Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đình Công và những vấn đề pháp lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.52 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC.....................................................................................................................................................1
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................1
NỘI DUNG...................................................................................................................................................2
I. Khái quát về đình công........................................................................................................................2
II. Vấn đề đình công theo quy định của Bộ luật lao động 2012............................................................3
1. Đối tượng được đình công.............................................................................................................3
2. Thời điểm có quyền đình công.......................................................................................................4
3. Người lãnh đạo đình công..............................................................................................................5
4. Trình tự, thủ tục đình công............................................................................................................5
5. Quyền của các bên trước và trong quá trình đình công...............................................................7
6. Các trường hợp đình công bất hợp pháp......................................................................................8
III. Hoàn thiện quy định của pháp luật về đình công..........................................................................11
KẾT LUẬN..................................................................................................................................................11

MỞ ĐẦU
Đình công là một trong những quyền cơ bản của người lao động, được ghi
nhận trong các Công ước và pháp luật các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, đình
1


công xuất hiện cùng sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị
trường. Quyền đình công thường được người lao động sử dụng như một vũ khí
đấu tranh với người sử dụng lao động để đạt được những yêu sách về quyền và
lợi ích trong quan hệ lao động. Tuy nhiên đình công có thể gây ra những thiệt
hại không nhỏ cho người sử dụng lao động, ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế,
trật tự an toàn xã hội và môi trường đầu tư kinh doanh. Do đó pháp luật đã quy
định chi tiết và cụ thể về trình tự, thủ tục tiến hành đình công và các hành vi bị
cấm khi tiến hành đình công nhằm hạn chế những hậu quả tiêu cực, nhằm
hướng đến việc thực hiện quyền đình công của người lao động vào trong các


khuôn khổ của pháp luật.
NỘI DUNG
I. Khái quát về đình công
Ở Việt Nam, định nghĩa về đình công được đưa ra trong Bộ luật lao động
2012 tại Khoản 1 Điều 209 như sau: “Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự
nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá
trunhf giải quyết tranh chấp lao động”. Khái niệm này đã chỉ ra được khá đầy
đủ các dấu hiệu cơ bản của đình công như: đình công là sự ngừng việc tạm thời,
sự ngừng việc tự nguyện, sự ngừng việc có tổ chức do tập thể lao động thực
hiện. Khái niệm này coi mục đích của đình công là để đạt được những yêu cầu
trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Như vậy đình công là hiện tượng
khách quan trong nền kinh tế thị trường, chỉ phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế
xã hội mà nó tồn tại chứ không phụ thuộc vào sự ghi nhận của pháp luật.
Từ khái niệm đình công có thể thấy được hiện tượng đình công có một số
dấu hiệu cơ bản:
Thứ nhất,, đình công biểu hiện bằng sự ngừng việc tạm thời của nhiều
người lao động (NLĐ). Đây là dấu hiệu cơ bản nhất, giữ vị trí trung tâm, liên
kết các dấu hiệu khác tạo nên hiện tượng đình công.

2


Thứ hai, đình công phải có sự tự nguyện của NLĐ. Đây là dấu hiệu về mặt
ý chí của những NLĐ, thể hiện ở việc họ tự mình quyết định ngừng việc, tham
gia đình công trong khi vẫn có đầy đủ những điều kiện để làm việc.
Thứ ba, đình công luôn có tính tập thể. Tính tập thể được thể hiện ở chỗ:
đành công phải do toàn bộ, đa số hoặc một lượng lớn NLĐ trong một bộ phận
hay trong doanh nghiệp thực hiện và phải có sự liên kết giữa những NLĐ ngừng
việc, cùng ngừng việc vì mục tiêu chung.
Thứ tư, đình công luôn có tính tổ chức. Tính tổ chức thể hiện bằng sự có

