Tải bản đầy đủ (.doc) (354 trang)

Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa trong các trường đại học, cao đẳng sư phạm vùng trung bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 354 trang )

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

VŨ TUẤN ANH

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC
THỂ THAO NGOẠI KHÓA TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI
HỌC, CAO ĐẲNG SƢ PHẠM VÙNG TRUNG BẮC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

HÀ NỘI – 2019


VIN KHOA HC TH DC TH THAO

BIN PHP NNG CAO HIU QU HOT NG
TH DC TH THAO NGOI KHểA TRONG CC TRNG
I HC, CAO NG S PHM VNG TRUNG BC

LUN N TIN S GIO DC HC

Tờn ngnh: Giỏo dc hc
Mó ngnh: 9140101

Cỏn b hng dn khoa hc:

86stuvw
yz{|}






Ă
ÊÔƠƯĐ
âê
ôơ

àảãáạ
ằẳẵắ

ầẩẫấậ
ẻẽéẹẹ


PGS. TS H c Sn

87stuvw
yz{|}





Ă
ÊÔƠƯĐ
âê
ôơ

àảãáạ
ằẳẵắ


ầẩẫấậ
ẻẽéẹẹ
ểễếệì
ĩí
òỏõó
ồổỗốộ
ởỡớợù
ủũúụừ
ữứựỳỷ
ýỵ
















PGS. TS Vũ Đức Thu

HÀ NỘI, 2019



LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, số liệu và kết quả trình bày trong luận án là
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào.
Tác giả luận án

Vũ Tuấn Anh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CĐSP:

Cao đẳng Sư phạm

ĐHSP:

Đại học Sư phạm

ĐHSPHN2:

Đại học Sư phạm Hà Nội 2

ĐH&CĐSP

Đại học và cao đẳng sư phạm


GD&ĐT:

Giáo dục và Đào tạo

GDTC:

Giáo dục thể chất

RLTT

Rèn luyện thân thể

SVĐ:

Sân vận động

TDTT:

Thể dục thể thao

TNCSHCM:

Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

VĐV:

Vận động viên



MỤC LỤC
Trang
Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Mục lục
Danh mục các bảng, biểu đồ trong luận án

1.1.

PHẦN MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1
5

ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI

5

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

1.1.1.

Đào tạo giáo viên và quá trình đổi mới đào tạo giáo viên

5

1.1.2.


Quan điểm và định hƣớng đổi mới đào tạo giáo viên

6

của Đảng và Nhà nƣớc
1.1.2.1.

Quan điểm đổi mới đào tạo giáo viên của Đảng và

7

Nhà nước
1.1.2.2.

Định hướng đổi mới đào tạo giáo viên trong các nhà

9

trường sư phạm trước yêu cầu của đổi mới giáo dục
phổ thông
1.2.

GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

14

1.2.1.

Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về GDTC trƣờng


14

học qua các thời kỳ
1.2.2.

Đặc điểm của GDTC nội và ngoại khóa trong đào tạo

18

đại học
1.2.2.1.

Đặc điểm của GDTC nội khóa

18

1.2.2.2.

Đặc điểm của GDTC ngoại khóa

20

1.2.2.3.

Mối quan hệ giữa GDTC nội và ngoại khóa

21



1.2.3.

Những thành tựu và hạn chế của GDTC trong đào tạo
đại học

22

1.2.3.1.

Thành tựu của GDTC trường học

22

1.2.3.2.

Thành tựu và hạn chế của GDTC đại học

26

1.2.4.

Đặc điểm của GDTC trong đào tạo theo học chế tín chỉ

28

1.2.4.1.

Đặc điểm của đào tạo theo học chế tín chỉ

28


1.2.4.2.

Các yếu tố chi phối GDTC nội khóa và ngoại khóa trong

30

học chế tín chỉ
1.3

KHÁI NIỆM VÀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ

31

LIÊN QUAN

1.3.1.

Các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

31

1.3.2.

Các công trình nghiên cứu có liên quan

33

1.4.


KHÁI QUÁT VỀ CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO

40

ĐẲNG SƢ PHẠM VÙNG TRUNG BẮC

1.4.1.

Khái quát về vùng Trung Bắc

40

1.4.2.

Khái quát về các trƣờng ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc

41

1.4.3.

Đặc điểm đào tạo của các trƣờng ĐH&CĐSP vùng

42

Trung Bắc
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ

46

CHỨC NGHIÊN CỨU


2.1.

ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

46

2.1.1.

Đối tƣợng nghiên cứu

46

2.1.2.

Khách thể nghiên cứu

46

2.2.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

46

2.2.1.

Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

46


2.2.2.

Phƣơng pháp phỏng vấn

48

2.2.3.

Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm

49

2.2.4.

Phƣơng pháp kiểm tra sƣ phạm

50

2.2.5.

Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm

52


2.2.6.
2.3.

Phƣơng pháp toán học thống kê

TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

53
55

2.3.1.

Địa điểm và cơ quan phối hợp nghiên cứu

55

2.3.2.

Kế hoạch nghiên cứu

55

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

56

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỂ THAO NGOẠI

56

3.1.

KHÓA CỦA SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÀ
CAO ĐẲNG SƢ PHẠM VÙNG TRUNG BẮC


3.1.1.

Thực trạng nhận thức của giảng viên và sinh viên các

56

trƣờng ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc về hoạt động thể
thao ngoại khóa
3.1.1.1.

Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên các

56

trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc về vai trò của hoạt
động thể thao ngoại khóa
3.1.1.2.

Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên các

58

trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc về các yếu tố cấu
thành và chi phối hoạt động thể thao ngoại khóa
3.1.2.

Thực trạng các loại hình biện pháp nhằm phát triển

59


hoạt động thể thao ngoại khóa đã đƣợc triển khai tại
các trƣờng ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc
3.1.2.1.

Thực trạng các loại hình biện pháp nhằm phát triển hoạt

59

động thể thao ngoại khóa của sinh viên
3.1.2.2

Đánh giá các biện pháp đã triển khai nhằm phát triển hoạt

60

động thể thao ngoại khóa trong các ĐH&CĐSP vùng
Trung Bắc
3.1.3.

Thực trạng cơ cấu tổ chức và hình thức hoạt động thể

61

thao ngoại khóa trong các trƣờng ĐH&CĐSP vùng
Trung Bắc
3.1.3.1.

Cơ cấu và hiệu quả tổ chức, quản lý hoạt động thể thao
ngoại khóa trong các trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc


61


3.1.3.2

Các hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa và sức thu hút
đối với sinh viên trong các trường ĐH&CĐSP vùng

63

Trung Bắc
3.1.4

Thực trạng số lƣợng sân bãi, nhà tập và nguồn tài

66

chính phục vụ hoạt động thể thao ngoại khóa cho sinh
viên các trƣờng ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc
3.1.4.1.

Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thể thao

66

ngoại khóa
3.1.4.2.

Thực trạng nguồn kinh phí phục vụ hoạt động thể thao


67

ngoại khóa
3.1.5.

Thực trạng hoạt động thể thao ngoại khóa của sinh

68

viên các trƣờng ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc
3.1.5.1.

Tính tích cực của sinh viên trong hoạt động thể thao

68

ngoại khóa
3.1.5.2.

Các hình thức và mục đích hoạt động thể thao ngoại khóa

69

của sinh viên
3.1.5.3.

Nguyên nhân hạn chế tính tích cực của sinh viên đối với

70


hoạt động thể thao ngoại khóa
3.1.5.4.

Nhu cầu tập luyện thể thao ngoại khóa của sinh viên các

72

trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc
3.1.6.

Thực trạng GDTC nội khóa trong các trƣờng

73

ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc
3.1.6.1.

Nội dung chương trình GDTC nội khóa trong các trường

73

ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc
3.1.6.2.

Thực trạng tổ chức thực hiện chương trình GDTC trong

76

các trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc
3.1.6.3.


Thực trạng kết quả học tập môn học GDTC của sinh viên

77

các trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc
3.1.6.4.

Thực trạng trình độ thể lực sinh viên các trường
ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc

77


3.1.7.

Bàn luận về thực trạng hoạt động thể thao ngoại khóa
của sinh viên các trƣờng ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc

78

3.2.

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THỂ

87

THAO NGOẠI KHÓA TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC
VÀ CAO ĐẲNG SƢ PHẠM VÙNG TRUNG BẮC


3.2.1.

Định hƣớng lựa chọn biện pháp

87

3.2.1.1.

Căn cứ lựa chọn biện pháp

87

3.2.1.2.

Định hướng lựa chọn biện pháp

88

3.2.2.

Nguyên tắc lựa chọn biện pháp

91

3.2.2.1.

Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

91


3.2.2.2.

Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý

92

3.2.2.3.

Nguyên tắc đảm bảo tính sư phạm

93

3.2.2.4.

Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

94

3.2.2.5.

Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

95

3.2.2.6.

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

96


3.2.2.7.

Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

97

3.2.3.

Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể thao

98

ngoại khóa trong các trƣờng ĐH&CĐSP vùng
Trung Bắc
3.2.3.1.

Biện pháp thứ nhất: Đổi mới cơ cấu bộ máy tổ chức và

98

quản lý hoạt động thể thao ngoại khóa trong các trường
ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc theo hướng hiệu lực và
hiệu quả.
3.2.3.2.

Biện pháp thứ hai: Đổi mới tổ chức thực hiện chương trình

103

GDTC nội khóa theo hướng tạo động lực để phát triển hoạt

động thể thao ngoại khóa
3.2.3.3.

