Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Tam không của Tống Ngọc Hân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.45 KB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
------

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN
“TAM KHÔNG” CỦA TỐNG NGỌC HÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: 2015 – 2019

Quảng Bình, năm 2019


Lời Cảm Ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo, cán bộ khoa Khoa học xã hội,
trường Đại học Quảng Bình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tập.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các giảng viên đã nhiệt tình giảng dạy và gợi mở
trong tôi nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên TS.
Mai Thị Liên Giang, người đã tận tâm hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành
bài nghiên cứu.
Cảm ơn những người thân, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo mọi
điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp
đại học.
Tác giả
Nguyễn Thị Thùy Trang




Lời Cam Đoan
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội
dung trong đề tài là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì
công trình nào.
Tác giả

Nguyễn Thị Thùy Trang

MỤC LỤ


LỜI CẢM ƠN................................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................
MỤC LỤC......................................................................................................................
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài.................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.........................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................4
6. Đóng góp của đề tài...................................................................................................5
7. Cấu trúc đề tài............................................................................................................5
NỘI DUNG................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN “TAM KHÔNG” CỦA
TỐNG NGỌC HÂN.....................................................................................................6
1.1. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Tống Ngọc Hân...............................................6
1.1.1. Hành trình sáng tác của Tống Ngọc Hân..............................................................6
1.1.2. Quan niệm nghệ thuật của Tống Ngọc Hân.........................................................9

1.1.3. Quan niệm về nhân vật và phân loại nhân vật trong truyện ngắn “Tam không”
của Tống Ngọc Hân.....................................................................................................11
1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Tam không...............................20
1.2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngoại hình, tính cách, diễn biến tâm lý
và hành động................................................................................................................ 21
1.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ...........................................23
1.2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua mối quan hệ......................................27
CHƯƠNG 2. KHÔNG GIAN – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN
NGẮN “TAM KHÔNG” CỦA TỐNG NGỌC HÂN...............................................31
2.1. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Tam không..........................................31
2.1.1. Không gian hiện thực.........................................................................................32
2.1.2. Không gian tâm trạng.........................................................................................39
2.2. Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Tam không..............................................41
2.2.1. Thời gian bối cảnh.............................................................................................42
2.2.2. Thời gian tâm lý.................................................................................................46
CHƯƠNG 3. NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN “TAM
KHÔNG” CỦA TỐNG NGỌC HÂN.......................................................................49
3.1. Ngôn ngữ trong truyện ngắn Tam không của Tống Ngọc Hân..............................49
3.1.1. Ngôn ngữ tả.......................................................................................................51


3.1.2. Ngôn ngữ kể.......................................................................................................56
3.2. Giọng điệu trong truyện ngắn Tam không của Tống Ngọc Hân............................59
3.2.1. Giọng điệu xót xa, thương cảm..........................................................................60
3.2.2. Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý......................................................................64
3.2.3. Giọng điệu yêu thương, trữ tình.........................................................................67
KẾT LUẬN................................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................76



MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Sau năm 1975, hòa trong bối cảnh đổi mới toàn diện của đất nước, nền văn học
Việt Nam đã có những chuyển đổi rõ rệt, ngày càng sâu sắc và toàn diện. Trong sự
chuyển đổi chung của nền văn học, với sự năng động và ưu thế riêng, văn xuôi đương
đại đã có sự bứt phá và đạt được những thành tựu nghệ thuật nổi bật so với các thể loại
khác. Sự đổi mới văn xuôi xuất phát từ sự thức tỉnh ý thức cá nhân của người cầm bút
với những quan niệm mới về nhà văn, từ sự đổi mới quan niệm về hiện thực, về con
người đến những chuyển đổi trong thi pháp thể loại. Trên cơ sở đó, văn xuôi đương đại
Việt Nam đã kết tinh được những giá trị thẩm mỹ mới. Tác giả Vũ Tuấn Anh trong bài
viết “Đổi mới văn học vì sự phát triển” ghi nhận các cây bút nữ đã có được “những
dấu ấn cá nhân trong tư duy nghệ thuật và cách thể hiện”. Một trong những yếu tố
quan trọng tạo nên sự phong phú, đa dạng của văn xuôi đương đại phải kể đến là
những đóng góp của các cây bút nữ, có thể kể đến như: Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn
Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu, Phong Điệp, Y Ban... Các nhà văn nữ đã đem đến cho văn
xuôi “một sinh khí mới rất cần thiết để phản ánh bề rộng, bề sâu của cuộc sống con
người hôm nay”.
Tống Ngọc Hân là nhà văn trẻ (1976), chị được nhắc đến với những tác phẩm
thành công về đề tài miền núi. Tác giả đã nhận được nhiều giải thưởng văn học xứng
đáng như: giải thưởng Văn học nghệ thuật Phanxipang của UBND tỉnh Lào Cai, giải
thưởng Văn nghệ Quân đội, giải thưởng của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu
số Việt Nam... Lối viết văn của chị tinh tế, cuốn hút, mới đọc thấy nhẹ nhàng, nhưng
càng suy ngẫm càng thấy sâu sắc. Chị đã tạo dựng cho mình lối viết riêng, một lối viết
không ồn ào, một phong cách khó trộn lẫn. Chất văn của chị đẹp, quyến rũ, mê hoặc
như vẻ đẹp tự nhiên thuần khiết, khỏe khoắn, rạng rỡ của các thiếu nữ. Tam không
(2016) tập hợp 10 truyện ngắn của nhà văn Tống Ngọc Hân. Tác giả đã dẫn dắt người
đọc đắm say trong những câu chuyện nhân sinh về thời cuộc, hiện thực đời sống của
đồng bào vùng cao phía Bắc của Tổ quốc bằng chất giọng đẹp, thâm trầm. Không gian
văn hóa của cuộc sống, thiên nhiên miền sơn cước, những vui, buồn, nghèo khổ, cay
đắng... trong Tam không cứ hiển hiện ám ảnh day dứt, mở ra những góc nhìn mới về

tình người giữa thời thế nhá nhem sáng tối.
Tiếp cận tập truyện ngắn Tam không của Tống Ngọc Hân từ góc độ đặc điểm
nghệ thuật, chúng tôi hi vọng sẽ góp thêm một góc nhìn mới về khả năng phản ánh đời
sống, giá trị nhân văn cũng như phong cách sáng tạo của chị. Qua đó, khẳng định
những đóng góp của nhà văn Tống Ngọc Hân đối với dòng văn học nữ nói riêng và với
đời sống văn học Việt Nam đương đại nói chung. Ngoài ra, chọn vấn đề nghiên cứu
1


“Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Tam không của Tống Ngọc Hân” chúng tôi mong
muốn giải mã được ý nghĩa của lớp ngôn từ, phân tích các tầng ý nghĩa sâu sắc của tác
phẩm, góp phần giáo dục tinh thần nhân văn, lối sống cao cả cho bạn đọc thời hiện đại.
Đồng thời, đề tài còn giúp cho người nghiên cứu trau dồi thêm những kỹ năng phân
tích, tổng hợp... phục vụ cho quá trình giảng dạy sau này. Tống Ngọc Hân là một cây
bút trẻ viết đề tài miền núi, đang đi vào độ tuổi “chín” của nghề, có những tác phẩm ấn
tượng, thể hiện cá tính sáng tạo cũng như phong cách nghệ thuật của tác giả. Tuy
nhiên, vẫn còn khá ít công trình nghiên cứu về Tống Ngọc Hân. Vì những lý do trên,
chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn Tam
không của Tống Ngọc Hân”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tống Ngọc Hân là niềm tự hào của Hội nhà văn tỉnh Lào Cai nói riêng và Hội
nhà văn Việt Nam nói chung. Hiện tại chị đã ra đời 2 tập thơ mang tên Những nét vân
tay, Lệ trăng; 6 tập truyện ngắn: Khu vườn yên tĩnh (NXB Phụ nữ, 2009), Sợi dây diều
(NXB Hà Nội, 2010), Đêm không bóng tối (NXB Hà Nội, 2013), Hồn xưa lưu lạc
(NXB Quân đội, 2014), Mây không bay về trời (NXB Quân đội, 2015), Tam không
(NXB Hội nhà văn, 2016); 2 cuốn tiểu thuyết Âm binh và lá ngón (NXB Công an,
2016), Huyết ngọc (NXB Phụ nữ, 2015). Những sáng tác của chị liên tục được ra mắt
và nhận được nhiều sự đón nhận của độc giả. Sáng tác của Tống Ngọc Hân nói chung
và truyện ngắn nói riêng luôn gây được sự chú ý của bạn đọc cũng như giới nghiên
cứu, phê bình.

