Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giao anDS11 35

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.7 KB, 4 trang )

Ngày soạn: 21/11/2017

Tiết: 35
ÔN TẬP CHƯƠNG II
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm:
- Vững định nghĩa quy tắc cộng, quy tắc nhân. Phân biệt hai quy tắc.
- Vững các khái niệm hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp, nhị thức Niutơn.
- Vững khái niệm khái niệm phép thử, biến cố, không gian mẫu.
- Định nghĩa xác suất cổ điển, tính chất của xác suất.
2. Kĩ năng:
- Biết cách tính số phần tử dựa vào quy tắc cộng, quy tắc nhân.
- Phân biệt được hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp. Biết được khi nào thì dùng đến chúng để tính số
phần tử của tập hợp.
- Biết cách biểu diễnbiến cố bằng lời, bằng tập hợp.
- Biết cách xác định không gian mẫu và tính số phần tử của không gian mẫu.
- Tính được xác suất của một biến cố.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, chính xác trong tính toán, lập luận.
4. Năng lực hướng tới
- Năng lực tự học; giải quyết vấn đề, tính toán.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK, đồ dùng dạy học
2. Học sinh
- SGK, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
Thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề. Hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Giới thiệu
Phân biệt hai quy tắc đếm.


Phân biệt hoán vị, tổ hợp, chỉnh hợp.
Nêu công thức nhị thức Niuton.
Nêu định nghĩa, tính chất, các công thức tính xác suất của biến cố.
Để củng cố lại kiến thức toàn chương, chuẩn bị cho tiết kiểm tra sắp tới, chúng ta đi vào tiết ôn tập
ngày hôm nay.
2. Nội dung
Dạng 1: Giải các bài toán có vận dụng quy tắc cộng, quy tắc nhân; Tính số hoán vị, chỉnh hợp, tổ
hợp chập k của n phần tử.
Dạng 2: Khai triển nhị thức Niutơn với một số mũ cụ thể; tìm hệ số của xk trong khai triển nhị thức
Niutơn thành đa thức.
Dạng 3: Xác định: Phép thử ngẫu nhiên; không gian mẫu, biến cố có liên quan đến phép thử ngẫu
nhiên
Dạng 4: Tính xác suất của biến cố (biết sử dụng máy tính bỏ túi đề hỗ trợ việc tính xác suất)
3. Luyện tập:


Bài 1. Có bao nhiêu số chẵn có bốn chữ số được tạo thành từ các chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6 sao cho:
a) Các chữ số có thể giống nhau?
b) Các chữ số khác nhau?
Giải: a)* Nếu số chẵn có chữ số hàng đơn vị là 0 thì có 6 cách chọn chữ số hàng nghìn, 7 cách chọn
chữ số hàng trăm và 7 cách chọn chữ số hàng chục.
Vậy số các số chẵn có 4 chữ số tận cùng bằng 0 tạo từ 7 chữ số trên là m = 6 x 72 = 294 số.
* Xét số chẵn ở hàng đơn vị khác 0.
– Có 3 cách chọn chữ số hàng đơn vị, 6 cách chọn chữ số hàng nghìn, 7 cách chọn chữ sô” hàng
trăm, 7 cách chọn chữ số hàng chục. Số các số chẵn có 4 chữ sô’ với chữ sô” hàng đơn vị khác 0 tạo
thành từ 7 chữ sô’ trên là:^ .
n2 = 3 x 6 x 72 = 882 số.
b) Số các số chẵn có 4 chữ số tạo thành từ 7 chữ số trên là: n = n1 + 112 = 294 + 882 = 1176 số.
Sô’ các số chẵn 4 chữ số khác nhau có chữ sô’ hàng đơn vị bằng 0 tạo từ 7 chữ số trên là: n1 = 5 x 6
x 4 = 120 số.

Sô’ các số chẵn có 4 chữ sô’ khác nhau tận cùng bằng số khác 0 là:
112 = 3x5x5x4 = 300 số.
Vậy số n = n1 + n2 = 120 + 300 = 420 số có 4 chữ số khác nhau tại từ 7 chữ số trên.
Bài 2. Xếp ngẫu nhiên ba bạn nam và ba bạn nữ ngồi thành sáu ghế kê theo hàng ngang. Tìm xác
suất cho:
a) Nam, nữ ngồi xen kẽ nhau
b) Ba bạn nam ngồi bên cạnh nhau.
Giải: a) Số cách xếp 6 bạn ngồi hàng ngang một cách tùy ý:
n(Ω) = 6! = 720(cách)
Sô’ cách xếp để nam nữ ngồi xen kẽ là: n(A) = 2 . (3!)2 = 72
Xác suất để các bạn nữ ngồi xen kẽ là:
P(A) = n(A) / n(Ω) = 72/720 = 0,1
b) Coi 3 bạn nam như một người thì cách xếp để 3 bạn nam ngồi cạnh nhau như là xếp 4 người trên
4 chỗ và có 3! cách xếp ba bạn nam trong chỗ chung. Vậy có n (B) = 3!4! cách xếp 3 bạn nam ngồi
cạnh nhau.
Xác suất để ba bạn nam ngồi cạnh nhau là: P(B) = 3!4! / 6! = 1/5 = 0,2
Bài 3. Từ một hộp chứa sáu quả cầu trắng và bốn quả cầu đen, lấy ngẫu nhiên đồng thời bốn quả,
tính xác suất sao cho:
a) Bốn quả lấy ra cùng màu;
b) Có ít nhất một quả cùng màu.
Giải: a) Có C410 = 10.9.8.7/ 1.2.3.4 = 210 cách lấy ra bốn quả cầu bất kỳ.
Có C46 = 6.5 /1.2 = 15 cách lấy ra 4 quả cầu cùng màu trắng và C44 = 1 cách lấy ra 4 quả cầu cùng
màu đen


