Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn quận 6, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.84 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

NGUYỄN THỊ MỸ DUNG

PHÂN TÍCH MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ
NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6, THÀNH PHỐHỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

NGUYỄN THỊ MỸ DUNG

PHÂN TÍCH MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ
NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Thống kê kinh tế
Mã số: 83101707

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS. NGUYỄN VĂN SĨ



TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “ Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp ngoài nhà nước
trên địa bàn Quận 6, Tp.HCM”, là nghiên cứu do chính bản thân tôi thực
hiện.
Kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được thực hiện bởi các
công trình nghiên cứu khác.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019.
Học viên

Nguyễn Thị Mỹ Dung



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤCC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................ 1
1.1.

Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứuvà câu hỏi nghiên cứu ............................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 3

1.4.

Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 3

1.5.

Đóng góp đề tài.......................................................................................... 4

1.6.

Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .................. 6
2.1

Các khái niệm. ........................................................................................... 6

2.2

Cơ sở lý thuyết........................................................................................... 8


2.3

Các nghiên cứu trước liên quan ................................................................ 9

2.4

Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết............................................... 14

2.4.1

Biến phụ thuộc. ..................................................................................... 14

2.4.2

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ............... 15

2.4.3

Cơ sở lý thuyết hồi quy tuyến tính bội . ................................................ 20

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 24
3.1

Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 24

3.2

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 25

3.3


Giải thích các biến nghiên cứu................................................................. 27

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 34
4.1
4.1.1

Thực trạng Doanh nghiệp trên địa bàn quận 6,TP.HCM. ......................... 34
Thực trạng DN trên địa bàn TPHCM. ................................................... 34

4.1.2 Thực trạng Doanh nghiệp trên địa bàn quận 6,TP.HCM. ......................... 36


4.1.3

Khu vực kinh doanh.............................................................................. 38

4.2 Kết quả Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh trên địa bàn quận 6, TPHCM. ......................................................... 41
4.2.3

Kết quả phân tích tương quan. ............................................................. 41

4.2.4

Mô hình hồi quy .................................................................................... 42

4.2.5

Kết quả kiểm định đa cộng tuyến ......................................................... 45


4.2.6

Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi.............................. 46

4.2.7

Xử lý phương sai thay đổi .................................................................... 47

4.3

Thảo luận kết quả nghiên cứu. ................................................................ 48

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 52
5.1

Kết luận chung và kiến nghị. .................................................................... 52

5.1.1 Kết luận chung ......................................................................................... 52
5.1.2 Kiến nghị .................................................................................................. 52
5.2

Đóng góp, hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo ........... 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC A


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Nội dung đầy đủ

DN

Doanh nghiệp

DNNNN

Doanh nghiệp ngoài nhà nước

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

HQHĐKD

Hiệu quả hoạt động kinh doanh

ROA

Tỷ suất sinh lợi trên tài sản

ROE

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành Phố

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

TPP

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương

TSSL

Tỷ suất sinh lợi

UBND

Ủy ban nhân dân

WTO

Tổ chức thương mại Thế giới



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu ............................... 22
Bảng 4.1: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn quận 6 năm 2011 - 2016 ..... 37
Bảng 4.2: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn quận 6 chia theo khu vực.... 39
Bảng 4.3: Kết quả ma trận tương quan ......................................................... 41
Bảng 4.4: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu của mô hình ....................... 42
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu ...................................... 44
Bảng 4.6: Kết quả VIF .................................................................................. 46
Bảng 4.7: Kiểm định phương sai thay đổi..................................................... 47
Bảng 4.8: Kết quả sau khi hiệu chỉnh phương sai thay đổi ........................... 48


