Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

2012 2013 BAO CAO HOI NGHI 2012 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.66 KB, 22 trang )

PHÒNG GD-ĐT LỆ THỦY
TRƯỜNG THCS HỒNG THỦY

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ
NĂM HỌC 2012 - 2013
Năm học 2012 – 2013 là năm học tiếp tục thi đua thực hiện Nghị quyết Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 06/CT-TW của Bộ
Chính trị về thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh"; Chỉ thị số 33/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Chống tiêu
cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục"; cuộc vận động "Mỗi thầy, cô
giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo"; Năm học tiếp tục thực hiện
chiến lược phát triển GD&ĐT giai đoạn 2011-2020 và nhiều chính sách phát triển
giáo dục của Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Quán triệt sâu sắc các Nghị quyết của Đảng bộ các cấp; Chỉ thị số
2737/CT-BGDĐT ngày 27/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về
nhiệm vụ năm học 2012 - 2013; Công văn số 5289/BGDĐT-GDTrH ngày
16/8/2012 của Bộ GD-ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm
học 2012-2013; Quyết định số 3843/QĐ-UBND ngày 07/9/2012 của UBND
huyện Lệ Thủy về việc ban hành kế hoạch Mục tiêu phát triển Giáo dục - Đào tạo
năm học 2012- 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2012-2013 của Phòng
GD-ĐT Lệ Thủy, nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo. Cụ thể, trong năm học 2012-2013 nhà
trường tập trung thực thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
A . NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM:
1. Tích cực chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá
tạo sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động giáo dục; Trong đó trọng tâm là giữ vững chất lượng văn hóa


đại trà, chất lượng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, chất lượng tuyển sinh vào
lớp 10 THPT và giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
2. Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành gắn
với việc đổi mới giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán
bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tạo sự chuyển biến tích cực và rõ nét về chất
lượng giáo dục.
3. Đổi mới công tác quản lý theo hướng phát huy năng lực, ý thức trách nhiệm
của CBGV nâng cao hiệu quả công tác. Tăng cường thực hiện kỷ cương, nề nếp
quản lý dạy học, kiểm tra, đánh giá.
4. Tích cực tham mưu tăng trưởng CSVC và thiết bị dạy học theo hướng hiện
đại hóa- chuẩn hóa và đảm bảo tính thân thiện trong nhà trường, giữ vững trường
đạt chuẩn Quốc gia sau 5 năm.
5 . Tiếp tục duy trì, giữ vững chất lượng PCGDTHCS theo hướng thực chất, an
toàn và vững chắc.


B. NHỮNG CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN :
I. QUY MÔ SỐ LƯỢNG VÀ CÔNG TÁC PCGD.

1.Quy mô số lượng:
Tuyển sinh lớp 6: 130/130 = 100% học sinh tốt nghiệp TH
Quy mô số lượng năm học 2012-2013 là:
Khối 6: 4 lớp - 130 HS
Khối 7: 4 lớp - 137 HS
Khối 8: 3 lớp - 122 HS
Khối 9: 5 lớp - 160 HS
Toàn trường 16 lớp - 539 HS
Huy động HS, duy trì tỷ lệ chuyên cần trên 97%, giảm tỷ lệ học sinh bỏ
học không quá 0,4%
2. Về công tác PCGD:

Chấn chỉnh và tăng cường hoạt động một cách toàn diện có hiệu quả của
Ban chỉ đạo phổ cập.
Duy trì và nâng cao chất lượng PCGDTHCS , nâng tỷ lệ người trong độ
tuổi 15- 18 tuổi có bằng TN THCS lên trên 93, 6%.
Nâng cao chất lượng lớp 9, đẩy nhanh tiến độ thực hiện đạt chuẩn tiêu chí
14,2 về xây dựng nông thôn mới.
*Một số giải pháp.
Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tham mưu tích cực
thường xuyên với lãnh đạo Đảng, chính quyền để có các giải pháp thích hợp hơn,
kịp thời trong công tác tuyển sinh, huy động và duy trì số lượng.
Phối hợp tích cực với các tổ chức đoàn thể xã hội, hội cha mẹ học sinh để
làm thay đổi nhận thức của phụ huynh nhân dân trong việc quan tâm chăm lo tạo
điều kiện học tập tốt cho con em.
Nâng cao vai trò trách nhiệm, sự nhiệt tình của GV chủ nhiệm lớp. Nắm
vững điều kiện, hoàn cảnh của học sinh và gia đình học sinh. Gần gũi, hiểu suy
nghĩ của học sinh để thông cảm, có biện pháp giáo dục phù hợp.
Nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới hình thức hoạt động Đội, hoạt động
tập thể, với nội dung phong phú, thu hút học sinh yêu trường yêu lớp.
Đẩy mạnh hơn các phong trào: Đền ơn đáp nghĩa, vòng tay bè bạn. Xây
dựng quỹ giúp đỡ bạn nghèo. Làm tốt công tác chính sách xã hội. Quan tâm đặc
biệt đối tượng khuyết tật hòa nhập, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.


I.I. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN:

1.Giáo dục đạo đức, lối sống, nâng cao xếp loại hạnh kiểm:
-Tăng cường giáo dục truyền thống, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức
lối sống cho HS, gắn với việc tổ chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của nhà trường.
-Thực hiện giáo dục ATGT, an toàn trường học, giáo dục thể chất, môi

trường, tích cực phòng chống bạo lực, ma túy và tệ nạn xã hội trong trường học
-Tăng cường hoạt động giáo dục theo chủ điểm, giáo dục truyền thống,
giáo dục nngoaif giờ lên lớp; xây dựng nếp sống văn hóa, củng cố kỷ cương nề
nếp, thực hiện giáo dục kỷ luật tích cực.
-Đẩy mạnh hoạt động Đoàn, Hội thanh niên, Đội TNTP Hồ Chí Minh
trong trường học, phát huy tác dụng tích cực của hoạt động Đoàn, Đội trong việc
giáo dục đạo đức lối sống và nâng cao chất lượng giáo dục.
-Làm tốt công tác phối hợp với gia đình, hội cha mẹ học sinh, ban công an
xã. Nghiêm khắc xử lý kỷ luật những vi phạm đạo đức lối sống, vi phạm về ý
thức, thái độ học tập của HS. Thực hiện cam kết với học sinh và phụ huynh về
ngăn chặn, không tham gia các tệ nạn XH.
Chỉ tiêu: - Hạnh kiểm: Tốt 55- 60%; khá 35 %; yếu không quá 1%
Không có học sinh vi phạm pháp luật, vi phạm ATGT
2. Thực hiện tốt chương trình và kế hoạch giáo dục
2.1. Thực hiện chương trình:
- Tiếp tục thực hiện kế hoạch dạy học với nội dung 37 tuần thực học (kỳ I:
19 tuần; kỳ II: 18 tuần), giữ nguyên tổng số tiết dành cho các môn học theo khung
phân phối chương trình. Đảm bảo đủ thời lượng dành cho luyện tập, ôn tập, thực
hành- thí nghiệm.
- Tổ chức dạy học 6 buổi/ tuần, dành thời gian trấi buổi cho công tác dạy
phụ đạo, bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn tập lớp 9.
- Tổ chức dạy học nghiêm túc tự chọn môn Tin cho học sinh lớp 6,7,8,9 (2
tiết/ tuần) .
- Về tổ chức dạy học ngoại ngữ: Tiếp tục thực hiện tốt kế hoạch dạy học
ngoại ngữ trong trường THCS, thực hiện dạy môn tiếng Anh từ lớp 6-9. Tích cực
bồi dưỡng giáo viên, chuẩn bị điều kiện để tiếp nhận triển khai Chương trình
GDPT môn Tiếng Anh theo đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục
quốc dân giai đoạn 2008- 2020".



