Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Nghiên cứu hưởng của giá thể đến sinh trưởng và năng suất dưa chuột tại giống dưa chuột Sakura tại Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.27 KB, 44 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------

MAI ĐÌNH DUY
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ
NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG DƯA CHUỘT SAKURA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Khoa học cây trồng
: Nông học
: 2014 - 2018

Thái Nguyên - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------

MAI ĐÌNH DUY
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ


NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG DƯA CHUỘT SAKURA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Ngành
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Khoa học cây trồng
: Nông học
: 2014 - 2018
: TS. Lưu Thi Xuyến

Thái Nguyên - 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi luôn
nhận được sự quan tâm của nhà trường, sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô,
các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô
giáo TS. Lưu Thi Xuyến, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi thực hiện
đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Nhà vườn Tùng Mến đã tạo điều kiện
giúp đỡ cho tôi thực hiện tốt đề tài này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Nông học –

Trường đại học nông lâm đã tạo điều kiện, hướng dẫn, giúp dỡ tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu để có thể hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè đã tạo
điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực tập
Mai Đình Duy


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................... v
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................ vii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 3
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ............................................................. 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Nguồn gốc và phân loại của dưa chuột ...................................................... 4
2.2. Đặc điểm thực vật học của cây dưa chuột ................................................. 4
2.2.1. Rê ........................................................................................................... 4

2.2.2. Thân ......................................................................................................... 4
2.2.3. Lá ............................................................................................................. 5
2.2.4. Hoa .......................................................................................................... 5
2.2.5. Quả .......................................................................................................... 5
2.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây dưa chuột ...................................... 5
2.3.1. Ánh Sáng ................................................................................................ 6
2.3.2. Độ ẩm đất và không khí .......................................................................... 6
2.3.3. Đất và dinh dưỡng .................................................................................. 7


iii

2.3.4. Độ ẩm đất và không khí .......................................................................... 8
2.3.5. Đất và dinh dưỡng ................................................................................... 9
2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột trên Thế giới và Việt Nam........ 9
2.4.1. Tình hình sản xất và tiêu thụ dưa chuột trên Thế giới ............................ 9
2.4.1.1. Tình hình sản xuất trên thế giới ........................................................... 9
2.4.1.2. Tình hình sản xuất dưa chuột ở Việt Nam ......................................... 12
2.5. Tình hình nghiên cứu sử dụng giá thể trên thế giới và trong nước......... 13
2.5.1. Tình hình nghiên cứu sử dụng giá thể trên thế giới ............................. 13
2.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước......................................................... 14
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 15
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 15
3.1.1. Đối tượng ............................................................................................. 15
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 15
3.2. Địa điểm và thời gian nghien cứu ............................................................ 15
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 15
3.2.2. Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 15
3.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 15

3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 15
3.4.1. Phương pháp kế thừa .......................................................................... 15
3.4.2. Phương pháp thí nghiệm ..................................................................... 16
3.4.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ..................................................... 18
3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................... 19
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 20
4.1. Ảnh hưởng của giá thể đến chiều cao cây của giống dưa chuột Sakura .. 20
4.2. Ảnh hưởng của giá thể đến số hoa, số quả, tỷ lệ đậu quả của giống dưa chuột
Sakura. ............................................................................................................. 21


iv

4.2 Ảnh hưởng của giá thể đến năng suất của giống dưa chuột Sakura ......... 22
4.3 So sánh hiệu quả kinh tế của giống dưa chuột Sakura từ các loại giá thể
khác nhau......................................................................................................... 25
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 27
5.1. Kết luận .................................................................................................... 27
5.2 Kiến nghị ................................................................................................... 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 28
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
đ/c:

Đối chứng


CT:

Công thức

CV(%)

Hệ số biến động

LSD0.05

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

FAO

Tổ chức nông lương thế giới


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới trong các năm gần đây ........ 10
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của giá thể đến chiều cao cây của giống dưa chuột
Sakura .............................................................................................................. 20
Bảng 4.2. Số lượng quả cây dưa chuột sử dụng các công thức có tỷ lệ phối
trộn giá thể khác nhau ..................................................................................... 21
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể đến kích thước và khối lượng
quả dưa chuột .................................................................................................. 23
Bảng 4.4 So sánh hiệu quả kinh tế của dưa chuột khi phối trộn giá thể với tỷ
lệ khác nhau..................................................................................................... 25



vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 4.1 Tỷ lệ đậu quả của cây dưa chuột sử dụng các loại giá thể khác nhau. .... 22
Hình 4.2 Ảnh hưởng của giá thể đến chiều dài quả dưa chuột ....................... 24