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ............. 16
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ....................................................................... 24
Hình 3.2 Số lượng DNNNN và ROA phân theo loại hình doanh nghiệp của
Quận 6 năm 2016. ........................................................................................... 29
Hình 3.3 Giá trị trung bình lợi nhuận gộp và giá trị trung bình doanh thu
của DNNNN phân theo loại hình doanh nghiệp của Quận 6 năm 2016. ........ 30
Hình 3.4 Tổng lợi nhuận trước thuế của DNNNNtrên địa bàn Quận 6 chia
theo loại hình doanh nghiệp năm 2016. .......................................................... 31
Hình 3.5 Tổng tài sản bình quân và tài sản bình quân lớn nhất của DNNNN
phân theo loại hình doanh nghiệp trên địa bàn Quận 6 năm 2016.................. 32
Hình 4.1 Số lượng DNNNN TPHCM năm 2016 ............................................ 35
Hình 4.2 Số lượng doanh nghiệp quận 6 năm 2011 – 2016............................ 38




1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập ngày càng sâu rộng với các tổ

chức kinh tế thương mại trong khu vực và thế giới, đặc biệt là Việt Nam đã
chính thức gia nhập WTO, là thành viên TPP, bối cảnh này mang đến những
cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Quốc gia. Một trong những yếu tố quan
trọng tạo tiền đề giúp Việt Nam nắm bắt và khai thác các cơ hội của thời đại
và vượt qua áp lực cạnh tranh chính là hiệu quả hoạt động kinh doanh
(HQHĐKD) của doanh nghiệp.
Triển khai các kế hoạch số 165/KH-UBND-KT ngày 19/4/2018 và kế
hoạch số 168/KH-UBND-KT ngày 20/4/2018 của UBND quận 6 về việc triển
khai thực hiện hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp năm 2018 trên địa bàn quận
6 thì vấn đề nghiên cứu “Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngoài nhà nước (DNNNN) trên địa
bàn quận 6, Tp.HCM” là thiết thực nhất, từ đó phân tích được các nhân tố nào
ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và
có giải pháp, đề xuất hỗ trợ kịp thời để hỗ trợ các cơ sở kinh doanh cá thể trên
địa bàn phát triển lên doanh nghiệp cũng như hỗ trợ sự phát triển của doanh
nghiệp ngoài nhà nước, đồng thời hạn chế những nhân tố tác động đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Thúc đẩy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNNN chính là
vấn đề quan trọng, không chỉ được nhiều DNNNN quan tâm hàng đầu mà còn
là sự quan tâm của lãnh đạo các cấp nhằm có chính sách quản lý hợp lý để
thúc đẩy sự phát triển Kinh tế -Xã hội của địa phương nói riêng và cả nước
nói chung, giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội, giải quyết nhiều việc làm

cho người lao động..


2

Hiện nay có nhiều nghiên cứu về sự tác động của các nhân tố đến hiệu
quả kinh doanh, hay TSSL của DNNVV như nghiên cứu của Nguyễn Minh
Tân, Võ Thành Danh, và Tăng Thị Ngân (2015) nghiên cứu “Các nhân tố tác
động đến hiệu quả kinh doanh của DNNVV tại tỉnh Bạc Liêu”.
Đối với DNNNN việc “Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của DNNNN trên địa bàn quận 6, Tp.HCM”, giúp các
doanh nghiệp có thể khắc phục những mặt yếu đồng thời phát huy được thế
mạnh, góp phần thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giúp
cạnh tranh hiệu quả, phát triển bền vững.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng nói trên, tác giả thực hiện nghiên cứu
“Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
DNNNN trên địa bàn quận 6, Tp.HCM” làm luận văn thạc sỹ của mình.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứuvà câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu là “Xác định nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn quận 6,
Tp.HCM”.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn quận 6.
Câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu cần trả lời các
câu hỏi sau:
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến HQHĐKD của DNngoài nhà
nước ở quận 6, TP.HCM?

- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến HQHĐKD của
DNNNN ở quận 6, TP.HCM
- Để hạn chế những nhân tố tác động tiêu cực đến HQHĐKD thì cần
những giải pháp gì ?