2.2. Thực hiện các hoạt động giáo dục.
- Thực hiện tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL) và hoạt động giáo
dục hướng nghiệp (HĐGDHN). HĐNGLL thực hiện đủ các chủ đề qui định cho
mỗi tháng, với thời lượng 2tiết/ tháng và tích hợp một số nội dung sang môn
GDCD. HĐGDHN cho lớp 9 với thời lượng bố trí 9 tiết/ năm học, đưa một số
nội dung tích hợp sang HĐNGLL. Coi trọng nội dung tư vấn hướng nghiệp cho
học sinh lớp cuối cấp.
- Chú trọng, tăng cường các hoạt động giáo dục tập thể khác: Chào cờ đầu
tuần; sinh hoạt lớp cuối tuần;...
- Dạy nghề phổ thông: Tổ chức dạy nghề phổ thông tin học cho học sinh
lớp 8. Tỷ lệ học 100%, thi đỗ tốt nghiệp 98%. Coi trọng công tác tư vấn nghề
nghiệp cho học sinh lớp cuối cấp.
- Về thực hiện tích hợp một số nội dung môn học và hoạt động giáo dục:
Tiếp tục thực hiện tốt việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi tường; giáo dục đạo đức;
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên vào trong
một số môn học nhằm làm cho bài học sinh động, hấp dẫn, gắn với thực tiễn.
- Việc thực hiện các nội dung giáo dục địa phương: Thực hiện đảm bảo
chương trình giáo dục địa phương theo đúng số tiết qui định. Chuẩn bị đủ tài liệu
để giảng dạy và học tập. Trước mắt sử dụng tài liệu Lịch sử và địa lý Quảng Bình
do Sở GD&ĐT biên soạn. Triển khai lồng ghép đưa “Hò khoan Lệ Thủy” vào
giảng dạy, lồng ghép vào nội dung dạy học âm nhạc; hoạt động ngoài giờ lên lớp
nhằm bảo tồn và phát huy làn điệu dân ca địa phương.
- Công tác giáo dục thể chất, YTHĐ
Thực hiện tốt nội dung yêu cầu về công tác giáo dục thể chất, y tế học
đường của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT Quảng Bình. Đưa hoạt động giáo dục thể
chất trở thành nề nếp, kết hợp với giáo dục giới tính, giáo dục môi trường.
+ Thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả kế hoạch giáo dục thể chất trong
nhà trường: Xây dựng các câu lạc bộ TT, tổ chức tập luyện, giao lưu chuẩn bị tốt
tiến đến tổ chức tham gia có hiệu quả các hội thi cấp cụm, cấp huyện.

Những bộ môn cần tập trung chỉ đạo đạt giải: điền kinh; cờ vua.
Xây dựng lực lượng HLV, nâng cao ý thức trách nhiệm, nhiệt tình của đội
ngũ.
Xây dựng sân bãi TD đảm bảo điều kiện dạy học chương trình chính
khoá và chương trình tập luyện của học sinh.


+ Đảm bảo chương trình BHYT học sinh, phấn đấu 100% học sinh có thẻ
BHYT. Tổ chức tốt việc chăm sóc sức khoẽ cho học sinh, xây dựng tủ thuốc, nâng
cấp phòng y tế học đường.
+ Tăng cường giáo dục môi trường, giáo dục thể chất. Đảm bảo đủ nước
sạch, nước uống cho học sinh. Hợp đồng lao động làm dịch vụ vệ sinh các công
trình vệ sinh thay học sinh. Tạo sự chuyển biến tích cực về công tác y tế học
đường.
2.3. Tập trung chỉ đạo để giữ vững chất lượng đại trà ở mức cao, vững
chắc, nâng cao chất lượng thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT.
- Phân tích chất lượng học sinh từ đầu năm học. Tổ chức chuyển giao chất
lượng đến tận học sinh và cho từng giáo viên, với quan điểm lấy chất lượng kết
quả kiểm tra học kỳ II của năm học 2011-2012 của các môn để chuyển giao cho
năm học mới có xem xét chất lượng của một số môn trên tinh thần có sự phấn
đấu. Riêng chất lượng chuyển giao của lớp 6 sẻ lấy kết quả kiểm tra học kỳ II của
lớp 6 năm trước để chuyển giao cho năm mới với xem xét mức độ chênh lệch
giữa chất lượng nghiệm thu 2 môn văn, toán lớp 5 để chuyển giao chất lượng cho
phù hợp. Lập đủ hồ sơ chuyển giao chất lượng.
- Tác động tích cực, có hiệu quả chuyển biến chất lượng của học sinh diện
yếu kém, giảm thiểu học sinh ngồi sai chổ. Tích cực thực hiện kế hoạch nội dung
công văn 227 về kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém. Tổ chức dạy phụ đạo từ đầu
tháng 10/2012 cho học sinh diện yếu kém đối với tất cả các môn văn hóa cơ bản.
Phụ đạo tập trung 3 môn cơ bản Toán, Văn, Anh. Lập hồ sơ theo giỏi diễn biến
chất lượng và quản lý dạy học một cách nghiêm túc.

- Tăng cường chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý dạy học, quản lý chặt chẽ
việc ôn tập, thi lại, xét lên lớp, xét tốt nghiệp và thi tuyển đảm bảo nghiêm túc
đúng quy chế hiện hành.
- Thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục theo quy chế đánh giá xếp loại
học sinh THCS (TT số 58/2011/TT-BGD&ĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GD&ĐT
về ban hành quy chế đánh giá xếp loại học sinh;
- Chỉ đạo dạy học lớp 9:
+ Bố trí giáo viên có năng lực có kinh nghiệm, nhiệt tình dạy học lớp 9,
ổn định đội ngũ dạy lớp 9 từ đầu năm. Xây dựng hoàn thiện bộ chương trình dạy
ôn tập cho các môn.
+ Thực hiện quản lý chặt chẽ, nghiêm túc kiểm tra đánh giá học sinh ở
tất cả các môn, không dạy lệch, đoán tủ môn thi tuyển. Làm công tác tư tưởng cho


phụ huynh, học sinh để tránh học sinh học lệch thiên về các môn cơ bản tập trung
cho thi tuyển.
+ Tổ chức dạy ôn tập thi tuyển cho khối 9; tổ chức dạy ôn tập cho các
môn Toán, Văn, Anh từ tháng 10/2012 và các môn thi tuyển từ khi có thông báo
môn thi.
+ Thời gian dạy ôn tập 2 buổi/ tuần; 4 tiết/buổi
+ Thời lượng dạy ôn tập: Môn Toán; Ngữ văn đạt ít nhất 80 tiết trở lên,
môn Anh văn 60 tiết.
+ Lập hồ sơ theo dõi, quản lý dạy học qui cũ.
- Xét tốt nghiệp THCS và thi tuyển vào THPT nghiêm túc, đúng quy chế
hiện hành.
Chỉ tiêu phấn đấu:
+Học lực: giỏi 5 % ; Khá 35 %; TB trở lên 95%.
+Lên lớp thẳng và lên lớp sau thi lại: 98% trở lên.
+Tốt nghiệp THCS đạt 98% trở lên.
+Thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT :

Xếp toàn đoàn: < 14 toàn huyện; < 35 toàn tỉnh.
2.4. Nâng cao chất lượng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu:
- HSG đây là nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành và của nhà trường trong
năm học. Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng theo kế hoạch theo kế hoạch bồi dưỡng
HSG của ngành và tình hình thực tế của đơn vị.
- Tổ chức tuyển chọn học sinh đảm bảo chính xác, trên cơ sở kết quả học
tập của môn bồi dưỡng và có căn cứ vào chất lượng các môn học công cụ.
- Xây dựng lực lượng bồi dưỡng đủ số lượng, có chuyên môn vững, nhiệt
tình, có ý thức hoàn thành nhiệm vụ giao.
- Đối với các lớp 6,7,8 tổ chức bồi dưỡng theo tài liệu phát hành của
Phòng GD&ĐT. Lớp 9 bồi dưỡng tập trung tại Kiến Giang 3 môn, 2môn Sử, Địa
được bồi tại trường. Động viên học sinh và tạo điều kiện tốt nhất để học sinh tham
gia bồi dưỡng đủ, có chất lượng. Bố trí giáo viên kèm cặp tuyến 2. Tạo sự liên
thông, liên kết về nội dung bồi dưỡng tập trung của huyện với các trường thông
qua hệ thống bài tập giao việc cho học sinh hàng tuần.
- Việc tuyển chọn đội tuyển:
+Lớp 6: Căn cứ vào kết quả đạt cao của học sinh tại các đội tuyển của
lớp 5, kết hợp với kết quả học tập đầu năm của lớp 6.
+Lớp 7: Tuyển chọn trong số đội tuyển của lớp 6 năm trước, những em
đạt giải cao, kết hợp với sự vươn lên trong đầu năm học lớp 7 để tuyển chọn


+Lớp 8: Hoá - Lý - Sinh tuyển chọn trong đội tuyển Toán lớp 7; ĐịaAnh tuyển chọn trong đội tuyển Văn- Anh lớp 7, cùng với lựa chọn trong toàn
thể học sinh, căn cứ vào chất lượng của môn công cụ sự vươn kết hợp với sự
vươn lên ở cuối năm trước và đầu năm để tuyển chọn
- Xây dựng tủ sách tham khảo đảm bảo đủ sách cho giáo viên và học sinh
sử dụng bồi dưỡng.
- Cải tiến chính sách bồi dưỡng, chính sách thưởng đạt giải cao, vượt định
mức nhằm kích thích chất lượng bồi dưỡng.
Các môn thi học sinh giỏi:

Lớp 6: Toán, Ngữ văn.
Lớp 7: Toán, Ngữ văn, Anh văn
Lớp 8: Vật lý, Hoá học, Sinh vật, Địa lý, Lịch sử.
Lớp 9: 5 môn và Thi giải toán qua mạng; Olimpic tiếng Anh.
Thời gian bồi dưỡng:
Tháng 9: hoàn thành phân loại tuyển chọn đội tuyển
Bắt đầu bồi dưỡng từ tháng 10 năm 2012.
Thời lượng 1 buổi/ tuần/ môn (3 tiết/buổi).
Chỉ tiêu phấn đấu:
* Thi học sinh giỏi tỉnh . Chỉ tiêu có 5- 7 giải HSG tỉnh.
* Học sinh giỏi 6,7,8:
Chỉ tiêu: + Mỗi đội tuyển có từ 2 giải trở lên; Lý 8; Văn 6, 7; Hoá 8;
Địa 8; Sinh 8, Sử 8, xếp thứ 1- 3 có 3 đội; không có môn xếp thứ sau 15 của
huyện. Tổng sắp toàn đoàn xếp thứ 1-9.
*Học sinh giỏi giải toán qua mạng, Olimpic Tiếng Anh: Tập trung cho
học sinh lớp 9; các khối lớp khác khuyến khích. Chỉ tiêu 1- 2 giải cá nhân/môn,
có giải tập thể.
3. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá.
3.1. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy:
- Tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa trên chuẩn
kiến thức, kỷ năng của chương trình GDPT. Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp
hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh; thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập
trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải (nhất là đối với bài dài, bài khó, nhiều
kiến thức mới); bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức
đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc không nắm vững bản chất.
- Tổ chức, chỉ đạo đổi mới PPDH thông qua bồi dưỡng giáo viên, thao
giảng, dự giờ trao đổi kinh nghiệm, tổ chức rút kinh nghiệm ở các tổ chuyên môn,
Hội thảo cấp trường, cấp cụm, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường. Nội dung đổi
mới: Bỏ lối dạy "đọc- chép", không làm thay học sinh những nội dung tự mình



làm được. Tiến đến dạy cho học sinh biết tích cực, chủ động sáng tạo, năng lực tự
học và được rèn luyện kỹ năng nhiều trên lớp.
- Những yêu cầu về đổi mới phương pháp.
+ Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, sát đối tượng.
+ Bồi dưỡng tình cảm hứng thú, giáo dục thái độ tích cực, tinh thần chủ
động, sáng tạo trong học tập cho học sinh; phát huy vai trò chủ đạo của giáo viên.
+ Thiết kế bài soạn, giảng dạy trên lớp khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt
động của giáo viên và học sinh, hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm,
vừa sức tiếp thu của học sinh.
+ Yêu cầu TK giáo án điện tử, soạn bài trên máy vi tính, khai thác và sử
dụng có hiệu quả phương tiện thiết bị dạy học, tăng cường ứng dụng CNTT; sử
dụng BĐTD vào dạy học.
+ Thiết kế bài giảng E- learning cho toàn thể giáo viên, chỉ tiêu 1GV/
bài giảng có chất lượng, trong mỗi tổ có ít nhất 1bài dự thi đạt giải cấp huyện và
tỉnh.
+ Giáo viên sử dụng ngôn ngữ trong sáng, sinh động, dễ hiểu, tác động
thân thiện. Coi trọng việc khuyết khích, động viên học sinh học tập, tổ chức hợp
lý cho học sinh hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm.
+ Dạy học sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng học sinh giỏi và giúp đỡ
học sinh yếu kém.
- Phát huy hiệu quả của sinh hoạt chuyên môn liên trường, tập trung vào
việc nâng cao chất lượng môn Toán, Ngữ văn, Anh văn lớp 6, chất lượng dạy lớp
cuối cấp.
Lịch sinh hoạt: Tháng 10/2012 cho 8 môn văn hóa cơ bản.
- Chú trọng tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên nghiên cứu phương pháp
NCKHGD và viết SKKN khoa học sư phạm nhằm nâng cao chất lượng SKKN tăng
hiệu quả ứng dụng sáng kiến cải tiến trong giảng dạy và quản lý. Xây dựng mạng
lưới đội ngũ giáo viên cốt cán cấp trường, liên hệ mật thiết đội ngũ giáo viên cốt cán
bộ môn cấp huyện để đẩy mạnh công tác chuyên môn.