1

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau khi giải quyết cơ bản vấn đề an ninh lương thực, ngành sản xuất rau
quả sạch Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần đáng kể
trong quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới theo hướng công nghiệp
hóa và hiện đại hóa, nâng cao đời sống cho người dân nông thôn [2].
Với ưu thế về sự đa dạng của điều kiện sinh thái về tài nguyên đất cũng
như thời tiết, khí hậu và sự phong phú về nguồn quỹ gen bản địa và kinh
nghiệm truyền thống của từng địa phương và đặc biệt là sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước, sản xuất rau quả ở Việt nam nói chung và các vùng sản
xuất rau quả truyền thống nói riêng có một số thuận lợi rất cơ bản, diện tích
và sản lượng những năm gần đây có sự gia tăng nhanh chóng, bình quân tiêu
thụ tính trên đầu người đạt và vượt kế hoạch đề ra thậm chí ngang bằng với
các nước tiên tiến trên thế giới.
Mặc dù vậy, phải thừa nhận rằng, kết quả sản xuất rau quả của nước ta
còn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, kim ngạch xuất khẩu còn ở mức
độ thấp và thiếu sự ổn định, chất lượng hàng hóa và giá trị thu được còn khá
thấp, đặc biệt việc áp dụng các công nghệ bảo quản sau thu hoạch tiên tiến
theo hướng công nghiệp hóa còn rất hạn chế [12]
Trong số các cây thực phẩm thì dưa chuột là cây trồng ngắn ngày, cung

cấp nguyên liệu cho ngành chế biến rau quả xuất khẩu được nhiều quốc gia
trên thế giới ưa thích. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dưa chuột là cây ăn quả
có giá trị dinh dưỡng cao, trong quả có nhiều vitamin A, B, B6, E… và đặc
biệt có nhiều men tiêu hóa làm cho quá trình đồng hóa và hấp thụ thức ăn tốt
hơn [8]. Nhận thức được vai trò đó của dưa chuột, những năm gần đây đã có
nhiều cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã khảo sát nghiên cứu và
chon Việt Nam là nơi sản xuất dưa chuột làm nguyên liệu để chế biển xuất


2

khẩu sang các nước như Nhật Bản, Mỹ, Nga và các nước Đông Âu [2]. Xuất
khẩu dưa chuột của Việt Nam trong những năm qua đã không ngừng tăng lên.
Sản xuất và xuất khẩu dưa chuột của Việt Nam trong những năm qua đã có
những bước tiến đáng kể. Nhu cầu tiêu dùng dưa chuột và các dạng chế phẩm
từ dưa chuột liên tục tăng.
Có 33 thị trường nhập khẩu dưa chuột từ Việt Nam, trong đó Liên Bang
Nga đạt kim ngạch cao nhất với 12,3 triệu USD, tăng 155% so với cùng kỳ.
Đây cũng là thị trường đạt kim ngạch cao nhất kể từ đầu năm 2008 đến nay
[3]. Sản phẩm dưa chuột và các dạng chế phẩm từ dưa chuột được người tiêu
dùng Nga khá ưa chuộng… Thị trường xuất khẩu dưa chuột và các dạng chế
phẩm từ dưa chuột đã được mở rộng thêm 10 nước, trong đó chủ yếu là các
nước trong khối EU như Hà Lan, Bồ Đào Nha và khối Asean là Campuchia,
Singapore và Malaysia. Như vậy, ngoài việc sử dụng sản phẩm tiêu thụ nội địa,
dưa chuột còn là mặt hàng quan trọng trong xuất khẩu nông sản nói chung và
ngành rau quả nói riêng. Tiềm năng về thị trường tiêu thụ các sản phẩm được
chế biến từ dưa chuột của nước ta là rất lớn. Do đó nó góp phần tạo thuận lợi
cho việc phát triển các vùng sản xuất dưa chuột nguyên liệu.
So với các cây trồng ngắn ngày, cây dưa chuột có nhiều ưu thế như chi
phí cho sản xuất không cao, vòng quay thu hồi vốn nhanh, bình quân 35-40