chủ định và phối hợp trong phạm vi những NLĐ ngừng việc.
Thứ năm, mục đích của đình công là nhằm đạt được những yêu sách của
những người tham gia đình công
II. Vấn đề đình công theo quy định của Bộ luật lao động 2012
1. Đối tượng được đình công
Đình công là quyền của NLĐ được pháp luật quốc tế cũng như pháp luật
Việt Nam thừa nhận. BLLĐ 2012 tiếp tục ghi nhận đối tượng được đình công là
NLĐ (điểm đ khoản 1 Điều 5). Như vậy pháp luật Việt Nam thừa nhận quyền
đình công của NLĐ nhưng không phải đối với tất cả NLĐ mà chỉ những NLĐ
làm việc theo hợp đồng lao động. Còn đối với cán bộ, công chức, viên chức thì
không có quyền đình công. Không chỉ vậy, NLĐ là đối tượng được đình công
còn phải đáp ứng những điều kiện sau:
Thứ nhất, quyền đình công là quyền của mỗi NLĐ song việc thực hiện
quyền này phải thông qua hành vi của tập thể lao động. Tập thể lao động là tập
hợp có tổ chức của NLĐ, cùng làm việc cho một NSDLĐ hoặc trong một bộ
phận thuộc cơ cấu tổ chức của NSDLĐ. Như vậy chỉ những NLĐ cùng làm việc
cho một NSDLĐ mới được quyền đình công.
Thứ hai, Nghị định 41/2013/NĐ-CP quy định danh mục các đơn vị không
được đình công. Đây là những đơn vị sử dụng lao động có vị trí, vai trò quan
trọng và nhạy cảm đối với nền anh ninh đất nước, an toàn xã hội. Tuy nhiên để
đảm bảo quyền lợi cho NLĐ làm việc trong các đơn vị này thì “cơ quan quản lý
3


nhà nước phải định kỳ tổ chức lắng nghe ý kiến của tập thể NLĐ và NSDLĐ để
kịp thời giúp đỡ và giải quyết các yêu cầu chính đáng của tập thể lao động”
(Khoản 2 Điều 220 BLLĐ 2012).
Tóm lại theo quy định của BLLĐ 2012 thì đối tượng được phép đình công
chỉ là những NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động cho cùng một NSDLĐ
không thuộc danh mục các đơn vị sử dụng lao động không được đình công.

2. Thời điểm có quyền đình công
Trước đây BLLĐ 2005 quy định đình công có thể phát sinh cả từ tranh
chấp lao động tập thể về quyền và về lợi ích nên quy định thời điểm có quyền
đình công đối với hai loại này khác nhau. Tuy nhiên BLLĐ 2012 đã thu hep
phạm vi quyền đình công của NLĐ, chỉ ghi nhận tính hợp pháp của những cuộc
đình công phát sinh từ tranh chấp lao động tậ thể về lợi ích, không cho phép
đình công để giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền. Do đó tập thể lao
động chỉ có thể đình công vào duy nhất một thời điểm. Theo quy định của
BLLĐ 2012, thời điểm tập thể lao động được đình công là khi tranh chấp lao
động tập thể về lợi ích đã được giải quyết theo thủ tục hòa giải và trọng tài
nhưng không thành hoặc hòa giải thành nhưng một trong các bên không thực
hiện thỏa thuận (Điều 204, 206). Cụ thể sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội
đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không
thwucj hiện thỏa thuận đã đạt được hoặc sau thời hạn 03 ngày, kể từ ngày Hội
đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành thì tập thể lao động
có quyền tiến hành các thủ tục để đình công. Như vậy, khi một tranh chấp lao
động tập thể về lợi ích chwua được cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết
hoặc đang được hòa giải bởi Hòa giải viên lao động hay Hội đồng trọng tài lao
động thì tập thể lao động không được đình công.
Quy định này vừa tạp khoảng thời gian làm nguội bớt các tranh chấp lao
động đang ở thời điểm nóng bỏng, tạo điều kiện để hai bên giải quyết trong hòa
bình trước khi áp dụng đình công; đồng thời cũng hạn chế được những hậu quả
tiêu cực mà đình công mang lại. Theo đó, nếu đình công tự phát sẽ bị coi là bất
4


hợp pháp, nên phần nào kiềm chế những cuộc đình công theo ngẫu hứng của
NLĐ, bảo vệ lợi ích của NSDLĐ khi phải đối mặt với nguy cơ đình công có thể
dễ dàng xảy ra tại bất kì thời điểm nào.
3. Người lãnh đạo đình công

