Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Giải pháp của tổng phụ trách đội và của thư viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.32 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ………….
1. Tên sáng kiến:
Giải pháp thu hút bạn đọc thông qua mô hình thư viện trường học thân
thiện ở trường Tiểu học.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Áp dụng trong ngành Giáo dục.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp:
* Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp:
Trước đây, những cuốn sách được bạn đọc biết đến thông qua lời giới
thiệu ngắn gọn của người làm thư viện, hay chỉ là vô tình biết đến. Và có thể bạn
đọc sẽ tiếp nhận cuốn sách nhưng cũng có thể không quan tâm. Bởi một lẽ tất
yếu cây cầu nối sách đến với bạn đọc quá mỏng manh, không ấn tượng, không
phong phú. Chính vì thế sách không đến được với bạn đọc, thư viện ngày một
vắng bóng những bạn đọc.
Hoạt động thư viện trong nhà trường chỉ đơn thuần là quản lý kho sách,
cho mượn các loại sách báo trên cơ sở hướng dẫn bạn đọc thực hiện nghiêm túc
nội quy thư viện; chưa chú ý đến việc tạo nguồn sách báo và tạo thuận lợi cho
bạn đọc khi có nhu cầu đọc sách.


* Ưu điểm:
Kho sách thư viện ngày càng được bổ sung phong phú về số lượng và chất
lượng, nhu cầu sử dụng sách báo phục vụ cho học sinh ngày càng cao.
Không gian lớp học khá thoáng mát và rộng rãi, khuôn viên nhà trường
xanh, sạch, đẹp, nhiều cây bóng mát.


Đặc biệt thầy cô, học sinh của trường đa phần đều ham mê đọc sách, yêu
thích đọc sách, rất quan tâm đến hoạt động thư viện.
* Nhược điểm:
Phòng đọc của giáo viên và phòng đọc của học sinh chung trong một
phòng. Bàn ghế của thư viện cồng kềnh, chưa đạt theo tiêu chuẩn. Các tủ sách
trưng bày của thư viện tính thẩm mỹ chưa cao.
Phòng đọc của thư viên nhà trường hẹp chưa đáp ứng đủ nhu cầu đọc sách
của giáo viên và học sinh.
Hoạt động của thư viện chưa phong phú, chưa thu hút bạn đọc.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp:
Nơi để cán bộ, giáo viên, nhân viên và các em học sinh có thể vui chơi,
đọc sách, thể hiện năng khiếu, sở trường của bản thân, thể hiện tính đoàn kết,
thân ái.
Tăng thêm các điểm đọc sách cho giáo viên và học sinh; tạo môi trường
thân thiện cho học sinh. Đáp ứng đủ nhu cầu đọc sách của giáo viên và học sinh.
Góp phần “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà

2


trường.
- Nội dung giải pháp:
Xây dựng thư viện trường học đa năng:
Thư viện trường học xây dựng nhiều góc như: góc đọc, góc nghệ thuật,
góc viết.
Góc đọc: Cán bộ phụ trách thư viện bố chí một góc trong thư viện có kệ
để các loại sách như: sách giáo khoa, sách thiếu nhi, sách tham khảo, báo đội…
Học sinh có cơ hội đọc sách để nâng cao kiến thức, giải trí, nâng cao kĩ năng đọc
Tiếng Việt đồng thời học cách đọc sách để thu thập thông tin từ sách, phục vụ

các nhu cầu học tập hoặc tham gia các chương trình thi của nhà trường cũng như
của thư viện.
Góc nghệ thuật: ở góc này được xếp các đồ dùng như: giấy, bút chì, tẩy,
phấn, màu nước, đất nặn, bìa cứng, sáp màu, gọt bút chì, bút lông, kéo, băng
dính, các dụng cụ thêu…tại đây bố chí thêm nơi trưng bày sản phẩm do các em
tạo ra. Tại góc nghệ thuật, các em có cơ hội để trình bày ý tưởng cũng như thể
hiện lại các nhân vật, sự kiện trong sách qua các hoạt động nghệ thuật.
Góc viết: ở góc này các em có khả năng thể hiện sự sáng tạo. Các em có
thể viết truyện, thơ, nhật kí, những cảm nghĩ về sách. Các em có thể luyện chữ
và hoàn thành các bài tập viết. Tại đây bố chí một số dụng cụ để các em viết.
Xây dựng thư viện lớp:
Cán bộ thư viện bố chí kệ sách một góc của các lớp học, xếp các loại sách
như: sách giáo khoa, sách thiếu nhi, sách tham khảo, báo đội… Giáo viên dùng
nguồn tài liệu có trong thư viện lớp để tổ chức các hoạt động trong môn kể
3