Nhà phê bình Nguyên An khép lại trang cuối tập truyện Đêm không bóng tối:
“Truyện của Tống Ngọc Hân đầy ứ, đầy tràn những nỗi đời. Đôi khi ta như không rõ
những chuyện trong truyện ngắn của chị là ở thời nào nữa... Nhưng nỗi đời thì sâu đằm
và da diết quá, buồn thương tiếc nuối rồi bâng khuâng ngẩn ngơ nữa. Cả một vùng đất
với nhiều số phận đã được khai mở dần trong truyện ngắn của Tống Ngọc Hân, mang
mang mà mồn một rõ” [22]. Còn đối với văn của chị thì ông nhận xét rằng: “Còn với
văn của chị, thì thấy yêu đời và thương người lắm. Thương, ngay khi chị kể về những
lỗi lầm, sai trái, oái ăm; thương, ngay khi chị dựng lại những trang đời kể ra, cũng
đáng trách, đáng giận. Tình thương ấy không có vẻ ban phát mà nó thấm thía cả nỗi
thống hiểu, sẻ chia của người cùng cảnh” [22].
Đối với tiểu thuyết Huyết ngọc, nhà phê bình Bùi Việt Thắng cho rằng “Huyết
ngọc của Tống Ngọc Hân mang dáng dấp một “truyền kỳ hiện đại”, khơi mở những bí
ẩn của cuộc đời vốn không bao giờ thôi phức tạp, thậm chí rối rắm trong tính đa dạng
và phong phú của nó. Huyết gọc, theo tôi, lại còn mang dáng dấp của truyện trinh
thám, phiêu lưu, nhiều pha gay cấn, nghẹt thở vì tình huống đầy cao trào và kịch tính...
Đọc Huyết ngọc, độc giả bị cuốn chìm vào cái không khí truyện đặc sệt những mưu
2


mô, toan tính, lừa đảo, những đau đớn vật vã, những trớ trêu phi lí của cuộc đời những
con người trong một quần thể na ná “thập đại chúng sinh”. Một thế giới đầy tính chất
hiện sinh mang cảm hứng đương đại của tác giả” [24]. Nhà phê bình Nguyên An thì
nhận xét: “Người từng trải thì chắc là không sống một chiều được. Còn văn của chị, thì
thấy tin yêu đời và thương đời lắm. Thương ngay khi chị kể về những lầm lỗi, sai trái,
oái ăm; thương ngay khi chị dựng lại những trang đời kể ra cũng đáng trách, đáng
giận. Tình thương ấy không có vẻ ban phát mà nó thấm thía cả nỗi thông hiểu, sẻ chia
của người cùng cảnh. Không tin ở sự thiên lương thì không thương mến cuộc đời
được, truyện của Tống Ngọc Hân thường có ngụ ý của truyện như vậy” [24].
Đề tài văn học các dân tộc thiểu số rất phong phú và đa dạng. Nói đến đề tài này
chúng ta không thể không nhắc tới Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Vi Hồng, Nguyễn Khắc

Trường, Hoàng Thanh Hương... Nằm trong dòng chảy sáng tác đó, văn xuôi của Tống
Ngọc Hân đã khẳng định những nét riêng, sức hấp dẫn riêng với những tác phẩm
truyện ngắn, tiểu thuyết, và nổi bật hơn cả là tập truyện ngắn Tam không. Trong Tam
không nhà văn còn miêu tả hiện thực khắc nghiệt, những biến chuyển, những đổi thay
theo cơ chế thị trường cũng như hướng giải thoát đói nghèo, xóa bỏ tập tục lạc hậu, mê
tín dị đoan, đồng thời qua đó gửi gắm lòng tự hào, trân quý trước truyền thống văn hóa
lâu đời và sự cảm thông, chia sẻ của người miền núi.
Đối với tập truyện ngắn Tam không, Hoàng Thụy Anh trong Phê bình văn học và
ý thức khác đã nhận định “Trân quý, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống
cũng như nâng niu tình người giữa hiện thực cuộc sống còn nhiều mớ trắng mớ đen
trong tập truyện này là thông điệp mà Tống Ngọc Hân muốn gửi gắm tới bạn đọc.
Không phải truyện nào cũng đặc sắc, đạt đến độ chín nhất định, nhưng với tập Tam
không, chị đã ít nhiều thể hiện được bản sắc dân tộc cũng như vẻ đẹp riêng của con
người và cuộc sống nơi rẻo cao” [2; tr.211]. Tập truyện ngắn Tam không nhận được sự
quan tâm của độc giả, có nhiều chuyên luận, nhiều bài báo, hay phản hồi của độc giả
về truyện ngắn Tam không ngay từ khi nó vừa mới được xuất bản. Mặc dù vậy theo
chúng tôi, một số nhận xét đi vào từng vấn đề cụ thể mà tác giả chiếm lĩnh; một số
nhận xét chỉ mới dừng lại ở một vài ấn tượng, cảm nghĩ. Trong hầu hết những công
trình này, những nhận định có tính chất đặt vấn đề sơ lược chung, chứ chưa đi vào cụ
thể vấn đề mang tính nghiên cứu khoa học chuyên sâu. Tuy vậy, đó là những gợi mở
quan trọng để chúng tôi tiếp thu và làm cơ sở cho việc tiếp cận, nghiên cứu những đặc
điểm nghệ thuật trong truyện ngắn của Tống Ngọc Hân một cách bao quát và toàn diện
hơn.
“Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Tam không của Tống Ngọc Hân” là công trình
khoa học khá mới mẻ và ít có tác giả nào đề cập đến, qua tiếp thu những điều cụ thể
trong những công trình đi trước tôi lựa chọn đề tài này để làm công trình nghiên cứu
3


khoa học của mình. Khai thác thực hiện đề tài “Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Tam

không của Tống Ngọc Hân”, chúng tôi muốn làm rõ những độc đáo về nghệ thuật
trong tác phẩm; tiếp tục khẳng định vị trí của một nhà văn nữ có phong cách riêng
trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Từ đó nhận diện tư duy nghệ thuật của nhà văn,
đồng thời góp phần giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện, đầy đủ hơn về cuộc đời, sự
nghiệp của một nhà văn đang ở độ tuổi “chín” của nghề, một cây bút nữ có duyên với
văn xuôi.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu “Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Tam không của Tống Ngọc Hân”
chúng tôi mong muốn làm rõ thêm các phương diện nghệ thuật cơ bản làm nên sức hấp
dẫn đặc biệt cho sáng tác của Tống Ngọc Hân. Từ đó, khẳng định những đóng góp quý
giá của Tống Ngọc Hân đối với văn xuôi hiện đại Việt Nam trong quá trình đổi mới
nội dung, nghệ thuật tác phẩm văn học.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Tam không của Tống
Ngọc Hân qua những phương diện tiêu biểu là nghệ thuật xây dựng nhân vật, không
gian – thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu.
Phạm vi nghiên cứu: Tập truyện ngắn Tam không (2016), NXB Hội nhà văn, bao
gồm những truyện ngắn sau: Đợi mùa nắng ấm – Cổng làng – Con đường chưa đi –
Con trai người Xá Phó – Dải vải chàm bịt mắt – Góc khuất của làng – Mắt thần – Sình
ca – Tam không – Đom đóm vào nhà.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thi pháp học là cách thức phân tích tác phẩm bám vào văn bản là chính, không
chú trọng đến những vấn đề nằm ngoài văn bản như: tiểu sử, nhà văn, hoàn cảnh sáng
tác, nguyên mẫu nhân vật, giá trị hiện thực, tác dụng xã hội. Thi pháp học chỉ chú ý
đến những yếu tố hình thức tác phẩm như: hình tượng nhân vật, không gian, thời gian,
kết cấu, ngôn ngữ… Từ quan điểm để triển khai nghiên cứu đề tài này, ngoài việc vận
dụng lý luận văn học, thi pháp học làm cơ sở lý luận để nghiên cứu, đề tài còn sử dụng
đồng thời các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là phương pháp phổ biến trong nghiên
cứu khoa học. Sử dụng phương pháp này giúp chúng tôi đi sâu vào tác phẩm và khám

phá những vấn đề cụ thể.
Phương pháp hệ thống: Những đặc sắc trong nghệ thuật bao giờ cũng có sự
thống nhất trong chỉnh thể toàn vẹn của nó. Những biện pháp nghệ thuật bao giờ cũng
chịu sự chỉ đạo của tư tưởng một cách thống nhất – thống nhất những cái đa dạng. Vì
vậy, khi nghiên cứu đề tài phải theo một chỉnh thể, một hệ thống nhất định.
4