Biện pháp thứ ba: Phát triển hình thức hoạt động thể thao

109

ngoại khóa theo nhóm, lớp có giáo viên hướng dẫn
3.2.3.4.

Bước đầu đánh giá tính thực tiễn, tính khả thi của các
biện pháp

112


3.2.4.
3.2.4.1.

Tổ chức thực nghiệm các biện pháp
Thời gian và địa điểm thực nghiệm

113
113

3.2.4.2.

Nội dung và đối tượng thực nghiệm

114


3.2.4.3.

Tiêu chí đánh giá hiệu quả các biện pháp thông qua

114

thực nghiệm
3.2.5.

Kết quả thực nghiệm các biện pháp

116

3.2.5.1.

Kết quả thực nghiệm biện pháp thứ nhất (Đổi mới cơ cấu

116

bộ máy tổ chức và quản lý hoạt động thể thao ngoại khóa
trong các trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc theo hướng
hiệu lực và hiệu quả)
3.2.5.2.

Kết quả thực nghiệm biện pháp thứ hai (Đổi mới tổ chức

122

thực hiện chương trình GDTC nội khóa theo hướng tạo

động lực để phát triển hoạt động thể thao ngoại khóa)
3.2.5.3.

Kết quả thực nghiệm biện pháp thứ ba (phát triển hình thức

125

hoạt động thể thao ngoại khóa theo nhóm, lớp có giáo viên
hướng dẫn)
3.2.5.4.

Hiệu quả tổng hợp của các biện pháp đối với hoạt động thể

128

thao ngoại khóa và GDTC nội khóa
3.2.6.

Bàn luận về các biện pháp và kết quả thực nghiệm

137

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

146

A. KẾT LUẬN

146


B. KIẾN NGHỊ

147

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC
GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Bảng

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Trang

1.1

Thống kê số lượng giảng viên và sinh viên các trường
ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc năm 2014

42

3.1

Kết quả khảo sát cán bộ quản lý và giảng viên khoa
GDTC các trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc về vai trò

Sau trang
57


của hoạt động thể thao ngoại khóa (n = 71)
3.2

Kết quả khảo sát sinh viên các trường ĐH&CĐSP vùng
Trung Bắc về vai trò của hoạt động thể thao ngoại khóa
(n = 1050)

Sau trang
57

3.3

Kết quả khảo sát cán bộ quản lý và giảng viên khoa
GDTC về các yếu tố cấu thành và chi phối hoạt động thể
thao ngoại khóa (n = 71)

Sau trang
58

3.4

Kết quả khảo sát sinh viên về các yếu tố cấu thành và chi
phối hoạt động thể thao ngoại khóa (n = 1050)

Sau trang
58

3.5


Kết quả khảo sát cán bộ quản lý và giảng viên khoa
Sau trang
GDTC các trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc về các loại
59
hình biện pháp nhằm phát triển hoạt động thể thao ngoại
khóa (n = 71)

3.6

Đánh giá của cán bộ quản lý và giảng viên khoa GDTC
các trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc về các biện pháp

Sau trang
60

đã triển khai để phát triển hoạt động thể thao ngoại khóa
(n = 71)
3.7

Kết quả khảo sát cán bộ quản lý và giảng viên khoa
GDTC các trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc về cơ cấu

Sau trang
62

và hiệu quả tổ chức, quản lý hoạt động thể thao ngoại
khóa (n = 71)
3.8

Sau trang

Kết quả khảo sát cán bộ quản lý, giảng viên khoa GDTC
về các hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa và sức thu
63
hút đối với sinh viên các trường ĐH&CĐSP vùng Trung
Bắc (n = 71)


3.9

Kết quả khảo sát sinh viên về các hình thức hoạt động thể
thao ngoại khóa và sức thu hút đối với sinh viên trong các

Sau trang
63

trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc (n = 1050)
3.10

Kết quả thống kê số lượng đội tuyển và câu lạc bộ thể
thao trong các trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc

65

3.11

Thống kê về sân bãi và dụng cụ phục vụ hoạt động thể
thao ngoại khóa trong các trường ĐH&CĐSP vùng

67


Trung Bắc
3.12

Kết quả khảo sát đối với cán bộ quản lý và giảng viên
khoa GDTC về nguồn kinh phí và tính đáp ứng đối với

Sau trang
67

hoạt động thể thao ngoại khóa trong các trường
ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc (n = 71)
3.13

Tự đánh giá về tính tích cực tham gia hoạt động thể thao
ngoại khóa của sinh viên các trường ĐH&CĐSP vùng

Sau trang
68

Trung Bắc (n = 1050)
3.14

Thống kê kết quả khảo sát về hình thức và mục đích tập
luyện của sinh viên thường xuyên hoạt động thể thao