chuyện, tập làm văn, vẽ, thủ công…;thi đọc sách, sáng tác truyện, vẽ minh họa.
Học sinh có thể đọc sách để giải trí trong các giờ ra chơi để tạo tinh thần thoải
mái cho các em trong những tiết học tiếp theo.
Xây dựng nhóm hỗ trợ, chịu trách nhiệm cho các bạn mượn sách, trả
sách, luân chuyển sách với các lớp khác hoặc mượn sách từ thư viện trường
nhằm xác định vai trò tự chủ của các em trong hoạt động và đảm bảo được vòng
xoay của sách.
Xây dựng thư viện ngoài trời:
Thư viện được đặt dưới tán cây xanh hoặc hành lang lớp học. Thư viện
ngoài trời sẽ do nhóm cộng tác viên thư viện hoặc lớp trực tuần quản lí. Thư
viện ngoài trời chọn những cuốn sách mỏng, hấp dẫn có những thông tin khoa
học, lịch sử, tự nhiên thú vị vì giờ giải lao thường không nhiều.
Thư viện ngoài trời không gian rộng, thoáng mát giúp bạn đọc thoải mái

khi đọc sách đồng thời có cảm nhận thân thiện với môi trường, tạo cảm hứng
cho sự sáng tạo và phát huy trí tưởng tượng của người sử dụng.
Sách có thể được đặt trong các ống nhựa được treo ở tán cây.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Sáng kiến sẽ tạo được bước chuyển biến mạnh mẽ về số lượng bạn đọc
đến thư viện. Mô hình thư viện thân thiện phù hợp áp dụng cho tất cả thư viện
trường học trên địa bàn huyện Giồng Riềng. Nhất là với các trường có diện tích
thư viện nhỏ thì mô hình thư viện nêu trên càng trở nên cần thiết.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
4


Từ khi áp dụng giải pháp thu hút bạn đọc thông qua mô hình thư viện
trường học thân thiện thì tỷ lệ bạn đọc ngày càng cao, chất lượng hoạt động thư
viện được đẩy mạnh rõ rệt.
Hoạt động thư viện dần ổn định. Chất lượng học tập của học sinh cũng
được nâng lên. Điều đó được thể hiện rõ ở các bài kiểm tra định kì đặc biệt là ở
chất lượng của các bài thi môn Tiếng Việt, ở khả năng đọc, sự hiểu biết về cuộc
sống, về thế giới xung quanh mình của học sinh các khối lớp ngày một tốt hơn,
phong phú hơn.
Có những học sinh chưa biết đọc biết viết nhưng cũng đòi cô mượn sách
về cho xem, có em rất lười đọc sách nhưng thấy bạn mình đọc cũng mượn về
đọc và dần dần tạo thành thói quen từ khi nào không biết .
Thư viện thân thiện đã thu hút được 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và
học sinh trong trường tham gia hằng ngày. Hoạt động thư viện thực sự sôi nổi và
tạo ra không khí hào hứng, vui tươi, phấn khởi của cả phụ huynh cũng như giáo
viên và học sinh.
Thư viện trường học thân thiện cũng đã đổi mới hoạt động thư viện trong
trường học và góp phần “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,
nâng cao chất lượng giáo dục của trường.

3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
Bảng so sánh số liệu bạn đọc (1 bản)

Giồng Riềng, ngày 15 tháng 4 năm 2017
Người mô tả
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
5


BẢNG SO SÁNH SỐ LIỆU BẠN ĐỌC
NĂM HỌC 2016-2017
Bạn đọc
Giáo viên
Học sinh

Tỉ lệ bạn đọc
giữa học kì I
85%
40%

Tỉ lệ bạn đọc
đến nay
100%
100%

Tăng (giảm)
Tăng 15%
Tăng 60%


Giồng Riềng, ngày 15 tháng 4 năm 2017
NGƯỜI LẬP BẢNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
6