Phương pháp so sánh: Chỉ ra những mới mẻ, khác biệt của tập truyện ngắn Tam
không so với các nhà văn cùng thời và các nhà văn có cùng đề tài. Khảo sát, so sánh để
có căn cứ xác thực, tìm ra những đặc sắc nghệ thuật trong tập truyện ngắn Tam không.
Phương pháp tiếp cận liên ngành văn hóa – văn học: Văn hóa là một trong
những yếu tố có sức lan tỏa và ảnh hưởng sâu sắc đến con người. Văn hóa hình thành
ở con người cách cảm, cách nghĩ, cách nhìn nhận về mọi vấn đề của cuộc sống. Do đó,
cách tiếp nhận liên ngành giúp chúng tôi thấy được ảnh hưởng của văn hóa dân tộc đến
quan điểm sáng tác của nhà văn.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài chúng tôi nghiên cứu một cách có hệ thống các phương diện nghệ thuật
quan trọng trong tập truyện ngắn Tam không của Tống Ngọc Hân. Từ đó, đưa ra những
nhận xét, đánh giá xác đáng về đặc điểm nghệ thuật trong tác phẩm của chị; khẳng
định những đóng góp của Tống Ngọc Hân trong văn học Việt Nam hiện đại cũng như
những đóng góp của chị đối với sự phát triển ngôn ngữ văn học nước nhà, làm cơ sở
để góp thêm một tiếng nói đánh giá về hiện tượng văn học này. Nếu thành công, đề tài
sẽ là tư liệu cần thiết cho những ai quan tâm nghiên cứu vấn đề “Đặc điểm nghệ thuật
truyện ngắn Tam không của Tống Ngọc Hân”. Đề tài sẽ là một tài liệu nghiên cứu mới,
giúp cho học sinh – sinh viên có thêm điều kiện hiểu sâu hơn về tác phẩm của Tống
Ngọc Hân.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, cấu trúc nội dung của đề tài
gồm ba chương:

Chương 1: Nhân vật trong truyện ngắn Tam không của Tống Ngọc Hân.
Chương 2: Không gian – thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Tam không của
Tống Ngọc Hân.
Chương 3: Ngôn ngữ, giọng điệu trong truyện ngắn Tam không của Tống Ngọc
Hân.

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN “TAM KHÔNG” CỦA
TỐNG NGỌC HÂN
1.1. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Tống Ngọc Hân
1.1.1. Hành trình sáng tác của Tống Ngọc Hân
- Giới thiệu về tác giả
Trong mạch văn nước nhà, bộ phận văn học khai thác đề tài dân tộc thiểu số và
miền núi là dòng chảy tuy không ồn ào, mạnh mẽ nhưng chất chứa nhiều ẩn số thú vị,
hứa hẹn những phát hiện độc đáo. Tiếp nối thành công của thế hệ nhà văn lớp đầu như
Lê Khai, Tô Hoài, Nguyên Ngọc hay sau này như Triều Ân, Vy Hồng, Sa Pong Ba...
nhiều cây bút trẻ (cả về tuổi đời và tuổi nghề) đang hăm hở khẳng định mình với hi
vọng trở thành những người kế tục xứng đáng, Tống Ngọc Hân là một trong những số
đó. Nhà văn Tống Ngọc Hân tên thật là Tống Thị Ngọc Hân, sinh ngày 02 tháng 09
năm 1976 tại huyện Thanh Trì, Phú Thọ. Tống Ngọc Hân làm quen với văn chương từ
khi mới bắt đầu học chữ. Những áng văn, vần thơ khi còn bập bẹ đánh vần trong sách
giáo khoa đã khiến cô bé vô cùng thích thú. Năm 1995, sau khi tốt nghiệp trung học
phổ thông, Tống Ngọc Hân thi vào khoa Văn, trường Cao đẳng sư phạm Vĩnh Phúc
(nay là Đại học Hùng Vương), với mong muốn sẽ trở thành cô giáo dạy văn.
Lên thành phố ăn học, chị tham gia lớp sáng tác văn thơ để thỏa mãn yêu thích
của mình. Thế nhưng, năm 1997 sau khi tốt nghiệp, số phận đưa đẩy chị không làm

đúng nghề đào tạo. Chị lên làm việc trong một công trường ở huyện Bảo Yên, tỉnh Lào
Cai. Với công việc hàng ngày trên công trường, bên cạnh cái máy xay đá và cây búa
lớn, cộng hưởng lớp bụi đá bọc trắng xóa, cứ dày, dày mãi lên. Đến năm 2002, căn nhà
của Tống Ngọc Hân ở Bảo Yên bị thiêu rụi do hỏa hoạn. Những ngày nương náu ở Hội
văn nghệ tỉnh, chị mới thực sự thấm thía được nỗi buồn. Hai mươi sáu tuổi đầu và hai
lần trắng tay ra khỏi nơi ở. Lúc này, chị đã bắt đầu thấy ngấm vị chu chát, cay đắng
của cuộc sống. Tống Ngọc Hân lại suy ngẫm về đời rồi chị nghĩ “viết truyện thôi, thơ
không nói hết được tâm sự của mình” [47]. Và rồi Tống Ngọc Hân bắt đầu viết truyện
ngắn. Lần lượt các truyện ngắn của chị Giấc mơ, Bàn tay người đàn ông, Chuyện kể về
đêm..., ra đời trong năm 2003. Chị viết truyện cũng đơn giản “cứ mỗi lần có cảm hứng
là mình lại viết vào cuốn sổ nhỏ, sau đó lại hoàn thành đứa con tinh thần một cách lặng
lẽ như chìm vào những số phận chung quanh mình” [33]. Rồi một lần nữa, công việc
của chị lại thay đổi không phải viết văn là chính mà là buôn bán, mưu sinh. Tích cóp
6


được chút ít, năm 2003, chị quyết định mở một cửa hàng kinh doanh du lịch tại thị trấn
Sa Pa “Quay cuồng với bán mua, chắp vá thổ cẩm, con nhỏ và trăm thứ công việc nội
ngoại, tôi vẫn in hai tập thơ và xuất bản hai tập truyện ngắn” [47]. Công việc hiện tại
giúp Tống Ngọc Hân có một cái đầu tỉnh táo khi viết, để tự mình phân định ranh giới
mỏng manh trong văn chương, dừng lại ở đâu là đúng mức. Còn viết văn khiến cho
việc kinh doanh trở nên nhân văn hơn. Đến với văn chương giúp chị sống kỹ hơn,
chậm hơn và biết cách chia sẻ với mọi người. Chị có thể hình dung ra cuộc sống của
mình nếu một ngày nào đó thiếu đi hạnh phúc, tình yêu, tiền, nhưng lại không thể hình
dung được nếu dừng viết, dừng đam mê văn chương thì mình sẽ như thế nào.
Lào Cai là một miền biên cương đẹp về cảnh sắc, đa dạng phong phú về bản sắc
văn hóa và ấm áp tình người khiến chị đem lòng yêu mến và coi đây là quê hương thứ
hai của mình. Chính những cảm xúc đẹp đẽ nhất về đất và con người Lào Cai đã khiến
Tống Ngọc Hân cầm bút và phát hiện ra mình có chút năng khiếu về văn chương. Chị
muốn qua những tác phẩm của mình, bạn bè khắp mọi miền Tổ quốc sẽ biết đến một