69

ngoại khóa (n = 278)
3.15


Kết quả khảo sát cán bộ quản lý và giảng viên khoa
Sau trang
GDTC các trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc về nguyên
71
nhân hạn chế tính tích cực của sinh viên đối với hoạt
động thể thao ngoại khóa (n = 71)

3.16

Kết quả khảo sát sinh viên các trường ĐH&CĐSP vùng
Trung Bắc về nguyên nhân hạn chế tính tích cực đối với

Sau trang
71

hoạt động thể thao ngoại khóa (n = 1050)
3.17

Kết quả khảo sát sinh viên các trường ĐH&CĐSP vùng
Trung Bắc về nhu cầu tham gia hoạt động thể thao ngoại

Sau trang
72

khóa (n = 1050)
3.18

Khái quát về chương trình GDTC trong các trường
ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc


Sau trang
74


3.19 Đánh giá về chương trình môn học GDTC của cán bộ
Sau trang
quản lý và giảng viên khoa GDTC các trường ĐH&CĐSP
75
vùng Trung Bắc (n = 71)
3.20 Đánh giá về chương trình môn học GDTC của sinh viên các Sau trang
trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc (n = 1050)
75
3.21 Đánh giá của cán bộ quản lý và giảng viên khoa GDTC
các trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc về thực trạng tổ

Sau trang
76

chức thực hiện chương trình (n = 71)
3.22 Đánh giá của sinh viên các trường ĐH&CĐSP vùng Trung Sau trang
Bắc về thực trạng tổ chức thực hiện chương trình (n = 1050)
76
3.23 Tổng hợp kết quả học tập môn GDTC của sinh viên năm
thứ 2 các trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc

Sau trang
77

3.24 Kết quả kiểm tra thể lực của sinh viên các trường
ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc (n = 1050)


Sau trang
77

3.25 Kết quả xếp loại thể lực sinh viên các trường ĐH&CĐSP
vùng Trung Bắc theo tiêu chuẩn đánh giá của

Sau trang
77

Bộ GD&ĐT (n = 1050)
3.26 Đánh giá của chuyên gia về định hướng lựa chọn biện
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể thao ngoại khóa

Sau trang
90

(n = 12)
3.27 Đánh giá của cán bộ quản lý và giảng viên khoa GDTC
Sau trang
các trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc về định hướng lựa
90
chọn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể thao
ngoại khóa (n = 71)
3.28 Đánh giá của chuyên gia về tính thực tiễn của các biện
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể thao ngoại khóa

Sau trang
112


(n = 12)
3.29 Đánh giá của cán bộ quản lý và giảng viên các trường
Sau trang
ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc về tính thực tiễn của các biện
112
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể thao ngoại khóa
(n = 71)


3.30 Đánh giá của chuyên gia về tính khả thi của các biện pháp Sau trang
nâng cao hiệu quả hoạt động thể thao ngoại khóa (n =12)
112
3.31 Đánh giá của cán bộ quản lý và giảng viên các trường
ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc về tính khả thi của các biện

Sau trang
112

pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể thao ngoại khóa
(n = 71)
3.32 Thống kê các hoạt động của Hội thể thao Đại học trường
ĐHSPHN2 trong hai năm học 2016 - 2017 và 2017 –

118

2018
3.33 Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá hiệu lực, hiệu quả tổ
chức, quản lý hoạt động thể thao ngoại khóa của Hội thể

Sau trang

120

thao Đại học trường ĐHSPHN2 (n = 36)
3.34 Đánh giá nội dung tổ chức thực hiện chương trình GDTC
nội khóa theo hướng tạo động lực để phát triển hoạt động

Sau trang
122

thể thao ngoại khóa của giảng viên tham gia thực nghiệm
(n = 25)
3.35 Đánh giá nội dung tổ chức tổ chức thực hiện chương trình
GDTC nội khóa theo hướng tạo động lực để phát triển

Sau trang
122

hoạt động thể thao ngoại khóa của sinh viên tham gia
thực nghiệm (n = 538)
3.36 Đánh giá hiệu quả tổ chức thực hiện chương trình GDTC
nội khóa theo hướng tạo động lực để phát triển hoạt động

Sau trang
123

thể thao ngoại khóa của giảng viên tham gia thực nghiệm
(n = 25)
3.37 Đánh giá hiệu quả tổ chức thực hiện chương trình GDTC
nội khóa theo hướng tạo động lực để phát triển hoạt động


Sau trang
123

thể thao ngoại khóa của sinh viên tham gia thực nghiệm
(n = 538)
3.38 Các số liệu thông kê về hình thức hoạt động thể thao
ngoại khóa theo nhóm lớp có giảng viên hướng dẫn trong
quá trình thực nghiệm