ngày là có thể cho thu hoạch và thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 60 đến 80
ngày cho hiệu quả kinh tế cao nên cây dưa chuột được người sản xuất từ
thành thị tới nông thôn đặc biệt quan tâm, từ canh tác quảng canh theo thời vụ
trên đồng ruộng tới thâm canh quanh năm trong nhà lưới, hệ thống tưới hiện
đại áp dụng công nghệ cao, hệ thống điều khiển nhiệt độ, ánh sáng bán tự
động đến tự động hoàn chỉnh. Chính từ mối quan tâm đó mà sản phẩm dưa
chuột trên thị trường rất đa dạng về chất lượng, mẫu mã, dưa chuột được


3

trồng ở mọi thời vụ; tuy nhiên tỷ lệ áp dụng công nghệ cao còn hạn chế ở một
số ít cơ sở có điều kiện.
Xuất phát từ thực tế đó, trong thời gian thực tập ngoài việc thực hiện các
công việc thực tế tại Mô hình, em còn thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu ảnh
hưởng của giá thể đến sinh trưởng và năng suất dưa chuột tại Thái
Nguyên”. Với mong muốn tìm ra tỷ lệ phối trộn giá thể tốt nhất để tăng năng
suất và chất lượng của cây dưa chuột, dần hướng tới nền nông nghiệp công
nghệ cao, hữu cơ bền vững.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
Xác định ảnh hưởng của các loại giá thể đến sinh trưởng và năng suất
của giống dưa chuột Sakura tại Thái Nguyên.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể khác nhau đến khả năng
sinh trưởng và năng suất của giống dưa chuột Sakura tại Thái Nguyên.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp sinh viên củng cố và hệ thống hóa kiến thức đã học trong nhà
trường vào nghiên cứu khoa học và trau dồi kiến thức, kinh nghiệm thực tế

nắm được cách tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học, biết phương pháp
thu thập, xử lý số liệu và trình bày một báo cáo khoa học.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Lựa chọn được loại giá thể phù hợp nhất cho giống dưa Sakura chuột
phát triển tốt và tăng năng suất tại Thái Nguyên.


4

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc và phân loại của dưa chuột
Phần lớn các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng cây dưa chuột có nguồn gốc
từ Tây Ấn Độ (Nam Á). Ở Việt Nam, khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam là nơi
phát sinh cây dưa chuột vì ở đây còn tồn tại dạng dưa 3 chuột hoang dại (Nguyễn
Thị Hằng Nga, 2015)[12]. Filov (1940) (Trần Khắc Thi, 1985)[15]. Dạng hoang
dại được đưa vào nhóm phụ Ssp. agrostis Gab.; còn các dạng khác là dạng trồng
trọt và sắp xếp vào 6 loài phụ, trong đó 5 loài phụ có biểu hiện đặc điểm phân lập
sinh thái rất rõ rệt và được gọi là các nhóm khí hậu nông nghiệp lớn: 1. Ssp.
europaeo - americanus Fil. Loài phụ Âu - Mỹ. 2. Ssp. occidentali - asiaticus Fil.
Loài phụ Tây Á. 3. Ssp. chinensis Fil. Loài phụ Trung Quốc. 4. Ssp. indico japonicus Fil. Loài phụ Nhật Ấn. 5. Ssp. himalaicus Fil. Loài phụ Hymalaya. 6.
Ssp. hermaphroditus Fil. Dưa chuột lưỡng tính.
2.2. Đặc điểm thực vật học của cây dưa chuột
2.2.1. Rê
- Rễ dưa chuột thuộc loại rễ chùm gồm có rễ chính và rễ phụ + Rễ chính
tương đối phát triển, phân bố chủ yếu ở tầng canh tác ở độ sâu từ 0 đến 30
cm, rộng 50 – 60 cm. Rễ chính có thể ăn sâu từ 60 – 100 cm, nếu trong điều
kiện lý tưởng (đất có tầng canh tác dầy, nhiều mùn, tới xốp, thoáng khí) thì rễ
có thể ăn sâu hơn nữa. + Rễ phân bố tương đối nông, chủ yếu ở tầng đất 0 –
20cm [1]
2.2.2. Thân

