Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về bán hàng đa cấp bất chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.04 KB, 17 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đầu thế kỉ thứ 21, như một xu thế tất yêu của quá trình đổi mới nên kinh tế
đất nước,bán hàng đa cấp đã được du nhập vào Việt nam. Với những ưu điểm
của mình, hình thức này đã phát triển rất nhanh chóng,kinh doanh đa cấp bắt
đầu bước chân vào thị trường Việt Nam và đạt tổng doanh thu không ngờ
trong hai, ba năm đầu. Kinh doanh đa cấp phát triển quá mạnh mẽ khiến cho
lợi nhuận từ việc quảng cáo của các báo đài, truyền hình có thể bị ảnh hưởng,
cộng thêm nhiều công ty lừa đảo núp bóng kinh doanh đa cấp và một bộ phận
không nhỏ nhà phân phối sai trái đã làm cho dư luận bắt đầu lên tiếng phản
đối kinh doanh đa cấp. Nhân thức được điều này, các nhà làm luật Việt nam
đã đưa ra những quy định nhằm ngăn chặn và xử lý những hành vi này. Để
hiểu rõ hơn về những quy định của pháp luật về vấn đề này em xin đi sâu làm
sáng tỏ đề tài số 14 “Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về bán
hàng đa cấp bất chính”
B. GIẢI QUYẾT VẪN ĐỀ
I. Khái niệm và các đặc trưng của hoạt động bán hàng đa cấp
1, Khái niệm bán hang đa cấp
Kinh doanh tiếp thị mạng lưới (tiếng Anh: Multi-level Marketing)
hoặc Kinh doanh theo mạng (Network Marketing) hay Bán hàng đa cấp
chính thống (tên gọi thông dụng tại Việt Nam) là thuật ngữ chung dùng để
chỉ một phương thức marketing sản phẩm kinh doanh/ bán hàng trực tiếp đến
tay người tiêu dùng, họ có thể trực tiếp đến mua hàng tại công ty (hoặc qua
một nhà phân phối duy nhất) mà không phải thông qua các đại lý hay cửa
hàng bán lẻ.(1)
2, Các đặc trưng của bán hàng đa cấp
Dựa theo nội hàm quy định của Luật Cạnh tranh năm 2004 về bán hàng đa
cấp, có thể chỉ ra những đặc trưng sau đây
Một là, bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa;
Hai là, doanh nghiệp bán hàng đa cấp tiếp thị và tiêu thụ hàng hóa thông
qua những người tham gia được tổ chức ở nhiều cấp khác nhau (đa cấp)
Ba là, người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền


thưởng, lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng của mình và của người tham
gia khác trong mạng lưới do họ tổ chức ra.1
II. Khái niệm và đặc điểm của bán hàng đa cấp bất chính
1 Nguồn Wikipedia
1

1


1. Khái niệm bán hàng đa cấp bất chính
Bên cạnh những đặc điểm của bán hàng đa cấp nói chung, bán hang đa cấp
bất chính còn có thếm những đặc điểm hàm chứa yêu tố “bất chính”. Đó
chính là việc các doanh nghiệp thực hiện các hành vi trái pháp luật nhắm tạo
ra thu lợi bất chính từ việc tuyển người tham giá vào mạng lưới bán hàng đa
cấp
2. Đặc điểm của bán hàg đa cấp bất chính.
Bán hàng đa cấp bất chính hay hình tháp ảo là một hiện tượng biến tướng
của phương thức kinh doanh đa cấp, trong đó, lợi nhuận không thực sự được
xuất phát từ giới thiệu sản phẩm mà từ việc tuyển mộ các thành viên mới.
Đối tượng làm việc của kinh doanh thương mại là Sản phẩm, còn đối tượng
của hình tháp ảo là tiền, cho dù nó thường được quy đổi thành sản phẩm, hay
dịch vụ nhất định thì nó vẫn là hình tháp ảo khi số lượng sản phẩm tiêu thụ
được sẽ luôn tương xứng với số người tham gia (đối với hình thức chân
chính, số lượng sản phẩm bán tùy thuộc vào khả năng nội tại của mỗi người).
Khi đó, các công ty hình tháp ảo, sử dụng thuật ngữ "đa cấp" ám chỉ việc
những người khởi xướng và phát động hệ thống (nằm ở đỉnh tam giác-kim tự
tháp) lợi dụng và bóc lột những thành viên bên dưới (đáy tam giác).
Bán hàng đa cấp bất chính mang bản chất của sự chiếm dụng vốn
Theo đó, người muốn tham gia phải trả tiền hoặc phải đặt cọc một khoản
tiền để tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. Những khoản tiền mà doanh

nghiệp bán hàng đa cấp có được từ nghĩa vụ vô lý đã áp đặt cho người muốn
tham gia phải thực hiện là những khoản tài chính bất chính mà doanh nghiệp
bán hàng đa cấp đã chiếm dụng được.
Bán hàng đa cấp bất chính phản ánh chiến lƣợc dồn hàng cho ngƣời
tham gia
Theo Luật Cạnh tranh năm 2004, việc dồn hàng cho người tham gia được
thực hiện thông qua các hành vi: doanh nghiệp bán hàng đa cấp yêu cầu
người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu để được
quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; hoặc không cam kết mua lại với
mức giá ít nhất là 90% giá hàng hoá đã bán cho người tham gia để bán lại.
Bán hàng đa cấp bất chính tập trung chủ yếu vào việc lôi kéo, dụ dỗ
ngƣời tham gia
Theo hệ thống bán hàng đa cấp truyền thống, những người tham gia bán
hàng đa cấp được hưởng hoa hồng, tiền thưởng hoặc các lợi ích kinh tế khác
2