Theo BLLĐ 2012, việc tổ chức và lãnh đạo đình công sẽ được thực hiện
như sau:
- Ở nơi có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công phải do Ban chấp hành
công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo.
- Ở nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thfi đình công do tổ chức công
đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của NLĐ.
Như vậy so với quy định của BLLĐ 2005, BLLĐ 2012 đã bỏ quy định về
đại diện do tập thể lao động cử và trao quyền lãnh đạo đình công ở những doanh
nghiệp không có Ban chấp hành công đoàn cơ sở cho tổ chức công đoàn cấp
trên sau khi có đề nghị của NLĐ.
4. Trình tự, thủ tục đình công
Theo quy định tại Điều 211 BLLĐ 2012, trình tự thủ tục đình công được
tiến hành thông qua các bước sau:
Bước 1: Lấy ý kiến tập thể lao động
Thủ tục lấy ý kiến tập thể lao động về vấn đề đình công là một thủ tục quan
trọng trong tiến trình tổ chức đình công. Theo BLLĐ 2012, chỉ tổ chức công
đoàn cơ sở hoặc tổ chức công đoàn cấp trên mới có quyền lấy ý kiến tập thể lao
động về vấn đề đình công. Việc tổ chức lấy ý kiến có thể thực hiện bằng phiếu
hoặc chữ ký. Tại doanh nghiệp đã có tổ chức công đoàn cơ sở thì chỉ cần lấy ý
kiến của thành viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở và Tổ trưởng các tổ sản
xuất; nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thfi lấy ý kiến Tổ trưởng các tổ sản
xuất hoặc của NLĐ.
Những nội dung lấy ý kiến bao gồm: Thời điểm bắt đầu đình công, địa
điểm đình công; phạm vi tiến hành đình công; yêu cầu cảu tập thể lao động và ý
kiến của NLĐ đồng ý hay không đồng ý đình công.
5


Bước 2: Ra quyết định đình công
BLLĐ 2012 đã quy định Ban chấp hành công đoàn có quyền quyết định

đình công khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý. Tuy nhiên để đạt
được tỷ lệ trên 50% số người được lấy ý kiến tán thành thì còn thiếu khả thi đối
với những doanh nghiệp tập trung nhiều NLĐ hoặc gồm nhiều cơ sở sản xuất
phân tán.
Sau khi ra quyết định đình công, Ban chấp hành công đoàn phải gửi Quyết
định đình công cho NSDLĐ, đồng thời gửi 01 bản cho cơ quan quản lý nhà
nước về lao động cấp tỉnh, 01 bản cho công đoàn cấp tỉnh.
Ngoài ra, theo quy định tại BLLĐ 2012, các loại văn bản mà tổ chức lãnh
đạo đình công phải chuẩn bị tahy vì bao gồm cả Quyết định đình công và Bản
yêu cầu thì được rút gọn xuống còn một văn bản duy nhất là Quyết định đình
đông. Quy định này nhằm đơn giản hóa các thủ tục, tạo điều kiện cho tập thể
lao động có thể thwucj hiện hoạt động đình công trong khuôn khổ pháp luật mà
vẫn đảm bảo được các quyền lợi cơ bản của mình.
Bước 3: Tiến hành đình công
Tiến hành đình công là việc NLĐ ngừng hoàn toàn các hoạt động sản xuất,
kinh doanh nằm trong nghĩa vụ lao động của mình, nếu như đến thời điểm bắt
đầu đình công đã được báo trước mà NSDLĐ vẫn không chấp nhận giải quyết
yêu cầu của tập thể lao động.
Về những hành vi cấm thực hiện khi đình công, Điều 219 BLLĐ 2012 quy
định, bao gồm những hành vi sau:
- Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc
NLĐ đình công; cản trở NLĐ không tham gia đình công đi làm việc.
- Dùng bạo lực; hủy hoại máy móc, thiết bị, tài sản của NSDLĐ.
- Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật đối với NLĐ, người lãnh
đạo đình công hoặc điều động NLĐ, người lãnh đạo đình công sang làm công
6


việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia

đình công.
- Trù dập, trả thù NLĐ tham gia đình công, người lãnh đạo đình công
- Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác.
Như vậy quyền đình công của NLĐ sẽ được đảm bảo nếu xuất phát từ nhu
cầu, nhận thức của họ, được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật. Bên cạnh dó,
pháp luật còn chú trọng bảo vệ tài sản của NSDLĐ và trật tự an toàn xã hội khi
đình công xảy ra, không những để ngăn chặn các hành vi lạm dụng quyền đình
công mà còn đảm bảo pháp chế, đáp ứng yêu cầu chung của xã hội. Ngoài ra
quy định về các hành vi bị cấm nói trên cũng được áp dụng với cả NSDLĐ để
tránh xâm phạm quyền đình công của NLĐ. Các tổ chức các nhân nếu vi phạm
các quy định này sẽ phải chịu các trách nhiệm pháp lý nhất định.
5. Quyền của các bên trước và trong quá trình đình công
Theo BLLĐ 2012, trước khi đình công và trong quá trình đình công, các
bên có các quyền sau:
Trước tiên hai bên có quyền tiếp tục thỏa thuận để giải quyết nội dung
tranh chấp lao động tập thể hoặc cùng đè nghị cơ quan quản lý nhà nước về lao
động, tổ chức công đoàn và tổ chức đại diện NSDLĐ ở cấp tỉnh tiến hành hòa
giải. Riêng đối vói Ban chấp hành công đoàn sẽ có các quyền rút quyết định
đình công nếu chưa đình công hoặc chấm dứt đình công nếu đang đình công và
yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp. Tương ứng, NSDLĐ cũng
có quyền chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu và thông báo bằng văn bản
cho Ban chấp hành công đoàn tổ chức lãnh đạo đình công; đóng cửa tạm thời
nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt
động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản và yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình
công là bất hợp pháp. Về phía NLĐ, NLĐ tham gia đình công sẽ không được trả
lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp hai bên
có thỏa thuận khác).
7



Như vậy, nếu như trước đây BLLĐ 2005 còn quy định quyền của Ban chấp
hành công đoàn và NSDLĐ được yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động
tập thể về quyền thì BLLĐ 2012 đã bỏ quyền này. Lý do xuất phát từ sự thay
đổi trong quy định về thời điểm được phép đình công, theo đó pháp luật chỉ cho
phép đình công phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, do đó bỏ quy
định này là hợp lý.
Bên cạnh đó BLLĐ 2012 cũng bổ sung thêm quyền của NSDLĐ được tạm
thời đóng cửa nơi làm việc trong quá trình NLĐ đình công do không đủ điều
kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản (khoản 2 Điều
214). Điều này xuất phát từ thực tế trong thời gian qua, một số cuộc đình công
đã bị một số út phần tử quá khích lợi dụng để bạo hành, phá hủy tài sản của
doanh nghiệp và do khi đình công xảy ra khiến cho đa số NLĐ đồng loạt nghỉ
việc thì khó có đủ nhân công cần thiết để duy trì hoạt động bình thường của
doanh nghiệp. Tuy nhiên việc tạm thời đóng của doanh nghiệp chỉ được thực
hiện với điều kiện là sau thời điểm cuộc đình công bắt đầu. Ngoài ra NSDLĐ
phải trả lương ngừng việc cho NLĐ không tham gia đình công nhưng phải
ngừng việc vì lý do đình công và phải mở cửa doanh nghiệp trở lại ngay khi
cuộc đình công kết thúc và tập thể lao động trở lại làm việc.
6. Các trường hợp đình công bất hợp pháp
Đình công là quyền của NLĐ nhưng quyền đó không phải được thực hiện
một cách tự do, không có giới hạn. Hiện nay đình công bất hợp pháp được quy
định tại Điều 215 BLLĐ 2012, gồm các trường hợp:
Thứ nhất, đình công không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi
ích
Như đã phân tích ở trên, Luật lao động hiện nay chỉ công nhận các cuộc
đình công phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, do đó nếu đình
công phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc vì lý do khác sẽ bị
coi là bất hợp pháp.
8