3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: “Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn quận 6,
Tp.HCM”.
Phạm vi không gian: Toàn bộ các doanh nghiệp ngoài nhà nước đóng
trên địa bàn quận 6, Tp.HCM, loại trừ các doanh nghiệp được cấp mã số thuế
nhưng chưa hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp xin tạm ngưng, đã giải
thể, các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép kinh doanh trên địa bàn quận 6,
Tp.HCM nhưng không có tại địa phương (đã xác minh mà không thấy), hoặc
các đơn vị không phải là doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, các đơn vị
sự nghiệp, đơn vị phụ thuộc, chi nhánh.
Phạm vi thời gian: Dữ liệu thứ cấp được lấy từ nguồn Tổng điều tra
kinh tế năm 2017 – Điều tra doanh nghiệp trên địa bàn quận 6 để phân tích và
Tổng điều tra kinh tế năm 2012 – Điều tra doanh nghiệp trên địa bàn quận 6
để so sánh.
1.4.

Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện “Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động


kinh doanh của doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn quận 6,
Tp.HCM”,tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để mô tả, phân
tích và thiết lập mô hình hồi quy thể hiện tác động của các nhân tố.
Tác giả sử dụng dữ liệu Tổng điều tra kinh tế năm 2017 do Tổng cục
Thống kê tổ chức, thực hiện - điều tra doanh nghiệp trên địa bàn quận 6,
Tp.HCM và sử dụng phần mềm Stata để sàng lọc, mã hóa và xử lý dữ liệu.
Nhằm xác định mối quan hệ củanhân tố ảnh hưởng đến HQHĐKD của
DNNNN trên địa bàn quận 6, Tp.HCM thì các kỹ thuật kiểm định mô hình
được sử dụng để đảm bảo độ tin cậy của mô hình.


4

Phương pháp thống kê mô tả: Các biến quan sát trong mô hình nghiên
cứu được mô tả thông qua các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tỷ lệ, cơ
cấu…
Phương pháp so sánh: So sánh sự tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp
cũng như HQHĐKD của doanh nghiệp dựa vào kết quả tổng điều tra kinh tế
năm 2012 và Tổng điều tra kinh tế năm 2017
Phương pháp phân tích và tổng hợp để chỉ ra mức độ ảnh hưởng của
từng nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa DNNNN, làm căn cứ đề
xuất giải pháp, hạn chế các tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến
HQHĐKD của DNNNN.
1.5.

Đóng góp đề tài
Nghiên cứu này mang ý nghĩa ứng dụng, được mô tả, phân tích các nhân

tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNNN, nhằm nêu ra

được một số nhân tố ảnh hưởng tiêu cực để DNNNN hạn chế và phát huy
những nhân tố có ảnh hưởng tích cực đáp ứng được yêu cầu đánh giá thực
trạng của DNNNN trên địa bàn quận 6.
Kết quả nghiên cứu phân tích, tổng hợp số liệu của luận văn sẽ phần
nào đáp ứng nhu cầu thông tin trong công tác quản lýđối với các DNNNN,
xây dựng kế hoạch phát triển tình hình kinh tế xã hội của cũng địa phương và
các cấp.
1.6.

Cấu trúc của luận văn
Luận văn dự kiến gồm có 5 chương như sau:

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


5

Tóm tắt chương 1
Ở chương 1, tác giả trình bày về sự cấp thiết lý do chọn vấn đề nghiên
cứu, đưa ra mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của luận
văn. Nêu được những đóng góp thiết thực của luận văn đối với nhu cầu thông
tin của doanh nghiệp cũng như nhu cầu thông tin của các cấp quản lý.