126


3.39

Đánh giá hiệu quả của hình thức hoạt động thể thao ngoại
khóa theo nhóm, lớp có giáo viên hướng dẫn của giảng

Sau trang
127

viên sau 2 năm tham gia thực nghiệm (n = 25)
3.40

Đánh giá hiệu quả của hình thức hoạt động thể thao ngoại
khóa theo nhóm, lớp có giảng viên hướng dẫn của sinh

Sau trang
127

viên sau 2 năm tham gia thực nghiệm (n = 538)

3.41

Kết quả khảo sát hoạt động thể thao ngoại khóa của sinh
viên khóa thực nghiệm (n = 538)

129

3.42

Đánh giá của giảng viên về nhu cầu và tính tích cực của
sinh viên khóa thực nghiệm đối với hoạt động thể thao

Sau trang
129

ngoại khóa (n = 25)
3.43

Tự đánh giá của sinh viên khóa thực nghiệm về nhu cầu và tính Sau trang
tích cực đối với hoạt động thể thao ngoại khóa (n= 538)
129

3.44

Tổng hợp kết quả học tập môn học GDTC của sinh viên
khóa thực nghiệm (n = 538)

130

3.45


Kết quả kiểm tra thể lực ban đầu của sinh viên
khóa thực nghiệm (n = 538)

131

3.46

Kết quả xếp loại trình độ thể lực ban đầu (trước thực
nghiệm) của sinh viên khóa thực nghiệm (n = 538)

Sau trang
131

3.47

Kết quả kiểm tra trình độ thể lực sau 1 năm thực nghiệm
của sinh viên khóa thực nghiệm (n = 538)

Sau trang
132

3.48

So sánh trình độ thể lực của sinh viên khóa thực nghiệm
trước và sau 1 năm thực nghiệm (n = 538)

Sau trang
132


3.49

Kết quả kiểm tra trình độ thể lực sau 2 năm thực nghiệm
của sinh viên khóa thực nghiệm (n = 538)

133

3.50

So sánh trình độ thể lực của sinh viên khóa thực nghiệm
sau 1 và 2 năm thực nghiệm (n = 538)

Sau trang
133

3.51

So sánh trình độ thể lực ban đầu với trình độ thể lực sau
2 năm thực nghiệm của sinh viên khóa thực nghiệm

Sau trang
133

(n = 538)


3.52

Đánh giá nhịp tăng trưởng trình độ thể lực của sinh viên
khóa thực nghiệm sau 1 năm thực nghiệm (n = 538)


134

3.53

Đánh giá nhịp tăng trưởng trình độ thể lực của sinh viên
khóa thực nghiệm sau 2 năm thực nghiệm (n = 538)

Sau trang
134

3.54

Kết quả xếp loại thể lực sinh viên theo tiêu chuẩn đánh
giá của Bộ GD và ĐT sau 2 năm thực nghiệm (n = 538)

Sau trang
135

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
3.1

Kết quả xếp loại thể lực ban đầu của sinh viên nam khóa
thực nghiệm

3.2

Kết quả xếp loại thể lực ban đầu của sinh viên nữ khóa
thực nghiệm


3.3

So sánh trình độ thể lực trước và sau 1 năm thực nghiệm
của sinh viên khóa thực nghiệm

Sau trang
132

3.4

So sánh trình độ thể lực sau 1 và 2 năm thực nghiệm của
sinh viên khóa thực nghiệm

Sau trang
133

3.5

So sánh trình độ thể lực ban đầu và sau 2 năm thực
nghiệm của sinh viên khóa thực nghiệm

Sau trang
133

3.6

Nhịp tăng trưởng trình độ thể lực sau 1 năm thực nghiệm
của sinh viên nam khóa thực nghiệm

Sau trang

134

3.7

Nhịp tăng trưởng trình độ thể lực sau 1 năm thực nghiệm
của sinh viên nữ khóa thực nghiệm

Sau trang
134

3.8

Nhịp tăng trưởng trình độ thể lực sau 2 năm thực nghiệm
của sinh viên nam khóa thực nghiệm

Sau trang
134

3.9

Nhịp tăng trưởng trình độ thể lực sau 2 năm thực nghiệm
của sinh viên nữ khóa thực nghiệm

135

3.10

Kết quả xếp loại thể lực sau 2
năm thực nghiệm
của sinh viên nam khóa thực nghiệm