- Thân dưa chuột thuộc loại thân thảo, có đặc tính bò leo, thân có độ dài từ
1 – 3 m, dài nhất có thể đạt trên 3m. Trên thân cây chính hình thành các cấp
cành 1 rồi đến cấp 2, cấp 3.. Trên thân chính ở mỗi nách lá trên thân mọc ra
các tua cuốn và phân nhánh hoặc không phân nhánh. Ở các đốt trên thân
chính có lớp tế bào có khả năng phân chia mạnh làm cho lóng vươn dài [1]


5

2.2.3. Lá
- Lá dưa chuột gồm có lá mầm và lá thật.
+ Lá mầm: (nhú ra đầu tiên) có hình trứng tròn dài làm nhiệm vụ
quang hợp tạo vật chất nuôi cây và lá mới. Hình số 4.1.4: Lá mầm 8
+ Lá thật là những lá đơn có cuống dài, lá có hình chân vịt 5 cạnh, 2
mặt phiến lá đều có lông
2.2.4. Hoa
- Hoa dưa chuột lá hoa đơn tính, (có hoa đực và hoa cái) thụ phấn khác
hoa nhờ côn trùng và gió.
+ Hoa cái: Hình thành quả
+ Hoa đực: Thụ phấn cho hoa cái
2.2.5. Quả
- Quả dưa chuột thuộc loại quả thịt, có hình dáng, kích thước, màu sắc
phụ thuộc vào từng giống.
2.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây dưa chuột
- Dưa chuột cũng như các cây trong họ bầu bí rất mẫn cảm với sương
giá đặc biệt là nhiệt độ thấp.
- Dưa chuột yêu cầu nhiệt độ ấm áp để nảy mầm , nhiệt độ bình thường
tối thiểu từ 10-180C.
- Nhiệt độ tối thiểu cho dưa chuột nảy mầm là 15,5 0C, nhiệt độ tối đa là
40,50C nhiệt độ thích hợp là 15,5-350C .

- Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 200C.
- Ở 120C cây sinh trưởng chậm, ở nhiệt độ thấp kéo dài các giống sinh
trưởng rất khó khăn, đốt ngắn, lá nhỏ, hoa đực màu nhạt, vàng úa.
+ nhiệt độ lên cao 400C cây ngừng sinh trưởng.
+ Nhiệt độ 50C hầu hết các giống dưa chuột bị chết rét.
+ Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ra hoa của cây.


6

- Nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm của hạt phấn 17-240C nhiệt độ quá
cao hoặc quá thấp đều làm giảm sức sống hạt phấn, đó chính là nguyên nhân
giảm năng suất.
- Hầu hết các giống dưa chuột đều phải qua giai đoạn xuân hóa ở nhiệt
độ 20-220C. (Nguyễn Thúy Hà, 2010) [6].
2.3.1. Ánh Sáng
- Dưa chuột thuộc nhóm cây ưa ánh sáng ngày ngắn,độ dài chiếu sáng
thích hợp cho cây sinh trưởng phát dục là 10-12 giờ/ngày.
- Cường độ ánh sáng thích hợp cho dưa chuột sinh trưởng,phát triển
giúp cho cây tăng hiệu quả quang hợp ,tăng năng suất,chất lượng quả và rút
ngắn thời gian lớn của quả trong khoảng 15000-17000 lux ( Nguyễn Văn
Hiển, 2000) [7].
- Trong điều kiện thiếu ánh sáng cây sinh trưởng, phát triển kém, ra hoa
cái muộn, màu hoa nhạt, vàng úa, hoa cái dễ rụng, năng suất quả thấp, chất
lượng quả giảm, hương vị kém [1].
- Dưa chuột ở tuổi 20-25 ngày sau khi nảy mầm có phản ứng thuận với
độ dài chiếu sáng dưới 12 giờ [4] .
2.3.2. Độ ẩm đất và không khí
- Dưa chuột là loại cây chịu hạn, chịu úng kém. Trong thân cây nước
chiếm 91,3% là cây đứng đầu về nước trong họ bầu bí.

- Độ ẩm thích hợp là 80-85%
- Độ ẩm không khí là 85-90%
- Trong giai đoạn ra quả phải giữ ẩm thường xuyên từ 90-100% độ ẩm
đồng ruộng.
- Khi thiếu nước nghiêm trọng sẽ xuất hiện quả dị hình, quả bị đắng,và
dễ vị nhiễm virus.


