Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân tích nguyên tắc bình đẳng , không phân biệt đối xử vớingười khuyết tật trong pháp luật quốc tế và việc cụ thể hoá trong pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.46 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam , Nhà nước luôn coi con Người là mục tiêu và động lực
của sự nghiệp phát triển đất nước. Viêc quan tâm đên đời sống vật chất và
tinh thần của nhóm người dễ tổ thương mà trong đó người khuyết tật (NKT)
là một trong những ưu tiên hang đầu nhằm phát triển mạng lưới án sinh xã
hội của Việt Nam. Xuất phát từ tư tưởng mỗi một con người đều có quyền
hưởng và cần được quan tâm và tôn trọng như nhau. Đây chính là nguyên
tắc bình đẳng trong nhiều văn bản pháp luật của mỗi quốc gia và pháp luật
quốc tế. Nhà nước Việt Nam luôn khuyên khích, tạo điều kiện thuận lợi cho
NKT thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế, văn hoác, xã hội vf
pháp huy khả năng của mình để ổn định đời sống, hoà nhập cộng đồng, tham
gia các hoạt động xã hội. Từ thực tế nêu trên, em xin nghiên cứu đề bài số 2:
“1.Phân tích nguyên tắc bình đẳng , không phân biệt đối xử với
người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và việc cụ thể hoá trong pháp
luật Việt Nam.
2. Tìm một tình huống cụ thể về người khuyết tật. Qua đó phân tích
chế độ của họ trong lĩnh vực giáo dục.”
NỘI DUNG
I. Phân tích nguyên tắc bình đẳng , không phân biệt đối xử với người
khuyết tật.
1. Trong pháp luật quốc tế
Một cách chung nhất, nguyên tắc bình đẳng được hiểu là sự ngang
nhau trong việc tiếp cận các cơ hội về học tập, việc làm, chăm sóc sức khỏe,
dịch vụ công của NKT trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, bao gồm bình đẳng
trên danh nghĩa, bình đẳng về cơ hội và bình đẳng về kết quả. Nguyên tắc
này xuất phát từ tư tưởng cho rằng tất cả mọi người, bất kể họ khác nhau về
thể lực, trí lực và các đặc điểm khác nhau đều có giá trị và tầm quan trọng
khác nhau. Mỗi một con người đều có quyền được hưởng và cần được nhận
sự quan tâm và tôn trọng như nhau. Nguyên tắc bình đẳng và không phân
biệt đối xử được nghi nhận tại Điều 5 và Điều 12 Công ước về quyền của
người khuyết tật năm 2006. Theo đó:


ĐIỀU 5 – bình đẳng không phân biệt đối xử
1. Các Quốc gia thành viên của Công ước này thừa nhận tất cả mọi người
đều bình đẳng trước pháp luật và trong khuôn khổ pháp luật và được pháp
1

1


luật bảo hộ và được hưởng những lợi ích của pháp luật một cách bình đẳng
mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào.
2. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết nghiêm cấm tất cả
các hành vi phân biệt đối xử đối vì lý do khuyết tật và đảm bảo người khuyết
tật được bảo hộ tích cực bằng luật pháp khỏi sự phân biệt đối xử vì bất kỳ lý
do nào.
3. ...
ĐIỀU 12 – được thừa nhận bình đẳng trước pháp luật
1. Các Quốc gia thành viên của Công ước này tái khẳng định rằng người
khuyết tật có quyền được công nhận là thể nhân trước pháp luật ở bất kỳ nơi
nào.
2. Các Quốc gia thành viên của Công ước này thừa nhận người khuyết tật