Thứ hai, đình công tổ chức cho những NLĐ không cùng làm việc cho một
NSDLĐ đình công
Cuộc đình công muốn được coi là hợp pháp thì phạm vi đình công phải là
trong một đơn vị sử dụng lao động hoặc trong bộ phận của đơn vị sử dụng lao
động. Vượt qua khỏi phạm vi này, cuộc đình công sẽ bị xếp vào trường hợp
đình công bất hợp pháp.
Quy định về phạm vi đình công như trên so với quy định tại BLLĐ 2005
đã có những thay đổi phù hợp hơn. Nếu trước đây chỉ quy định cuộc đình công
bất hợp pháp là cuộc đình công “không do những người lao động cùng làm việc
trong một doanh nghiệp tiến hành” sẽ không bao quát hết được các đối tượn sử
dụng lao động trên thực tế vì bên cạnh doanh nghiệp còn có các cơ quan, tổ
chức, hợp tác xã, hộ gia đình. Vì vậy quy định thay đổi từ doanh nghiệp sang
NSDLĐ sẽ hợp lý hơn.
Thứ ba, đình công khi vụ tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc
đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của BLLĐ.
Theo quy định của BLLĐ 2012, trước khi tập thể lao động tiến hành đình
công thì tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết bởi Hòa giải
viên lao động và Hội đồng trọng tài lao động. Khi tranh chấp này chưa được
giải quyết hoặc đang được giải quyết thì tập thể lao động không được tổ chức
đình công.
Thứ tư, đình công tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc
danh mục do Chính phủ quy định.
Do tính chất quan trọng và tầm ảnh hưởng lớn của các doanh nghiệp hoạt
động thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân nên pháp luật đã không cho phép tập
thể lao động ở doanh nghiệp này được đình công. Các doanh nghiệp này bao
gồm: các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích hoặc
thiết yếu, doanh nghiệp phục vụ an ninh quốc phòng… Trong các doanh nghiệp
này, cơ quan quản lý nhà nước phải đình kỳ tổ chức lắng nghe ý kiến của tập thể
9



lao động và NSDLĐ để kịp thời giúp đỡ và giải quyết các yêu cầu chính đang
của tập thể lao động.
Thứ năm, đình công khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.
Theo Nghị định 46/2013/NĐ-CP thì hoãn đình công và ngừng đình công
được hiểu như sau:
Hoãn đình công là việc ra quyết định chuyển thời điểm bắt đầu thực hiện
cuộc đình công đã được dự kiến sang một thời điểm khác áp dụng đối với các
cuộc đình công dự kiến tổ chức tại các đơn vị cung cấp dịch vụ về điện, nước,
vận tải công cộng và các dịch vụ khác trực tiếp phục vụ tổ chức mít tinh kỷ
niệm ngày Chiến tháng, ngày Quốc tế lao động, ngày Quốc khành; hoặc đình
công dự kiến tổ chức tại địa bàn đang diễn ra các hoạt động nhằm phòng ngừa,
khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bênh hoặc tình trạng khản cấp theo
quy định của pháp luật.
Ngừng đình công là việc ra quyết định chấm dứt cuộc đình công đang diễn
ra cho đến khi không còn nguy cơ xâm hại nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc
dân và lợi ích công cộng áp dụng đối với các cuộc đình công diễn ra trên địa
bàn xuất hiện thiên tai, hỏa hoạn, dịch bênh hoặc tình trạng khản cấp theo quy
định của pháp luật; đình công diễn ra đến ngày thứ ba tại các đơn vị cung cấp
dịch vụ điện, nước, vệ sinh công cộng làm ảnh hưởng tới môi trường, điều kiện
sinh hoạt và sức khỏa của nhân dân.
Về thẩm quyền ra quyết định hoãn hoặc ngừng đình công hiện nay có sự
tahy đổi. Nếu như trước đây quyền này thuộc về Thủ tướng Chính phủ thì hiện
nay đã được trao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tình. Và theo BLLĐ 2012
thì có năm trường hợp đình công bị coi là bất hợp pháp. Quy định này so với
BLLĐ năm 2005 đã bớt đi hai trường hợp là cuộc đình công vi phạm về trình
tự, thủ tục và đình công vi phạm về tổ chức lãnh đạo đình công.
Ngoài ra BLLĐ 2012 đã bổ sung quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh trong việc giải quyết các cuộc đình công vi phạm trình tự,

