng đô thị luôn tiềm ẩn nhiều vấn đề liên quan đến phát triển bền vững.
Bài viết thảo luận về một số lựa chọn có tính chiến lược trong mở rộng ranh giới
đơ thị ở phố Hồ Chí Minh đứng trước các thách thức về ngập lụt và biến đổi khí
hậu hiện nay.
Từ khóa: đơ thị hóa, ngập lụt ở đơ thị, chi phí ẩn, ranh giới phát triển đơ thị,
quản lý tăng trưởng đô thị.
ABSTRACT
Urban expansion is an inevitable phenomena during the urbanisation process;
however, the expansion often goes along with hidden unsustainable problems.
This article discusses about some strategic options in managing urban growth in
Hochiminh city in responding to the challenges of flooding and climate change.
Keywords: urbanisation, urban flooding, hidden cost, urban growth
boundary, managing urban expansion.

1 Mở rộng ranh giới đô thị và ngập lụt
Việt Nam cũng giống như hầu hết các quốc gia đang phát triển đang trải qua giai
đoạn đơ thị hóa nhanh. Ba thập kỷ đơ thị hóa vừa qua ở Việt Nam cho thấy, tốc
độ mở rộng diện tích đơ thị đã tăng gấp ba lần so với tốc độ tăng dân số đô thị
cùng thời kỳ1. Đặc điểm của giai đoạn này là xu hướng phát triển nóng ở vùng
ven đơ hay cịn gọi là hiện tượng ‘đơ thị hóa vùng ven’ (peri-urbanisation).

Thống kê trong giai đoạn 2000-2010 cho thấy dân số đô thị tăng 1% thì diện tích đơ thị tăng từ 1.5% đến 3%.
Diện tích đất ở đơ thị tăng bình qn 8%/năm trong cùng giai đoạn, nhanh hơn gần ba lần tốc độ tăng dân số tại
khu vực đô thị (~3%năm) [1]
1


Trang 1


Bốn mươi năm qua, q trình đơ thị hóa vùng ven ở thành phố Hồ Chí Minh dẫn
tới sự mở rộng đáng kể ranh giới đô thị. Từ năm 1975 đến 2000, thành phố đã
mở rộng đáng kể nhưng vẫn chủ yếu nằm ở phía Bắc kênh Tàu Hũ. Hướng mở
rộng chủ yếu là về phía bắc, nơi đất cao và khơng bị ảnh hưởng bởi triều cường
(Xem hình 1). Tuy nhiên, từ những năm 2000 đến nay, thành phố bắt đầu mở
xuống phía Nam và phía Đơng cùng với sự mở rộng nhanh chóng trên các hướng
(Xem hình 2).

Hình 1: quá trình mở rộng nội thành thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 19752000.
Nguồn: trích từ báo cáo Sở QHKT HCM, 2013.

Hình 2: dịch chuyển đất đai TP. HCM 1989 – 2011.
Nguồn: [2]

Việc mở rộng ranh giới thành hố trong giai đoạn gần đây đã tiến về các khu vực
vốn có nền đất thấp (1m-1m5) (Xem hình dưới). Chú ý rằng cốt cao độ 2m là
chuẩn mực về quy hoạch chiều cao cho phát triển đô thị mới. Như vậy, hầu hết
các khu vực mới mở rộng từ sau năm 2000, (trừ Tây Bắc) đa phần có cốt tự nhiên
nằm dưới cốt san nền quy hoạch, hay nói cách khác là nằm ở khu vực trũng thấp.

Trang 2


Hình 3: xu hướng mở rộng lan tỏa về phía đất trũng có cao độ dưới 1m ở
thành phố Hồ Chí Minh.
Nguồn: [3]
Với xu hướng mở rộng như hiện nay, tỉ lệ diện tích đất xây dựng đơ thị ở khu vực

nằm dưới mức đỉnh triều cường ngày càng mở rộng. Dựa trên số liệu tính tốn
năm 2010, tỉ lệ diện tích đất nằm dưới mức đỉnh triều là 32%. Dự báo cho đến
năm 2025-2030 có thể lên tới 47% [4].