được hưởng năng lực pháp lý trong tất cả các mặt của cuộc sống trên cơ sở
bình đẳng như những người khác.
3. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện những biện
pháp phù hợp để tạo sự tiếp cận cho người khuyết tật đối với những hỗ trợ
pháp lý mà họ cần khi thực hiện năng lực pháp lý.
4…..”
Pháp luật các nước trên thế giới ở những mức độ khác nhau cũng đã
quy định vấn đề này trong các văn bản pháp luật. Về phương diện pháp lý,
nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử có thể được tiếp cận với các

khía cạnh khác nhau trong pháp luật và dẫn đến các hậu quả không giống
nhau. Các quốc gia trên thế giới có luật pháp chung về chống phân biệt đối
xử áp dụng cho mọi công dân, trong đó có đề cập người khuyết tật, ví dụ:
Canada – Luật nhân quyền năm 1985; Namibia – Luật về việc làm ưu đãi
năm 1998… Các quốc gia có luật pháp về chống phân biệt đối xử chỉ áp
dụng với người khuyết tật, ví dụ: Hoa Kỳ - Luật người khuyết tật năm 1990,
Costa Rica – Luật 7600 về cơ hội bình đẳng cho người khuyết tật năm 1996;
Ghana – Luật về người khuyết tật năm 1993; Việt Nam – Luật Người khuyết
tật 2010…
Mặt khác để có cơ sở xác định một hành vi có phải là bình đẳng hoặc
phân biệt đối xử với người khuyết tật hay không cần có các tiêu chí xác định
mang tính pháp lý được cơ quan có thẩm quyền quy định. Theo đó, trong
Công ước về quyền của Người khuyết tật 2006 quy định tại Điều 2 : “…
2

2


Phân biệt đối xử do bị khuyết tật có nghĩa là bất cứ hình thức phân biệt, loại
trừ hay hạn chế nào do bị khuyết tật, có mục đích hay ảnh hưởng làm giảm
hay hủy bỏ sự công nhận, thụ hưởng, thực hiện trên cơ sở bìn đẳng với
những người khác, tất cả các quyền con người và tự do cơ bản về chính trị,
kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự hay bất cứ lĩnh vực nào khác. Nó bao gồm
tất cả các hình thức phân biệt đối xử, bao gồm cả việc từ chối không tạo ra
sự điểu chỉnh hợp lý”
Nguyên tắc bình đẳng với NKT cũng như một sản phẩm của nguyên
tắc này đem lại là việc cấm phân biệt đối xử với NKT, được thể hiện bằng
nhiều cách khác nhau trong luật pháp, khẳng định sự bình đẳng với NKT
trên danh nghĩa, về cơ hội cũng như bình đẳng về kết quả. Sự bình đẳng của
NKT được thể hiện qua các hoạt động nâng cao nhận thức của NKT và về

NKT trong cộng đồng. NKT được chăm sóc y tế đầy đủ và bình đẳng như
những người bình thường khác. Đặc biệt, NKT cần có chuyên gia về phát
hiện, can thiệp sớm, có cán bộ y tế có chuyên môn về khuyết tật. NKT cần
được phục hồi chức năng với chương trình phục hồi chức năng mang tầm cỡ
quốc gia, trong đó khuyến khích NKT và gia đình họ tham gia phục hồi chức
năng. Các dịch vụ hỗ trợ bao gồm phát triển và cung cấp các thiết bị trợ giúp
để tăng mức độ độc lập của họ trong cộng đồng đồng thời phát triển và cung
cấp lực lượng phiên dịch viên theo nhu cầu của NKT (có thể miễn phí hoặc
giá rẻ). Khả năng tiếp cận môi trường vật chất (nhà ở, công trình công cộng),
đảm bảo các tổ chức của NKT được tham gia trong các chương trình hoạch
định xây dựng đồng thời tiếp cận thông tin liên lạc (bao gồm thông tin về
quyền và dịch vụ, chương trình sẵn có dành cho họ ở mọi giai đoạn được
trình bày dưới hình thức mà NKT có thể tiếp cận được). Khuyến khích các
phương tiện truyền thông giúp các dịch vụ tiếp cận được với NKT; đảm bảo
giáo dục NKT trong môi trường hỗn hợp, không biệt lập NKT; thực thi
quyền của NKT trong lĩnh vực việc làm, duy trì thu nhập và an sinh xã hội.
Cuộc sống gia đình và vẹn toàn cá nhân được đảm bảo, NKT không bị phân
biệt đối xử trong quan hệ tình dục, hôn nhân, gia đình, làm cha mẹ…