2


từ kết quả tiếp thị, bán lẻ hàng hóa của họ và từ kết quả tiếp thị, bán hàng hóa
của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do họ đã xây
dựng và bảo trợ trong một phạm vi nhất định. Điều này đã giúp doanh nghiệp
bán hàng đa cấp đồng thời đạt được hai mục đích: (i) kích thích người tham
gia nỗ lực tiếp thị và bán hàng hóa; (ii) thúc đẩy người tham gia xây dựng, tổ
chức và vận hành mạng lưới cấp dưới có năng lực và hoạt động hiệu quả.
Bán hàng đa cấp bất chính mang tính lừa dối ,việc đưa ra các thông tin
gian dối có thể nhằm mục đích sau đây:
+ Dụ dỗ, lôi kéo người khác tham gia bằng cách tác động vào bản tính hám
lợi của con người thông qua những thông tin về lợi ích của người tham gia
đang được hưởng hoặc sẽ được hưởng nếu tham gia;

+ Thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm với những thông tin về tính chất công
dụng gây ra sự nhầm lẫn để những người tham gia tiếp thị, bán hàng hóa cho
người tiêu dùng. Sự lừa dối này không chỉ làm giảm uy tín của người tham
gia trước người tiêu dùng mà còn đe dọa đến lợi ích chính đáng của khách
hàng, của xã hội, nhất là khi những sản phẩm được tiêu thụ là sản phẩm kém
chất lượng
III. Pháp luật cạnh tranh về bán hang đa cấp bất chính
1, Một số quy định của pháp luật về hoạt động bán hàng đa cấp bất chính
ở Việt Nam
Nghị định số 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, được
ký ban hành ngày 14 tháng 5 năm 2014, chính thức có hiệu lực từ 01 tháng 7
năm 2014 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp với những thay đổi cơ bản,
quan trọng theo hướng thắt chặt quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp
như nâng cao điều kiện gia nhập, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp đối
với hoạt động của người tham gia, bổ sung nhiều quy định cấm, tăng cường
sự tương tác giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý cũng như giữa các cơ
quan quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn công tác đào tạo người tham gia của
doanh nghiệp.
Cùng quan điểm thắt chặt quản lý hoạt động bán hàng đa cấp của Nghị
định 42/2014/NĐ-CP, Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Cạnh
tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh (thay thế Nghị
định số 120/2005/NĐ-CP) cũng nâng cao mức tiền phạt đối với hành vi vi
phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp lên tối đa 200 triệu đồng và
bổ sung quy định xử lý đối với nhiều hành vi mới được quy định tại Nghị
định 42/2014/NĐ-CP. Thủ tục hành chính trong hoạt động bán hàng đa cấp
được quy định chặt chẽ tại Thông tư 24/2014/TT-BCT
3

3



2, Các dạng hành vi bán hàng đa cấp bất chính theo quy định của pháp
luật Việt Nam
Như đã trình bày ở trên, pháp luật Việt Nam không đưa ra một định nghĩa
cụ thể nào về bán hàng đa cấp bất chính mà chỉ liệt kê những hành vi được
coi là bán hàng đa cấp bất chính. Theo quy định tại Điều 48 Luật cạnh tranh
2004 và Điều 5 Nghị định số 42/2014/ NĐ – CP của chính phủ về quản lý
hoạt động bán hàng đa cấp, ta có thể khái quát lại các dạng hành vi sau đây
được coi là bán hàng đa cấp bất chính và bị cấm tại Việt Nam:
2.1. Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng
hàng hóa ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia
mạng lưới bán hàng đa cấp
Những hành vi này được quy định cụ thể tại Điểm a, b,c Khoản 1 Điều 5
Nghị đinh số 42/2014/ NĐ- CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, cấm
các Doanh nghiệp có các hành vi sau đây:
“a) Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải đặt cọc hoặc đóng
một khoản tiền nhất định dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia
mạng lưới bán hàng đa cấp;
b) Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải mua một số lượng
hàng hóa dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán
hàng đa cấp;
c) Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải trả thêm một khoản tiền
dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền duy trì, phát triển hoặc mở rộng
mạng lưới bán hàng đa cấp của mình;”
Các khoản tiền DN yêu cầu người muốn tham gia đặt cọc hoặc phải trả sẽ là
chi phí mà người tham gia phải trả để được quyền tham gia mạng lưới. Các
DN bán hàng đa cấp này đưa ra lập luận để bảo vệ cho những yêu cầu trên
của mình là các nghĩa vụ đặt cọc hat trả tiền của người tham gia được coi như
một biện pháp bảo đảm an toàn, uy tín, bình đẳng trong kinh doanh; rằng đó
là ràng buộc vật chất để đảm bảo chắc chắn một điều người tham gia phải tôn