cộng đồng văn hóa đa sắc, đa âm của Lào Cai. Lào Cai tuy được tạo hóa ban cho nhiều
tài nguyên quý giá, có thể làm nền tảng vững chắc cho một cuộc đổi mới toàn diện về
nền kinh tế, văn hóa, giáo dục... Thế nhưng thực tế đồng bào các dân tộc nơi đây vẫn
chưa thoát nghèo, thoát khổ. Căn nguyên là do đâu thì văn chương của chị cũng mong
mỏi lý giải được điều đó. Mỗi trang viết của chị không chỉ dừng lại trong không gian
cảnh sắc, mà còn trong cả suy nghĩ, tâm tư của nhân vật ở vùng biên cương, miền núi
phía Bắc xa xôi của Tổ quốc.
Sau khi vào Hội Nhà văn Việt Nam, Tống Ngọc Hân lại càng hăng say trên
những trang viết. Chị tâm sự: “kể chuyện đã thật sự trở thành niềm say mê của tôi. Tôi
muốn mọi người nghe chuyện tôi kể. Chỉ đơn giản thế thôi.” Với giải nhất cuộc thi
truyện ngắn của tỉnh Lào Cai năm 2012 khiến chị tự tin bước vào cuộc thi truyện ngắn
của tạp chí Văn nghệ Quân đội 2012 – 2014. Đầu năm 2013, chị làm quen với các báo
Văn nghệ, Văn nghệ Công an, Tiền phong, Đại biểu nhân dân, Văn nghệ trẻ, Lao
động... Và chỉ một năm, với hơn ba mươi truyện ngắn in trên các báo, tạp chí trung
ương, Tống Ngọc Hân được độc giả quan tâm và biết đến nhiều hơn. Cuối năm 2013,
chị được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi vào Hội nhà văn Việt Nam, Tống
Ngọc Hân lại càng hăng say trên những trang viết. Những nỗ lực của chị được ghi
nhận, trong liền ba năm 2013, 2014, 2015 truyện ngắn của Tống Ngọc Hân đã lọt top
mười truyện ngắn hay của Văn nghệ trẻ và Văn nghệ, các giải thưởng của tạp chí Văn
nghệ Quân đội, của Bộ Công an và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn... cùng
những giải thưởng văn nghệ hằng năm. Thế mạnh của Tống Ngọc Hân là tự sự và chị
kể những câu chuyện theo cách riêng mình. Giọng điệu được hình thành từ trong tâm
tưởng với suy nghĩ làm sao để diễn đạt cho thật cuốn hút, sau đó câu chữ tự khắc tuân
7


thủ giọng điệu. Vì tôn trọng bạn đọc, nên chị cố gắng chắt lọc từng câu từ và đó là
những gì cuộc sống đã tặng cho chị nguồn vốn quý giá để nuôi sống văn chương. Chị
quan niệm rằng làm được như vậy thì chi tiết mới có hồn, mới ám ảnh khiến người đọc
đọc một lần sẽ nhớ mãi. Con đường đến với văn chương của Tống Ngọc Hân thật tình

cờ, mộc mạc, giản dị và đầy chất thơ. Trong mỗi tác phẩm của mình, chị thường tự ví
nó như viên gạch. Muốn có nhiều gạch, thì phải viết, phải suy ngẫm, phải sáng tạo và
rồi những viên gạch tác phẩm văn chương của Tống Ngọc Hân sẽ nâng bước chân chị
thành công.
- Khái quát về tác phẩm
Những tác phẩm của Tống Ngọc Hân có thể kể đến như:
Tập thơ đầu tay: Những nét vân tay – Nhà xuất bản Hội nhà văn 2008.
Tập truyện ngắn: Khu vườn yên tĩnh – Nhà xuất bản Phụ nữ 2009 (Giấc mơ –
Ngày mai mưa tạnh – Chuyện kể về đêm – Bàn tay người đàn ông – Linh hồn của mẹ
– Trăng đàn bà – Thằng Dúi – Cầu vòng bảy sắc – Ga nhỏ – Anh Sáu – Rừng đầu
nguồn – Vết sẹo – Dốc Phạ – Huyền thoại núi Cô – Miếu thủy thần – Bão không số –
Bát thuốc sắc – Lá thuốc – Khu vườn yên tĩnh).
Tập truyện ngắn: Sợi dây diều – Nhà xuất bản Hà Nội 2010 (Bon sai – Anh là tất
cả – Cái bóng – Dạ khúc – Đường cong – Hòn non bộ – Lá ngón – Ngôi chùa nhỏ bên
sông – Phố thức – Ru biển – Tháng Chạp qua cửa – Tiêu và Lừ – Xin làm cây cỏ –
Căn nhà không bán – Để gió cuốn đi – Ngày cuối cùng – Mảnh nương tốt – Người đàn
ông trong tranh – Sợi dây diều).
Tập truyện: Đêm không bóng tối – Nhà xuất bản Hà Nội 2013 (Đêm không bóng
tối – Thần giữ của – Nhà ở phố Ngã Tư – Ngõ trăng – Tôi là ai – Bèo dạt mây trôi –
Đưa những oan hồn qua sông – Hoa bìm bìm trong mưa – Cờ người – Chiếc lòng son
– Cái thòng lọng – Song Mã – Trước ngày xuất gia – Đầm Phượng – Nước mắt để
dành – Ác mộng con rể – Đời ơi).
Tập truyện: Hồn xưa lưu lạc – Nhà xuất bản quân đội 2014 (Bạn không thân lắm
– Bến trăm năm – Điêu thuyền – Đường mưa – Hồn xưa lưu lạc – Lửa cười lửa khóc –
Mầm đắng – Máu và tuyết – Mây không bay về trời – Người săn côn trùng – Ô cửa sổ
vẫn mở – Nu na nu nống – Núi vỡ).
Tập truyện: Mây không bay về trời – Nhà xuất bản Quân đội 2015.
Tiểu thuyết: Huyết ngọc – Nhà xuất bản phụ nữ 2015.
Tiểu thuyết: Âm binh và lá ngón – Nhà xuất bản Công an 2016.
Tập truyện ngắn: Tam không – Nhà xuất bản Hội nhà văn 2016 (Đợi mùa nắng

ấm – Cổng làng – Con đường chưa đi – Con trai người Xá Phó – Dải vải chàm bịt mắt
– Góc khuất của làng – Mắt thần – Sình ca – Tam không – Đom đóm vào nhà).
Tập truyện thiếu nhi: Mùa hè trên núi – Nhà xuất bản Kim Đồng 2017.
8


Các tác phẩm của Tống Ngọc Hân luôn nhận được sự đón đọc của độc giả và sự
đánh giá cao của các nhà chuyên môn, các nhà phê bình. Chính vì lẽ đó mà chị đã có
trong tay rất nhiều giải thưởng, phải kể đến như: Giải thưởng UBTQ Liên hiệp các hội
văn học nghệ thuật Việt Nam cho tập thơ Những nét vân tay; Giải thưởng hội văn học
nghệ thuật Thiểu số Việt Nam, giải thưởng Phan Xi Păng (2007 – 2012) cho tập truyện
ngắn Khu vườn yên tĩnh; giải thưởng cuộc thi viết về đề tài Vì an ninh tổ quốc và bình
yên cuộc sống do Bộ công an và Hội nhà văn tổ chức (2011 – 2015) cho tiểu thuyết
Âm binh và lá ngón; giải A giải thưởng Phan Xi Păng (2012 – 2017) do UBND tỉnh
Lào Cai tổ chức cho tiểu thuyết Huyết ngọc... cùng rất nhiều giải thưởng thường niên
của Hội văn học nghệ thuật Lào Cai nói riêng và Hội văn học nghệ thuật Việt Nam nói
chung. Hiện nay chị đang ở độ tuổi 41, đang ở “độ chín” của văn chương, vì thế những
tác phẩm cũng như những giải thưởng vẫn sẽ còn nối dài tiếp theo sau đó.
1.1.2. Quan niệm nghệ thuật của Tống Ngọc Hân
Tống Ngọc Hân là một trong những nhà văn nổi tiếng với sáng tác về đề tài biên
giới, miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số. Với lối viết giản dị, mạch lạc, cuốn hút,
thâm trầm, nhiều day dứt trong những tác phẩm đã để lại ấn tượng trong lòng độc giả.
Nói về quan niệm nghệ thuật của mình, Tống Ngọc Hân từng chia sẻ: “Viết văn khiến
cho công việc kinh doanh trở nên nhân văn hơn, còn viết văn giúp chị sống kỹ hơn,
chậm hơn và biết cách chia sẻ với mọi người” [47]. Tống Ngọc Hân làm quen với văn
chương từ khi mới bắt đầu học chữ. Những áng văn, những vần thơ khi còn bập bẹ
đánh vần ấy đã khiến chị thích thú. Sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng sư phạm, chị
đã lên Lào Cai sinh sống và chính những cảm xúc đẹp đẽ nhất về đất và người Lào Cai
khiến Tống Ngọc Hân cầm bút viết và phát hiện ra mình có chút khiếu văn chương.
Chị muốn qua những tramg viết của mình, mọi người sẽ biết đến một Lào Cai đa sắc