Sau trang
135

3.11

Kết quả xếp loại thể lực sau 2
của sinh viên nữ khóa thực nghiệm

năm thực nghiệm

Sau trang
131
132

136


1
PHẦN MỞ ĐẦU
Đảng ta đã xác định “Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản
thân con người đồng thời là vốn quí để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã
hội”, vì vậy “Tạo chuyển biến tích cực về chất lượng và hiệu quả GDTC trong
trường học” và “Thực hiện GDTC trong tất cả các trường học nhằm mục tiêu
làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của học sinh, sinh
viên” là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó ngành TDTT và
GD&ĐT đóng vai trò chủ đạo [3], [8], [59].
GDTC trong đào tạo ở bậc đại học là quá trình gồm: GDTC nội khóa và
hoạt động thể thao ngoại khóa, là hai mặt khác nhau về hình thức tổ chức thực
hiện nhưng thống nhất về mục tiêu; là hai giai đoạn của một quá trình giáo

dục với phương châm: Học đi đôi với hành; đào tạo kết hợp với tự đào tạo. Vì
vậy, để hoạt động GDTC thực sự có hiệu quả, ngoài sự cố gắng của nhà
trường, đòi hỏi sinh viên phải chủ động và tích cực tham gia với vai trò chủ
thể, xuất phát từ nhu cầu của bản thân [80].
Trước yêu cầu đổi mới nền giáo dục nước nhà theo hướng căn bản và
toàn diện, công tác đào tạo giáo viên của các nhà trường sư phạm đang có
những thay đổi lớn cả về mục tiêu và chuẩn đầu ra: Sinh viên khi ra trường
phải có trình độ chuyên môn tiệm cận với qui định chuẩn nghề nghiệp của
giáo viên từng cấp học; có khả năng tự học, tự phát triển trình độ, đáp ứng yêu
cầu của thực tiễn đổi mới giáo dục qua từng thời kỳ; có khả năng tổ chức các
hoạt động TDTT phục vụ công tác giáo dục học sinh. Trong điều kiện đó,
GDTC ở các nhà trường sư phạm còn là nội dung và hình thức đào tạo nhằm
góp phần nâng cao năng lực hoạt động nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên
tương lai.
Năm 1996, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã Quyết định thành lập cụm các
trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc gồm các trường: ĐHSPHN2, Đại học


2
Hùng Vương, Đại học Tân Trào, CĐSP Vĩnh Phúc, CĐSP Yên Bái, CĐSP
Lào Cai, CĐSP Hà Giang nhằm tạo điều kiện để các nhà trường hỗ trợ nhau
trong hoạt động đào tạo đội ngũ giáo viên cho các cấp học. Công tác GDTC
nội và ngoại khóa luôn được các nhà trường quan tâm, tạo điều kiện phát
triển; hoạt động thi đấu thể thao đã trở thành một trong những phương tiện
giao lưu quan trọng giữa các nhà trường; cơ sở vật chất phục vụ hoạt động
dạy và học môn học GDTC không ngừng được đầu tư và phát triển, góp phần
tạo ra sự phong phú, lành mạnh cho đời sống học đường trong mỗi nhà
trường. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích rất đáng trân trọng đó, công tác
GDTC trong các trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc còn một số tồn tại cơ
bản:

“Chương trình chính khóa cũng như nội dung hoạt động ngoại khóa còn
nghèo nàn, chưa hợp lý, không hấp dẫn sinh viên tham gia” [77].
Các nhà trường chưa có Hội thể thao Đại học, công tác tổ chức hoạt
động thể thao ngoại khóa chưa phát huy được tiềm năng và hiệu lực của các
cấp quản lý.
Cơ chế tổ chức hoạt động đào tạo, nội dung và yêu cầu của GDTC nội
khóa theo học chế tín chỉ chưa được vận dụng để biến thành động lực thúc
đẩy sinh viên tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa; giờ tự học chưa được
sử dụng có hiệu quả, đào tạo năng lực tự học cho sinh viên chưa trở thành
mục tiêu và sản phẩm của GDTC trong các nhà trường; công tác đánh giá và
xếp loại thể lực của sinh viên chưa được triển khai theo qui định của Bộ
GD&ĐT.
Giữa GDTC nội khóa và ngoại khóa thiếu sự liên kết, đồng bộ; đa số
sinh viên không thực hiện giờ tự học đối với môn học; các hình thức hoạt
động ngoại khóa thiếu cân đối giữa phong trào có tính bề nổi với các hoạt
động rèn luyện thân thể theo nhu cầu cá nhân của sinh viên.