trọng uy tín của DN và của sản phẩm.Nhưng nếu nhìn nhận một cách sâu sắc
thì việc đặt cọc này là bất hợp lý bởi lẽ: Người tham gia mạng lưới bán hàng
đa cấp chỉ đơn thuần là một người tiếp thị để bán lẻ sản phẩm trực tiếp từ nơi
sản xuất đến tay người tiêu dùng giúp DN. Khi người tham gia trực tiếp bán
lẻ sản phẩm hàng hóa cho khách hàng, họ phải thực hiện hình thức “mua vào
bán lại” sản phẩm để hưởng chênh lệch chứ DN không hề ký gửi hàng hóa
cho người tham gia. Chính vì vậy, nghĩ vụ đặt cọc trả tiền cho việc tham gia
là không có căn cứ. Mặt khác, chủ các DN hướng tới mục đích mở rộng
mạng lưới là nhằm bán hàng hóa cho nên về nguyên tắc, chủ DN kinh doanh
đa cấp phải là người đầu tư mạng lưới, đầu tư tuyển dụng và đào tạo phân
4

4


phối viên. Do đó, chủ DN kinh doanh đa cấp sẽ không tìm kiếm lợi nhuận từ
khâu kết nạp phân phối viên.
Dạng hành vi này có thể coi là vi phạm cơ bản của hành vi bán hàng đa cấp
bất chính, theo đó thu tiền từ các thành viên mới tham gia ở cấp thấp nhất để
trả cho cấp cao hơn. Trên thực tế, các DN kinh doanh đa cấp bất chính luôn
“ngụy trang” một cách khéo léo và đưa ra những lý lẽ để giải thích cho hành
vi vi phạm pháp luật này của mình, thậm chí, một số DN còn tìm cách “lách”
luật bằng việc chấp nhận người tham gia vào mạng lưới một cách tự do,
nhưng sự tham gia này chỉ mang tính hình thức. Và chỉ khi họ đáng ứng được
điều kiện đặt cọc, mua hàng hay đóng tiền thì họ mới có đủ các quyền kinh
doanh và được hưởng lợi nhuận từ việc tham gia mạng lưới.
2,2, Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán
cho người tham gia để bán lại
Các doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính thường khoán cho người
tham gia phải bán được một lượng hàng hóa nhất định trong một khoảng thời

gian thường là mỗi tháng để duy trì quyền tham gia mạng lưới. Dẫn đến việc
tồn đọng hàng hóa, rồi dẫn đến nhiều hệ lụy khác: lừa đảo, tự bỏ tiền túi ra
mua các sản phẩm dù không có nhu cầu gây ảnh hưởng đến cả người
tham gia mạng lưới và người tiêu dùng.
Người tham gia chỉ là khâu trung gian tiếp thị và đưa sản phẩm đến tay
người tiêu dùng mà không phải là đại lý bao tiêu, người tiêu thụ sản phẩm.
Họ tìm kiếm khách hàng rồi mới mua sản phẩm từ doanh nghiệp. Tuy nhiên,
nếu không bán được hết số hang đã lấy thì doanh nghiệp có nghĩa
vụ mua lại với mức giá hợp lý (90%) để tránh gây thiệt hại quá lớn cho người
tham gia. Hành vi buộc người muốn tham gia phải mua một lượng hang
nhất định ban đầu để được quyền tham gia bán hàng đa cấp
2.3, Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng,lợi ích kinh tế khác
chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp
Đây là hành vi cho người tham gia được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng,
lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc giới thiệu người khác tham gia vào mạng
lưới bán hàng đa cấp. Với lợi ích như vậy, người tham gia sẽ chỉ chú trọng
đến việc dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp để hưởng
lợi từ hoạt động này 5 mà không nỗ lực tiếp thị sản phẩm. Thu nhập của
doanh nghiệp sẽ chủ yếu từ mạng lưới bán hang chứ không
phải từ hoạt động bán hàng hóa, sản phẩm.
Càng dụ dỗ được nhiều người gia nhập mạng lưới thì số tiền hoa hồng của
người tham gia càng cao. Số tiềnhoa hồng đó thực chất chính là một phần số t
5

5


iền mà những người bị dụ dỗ nộp cho doanh nghiệp. Suy cho cùng, người
được lợi nhất chính là doanh nghiệp với khoản lợi thu được từ số hang bán
cho người mới tham gia và số tiền đặt cọc họ bỏ ra để mua quyền tham gia.

