Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân tích các quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính với người chưa thành niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.01 KB, 12 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề liên quan đến người chưa thành niên là một trong những vấn đề quan
trọng của pháp luật. Đặc biệt là tình hình hiện nay, tình trạng người chưa thành
niên vi phạm pháp luật ngày càng có xu hướng gia tăng và cùng với đó là những
quy định pháp luật liên quan đến hiện tượng này. Mặt khác, họ lại là đối tượng
được bảo vệ về quyền và lợi ích hợp pháp trong nhiều ngành luật khác nhau. Trong
phạm vi những vi phạm hành chính của người chưa thành niên, em xin chọn đề tài:
“Phân tích các quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính với người chưa
thành niên.”. Qua đó, với sự nghiên cứu và học hỏi, em có thể nhìn nhận các quy
định của luật hành chính về vấn đề này một cách rõ ràng hơn.
NỘI DUNG
I.

Khái quát về người chưa thành niên, xử phạt vi phạm hành chính
đối với người chưa thành niên:
1. Khái niệm người chưa thành niên:
a, Định nghĩa:
Người chưa thành niên là một trong những chủ thể quan trọng của pháp
luật, tuy nhiên, cho đến nay, trong các văn bản pháp luật Việt Nam cũng
chưa có một quy định hay định nghĩa cụ thể về người chưa thành niên. Điều
này thể hiện rõ trong việc ngoài thuật ngữ « người thành niên », trong cuộc
sống còn sử dụng các thuật ngữ khác như « người vị thành niên », «trẻ em».
Đầu tiên, theo từ điển tiếng Việt thì không đề cập đến thuật ngữ « chưa
thành niên » mà chỉ định nghĩa « người thành niên » là : «Đến tuổi được
pháp luật công nhận là công dân với đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ.». Và,
từ điển luật học (NXB Bách Khoa, 1999) lại đưa ra định nghĩa về “vị thành
niên” (có chú thích là “chưa thành niên”) là: “nguời chưa đến tuổi được pháp
luật coi là đủ khả năng để sử dụng quyền, làm nghĩa vụ và chịu trách nhiệm.
1



Theo đó, người chưa đủ 18 tuổi là người “vị thành niên””. Có lẽ, do xuất
phát từ đây mà thuật ngữ “người vị thành niên” được sử dụng rộng rãi trong
cuộc sống thường ngày hơn. Mặt khác, theo Điều 1 Luật Bảo vệ, Chăm sóc
và Giáo dục trẻ em năm 2004: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”.
Như vậy, các định nghĩa nhìn chung đều dựa vào độ tuổi để xếp một người
là chưa thành niên hay thành niên, và theo đó thì quyền, nghĩa vụ của họ
cũng phụ thuộc vào yếu tố này.
Tuy nhiên, các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam lại sử dụng thuật
ngữ « người chưa thành niên » và thuật ngữ này khác với « trẻ em ». Và nhìn
chung, các các quy định trong đó đều xét người chưa thành niên là người
chưa đủ 18 tuổi. Ví dụ như trong Hiến pháp 2013, Điều 29 có ghi nhận: “
Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng
cầu ý dân.”, theo đó phải đạt đổ tuổi này thì công dân mới được hưởng
quyền này. Mặt khác, Điều 18 BLDS 2005 có quy định: “…Người chưa đủ
18 tuổi là người chưa thành niên.”. Điểm a, Khoản 1, Điều 5 Luật xử lý vi
phạm hành chính có nêu: “Người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi bị xử phạt vi
phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên
bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính’.
Từ một số cơ sở trên, chúng ta có thể rút ra định nghĩa về người chưa thành
niên là người chưa đủ 18 tuổi, chưa hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa
có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân. Và khi xem xét về người
chưa thành niên với trẻ em thì khó có thể phân biệt rõ ràng, chỉ có thể nhận
định là, thuật ngữ “người chưa thành niên” bao hàm thuật ngữ “trẻ em”. Mặt
khác, “chưa thành niên” là thuật ngữ được sử dụng trong các văn bản quy
phạm pháp luật.

