Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Một số giải pháp giúp học sinh nhớ từ vựng môn Tiếng Anh ở trường tiểu học, năm học 2018-2019.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.75 KB, 12 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: …….
1. Tên sáng kiến:
Một số giải pháp giúp học sinh nhớ từ vựng môn Tiếng Anh ở trường tiểu
học, năm học 2018-2019.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Giải pháp Tác nghiệp trong Giáo dục.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
* Nhiệm vụ được giao: Giáo viên dạy Tiếng Anh trường Tiểu học
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Đối với học sinh ở bậc Tiểu học, nội dung kiến thức và mẫu câu không
nhiều, nhưng đòi hỏi các em phải có một lượng từ vựng nhất định để thực hành
và tham gia một số trò chơi. Tiếng Anh ở bậc Tiểu học vẫn là môn học tự chọn
nên một số phụ huynh lẫn học sinh không quan tâm dẫn đến việc các em học từ
vựng và nhớ từ. Chính vì điều đó đã gây cho tôi sự trăn trở là phải tìm ra
phương pháp giúp đỡ các em học từ, nhớ từ lâu.
Ưu điểm:
- Được phụ huynh học sinh nhiệt tình ủng hộ trong việc nâng cao dân trí.


- Chương trình sách giáo khoa có nội dung kiến thức phù hợp với thực tế
cuộc sống học sinh và có nhiều tranh ảnh đẹp, dễ bắt mắt, tạo niềm hứng thú
cho học sinh.
- Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp giáo viên có được nhiều
nguồn tư liệu, hình ảnh qua mạng Internet.
Nhược điểm:
- Về phía học sinh: Học sinh mau quên, không nhớ nghĩa của từ, đọc sai


từ, viết sai từ...
- Về phía phụ huynh: phụ huynh không quan tâm dẫn đến em học từ vựng
và nhớ từ ở nhà.
- Về phía giáo viên: Giáo viên chưa tạo được lớp học thân thân thiện và
gần gũi với học sinh.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1. Mục đích của giải pháp:
- Mục đích chung: Giúp học sinh nhớ từ vựng môn Tiếng Anh ở trường
tiểu học, năm học 2018-2019 góp phần làm nâng cao chất lượng Giáo dục môn
Tiếng Anh huyện Giồng Riềng
- Mục đích cụ thể: 100% học sinh nhớ nghĩa của các từ. Đọc, viết đúng
các từ đã học; 100% phụ huynh học sinh kiểm tra học sinh học từ dựng ở nhà;
100% giáo viên xây dựng được lớp học thân thiện, gần gũi với học sinh và áp
dụng linh hoạt các thu thuật trong dạy từ dựng.
3.2.2. Nội dung giải


3.2.2.1. Tên giải pháp:
(i) Giải pháp 1: Áp dụng linh hoạt các thủ thuật dạy từ
(ii) Giải pháp 2: Xây dựng lớp học thân thiện, gần gũi với học sinh
(iii) Giải pháp 3: Giúp học sinh học thuộc và nhớ từ hiệu quả
iv) Giải pháp 4: Phối hợp với phụ huynh kiểm tra bài làm ở nhà của học
sinh
3.2.2.2. Triển khai giải pháp:
(i) Giải pháp 1: Áp dụng linh hoạt các thủ thuật dạy từ:
Giáo viên cần nắm vững và linh hoạt các thủ thuật dạy từ trong từng tiết
học cũng như từ vựng. Từ đó sẽ sử dụng thủ thuật nào hiệu quả nhất.
Ví dụ: - Khi từ mới là những dụng cụ học tập nhẹ nhàng thì giáo viên sử
dụng thủ thuật “Realia” (vật thật).
- Nhưng khi giới thiệu về các loại trái cây, các loài hoa, đồ vật trong gia

đình... tuy rằng có những loại chúng ta có thể tìm được ở chợ, có mô hình nhưng
khá phức tạp khi mang theo lên lớp thì chúng ta sử dụng thủ thuật “ Visual”
(nhìn).
- Nhưng khi những từ khá trừu tượng thì giáo viên phải sử dụng các thủ
thuật “ explaination” hay “ translation”...
Nắm vững được các thủ thuật dạy từ, kiểm tra từ phù hợp cho từng từ
vựng, từng nhóm từ vựng... là giáo viên đã giúp được học sinh 50% thành công
trong lĩnh hội từ vựng đó.
(ii) Giải pháp 2: Xây dựng lớp học thân thiện, gần gũi với học sinh