Điều này đi người lại với nguyên tắc tự nguyện khi tham gia bán hàng đa cấp.
Nó làm đảo lộn trật tự nền kinh tế khi người ta chỉ chăm chú đến việc giới
thiệu người tham gia mà không chú trọng đến việc bán hàng và giới thiệu sản
phẩm – mục đích chính của bán hàng đa cấp.
2.4, Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán
hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ
dỗ người khác tham gia
Những thong tin này có thể là mức thu nhập khổng lồ với công sức
bỏ ra rất ít, những chuyến du lịch và những lợi ích vật chất khác.Ngoài ra là
những thông tin thiếu chính xác và sai sự thật và công dụng,
tính năng của sản phẩm.
3. Xử lý các hành vi bán hang đa cấp bất chính
3.1.Trình tự, thủ tục, xử lý đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính theo
Luật Cạnh tranh năm 2004 Trình tự, thủ tục, xử lý các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh nói chung và hành vi bán hàng đa cấp bất chính nói riêng
có thể được khái quát qua sơ đồ sau:

6

6


Quy trình điều tra, xử lý một vụ việc hạn chế cạnh tranh nói chung và hành
vi bán hàng đa cấp bất chính nói riêng được bắt đầu bằng việc Cục QLCT
tiến hành điều tra sơ bộ vụ việc khi: (1) Hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh đã
được Cục QLCT thụ lý; hoặc (2) Cục QLCT phát hiện có dấu hiệu vi phạm
quy định của Luật Cạnh tranh.
Theo điều 87 Luật cạnh tranh, sau khi tiếp nhận đơn khiếu nại của tổ chức,
cá nhân hoặc khi phát hiện DN đã hoặc đang thực hiện hành vi bán hàng đa
cấp bất chính, cục quản lý cạnh tranh sẽ tiến hành điều tra sơ bộ vụ việc trong

thời hạn 30 ngày (kể từ ngày có quyết định điều tra sơ bộ) để quyết định đình
chỉ điều tra hoặc điều tra chính thức. Nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy có
dấu hiệu của bán hàng đa cấp bất chính, cục trưởng cục quản lý cạnh tranh sẽ
quyết định điều tra chính thức vụ việc trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có
quyết định và thời hạn này có thể gia hạn nhưng không quá 60 ngày. Nội
dung điều tra chính thức không nhằm xác định căn cứ cho rằng DN đang bị
điều tra đang thực hiện hành vi bán hàng đa cấp bất chính. Kết thúc giai đoạn
điều tra chính thức, căn cứ vào báo cáo điều tra, cục quản lý cạnh tranh sẽ
quyết định hình thức và biện pháp xử lý hành chính đối với DN bán hàng đa
cấp bất chính theo quy định tại Điều 36 Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định
chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
Toàn bộ quá trình xử lý vi phạm đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính
kéo dài từ 4 đến 6 tháng
Đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính của DN thì hình thức xử phạt
được quy định cụ thể trong Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết Luật
Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh: Theo quy
định tại Điều 36 Nghị định này thì tùy từng trường hợp cụ thể mà hành vi bán
hàng đa cấp bất chính có thể bị phạt:
“ 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau đây:
a) Hoạt động bán hàng đa cấp mà không đảm bảo các điều kiện đăng ký
hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật; b) Không thực hiện
thủ tục đề nghị cấp bổ sung, thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
bán hàng đa cấp khi có thay đổi, bổ sung liên quan đến hồ sơ xin cấp Giấy
chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; c) Không thực hiện thủ tục
đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp khi
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp bị mất hoặc bị rách,
7

7



nát; d) Cung cấp thông tin gian dối trong hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận
đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; đ) Không triển khai hoạt động bán hàng
đa cấp trong thời hạn 12 tháng liên tục kể từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc tạm ngừng hoạt động bán
hàng đa cấp quá 12 tháng liên tục; …
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau đây: a) Không thực hiện đúng quy định về đối tượng kinh doanh
theo phương thức đa cấp hoặc kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với
hàng hóa chưa đăng ký với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật; b) Không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ được pháp luật quy định khi
tạm ngừng hoạt động bán hàng đa cấp hoặc tiếp tục hoạt động bán hàng đa
cấp sau thời gian tạm ngừng; c) Không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thông báo đến cơ quan có thẩm quyền khi chấm
dứt hoạt động bán hàng đa cấp; d) Hoạt động bán hàng đa cấp ở tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp không có trụ sở chính khi chưa
có xác nhận của Sở Công Thương tỉnh, thành phố đó về việc tiếp nhận hồ sơ
thông báo hoạt động; đ) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không
đầy đủ nghĩa vụ thông báo đến Sở Công Thương nơi tổ chức hội nghị, hội
thảo, đào tạo theo quy định của pháp luật; e) Không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ mua lại hàng hóa của người tham
gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật; g) Trả cho người tham gia
bán hàng đa cấp tổng giá trị hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế
khác trong một năm vượt quá 40% doanh thu bán hàng đa cấp trong năm đó
của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;…..
3. Phạt tiền doanh nghiệp bán hàng đa cấp từ 60.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Kinh doanh theo
phương thức đa cấp mà không đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp với cơ

quan nhà nước có thẩm quyền; b) Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa
cấp phải đặt cọc hoặc đóng một khoản tiền nhất định dưới bất kỳ hình thức
nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; c) Yêu cầu người
muốn tham gia bán hàng đa cấp phải mua một số lượng hàng hóa dưới bất
kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; d) Yêu
cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải trả thêm một khoản tiền dưới bất
8