6


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.1 Các khái niệm.
Doanh nghiệp là “Đơn vị kinh tế thực hiện hạch toán kinh tế độc lập,
có đầy đủ tư cách pháp nhân, được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật
đầu tư trực tiếp của nước ngoài hoặc theo Hiệp định ký kết giữa Chính phủ
Việt Nam với chính phủ nước ngoài, bao gồm các loại hình doanh nghiệp sau
đây”:
Doanh nghiệp Nhà nước là “Các loại hình doanh nghiệp sau:(1) Doanh
nghiệp 100% vốn Nhà nước hoạt động do trung ương quản lý và địa phương
quản lý; (2) Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước do trung ương quản lý và
địa phương quản lý; (3) Công ty cổ phần vốn trong nước mà Nhà nước nắm
giữ trên 50% vốn điều lệ”
Doanh nghiệp ngoài nhà nước là “Các doanh nghiệp có vốn trong nước,
mà nguồn vốn thuộc sở hữu tư nhân của một người hoặc nhóm người có sở hữu
Nhà nước nhưng chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống. Khu vực doanh nghiệp
ngoài Nhà nước gồm: (1) Các doanh nghiệp tư nhân; (2) Các công ty hợp danh;
(3) Các công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân; (4) Các công ty cổ phần không có
vốn Nhà nước; (5) Các công ty cổ phần có tỷ lệ vốn Nhà nước từ 50% vốn điều
lệ trở xuống”.
Hợp tác xã là “Tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân,
do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của
hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân
chủ trong quản lý hợp tác xã”.
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài là “Các doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước


7


ngoài góp là bao nhiêu. Khu vực này có hai loại hình chủ yếu là doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài với các
đối tác trong nước”.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của doanh nghiệp là “Toàn bộ giá trị
của tài sản cố định sau khi trừ đi hao mòn của tài sản cố định, giá trị chi phí xây
dựng cơ bản dở dang, các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn và các khoản đầu tư
tài chính dài hạn của doanh nghiệp”.
Doanh thu thuần của doanh nghiệp là “Tổng thu nhập của doanh nghiệp
do tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, cung cấp các dịch vụ cho bên ngoài sau khi trừ
các khoản thuế (Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp trực tiếp phải nộp) và các khoản giảm trừ (chiết khấu, giảm giá
hàng bán, hàng bán bị trả lại). Doanh thu thuần không bao gồm: (1) Doanh thu
hoạt động tài chính; (2) Doanh thu các hoạt động bất thường như thanh lý,
nhượng bán tài sản, thu tiền vi phạm hợp đồng, thu các khoản nợ khó đòi đã xử
lý..”.
Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp là “Số lợi nhuận thu được
trong năm của DN từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính
và các hoạt động khác phát sinh trong năm trước khi nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp. Đây là tổng lợi nhuận của toàn doanh nghiệp, tức là đã được bù trừ
giữa các hoạt động có lãi và hoạt động bị thua lỗ”.
Lợi nhuận gộp là phần giá trị thặng dư của một HĐSXKD của doanh
nghiệp sau khi trừ đi tất cả chi phí được xác định trong một kỳ tài chính
(thường là một năm).
Lợi nhuận là thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN, đồng thời
thể hiện kết quả về chính sách, biện pháp kinh doanh của DN. Đây cũng là chỉ
tiêu tổng hợp, phản ánh kết quả kinh tế của tất cả HĐSXKD của DN. Việc


8


phân tích lợi nhuận giúp cho DN đánh giá được đầy đủ chất lượng các hoạt
động của DN.
2.2 Cơ sở lý thuyết
Khả năng sinh lời là một nội dung phân tích được nhiều người quan tâm,
từ các nhà quản trị tài chính, các nhà đầu tư cho tới các tổ chức cho vay, vì nó
gắn liền với lợi ích của họ ở hiện tại và tương lai, đồng thời là một trong
những cơ sở tham khảo để ra quyết định đầu tư, cho vay hay các quyết định
tài chính khác sao cho phù hợp.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh và hội nhập, hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp, để các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng thị trường, giải quyết được
các vấn đề nâng cao thu nhập, mức sống cho người lao động, thực hiện nghĩa
vụ đóng thuế vào ngân sách thì HQHĐKD của doanh nghiệp phải ngày càng
tăng lên, khả năng sinh lời của doanh nghiệp cũng ngày được nâng lên.
Khả năng sinh lời có mối quan hệ chặt chẽ với năng lực hoạt động và
khả năng thanh toán của doanh nghiệp và suy cho cùng thì mục tiêu cuối cùng
của doanh nghiệp la tạo ra lợi nhuận.
Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó được xa1x định
bằng chênh lệch giữa phần giá trị thực hiện được trong kỳ và toàn bộ chi phí
tương xứng để tạo nên giá trị đó, khi doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả
thì lợi nhuận thu được càng nhiều.
Tuy nhiên ta cần đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với giá trị đã
thực hiện được như với tài sản, với chủ sở hựu, với doanh thu thì mới đánh
giá được chính xác HQHĐKD của toàn bộ cũng như từng mặt của hoạt động
kinh doanh. Chính vì vậy dể đánh giá HQHĐKD của DN, cũng như khả năng