7

- Thời kì ra hoa quả ,tạo quả yêu cầu lượng nước cao nhất. Hạt nảy
mầm, yêu cầu lượng nước bằng 50% khối lượng hạt [1]
2.3.3. Đất và dinh dưỡng
- Cây dưa chuột ưa thích đất màu mỡ,giàu chất hưũ cơ, đất tơi xốp,độ
РH từ 5,5-6,8.
- Cây dưa chuột lấy dinh dưỡng từ đất ít hơn rất nhiều so với cây rau
khác (cà chua, cải bắp) VD: nếu năng suất dưa chuột là 30 tấn/ha thì lượng
NPK do cây lấy đi từ đất là 170 kg, trong đó cải bắp cuộn năng suất là 70
tấn/ha, yếu tố NPK cây sử dụng là 630 kg.
- Dưa chuột sử dụng kali với hiệu suất cao nhất , khi bón N60-P60-K60
thì dưa chuột sử dụng 92% đạm, 33% lân và 100% kali ( Nguyễn Văn Hiển,
2000) [7].
- Dưa chuột không chịu được nồng độ phân cao nhưng lại nhanh chóng
phản ứng với hiện tượng thiếu dinh dưỡng. Phân hữu cơ đặc biệt là phân
chuồng có tác dụng rõ rệt làm tằng năng suất ruộng dưa chuột .
- Bên canh các nguyên tố đa lượng thì các nguyên tố vi lượng đóng vai
trò rất quan trọng.
- Phân tích nồng độ các nguyên tố trong dung dịch dưa chuột cho thấy
N:2.000- 3.500 mg/kg dịch; P: 160-225 mg/kg; K:4.500- 6.000 mg/kg;
Mg:3.000-4000 mg/kg; Cl: 2.000 kg.

- Dinh dưỡng khoáng không đủ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát
triển của cây. Ở thời kỳ đầu sinh trưởng cây cần đạm và lân, cuối thời kỳ sinh
trưởng cây không cần nhiều đạm, nếu giảm bón đạm sẽ làm tăng thu hoạch
một cách rõ rệt.
- Dưa chuột cũng như các cây trong họ bầu bí rất mẫn cảm với sương
giá đặc biệt là nhiệt độ thấp.


8

- Dưa chuột yêu cầu nhiệt độ ấm áp để nảy mầm , nhiệt độ bình thường
tối thiểu từ 10-180C.
- Nhiệt độ tối thiểu cho dưa chuột nảy mầm là 15,50C, nhiệt độ tối đa là
40,50C nhiệt độ thích hợp là 15,5-350C .
- Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 200C.
- Ở 120C cây sinh trưởng chậm, ở nhiệt độ thấp kéo dài các giống sinh
trưởng rất khó khăn, đốt ngắn, lá nhỏ, hoa đực màu nhạt, vàng úa.
+ nhiệt độ lên cao 400C cây ngừng sinh trưởng.
+ Nhiệt độ 50C hầu hết các giống dưa chuột bị chết rét.
+ Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ra hoa của cây.
- Nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm của hạt phấn 17-240C nhiệt độ
quá cao hoặc quá thấp đều làm giảm sức sống hạt phấn, đó chính là nguyên
nhân giảm năng suất.
- Hầu hết các giống dưa chuột đều phải qua giai đoạn xuân hóa ở nhiệt
độ 20-220C. (Nguyễn Thúy Hà, 2010) [6].
2.3.4. Độ ẩm đất và không khí
- Dưa chuột là loại cây chịu hạn, chịu úng kém. Trong thân cây nước
chiếm 91,3% là cây đứng đầu về nước trong họ bầu bí.
- Độ ẩm thích hợp là 80-85%
- Độ ẩm không khí là 85-90%

- Trong giai đoạn ra quả phải giữ ẩm thường xuyên từ 90-100% độ ẩm
đồng ruộng.
- Khi thiếu nước nghiêm trọng sẽ xuất hiện quả dị hình, quả bị đắng,và
dễ vị nhiễm virus.
- Thời kì ra hoa quả ,tạo quả yêu cầu lượng nước cao nhất. Hạt nảy
mầm,yêu cầu lượng nước bằng 50% khối lượng hạt.