2


b, Đặc điểm của người chưa thành niên:

-Như đã khẳng định trên, về độ tuổi người chưa thành niên là người chưa đủ
18 tuổi.
-Người chưa thành niên chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của công dân.
Đặc điểm này thể hiện trong việc người chưa thành niên không có một số
quyền và nghĩa vụ của người thành niên ví dụ như quyền được tham gia biểu
quyết trưng cầu ý dân theo Điều 29 Hiến pháp 2013.
-Về tâm sinh lý thì người chưa thành niên chưa phát triển một cách toàn diện
về các mặt lại thêm tâm lý muốn khẳng định bản thân nên người chưa thành
niên dễ dàng phạm tội do bốc đồng lại cộng với nhận thức về cuộc sống
chưa sâu sắc, nhận thức về pháp luật còn hạn chế. Nhưng lại là những người
dễ giáo dục, cải tạo và nhìn chung pháp luật đều hướng tới bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của họ.
2. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên:
a. Định nghĩa:
Theo khoản 2, Điều 2, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có đưa ra: “Xử
phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình
thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực
hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính. Trong đó, vi phạm hành chính được giải thích là “hành vi
có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định pháp luật về quản lý
nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị
xử phạt vi phạm hành chính.”
Như vậy, xử phạt hành chính đối với người chưa thành niên là việc người có
thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
3


đối với người chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi, chưa phát triển đầy đủ về
thể chất, nhận thức, chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân) thực hiện
hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật liên quan.

b. Đặc điểm:
- Quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên
được nêu rõ ràng trong Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và các văn bản
quy phạm pháp luật liên quan quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải
quyết vấn đề này.
- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải tiền hành đối với người chưa thành
niên thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong
luật về quyền hạn, mức độ xử phạt.
- Kết quả của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính với người chưa thành
niên thể hiện ở quyết định xử phạt hành chính ghi nhận các hình thức, biện
pháp xử phạt áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính.
c, Một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành
niên hiện hành:
Điểm a, Khoản 1, Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính có nêu: “Người từ
đủ 14 tuổi đến 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính
do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi
phạm hành chính”.
Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về nguyên tắc xử lý
người chưa thành niên vi phạm hành chính:

4


“…3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người
chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên
có cùng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì
không áp dụng hình thức phạt tiền.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt

tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người
thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực
hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực
hiện thay”
Điều 135 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về áp dụng các hình
thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả:
“1. Các hình thức xử phạt áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với người chưa thành niên
bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường,
lây lan dịch bệnh;
c) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật
nuôi, cây trồng và môi trường; văn hóa phẩm có nội dung độc hại;

5


d) Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi
phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu
thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật.”
Điều 137. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính đối với
người chưa thành niên:
“1. Người chưa thành niên được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt
hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái
phạm….”

Phân tích các quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính với

II.

người chưa thành niên:
Vì một số điều kiện khách quan nên sau đây, em xin tập trung một số quy
định về xử phạt vi phạm hành chính với người chưa thành niên trong Luật
1.

xử lý vi phạm hành chính 2012.
Khái quát chung:
Những quy định về xử phạt vi phạm hành chính với người chưa thành niên
được quy định rõ ràng trong phần thứ năm của Luật xử lý vi phạm hành
chính. Tên của phần thứ năm này là “Những quy định đối với người chưa
thành niên vi phạm hành chính.”. Từ đây có thể thấy được vị trí của vấn đề
này trong luật. Những quy định về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính,
hình thức xử phạt, biện pháp khắc phụ hậu quả nằm ở chương I: “Quy định
chung về xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên.”, những
quy định về biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính với người chưa

2.