Hình 4: kịch bản rủi ro ngập lụt ở TP Hồ Chí Minh đến năm 2025-2030.
Nguồn: [4]

So với các khu cũ, các khu vực mới ít được đầu tư hạ tầng thốt nước. Năm 2010,
các quận nội thành (1,3,5) có tỉ lệ tiếp cận đến hệ thống thoát nước là 100% thì
quận kề cận (4,6,8,10,11,Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh) chỉ đạt từ 80% 90%; các quận mới thành lập gần đây (2, 9, 12, Tân Phú, Thủ Đức), tỉ lệ chỉ đạt
từ 30% - 70% [5].

Trang 3


Với đặc điểm như vậy, khơng khó để giải thích tại sao đa phần các khu vực trũng
thấp mới phát triển đối mặt với tình trạng ngập lụt [6, 7]. Bản đồ đánh giá ngập
lụt năm 2010 cho thấy các khu vực mới đơ thị hóa tại các quận 6, 8 Bình Tân,
Tân Phú, Gị Vấp, 4, Bình Thạnh là khu vực có tần suất ngập lụt cao (Xem hình
dưới).

Hình 5: hiện trạng các khu vực nội thành thường bị ngập (trước 2010)
Nguồn: [5].

Vấn đề ngập úng gần đây có cải thiện do đầu tư cải tạo thoát nước; tuy nhiên, quá
trình đầu tư chưa đồng bộ nên tình hình ngập úng còn phức tạp. Bản đồ ngập sau
trận mưa kỷ lục ngày 15/9/2015 phản ánh các khu vực ngập lụt có cả những vị trí
liền kề với các dự án phát triển tự phát giai đoạn vừa qua và có cả ở những khu
vực vốn có cốt nền cao ở quận Gị Vấp (Xem hình dưới).


Trang 4


Hình 6: 66 điểm ngập ở thành phố HCM sau trận mưa ngày 15/9/2015.
Nguồn: tuổi trẻ online [8]

Một số nghiên cứu cho rằng quản lý phát triển là nguyên nhân dẫn tới tình trạng
ngập úng cục bộ [3, 7]. Việc san nền ở khu vực ven đô tất yếu phải bê tơng hóa,
nâng cốt nền, đồng thời san lấp một phần kênh rạch và hồ ao chứa nước và làm
suy giảm khả năng tiêu thoát nước. Nhiều dự án san nền không theo quy hoạch,
phát triển kiểu da beo, không liền khoảnh tạo nhiều khoảng trống về hạ tầng và
là nguyên nhân gây ngập úng cục bộ và khó kết nối các khu vực. Việc san nền
không thống nhất và kết nối kém dẫn tới khu sau ‘đẩy ngập’ lan sang khu vực
khác.
Bên cạnh đó, đặc điểm thủy văn và triều ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh rất
nhạy cảm với xu hướng mở rộng san lấp về khu vực trũng thấp. Nghiên cứu của
TS Bùi Việt Hưng chứng minh mối quan hệ giữa việc làm suy giảm khả năng hấp
thụ lượng nước triều và xu hướng gia tăng của đỉnh triều [9]. Mơ hình tính dựa
trên số liệu quan trắc về xu hướng từ những năm 1975 cho thấy mức triều cực đại
chỉ biến động tăng khi mở rộng diện tích san lấp ở vùng ven Cần Giờ từ năm 2000
trở lại đây. Có thể hình dung mỗi 1000 ha diện tích đất bị san lấp có nguy cơ làm
đỉnh triều dâng lên 1cm tại trạm Phú An trên sơng Sài Gịn.
Có thể nói, năng lực hạn chế về về đầu tư hạ tầng đồng bộ trước sức ép phát
triển, khả năng quản lý phát triển đô thị khi mở rộng vào các khu vực trũng
thấp, và tác động hai chiều của san lấp làm cho đỉnh triều dâng cao là nguyên
nhân gia tăng ngập lụt ở vùng ven thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 5



2 Cơ sở định hướng phát triển về khu vực trũng thấp
Định hướng quy hoạch phát triển thành phố Hồ Chí Minh được phê duyệt năm
2010 xác định 4 hướng phát triển gồm là Đông, Nam, Tây Nam, và Tây Bắc (Xem
hình dưới) [10]. Như vậy định hướng tiếp tục phát triển về những khu vực trũng
thấp. Hai hướng về hai thành phố và tỉnh lân cận (Biên Hòa và Thủ Dầu Một)
khơng được nhắc tới.

