Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

de thi hoc kyI - lop 10 ban KHTN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.62 KB, 3 trang )

SỞ GD & ĐT LẠNG SƠN ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ I - LỚP 10
Trường THPT Việt Bắc NĂM HỌC 2008-2009
--------&-------- ----------&---------
MÔN: NGỮ VĂN (Chương trình chuẩn)
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1 (2 điểm):
Tóm tắt truyện “An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thuỷ” dựa theo
nhân vật An Dương Vương.
Câu 2 (2 điểm):
Tìm và phân tích biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ trong đoạn văn sau:
“Cơn bão số 4 đã đi qua. Sóng đã yên, biển đã lặng. Nhưng cơn bão trong cuộc
sống hàng ngày vẫn còn tiếp diễn. Đó là cảnh mẹ mất con, vợ mất chồng, gia đình
tan nát. Những đôi mắt trẻ thơ ngơ ngác nhìn quanh”…
Câu 3 (6 điểm):
Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ
“ Cảnh ngày hè”.
--------------------Hết--------------------
SỞ GD & ĐT LẠNG SƠN ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ I - LỚP 10
Trường THPT Việt Bắc NĂM HỌC 2008-2009
--------&-------- ----------&---------
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (2 điểm):
1. Yêu cầu về kỹ năng:
- Nắm vững cách tóm tắt nhân vật chính trong tác phẩm tự sự dựa theo nhân
vật chính.
- Tóm tắt truyện “ An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thuỷ” dựa theo
nhân vật An Dương Vương.
2. Yêu cầu về nội dung:
Nêu được các nội dung sau:
- Lai lịch của nhân vật.
- Các hành động, lời nói và việc làm trong mối quan hệ với những sự việc


chính và diễn biến của cốt truyện.
- Quan hệ giữa An Dương Vương với các nhân vật khác trong truyện.
- Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
Câu 2 (2 điểm):
Yêu cầu về nội dung:
- Học sinh chỉ ra được các hình ảnh có giá trị tu từ ẩn dụ và hoán dụ. (0,5 điểm).
- Phân tích giá trị tu từ:
+ Sóng biển: Hình ảnh được lấy làm hoán dụ để chỉ cuộc sống đã trở lại bình
yên sau cơn bão. (0,5 điểm)
+ Cơn bão: Hình ảnh ẩn dụ chỉ sự tàn phá, mất mát, đau đớn hàng ngày. (0,5
điểm)
+ Đôi mắt trẻ thơ ngơ ngác: Hình ảnh hoán dụ chỉ những đứa trẻ chưa đủ nhận
thức để thấy được những mất mát, đau thương. (0,5 điểm)
Câu 3 (6 điểm):
1. Yêu cầu về kỹ năng:
- Học sinh có kỹ năng làm bài văn biểu cảm và văn nghị luận.
- Tư duy mạch lạc, khoa học, cảm nhận sâu sắc, sáng tạo.
2. Yêu cầu về nội dung:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản phải
nêu được các ý sau:
- Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi: Luôn
hoà hợp với thiên nhiên, rộng mở đón nhận thiên nhiên, thiên nhiên qua
cảm xúc của thi sĩ trở nên sinh động, đáng yêu và đầy sức sống.
- Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Nguyễn Trãi cũng canh cánh trong lòng nỗi
niềm đối với dân, với nước. Nhà thơ vui với cảnh vật nhưng trước hết vẫn
là tấm lòng tha thiết với con người. Từ niềm vui đó, nhà thơ có một ước
muốn cao đẹp: Mong có tiếng đàn của vua Thuấn ngày xưa vang lên để
ngợi ca cảnh “Dân giàu đủ khắp đòi phương”.
Tiêu chuẩn cho điểm:
- Điểm 6: Nêu được các yêu cầu trên. Bài viết có kết cấu mạch lạc, diễn đạt

lưu loát, có cảm xúc.
- Điểm 4: Nêu được 2/3 yêu cầu trên, kết cấu rõ ràng, diễn đạt tương đối tốt,
có thể mắc một vài lỗi chính tả.
- Điểm 3: Nêu được 1/2 yêu cầu của đề song còn mắc lỗi về diễn đạt, chính
tả.
- Điểm 1: Chưa hiểu nội dung cơ bản của tác phẩm, bài viết chưa có bố cục
rõ ràng, lan man.
--------------------Hết-------------------

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×