màu như thế nào. Cuộc sống là vốn nguồn quý giá của văn chương. Những chi tiết về
cuộc sống ấy nhiều vô kể trong những nơi ta đến, từng qua, từng ước mơ được đến
trong mỗi ngày. Chỉ có điều ta có đủ nhạy cảm để nhận ra nó hay không mà thôi. Thế
mạnh của Tống Ngọc Hân là tự sự, những câu chuyện chị kể thường theo cách của
mình. Vậy nên giọng điệu trong sáng tác của chị đều được hình thành từ trong tâm
tưởng với suy nghĩ làm sao để diễn đạt cho thật hấp dẫn. Các câu từ, chi tiết trong tác
phẩm của mình luôn được chị trau dồi, gọt dũa làm sao cho nó thật sống, thật có hồn.
Để cuộc sống ban tặng cho mình những điều quý giá, thì phải trả ơn cuộc sống rất
nhiều thứ, trong đó có lòng chân thành. Chân thành học hỏi, tiếp thu, chân thành với
chính bản thân mình.
Chia sẻ những quan niệm sáng tác văn chương của mình, Tống Ngọc Hân cho
biết: “Hiện thực cuộc sống có rất nhiều vấn đề cần được phản ánh, nhưng văn chương
phải chọn những vấn đề khai thác để tránh gây ra những phản cảm. Không phải hiện
9


thực nào cũng xuất hiện trong tác phẩm văn học. Chuyện kể ra khiến người đọc lâng
lâng, khoái cảm, chuyện kể ra khiến người đọc mỉm cười, khiến người đọc rơi nước
mắt thương cảm, khiến người đọc phẫn uất trước những điều xấu xa... Như thế có
nghĩa là ta đã lay động được trái tim người đọc. Nhưng nếu câu chuyện của ta khiến
người đọc thở hắt ra, như bị đầu độc bởi ác quá, xấu quá, tàn nhẫn quá, bi thương
quá... tất cả một màu u ám tối tăm, chả thấy điều gì sáng láng, chả thấy điều gì đáng
tin, thì có nghĩa là người kể chuyện đã thất bại. Vì tác phẩm văn học, nghệ thuật, ngoài
chức năng phản ánh hiện thực còn có chức năng giáo dục, thẩm mỹ” [47].
Con người và thân phận con người luôn là tâm điểm sáng tác của văn học. Con
người thương trường có tỳ vết của thương trường; con người trí thức có tỳ vết của trí
thức. Cái tỳ vết ấy có thể là lòng tham, sự đố kị hoặc thói ích kỷ. Ngọc cũng còn có
vết, con người cũng thế. Không cầu toàn đối với nhân vật trong truyện, vì thế các nhân
vật trong tác phẩm của chị thường rất thật và thoải mái. Mỗi câu chuyện giống như
một sự cố gắng làm dịu đi, làm mờ đi cái “vết” trong mỗi con người mà thôi. Văn

chương không phải là đòn roi, mà là tiếng chuông, đôi khi là tiếng gió. Trước khi sáng
tác một tác phẩm nào đó, Tống Ngọc Hân luôn đặt câu hỏi: Viết như thế, có giúp gì
cho người đọc không? Đã đủ nhân văn chưa? Chị kể chuyện bằng cả con tim của mình
với cái đầu luôn tỉnh táo. Quan niệm văn chương của chị là sự cho đi, để thai nghén
được đứa con tinh thần của mình còn phải nhọc nhằn, trải nghiệm và còn đắng đót rất
nhiều. Trong niềm vui cuộc sống của Tống Ngọc Hân, cái hạnh phúc nhất mà chị chia
sẻ là chị được viết: “Chả thế mà tôi luôn trong tình trạng bị nhân vật cầm tay dong đi
trong cái biển đời đầy ắp những hỉ nộ ái ố. Đi đến mê mệt rồi thấy mình đang lâng
lâng ở cõi khác: cõi văn. Ở cõi này, thi thoảng vẫn có những câu hỏi nhau: “Đã đọc
Tống Ngọc Hân chưa?”. Thật là khó diễn tả cái cảm giác khi nghe người đời gọi tên
mình” [47].
Tống Ngọc Hân đi nhiều và khai nhác nhiều mảng đề tài. Dù đi xa nhưng trong
huyết quản của người con xa hương ấy vẫn đau đáu hình ảnh quê nhà. Đó trở thành
động lực thôi thúc chị trở về nguồn cội, quê hương Phú Thọ vào năm 2018. Khi còn
sinh sống và làm việc tại Lào Cai, chị tập trung phản ánh đời sống hiện tại của người
dân bản xứ, ca ngợi những phong tục tập quán đẹp, đồng thời lên án đấu tranh những
hủ tục lạc hậu, lỗi thời đi ngược lại thuần phong mỹ tục của dân tộc. Với đất tổ quê
nhà, chị luôn dành những gì ưu ái nhất, chắt lọc nhất, tinh tế để cho ra đời những tác
phẩm hay, đặc sắc mang dấu ấn vùng riêng. Trong hành trang văn chương của mình,
chị dành khá nhiều thời gian, tâm tưởng để viết các tác phẩm về vùng quê trung du
tươi đẹp, từ con người đến cảnh vật, đến nét đẹp văn hóa. Tống Ngọc Hân luôn coi văn
chương là bạn và lí do cầm bút của chị quả thật rất thiêng liêng. “Tôi coi văn chương
là bạn. Tôi không hời hợt nông cạn với bạn, thì bạn không phụ tôi. Thế thôi” [47].
10


1.1.3. Quan niệm về nhân vật và phân loại nhân vật trong truyện ngắn “Tam
không” của Tống Ngọc Hân
Trong tác phẩm văn học đặc biệt là các tác phẩm tự sự, nhân vật chính là phương
diện cơ bản để nhà văn khái quát hiện tượng một cách hình tượng. Nhân vật còn là

hình thức thể hiện những quan niệm sáng tác của tác giả về con người và cuộc sống.
Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về
một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Như vậy, nhân vật không
chỉ hình thức đơn thuần nó bao hàm cả nội dung, tư tưởng và quan niệm của nhà văn
về con người và thế giới, nhân vật văn học nào cũng biểu hiện cách hiểu của nhà văn
về con người theo một quan điểm nhất định và qua các đặc điểm đã chọn; nhân vật văn
học chính là mô hình con người của tác giả.
Trong Từ điển văn học: “Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học,
tiêu điểm để bọc lộ chủ đề, tư tưởng chủ đề và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có
tính hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa. Nhân vật, do đó, là nơi tập trung giá
trị tư tưởng – nghệ thuật của tác phẩm văn học”. Với định nghĩa này, các nhà biên soạn
từ điển đã nhấn mạnh nhân vật trong tác phẩm văn học chính là nơi tác giả văn học gửi
gắm giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong sáng tác của mình. Trong cuốn 150
thuật ngữ văn học, tác giả Lại Nguyên Ân đề xuất cách nhìn nhân vật trong mối tương
quan với cá tính sáng tạo, phong cách nhà văn và trường phái văn học như sau: "Nhân
vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà
văn, một khuynh hướng trường phái hoặc một dòng phong cách. Nhân vật văn học là
hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn
của con người là nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi là
các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán vào cho những đặc điểm
giống con người” [4; tr.241].
Nói cụ thể hơn, nhân vật có vai trò, vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đó là
hạt nhân của sự sáng tạo, là nhân vật trung tâm để nhà văn lý giải tất cả mọi vấn đề của
đời sống xã hội. Nhân vật có thể chỉ là sự hóa thân, hình bóng, là mộng tưởng của
chính tác giả. Cũng có những nhân vật được xây dựng trên nguyên mẫu của đời sống
kết hợp với năng lực tổng hợp của nhà văn sáng tạo nên. Nhân vật là yếu tố mang cảm
hứng cho nhà văn, là sự thể hiện quan niệm về con người, nhân vật luôn là chìa khóa
để giải mã những vấn đề mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm. Nhà văn luôn nhìn nhận và
đánh giá hiện thực thông qua tâm điểm nhân vật và mọi nỗ lực sáng tạo của nhà văn
đều nhằm tới mục đích là xây dựng nhân vật có cá tính độc đáo và đặc sắc. Thông