Để học sinh có hứng thú học tập, chủ động tích cực chiếm lĩnh tri thức thì
trong dạy học giáo viên luôn cố gắng đảm bảo quy tắc 4 L là Learn - Live Love - Laugh (Học- sống - yêu- cười). Thật vậy khi dạy cho học sinh tiểu học
chúng ta cần đảm bảo nguyên tắc : Học mà chơi- chơi mà học. Để tạo cho học
sinh cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng, giáo viên cố gắng rút ngắn khoảng cách
giữa thầy và trò, xóa bớt mặc cảm tâm lí “sợ cô”, cô và trò cùng học cùng vui
chơi như những người bạn. Không nhồi nhét hay biến học sinh thành người thụ
động mà trái lại phát huy tính tích cực trong mỗi cá nhân.
Chơi hơn dạy đây là phương pháp “Dạy mà không dạy”, giáo viên tạo sân
chơi đa dạng, nhiều màu sắc bằng tiếng Anh cho học sinh, hướng dẫn học sinh
làm chủ sân chơi. Từ sân chơi học sinh được nghe - nói nhiều hơn đọc - viết.
Thực tế cho thấy kỹ năng nghe nói rất quan trong, dễ học và bắt chước hơn
trong học ngoại ngữ. Và khi nghe nói được, học sinh đã từng bước xây dựng
được tâm lý tự tin trong sử dụng tiếng Anh. Bắt chước là không thể thiếu được
đối với thiếu nhi, đặc biệt trong học ngoại ngữ. Bắt chước giúp quá trình học tập
đi nhanh hơn, trong đó kể cả việc áp dụng từ vựng vào các mẫu câu căn bản.
(iii) Giải pháp 3: Giúp học sinh học thuộc và nhớ từ hiệu quả
Hoạt động 1: Học sinh nào của tôi cũng có 1 quyển tập chép từ mới ở nhà.
Sau mỗi tiết học khi về nhà học sinh sẽ chép lại các từ mới khoảng từ một đến
hai trang từ. Cách làm này giúp học sinh mau thuộc từ và thuộc sâu sắc hơn.

Hoạt động 2: Cách kế tiếp là tôi yêu cầu học sinh ghi từ tiếng Anh dán
vào các dụng cụ học tập, đồ dùng ở nhà. Ví dụ: trên cây viết dán chữ “pen”, trên
cây thước dán chữ “ruler”, cái bàn ở nhà dán chữ “table” ...để học sinh có thể


học mọi lúc mọi nơi.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh sử dụng từ điển và yêu cầu học sinh tìm
cho cô một từ mới tiếng Anh mỗi ngày thông qua các phương tiện truyền thông,
sách báo, nhãn mát, băng- gon, biển báo hiệu...mà các em thấy hàng ngày trong
cuộc sống, ghi vào vở ở nhà và sử dụng từ điển tra nghĩa, khi tôi kiểm tra sẽ
hướng dẫn cách phát âm... Học sinh của tôi khá hào hứng với phong trào này,
tăng cường tính quan sát, tìm tòi học hỏi, và thực tế hóa kiến thức của môn học.
Hoạt động 4: Xung quanh lớp học tôi thường treo các khẩu hiệu, động từ
cơ bản, tính từ cơ bản...để học sinh có thể tự nhiên mà học thuộc.
(iv) Giải pháp 4: Phối hợp với phụ huynh kiểm tra bài làm ở nhà của học
sinh
Họp phụ huynh đầu năm tôi đã nêu rõ nhiệm vụ sau mỗi tiết học khi về
nhà học sinh sẽ chép lại các từ mới khoảng từ một đến hai trang từ. Sau khi thực
hiện xong phần nhiệm vụ ở nhà các em trình cho cha, mẹ ký tên và xác nhận là
“con tôi có viết từ, có học bài, làm bài ở nhà. Chỉ yêu cầu phụ huynh xem các
em có thực hiện đầy đủ không? Còn đúng hay sai là nhiệm vụ của giáo viên khi
đến lớp. Với giao ước này phụ huynh nào cũng đống ý, ủng hộ, có phụ huynh
còn tham gia học tập cùng các em.
Tính mới của giải pháp là: Trong dạy học giáo viên luôn cố gắng đảm bảo
quy tắc 4 L là Learn - Live - Love - Laugh (Học- sống - yêu- cười); Giáo viên sử
dụng phương pháp “Dạy mà không dạy” là giáo viên tạo sân chơi đa dạng, nhiều
màu sắc bằng tiếng Anh cho học sinh, hướng dẫn học sinh làm chủ sân chơi; Sau
mỗi tiết học khi về nhà học sinh sẽ chép lại các từ mới khoảng từ một đến hai