Hình 7: điều chỉnh quy hoạch chung TP Hồ Chí Minh đến 2025.
Nguồn: CBRE: quy hoạch đô thị & cơ hội đầu tư & Sở QH-KT thành phố Hồ Chí Minh 2015.

Câu hỏi đặt ra là vì sao thành phố vẫn lựa chọn phát triển vào các khu vực
trũng thấp thường có chi phí san lấp, bảo vệ chống ngập lụt cao hơn? Có
nhiều cách giải thích cho lý do này và chúng ta thử tìm lời giải.
a) Phát triển theo quỹ đất hiện có

Cách giải thích thứ nhất có thể là trước sức ép gia tăng dân số như vừa qua thì
nguồn quỹ đất trống có thể tạo nguồn thu nằm trong tỉnh chỉ còn ở các khu trũng
thấp. Bằng chứng trực tiếp của lập luận này khó xác định; xong thống kê cho
Trang 6


thấy thành phố những năm 2010 xây dựng ngân sách dựa vào nguồn thu từ đất
khá lớn.
Giai đoạn 2001 - 2010 tỉ lệ nguồn thu từ đất tăng lên tới trên 30% ngân sách;
trong khi năm 2012, chỉ thu được khoảng 1’800 tỉ và tỉ lệ phụ thuộc này giảm còn
khoảng 21% và tiếp tục giảm xuống dưới 15% năm 2014 [11]. Tính theo tổng
nguồn thu trên địa bàn, các nguồn thu từ đất chỉ còn khoảng 5,23% năm 2014
[12].
Tuy nhiên, vấn dề là quỹ đất nội tỉnh cũng chỉ có giới hạn. Thành phố nếu chỉ
trơng vào nguồn của mình sẽ làm gì khi quỹ đất nội tỉnh cạn kiệt?

Báo cáo của Sở Tài nguyên Môi trường cho thấy trong 13 năm từ 2001 tới 2014,
đất chưa sử dụng chỉ cịn 10% và nguồn đất nơng nghiệp chuyển sang làm đô thị
đã chiếm tới 60% tổng nhu cầu [11]. Với quỹ đất như hiện tại, thành phố sẽ mở
về đâu để đáp ứng nhu cầu đơ thị hóa sau 30 năm nữa khi thành phố cần ít nhất
là gấp đơi diện tích2. Nếu Cần Giờ là khu dự trữ sinh quyền thì có nên sáp nhập
tỉnh lân cận như Hà Nội đã làm?
Nếu quan sát ảnh vệ tinh ban đêm chúng ta thấy vùng thành phố Hồ Chí Minh
khơng cịn ranh giới với Đồng Nai hay Bình Dương (xem hình dưới). Nếu chỉ lo
phát triển trong ranh giới của mình thì có tối ưu hóa được nguồn lực phát triển
khi đơ thị hiện nay đã là một vùng có liên hệ hữu cơ với nhau như vậy?

Mơ hình tính dựa trên giả định tỉ lệ tăng trưởng dân số cả tự nhiên và cơ học là ~ 2%/năm và điều tiết giảm mật
độ dân số ở vùng lõi (từ 400 người/ha còn khoảng 300/ha và còn 100/ha ở ngoại vi) nên cần mở rộng đất ngoại vi
lớn hơn.
2

Trang 7


Hình 8: ảnh vệ tinh thành phố Hồ Chí Minh ban đêm.
Nguồn: landsat map, khai thác từ internet, 2015.

Vậy thì viêc phát triển tập trung vào quỹ đất mình có đã trở nên lạc nhịp với
thực tế phát triển vùng, nơi ranh giới thực tế khơng cịn lệ thuộc vào ranh
giới quy ước?
b) Phát triển theo ‘hiệu quả’ kinh tế

Cách giải thích thứ hai có thể là vì tính hiệu quả kinh tế. Chi phí thấp về giá đất
đền bù và chi phí cơ hội thấp do giải tỏa nhanh là cơ sở để có lợi nhuận. Nhà
nước cũng ‘có lợi’ bởi tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất tương ứng.