3.2. Chỉ đạo tích cực đổi mới kiểm tra, đánh giá:
- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, kết hợp một cách hợp lý
hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan; dựa trên chuẩn kiến thức,
kỹ năng, hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá năng lực của mình. Hình thức ra đề
phần trắc nghiệm khắc quan độc lập với kiểm tra tự luận, tỷ lệ trắc nghiệm 20- 30%;
tự luận 70- 80%.


- Thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS
do Bộ GD&ĐT ban hành; tổ chức đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định
kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành.
- Đối với một số môn khoa học xã hội như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo
dục công dân, cần coi trọng đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng đòi hỏi học
sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng và biểu đạt chính kiến của bản
thân, hạn chế tối đa việc kiểm tra học sinh nhớ thụ động, máy móc.
- Tăng cường tổ chức bồi dưỡng giáo viên về kĩ năng ra đề, soạn đáp án và
chấm bài thi, kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm bám sát chuẩn kiến
thức, kỹ năng của chương trình GDPT. Áp dụng xây dựng ma trận đề vào công
việc ra đề. Chỉ tiêu thực hiện 2 bài kiểm tra ra bằng ma trận/ kỳ, phấn đấu đến
năm 2013- 2014 ra đề kiểm tra bằng ma trận 100%.
- Tích cực triển khai chủ trương xây dựng "Nguồn học liệu mở" (thư viện)
câu hỏi, bài tập, đề thi, giáo án, tài liệu tham khảo có chất lượng trên Website
phòng GD-ĐT và của trường để giáo viên và học sinh có thể tham khảo: Đề kiểm
tra 1 giờ; kiểm tra định kỳ; giáo án tốt của đội ngũ.
- Quản lý chặt chẽ, nghiêm túc công tác thi, kiểm tra ở tất cả các khâu ra đề,
coi, chấm thi và nhận xét đánh giá; Thực hiện các biện pháp phù hợp để khắc phục
hiện tượng “ngồi sai lớp’’; Kiên quyết chỉ đạo thực hiện tốt Kế hoạch số 227/KHGD về bồi dưỡng học sinh yếu kém và khắc phục tình trạng học sinh ngồi sai lớp;
Chú trọng phụ đạo học sinh yếu;
- Mặt bằng chất lượng bộ môn qua thanh tra, kiểm tra cuối kỳ:
+ Chất lượng thanh tra, kiểm tra HK đạt TB trở lên 78% trở lên. Tỷ lệ

điểm kém không quá 4%. Trong đó:
+ Các môn: Toán, Ngữ văn, Anh văn: Tỷ lệ đạt TB trở lên 70% trở lên;
Khá, giỏi đạt 33%; Kém không quá 4%.
+ Các môn khác: Tỷ lệ TB trở lên 80%; Khá, giỏi đạt 33%; Kém
không quá 4%.
- Kiểm tra học kỳ: Sở GD-ĐT và Phòng GD-ĐT ra đề kiểm tra và in sao 8
môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Anh.
Các môn còn lại trường chủ động ra đề, tổ chức kiểm tra đánh giá theo qui
định và nộp đề và đáp án cho PGD.
III.Kỷ luật kỷ cương trường học.
Xây dựng và thực hiện nghiêm túc qui chế dân chủ trường học theo QĐ số
04/QĐ/2008 của Bộ GD&ĐT, Quy chế chi tiêu nội bộ trường học.
Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động "Hai không" với 4 nội dung; thực hiện
nghiêm túc, đầy đủ nhiệm vụ năm học, Điều lệ trường học, những qui định, qui
chế chuyên môn.


Tăng cường công tác tư vấn thúc đẩy đội ngũ thông qua công tác kiểm tra
nội bộ trường học.
Xây dựng văn hoá làm việc công sở, tác phong công chức mẫu mực.
Đảm bảo trật tự, kỹ cương, nề nếp dạy học, xây dựng môi trường giáo dục
lành mạnh. An toàn trật tự đảm bảo không có tệ nạn X H xâm nhập trường học.
IV. XÂY DỰNG ĐIỀU KIỆN.

1.Xây dựng đội ngũ:
- Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức chính trị cho
đội ngũ. Quán triệt và tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động "Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", quán triệt chủ trương đường lối, chính sách
của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phát triển giáo dục giai đoạn mới; thực
hiện tốt cuộc vận động "Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm", cuộc vận

động hai không,...
- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư
TW Đảng và đề án của Chính phủ về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý. Thực hiện tốt công tác chuẩn hóa và đào tạo trên
chuẩn.
- Tích cực triển khai bồi dưỡng thường xuyên theo chương trình dự án
THCS II; nâng cao hiệu quả bồi dưỡng CBQL, GV theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn
nghề nghiệp giáo viên.
- Tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn; nâng cao vai trò của
giáo viên chủ nhiệm trong việc phối hợp giáo dục toàn diện học sinh; tăng cường
bồi dưỡng kỹ năng làm việc của GVCN, tổ trưởng chuyên môn góp phần nâng
cao chất lượng hoạt động của nhà trường.
- Bồi dưỡng và xây dựng giáo viên dạy giỏi cấp trường, tỉnh. Bổ sung lực
lượng cốt cán chuyên môn của trường, cụm. Chuẩn bị lực lượng tham gia dự thi
giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng tiếp sức cho đội ngũ về đổi mới phương
pháp dạy học, soạn giáo án điện tử; thiết kế bài giảng e- Learing, tiếp tục phát huy
hiệu quả sinh hoạt chuyên môn liên trường, tăng cường công tác thao giảng, dự
giờ triển khai các chuyên đề đổi mới dạy học.
+ Tổ chức thao giảng, triển khai dạy chuyên đề 2 tiết/ người/ năm.
+ Dự giờ rút kinh nghiệm 37 tiết/ người/ năm. (tổ trưởng, tổ phó
2tiết/tuần)


+ Sinh hoạt chuyên môn liên trường 2 đợt:
+Tăng cường vai trò của cốt cán chuyên môn trong việc bồi dưỡng tiếp
sức cho đội ngũ.
- Một số chỉ tiêu bồi dưỡng
+ 100% CB,GV,NV đạt chuẩn đào tạo; Tỷ lệ trên chuẩn đạt trên 70%%.
+ Tạo điều kiện cho giáo viên học kiến thức Tin học, ngoại ngữ nâng tỷ lệ