thủ tục. Theo đó đối với các cuộc đình công không theo trình tự thủ tục luật
10


định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền ra quyết định tuyên bố
cuộc đình công vi phạm trình tự thủ tục và thông báo cho Chủ tịch UBND cấp
huyện. Sau đó Chủ tịch UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp vói cơ quan quản lý
nhà nước về lao động, công đoàn cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan
trực tiếp gặp gỡ NSDLĐ và Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp
trên để nghe ý kiến và hỗ trợ các bên tìm biện pháp giải quyết, đưa hoạt động
sản xuất kinh doanh trở lại bình thường.
III. Hoàn thiện quy định của pháp luật về đình công
Thứ nhất, về đối tượng được phép đình công. Hiện nay nhà nước chỉ cho
phép NLĐ tiến hàng đình công trong phạm vi một doanh nghiệp hoặc một vài
doanh nghiệp (nếu có cùng NSDLĐ). Tuy nhiên sắp tới việc thương lượng tập
thể trogn phạm vi ngành và ký kết thỏa ước lao động tập thế cấp ngành sẽ trở
nên phổ biến. Do đó cũng cần xem xét thừa nhận vấn đề tranh chấp lao động tập
thể cấp ngành và đình công ngành.
Thứ hai, về vấn đề tổ chức lãnh đạo đình công. Quy định về tổ chức lãnh
đạo đình công theo quy định hiện nay nhìn chung là hợp lý. Tuy nhiên cần xét
đến trường hợp tại doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn cơ sảo mà khi NLĐ có
nguyện vọng tiến hành đình công để mong muốn lợi ích chính đáng thì Ban
chấp hành công đoàn cơ sở lại không ủng hộ. Trong trường hợp này để bảo vệ
quyền lợi của NLĐ thì cần quy định thêm công đoàn cấp trên trực tiếp có thể
đứng ra tổ chức và lãnh đạo đình công theo yêu cầu của tập thể lao động ở
những nơi có công đoàn cơ sở nhưng công đoàn không đồng ý tổ chức, lãnh đạo
đình công.
KẾT LUẬN
Khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế
thế giới, khi tình hình chính trị, xã hội ngày càng trở nên nhạy cảm và quan hệ

lao động Việt Nam đang ở thời điểm có tính chất bước ngoặt thì những quy định
mới về đình công và giải quyết đình công trong BLLĐ 2012 là hoàn toàn hợp lý
11


và cần thiết. Khi áp dụng đồng bộ thì BLLĐ 2012 nói chung và quy định về
đình công nói riêng sẽ được thực thi hiệu quả trên thực tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội 2012.
2. TS. Trần Thị Thúy Lâm, Những điểm mới về đình công trong BLLĐ
2012.
3. Th.S Hà Thị Hoa Phượng, Đình công và giải quyết đình công theo Bộ
luật lao động 2012.

12



×