9

2.3.5. Đất và dinh dưỡng
- Cây dưa chuột ưa thích đất màu mỡ,giàu chất hưũ cơ, đất tơi xốp,độ
РH từ 5,5-6,8.
- Cây dưa chuột lấy dinh dưỡng từ đất ít hơn rất nhiều so với cây rau
khác (cà chua, cải bắp) VD: nếu năng suất dưa chuột là 30 tấn/ha thì lượng
NPK do cây lấy đi từ đất là 170 kg, trong đó cải bắp cuộn năng suất là 70
tấn/ha, yếu tố NPK cây sử dụng là 630 kg.
- Dưa chuột sử dụng kali với hiệu suất cao nhất , khi bón N60-P60-K60
thì dưa chuột sử dụng 92% đạm, 33% lân và 100% kali ( Nguyễn Văn Hiển,
2000) [7].
- Dưa chuột không chịu được nồng độ phân cao nhưng lại nhanh chóng
phản ứng với hiện tượng thiếu dinh dưỡng. Phân hữu cơ đặc biệt là phân
chuồng có tác dụng rõ rệt làm tằng năng suất ruộng dưa chuột .
- Bên canh các nguyên tố đa lượng thì các nguyên tố vi lượng đóng vai
trò rất quan trọng.
- Phân tích nồng độ các nguyên tố trong dung dịch dưa chuột cho thấy
N:2.000- 3.500 mg/kg dịch; P: 160-225 mg/kg; K:4.500- 6.000 mg/kg;
Mg:3.000-4000 mg/kg; Cl: 2.000 kg.
- Dinh dưỡng khoáng không đủ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát
triển của cây. Ở thời kỳ đầu sinh trưởng cây cần đạm và lân, cuối thời kỳ sinh

trưởng cây không cần nhiều đạm, nếu giảm bón đạm sẽ làm tăng thu hoạch
một cách rõ rệt [1]
2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột trên Thế giới và Việt Nam
2.4.1. Tình hình sản xất và tiêu thụ dưa chuột trên Thế giới
2.4.1.1. Tình hình sản xuất trên thế giới
Theo số liệu của (FAO, 2016) [16] Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế
giới những năm gần đây được thể hiện qua bảng 2.9, qua đó ta thấy tình hình


10

sản xuất dưa chuột tại các châu lục trên thế giới có sự chênh lệch. Châu Á với
điều kiện thuận lợi cộng với khoa học kĩ thuật tiên tiến nên luôn là châu lục đi
đầu về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là dưa chuột với sản lượng lớn nhất
(70591456 tấn, sản lượng năm 2016) , Châu Phi với địa hình và thời tiết không
thuận lợi, khoa học kĩ thuật trong trồng trọt còn hạn chế… vì thế năng suất và
sản lượng cũng luôn thấp nhất (1136254 tấn vào năm 2013) . Còn các châu lục
khác thì diện tích, năng suất và sản lượng có biến động nhẹ qua các năm.
Qua bảng 2.1 ta thấy diện tích trồng dưa chuột trên toàn thế giới luôn
tăng qua các năm, điều đó chứng tỏ rằng cây dưa chuột đang là cây được ưa
chuộng và được quan tâm trên toàn cầu. (Từ 2020216 ha năm 2010 đến
2144672 ha năm 2016).
Tùy từng châu lục có sự biến động về diện tích, năng suất nhưng sản
lượng dưa chuột trên toàn thế giới liên tục trưởng trong các năm (Năm 2010
sản lượng là 62415690 tấn, đến năm 2016 sản lượng là 80616692 tấn)
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới trong các năm gần đây
Chỉ số
Diện tích

Năng suất


Sản lượng

(ha)

(tấn/ha)

(tấn)