thường, các nhân vật được xây dựng bằng sự nỗ lực sáng tạo của nhà văn, chuyên chở
ý tưởng của nhà văn, in đậm cá tính sáng tạo của nhà văn và bao giờ cũng mang dấu
ấn thời đại. Dĩ nhiên vì sức sống của nhân vật đã làm nên vinh quang và tư tưởng cho
11


nhà văn. Vì thế, nhân vật là một trong những phương diện đặc sắc thể hiện phong cách
nghệ thuật, đánh dấu sự trưởng thành của nhà văn trên con đường sáng tác văn học.
Theo các nhà lí luận văn học ở Việt Nam, có nhiều cách phân loại nhân vật như:
nhân vật chính – nhân vật phụ – nhân vật trung tâm; nhân vật loại hình – nhân vật tư
tưởng – nhân vật tính cách – nhân vật chức năng; nhân vật trữ tình – nhân vật tự sự –
nhân vật kịch; nhân vật dẹt (phiến diện) – nhân vật tròn (đa diện); nhân vật tĩnh – nhân
vật động; nhân vật hiện hữu – nhân vật hàm ẩn, hư vô, vĩnh cửu; nhân vật con người –
động thực vật – đồ vật; các kiểu nhân vật trong từng thể loại văn chương. Song, sự ra
đời của các loại hình nhân vật tùy thuộc vào quan niệm sáng tác của mỗi nhà văn. Với
Tống Ngọc Hân cũng vậy, hệ thống nhân vật trong tập truyện ngắn Tam không nói
riêng và trong văn xuôi của chị nói chung cũng đã phản ánh quan niệm nghệ thuật về
con người trong chặng đường sáng tác của chị. Sự phân loại nhân vật chỉ là tương đối,
nhằm tiếp cận được đúng ý đồ của nhà văn. Trong đề tài của chúng tôi, căn cứ vào lý
thuyết phân loại nhân vật, áp dụng vào sự có mặt thực tế của các nhân vật trong tác
phẩm, đồng thời Tống Ngọc Hân là một cây viết nữ trẻ nên chúng tôi phân loại nhân
vật theo quan điểm giới. Trên cơ sở đó, đề tài tiến hành khảo sát hai kiểu hình tượng
nhân vật trong tập truyện ngắn Tam không của Tống Ngọc Hân, đó là: hình tượng
người phụ nữ và hình tượng người đàn ông.
- Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn “Tam không” của Tống Ngọc Hân.
Hình tượng người phụ nữ trong tập truyện ngắn Tam không của Tống Ngọc Hân
được đặt trong môi trường gần gũi, quen thuộc, trong gia đình cũng như trong các mối
quan hệ khác nhau. Vẻ đẹp của người phụ nữ được bộc lộ rõ nét. Có thể nói, nhân vật
phụ nữ chiếm một tỉ lệ lớn trong sáng tác của Tống Ngọc Hân, bởi người phụ nữ luôn
là hiện thân cho những gì cao cả, vĩ đại. Ca ngợi vẻ đẹp thiên chức của người phụ nữ

cũng là cách thức nhà văn Tống Ngọc Hân thể hiện ý thức về phái tính, khẳng định vai
trò to lớn của nữ giới đối với cuộc đời. Có thể thống kê được những nhân vật nữ tiêu
biểu trong tập truyện ngắn Tam không như: Dâu, bà Sùng (Đợi mùa nắng ấm); bủ Dĩ,
Liên, cô Nhâm, mẹ trưởng thôn, mẹ và bà của Liên (Cổng làng); Sủi, vợ Sò (mẹ Sủi),
mẹ Phù, “vợ” chú Dín (Con đường chưa đi); Sa, Hờ (Con trai người Xá Phó); cô giáo
Hoàn, Mắn (Dải vải chàm bịt mắt); bà nội Tư, cô dở, bà Đắng, cô Thêm (Góc khuất
của làng); Hằng (con dâu ông Đặng), bà Thuận (Mắt thần); lang bà (Sình ca); Hiên,
mẹ chồng Hiên (Đom đóm vào nhà) cùng rất nhiều nhân vật nữ khác được điểm qua để
góp phần thêm cho sự đa thanh đa sắc của tác phẩm.
Trong tác phẩm, Tống Ngọc Hân xây dựng hình tượng người phụ nữ dù họ đang
sống trên quê hương hay lưu lạc nơi xứ người những vẫn có một tình cảm thiêng liêng,
họ luôn hướng về quê hương, mang nặng nghĩa tình với mảnh đất họ đang sống. Cô
giáo Hoàn trong Dải vải chàm bịt mắt, Tống Ngọc Hân muốn đề cao sự thầm lặng mà
12


cao cả của những cô giáo vẫn ngày đêm miệt mài đem cái chữ, ánh sáng văn hóa đến
cho làng bản vùng sâu vùng xa của đất nước, được dân làng cảm mến: “Thật thà mà
nói là tôi cũng rất biết cám ơn cô giáo. Tôi cũng sẽ cố gắng thuyết phục bố mẹ cháu để
cháu không thể bỏ học được. Bỏ học là phụ lòng cô giáo quá” [25; tr.81]. Bất cứ một ai
khi gặp cô giáo Hoàn cũng sợ, cũng lủi vì sợ cô ghi vào sổ chiêu sinh để đi học.
Trường học ở Sài Cang mở ra cũng được năm sáu năm rồi, tuy có nhiều thầy cô bỏ
trường, bỏ trò vì cái sự thiếu thốn và khó khăn nơi đây, nhưng cô Hoàn vẫn dẻo dai,
hết lòng vì con chữ “cô Hoàn chủ nhiệm và đứng dạy luôn ba lớp, sáu, bảy, tám. Ba
lớp dồn một cũng hơn chục đứa” [25; tr.84]. Ở cái bản này, cô Hoàn là cô giáo ở lâu
nhất, thuộc từng con suối, đường đi, lỗi về nhưng “trong trận mưa lớn vừa rồi, cô
Hoàn và một cô giáo nữa vượt suối Hung trở về trường đã bất ngờ bị lũ quét ập đến
cuốn đi. Vừa sáng nay vớt được một xác người, vẫn chưa thấy cô Hoàn” [25; tr.91].
Thật đau lòng cho những cô giáo hết lòng tận tụy hi sinh cả cuộc đời, gia đình và hạnh
phúc riêng của bản thân vì học sinh thân yêu nhưng lại có một kết cục buồn.