3

3


2. Trong pháp luật Việt Nam
Bên cạnh các quy định của pháp luật quốc tê, pháp luật về người
khuyết tật Việt Nam cũng tiếp thu ghi nhận và nội luật hoá nguyên tắc này.
Tại Việt Nam, nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử với NKT
được thể hiện xuyên suốt từ Pháp lệnh Người tàn tật năm1998 đến Luật
NKT năm 2010, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam cũng như

nhiều văn bản liên quan khác. Tất cả đều khẳng định NKT cũng có những
quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản như những công dân khác như quyền chính trị
(quyền được ứng cử, bầu cử, tham gia quản lý Nhà nước, xã hội, thảo luận
các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương…), kinh tế (tự do kinh
doanh, lao động..), giáo dục (được học tập, nghiên cứu khoa học..)…Trong
thời gian qua, chính phủ Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp
luật và chính sách về NKT, triển khai nhiều chương trình, đề án hỗ trợ NKT
và huy động tối đa sự tham gia của xã hội vào trợ giúp NKT hòa nhập cộng
đồng và phát triển.
Luật NKT được Quốc hội ban hành vào ngày 17/6/2010 có hiệu lực từ
ngày 1/11/2011 đánh dấu một bước lớn trong việc hỗ trợ pháp lý cho NKT ở
Việt Nam. Thông tin, truyền thông, giáo dục nhằm thay đổi thái độ và hành
vi về vấn đề khuyết tật, chống kỳ thị và phân biệt đối xử NKT là một trong
những nội dung quan trọng được đưa vào Luật. Có thể nói từ khi Luật NKT
2010 ra đời, địa vị pháp lý và xã hội của NKT đã được nâng lên đáng kể,
mang lại ý nghĩa về mặt pháp lý, xã hội cũng như kinh tế. Về pháp lý, pháp
luật Việt Nam thừa nhận nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử
với NKT là một trong những nguyên tắc cơ bản, các văn bản khi ban hành
phải đảm bảo thực hiện nguyên tắc trên. Đây có thể coi là hành lang pháp lý
để các chủ thể khi tham gia quan hệ xã hội phải tuân thủ. Về xã hội, nguyên
tắc này góp phần giúp NKT vượt qua mặc cảm tự ti để hoà nhập và cuộc
sống, để họ thấy họ được công nhận như những công dân bình thường, được
hưởng các quyền và cũng phải thực hiện nghĩa vụ như mọi công dân khác.
Nguyên tắc bình đẳng bình đẳng, không phân biệt đối xử NKT được
ghi nhận tại khoản 3 Điều 2, Điều 4 và khoản 1 Điều 14 Luật người khuyết
tật năm 2010. Theo đó:
“ Điều 2. Giải thích từ ngữ
4

4




3. Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi,
phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do
khuyết tật của người đó…
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật
1. Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây:
a) Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
b) Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
c) Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;
d) ...
2. Người khuyết tật thực hiện các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp
luật.
Điều 14. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật…
Nguyên tắc bình đẳng được cụ thể hoá trong pháp luật Việt Nam trong
các mặt sau:
2.1. Trong chế độ chăm sóc sức khơe người khuyết tật
Luật Người khuyết tật và Nghị định 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ
thể hiện chính sách của nhà nước chăm lo sức khỏe đối với người khuyết tật
Về chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú, Trạm y tế cấp xã triển khai các
hình thức tuyên truyền, giáo dục, về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm
thiểu khuyết tật. Đối với cơ sở khám, chữa bệnh phải thực hiện biện pháp
khám bệnh, chữa bệnh phù hợp cho người khuyết tật. Tư vấn biện pháp
phòng ngừa và phát hiện sớm khuyết tật; xác định khuyết tật bẩm sinh đối
với trẻ em sơ sinh để kịp thời có biện pháp điều trị và chỉnh hình, phục hồi
chức năng phù hợp. Người khuyết tật được hưởng chính sách bảo hiểm y tế
theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Gia đình người khuyết tật có
trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật được khám bệnh,

chữa bệnh.
2.2. Về bảo trợ xã hội
Người khuyết tật có quyền được hưởng bảo trợ xã hội không có sự
phân biệt theo tiêu chí nào. Nguyên tắc thực hiện quyền hưởng bảo trợ xã
hội đối với người khuyết tật không có sự phân biệt theo tiêu chí nào cũng
5

