Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giao anHH11 05

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.67 KB, 3 trang )

Ngày soạn: 20/09/2017
Tiết: 05
I.

PHÉP DỜI HÌNH. HAI HÌNH BẰNG NHAU

MỤC TIÊU

1. Kiến thức:
- Biết khái niệm về phép dời hình và một số phép dời hình đã học.
- Biết được các tính chất của phép dời hình.
- Biết khái niệm hai hình bằng nhau.
2. Kỹ năng: Vận dụng phép dời hình trong bài tập đơn giản. Nhận biết hai tứ giác bằng nhau,
hai hình tròn bằng nhau.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, chính xác khoa học, chú ý tập trung trong giờ.
4. Năng lực hướng tới: Năng lực tự học; giải quyết vấn đề, tính toán.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK, đồ dùng dạy học
2. Học sinh
- SGK, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
Thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề. Hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
Nhắc lại tính chất chung của các phép biến hình đã học?
Những phép biến hình mà có tính chất bảo toàn khoảng cách
giữa hai điểm bất kỳ, được gọi là phép dời hình. Vậy định nghĩa
cụ thể của nó là gì, nó có tính chất gì, và ứng dụng của nó như
thế nào, các em sẽ được tìm hiểu trong bài học hôm nay.


2. Hình thành kiến thức
2.1. Định nghĩa
Phép dời hình là phép biến hình bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ.
Nhận xét:
- Các phép đồng nhất, tịnh tiến và phép quay đều là những phép dời hình.
- Phép biến hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp hai phép dời hình cũng là một phép dời
hình.


2.2. Tính chất
Phép dời hình biến:
Ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng và bảo toàn thứ tự.
Đường thẳng thành đường thẳng
Tia thành tia
Đoạn thẳng thành đoạn thẳng
Tam giác thành tam giác bằng nó
Góc thành góc bằng nó
Đường tròn thành đường tròn cùng bán kính
2.3. Hai hình bằng nhau. Hai hình được gọi là bằng nhau nếu có một phép dời hình biến hình
này thành hình kia.
3. Luyện tập:

r

Bài 1: Cho tam giác ABC và vecto v. Vẽ ảnh của tam giác ABC qua
phép dời hình F có được bằng cách thực hiện liên tiếp
r hai phép: phép quay
tâm C, góc quay 90 độ và phép tịnh tiến theo vecto v.
Gợi ý: F (ABC )  A ' B ' C '.
Bài 2: Cho hình chữ nhật ABCD. Gọi E, F, I lần lượt là trung điểm của

AB, BC, AC. Chứng minh hai hình thang AEIB và CFID bằng nhau.
Gợi ý:
B

A
E
D

I

F
C

Phép quay tâm I, góc quay 1800 biến:

A � C; E � F
I � I; B � D

nên nó biến hình thang AEIB thành hình thang CFID. Vậy hai hình thang đó bằng nhau.
4. Vận dụng, tìm tòi mở rộng:
Bài 1: Cm rằng 2 HCN cùng kích thước (cùng chiều dài và chiều
rộng) thì bằng nhau.


Gợi ý:
Giả sử ABCD và A'B'C'D' có AB=CD=A'B'=C'D', AD=BC=A'D'=B'C'.
Khi đó  ABC=  A'B'C', do đó có PDH F biến  ABC thành  A'B'C'. F biến TĐ O của AC
thành TĐ O' của A'C'. F biến điểm D thành điểm D", vì O là TĐ của BD nên O' cũng là TĐ của
B'D", do đó D' trùng D". Vậy F biến ABCD thành A'B'C'D'.
Bài 2: Cho hai ∆ bằng nhau ABC, A'B'C' (AB=A'B', BC=B'C',CA=C'A'). CMR tồn tại một PDH

F là hợp thành của PQ và ptt biến ∆ ABC thành ∆ A'B'C'.
V.

HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC

-

HS về nhà xem lại các kiến thức đã học.

-

Chuẩn bị trước nội dung sau:
1. Đọc trước bài phép vị tự.
2. Xem lại kiến thức tích một vecto với một số.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×