Tình yêu thương, trí tuệ và sự bao dung của người mẹ chính là yếu tố quan trọng
trong việc nuôi dạy con cái. Xây dựng hình tượng người mẹ trong tập truyện ngắn Tam
không, Tống Ngọc Hân muốn khơi gợi trong lòng bạn đọc những phẩm chất cao quý
của người phụ nữ Việt Nam đảm đang, tháo vát, âm thầm hi sinh cuộc đời mình vì gia
đình, vì chồng và vì con. Tình mẹ là một thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý. Tất cả
mọi người mẹ trên cõi đời này đều thương yêu con mình, đấy là bản tính, là thiên chức
của người phụ nữ. Chính nhờ tình thương của người mẹ mà đứa con được lớn lên và
trưởng thành. Vì thương yêu con, mong con sớm được khỏe mạnh, Mắn (Dải vải chàm
bịt mắt) đã trốn gia đình cõng đứa bé đi bệnh viện; rồi lúc nghe được bệnh tình của
con trai mình cùng với lời khuyên là đẻ đứa khác đi thì “Mắn không thể đứng ỳ ra
được nữa, Mắn run rẩy lấy dải vải chàm cũ ra, làm một việc quen thuộc, buộc mắt
thằng bé lại. Tay cô nắm chặt lấy chai nhựa, như để bấu víu vào đó mà vững lòng cõng
con ra khỏi bệnh viện” [25; tr. 97]. Dẫu con đường đi có xa, có mệt lử đi chăng nữa,
nhưng vì tình thương của người mẹ “Mắn cắn răng, chân bấm chặt xuống đất mà bước.
Đồng hành với cô là một bình minh không có ánh mặt trời. Hơi thở gấp gáp, nóng hổi
của đứa nhỏ dội vào lưng Mắn, ngấm qua da thịt, lọt vào tim gan, như một lời oán
trách” [25; tr.97]. Bà nội của Tư (Góc khuất của làng) khi nghe tin đứa con gái của
mình qua đời thì hấp tấp đứng dậy, hai thúng vơi bồ kết dồn lại một rồi cứ thế đội
thúng lên đầu mà chạy. “Tư về đến cổng, thấy thúng bồ kết tung tóe. Bà nội không cố
đem thúng bồ kết vào sân nữa hay sao. Nhà Tư kha khá người đến, cô dở nằm ngay
ngắn trên giường” [25; tr.118]. Bà đau buồn, bà khóc, tiếng khóc hự hự trong họng như
bị ai đấm một quả vào chỗ hiểm, bà khóc nức nở. Đứa con mình mang nặng đẻ đau,
đứa con mình nuôi lớn lên từng ngày, bây giờ lại chết ngay trước mắt mình, điều này
13


thực sự không một người mẹ nào có thể mạnh mẽ mà vượt qua được cả. Trong truyện
Cổng làng người mẹ, người bà quần quật làm việc để nuôi nấng bốn miệng ăn trong
nhà, người mẹ, người bà ấy luôn dành cho đứa con, đứa cháu mình những điều gì tốt
đẹp nhất; kể cả những lúc khó khăn, sự đói ập đến trong nhà thì họ sẵn sàng ăn nấm

trừ bữa thay cơm, để dành những phần còn lại cho những đứa con thơ của mình. Hình
tượng người mẹ hiện lên với những đức tính: lòng nhân hậu, bao dung, sự hi sinh thầm
lặng, tình yêu con mãnh liệt, bền bỉ.
Hình tượng người phụ nữ trong tập truyện còn hiện lên với thiên chức làm vợ,
làm con. Trong Đợi mùa nắng ấm, Dâu hiện lên là một ví dụ điển hình cho thiên chức
này. Cô nàng làm tròn vai trò của người vợ, là một con người chịu thương chịu khó,
biết trân quý và thể hiện là một người vợ mẫu mực “Dâu uống từng thìa nước phở. Páo
trộn gia vị và thịt lên thật đều. Dâu gắp hết chỗ thịt quay vào bát của chồng rồi mới
trộn. Páo gắp trả lại, Dâu lại gắp sang. Dâu ngồi nhích ra, vẫn uống nước phở. Páo hết
cốc rượu, hết thịt thì chuyển sang ăn phở. Bát phở của Páo vơi, Dâu lại gắp bánh phở
của mình sang bát chồng. Gắp qua gắp lại, cuối cùng Dâu nghiêng bát, trút sạch phở
vào cái bát của chồng và đứng dậy thật nhanh đi về phía cái chậu nước rác, nhấn cái
bát của mình xuống đó. Páo bẽn lẽn nhìn chủ quán và tự hào liếc xung quanh. Dâu
ngồi cạnh chồng, canh đến lúc bát phở của Páo cạn, nhìn rõ những hạt ớt như vàng
lắng dưới đáy bát” [25; tr.15]. Chỉ với hành động đùn đẩy bát phở của Dâu dành cho
Páo cũng đủ thấy được tấm lòng của cô dành cho anh như thế nào, cô nghĩ rằng đàn
ông con trai là trụ cột trong gia đình nên nhất quyết không thể ốm được, một con ngựa
đau thì sẽ kéo theo rất nhiều điều khác. Thương chồng, cô sẵn sàng nhịn nhường suất
ăn của mình, miễn là chồng mình khỏe, chồng mình có sức. Dâu cũng thể hiện rất tốt
trong vai trò đạo làm con của mình. Vì hoàn cảnh đói nghèo, Dâu đã phải bán đi chiếc
thắt lưng của mình để đổi lấy cái tình “mẹ chồng nàng dâu”. “Dâu vẫn thoăn thoắt cởi
cái thắt lưng của mình ra. Cái thắt lưng với hai lá to màu xanh rêu rất đẹp thêu bằng tơ
tinh xảo. Cái thắt lưng cô mới diện một lần trong ngày cưới, còn mới tinh... Cầm trong
tay một trăm nghìn, Dâu gỡ cái khăn xuống buộc thay cho thắt lưng và đi về hiệu
thuốc tây. Lát sau Dâu hớn hở đi ra với mấy vỉ thuốc trong tay [25; tr.7]. Vì sự ốm yếu
của mẹ chồng mà Dâu sẵn sàng tìm những thứ đồ cũ còn lành lặn mà người Tây vẫn
mua để bán lấy tiền đưa người già đi viện. Đổi lại, đối với nàng dâu này, bà Sùng cũng
rất mực yêu thương, khi thấy chiếc thắt lưng không còn nữa, bà đã quyết định đem ngô
đi bán để chuộc lại – điều này chưa từng có trong tiền lệ suy nghĩ của bà, vì bà cho
rằng chỉ khi nào no đủ mới được bấn ngô, nhưng bây giờ thì vẫn còn nghèo còn khó

quá. Người phụ nữ khi làm vợ, làm mẹ đồng nghĩa thực hiện nhiều chức năng riêng
của người con gái. Theo thời gian, những chuẩn mực ấy có thể thay đổi, nhưng đức
14


tính thủy chung, nhân hậu, giàu lòng hi sinh và tấm lòng vị tha sẽ luôn còn đó, từ bao
đời nay.
Bên cạnh đó, hình tượng người phụ nữ còn hiện lên qua những nỗi đau, những bi
kịch. Mỗi nhân vật là một hoàn cảnh, một bi kịch, không ai giống ai, nhưng trong họ
đều gợi lên trong lòng bạn đọc bao điều suy nghĩ. Dẫu biết phụ nữ là để yêu thương,
để nâng niu và chăm sóc, nhưng đâu đó trong xã hội vẫn còn không ít những phụ nữ
phải gánh chịu đau đớn, tủi nhục bởi phong tục lạc hậu mà chỉ nghe thôi cũng khiến
người ta xót xa. Đó là cô nàng Sủi (Con đường chưa đi) bị các hủ tục bói toán, bị các
luật lệ trong làng ngăn cấm tình yêu đối với Phù; để rồi đến khi đám cưới của hai
người diễn ra có những điều thật là kì quái và chưa từng có đám cưới nào giống như
thế. Đó là Mắn (Dải vải chàm bịt mắt) dù rất muốn bảo vệ đứa con của mình, dù muốn
đưa nó đi điều trị ngay nhưng lại bị gia đình ngăn cấm, chỉ cho uống thuốc lá tự hái và
gọi thầy về cúng bái. Đó là Dâu (Đợi mùa nắng ấm), cô chỉ mới hai mươi nhăm tuổi
nhưng mặt đã có khối nếp nhăn, Dâu chưa được đi đâu, từ ngày lấy Páo về làm chồng
chỉ biết đẻ “Dâu chưa từng đi họp phụ nữ bao giờ nên không biết thế nào là kế hoạch,
cứ đẻ thôi. Đàn bà ở đây, nhiều người đẻ con, đàn con đông bằng đàn lợn. Đâu cứ phải
đi họp mới là phụ nữ. Cứ biết đẻ con là thành phụ nữ rồi” [25; tr.7]. Vì thiếu hiểu biết
về các hiện tượng tự nhiên và niềm tin vào các phép màu của thần linh, mà đôi trai gái
trong Con trai người Xá Phó dang dở tình duyên. Duyên vợ chồng cảu Chỉn và Hờ
không thành, nhìn thấy cuộc sống vất vả của Hờ sau này mà Chỉn cảm thấy dằn vặt,
nhức nhối. Chỉn càng lo cho Hờ bao nhiêu thì Sa vợ Chỉn lại càng đau khổ bấy nhiêu.
Nhìn chung nói đến đội ngũ nhà văn đương đại, không thể không nhắc đến đội
ngũ nhà văn nữ vừa đông đảo về số lượng vừa đa dạng về tiềm năng sáng tạo xuất hiện
từ sau đổi mới. Những gương mặt nhà văn nữ đương đại đã tạo nên bản sắc nữ, một
dấu ấn nữ rất đậm nét trên văn đàn và tạo nên diện mạo mới cho văn xuôi đương đại

