Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Giải pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp;

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.56 KB, 14 trang )

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: …….….
1. Tên sáng kiến:
Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm đẩy mạnh chất lượng học tập cho học sinh
lớp 3
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Áp dụng trong ngành Giáo dục.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
* Ưu điểm:
- Được sự quan tâm, chỉ đạo của của Phòng Giáo dục và Ban giám hiệu nhà
trường về dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam.
- Chất lượng học tập của các em tương đối đồng đều, có ý thức vươn lên
trong học tập.
- Đa số phụ huynh có nhận thức nên đã hợp tác và phối hợp nhịp nhàng với
nhà trường, với giáo viên để làm tốt công tác vận động học sinh ra lớp, công tác xã hội
giáo dục.
* Nhược điểm:
- Học sinh chưa tự quản được lớp, tổ chức các hoạt động học tập chưa tốt.
Phần lớn giáo viên đề ra rồi yêu cầu học sinh thực hiện.


- Một số học sinh chưa đạt về phẩm chất, năng lực đều là những học sinh tiếp
thu bài chậm và yếu thường gặp nhiều khó khăn trong việc thảo luận, chia sẻ kết quả
học tập trong nhóm.
- Nhận thức của một số phụ huynh đối với mô hình trường học mới Việt Nam
còn hạn chế, thiếu sự động viên, quan tâm đến việc học tập của con em.
* Sự cần thiết chọn giải pháp để khắc phục nhược điểm:
- Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm như tìm hiểu, trao đổi, động viên, khuyến


khích từng đối tựng học sinh gây hứng thú trong học tập.
- Kết hợp giữa nhà trường, phụ huynh và giáo viên để giáo dục học sinh góp
phần nâng cao về phẩm chất, năng lực và kết quả học tập của học sinh.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp:
+ Giúp Hội đồng tự quản biết tự quản và điều hành hoạt đông học lớp; các tổ
trưởng quản lí nhóm tham gia học tập tốt.
+ Khuyến khích, động viên gây hứng thu học tập cho học sinh.
+ Góp phần tích cực cho học sinh đạt được trình độ chuẩn kiến thức kỹ năng;
đạt phẩm chất và năng lực.
+ Rút kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm nhằm đẩy mạnh chất lượng học
tập của lớp.
- Nội dung giải pháp:
Nói đến việc giáo dục học sinh là một vấn đề hết sức căn bản có ý nghĩa quyết
định đến chất lượng công tác “Dạy và học”; đó là sự kết hợp giữa nhà trường, gia
đình và xã hội, giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh. Bản thân tôi đã tìm tòi ra

2


những giải pháp mang lại hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm lớp, thông qua đó
nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh như sau:
* Tìm hiểu đối tượng:
- Là một giáo viên được Ban giám hiệu phân công làm công tác chủ nhiệm lớp
thì trước hết phải tìm hiểu tỉ mĩ từng đối tượng học sinh, biết được hoàn cảnh, học
lực, phẩm chất và năng lực của từng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp đối
với từng đối tượng. Tôi đã bắt tay vào tìm hiểu thông tin và khảo sát 32 học sinh trong
lớp cho thấy kết quả như sau: Về kiến thức, kĩ năng Hoàn thành tốt: 8 em, chiếm tỉ lệ:
25%; hoàn thành: 18em, chiếm tỉ lệ: 56,3%; chưa hoàn thành: 6 em, chiếm tỉ lệ:
18,7%. Về phẩm chất và năng lực Tốt: 4em, chiếm tỉ lệ: 12,5%; Đạt 23em, chiếm tỉ lệ:

71,9%; Cần cố gắng: 5em, chiếm tỉ lệ: 15,6%.
- Qua việc đánh giá, khảo sát, tôi nhận thấy số học sinh chưa đạt về kiến thức,
kĩ năng có 6 em, trong đó có 5 em chưa đạt cả 3 mặt về kiến thức, kĩ năng, năng lực và
phẩm chất, chiếm tỉ lệ :15,6 %. Đa số các em này đều có hoàn cảnh khó khăn (do gia
đình đi làm xa, việc làm không ổn định) nên chưa quan tâm đến việc học đúng mức.
Tôi thường xuyên trao đổi trực tiếp hoặc qua điện thoại với từng phụ huynh của các
đối tượng học sinh học sinh chưa đạt về kiến thức, kĩ năng, phẩm chất và năng lực để
giáo dục, nhắc nhở việc học tập ở lớp cũng như cùng chia sẻ việc học tập ở nhà.
Những học sinh nào có hoàn cảnh khó khăn thì quan tâm nhiều hơn bằng cách: Gặp
trực tiếp cha mẹ (ông, bà, anh, chị ...) của học sinh để động viên, tạo điều kiện cho con
em đi học đều. Việc này giáo viên phải tiến hành thường xuyên, liên tục hàng tuần. Sự
chân thành và gắn bó giữa giáo viên và học sinh như vậy phụ huynh sẽ có trách nhiệm
động viên, nhắc nhở con em đi học đều, học tập tốt hơn.
* Phối hợp với phụ huynh học sinh:

3


Để thuận lợi cho công tác chủ nhiệm, tổ chức phiên họp phụ huynh của lớp đầu
năm, tôi nêu rõ tình hình của lớp chủ nhiệm, những nội dung cần sự phối hợp giữa cha
mẹ học sinh với nhà trường, những đổi mới về phương pháp dạy - học, cách đánh giá,
nhân xét học sinh theo Thông tư 22 và cách học theo mô hình trường học mới Việt
Nam. Để tiện trao đổi thông tin giữa giáo viên và phụ huỵnh, tôi lập thành danh bạ
điện thoại của lớp, cung cấp số điện thoại giáo viên chủ nhiệm, của trường cho phụ
huynh để họ tiện liên hệ, trao đổi khi cần thiết.
* Bầu ban cán sự lớp và xây dựng nề nếp học tập:
Vào tuần đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm tổ chức học sinh lớp bầu ra ban cán
sự lớp gồm: 1 chủ tịch hội đồng tự quản, 2 phó chủ tịch hội đồng tự quản và 8 tổ
trưởng ( Các tổ trưởng là các trưởng ban hoặc phó ban về: Ban học tập, ban đồ dùng,
ban vệ sinh, ban văn thể,...). Từ việc học sinh bầu ra ban cán sự lớp, Tôi cũng phân

công cụ thể nhiệm vụ cho từng thành viên. Có ban cán sự lớp giỏi sẽ xây dựng được
nề nếp học tập tốt, điều khiển lớp hoạt động tốt hơn.
* Bồi dưỡng năng lực tự quản cho ban cán sự lớp:
Để làm tốt công tác tự quản, trước hết giáo viên chủ nhiệm phải tập sự cho ban
cán sự lớp các công việc tự quản trong từng bài học và giao nhiệm vụ cho từng thành
viên. Sau khi các em đã nhận biết vai trò trách nhiệm của mình, Người giáo viên cần
rèn cho các em tính tự quản lí, điều hành và giải quyết tốt các công việc của lớp, của
nhóm. Nhưng trong thời gian đầu năm học giáo viên chủ nhiệm phải theo dõi sát sao
các hoạt động của ban cán sự lớp để phát hiện mặt còn hạn chế và uốn nắn kịp thời.

* Bồi dưỡng kiến thức cho học sinh nâng cao kết quả học tập:

4


- Qua 2 tuần đầu năm học, tôi đã lập danh sách số học sinh chưa đạt, tìm
nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên của học sinh. Phân ra các đối tượng học sinh khác
nhau rồi áp dụng từng biện pháp dạy học phù hợp cho từng đối tượng.
- Trong giờ học, tôi luôn tạo không khí sinh động, vui tươi không căng thẳng
mà tạo niềm vui, sự phấn chấn để các em tự tin học tập, các em vừa học vừa chơi
nhưng vẫn đảm bảo chương trình chung. Đặc biệt là bản thân tôi tham khảo sách, báo,
trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp và đảm bảo chuyên môn để truyền đạt nội dung
bài học có hiệu quả giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn.
* Các hoạt động khác:
- Trong lớp xây dựng mô hình “ Nuôi heo đất ” gây quỹ giúp đỡ các bạn khó
khăn để mua cho các bạn dụng cụ học tập, quần áo, dép, nón,…những đồ dùng là
nguồn động viên, an ủi cho các em đến trường.
- Xây dựng “ Lớp học thân thiện - an toàn” có nội dung cụ thể, các biện pháp
thực hiện, thời gian thực hiện, đánh giá kết quả.
- Tổ chức giờ sinh hoạt cuối tuần, trong giờ sinh hoạt này tôi lấy các tấm

gương điển hình về học tập, giúp đỡ bạn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao để
tuyên dương, khen ngợi phần này được nhấn mạnh hơn, phần tồn tại chỉ nhắc nhở
không quá khắt khe có như vậy các em mới tự giác thực hiện tốt.
- Tổ chức tốt giáo dục ngoài giờ lên lớp và lồng ghép giáo dục vệ sinh môi
trường: thực hiện trong tiết sinh hoạt dưới cờ, hoạt động giáo dục chủ điểm, hoạt động
của Sao Nhi đồng, đội,. . . các hoạt động này nhằm rèn luyện tính tổ chức, kỉ luật, nâng
cao tinh thần trách nhiệm, tình thương bạn bè, tinh thần tập thể và tự quản cao.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:

5


Giải pháp trên đã áp dụng trong công tác chủ nhiệm nhằm phát triển được tính
tự quản, chủ động tiếp thu bài và nâng cao chất lượng học tập của học sinh lớp 3 tại
trường Tiểu học Ngọc Chúc 1. Đã được áp ở các trường Tiểu học trong toàn huyện,
đồng thời được nhân rộng ra các trường Tiểu học trong toàn tỉnh.
3.4. Hiệu quả thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:
Qua quá trình thực hiện giải pháp trong công tác chủ nhiệm lớp đến giữa học
kỳ 2 đã đạt được kết quả như sau: Về kiến thức, kỹ năng Hoàn thanh tốt: 15em, chiếm
tỉ lệ: 46,9%; hoàn thành: 16em, chiếm tỉ lệ: 50%; chưa hoàn thành: 1em, chiếm tỉ lệ:
3,1%. Về phẩm chất và năng lực xếp loại Tốt: 10em, chiếm tỉ lệ: 31,2%; Đat: 22em,
chiếm tỉ lệ: 68,7%. Tôi nhận thấy kết quả học tập của các em được nâng dần lên về
các mặt như kiến thức, kĩ năng; phẩm chất và năng lực cao hơn so với đầu năm học và
không chỉ dừng lại ở đây mà sẽ giúp cho các em phát huy hơn đến cuối năm học này
và những năm học sau. Giải pháp tôi đã áp dụng nhằm phát triển được tính tự quản,
chủ động tiếp thu bài và nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
- Một bản so sánh số liệu.

Giồng Riềng, ngày 12 tháng 4 năm 2017

Người mô tả

6


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số :
1. Tên sáng kiến:

7


Giải pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5 ở trường Tiểu học .
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Áp dụng trong ngành giáo dục.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết :
* Ưu điểm :
-Với sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục huyện và Ban Giám Hiệu trường
Tiểu học Ngọc Chúc 1 đã tạo điều kiện tốt cho giáo viên và học sinh.
- Giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.
- Giáo viên nắm vững hoàn cảnh của từng cá nhân của học sinh, động
viên uốn nắn kịp thời.
- Trình độ học sinh tương đối đồng đều, có ý thức cao trong học tập.
-Đa số phụ huynh có nhận thức cao luôn phối hợp nhịp nhàng với giáo
viên chủ nhiệm (GVCN).
* Khuyết điểm:
-Một số em có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ đi làm ăn xa gửi cho ông bà

nuôi nên việc học của các em còn hạn chế.
-Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em họ.
-Mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động đến tâm lí của học sinh (văn
hóa phẩm, Internet,…)
* Sự cần thiết chọn giải pháp để khắc phục nhược điểm:

8


-Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp như tìm hiểu đối tượng học sinh,
nghiên cứu, theo dõi mức độ phát triển trí tuệ và năng lực hoạt động chung của
các em. Từ đó, đề ra những biện pháp, cách thức dạy học và giáo dục phù hợp.
-Xây dựng và phát triển tập thể lớp cho đúng yêu cầu hoạt động dạy và
học, đặt ra mục tiêu phấn đấu của lớp, xây dựng đội ngũ học sinh tích cực. Giáo
viên tổ chức các hoạt động học tập, lao động, vui chơi với những hình thức
phong phú và đa dạng khác nhau.
-Thông qua hoạt động học tập và giáo dục tạo điều kiện cho học sinh xây
dựng mối quan hệ có ý nghĩa tác dụng giáo dục đạo đức, nhân cách cho học
sinh.
-GVCN kết hợp giữa nhà trường, phụ huynh và giáo viên chuyên trách để
thống nhất trong hoạt động dạy học và giáo dục để nâng cao phẩm chất, năng
lực, kết quả học tập của học sinh.

3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp :
+ Giúp học sinh biết tự quản và điều hành các hoạt động học tập tốt hơn.
+ Động viên, khuyến khích học sinh hứng thú trong học tập.
+ Giúp học sinh đạt được trình độ chuẩn về kiến thức kĩ năng, phẩm chất
và năng lực.
-Nội dung giải pháp:


9


Việc giáo dục học sinh là một vấn đề căn bản và có ý nghĩa quyết định
đến chất lượng dạy và học. Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường
và xã hội . Bản thân tôi là GVCN, tôi đã tìm ra những giải pháp mang lại hiệu
quả cao trong công tác chủ nhiệm lớp như sau :
+ Nghiên cứu, tìm hiểu đối tượng học sinh:
Là GVCN tôi phải tìm hiểu học sinh trong từng giai đoạn phát triển để kịp
thời đề ra được những biện pháp thích hợp và có hiệu quả. Hiểu rõ đặc điểm tâm
sinh lí, những biểu hiện về khả năng học tập, hoạt động tập thể, nhu cầu, sở
thích, nguyện vọng,…Nắm các mối quan hệ với bạn bè ( cởi mở, chân thành hay
tỏ thái độ chơi trội ), với người lớn ( tôn trọng hay vô lễ…), với bản thân (tự
trọng, tự kiềm chế, tự chủ ), với cộng đồng (cởi mở, hòa đồng hay thờ ơ…). Khi
tham gia vào các mối quan hệ này học sinh tỏ rõ trong hành động, cử chỉ, điệu
bộ, lời ăn, tiếng nói…Hoàn cảnh gia đình (nghề nghiệp cha, mẹ, kinh tế, gia
đình có bao nhiêu anh em, là con thứ mấy…)
Đầu năm tôi khảo sát chất lượng học sinh và phân loại, tổng học sinh có
28 em, trong đó có 3 em chưa đạt về chuẩn kiến thức, kĩ năng. Từ đó, tôi đưa ra
biện pháp khắc phục học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng
khiếu.
Một số em chưa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng lực và phẩm chất. Đa
số các em này đều có hoàn cảnh khó khăn ( cha mẹ đi làm ăn xa) nên chưa quan
tâm đến việc học của con em họ. Tôi thường xuyên trao đổi qua điện thoại để
phụ huynh giúp đỡ các em kịp thời.
+ Xây dựng tập thể học sinh:
10