thành niên nằm ở chương II.
Phân tích cụ thể các quy định:
Đầu tiên là quy định về đối tượng áp dụng xử phạt, trong đó Điểm a, Khoản
1, Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính đã nêu rõ người chưa thành niên vi
phạm hành chính thì nếu nằm trong khoảng độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 thì
6



phải chịu trách nhiệm với hành vi có lỗi cố ý, lỗi cố ý thể hiện ở sự lựa chọn
của cá nhân người vi phạm, biết hành vi sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho xã
hội nhưng lại mong muốn điều đó xảy ra. Và nếu từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi
thì phải chịu trách nhiệm với mọi hành vi mà mình gây ra.
Thứ hai là quy định về nguyên tắc xử phạt đối với người chưa thành niên vi
phạm hành chính, theo đó, Điều 134 có quy định, việc xử phạt đối với người
chưa thành niên vi phạm hành chính “phải nhẹ hơn so với người thành niên
có cùng hành vi vi phạm hành chính”. Như vậy cùng với một hành vi vi
phạm hành chính, việc xử phạt giữa người thành niên và người chưa thành
niên đã có sự khác nhau. Sự khác nhau là hợp lý bởi cùng vi phạm pháp luật,
nhưng nhận thức của người chưa thành niên sẽ không cao bằng người thành
niên và các yếu tố khác như thể chất, tâm lý… Ví dụ, xét vào hành vi không
đội mũ bảo hiểm khi tham gia điều khiển xe máy lưu thông trên đường. Có
thể khẳng định, nhận thức của người chưa thành niên với người thành niên
trong trường hợp này là như nhau, bởi đây là quy định được phổ biến rộng
rãi, và dĩ nhiên đội mũ bảo hiểm là bảo vệ chính bản thân mình khi tham gia
điều khiển phương tiện xe máy trên đường. Tuy nhiên, nói về phương diện
tâm lý, thì người chưa thành niên vẫn có xu hướng muốn khẳng định cái tôi,
muốn người khác nhìn thấy mình có “phong cách”, chính vì thế, hành vi
không đội mũ bảo hiểm nó thể hiện một phần như thế, họ có thể khoe mái
tóc mới cắt, họ không cảm thấy vướng víu với chiếc mũ nặng và nóng… dĩ
nhiên chưa kể đến việc đi xe máy chưa đến tuổi và chưa có bằng thì không
thể áp dụng hình thức xử phạt là tước giấy phép lái xe như với người thành
niên. Nhưng người thành niên thì không thể như vậy được, sự trưởng thành
trong nhận thức và suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống sẽ không để họ hành động
như vậy, thứ nhất họ phải kiếm tiền, không thể vi phạm rồi bị phạt khiến mất
7


một lượng không nhỏ chi tiêu, rồi họ còn gia đình đằng sau… nói như vậy

để thấy nếu người thành niên có hành vi vi phạm như vậy, về nhiều khía
cạnh đều không ổn. Mặt khác, nói đến phương diện tài chính thì người chưa
thành niên đa phần là không thể kiếm thu nhập cá nhân, với hình thức xử
phạt vi phạm hành chính là phạt tiền thì luật có quy định là “người từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt
tiền”; “người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền
thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành
niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện
biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện
thay.”. Ví dụ như hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia lưu thông
bằng xe máy, Theo đó, lỗi vi phạm không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt tiền từ
100.000 đồng đến 200.000 đồng theo quy định tại Điểm i Khoản 3 Điều 6
Nghị định 171/2013/NĐ-CP. Với người thành niên giả sử bị phạt 200.000
đồng thì người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 chỉ bị phạt 100.000đ.
Tiếp theo là Điều 135 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về áp
dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả. Về các hình
thức xử phạt vi phạm hành chính gồm có: cảnh cáo; phạt tiền; tịch thu tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong đó, với hình thức cảnh cáo thì
Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: “Cảnh cáo được áp
dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có
tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo
hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn
bản.”. Các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 9 luật này. Và cảnh cáo
có lẽ là hình thức xử phạt áp dụng chủ yếu nhất. Ngoài ra còn hình thức phạt
8


tiền đối với người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi và hình thức
tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, ví dụ trường hợp người