Tuy nhiên, việc lập bài tốn lợi ích cần tính tốn đầy đủ. Chi phí của Nhà nước
so với lợi ích thu được thực sự là bao nhiêu? Quá trình ra quyết định đã tính trên
cơ sở chi phí và lợi ích của một ‘vịng đời’ dự án hay khu vực phát triển chưa hay
mới chỉ lúc xây công trình? Vịng đời của dựa án quan trọng khi các nhà đầu tư
có thể rời đi sớm và để lại chi phí cho người ở lại giải quyết.
Đối với khu vực trũng thấp, chi phí để cải tạo và nâng cấp hạ tầng thoát nước của
khu vực ở ‘thượng nguồn’ khu vực san lấp thường ở dạng ‘ẩn’. Việc tôn nền các
khu trũng thấp (vốn là khu vực thoát nước cũ) thường khơng tính đến chi phí làm
lại hệ thống thoát nước ở khu vực bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, sớm hay muộn thì

Trang 8


các chi phí này cũng sẽ bộc lộ và làm gia tăng gánh nặng chi phí cho chính quyền
về lâu dài.
Cách thức chi phí ẩn có thể gây áp lực tới ngân sách thành phố có thể hình dung
ở sơ đồ dưới đây:
Cân đối giảm
dần

Nguồn thu phát
triển đất giảm
dần

$

$
0

Chi phí lớn hơn

nguồn thu

Chi phí theo
thời gian ổn
định

Nguồn thu

Thời gian

0

Thời gian

Chi phí ẩn bắt
đầu lộ diện

Chi phí

Chi phí theo
thời gian tăng
nhanh

Cân đối
thu chi

Ghi chú: Hình bên trái: chi phí chưa tính chi phí ẩn và bên phải: có chi phí ẩn
Hình 9: sự khác biệt về tổng chi phí do chi phí ẩn đối với ngân sách
Nguồn: tác giả.


Khơng chỉ là mơ hình, áp lực chi ngân sách thực tế vấn đề chống ngập là rất lớn.
Báo cáo từ Trung tâm chống ngập cho thấy nhu cầu chi cho thoát nước tăng
nhanh, nhưng thực chi khá thấp chỉ khoảng ¼ đến 1/3 nhu cầu (Xem hộp thông
tin ở dưới).
Hiện thành phố đang thực hiện song song 2 quy hoạch chống ngập là: 752 và
1547. Quy hoạch theo Quyết định 752/2001/TTg tập trung đầu tư các cơng trình
thốt nước và xử lý nước cho khu vực trung tâm: vùng Bắc, Đông Bắc, đông nam
và tây thành phố, cần 87.418 tỉ đồng [13]. Trong đó đã có nguồn vốn là: 32.608
tỉ đồng, chưa có nguồn cần huy động là: 54.810 ngàn tỉ. Quy hoạch thủy lợi theo
Quyết định 1547/2008/TTg lập các dự án đê bao và cống ngăn triều có tổng kinh
phí là 12.823 tỉ đồng [14]. Nguồn đã có 813 tỉ đồng, và cần huy động là 12.010
tỉ đồng. TP.HCM đang cần thêm 66.820 tỉ đồng để thực hiện [15].
Mơ phỏng tình hình dựa trên số liệu của Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh và
nguồn báo cáo của Trung tâm chống ngập, chúng ta có thể hình dung xu hướng
dịng tiền đến từ tiền sử dụng đất đang giảm xuống, còn chi thì tăng nhanh (Xem
Trang 9


hình dưới). Giai đoạn sắp tới, thành phố muốn thực hiện quy hoạch vcà giảm
ngập cơ bản sẽ chi cho thoát nước nhiều hơn nguồn thu tiền sử dụng đất. Dự báo
5 năm tới nhu cầu chi cho thoát nước lớn gấp 10 lần tiền thu được do mở rộng đơ
thị năm 2014 (66,8 ngàn tỉ/6,03 ngàn tỉ).

Hình 10: so sánh dòng tiền thu – chi ứng với mở rộng thành phố và chống
ngập.3
Nguồn: tác giả.