9


sinh lời, nhà phân tích có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau mà phổ biến
nhất là các TSSL trên doanh thu, tài sản và vốn chủ sở hữu.
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (Return on Sales – ROS) là tỷ lệ của tổng
số lợi nhuận trước thuế phát sinh trong năm của doanh nghiệp chia cho tổng
doanh thu thuần của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Chỉ tiêu TSSL
trên doanh thu phản ánh kết quả tiêu thụ được một đồng doanh thu thì có bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất sinh lợi tính theo vốn (Return on Eqquity – ROE) là tỷ lệ so sánh
giữa tổng số lợi nhuận trước thuế với vốn sản xuất kinh doanh bình quân
trong kỳ, phản ánh chính xác khả năng sinh lợi từ toàn bộ vốn đóng góp của
doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (Return on Assets – ROA) là tỷ lệ lợi nhuận
trước thuế phát sinh trong năm của doanh nghiệp chia cho tổng tài sản bình
quân của doanh nghiệp. Chỉ tiêu TSSL trên tài sản cho biết hiệu quả quản lý
và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.
2.3 Các nghiên cứu trước liên quan
Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011) về “Các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Tp. Cần Thơ”, được đăng trên Tạp chí khoa
học 2011 số 19b trang 122 đến trang 129, trường Đại học Cần Thơ. Tác giả
chọn cỡ mẫu là 389 DNNVV và dùng phương pháp thống kê mô tả, phân tích
hồi quy tuyến tính đa biến để nghiên cứu. Nghiên cứu của tác giả nêu ra các
nhân tố như: Mức độ tiếp cận chính sách hỗ trợ của Chính phủ, trình độ học
vấn của chủ doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, các mối quan hệ xã hội của
doanh nghiệp và tốc độ tăng doanh thu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của DNNVV ở Tp. Cần Thơ.


10


Luận án tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế TPHCM của Đoàn Ngọc Phúc
(2014) sử dụng mô hình hồi quy OLS, REM, FEM và một số kiểm định để
đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN nhà nước sau cổ phần hóa ở
Việt Nam với tên luận án là “Nâng cao hoạt động kinh doanh của DN nhà
nước sau cổ phần hóa ở Việt Nam”, đo lường bằng ROA, ROE của DN nhà
nước sau cổ phần hóa ở Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy quy mô doanh
nghiệp; Sự độc lập của Hội đồng quản trị; Tuổi của doanh nghiệp tác động
dương đến ROA, ROE còn sự kiêm nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị và
giám đốc điều hành thì tác động âm đến ROA, ROE của DN nhà nước sau cổ
phần hóa ở Việt Nam.
Nguyễn Minh Tân, Võ Thành Danh và Tăng Thị Ngân (2015) nói về
“Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
nhỏ và vừa (DNNVV) tại tỉnh Bạc Liêu”, được đăng trên tạp chí khoa học
trường Đại học Cần Thơ số 38 năm 2015. Tác giả thực hiện khảo sát 113
DNNVV tại Tỉnh Bạc Liêu và dùng phương pháp phân tích thống kê mô tả,
phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để phân tích thực trạng hoạt động của các
doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐKD của các DNNVV tại
tỉnh Bạc Liêu. Kết quả nghiên cứu cho thấy HQHĐKD của DNNVV tại tỉnh
Bạc Liêu được hình thành từ mối tương quan với các nhân tố như: Tiếp cận
chính sách hỗ trợ, kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp, giới tính, trình độ học
vấn, quy mô, mối quan hệ xã hội, tuổi doanh nghiệp và loại hình doanh
nghiệp.
Kết quả nghiên cứu luận văn thạc sỹ, trường Đại học Cần Thơ của tác
giả Hồ Thái Đăng vào năm 2016 về: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP. Cần Thơ”, cho thấy có 5
nhân tố tác động đến HQHĐKD của các DNNVV tại TP. Cần Thơ: (1) Số
lượng lao động; (2) Nguồn vốn kinh doanh; (3)Tốc độ tăng trưởng chi phí; (4)