8


kỳ hình thức nào để được quyền duy trì, phát triển hoặc mở rộng mạng lưới
bán hàng đa cấp của mình;….
4. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại Khoản 3 Điều này đối với các hành
vi quy định tại Khoản 3 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được
thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.”
Khoản 5 Điều 36 Nghị định này cũng quy định một số hình thức xử phạt
bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
“a) Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đối với
hành vi quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 1 Điều này và hành vi quy định
tại Khoản 3 Điều này trừ trường hợp kinh doanh theo phương thức đa cấp
mà không đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm
bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi
phạm;
c) Buộc cải chính công khai.”
IV, Thực trạng hành vi bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam hiện nay
và một số giải pháp tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật
1, Thực trạng bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam

Cho đến nay phương thức kinh doanh này cũng được nhiều doanh nghiệp
tiến hành, chủ yếu tập trung ở một số tỉnh, thành phố lớn như: thành phố Hồ
Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Nha Trang...Tính đến tháng 6
năm 2011, theo báo cáo của các Sở Công Thương, trên toàn quốc đã có 63
doanh nghiệp được cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp tại các Sở
Công Thương địa phương, cụ thể: Hà Nội có 30 doanh nghiệp đăng ký; TP.
Hồ Chí Minh: 29 doanh nghiệp; Đồng Nai: 02 doanh nghiệp và Bình Dương:
01 doanh nghiệp, Hải Dương: 01 doanh nghiệp. Trong số 63 doanh nghiệp
này, có 20 doanh nghiệp đã tạm ngừng, chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp,
hoặc chuyển đổi sang pháp nhân hoạt động khác. Trong số các doanh nghiệp
đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp, đã có mặt các tập đoàn lớn, có uy tín trong
ngành kinh doanh đa cấp trên thế giới như Amway, Avon, Herbalife, Vision,
Oriflame...Cùng với sự phát triển nhanh chóng của phương thức bán hàng đa
cấp thì các hành vi bán hàng đa cấp bất chính cũng xuất hiện ngày càng nhiều
trên thực tế với những biểu hiện đặc thù.
9

9


Một ví dụ điển hình cho trường hợp này là hành vi của các nhân viên công
ty bán hàng đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy. Theo đó, Thiên Ngọc Minh Uy
hướng tới đối tượng chủ yếu là các bạn sinh viên năm nhất, năm hai có ham
muốn kiếm tiền, khao khát làm giầu nhưng lại không muốn vất vả. Họ yêu
cầu các bạn sinh viên khi tham gia phải đóng một khoản tiền nhất định để
mua của công ty và bán lại cho người khác. Nếu người đó không bán được thì
coi như họ mất toàn bộ số tiền đã bỏ ra, công ty không cam kết mua lại với
mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại.
Hơn nữa, họ còn hứa sẽ có tiền hoa hồng, tiền thưởng, được tăng cấp, bậc
nếu rủ được nhiều người vào mạng lưới bán hàng đó....

Từ ví dụ rất nhỏ trên ta có thể thấy các DN trên đều đã vi phạm nghiêm
trọng các hành vi mà pháp luật cấm trong bán hàng đa cấp. Có thể thấy các
dạng hành vi chủ yếu và rõ ràng nhất thể hiện hàng vi bán hàng đa cấp bất
chính mà các DN này hay dùng đó là: yêu cầu người tham gia phải mua một
số lượng hàng hóa ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền nhất định để được
quyền tham gia vào mạng lưới; Thứ hai là cho người tham gia nhận hoa
hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác nếu dụ dỗ, lôi kéo được nhiều người
khác tham gia vào mạng lưới.
Đặc biệt, đối tượng mà các DN bán hàng đa cấp bất chính này hướng tới
lại chủ yếu là những cô cậu sinh viên năm nhất còn non nớt khi vừa rời khỏi
vòng tay che chở bao bọc của bố mẹ, có ước mơ tự lập và kiếm tiền nhanh
chóng. Chính tâm lý này đã biến những sinh viên năm 1 trở thành “mục tiêu”
chính mà các DN bán hàng đa cấp hướng đến. Khi đã tham gia vào mạng lưới
này mới phát hiện ra được tính lừa đảo thì lại loay hoay tìm lối thoát, tìm
cách bù đắp số tiền mà mình đóng góp bằng cách lôi kéo bạn bè vào mô hình
kinh doanh đa cấp bất chính này. Cứ như vậy một vòng luẩn quẩn kéo dài
nhưng người được lợi nhất không phải là các thành viên tham gia mà là chủ
DN thành lập bán hàng đa cấp bất chính còn những thành viên tham gia thì
rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang”
Bán hàng đa cấp là vấn đề vẫn chưa được nhìn nhận đúng đắn ở Việt Nam
bởi do nhiều người còn lầm tưởng giữa bán hàng đa cấp bất chính và chân
chính. Những cuộc kiểm tra, thanh tra trong thời gian qua thực ra chỉ là biện
pháp tình thế của các cơ quan nhà nước mà thôi còn vấn đề cốt lõi để hiểu
được bản chất của bán hàng đa cấp thì người dân Việt Nam còn đang rất “mơ
hồ”
10