Chú ý rằng các dự báo trên mới tính theo thực thi quy hoạch 2008, có nghĩa là
chưa phải tất cả chi phí bởi quy hoạch 2008 cũng chưa tính đến các biện pháp và
chi phí đầu tư bổ sung nếu đỉnh triều tiếp tục dâng cao do mở rộng thành phố và

nước biển dâng do biến đổi khí hậu.
Từ góc độ thị trường, nếu khơng phải trả phí thì những người đầu cơ mua đất và
bán trước khi vấn đề ngập lộ diện sẽ có lợi. Nếu thành phố đầu tư tiếp để nâng
cấp cải tạo, giá đất lại tăng tiếp. Không phải vô cớ dân đầu cơ truyền tai nhau
rằng muốn giàu thì mua đất càng rẻ càng ngập càng lời vì khi dân kêu quá
thành phố sẽ đầu tư chống ngập và dự án phát triển sẽ tiến về hướng này.

Nguồn thu mô tả số liệu thống kê tiền sử dụng đất do Cục thuế TP. Hồ Chí Minh cơng bố. Nhu cầu chi đầu tư
thốt nước mơ tả bình qn theo giai đoạn căn cứ theo số liệu của Trung tâm chống ngập thành phố. Số liệu về
chi thoát nước trước năm 2015 là số thực tế đã chi; nhu cầu chi 2015-2020 tính bình qn theo nhu cầu dự báo
quy hoạch đầu tư của Trung tâm chống ngập.
3

Trang 10


Như vậy, mơ hình kinh tế về chi phí ở đây là sự chuyển hóa chi phí cho ngân sách
thành phố trong khi lợi nhuận về nhà đầu cơ.
Bên cạnh chi phí ‘ẩn’, việc đánh giá khơng đúng giá trị của khu vực đất trũng
thấp khi san lấp có thể làm mơ hình tính sai lệch. Thực tế cho thấy các giải pháp
chống ngập bằng cách đắp đê bao có nhược điểm làm nước triều dâng cao hơn.
Giải pháp đào hồ mới hoặc nạo vét kênh sâu thêm để chứa nước thực chất tương
đương với giữ các khu vực trũng thấp để hồ chứa nước tự nhiên. Nói cách khác,
giá trị đất ngập nước phải tính bằng chi phí thay thế khi đầu tư hạ tầng thoát nước
và giá trị này có xu hướng tăng nhanh cùng với thách thức biến đổi khí hậu và
mở rộng đơ thị. Nếu ‘đầu tư’ vào giữ đất này, ‘tài sản’ công cũng tăng (chi phí
chống ngập giảm) và tài sản tư (giá trị bất động sản trong khu vực) cũng sẽ tăng.
Như vậy, phải chăng tính hiệu quả đã khơng được xem xét đầy đủ. Hiệu quả
chỉ cho nhà phát triển, chi phí đang phân bổ vào ngân sách nhà nước ngày
càng tăng và xu hướng phát triển tổng thể kém hiệu quả?

3 Những vấn đề cân nhắc
a) Đơ thị hóa ở cấp độ vùng

Việc mở rộng đô thị nên xét từ quan điểm vùng. Việc chuyển đổi quỹ đất tự nhiên
ở thành phố Hồ Chí Minh theo cách làm như hiện nay rất có thể dẫn tới phát triển
thiếu bền vững. Nên chăng hướng sự phát triển các khu công nghiệp và đơ thị về
Đồng Nai và Bình Dương, nơi có quỹ đất dồi dào, khơng bị ngập, và chi phí cuộc
sống thấp hơn. Thành phố chỉ thu hút có chọn lọc các ngành có giá trị gia tăng
cao khơng cần nhiều đất như dịch vụ tài chính, y tế, đào tạo nhân lực chất lượng
cao, và du lịch. Nhìn ra nước ngồi, vùng lõi của Paris, Tokyo, hay London đều
khơng q 8 triệu dân. Lao động ở khu vực lõi chủ yếu làm dịch vụ có giá trị gia
tăng cao. Vùng Bangkok hay Manila khi mở rộng thành các chùm đô thị vẫn giữ
được không gian sinh tồn cho khu vực lõi.
Tất nhiên việc cơ cấu lại không gian cần tổ chức song hành với đẩy mạnh hợp tác
phát triển vùng. Bước đầu tiên cần làm là đánh giá tài nguyên đất, hạ tầng kinh
tế, lao động, và đặc biệt là giao thơng vùng liên tỉnh. Dựa trên tín hiệu thị trường,
chính quyền các thành phố cần kết nối tốt để đầu tư cho giao thơng nội vùng và
điều chỉnh chính sách liên quan đảm bảo cho mỗi thành phố và tỉnh phát huy thế
mạnh trong khơng gian vùng. Có thể nói, quy hoạch và chính sách phát triển
vùng có trách nhiệm đảm bảo ranh giới hành chính khơng cản trở sự phát
triển bền vững.
Trang 11