chưa thành niên điều khiển xe máy chưa có bằng lái và các giấy tờ liên quan
thì tại Điểm h Khoản 1 Điều 75 Nghị định này cũng quy định đối với vi
phạm này thì người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện đến 07
(bảy) ngày trước khi ra quyết định xử phạt để ngăn chặn hành vi vi phạm
hành chính. Thêm nữa, tại Điều 135 nó quy định về các biện pháp khắc phục
hậu quả, những biện pháp này có mục đích đầu tiên là như tên gọi của nó,
khắc phụ những hậu quả thực tế do vi phạm hành chính gây ra. Mặt khác,
biện pháp khắc phục hậu qủa cũng có mục đích ngăn chặn, giảm nhẹ thiệt
hại do vi phạm hành chính gây ra. Về nội dung của các quy định này đã
được nêu rõ tại điều 29, điều 31, điều 33, điều 37 của Luật xử lý vi phạm
hành chính với lần lượt các biện pháp khắc phục hậu quả. Điểm chung của
biện pháp này là do người vi phạm hành chính (cụ thể là người chưa thành
niên vi phạm) tự nguyện thực hiện. Nếu không tự nguyện thực hiện sẽ bị
cưỡng chế thực hiện.
Tiếp đến là quy định về thời hạn coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính đối
với người chưa thành niên là 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết
định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà
không tái phạm. Quy định này để hồ sơ sau này của người thành niên không
có những lỗ hổng, họ được tái hóa nhập với cuộc sống bình thường và động
lực để không vi phạm tiếp diễn.

9


Cuối cùng, đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, luật còn đưa
ra biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là nhắc nhở hoặc giáo dục tại
gia đình. Trong đó, biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là biện
pháp mang tính giáo dục được áp dụng để thay thế cho hình thức xử phạt vi
phạm hành chính hoặc biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành
niên vi phạm hành chính, bao gồm biện pháp nhắc nhở và biện pháp quản lý

tại gia đình. Được quy định từ Điều 138 đến Điều 140 của luật xử lý vi
phạm hành chính 2012. Theo đó có những điều kiện được ghi nhận rõ ràng
và dễ hiểu trong luật. Điểm mạnh là thay vì hình thức xử phạt có thể quá
nặng đối với người chưa thành niên thì những biện pháp thay thế xử lý vi
phạm sẽ nhẹ nhàng hơn nhưng hiệu quả và đặc biệt là giáo dục tại nhà sẽ
thuận tiện phần nào hơn bởi gia đình là cái nôi của họ, để vực họ dậy khi vấp
ngã.

LỜI KẾT
Qua những phân tích trên, chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn đối với
những quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành
niên phạm tội. Ta có thể hiểu được luật pháp ra đời với sự công bằng,
nghiêm minh và trong đó hàm chứa cả tính nhân đạo, để giáo dục, cải tạo
con người. Đặc biệt, những người chưa thành niên có cơ hội sửa sai và hào
nhập với cuộc sống.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB Công an nhân dân, 2014.
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
/>
4.

%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=27806

/>
5.

pham-hanh-chinh-linh-vuc-giao-thong-duong-bo-duong-sat-vb213228.aspx
/>
6.

tin...-394
/>nh_nghiep/dnvbl?
p_pers_id=&p_folder_id=53313862&p_main_news_id=53762492&p_year_

7.

sel=
/>
MỤC LỤC
11


LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I. Khái quát về người chưa thành niên, xử phạt vi phạm hành chính đối với
người chưa thành niên:
1. Khái niệm người chưa thành niên:
a, Định nghĩa:
b, Đặc điểm của người chưa thành niên:
2. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên:
a. Định nghĩa:
b. Đặc điểm:
c, Một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành

niên hiện hành:
II. Phân tích các quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính với người
chưa thành niên:
1. Khái quát chung:
2. Phân tích cụ thể các quy định:
LỜI KẾT
TÀI LIỆU THAM KHẢO

12



×