3
Chất lượng, hiệu quả của hoạt động thể thao ngoại khóa hoàn toàn phụ
thuộc vào mức độ tự nguyện và tích cực của sinh viên; sinh viên không phải
chịu bất cứ trách nhiệm nào về thái độ thờ ơ của bản thân và sự yếu kém của
phong trào. Nhà trường chỉ đóng vai trò kêu gọi, động viên và tạo mọi điều
kiện để thu hút sinh viên tham gia phong trào; tính pháp lý của cơ chế đào tạo
theo học chế tín chỉ, của môn học chưa được vận dụng để tạo thành động lực
nhằm phát triển tính tự nguyện, nhu cầu và trách nhiệm của sinh viên đối với
hoạt động thể thao ngoại khóa.
Thực tiễn giáo dục đã chứng minh: Thể thao ngoại khóa là loại hình
hoạt động mang tính tự nguyện của sinh viên, nhằm thỏa mãn nhu cầu rèn
luyện thân thể và vui chơi giải trí; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả

GDTC của mỗi nhà trường. Tuy nhiên, trước yêu cầu của đổi mới công tác
đào tạo giáo viên và yêu cầu của học chế tín chỉ, thể thao ngoại khóa còn là
hình thức cơ bản của hoạt động tự học (theo nội dung và qui định của GDTC
nội khóa) và tự rèn luyện nghiệp vụ tổ chức hoạt động giáo dục học sinh. Vì
vậy, tác động để nâng cao hiệu quả hoạt động thể thao ngoại là vấn đề cấp
thiết của thực tiễn, đòi hỏi các nhà trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc cần có
những đổi mới cơ bản sau:
Có một bộ máy chuyên trách về công tác tổ chức, điều hành hoạt động
thể thao ngoại khóa nhằm hình thành và phát triển phong trào tập luyện cả về
phạm vi và tính bền vững; phát triển cân đối giữa phong trào chung của toàn
trường với hoạt động tập luyện thường xuyên của mỗi sinh viên.
Tổ chức hoạt động GDTC nội khóa theo hướng: Tạo cơ chế và động
lực để phát triển phong trào ngoại khóa, thực hiện chức năng “Hình thành thói
quen luyện tập cho sinh viên”; đảm bảo cho hoạt động ngoại khóa của sinh
viên đồng thời tích hợp ba tiêu chí: Tự nguyện - tự học - tự phát triển [26].


4
Tạo cơ hội và điều kiện để biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo; biến
hoạt động ngoại khóa thành phương tiện để sinh viên tự học và hoàn thành nội
dung của chương trình GDTC nội khóa.
Vì những lý do nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Biện pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động thể thao ngoại khóa trong các trƣờng Đại
học, Cao đẳng Sƣ phạm vùng Trung Bắc".
Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ ưu thế của học chế tín chỉ, đề tài hướng tới mục đích:
Chuyển hóa nội dung và yêu cầu của GDTC nội khóa trong các trường
ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc thành động lực để phát triển phong trào thể thao
ngoại khóa; biến yêu cầu tự học thành nhu cầu của sinh viên, đảm bảo cho
phong trào phát triển bền vững cả bề rộng và chiều sâu.

Mục tiêu nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài xác định hai mục tiêu nghiên
cứu sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng GDTC nội khóa và hoạt động thể thao
ngoại khóa trong các trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc.
Mục tiêu 2: Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể
thao ngoại khóa trong các trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc; thực nghiệm
và đánh giá hiệu quả.
Giả thuyết khoa học của đề tài
Đề tài nêu giả thuyết rằng:
Trong mỗi nhà trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc, hoạt động thể thao
ngoại khóa chưa trở thành phong trào sâu rộng và bền vững, thiếu bộ máy
chuyên trách để thống nhất tổ chức và quản lý phong trào, GDTC nội khóa
chưa trở thành động lực để phát triển nhu cầu tập luyện cho sinh viên.
Thực trạng nêu trên sẽ được khắc phục cơ bản nếu quá trình nghiên cứu
lựa chọn được các biện pháp đảm bảo tính khoa học và khả thi.


5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ
THÔNG

1.1.1. Đào tạo giáo viên và quá trình đổi mới đào tạo giáo viên
Đào tạo giáo viên là một trong những lĩnh vực giáo dục và đào tạo ra
đời sớm nhất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1946, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập ngành sư phạm với nhiệm vụ:
“Đào tạo những nam nữ giáo viên cho các bậc học cơ bản, trung học phổ
thông, trung học chuyên khoa, thực nghiệm và chuyên nghiệp trong toàn
quốc”. Sắc lệnh cũng chỉ rõ: “Chỉ tuyển nam nữ giáo viên cho các bậc học