11


Quy mô doanh nghiệp; (5) Tần số tham gia các hoạt động hỗ trợ của Nhà
nước.
Nguyễn Thị Diệu Thanh (2016), thực hiện nghiên cứu “Các nhân tố
ảnh hưởng đến tính ổn định duy trì lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành sản
xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Luận văn Thạc
sỹ, Trường Đại học Đà Nẵng. Phương pháp thống kê mô tả, phân tích hồi quy
tuyến tính đa biến được sử dụng trong nghiên cứu. Nghiên cứu cho thấy các
nhân tố tuổi doanh nghiệp, sự đa dạng giới tính của ban lãnh đạo doanh
nghiệp, chất lượng kiểm toán, quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng của
tài sản, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế và
thu nhập chịu thuế đã giải thích được 67,9% sự biến thiên của biến phụ thuộc
tính ổn định và duy trì lợi nhuận.
Bùi Ngọc Toản (2016), nghiên cứu về “Tác động của chính sách vốn
lưu động đến khả năng sinh lợi trên tổng tài sản của các doanh nghiệp ngành
bất động sản Việt Nam”, được đăng trên Tạp chí khoa học 2016 số 44 trang
18-27, trường Đại học Cần Thơ. Tác giả kiểm định sự tác động của chính sách
vốn lưu động đến TSSL (ROA) của các doanh nghiệp ngành bất động sản
Việt Nam với số lượng mẫu 35 doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014. Công trình
của tác giả cho thấy 6 nhân tố ảnh hưởng đến ROA là: (1) Kỳ thu tiền bình
quân; (2) Kỳ luân chuyển hàng tồn kho; (3) Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt; (4)
Quy mô doanh nghiệp; (5) Tỷ lệ đòn bẩy; (6) Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu của Trần Vũ Thị Hà Xuyên (2017) về “Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước đã
cổ phần hóa tại Tp.HCM”.Luận văn thạc sỹ trường Đại học Kinh tế Tp.HCM,
tác giả đã sử dụng: Mô hình ước lượng OLS thô, mô hình tác động cố định và
mô hình tác động ngẫu nhiên để đo lường mức độ ảnh hưởng của các biến độc