trang từ; học sinh ghi từ tiếng Anh dán vào các dụng cụ học tập, đồ dùng ở nhà;
Hàng ngày học sinh tìm 1 từ tiếng Anh thông qua các phương tiện truyền thông,
sách báo, nhãn mát, băng- gon, biển báo hiệu; phụ huynh kiểm tra, nhận xét, ký
tên vào vở xác nhận là “con tôi có viết từ, có học bài, làm bài ở nhà. Chỉ yêu cầu
phụ huynh xem các em có thực hiện đầy đủ không? Còn đúng hay sai là nhiệm
vụ của giáo viên khi đến lớp.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Giải pháp này đã được áp dụng thành công tại trường Tiểu học và đã áp
dụng được tại các trường trong huyện Giồng Riềng. Có khả năng áp dụng nhân
rộng cho cả tỉnh.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp
- Hiệu quả về kĩ thuật: Giải pháp giúp giáo viên có kĩ thuật cũng như có
các thủ thuật trong dạy học; phụ huynh biết kiểm tra bài làm tại nhà của học
sinh; học sinh có kĩ thuật để nhớ từ vựng Tiếng Anh.
- Hiệu quả về kinh tế: Phụ huynh tiết kiệm khoảng 3.000.000đ/học sinh để
mua phần mềm học từ vựng hoặc đăng kí học từ dựng trên mang mà chất lượng
giáo dục Tiếng Anh của trường Tiểu học vẫn được nâng lên. Cụ thể như sau:
+ Trước khi chưa áp dụng giải pháp số học sinh hoàn thành tốt: 125em,
chiếm tỉ lệ: 29,06%; hoàn thành: 235em, chiếm tỉ lệ: 54,65%; chưa hoàn thành:
70em, chiếm tỉ lệ: 16,29%.
+ Sau khi áp dụng giải pháp, số học sinh hoàn thành tốt là 185em, chiếm


tỉ lệ: 43,02%, tăng 13,96%; hoàn thành: 245em, chiếm tỉ lệ: 56,98%, tăng
2,33%; chưa hoàn thành: 0em, chiếm tỉ lệ: 0%, giảm 16,29%.
- Hiệu quả về xã hội: 100% phụ huynh học sinh biết phối hợp với giáo
viên để giáo dục, kiểm tra học sinh học từ dựng ở nhà góp phần đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Hiệu quả về môi trường: Tạo môi trường giáo dục thân thiện, gần gũi

với học sinh góp phần xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
- Đơn xin công nhận sáng kiến cấp cơ sở
- Một bảng so sánh số liệu trước và sau khi tác động.

........., ngày 8 tháng 4 năm 2019
Người mô tả


BẢN SO SÁNH SỐ LIỆU, CHẤT LƯỢNG MÔN TIẾNG ANH
NĂM HỌC 2018-2019

Thời gian
Nội dung
Tổng số học sinh

Trước khi áp

Sau khi áp

Tăng

dụng giải pháp
430
125em

dụng giải pháp
430
185em


(giảm)

(Chiếm 29,06%)
235em

(Chiếm 43,02%) 13,96%
245em
Tăng

(Chiếm 54,65%)
70em

(Chiếm 56,98%)
0em

2,33%
Giảm

(Chiếm 16,29%)

(Chiếm 0%)

16,29%

Tăng

Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành


NGƯỜI LẬP BẢN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện
- Họ và tên:
- Ngày tháng năm sinh:
- Nơi công tác:
- Chức danh (chức vụ): Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm Anh văn
- Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số giải pháp giúp học
sinh nhớ từ vựng môn Tiếng Anh ở trường tiểu học, năm học 2018-2019.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: áp dụng trong ngành Giáo dục.
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: ngày 20 tháng 8 năm 2018
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến:
(i) Giải pháp 1: Áp dụng linh hoạt các thủ thuật dạy từ: Giáo viên cần
nắm vững và linh hoạt các thủ thuật dạy từ trong từng tiết học cũng như từ vựng,
từ đó sẽ sử dụng thủ thuật nào hiệu quả nhất. Nắm vững được các thủ thuật dạy
từ, kiểm tra từ phù hợp cho từng từ vựng, từng nhóm từ vựng... là giáo viên đã
giúp được học sinh 50% thành công trong lĩnh hội từ vựng đó.
(ii) Giải pháp 2: Xây dựng lớp học thân thiện, gần gũi với học sinh: Giáo
viên luôn cố gắng đảm bảo quy tắc 4 L là Learn - Live - Love - Laugh (Họcsống - yêu- cười) và đảm bảo nguyên tắc “Học mà chơi- chơi mà học”.
(iii) Giải pháp 3: Giúp học sinh học thuộc và nhớ từ hiệu quả


Hoạt động 1: Học sinh nào của tôi cũng có 1 quyển tập chép từ mới ở nhà.