Xác suất để lấy ra 4 quả cầu cùng màu là:
P(A) = C46 + C44 / C410 = 15 +1 /210 ≈ 0,0762
b) Biến cố đối của biển cố lấy 4 quả có ít nhất quả cầu trắng là biến cố lấy 4 quả cầu đen
P(B) =1/210
Xác suất để 4 quả cầu lấy ra có ít nhất một quả cầu trắng là:

P(¯B) = 1 – P(¯B) = 1 – 1/210 = 209/210 ≈ 0,9952
Bài 4. Gieo một con súc sắc ba lần. Tính xác suất sao cho mặt sáu chấm xuất hiện ít nhất một lần.
Giải: Biến cố đối với biến cố gieo súc sắc ba lần có ít nhất một lần xuất hiện mặt 6 chấm là biến cố
của ba lần đều không xuất hiện mặt 6. Số trường hợp như vậy là: 53 = 125.
Xác suất để ba lần gieo có ít nhất một lần xuất hiện mặt sáu chấm là:
P(A) = 1- 53/63 ≈ 0,4213
4. Vận dụng, tìm tòi mở rộng:
Bài 1. Lấy hai con bài từ cỗ bài tú lơ khơ 52 con. Số cách lấy là
(A) 104.
(B) 1326.
(C) 450.
(D) 2652.
ĐA B. Số cách lấy hai con bài từ 52 con là C252= 52.52 /1.2 = 1326
Bài 2. Năm người được xếp vào ngồi quanh một bàn tròn với năm ghế. Số cách xếp là:
(A) 50.
(B) 100.
(C) 120.
(D) 24.
ĐA D.

Với 5 người A, B, C, D, E xếp hàng ngang (hay dọc) thì có 5! = 120 cách xếp. Nhưng với 5
hoán vị khác nhau theo hàng ngang là ABCDE, DEABC, CDEAB nhưng xếp quanh bàn tròn như
hình vè chỉ là một cách xếp. Vậy số cách xếp 5 người ngồi quanh bàn tròn là:
n=5!/4 =4! = 24 (cách)
Bài 3. Gieo một con súc sắc hai lần. Xác suất để ít nhất một lần xuất hiện mặt sáu chấm là:
(A) 10/36.
(B) 11/36.
(C) 12/36.
(D) 14/36.
ĐA B. Không gian mẫu có: 6 X 6 = 36 phần tử. Số trường hợp gieo hai con súc sắc không có

con nào 6 chấm là: 5 X 5 = 25.
Số trường hợp hai con súc sắc có ít nhất một con 6 là: 36 – 25 = 11. Xác suất để ít nhất một
con súc sắc xuất hiện 6 chấm là:
P(A) = 11/36
Bài 4. Từ một hộp chứa 3 quả cầu trắng và hai quả cầu đen lấy ngẫu nhiên hai quả. Xác suất để lấy
được cả hai quả trắng là:
(A) 9/30.
(B) 12/30.
(C) 10/30.
(D) 6/30.
2
ĐA A. Số cách lấy 2 quả cầu bất kì là: C 5 = 5.4/1.2 =10
Số cách lấy được 2 quả cầu trắng là: C23 = 3.2/1.2 =3
Xác suất để lấy được hai quả cầu trắng là:
P(X)= 3/10 = 9/30


Bài 5. Gieo ba con súc sắc. Xác suất để số chấm suất hiện trên ba con như nhau là:
(A) 12/16.
(B) 1/216.
(C) 6/216.
(D) 3/216.
3
ĐA C. Không gian mẫu có 6 = 216 phần tử.
Số trường hợp cả ba con súc sắc xuất hiện cùng số chấm là 6 trường hợp.
Xác suất cần tìm là: 6/216.
Bài 6. Gieo một đồng tiền cân đốì và đồng chất bốn lần. Xác suất để cả bốn lần xuất hiện mặt sấp
là:
(A) 4/16.
(B) 2/16.

(C) 1/16.
(D) 6/16.
ĐA C. Số trường hợp xảy ra có thể là: 24 = 16
Chỉ có duy nhất một trường hợp cả 4 lần đều xuất hiện sấp.
Xác suất cần tính là: P(x) = 1/16.
V.
HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC
- HS về nhà xem lại lý thuyết và các bài tập.
- Xem lại các nội dung trong chương để chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×