giáo viên có chứng chỉ tin học lên 100% (quản lý 100%) , chứng chỉ ngoại ngữ
80% (quản lý 100%)
+ Xếp loại năng lực sư phạm: +Tốt : 40%
+Khá: 50- 55%
+TB : 5-10%
Không có giáo viên xếp loại năng lực sư phạm yếu.
*Hội thi
-Thi giáo viên dạy giỏi trường: đạt 3 giáo viên dạy giỏi; 1 giáo viên dạy
giỏi tỉnh.
-Thi thiết kế bài giảng e- Learing: 100% giáo viên có sản phẩm dự thi; đạt
2 giải cá nhân cấp huyện, tỉnh.
2.Xây dựng cơ sở vật chất - tài chính:
- Xây dựng CSVC trường học theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại
hóa bám sát các tiêu chuẩn trường đạt chuẩn Quốc gia, duy trì và phát triển vững
chắc trường đạt chuẩn Quốc gia, tu bổ các hạng mục xuống cấp.
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí, mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy
học, sách thư viện trường học đảm bảo đầy đủ, chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi
mới phương pháp dạy học. Ưu tiên hiện đại hoá TB dạy học, nhất là TB Tin học,
ngoại ngữ. Tổ chức hiệu quả dạy học phòng nghe nhìn đa năng dạy Âm nhạc và
ngoại ngữ.
- Bảo quản sử dụng và phát huy tác dụng của thiết bị trường học, xây dựng
thư viện đạt thư viện xuất sắc theo quyết định số 01/BGD-ĐT và công văn số
11185/GDTH của Bộ GD&ĐT, xây dựng tủ sách tham khảo cho công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi.
- Cải tạo và nâng cấp khuôn viên, xây dựng môi trường, cảnh quan sư phạm
theo hướng thân thiện, đạt chuẩn Xanh- sạch - đẹp.
- Về tài chính: Quản lý tài chính, tài sản trong nhà trường theo đúng quy
định, đảm bảo đúng theo chế độ hiện hành. Tiếp tục thực hiện tốt quản lý tài chính
theo đơn vị sự nghiệp có thu.



* Một số giải pháp:
- Tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cụ thể có hiệu quả với lãnh đạo Đảng,
chính quyền về kế hoạch xây dựng tăng trưởng CSVC, không thỏa mãn với những
gì đã có của CSVC trường chuẩn Quốc gia.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, thực hiện công khai dân chủ để phụ huynh,
nhân dân hiểu từ đó có sự quan tâm, đầu tư, đẩy mạnh hơn công tác XHHGD.
- Kế hoạch thu nộp thực hiện đúng theo quy định của UBND Tỉnh, QĐ 955
của UBND huyện, Nghị quyết của HĐND, UBND, HĐGD và sự thống nhất của
phụ huynh, sử dụng quản lý tài chính theo đúng luật ngân sách.
- Các hạng mục xây dựng thực hiện theo đúng kế hoạch duyệt. việc xây
dựng, mua sắm phải đảm bảo yêu cầu: Chắc, bền, đẹp có giá trị sử dụng, tiết kiệm
ngân sách.
- Bảo quản, sử dụng tốt tài sản của nhà trường, hạn chế hư hỏng, mất mát.
V. Xây dựng theo chuẩn “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
- Xây dựng cảnh quan trường học “ xanh, sạch đẹp. An toàn” tạo được môi
trường GD thuận lợi cho học sinh học tập, rèn luyện.
+Tu bổ, chăm sóc hệ thống cây bóng mát, bồ hoa, cây cảnh, thảm cỏ, sân
chơi:
+Cung cấp đủ nước uống cho học sinh, xây dựng hệ thống nước sạch về
đến dãy phòng học:
+ Có nhà vệ sinh riêng cho HS và CB-GV, đảm bảo thường xuyên sạch sẽ,
- Giáo dục cho học sinh được biết truyền thống, lịch sử của địa phương, có ý
thức bảo vệ, gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường, quê hương
nơi sinh sống:
+ Giáo dục cho học sinh có ý thức chăm sóc và bảo vệ các công trình công
cộng, giữ gìn truyền thống quê hương.
+ Sắp xếp thời gian để học sinh tham gia các buổi ngoại khoá nói về
truyền thống anh hùng trong chiến đấu và sáng tạo trong lao động sản xuất của xã
nhà, huyện nhà, tỉnh nhà.

- Phát động phong trào sưu tầm, biên tập về văn hoá, văn nghệ dân gian
trong CB, GV, HS và phụ huynh, lưu giữ đóng thành tài liệu phục vụ các hoạt
động. Tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi dân gian, các buổi biểu diễn văn
nghệ mang màu sắc riêng biệt của từng vùng miền: các làn điệu dân ca, câu hò,
câu ví, hò khoan Lệ Thủy, sưu tầm và sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc. Thành lập
được các câu lạc bộ “ Em yêu tiếng hát quê em”, tổ chức được các buổi biễu diễn
văn nghệ “nhớ về nguồn cội” hay các trò chơi “ngược dòng lịch sử”, tổ chức thi
vẻ tranh, viết về chủ đề môi trường thân thiện.
-Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh: Chú trọng giáo dục đạo đức và hành
vi ứng xử có văn hoá trong giao tiếp của học sinh, không để ma tuý và tệ nạn xã
hội xâm nhập vào học đường, không có hiện tượng học sinh nói tục, chửi thề,
đánh nhau hay chặn đường xin đễu. Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt


động TDTT rèn luyện sức khoẻ, phát huy được năng khiếu của mỗi học sinh,
tham gia có chất lượng các hội thi do Ngành, cụm, địa phương tổ chức. Tăng
cường giáo dục ý thức và sự hiểu biết về chấp hành luật giao thông, giảm tối đa số
học sinh vi phạm và thương tích do giao thông gây ra. Rèn luyện kỹ năng ứng xử
hợp lý, có thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hợp tác, cùng cộng
đồng trách nhiệm. Xây dựng và theo dõi các “Đôi bạn cùng tiến”, quyên góp giúp
đỡ học sinh nghèo của trường, các bạn vùng khó khăn và các đợt phát động của
trên, động viên bạn trở lại trường, xây dựng các tập thể lớp đoàn kết, yêu thương .
-Chỉ tiêu về phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”:
- Đạt tiêu chuẩn Xuất sắc.
VI. Về dạy tin học và đẩy mạnh mạnh ứng dụng công nghệ thông tin:
- Tiếp tục thực hiện chương trình đưa tin học vào nhà trrường, tổ chức dạy
tự chọn tin học 2 tiết/ tuần cho học sinh toàn trường, dạy nghề tin học cho học
sinh lớp 8.
- Tiếp tục tăng trưởng máy tính, đưa số lượng máy tính phòng máy lên 19
máy đảm bảo học 2 học sinh/ máy. Đủ số lượng máy tính phục vụ công tác quản

lý, văn phòng, thư viện.
- Duy trì và nâng cao tốc độ mạng Internet, nối mạng LAN và mạng Wifi để
chia sẽ thông tin quản lý và dạy học. Tăng trưởng máy tính nối mạng của Thư
viện để giáo viên và học sinh khai thác thông tin.
- Tăng cường hoạt động Website của trường. Chú trọng công tác viết bài,
cập nhật thông tin của đơn vị.
- Chủ động nắm bắt và thực hiện thông tin, báo cáo qua Website của
PGD&ĐT, thực hiện nghiêm túc, kịp thời các báo cáo theo qui định.
VII.CÔNG TÁC QUẢN LÝ:

1.Công tác quản lý chỉ đạo:
- Đổi mới tư duy và phương pháp quản lý, lấy hiệu quả và chất lượng làm
mục tiêu.
- Coi trọng và thực hiện công khai hoá, dân chủ hoá trong trường học
- Cải tiến công tác quản lý, chỉ đạo, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, chủ
động phối hợp với các đoàn thể, phát huy dân chủ trong trường học.
- Nâng cao hiệu lực và chất lượng công tác quản lý trường học:
+ Xây dựng đầy đủ, chất lượng có tính khả thi các loại kế hoạch: Kế
hoạch năm học, kế hoạch chỉ đạo chuyên môn, kế hoạch PCGDTHCS, kế hoạch
bồi dưỡng học sinh giỏi, kế hoạch dạy học sinh lớp 9, kế hoạch dạy phụ đạo cho
học sinh yếu kém, đề án xây dựng trường chuẩn Quốc gia, tổ chức thực hiện có
hiệu quả cao.
+ Phân công lao động hợp lý, đảm bảo định mức lao động, bố trí giáo
viên phù hợp với chuyên môn đào tạo. Từng bước giảm số tiết không đúng với
chuyên ngành đào tạo.