5


chính là nội dung nguyên tắc cơ bản của Luật an sinh xã hội. Theo đó, mọi
thành viên xã hội bị khuyết tật đều có quyền hưởng bảo trợ xã hội mà không
có sự phân biệt về địa vị, kinh tế, tôn giáo, giới tính, thành phần xã hội,…
Nói các khác, rủi ro khuyết tật không loại trừ ai với tư cách là thành viên
trong cộng đồng bất kể họ có sức khỏe, kinh tế hay công việc vì vậy sự phân
biệt theo tiêu chí nào để loại bỏ quyền hưởng bảo trợ xã hội của người
khuyết tật đều là bất hợp lý. Theo đó thì mức trợ cấp bảo trợ xã hội đối với
người khuyết tật không phụ thuộc vào sự đóng góp, thu nhập hoặc mức sống
của họ mà chủ yếu phụ thuộc vào mức độ khuyết tật và nhu cầu thực tế của
đối tượng.
2.3.Trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, việc làm
Trong giáo dục, theo quy định của pháp luật người khuyết tật được
nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định về độ tuổi của giáo dục phổ
thông; được ưu tiên trong tuyển sinh, được miễn giảm một số môn học; được
miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo và các khoản đóng góp khác…bên cạnh
đó người khuyết tật còn được cung cấp các phương tiện tài liệu trong trường
hợp cần thiết; người khuyết tật được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người
khuyết tật nhìn được học bằng bảng chữ nổi Braille theo tiêu chuẩn quốc gia
(Điều 27 Luật người khuyết tật) .
Mục tiêu của dạy nghề nói chung là nâng cao năng lực thực hành

nghề, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm
được việc làm. Tuy nhiên đối với việc dạy nghề cho người khuyết tật, do đặc
điểm đặc thù của đối tượng này nên mục tiêu của dạy nghề không chỉ dừng
lại ở việc giúp họ có năng lực thực hành nghề nghiệp phù hợp với khả năng
lao động của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm kiếm việc làm ổn định cuộc
sống mà còn giúp họ hòa nhập vào cộng đồng.(Điều 32 Luật người khuyết
tật)
Không phân biệt đối xử trong lĩnh vực việc làm đối với người khuyết
tật, cơ sở của nguyên tắc này chính là xuất phát từ vấn đề về quyền con
người. Người khuyết tật cũng là con người nên họ cũng có quyền được đối
xử bình đẳng và công bằng như những người khác ở mọi lĩnh vực đặc biệt là
lĩnh vực việc làm (Điều 33 Luật người khuyết tật). Người sử dụng lao động
6

6


thường không muốn nhận người lao động là người khuyết tật, bởi họ cho
rằng năng suất lao động của người khuyết tật không cao, thấp hơn so với
người không khuyết tật. Hơn nữa, trong một số trường hợp, người sử dụng
lao động còn phải đầu tư cơ sở vật chất cũng như điều kiện lao động cho
người khuyết tật hơn những người lao động không khuyết tật. Dó đó, việc
phân biệt đối xử đối xử đối với người khuyết tật trong lĩnh vực việc làm là
vấn đề khó tránh khỏi trong thực tiễn sử dụng lao động.
2.4. Hoạt động xã hội đối với người khuyết tật
a. Đối với hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, du lịch.
Điều 36 khoản 1 và 3 Luật người khuyết tật xác định nhà nước và xã
hội tạo điều kiện để người khuyết tật được hưởng thụ văn hóa, thể dục, thể
thao, giải trí và du lịch cũng như tạo điều kiện đẻ họ phát triển tài năng, năng
khiếu về văn hóa, nghệ thuật và thể thao hoặc tham gia sáng tác, biểu diễn