2010

237509

5,2711

1251921

2011

255001

4,9106

1252203

2012

255228

4,6868


1196195

2013

248735

4,5681

1136254

2014

293811

4,6110

1354760

2015

322578

4,3040

1388364

2016

372588


3,8785

1445074

2010

98317

19,2739

1894958

2011

93173

19,3625

1804060

Năm

Châu phi


11

2012


90315

20,3654

1839293

2013

93298

19,6732

1835484

2014

95454

20,2186

1929939

2015

95442

21,5127

2053223


2016

95763

22,6286

2166817

2010

1484664

36,2890

53876897

2011

1537994

38,2097

58766292

2012

1570716

39,2307


61620288

2013

1573648

40,7798

64173119

2014

1549350

43,0944

66768272

2015

1524764

45,4286

69267888

2016

1488023


47,4398

70591456

2010

198772

27,0301

5372839

2011

203006

29,2084

5929467

2012

198561

30,3065

6017698

2013


194030

31,0779

6030047

2014

193300

31,8158

6150014

2015

191248

32,2794

6173375

2016

187440

34,1042

6392501


2010

954

19,9912

19075

2011

932

22,2297

20522

2012

938

22,0953

20715

2013

944

22,1094


20881

Châu Đại

2014

1001

17,3271

17338

Dương

2015

928

22,1133

20518

2016

857

24,3144

20844


2010

2020216

308956

62415690

Châu Mĩ

Châu Á

Châu Âu


12

Thế Giới

2011

2090097

324255

67772544

2012

2115757


334132

70694189

2013

2110656

346792

73195785

2014

2132916

357353

76220322

2015

2134960

369578

78903368

2016


2144672

375893

80616692

(nguồn; FAO,2016)[16]
2.4.1.2. Tình hình sản xuất dưa chuột ở Việt Nam
Đánh giá về thực trạng sản xuất rau ở nước ta trong thời gian qua, nhiều
tác giả cho rằng: Hiện nay sản lượng và năng suất rau ở nước ta còn thấp, quy
mô còn phân tán, chất lượng không ổn định, phần lớn rau không đủ tiêu chuẩn
xuất khẩu tươi và chế biến công nghiệp. Mức tiêu thụ nội địa còn thấp, chỉ số
bình quân đầu người đạt 60-65 kg/năm. Sở dĩ có những hạn chế đó là do:
Việc quản lí, thiếu cải tiến kĩ thuật, canh tác chủ yếu thiên về năng suất,
chưa chú trọng đến chất lượng sản phẩm cho nên rau tươi Việt Nam chưa
đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Mặt khác, xuất khẩu rau còn quá ít, khả
năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế kém. Rau quả nước ta tuy đa dạng và
phong phú, nhưng sản xuất chưa gắn với thị trường, chất lượng thấp, bao bì
mấu mã chưa thích hợp, thị trường rau còn đơn điệu và nghèo nàn. Theo (Lê
Thị Chanh, 2016) [5] , hiện nay Việt Nam có 40 nước là thị trường xuất
khẩu rau nhưng chúng ta lại không đủ điều kiện, mới chỉ xuất khẩu được
khoảng 1 – 2% sản lượng. Rau nước ta không thể cạnh tranh được với thị
trường Quốc tế mà ngay cả trong nước vì rau tươi của chúng ta đang bị sản
phẩm nhập khẩu lấn át.
Các vùng trồng Dưa Chuột lớn của cả nước bao gồm các tỉnh phía Bắc
thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Phía Nam, các huyện ngoại thành TP. Hồ
Chí Minh, đồng bằng sông Cửu Long như Tân Hiệp-Tiền Giang, Châu



13

Thành - Cần Thơ, Vĩnh Châu-Sóc Trăng. Trung du miền núi phía Bắc và Tây
Nguyên gồm vùng rau truyền thống như Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng
(Lâm Đồng), các tỉnh duyên hải miền Trung (Huế…).
Riêng đối với dưa chuột được xem là một trong những loại rau chủ lực,
có diện tích 19.874 ha, năng suất 16,88 tấn/ha, sản lượng 33.537 tấn chỉ đứng
sau cà chua. Sản phẩm làm ra từ Dưa Chuột không chỉ để tiêu thụ tại chỗ mà
một lượng khá lớn được chế biến và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Mặc dù công nghệ sau thu hoạch của nước ta còn thấp, song thị trường xuất
khẩu vẫn chiếm một vị trí quan trọng.
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu các loại dưa chuột liên tục
tăng trong những năm gần đây (Niên giám thống kê 2010-2016) [17]
Sản phẩm làm ra từ Dưa Chuột không chỉ để tiêu thụ tại chỗ mà một
lượng khá lớn được chế biến và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Mặc
dù công nghệ sau thu hoạch của nước ta còn thấp, song thị trường xuất khẩu
vẫn chiếm một vị trí quan trọng. (Trương Mạnh Quyết, 2015) [13]
2.5. Tình hình nghiên cứu sử dụng giá thể trên thế giới và trong nước
2.5.1. Tình hình nghiên cứu sử dụng giá thể trên thế giới
- Theo (Nguyễn Thu Hà, 2010) [11], Nhiều quốc gia trên thế giới đã
nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ kĩ thuật cao vào sản xuất nông nghiệp
như công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ hóa học, công nghệ
tự động hóa, công nghệ trồng cây không dùng đất vào sản xuất các sản phẩm
rau và hoa cao cấp. Nhờ đó năng suất và chất lượng rau, hoa trên thế giới tăng
lên gấp nhiều lần, mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà sản xuất, ví dụ ở một số
nước như Hoa Kỳ, Hà Lan. Nhật Bản, Trung Quốc.
- Theo các nhà khoa học của trung tâm nhà vườn, trường đại học
Maryland bón phân cho cây trồng trong túi bầu với liều lượng bao nhiêu và cách