+ Đổi mới công tác quản lý trường học, áp dụng công nghệ thông tin
trong quản lý giáo dục.
+ Tăng cường tính hiệu lực và tác dụng tư vấn, thúc đẩy về công tác

kiểm tra nội bộ trường học của Hiệu trưởng.
+ Tổ chức quản lý tốt việc dạy thêm, học thêm ngoài giờ chính khóa
theo quy định.
+ Xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trường học
+ Làm tốt công tác lưu trữ hồ sơ trường học, xây dựng phòng truyền
thống của nhà trường.
- Làm tốt công tác phối hợp với các đoàn thể XH, hội cha mẹ học sinh, hội
khuyến học nhằm góp phần thực hiện tốt các mục tiêu nhiệm vụ. Đẩy mạnh sự
nghiệp XHHGD trên địa bàn.
- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nhiệm vụ năm học, điều lệ trường THPT,
những quy định, quy chế chuyên môn.
- Xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trường học. Đảm bảo
thực hiện chế độ làm việc 40 giờ/tuần.
- Thông tin hai chiều đảm bảo kịp thời, chính xác theo đúng quy định.
Thực hiện nhận và chuyển hệ thống văn bản qua Internet.
- Quy định:
+ Hàng tháng sinh hoạt Hội đồng sư phạm 1 lần vào chiều thứ 5 tuần
thứ nhất trong tháng. Các chiều thứ 5 còn lại sinh hoạt chuyên môn.
+ Ngày 24 hàng tháng: Cán bộ, GV, NV nộp báo cáo định kỳ đánh giá
công tác thực hiện trong tháng, dự kiến kế hoạch triển khai kế hoạch tháng.
+ Cuối hàng tuần: Lãnh đạo - GV trực - TPT - GVCN giao ban phản
ánh tình hình, đánh giá thi đua, triển khai nhiệm vụ tuần đến.
2. Công tác kiểm tra trường học:
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra nội bộ. Chú trọng kiểm tra phương pháp
giảng dạy, chất lượng hiệu quả đào tạo, từ đó có biện pháp bồi dưỡng, tiếp sức
cho đội ngũ cũng như phát hiện xử lý những vi phạm. Nhằm nâng cao chất lượng
dạy học, giữ vững kỷ cương nề nếp.
- Kiện toàn mạng lưới kiểm tra giúp việc cho Hiệu trưởng. Bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, bản lĩnh kiểm tra nhằm giúp Hiệu trưởng đánh
giá chính xác đồng thời nâng cao hiệu quả bồi dưỡng tiếp sức cho đội ngũ.

- Tăng cường tính hiệu lực và tác dụng tư vấn, thúc đẩy về công tác KTNB
trường học của Hiệu trưởng.


- Hiệu trưởng kiểm tra toàn diện 50- 70% giáo viên và kiểm tra chuyên đề
100% giáo viên, kiểm tra các phần hành ít nhất 1 lần/năm.
- Tăng cường, chú trọng đúng mức kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất
và kiểm tra công tác tài chính.
- Thực hiện tốt nề nếp, kỷ cương trường học, kiên quyết loại bỏ các tệ nạn
xã hội trong nhà trường.
- Làm tốt công tác dân chủ cơ sở, chống mất đoàn kết, đơn thư khiếu tố,
khiếu nại vượt cấp.
-Làm tốt công tác lưu trữ hồ sơ: Hồ sơ thi đua, khen thưởng kỷ luật.
VII. Thi đua, khen thưởng.
- Đổi mới cụ thể hóa tiêu chuẩn thi đua, bám sát các quyết định của SGD,
PGD để cụ thể hóa bằng văn bản các quy định tiêu chuẩn của nhà trường, phát
động phong trào thi đua 2 tốt. Đưa phong trào thi đua trong nhà trường thực hiện
thường xuyên, nề nếp.
- Đảm bảo tính công bằng, chính xác, công khai dân chủ trong đánh giá
xếp loại thi đua, rút kinh nghiệm về công tác thi đua khen thưởng kịp thời. Quá
trình tiến hành phải đảm bảo đúng quy định, tiêu chuẩn, thủ tục. Đánh giá thi đua
được tiến hành hàng tháng, hàng kỳ, hàng năm. Thi đua gắn với chất lượng hiệu
quả công tác.
- Trong thi đua, khắc phục bệnh trung bình chủ nghĩa và bệnh chạy theo
thành tích, chú trọng đánh giá các mặt hoạt động trọng tâm của nhà trường, hiệu
quả công việc của giáo viên.
- Những căn cứ để đánh giá:
+ Kết quả chất lượng GD-ĐT, năng lực chuyên môn.
+ Kết quả thực hiện các công việc khác: Tuyển sinh, huy động SL, PCGD...
+ Chất lượng đào tạo, chất lượng thi tuyển lớp 10 và kết quả bồi dưỡng

thi học sinh giỏi; chất lượng tham gia các hội thi.
+ Kết quả bồi dưỡng chuyên môn, tin học, ngoại ngữ; kết quả đánh giá
theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
+ Đạo đức tác phong, quan hệ với đồng nghiệp, với phụ huynh nhân
dân, công tác XHHGD, kỷ luật lao động, việc thực hiện ATGT, pháp lệnh dân
số,...
- Kết quả đánh giá thi đua phải có tác dụng thúc đẩy phong trào, xây dựng
được mối quan hệ đoàn kết trong nhà trường.


- Tích cực tham mưu, huy động nguồn lực để có chế độ khen thưởng động
viên cán bộ, GV, HS có thành tích cao.
*Chỉ tiêu thi đua:
+ 80 - 85% Lao động tiến tiến
+ 15 - 20% Chiến sĩ thi đua cơ sở trở lên;
+ Không có cán bộ, giáo viên xếp loại không HTNV.
Danh hiệu trường đăng ký: TẬP THỂ LAO ĐỘNG XUẤT SẮC
VIII. HỒ SƠ TRƯỜNG HỌC.