nghệ thuật, luyện tập và thi đấu thể thao.
b. Đối với việc sử dụng công trình, dịch vụ công công.
Nhằm đảm bảo các công trình xây dựng nói chung nhà chung cư và
công trình công cộng nói riêng có đủ điều kiện cho người khuyết tật tiếp cân
và sử dụng , nghĩa là công trình đó tạo dựng được môi trường kiến trúc mà
người khuyết tật có thể đến và sử dụng được các không gian chức năng trong
công trình; Bộ xây dựng đã ban hành bộ quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng
công trình.Theo Quy chuẩn xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành năm 2002,
các loại công trình phải đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng gồm:
công trình y tế, cơ quan hành chính các cấp (trụ sở Uỷ ban nhân dân, tòa án,
viện kiểm sát...), các công trình giáo dục, công trình thể thao, công trình văn
hóa, công trình dịch vụ công cộng (khách sạn, nhà ga xe lửa, bến xe, bưu
điện, trung tâm thương mại, chợ...), nhà chung cư, đường và vỉa hè.

7

7


II. Tìm một tình huống cụ thể về người khuyết tật. Qua đó phân tích chế
độ của họ trong lĩnh vực giáo dục.
cô học trò khuyết tật đặc biệt Đinh Phương Nam (cựu học sinh trường
THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định)-tân sinh viên Bách khoa đã mở
thành công trang sách ước mơ giảng đường đại học của mình. Cuối năm lớp
9, Phương Nam mắc phải căn bệnh u tủy sống, can thiệp phẫu thuật cắt bỏ
khối u đã khiến đôi chân của em trở nên “im lặng”. Em phải ra vào bệnh
viện thường xuyên để điều trị. Chính vì vậy, việc học của em bị gián đoạn.
Phương Nam phải nghỉ học hai năm để ở nhà chữa bệnh. Nhưng rồi em vẫn
quyết định thi vào trường chuyên Lê Hồng Phong. Những ngày đầu đi học
lớp 10, gia đình đã quyết định thuê nhà trọ gần trường để em thuận tiện hơn

trong việc di chuyển. Nhờ quyết tâm ấy, ba năm học cấp ba Phương Nam
luôn đạt thành tích học tập xuất sắc. Dù quyết tâm rất cao trong việc học tập
nhưng Phương Nam vẫn rất mặc cảm vì khuyết tật của mình. Sự tảo tần
chăm sóc, động viên của mẹ cùng niềm tin, hy vọng, kiên trì của bố đã giúp
Phương Nam tự tin mở ra cánh cửa mới cho tương lai mình. Phương Nam là
trường hợp khuyết tật thuộc diện xét tuyển thẳng vào Trường ĐHBK Hà
Nội. Em Phương Nam là trường hợp khuyết tật đầu tiên được xét tuyển
thẳng vào Trường có điểm thi tổ hợp môn xét tuyển cao và thành tích học bạ
cấp ba của em cũng rất xuất sắc. Ngoài ra, em Phương Nam cũng có thể
đăng kí để xét học bổng và hỗ trợ tài chính của Trường dành cho sinh viên
có hoàn cảnh đặc biệt.
* Phân tích chế độ được hưởng trong lĩnh vực giáo dục
Người khuyết tật cũng có nhu cầu học tập để có kiến thức như những
người bình thường khác. Nhưng vì bị khiếm khuyết nên việc học của họ trở
nên khó khăn hơn người bình thường và các khiếm khuyết này rất đa dạng
cho nên như cầu học tập của mỗi người là khác nhau. Do đó cần tạo điều
kiện cho người khuyết tật thực hiện quyền học tập của mình, không mang
tính chất bất bình đẳng và phân biệt đối xử. Học văn hoá của người khuyêt
tật được quy định trong Luật người khuyết tật đồng thời cũng đã được quy
định trong Thông tư liên tịch số 42/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày
31/12/2013 quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/3/2014. Thông tư liên tịch
này quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật, bao gồm: ưu
tiên nhập học và tuyển sinh; miễn, giảm một số nội dung môn học, môn học
8