Mỗi tập thể lớp vững mạnh thì nhà trường mới vững mạnh. Sự phát triển
của mỗi cá nhân không thể tách rời với sự phát triển của tập thể và ngược lại,
chính sự phát triển của tập thể là điều kiện để cá nhân tự mình phấn đấu và
trưởng thành. Để làm tốt công tác tự quản, trước hết GVCN phải phân công và
tập sự lớp các công việc tự quản trong từng tiết học và giao nhiệm vụ cho từng
thành viên . Sau đó các em đã nhận biết vai trò và trách nhiệm của mình thì
GVCN cần rèn cho các em tính tự quản, điều hành, giải quyết công việc của
nhóm, của lớp.
+ Bồi dưỡng kiến thức cho học sinh nâng cao kết quả học tập:
Trong hai tuần học đầu năm, tôi đã lập danh sách học sinh chưa đạt chuẩn
để có biện pháp dạy học phù hợp hơn ; phân công những em khá, giỏi giúp đỡ
các em yếu kém học tiến bộ hơn.
Trong tiết học, tôi luôn tạo không khí sinh động, vui tươi để các em hứng
thú học tập. Bên cạnh đó, tôi luôn tham khảo sách báo, trao đổi học hỏi đồng
nghiệp để truyền thụ kiến thức cho học sinh tốt hơn.
Tổ chức giờ sinh hoạt cuối tuần để nhắc nhỡ học sinh chưa đạt và tuyên
dương học sinh có thành tích tốt trong học tập.
+ Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp :
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có vai trò to lớn trong việc giáo
dục học sinh. Thông qua hoạt động do chính học sinh tổ chức và điều khiển sẽ
mang lại nhiều tác dụng tới sự phát triển nhân cách của các em.

11


GVCN phối hợp với TPT Đội tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú
thu hút các em tham gia một cách chủ động, tích cực sẽ đem lại hiệu quả giáo
dục cao.
+ Phối hợp các lực lượng giáo dục:
GVCN cần phối hợp với giáo viên bộ môn, đoàn thanh niên, cha mẹ học

sinh, các thành phần ở cộng đồng địa phương. Đây vừa là nhiệm vụ, vừa là nội
dung công tác có ý nghĩa xã hội tích cực mà người GVCN cần phải thực hiện.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp :
Áp dụng ở khối lớp 5 và các khối khác trong trường Tiểu học đồng thời
nhân rộng được trong toàn huyện.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp :
Qua quá trình thực hiện giải pháp trong công tác chủ nhiệm lớp đến giữa
HKII chất lượng học sinh như sau: Kiến thức, kĩ năng : Hoàn thành tốt 10 em,
chiếm: 37,72% ; Hoàn thành 18 em, chiếm: 64,28%. Chưa hoàn thành 0. Phẩm
chất và năng lực :Tốt 8 em, chiếm 28,57%; Đạt 20 em, chiếm 71,43% ; Cần cố
gắng : 0. Tôi nhận thấy kết quả học tập của các em được nâng lên khá cao các
mặt so với đẩu năm học và không chỉ dừng lại ở đây mà sẽ giúp cho các em phát
huy hơn nữa đến cuối năm học. Giải pháp tôi đã áp dụng nhằm phát triển được
tính tự quản, chủ động tiếp thu bài và nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
- Một bản so sánh số liệu.
12


Giồng Riềng, ngày12 tháng4 năm 2017
Người mô tả

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN SO SÁNH SỐ LIỆU
( Kết quả học tập của học sinh lớp 5 B )

Tổng số

28/13nữ

Kiến thức, kĩ năng
HTT

HT

CHT

Phẩm chất
T

Đ

Năng lực
T

Đ
13


6em

19em

3em

3em

25em


3em

25em

Đầu năm
(21,43%) (67,86%) (10,71%) (10,71%) (89,29 %) (10,71 %) (89,29 %)
8em
19em
1em
5em
23 em
5em
23 em
Cuối HK1
(28,57%) (67,86%) (3,57%)
10em
18em
0em

(17,86%) (82,14%) (17,86%) (82,14%)
8em
20 em
8em
20em

(37,72%) (64,28%)

(28,57%) (71,43%) (28,57%) (71,43%)


Giữa HK2
(%)

Người lập bản

14



×