Hồ sơ nhà trường, CBQL, giáo viên, thư viện, thiết bị, y tế học đường,
đoàn thể thực hiện theo Điều lệ trường THPT và quy định trường đạt chuẩn Quốc
gia và trong qui định của TT12 về đánh giá cơ sở giáo dục. Hồ sơ cá nhân có thêm
sổ điểm cá nhân, hồ sơ được thể hiện theo quy định chuyên môn.
Năm học: 2012- 2013 đã triển khai được hơn một tháng. Với sự chuẩn bị
tích cực trong thời gian qua của nhà trường, của CBGV và phụ huynh học sinh
toàn trường. Với sự chỉ đạo sâu sát của PGD&ĐT, sự quan tâm của cấp ủy Đảng,
chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ học
sinh, sự nổ lực của đội ngũ CBCNVC, tin tưởng rằng nhà trường sẽ thực hiện
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra.
HIỆU TRƯỞNG


Võ Thành Đồng


Phân công cụ thể phần hành năm học 2012 - 2013
I. Phân công phần hành công tác trong BGH:
1. Võ Thành Đồng: - Hiệu trởng - Phụ trách chung
Trực tiếp chỉ đạo các hoạt động:
Thực hiện quy chế dân chủ cơ quan, tài chính kế hoạch,
tổ chức cán bộ, thanh kiểm tra NBTH, chủ tịch HĐTĐ của trờng.
Chỉ đạo xây dựng trờng đạt chuẩn Quốc gia, trực tiếp chỉ đạo
tổ KHXH, Phụ trách CSVC và điều kiện dạy học, công tác thanh
kiểm tra nội bộ trờng học, tuyển sinh, công tác bão lụt và vệ
sinh, công tác bảo hiểm thân thể và y tế học đờng, công tác
văn phòng.Trởng ban biên tập website của trờng.
2. Lê Đình Lý: - Phó hiệu trởng
Trực tiếp giúp hiệu trởng những công việc sau:
+ Phụ trách công tác chuyên môn. Xây dựng kế hoạch và
điều hành chỉ đạo kế hoạch dạy học, PCGD, quy chế, HSG và
HS năng khiếu, hoạt động ngoài giờ lên lớp, phong trào trờng
học thân thiện học sinh tích cực; các hội thi, hội khoẻ, công tác
bồi dỡng đội ngũ, trực tiếp chỉ đạo tổ KHTN & KHXH, Nghề PT,
TV-TB
+ Phụ trách công tác lao động, hớng nghiệp, ATGT, ATTH,
chống cháy, công tác đoàn thể: Công đoàn, chi đoàn, đội
TNTP.
+ Phó trỏng ban biên tập website, phụ trách biên tập tin, bài
II. Nhân viên:
1. Bùi Thị Nhung: Phụ trách kế toán,
2. Trần Thị Mai Lý: Phụ trách công tác th viện trờng học,

3. Nguyễn Thị Nguyệt: Phụ trách công tác thiết bị, phòng
học bộ môn,
4. Nguyễn Thị Thuỳ Nhung: Phụ trách công tác văn phòng,
lu hồ sơ, th ký HĐ, tạp vụ, giúp việc cho đ/c Cờng về công tác
PCGD, số lợng, TCCB.
5. Nguyễn Thị Ngọc Hân: Phụ trách công tác thủ quỹ.


6. Võ Văn Cờng: Phụ trách chuyên trách PCGD, tổ chức cán
bộ, Quản trị Website nhà trờng, giúp việc cho hiệu trởng,
7. Nguyễn Văn Lợi: Phó quản trị trang Website, giúp việc
cho đ/c Cờng biên tập và tải tin bài, PCGD.
8. Nguyễn Đức Dũng: Phó ban lao động giúp việc cho đ/c
Lê Đình Lý.
9. Nguyễn Văn Chớc: Trực trờng, bảo vệ giữ xe (Nớc uống,
trống, vệ sinh, chăm sóc cây cảnh).
III. Tổ trởng và P. tổ trởng.
1. Tổ Toán - Lý: Lê Văn San; Lê Văn Viễn.
2. Tổ Văn - sử: Nguyễn Thị Thủy; Nguyễn Thị Hà A.
3. Tổ Sinh- Hoá: Từ Thị Hồng Thanh; Nguyễn Thị Hà A.
4. Tổ Văn phòng:Nguyễn Thị Thùy Nhung; Trần Thị Xuân
Hiền
IV. Nhóm bộ môn:
1. Nguyễn Thị Loan:

Nhóm trởng bộ môn Văn.

2. Nguyễn Thị Thuỷ:

Nhóm trởng bộ môn Sử.


3. Nguyễn Thị Ngọc Hân:

Nhóm trởng bộ môn Địa.

4. Nguyễn Thi Hà A:

Nhóm trởng bộ môn Anh.

5. Lê Văn Viễn:

Nhóm trởng bộ môn Toán.

6. Lê Văn San:

Nhóm trởng bộ môn Lý

7. Châu Thị Liễu
8. Từ Thị Hồng Thanh:

Nhóm trởng bộ mônTin .
Nhóm trởng bộ môn Hoá.

9. Hoàng Thị Mùi:

Nhóm trởng bộ môn Sinh

10.

Nhóm trởng bộ môn Thể Dục.


Nguyễn Đức Dũng:

11.

Nguyển Thị Hơng

12.

Lê Thị Hải Lý:

13.

Võ Văn Cờng:

Nhóm trởng bộ môn GDCD.
Nhóm trởng bộ môn Nhạc.
Nhóm trởng bộ môn Công

Nghệ.
14.

Lê Thị Ninh:

Nhóm

trởng

bộ


Thuật.
V. Tổ chủ nhiệm:
1. Tổ chủ nhiệm khối 9: Cô: Nguyễn Thị Thủy.
2. Tổ chủ nhiệm khối 8: Thầy Nguyễn Đức Dũng

môn

Mỹ


4. Tæ chñ nhiÖm khèi 7: C«: Lª ThÞ T×nh.
3. Tæ chñ nhiÖm khèi 6: C«: Ng« ThÞ Nhµn

LỊCH TRÌNH CHỈ ĐẠO CHUYÊN MÔN CẤP THCS

NĂM HỌC: 2012 - 2013
Tháng

9/2012

10/2012

Nội dung công việc
- Khai giảng năm học mới.
- Kiểm tra nắm tình hình các đơn vị sau khai giảng.
- Xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp học THCS.
- Tham gia Hội nghị CBCC cơ quan Phòng GD-ĐT.
- Tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học.
- Tập hợp báo cáo đầu năm: Đội ngũ, CSVC, quy mô, phân công phần
hành công tác, ...

- Chỉ đạo các đơn vị tổ chức Đại hội CNVC đầu năm học.
- Hội thảo bồi dưỡng HSG tuyến 2
- Tham gia các lớp tập huấn chuyên môn cho CBQL và GV do Sở GD-ĐT
tổ chức.
- Chỉ đạo các đơn vị về việc tổ chức Tết Trung thu cho học sinh.
- Sơ kết 2 năm xây dựng mô hình "Trường học an toàn về an ninh trật tự"
cấp huyện
- Tham gia tập huấn bơi, cứu đuối cho GV cấp TH, THCS.
- Chỉ đạo triển khai thực hiện các hoạt động hưởng ứng "tháng an toàn
giao thông và triển khai cuộc thi "Giao thông thông minh", GTQM,
Olympic tiếng Anh trên internet.
- Hướng dẫn và tiến hành kiểm tra công tác PCGDTHCS-THPT (28 xã).
- Thanh tra toàn diện trường học (1-2 trường).