Mã số: …….
1. Tên sáng kiến:
Giải pháp rèn luyện Ban chỉ huy liên đội ở trường Tiểu học
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trong ngành giáo dục huyện Giồng
Riềng
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết :
Qua nhiều năm làm Tổng phụ trách của trường tiểu học Ngọc Chúc 1.
Bản thân tôi tự nhận thấy hoạt động phong trào đội của đơn vị trường mình còn
nhiều hạn chế như: các em trong Ban Chỉ Huy liên chi Đội chưa biết ghi sổ
sách, chưa mạnh dạng trong việc báo cáo. Tôi tự hỏi là hoạt động đội chưa
mạnh, chưa đạt kết quả cao là do đâu? Tôi luôn trăn trở với câu hỏi như thế và
sau một thời gian tìm hiểu tôi đã tìm ra được những nguyên nhân sau:
Ban Chỉ Huy liên chi đội chưa làm đúng vai trò và trách nhiệm của người
chỉ huy. Từng thành viên trong Ban Chỉ Huy liên chi đội chưa thực hiện đúng
nhiệm vụ được giao, chưa dám chịu trách nhiệm trước tập thể đội, Ban Chỉ Huy
liên chi đội còn xem nhẹ vị trí của mình. Ban Chỉ Huy liên chi đội là những em
học lớp 4, lớp 5, các em thường xuyên nghĩ học để phụ giúp cha mẹ nhất là vào
mùa cắt lúa. Có em thì giữ nhà có em thì phụ cha mẹ cắt lúa hoặc phải ở nhà nấu

cơm, trông em.
Đội viên nắm vững kỹ năng chỉ đạt khoảng 50%, Ban Chỉ Huy chưa nắm
được nội dung hoạt động, chưa hiểu sâu về kế hoạch hoạt động dẫn đến hoạt
động đội trong trường chưa đạt kết quả cao.
Tổng phụ trách chưa quan tâm đến công tác bồi dưỡng tập huấn Ban Chỉ
Huy liên chi đội, chưa có kế hoạch cụ thể cho Ban Chỉ Huy liên chi đội hoạt
động, chưa có nội dung tập huấn cụ thể để hướng các em hoạt động có hiệu quả.
Chưa phối hợp nhịp nhàng với giáo viên chủ nhiệm lớp và các đoàn thể khác
trong nhà trường. Chưa làm tham mưu tốt với ban giám hiệu nhà trường tạo điều
kiện cho đội hoạt động, chưa có góc đội, chưa có nơi cho Ban Chỉ Huy làm việc
và nơi lưu giữ hồ sơ sổ sách của đội, phần lớn các em phải mang về nhà.
7


Chưa được sự quan tâm của phụ huynh học sinh, đa số phụ huynh chưa
hiểu lợi ích của công tác đội, chỉ quan tâm đến việc học chủ yếu là biết đọc và
biết viết, cho rằng hoạt động đội không quan trọng.

3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp:
Tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích là tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự
yếu kém của Ban Chỉ huy liên chi đội trong quá trình hoạt động và các phong
trào ở đơn vị. Đồng thời đề xuất những giải pháp cải tiến để góp phần nâng cao
chất lượng hoạt động của Ban Chỉ Huy liên chi đội nhằm giúp Ban Chỉ Huy liên
chi đội xác định được trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ và hướng các em tự giác
thực hiện nội dung. Các em tự giác thực hiện để nâng cao ý thức trong mọi lĩnh
vực hoạt động của đội. Hướng các em tự giác học tập, rèn luyện tự các em có
khả năng làm chủ và phát huy khả năng của mình để các em xứng đáng trở
thành con ngoan, trò giỏi là những chủ nhân tương lai của đất nước. Ngoài ra
giải pháp có thể là tài liệu tham khảo cho bản thân tôi trong những năm tiếp theo

và cho đồng nghiệp trong toàn tỉnh Kiên Giang.
- Nội dung giải pháp:
Tập huấn bồi dưỡng năng lực cho ban chỉ huy liên. chi đội:
- Cách ghi chép sổ sách của đội theo quy định như sổ chi đội, sổ liên đội
và các loại sổ khác do trường quy định.
VD: sổ chi đội các thư ký của các chi đội nắm rõ cách ghi chép sổ chi đội,
thư ký của liên đội ghi chép sổ liên đội ( các em khác cũng phải theo dõi cách
ghi)
- Cách viết biên bản của các cuộc họp của chi đội và liên đội. ( TPT
hướng dẫn cách viết cụ thể của từng loại biên bản)
- Báo cáo hoạt động tháng, báo cáo sơ kết phong trào.v.v…
- Cách tổ chức họp BCH chi đội và liên đội.
VD: Hướng dẫn và chọn chi đội 5A1 họp BCH cho các chi đội khác theo
dõi tiến trình của cuộc họp diễn ra ( cuộc họp tháng 11 của BCH chi đội)
+ Chi đội phó thông qua chương trình cuộc họp.
8