10



2,Thực trạng xử lý hành vi bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam
Trong những năm gần đây hành vi bán hàng đa cấp bất chính đã giảm đi
nhưng thủ đoạn ngày một tinh vi và khó phát hiện hơn do hành vi này chủ
yếu được thực hiện thông qua hình thức truyền miệng lôi kéo nhau thậm chí
giao kết hợp đồng cũng chỉ bằng miệng nên khó có chứng cứ chứng minh
hành vi vi phạm này. Chính vì những khó khăn trong công tác thu thập chứng
cứ để chứng minh hàng vi phạm tội mà nhiều vụ việc còn chưa được đem ra
xử lý hoặc xử lý chưa thích đáng do quy định của pháp luật còn chưa thực sự
hoàn thiện. Trong quá trình thực thi, Cục QLCT cũng đang phải đối mặt với
nhiều trở ngại xuất phát từ việc hợp tác chưa thật tích cực và đầy đủ từ phía
doanh nghiệp trong quá trình điều tra , thậm chí có trường hợp doanh nghiệp
từ chối hợp tác, từ chối cung cấp thông tin phục vụ điều tra. Điều này đã làm
ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều tra cũng như hạn chế khả năng điều
tra, kết thúc vụ việc một cách nhanh chóng.
3, Một số giải pháp tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật
3.1. Một số hạn chế của pháp luật về bán hàng đa cấp
Thứ nhất, việc quy định bán hàng đa cấp bất chính là một trong những
hành vi cạnh tranh không lành mạnh chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh
tranh là chưa thật sự hợp lý bởi lẽ thực chất bán hàng đa cấp bất chính không
mang tính cạnh tranh. Canh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các chủ thể
kinh doang trong việc giành ưu thế cho mình trên thị trường. Họ có thể ganh
đua nhau trên các mặt khác nhau, với các mưc độ khác nhau thậm chí là sử
dụng các hành vi trái với đạo đức và pháp luật. Tuy nhiên, DN bán hàng đa
cấp bất chính không cạnh tranh với ai, hành vi của họ thực chất là sự lừa đảo,
xâm phạm trực tiếp đến lợi ích của người tham gia mà thôi.
Thứ hai, còn có sự chồng chéo trong các quy định của pháp luật
Thứ ba, mức xử lý vi phạm đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính còn
quá nhẹ so với thực tế
Thứ tư, toàn bộ quy trình xử lý hành vi bán hàng đa cấp bất chính nói chung
chỉ kéo dài từ 4 đến 6 tháng là làm giảm đi khả năng phát hiện, không xử lý

kịp thời hành vi này.
3.2. Một số giải pháp giúp hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu quả thực
thi pháp luật
Thứ nhất, Hoàn thiện các quy định về xác định hành vi bán hàng đa
cấp bất chính
11

11


Dưới góc độ lý thuyết về cạnh tranh, sự không lành mạnh của hành vi cạnh
tranh được xác định căn cứ vào khả năng gây thiệt hại của nó đối với thị
trường, đối với đời sống xã hội và bản chất trái đạo đức, tập quán kinh doanh
hơn là dựa vào khả năng thu lợi cho người thực hiện. Mặt khác, tự thân bốn
hành vi bị cấm đoán đã bao hàm trong đó mục đích bất chính của người thực
hiện. Pháp luật cạnh tranh không nên coi mục đích thu lợi bất chính từ việc
dụ dỗ tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp là một căn cứ độc lập để xác định
về sự vi phạm. Vì vậy, xác định tính không lành mạnh của bán hàng đa cấp
bất chính phải được thực hiện dựa trên việc phân tích các biểu hiện của các
hành vi vi phạm, không cần thiết phải xác định sự bất chính dựa vào mục
đích của các hành vi bán hàng đa cấp bất chínhHơn nữa, mặc dù Luật Cạnh
tranh năm 2004 đã xác định tương đối rõ ràng về hành vi vi phạm và bản chất
bất chính của nó, song lại chưa làm rõ được thế nào là “nhằm thu lợi bất
chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp”. Như
vậy, nếu Luật Cạnh tranh đã sử dụng dấu hiệu này để làm cơ sở cấu thành
hành vi bán hàng đa cấp bất chính thì cần có những quy định cụ thể hơn, đảm
bảo hiệu quả khi áp dụng để xác định và xử lý hành vi bán hàng đa cấp bất
chính.
Thứ hai, cần phải có quy chế về minh bạch thông tin liên quan đến sản
phẩm được tiêu thụ theo phương thức bán hàng đa cấp và xác định