12

lập đến ROA và ROE. Sau đó, tác giả tiến hành trên phần mềm Stata 12 các
kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp nhất, đồng thời kiểm định các giả
định hồi quy và dùng phương pháp FGLS để khắc phục hiện tượng phương
sai sai số thay đổi. Kết quả của nghiên cứu trong cả hai mô hình có biến phụ
thuộc là ROA và ROE, các nhân tố tỷ lệ sở hữu nhà nước, tuổi của doanh
nghiệp (sau khi Cổ phần hóa) và tốc độ tăng trưởng GDP là không có ảnh
hưởng rõ rệt đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh về mặt thống kê; Còn các
nhân tố: Khả năng thanh toán, quy mô doanh nghiệp và kinh nghiệm của nhà
quản trị có ảnh hưởng đến ROA đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% hoặc 5%
và mô hình các nhân tố tác động giải thích được 74,97% sự biến thiên của
ROA. Trong đó, biến quy mô doanh nghiệp có kết quả hồi quy trái với kì
vọng ban đầu của tác giả; các nhân tố có ảnh hưởng đến ROE bao gồm: Khả
năng thanh toán, quy mô doanh nghiệp, kinh nghiệm của nhà quản trị và tỷ lệ
lạm phát đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% hoặc 10%. Mô hình các nhân tố
tác động giải thích được 33,77% sự biến thiên của ROE.
Đặng Văn Lành (2017), nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất
sinh lợi tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Kiên Giang”. Để đo lường
TSSL tại DNNVV tác giả sử dụng TSSL trên tài sản (ROA) và TSSL trên vốn
chủ sở hữu (ROE). Mô hình nghiên cứu đề xuất 10 yếu tố (biến độc lập) có
ảnh hưởng đến TSSL của các DNNVV bao gồm: Tỷ lệ nợ phải trả; Tỷ lệ nợ
phải thu; Tỷ lệ đầu tư tài sản cố định; Tỷ lệ chi phí quản lý; Quy mô doanh
nghiệp; Quy mô doanh thu; Thời gian hoạt động; Giới tính người quản lý;
Quy mô lao động; Ngành nghề. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng
với kỹ thuật hồi quy đa biến với mẫu nghiên cứu gồm 866 doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại tỉnh Kiên Giang. Công trình nghiên cứu cho thấy: Các biến trong
mô hình hồi quy giải thích được 50,13% sự thay đổi ROA của doanh nghiệp.
Có 5 yếu tố ảnh hưởng đến ROA, xếp hạng theo thứ tự mức độ ảnh hưởng từ



13

cao đến thấp là: Quy mô doanh nghiệp; Quy mô doanh thu; Ngành nghề; Quy
mô lao động; Tỷ lệ chi phí quản lý. Trong đó, bốn yếu tố ảnh hưởng cùng
chiều với ROA gồm: Quy mô doanh thu; Ngành nghề; Quy mô lao động; Tỷ
lệ chi phí quản lý. Và một yếu tố ảnh hưởng ngược chiều với ROA là quy mô
doanh nghiệp. Các biến trong mô hình hồi quy giải thích được 47,84% sự thay
đổi ROE của doanh nghiệp. Có 6 yếu tố ảnh hưởng đến ROE, xếp hạng theo
thứ tự mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp là: (1) Quy mô doanh nghiệp; (2)
Quy mô doanh thu; (3) Ngành nghề; (4) Quy mô lao động; (5) Tỷ lệ chi phí
quản lý; (6) Tỷ lệ nợ phải trả. Trong đó, 5 yếu tố ảnh hưởng cùng chiều với
ROE gồm: Quy mô doanh thu; Ngành nghề; Quy mô lao động; Tỷ lệ chi phí
quản lý; Tỷ lệ nợ phải trả. Và một yếu tố ảnh hưởng ngược chiều với ROE là
quy mô doanh nghiệp.
Theo Lê Văn Niệm (2018) “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng vốn của các doanh nghiệp thuộc cụm công nghiệp An Thạnh, huyện Cái
Bè, tỉnh Tiền Giang” đó là: (1) Tỷ lệ chi phí so với doanh thu; (2) Tỷ lệ lao
động qua đào tạo, diện tích kinh doanh; (3) Tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với vốn;
(4) Trình độ chủ doanh nghiệp; (5) Số năm hoạt động của doanh nghiệp; (6)
Số lao động; (7) Tuổi của chủ doanh nghiệp. Với dữ liệu thứ cấp từ Kết quả
Tổng điều tra Kinh tế 2017 – Điều tra Doanh nghiệp tại huyện Cái Bè, và dữ
liệu sơ cấp khảo sát 140 mẫu tác giả cho thấy kết quả nghiên cứu biến tỷ lệ
chi phí so doanh thu tác động mạnh nhất và tác động nghịch chiều đến tỷ suất
lợi nhuận trên vốn của doanh nghiệp.
Phan Thanh Việt (2018) đã thực hiện “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tiền Giang” với
nguồn dữ liệu thứ cấp từ kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2013-2017 và dữ
liệu sơ cấp thực hiện khảo sát 350 doanh nghiệp trên tổng thể 3.562 DNNVV
trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.Với kết quả thu được chứng tỏ các nhân tố bên



×