+ Chi đội trưởng đánh giá hoạt động tháng 10 và nêu ra nội dung hoạt
động tháng 11.
+ Ý kiến của từng thành viên trong BCH chi đội.
+ Chi đội trưởng giải trình ý kiến và cuối cùng tập thể thống nhất kế
hoạch hoạt động.
Các chi đội khác đóng góp ý kiến cho buổi họp mẫu.
- Cách điều khiển chương trình: chào cờ đầu tuần, các cuộc thi của đội do
trường tổ chức, tổ chức các hoạt động.
- Tập huấn BCH trở thành cán bộ đội gương mẫu trong các hoạt động, có
uy tín và sức thuyết phục trước tập thể. ( cách nói của các em nhẹ nhàng, tình
cảm, gần gủi, bản thân các em trong BCH phải thực hiện trước mọi phong trào
như: kế hoạch nhỏ, nuôi heo đất, giữ vệ sinh môi trường v.v…)

- BCH nắm vững kỹ năng nghiệp vụ của đội.
Tập huấn kỹ năng nghiệp vụ của Đội:
- Tập hợp đội hình đội ngũ: cách tập hợp, cách chỉnh đốn đội hình theo cự
ly rộng, hẹp.
+ BCH đọc kỹ nội dung cách tập hợp đội hình
+ Thực hành: chia BCH của một chi đội thành một phân đội, liên đội
trưởng chỉ huy cho tập hợp đội hình: hàng dọc, hàng ngang, chữ U, vòng tròn.
Khi BCH đã nắm vững tập hợp đội hình, tập hợp lại đội hình hàng dọc và tập
điểm số, báo cáo sĩ số.
+ Điểm số báo cáo: Từng thành viên trong BCH thay nhau tập cách báo
cáo và biết hướng dẫn bạn mình báo cáo.
- Tập huấn 6 kỹ năng và 3 bài trống:
+ Tổng phụ trách soạn nội dung 6 kỹ năng và 3 bài trống
+ Tổng phụ trách thực hiện mẫu các kỹ năng kết hợp lời nói.
+ BCH tập kỹ năng và biết cách hướng dẫn cho các đội viên khác.
+ Ba bài trống của Đội chỉ tập cho BCH và đội nghi thức mẫu của trường
đánh chuẩn. Còn các đội viên nắm nội dung bài trống, biết điếm đúng nhịp.

9


- Triển khai các bài múa của đội ( Hành khúc Đội TNTP Hồ Chí Minh, Đi
ta đi lên, Nổi trống lên các bạn ơi.v.v…)
+ Tổng phụ trách hướng dẫn cho các em nắm rõ từng động tác chân (nhịp
đi), tay và biết kết hợp lời hát với điệu múa.
+ BCH biết hướng dẫn cho các bạn khác các động tác múa.
- Triển khai các trò chơi, hình phạt.
+ Tổng phụ trách soạn cụ thể nội dung của từng trò chơi như: cách chơi,
luật chơi.
+ Tổng phụ trách thực hiện mẫu các trò chơi, khi các em nắm được cho

các em lần lượt làm người quản trò của các trò chơi và biết triển khai ở chi đội
của mình.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Giải pháp áp dụng cho Tổng phụ trách và Ban chỉ huy Liên, chi đội trong
toàn tỉnh.

3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được
do áp dụng giải pháp:
Giải pháp được áp dụng từ đầu năm học đến nay hoạt động phong trào
Đội của trường tiểu học Ngọc Chúc 1 được nâng lên rõ rệt cụ thể như sau:
- Các em tự biết triển khai buổi sinh hoạt, tự tập hợp đội hình, điểm số
báo cáo.
- Các bài múa các em múa chuẩn, đúng và tất cả các đội viên điều biết
múa các bài múa mà trong nghị quyết của trường đã quy định. Các em biết tự
làm người quản trò khi triển khai trò chơi.
- Các phong trào cũng được các em tham gia đầy đủ và có hiệu quả hơn
như: phong trào nuôi heo đất gây quỹ đội, phiếu học tốt, đặc biệt là trong năm
nay có phong trào kế hoạch nhỏ : xây dựng mô hình thu gom phế liệu, giấy vụn”
được các em tham gia sôi nổi. Trong năm bán được từ 2.250.000 trở lên, với số
tiền có được tặng quà cho các em học sinh nghèo, cận nghèo, khó khăn vào dịp
lễ và tết Nguyên Đán. Trong năm tặng từ 35 áo trắng và đồ đồng phục.
- Cháu ngoan Bác Hồ của trường đạt 95% trở lên.
10


- Năm học 2016-2017 đăng ký đạt Liên đội mạnh cấp huyên.
Giồng Riềng, ngày 15 tháng 4 năm2017
Người mô tả

11




×