b) Chi phí ẩn và đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển

Mơ hình tính sơ bộ về chi phí ẩn cho thấy những chi phí chưa được tính đủ khi
cân nhắc phát triển vào các khu vực trũng thấp. Chi phí xã hội cịn phải tính cả
chi phí nâng cấp hệ thống thoát nước khu vực cũ, chi phí nâng cao đê bao và xây
dựng cống ngăn triều do dòng chảy cản trở và trực tiếp phát sinh do san lấp diện

rộng các khu trũng thấp. Nếu giữ được các khu chứa nước mưa và thoát nước
trước tạm thời trước khi bơm ra sông hoặc chờ đến khi nước triều xuống sẽ giúp
giảm ngập lụt và ứng phó hiệu quả hơn với biến đổi khí hậu.
Về đánh giá lại giá trị đất ngập nước cần tổ chức nghiên cứu bài bản. Việc định
giá lại đất ngập nước và chi phí ẩn có thể dẫn tới đánh giá lại tài nguyên đất phục
vụ cho phát triển ở phạm vi thành phố. Một bản đồ cập nhật các khu vực không
thuận lợi cho xây dựng cần được lập trên phạm vi cho cả vùng để có thể lập chiến
lược phát triển của vùng đô thị.
Tất nhiên không phải chỗ nào trũng cũng không nên phát triển, nhưng cần phải
đánh giá tổng thể, so sánh mức độ thuận lợi, và nếu phải làm thì làm sớm và ai
vào đó phải gánh đủ chi phí ‘ẩn’. Nếu đã đánh giá rõ lợi ích thì thì kiên trì
định hướng phát triển về các khu vực thuận lợi về lâu dài.
c) Quản lý mở rộng đô thị thông minh

Tham khảo bài học quốc tế, các chính quyền đơ thị ln xác định rất nghiêm túc
và tính tốn cẩn thận ranh giới mở rộng với sự tham gia của các bên liên quan
với cơ chế ‘thông minh’ [16]. Cơ chế thông minh bao gồm cả giác độ kỹ thuật
và xã hội. Về mặt kỹ thuật, cơ chế thông minh là hệ thống ra quyết định dựa trên
các chỉ số được theo dõi về thay đổi trong chất lượng cuộc sống, chất lượng hệ
sinh thái, và tài nguyên đất, đánh giá tác động, và dự báo tăng trưởng. Về mặt xã
hội, đó là cơ chế đối thoại dân chủ đa ngành và đa cấp độ để các chủ thể tham gia
được bảo vệ lợi ích của mình. Về cơ bản, cơ chế tăng trưởng thơng minh sẽ
lựa chọn tối ưu các ưu tiên ưu tiên mở rộng đô thị theo từng giai đoạn [17].
Việc xây dựng cơ chế này dẫn tới một số điều chỉnh trong thể chế, tuy nhiên, về
cơ bản việc quản lý phát triển đơ thị theo các chương trình phát triển đơ thị (Nghị
định 11/2013) có nhiều điểm tương đồng với cách làm này [18]. Về lâu dài, quản
lý thông minh bao gồm xây dựng khuôn khổ pháp lý và kỹ thuật để quản lý quy
hoạch và kiểm sốt phát triển tích hợp, đồng thời đảm bảo quá trình ra quyết định
dựa trên nền tảng dân chủ và minh bạch.