trách nhiệm cụ thể của từng chủthể có liên quan trong việc xây dựng,
truyền bá thông tin, bao gồm doanh nghiệp và người tham gia; Trong đó,
tập trung vào nghĩa vụ bảo hành sản phẩm do doanh nghiệp bán hàng
đa cấp cung cấp đến người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp bán hàng đa cấp tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là những
doanh nghiệp phân phối sản phẩm được sản xuất từ nước ngoài. Nói cách
khác, các côngty nước ngoài sản xuất sản phẩm tổ chức mạng lưới đa cấp và
thực hiện việc bán hàng đa cấp thông qua các công ty trong nước. Thông
thường, các công ty trong nước sẽ ký các hợp đồng phân phối độc quyền với
công ty nước ngoài, sau đó dưới sự hướng dẫn của chuyên gia nước ngoài do
doanh nghiệp sản xuất gửi đến, công ty phân phối của Việt Nam sẽ thiết lập
mạng lưới đa cấp và đào tạo đội ngũ người tham gia cũng như thúc đẩy sự
vận hành của mạng lưới này. Cách thức tổ chức theo kiểu liên kết như trên đã
giúp cho các nhà sản xuất nước ngoài thoát được mọi trách nhiệm về chất
lượng sản phẩm khi tiêu thụ cũng như các trách nhiệm khác đối với mạng
12

12


lưới bán hàng đa cấp. Bên cạnh đó, tính độc lập trong hoạt động của người
tham gia đặt ra một vài vấn đề cho việc xác định trách nhiệm. Trong bán hàng
đa cấp, người tham gia tiến hành tiếp thị để bán lẻ sản phẩm một cách độc
lập. Người tiêu dùng cuối cùng sẽ chỉ biết đến người đã trực tiếp giới thiệu và
bán sản phẩm cho họ, là người tham gia. Do đó, việc đổ trách nhiệm qua lại
giữa người tham gia và doanh nghiệp bán hàng đa cấp rất dễ xảy ra. Vì vậy,
việc yêu cầu cần phải có quy chế về minh bạch thông tin liên quan đến sản
phẩm được tiêu thụ theo phương thức bán hàng đa cấp và xác định trách
nhiệm cụ thể của từng chủ thể có liên quanlà hoàn toàn có cơ sở. Trong đó,
tập trung vào nghĩa vụ bảo hành sản phẩm do doanh nghiệp bán hàng đa cấp

cung cấp đến người tiêu dùng.
Thứ ba,Hoàn thiện chế tài khiếu nại hành chính đối với quy định xử lý
vụ việc cạnh tranh không lành mạnh
Khoản 1 Điều 115 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định: “Trường hợp
không nhất trí với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh, các bên liên quan có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với
một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại ra Toà
án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền”. Việc giải
quyết đơn khiếu nại tại Tòa hành chính đối với quyết định giải quyết khiếu
nại cạnh tranh không lành mạnh được thực hiện theo pháp luật về thủ tục giải
quyết các vụ án hành chính. Vấn đề đặt ra là Tòa án hành chính sẽ xem xét lại
toàn bộ vụ việc từ đầu, xem xét lại cả nội dung và thủ tục cạnh tranh đã được
áp dụng bởi các cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh hay chỉ xem xét về mặt
hình thức? Giá trị pháp lý của quyết định giải quyết khiếu nại của Tòa án như
thế nào? Quyết định có giá trị chung thẩm như kinh nghiệm một số quốc gia
trên thế giới hay phải tuân thủ đầy đủ thủ tục từ sơ thẩm, phúc thẩm đến giám
đốc thẩm? Điều này cần có văn bản hướng dẫn cụ thể của Tòa án nhân dân
tối cao, đặc biệt là cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý cạnh tranh với
Tòa án trong việc xem xét, giải quyết đơn khởi kiện. Bên cạnh đó, xin được
đề cập thêm là quy định khởi kiện ra Tòa án khi không đồng ý với quyết định
giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan quản
lý cạnh tranh được quy định tại các Điều 115 và 116 Luật Cạnh tranh năm
2004. Theo đó, trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại
về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên liên quan có quyền khởi kiện
vụ án hành chính đối với một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải
13