Sau mỗi tiết học khi về nhà học sinh sẽ chép lại các từ mới khoảng từ một đến
hai trang từ.
Hoạt động 2: Cách kế tiếp là tôi yêu cầu học sinh ghi từ tiếng Anh dán
vào các dụng cụ học tập, đồ dùng ở nhà.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh sử dụng từ điển và yêu cầu học sinh tìm
cho cô một từ mới tiếng Anh mỗi ngày thông qua các phương tiện truyền thông,
sách báo, nhãn mát, băng- gon, biển báo hiệu...mà các em thấy hàng ngày trong
cuộc sống, ghi vào vở ở nhà và sử dụng từ điển tra nghĩa, khi tôi kiểm tra sẽ
hướng dẫn cách phát âm...
Hoạt động 4: Xung quanh lớp học tôi thường treo các khẩu hiệu, động từ
cơ bản, tính từ cơ bản...để học sinh có thể tự nhiên mà học thuộc.
(iv) Giải pháp 4: Phối hợp với phụ huynh kiểm tra bài làm ở nhà của học
sinh
Họp phụ huynh đầu năm tôi đã nêu rõ nhiệm vụ sau mỗi tiết học khi về
nhà học sinh sẽ chép lại các từ mới khoảng từ một đến hai trang từ. Sau khi thực
hiện xong phần nhiệm vụ ở nhà các em trình cho cha, mẹ ký tên và xác nhận là
“con tôi có viết từ, có học bài, làm bài ở nhà. Chỉ yêu cầu phụ huynh xem các
em có thực hiện đầy đủ không? Còn đúng hay sai là nhiệm vụ của giáo viên khi
đến lớp. Với giao ước này phụ huynh nào cũng đống ý, ủng hộ, có phụ huynh
còn tham gia học tập cùng các em.
* Tính mới của giải pháp là: Trong dạy học giáo viên luôn cố gắng đảm
bảo quy tắc 4 L là Learn - Live - Love - Laugh (Học- sống - yêu- cười); Giáo


viên sử dụng phương pháp “Dạy mà không dạy” là giáo viên tạo sân chơi đa
dạng, nhiều màu sắc bằng tiếng Anh cho học sinh, hướng dẫn học sinh làm chủ
sân chơi; Sau mỗi tiết học khi về nhà học sinh sẽ chép lại các từ mới khoảng từ
một đến hai trang từ; học sinh ghi từ tiếng Anh dán vào các dụng cụ học tập, đồ
dùng ở nhà; Hàng ngày học sinh tìm 1 từ tiếng Anh thông qua các phương tiện
truyền thông, sách báo, nhãn mát, băng- gon, biển báo hiệu; phụ huynh kiểm tra,

nhận xét, ký tên vào vở xác nhận là “con tôi có viết từ, có học bài, làm bài ở
nhà. Chỉ yêu cầu phụ huynh xem các em có thực hiện đầy đủ không? Còn đúng
hay sai là nhiệm vụ của giáo viên khi đến lớp.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Giải pháp này đã được áp dụng
thành công tại trường Tiểu học,huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang và đã áp
dụng được tại các trường trong huyện Giồng Riềng. Có khả năng áp dụng nhân
rộng cho cả tỉnh.
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Tài liệu học tập của học
sinh được trang bị đầy đủ, Học sinh có đủ đồ dùng học tập. Phòng dạy anh văn.
- Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến:
- Hiệu quả về kĩ thuật: Giải pháp giúp giáo viên có kĩ thuật cũng như có
các thủ thuật trong dạy học; phụ huynh biết kiểm tra bài làm tại nhà của học
sinh; học sinh có kĩ thuật để nhớ từ vựng Tiếng Anh.
- Hiệu quả về kinh tế: Phụ huynh tiết kiệm khoảng 3.000.000đ/học sinh để
mua phần mềm học từ vựng hoặc đăng kí học từ dựng trên mang mà chất lượng
giáo dục Tiếng Anh của trường Tiểu học vẫn được nâng lên.


- Hiệu quả về xã hội: 100% phụ huynh học sinh biết phối hợp với giáo
viên để giáo dục, kiểm tra học sinh học từ dựng ở nhà góp phần đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Hiệu quả về môi trường: Tạo môi trường giáo dục thân thiện, gần gũi với
học sinh góp phần xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Giồng Riềng, ngày 11 tháng 4 năm 2019
Người nộp đơn




×