8


hoặc hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục; đánh giá kết quả giáo

dục; chính sách về học phí; chính sách về học bổng và hỗ trợ phương tiện,
đồ dùng học tập. Ngoài ra còn có Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ
chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học
2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021
Đối với đại học, cao đẳng. Người khuyết tật đặc biệt nặng được xét
tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng. Hiệu trưởng các trường căn cứ kết quả
học tập ở phổ thông của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu
của ngành đào tạo để xem xét và quyết định tuyển thẳng vào học. Người
khuyết tật nặng được hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng khi đăng kí
xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng theo quy định tại Quy chế tuyển
sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Việc đánh giá kết quả giáo dục của người khuyết tật được thực hiện theo
nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học.
Ngoài ra người khuyết tật còn được miễn, giảm một số nội dung môn
học, môn học hoặc hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục. Điều 3,
thông tư liên tịch 42 TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định như sau:
“1. Người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập học theo
chương trình giáo dục chung. Trường hợp người khuyết tật không có khả
năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chung, người đứng
đầu cơ sở giáo dục quyết định điều chỉnh, miễn, giảm, thay thế một số nội
dung môn học hoặc một số môn học, hoạt động giáo dục cho phù hợp và
được thể hiện trong Kế hoạch giáo dục cá nhân.”
Về chính sách học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập, Liên
Bộ nêu rõ, người khuyết tật thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học tại các cơ
sở giáo dục được hưởng học bổng mỗi tháng bằng 80% mức lương cơ sở
theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ. Người khuyết tật thuộc đối
tượng được hưởng chính sách đang học tập tại cơ sở giáo dục đại học, trung
cấp chuyên nghiệp được cấp học bổng 10 tháng/năm học; người khuyết tật
thuộc đối tượng được hưởng chính sách đang học tập tại cơ sở giáo dục mầm

non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường
9

9


chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được cấp học
bổng 9 tháng/năm học. Người khuyết tật thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo
đang học tại các cơ sở giáo dục được hỗ trợ kinh phí để mua sắm phương
tiện, đồ dùng học tập với mức 1.000.000 đồng/người/năm học.
Bên cạnh đó, người khuyết tật học tại các cơ sở giáo dục được miễn,
giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định. Trong nghị định
86/2015/NĐ-CP quy định tại Khoản 2 Điều 7:
“Điều 7. Đối tượng được miễn học phí
2. Trẻ em học mẫu giá và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật có khó
khăn về kinh tế
…”
KẾT LUẬN
Trong thực tế, người khuyết tật (NKT) chưa thể hòa nhập tốt với xã
hội, nguyên nhân chính nằm ở sự kỳ thị, phân biệt đối xử với họ. Ðể thay đổi
nhận thức, thái độ ứng xử của cộng đồng đối với vấn đề NKT không phải là
điều đơn giản, mà đòi hỏi những cố gắng to lớn từ tất cả các thành phần xã
hội. Nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử người khuyêt tật đã ghi
nhận trong pháp luật quốc tế. Pháp luật Việt Nam đã và đang nội luật hóa
nguyên tắc này. Nhà nước đã ban hành các chính sách hỗ trợ NKT được đối
xử bình đẳng và hoà nhập với cộng đồng, điều này được thể hiện qua các
mặt như về bảo trợ xã hội cho NKT, về vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho NKT,
chế độ giáo dục, dạy nghề, việc làm cho họ cũng như trong các hoạt động xã
hội. Bên cạnh đó các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội cần phát huy
vai trò của mình trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về người khuyết

tật góp phần thay đổi nhận thức và cái nhìn của cộng đồng về người khuyết
tật.

10

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình luật người khuyết tật Việt Nam- trường Đại Học Luật Hà NộiNXB
CAND
2. Luật người khuyết tật 2010
3. Công ước về quyền của người khuyết tật 2006
4. Thông tư liên tịch số 42/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC

ngày

31/12/2013 quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật
5. Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối
với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn,
giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập
4.website:
/> /> /> />class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=96045

11

11



MỤC LỤC

12

12



×