13



quyết khiếu nại ra Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có
thẩm quyền… Những phần của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không bị
khởi kiện ra Tòa án vẫn được tiếp tục đưa ra thi hành. Quy định trên đã tạo ra
một bước chuyển từ việc giải quyết hoàn toàn bằng con đường hành chính
sang giải quyết bằng con đường tư pháp (Tòa án). Quy định này tưởng chừng
là hợp lý, song nó sẽ là cơ hội cho những ai có ý định cố tình trì hoãn, gây
nên sự kéo dài trong việc không thực thi quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
đối với phần quyết định bị khiếu nại ra Tòa án.
Thứ Tư, Chú trọng tuyên truyền pháp luật cạnh tranh nói chung và
pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh nói riêng
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật là hoạt động định hướng, có tổ chức, có
chủ định nhằm mục đích hình thành ở đối tượng tác động tri thức pháp lý,
tình cảm và hành vi phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành với
các hình thức, phương tiện, phương pháp đặc thù. Đây là khâu quan trọng của
hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật, là cầu nối chuyển tải pháp luật vào đời
sống xã hội. Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật luôn là nhu
cầu không chỉ của chủ thể quản lý nhà nước mà còn trở thành nhu cầu đối với
chính đối tượng được tác động như các chủ thể kinh doanh, người tiêu
dùng…
Thứ năm, Nâng cao sự hiểu biết và sự thông thái của ngƣời tham gia
mạng lƣới bán hàng đa cấp và của ngƣời tiêu dùng.
Cung – cầu là mối quan hệ chính và vô cùng quan trọng trong nền kinh tế
hiện nay, đặc biệt là đối với nền kinh tế thị trường. Đại diện cho quan hệ đó
là quan hệ của các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Cũng chính vì thế mà
các doanh nghiệp luôn coi khách hàng là thượng đế, và là đối tượng hướng
đến của các doanh nghiệp để nâng cao thu nhập và lợi nhuận… Vì vậy, bên
cạnh việc xây dựng một môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh cho
các doanh nghiệp, thì chúng ta cần chú trọng đến việc nâng cao dân trí, hiểu
biết của khách hàng. Nếu họ được hướng dẫn, cung cấp đầy đủ các thông tin
về hàng hóa, dịch vụ để trở thành những người tiêu dùng thông thái, từ đó có

thể nhận dạng được các sản phẩm là hàng nhái, hàng giả … thì các hành vi
cạnh tranh không lành mạnh sẽ khó có thể tồn tại lâu dài mà sớm muộn sẽ bị
lên án và tẩy chay…

14

14


C. KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây hoạt động bán hàng đa cấp cũng phát triển
mạnh, số lượng các doanh nghiệp tham gia thị trường tăng lên và số lượng
người tham gia BHĐC ngày càng nhiều hơn Cùng với sự phát triển của
phương bán bán hàng đa cấp, phương thức kinh doanh theo kiểu bán hàng đa
cấp bất chính đã xuất hiện ở Việt Nam. Với bản chất là một hành vi cạnh
tranh không lành mạnh, với những mặt tiêu cực chứa đựng trong nó, bán
hàng đa cấp đang xâm phạm đến quyền và lợi ích của các chủ thể mà nó tác
động đến. Thực tế này đòi hỏi cơ chế quản lý bán hàng đa cấp nói chung,
quản lý hoạt động bán hàng đa cấp bất chính nói tiêng, cần được hoàn thiện
hơn nữa để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Để làm được điều này, trước hết cần
phải hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp, tiếp
đến là sự nỗ lực không ngừng từ các cơ quan quản lý về cạnh tranh, cũng như
các chủ thể đại diện cho các nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội nhằm mục
đích chung là duy trì sự lành mạnh, bền vững của nền kinh tế

15

15



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật cạnh tranh, Nxb Công an nhân dân
2. Quốc hội (2004), Luật Cạnh tranh, Hà Nội.
3. Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội.
4. Quốc hội (2005), Luật Thương mại, Hà Nội.

5 Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
6.Chính Phủ (2014),Nghị định số 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán
hàng đa cấp
7. Chính Phủ (2014),Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Cạnh
tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh
8. Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc và Nguyễn Ngọc Sơn , Pháp luật cạnh
tranh tại Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
9. Đặng Vỹ (2011), "Bán hàng đa cấp ở Việt Nam: Méo mó và biến tướng"
(2011), />10. Nguồn internet:
- www.banhangdacap.gov.vn
- www.dsa.org/aboutselling/fags/#direct marketing.
- www.mlma.org.vn.
- www.qlct.gov.vn.
- www.thongtinphapluatdansu.worldpress.com

MỤC LỤC
16

16


Trang
A.ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................1
B. GIẢI QUYẾT VẪN ĐỀ……………………………………………............….1

I. Khái niệm và các đặc trưng của hoạt động bán hàng đa cấp………....….....1
1, Khái niệm bán hang đa cấp…………………………………………………..1
2, Các đặc trưng của bán hàng đa cấp …………………………………………..1
II. Khái niệm và đặc điểm của bán hàng đa cấp bất chính……………………2
1. Khái niệm bán hàng đa cấp bất chính…………………………………………2
2. Đặc điểm của bán hàng đa cấp bất chính..........................................................3
III. Pháp luật cạnh tranh về bán hang đa cấp bất chính………………………3
1, Một số quy định của pháp luật về hoạt động bán hàng đa
cấp bất chính ở Việt Nam………………………………………………………...3
2, Các dạng hành vi bán hàng đa cấp bất chính theo quy định
của pháp luật Việt Nam…………………………………………………………..3
3. Xử lý các hành vi bán hang đa cấp bất chính…………………………………4
IV, Thực trạng hành vi bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam
hiện nay và một số giải pháp tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật…….....9
1, Thực trạng bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam…………………………..9
2,Thực trạng xử lý hành vi bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam…………..10
3, Một số giải pháp tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật…………………..11
C. KẾT LUẬN…………………………………………………………………..15

17

17



×