Trang 12


4 Kết luận
Quản lý mở rộng đô thị thông minh và có tính chiến lược là vấn đề sống cịn cho
sự phát triển của vùng đô thị trong giai đoạn đơ thị hóa nhanh. Các đề xuất nhằm
thay đổi cách tiếp cận và đánh giá về vấn đề trên dù chưa đi kèm với kết quả
nghiên cứu bài bản nhưng cũng là những gợi ý về vấn đề chống ngập và giảm
thiểu tác hại của biến đổi khí hậu. Mong rằng các đề xuất trên sẽ được chuyển
hóa thành các nghiên cứu và ứng dụng để thành phố Hồ Chí Minh sẽ có những
lựa chọn tối ưu cho sự phát triển bền vững trong tương lai.
Hồ Chí Minh, 15/5/2016

Trang 13


Tài liệu tham khảo

[1] Ha Van Dong, Hien trang su dung dat dai: nhin tu 3 cuoc tong dieu tra lon. Kinh te
va du bao (Economy & Forecast Review) 2013, (2013).
[2] HCMC DONRE. Bao cao thuyet minh tong hop quy hoach su dung dat den nam
2020, ke hoach su dung dat 2011 - 2015. 2011 - 2015. 2013.
Ref Type: Report
[3] N. D. Dung. Thuc trang va giai phap ung pho voi ngap lut thanh pho Ho Chi Minh.
2015.
Ref Type: Video Recording
[4] Storch H. Climate Response and Rapid Urban Growth in HCMC. Climate Response
and Rapid Urban Growth in HCMC. ISOCARP Congress 2011 [47th]. 10-28-2011.
Hochiminh city.
Ref Type: Conference Proceeding

[5] HCM PPC. Thuyet minh dieu chinh quy hoach chung xay dung thanh pho Ho Chi
Minh den nam 2025. 1-6-2010.
Ref Type: Report
[6] N. N. Hieu, Ranh gioi do thi - nhung van de quan tam (Urban boundary - concerning
issues). Nguoi Xay dung (The Builder) 2003, 9-12 (2003).
[7] N. D. Dung. Ngap lut tai TP Ho Chi Minh di tim can nguyen. 2011. 10-9-2015.
Ref Type: Video Recording
[8] Phu Duc, Anh Viet and et al. Di duong Sai Gon khi mua nho ky 66 diem nay. 9-262015. Tuoi tre online.
Ref Type: Video Recording
[9] B. V. Hung. Danh gia kha nang dieu tiet dong trieu cua cac vung dat ngap nuoc ven
song Soai rap thong qua tac dong cua cac du an san lap song lam gia tang muc nuoc
song Sai Gon tai thanh pho Ho Chi Minh. Cac giai phap giam ngap nuoc ung pho voi
bien doi khi hau , 77-85. 4-8-2016. Hochiminh city, SCFC, WACC.
Ref Type: Conference Proceeding
[10] Thu tuong CP. Quyet dinh 24 TTg ve phe duyet dieu chinh quy hoach chung TP Ho
Chi Minh den nam 2025. 1-6-2010.
Ref Type: Statute
[11] HCMC DONRE. Bao cao so TNMT. 2001 - 2014. 2015.
Ref Type: Report
[12] Cuc thue TP.HCM. Thong ke nguon thu tren dia ban thanh pho Ho Chi Minh 20012015. 2015. Hochiminh city.
Ref Type: Report
[13] Thu tuong CP. Quyet dinh 752 phe duyet quy hoach tong the he thong thoat nuoc
thanh pho Ho Chi Minh. Qd 752/2001/TTg. 6-19-2001.
Ref Type: Statute
Trang 14


[14] Thu tuong CP. Quyet dinh 1547 phe duyet quy hoach thuy loi chong ngap ung khu vuc
thanh pho Ho Chi Minh. Qd 1547/QD/TTg. 10-28-2008.
Ref Type: Statute

[15] Huu P. and Muoi D. Thanh pho Ho Chi Minh se het ngap neu co them 66820 ti dong.
9-16-2015. Hochiminh city.
Ref Type: Video Recording
[16] Maryland Office of Planning. Smart green growth planning guide 2013. 2013.
Ref Type: Report
[17] N. N. Hieu, Urban boundary and growth management in the peri-urban area.
Vietnam Architecture 2016, (2016).
[18] Government of Vietnam. Decree 11 2013 on urban development management. 1-142013.
Ref Type: Statute

Trang 15



×