11/2012

12/2012

01/2013

02/2013

- Thanh tra chuyên đề trường học.
- Hướng dẫn thi thiết kế bài giảng e - Learing.
- Sinh hoạt chuyên môn liên trường Cụm 1,3 ( Kiến Giang, Hồng Thủy) Tổ chức tập huấn ra đề kiểm tra môn GDCD, C Nghệ.
- Sở GD&ĐT kiểm tra công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.
- Triển khai hoạt động văn nghệ, TDTT chào mừng ngày nhà giáo Việt
Nam 20-11
- Hội thi văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt nam 20/11/2011.

- Thanh tra toàn diện trường học (1-2 trường).
- Thanh tra chuyên đề trường học.
- Sinh hoạt chuyên môn liên trường Cụm 6, 7 (Mỹ Thủy, Sơn Thủy) .
- Kiểm tra, chỉ đạo các trường xây dựng chuẩn Quốc gia:
(THCS Sen Thủy, THCS Sơn Thủy).
- Tỉnh kiểm tra Phổ cập THCS (28 đơn vị)
- Tỉnh kiểm tra hoạt động giáo dục dân tộc
- Thanh tra toàn diện trường học (1-2 trường).
- Thanh tra chuyên đề trường học.
- Sinh hoạt chuyên môn liên trường Cụm 2,4 (Liên Thủy, Hưng Thủy).
- Kiểm tra, chỉ đạo dạy Tin học, dạy nghề phổ thông.
- Chỉ đạo hội thi điền kinh, cờ vua cấp trường.
- Chỉ đạo ôn tập, kiểm tra Học kỳ 1.
- Hoàn chỉnh hồ sơ Phổ cập giáo dục THCS, báo cáo Sở GD-ĐT .
- Tham gia Hội nghị sơ kết kế hoạch xây dựng mô hình " Trường học an
toàn về an ninh trật tự" cấp tỉnh.
- Tham gia tập huấn nội dung lịch sử, địa lý địa phương.
- Hoạt động Mừng Đảng, Mừng Xuân Quý Tỵ.
- Thanh tra toàn diện trường học (1-2 trường).
- Thanh tra chuyên đề trường học.
- Chỉ đạo kiểm tra học kỳ 1.
- Chỉ đạo các đơn vị Sơ kết học kỳ 1
- Tập hợp chất lượng kiểm tra học kỳ 1
- Chọn đội tuyển và tham gia thi HSG giải toán trên máy tính bỏ túi lớp 9
cấp tỉnh.
- Thi chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 để tham gia thi cấp tỉnh .
- Tổ chức giải điền kinh, cờ vua cấp huyện.
- Chỉ đạo ôn luyện thi tuyển sinh lớp 10.
- Tổ chức thi thiết kế bài giảng e - Learning cấp trường.
- Tham gia thi GVDG cấp THCS tỉnh Quảng Bình năm 2013.



3/2013

4/2013

5/2013

- Tham gia giải điền kinh, cờ vua cấp cụm (cấp tỉnh).
- Thanh tra toàn diện trường học (1-2 trường).
- Thanh tra chuyên đề trường học.
- Kiểm tra dạy nghề phổ thông.
- Kiểm tra kỹ thuật các trường đăng ký xây dựng chuẩn Quốc gia lần đầu
và đạt chuẩn Quốc gia sau 5 năm.
- Sinh hoạt chuyên môn liên trường Cụm 5, 7 ( Phú Thủy, DTNT)
- Chỉ đạo các hoạt động chào mừng ngày thành lập Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Tham gia thi thiết kế bài giảng e - Learning (cấp tỉnh).
- Tham gia giải điền kinh, cờ vua cấp tỉnh (một số môn).
- Tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 THCS và thi giải toán trên máy
tính Casio cấp Quốc gia.
- Thi GTQM cấp tỉnh
- Chỉ đạo thi nghề phổ thông.
- Kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 8 cấp huyện đối với các môn: Hóa
học, Lịch sử, Địa lư, Sinh học, Vật lý và Tin học.
- Kiểm tra trường chuẩn quốc gia.
- Tỉnh kiểm tra thư viện các trường THCS, TH&THCS
- Thi HSG GTQM cấp Quốc gia.
- Thi Olympic tiếng Anh năm học 2012-2013.
- Sở GD&ĐT kiểm tra trường chuẩn Quốc gia.

- Kiểm tra, chỉ đạo ôn tập, dạy thêm cho học sinh lớp 9.
- Chỉ đạo ôn tập và kiểm tra học kì II.
- Kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 6, lớp 7 cấp huyện.
- Kiểm tra trường học thân thiện, học sinh tích cực.
- Kiểm tra thi đua năm học 2012-2013.
- Chỉ đạo kiểm tra học kì II
- Chuyển giao chất lượng giữa TH và THCS.
- Sơ kết năm Kế hoạch xây dựng mô hình "Trường học an toàn về an ninh
trật tự" cấp tỉnh.
- Sơ kết 5 năm phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực"
- Tham gia các giải thể thao toàn quốc (điền kinh, cờ vua, bóng bàn)
- Tham gia hội thi thể thao học sinh khuyết tật toàn quốc.
- Kiểm tra học kì II và tổng kết năm học.
- Hướng dẫn các đơn vị báo cáo tổng kết năm học.
- Xét tốt nghiệp THCS, thanh tra xét TN THCS.


6/2013

7/2013
8/2013

- Kiểm tra, chỉ đạo ôn tập cho học sinh lớp 9.
- Kiểm tra thi đua năm học 2012-2013.
- Giới thiệu cán bộ, giáo viên coi thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh
vào lớp 10 năm học 2013-2014.
- Tập hợp kết quả chất lượng học kỳ 2 và chất lượng năm học 2012-2013.
- Báo cáo thực hiện nhiệm vụ năm học cho Sở GD-ĐT.
- Duyệt kết quả công nhận tốt nghiệp THCS.

- Báo cáo kết quả công nhận tốt nghiệp cho Sở GD-ĐT.
- Xét thi đua năm học 2012-2013.
- Điều động cán bộ, giáo viên coi thi tốt nghiệp THPT.
- Kiểm tra, chỉ đạo ôn tập, dạy thêm cho học sinh lớp 9.
- Theo dõi, chỉ đạo thi nghề phổ thông trong hè.
- Điều động CB, GV tham gia coi thi tuyển sinh vào lớp 10.
- Tập hợp kết quả tuyển sinh vào lớp 10.
- Tham gia bồi dưỡng CBQL, giáo viên THCS Hè 2013.
- Duyệt kế hoạch phát triển năm học 2013-2014.
- Chỉ đạo, thanh tra, duyệt kết quả tuyển sinh lớp 6 năm hoc 2013-2014.
- Tham gia giải điền kinh, cờ vua toàn quốc (nếu có).
- Kiểm tra, chỉ đạo công tác chuẩn bị khai giảng năm học mới.

Lưu ý:
- Trong quá trình thực hiện, tùy theo tình hình thực tế, một số nội
dung, thời gian có thể thay đổi, điều chỉnh, bổ sung, Phòng GD-ĐT sẽ có
Công văn hướng dẫn cụ thể.
- Một số nội dung hoạt động, hội thi Phòng GD-ĐT sẽ có Công văn
hướng dẫn riêng.



×