phổ thông và chuyên nghiệp trong những người có bằng sư phạm sơ cấp,
trung cấp hoặc cao cấp”. Điều đó đã khẳng định, giáo viên và đào tạo giáo
viên có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, giáo
viên phải được đào tạo thông qua hệ thống nhà trường sư phạm các cấp [53].
Từ năm 1950, các nhà trường trung cấp và CĐSP đã được thành lập ở
chiến khu Việt Bắc và các Liên khu. Với hình thức đào tạo ngắn hạn, hàng
ngàn thanh niên đã trở thành giáo viên các cấp học. Trong giai đoạn từ năm
1965 đến năm 1970, số lượng giáo viên mới được đào tạo tăng gấp 5 lần so
với giai đoạn từ năm 1950 đến năm 1965, điều đó đã chứng minh vai trò và sứ
mệnh của hệ thống các nhà trường sư phạm đối với sự nghiệp bảo vệ và kiến
thiết đất nước [13], [20].
Thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy, tính đến năm 2014 cả nước có 76
nhà trường (34 trường ĐHSP và khoa sư phạm trong các trường đại học đa
ngành, 42 trường CĐSP và khoa sư phạm trong các trường cao đẳng đa
ngành) có chức năng đào tạo giáo viên các cấp cho bậc học phổ thông, được
phân bố trong hầu hết các tỉnh, thành cả nước nhằm cung cấp kịp thời đội ngũ
giáo viên cho từng địa phương, đặc biệt là đối với bậc học mầm non và tiểu
học [23].


6
Khác với nhiều nước trên thế giới - đào tạo giáo viên được tiếp nối sau
khi sinh viên đã tốt nghiệp các chuyên ngành đào tạo khác - ở Việt Nam, đào
tạo giáo viên được thực hiện đồng thời giữa đào tạo chuyên ngành với đào tạo
nghiệp vụ sư phạm. Đặc biệt, giáo viên bậc học mầm non và tiểu học, sinh
viên được đào tạo tổng hợp nhiều lĩnh vực để có thể đảm nhiệm toàn bộ
chương trình của bậc học, cấp học.
Trong nhiều năm, hệ thống nhà trường sư phạm chưa quan tâm đúng
mức tới đào tạo năng lực tự học, tự triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa
học cho sinh viên, chính điều đó đã hạn chế đáng kể khả năng tự phát triển

trình độ của số đông giáo viên trước yêu cầu của diễn biến đổi mới giáo dục.
Vì vậy, trước xu thế đổi mới giáo dục phổ thông, các nhà trường sư phạm đã
có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức đào tạo:
Từng bước thu hẹp số lượng trường Trung cấp sư phạm bằng hình thức
nâng cấp thành các trường CĐSP; mở rộng loại hình và chuyên ngành đào tạo
nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng giáo viên các bộ môn mới và đặc thù của
giáo dục phổ thông. Đào tạo lại, đào tạo nâng cấp nhằm đáp ứng yêu cầu về
chuẩn trình độ của giáo dục phổ thông và giáo dục đại học với các trình độ:
cao đẳng, đại học, cao học và tiến sĩ.
Xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo bám sát qui định
chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên các cấp học theo qui định của Bộ
GD&ĐT; triển khai hoạt động đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội.
Đổi mới phương thức tổ chức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ,
tập trung phát triển năng lực tự học, đảm bảo cho giáo viên sau khi ra trường
có thể tự học tập, tự nâng cao trình độ. Đào tạo theo chuẩn trình độ và năng
lực của các nhà trường tiên tiến trong khu vực và trên thế giới nhằm tiến tới
một nền giáo dục hiện đại, hội nhập [32].
1.1.2. Quan điểm và định hƣớng đổi mới đào tạo giáo viên của
Đảng và Nhà nƣớc


7
1.1.2.1. Quan điểm đổi mới đào tạo giáo viên của Đảng và Nhà nước
Trước yêu cầu đảm bảo nguồn nhân lực cho sự nghiệp Công nghiệp
hóa, Hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước khẳng định: “Chỉ có đổi mới
GD&ĐT, khoa học và công nghệ mới thúc đẩy nhanh được quá trình phát
triển kinh tế xã hội”, “Giáo dục đại học phải là cơ sở để bứt phá, để hợp tác
và tiếp thu nền khoa học công nghệ của các nước tiên tiến” [30].
Trong giai đoạn từ 2005 đến 2010, Đảng và Nhà nước đã có cụ thể hóa
các nội dung và nhiệm vụ đổi mới giáo dục đại học Việt Nam: Tăng cường

hợp tác đào tạo với các nước, phối hợp đào tạo với nước ngoài bằng ngân
sách Nhà nước; đổi mới phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ;
đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo hướng vào năng lực giải quyết vấn đề,
hướng vào thực tiễn theo tinh thần tạo nghiệp, doanh nghiệp, bổ sung nội
dung đào tạo hướng vào hình thành những năng lực quốc tế [30], [31], [32].
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 đã xác định trách
nhiệm của toàn ngành giáo dục nói chung, hệ thống các nhà trường sư phạm
nói riêng: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học
tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
và năng lực tự học của người học” [79].
Về đổi mới giáo dục theo hướng căn bản và toàn diện trong đào tạo
giáo viên, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI đã chỉ đạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng
kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều,
ghi nhớ máy móc”, “Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học,
tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển
năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa
dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học” [9].


×