14

bón như thế nào phụ thuộc nhiều vào yếu tố như: loại phân, nhu cầu của cây, loại
giá thể, tỷ lệ phối trộn, loại túi bầu (Nguyễn Thu Hà, 2010) [11].
2.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.
* Nghiên cứu về giá thể cho dưa chuột
 Ngô Thị Hạnh (1997) [9] viện rau quả Hà Nội đưa ra công thức phối trộn
như sau:
Dung dịch dinh dưỡng cho gieo dưa chuột trong túi bầu đất + cát + cá
ngâm +đậu tương ngâm +trấu hun theo tỷ lệ 3:1:1 là lượng NPK 500 sunphat
amon, 500g supe photphat và 170g clorua kali trong 1tấn túi bầu.
 Theo Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Lê Hữu Phan 2001 [10] thì đưa ra công
thức như sau:
Trong nhà lưới có mái che, cứ 100kg đất than bùn thì trộn 10kg vôi bột,
10kg supe lân và 6kg N-P-K và ủ 1 -2 tháng rồi đem cho vào túi bầu để gieo hạt.
 Theo Tạ Thu Cúc và cs., (2000) [3] cứ 10kg dung dịch dinh dưỡng
gieo hạt dưa chuột trộn thêm 0,5kg supe lân để xúc tác quá trình hình thành
và sinh trưởng của rễ.


15

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu thí nghiệm được tiến hành trên giống dưa
chuột giống SaKuRa – Nhật.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng và phát triển của giống dưa
chuột SaKuRa – Nhật.

3.2. Địa điểm và thời gian nghien cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Thí nghiệm được tiến hành tại mô hình Tùng Mến khoa Nông Học
Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 02 năm 2018 đến tháng 6 năm 2018.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sinh trưởng và phát triển
giống dưa chuột SaKuRa.
- Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến năng suất giống dưa chuột
Sakura.
- Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến hiệu quả kinh tế của giống
dưa chuột Sakura với một số loại giá thể.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp kế thừa
Đề tài kế thừa một vài số liệu của các nghiên cứu đi trước để có thể
so sánh, đánh giá hiệu quả


16

3.4.2. Phương pháp thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD –
Ranhdomized Block Design) gồm 5 công thức và 3 lần nhắc lại. 5 công thức là:
+ Công thức 1: Bầu đất (đối chứng)
10kg đất
+ Công thức 2: 50% đất + 50% trấu hun
5kg đất + 2kh trấu hun
+ Công thức 3: 40% đất + 40% trấu hun + 20 % sơ dừa
4kg đất + 1,6kg trấu hun + 0,5 kg sơ dừa

+ Công thức 4: 30% đất + 30 % trấu hun + 40% sơ dừa
3kg đất + 1,2kg trấu hun + 1kg sơ dừa
+ Công thức 5: 20% đất + 20 % trấu hun + 60% sơ dừa
2kg đất + 0,8kg trấu hun + 1,5kg sơ dừa
- Diện tích thí nghiệm:
+ Diện tích 1 công thức: 05 m2
+ Tổng diện tích thí nghiệm: 05 m2 x 5 CT x 3= 75m2 (không kể
đường đi lại)
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Dải bảo vệ

Dải bảo
vệ

NL1

NL2

NL3

CT1

CT2

CT4

CT4

CT3


CT1

CT3

CT1

CT2

CT2

CT4

CT3

Dải bảo vệ

Dải bảo vệ


×