với những “thương hiệu” từ lâu đã đi vào lòng công chúng. Có thể nói Tống Ngọc Hân
cũng là một trong những nhà văn nữ được bạn đọc yêu quý bên cạnh các tác giả tiêu
biểu như Đoàn Lê, Lê Minh Khuê, Dạ Ngân, Lý Lan, Hà Thị Cẩm Anh, Trần Thùy
Mai, Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Võ Thị
Xuân Hà, Y Ban, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư, Phong Điệp, Di Li, Nguyễn Quỳnh
Trang, Từ Nữ Triệu Vương, Cấn Vân Khánh, Niê Thanh Mai… Cũng như các cây bút
nữ khác, điều mà Tống Ngọc Hân quan tâm nhiều nhất trong sáng tác của mình là thân
phận của những người cùng giới được đan cài trong những câu chuyện thường ngày
với những vui buồn được mất giữa cho và nhận, bất hạnh và hạnh phúc. Họ đã viết về
những mảnh đời bất hạnh bằng tất cả sự thấu hiểu và cảm thông với nỗi đau của con
người trong nhiều tình huống khác nhau. Bên cạnh những nét chung đó, mỗi cây bút
nữ lại có đặc trưng riêng khó lẫn, tạo nên cá tính và phong cách khác nhau chẳng hạn:
15


Lê Minh Khuê được công chúng biết đến khi tập truyện ngắn Cao điểm mùa hạ với
điểm nhấn là truyện Những ngôi sao xa xôi ra đời. Các tác phẩm xuất sắc của Lê Minh
Khuê đã được dịch và giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới (Mỹ, Pháp, Nhật,
Malaysia), đặc biệt tập truyện The Stars, the Earth, the River – Những ngôi sao, trái
đất, dòng sông (Nxb Curbstone Press, Mỹ, 1998) của Lê Minh Khuê đã được tặng giải
thưởng quốc tế Byeong - Ju Lee với lời đánh giá: “Tác phẩm thời hậu chiến của bà
quan tâm đến hậu quả chiến tranh đối với đất nước mình, những vấn đề sau khi thống
nhất đất nước, sự nghèo đói và tình trạng xói mòn văn hóa và tinh thần khi đất nước
chuyển đổi sang một xã hội tiêu thụ. Những vấn đề này được thể hiện bằng một văn
phong đẹp, chua xót và trang nghiêm”. Nguyễn Thị Thu Huệ được chú ý từ cuộc thi
truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ Quân đội với truyện ngắn Hậu thiên đường. Cũng như
nhiều cây bút nữ khác, truyện của Nguyễn Thị Thu Huệ chủ yếu đề cập đến những vấn
đề thường nhật của cuộc sống như tình yêu, hôn nhân và gia đình nên phần lớn nhân
vật của chị là nhân vật nữ; họ luôn trăn trở trong sự kiếm tìm tình yêu đích thực và
hạnh phúc nhưng đó luôn là những ảo ảnh xa vời, bởi vậy họ dễ rơi vào bi kịch. Khám

phá cuộc sống ở những điều bình thường, Nguyễn Thị Thu Huệ đã tỏ ra là một cây bút
nữ sắc sảo khi nhìn cuộc đời theo con mắt của riêng mình. Hiện thực cuộc sống và con
người được chị tái hiện không chỉ qua những trạng thái tâm lý tinh tế, vốn ngôn ngữ
miêu tả thế giới cảm giác phong phú đầy mẫn cảm, điều đó đã tạo nên dấu ấn riêng
cho những tác phẩm của chị... Phan Thị Vàng Anh ngay khi xuất hiện đã trở thành một
hiện tượng văn học. Tập truyện ngắn Khi người ta trẻ của chị ra đời đã khuấy động
bầu không khí phê bình văn học. Hai tập truyện ngắn Khi 18 người ta trẻ và Hội chợ
của Phan Thị Vàng Anh đã định hình một cá tính khó lẫn: ngắn gọn, sắc sảo, thâm
thúy, trí tuệ. Cái độc đáo của Phan Thị Vàng Anh là chị đã “biết cách lạ hóa những
điều quen thuộc, biết làm cho da diết những điều tưởng chừng nhạt nhẽo”. Nhiều
truyện của chị chỉ là những truyện mini nhưng đã làm cho người đọc phải bất ngờ về ý
tưởng mới lạ cũng như giọng điệu - những ý tưởng và giọng điệu chỉ có thể có được
“khi người ta trẻ”. Sau Phan Thị Vàng Anh, văn đàn Việt Nam một lần nữa lại nổi sóng
khi nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện. Nguyễn Ngọc Tư được bạn đọc biết đến
lần đầu từ tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt và đã trở thành một cái tên hot được tìm
kiếm nhiều nhất trên văn đàn khi cho ra đời truyện ngắn Cánh đồng bất tận. Khác với
các cây bút trẻ khác, Nguyễn Ngọc Tư không chinh phục bạn đọc bằng những cách tân
lạ lẫm trong lối viết hay những “đại tự sự” trong truyện của mình. Chị chỉ viết về
những mảnh đời bình dị quanh mình - những mảnh đời bất hạnh, hẩm hiu hay những
niềm vui giản dị, bé nhỏ của con người Nam Bộ trong cuộc sống thường ngày. Qua
ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư, những con người lam lũ, nghèo khó, bộc trực ấy ẩn chứa
bên trong cả một tâm hồn vừa nhân hậu vừa tinh tế trong cách đối nhân xử thế… tất cả
16


được thể hiện trong một thứ ngôn ngữ hồn nhiên, thô mộc, đậm đặc chất phương ngữ
Nam Bộ.
Cùng trong dòng chảy của văn xuôi nữ Việt Nam nhưng Tống Ngọc Hân luôn
khẳng định mình ở một cách viết riêng. Viết với chị là một cuộc dấn thân nghiệt ngã
cho những đam mê bất tận, cũng như nhiều người đã phải đánh đổi cả hạnh phúc gia

đình hay bổng lộc, quyền chức vì văn chương. Tuy trong cuộc dấn thân ấy không phải
ai cũng về tới đích mà có khi chỉ là những cuộc phiêu lưu kỳ thú, khiến họ phải trả một
cái giá đắt hơn gấp nhiều những gì họ tưởng. Biết vậy, Tống Ngọc Hân vẫn không thể
rời cây bút, những nhân vật người phụ nữ vẫn là đối tượng, là nguồn cảm hứng chủ
đạo của chị. Nhân vật trong tác phẩm của chị có cách sống và cách suy nghĩ riêng.
Trong từng trang viết, Tống Ngọc Hân đã xây dựng nhiều kiểu nhân vật nữ đa dạng,
nhằm gửi tới cho người đọc thông điệp sâu sắc, chứa chan tinh thần nhân văn về cuộc
sống và con người.
- Hình tượng người đàn ông trong truyện ngắn “Tam không” của Tống Ngọc
Hân.
Bằng cái nhìn của người trong cuộc, các nhà văn nữ Việt Nam đương đại đã đem
lại những trải nghiệm, hiểu biết sâu sắc, mới mẻ về người phụ nữ. Nhưng như thế chưa
đủ để hoàn thiện thế giới nhân vật trong sáng tác của họ. Một nửa còn lại của thế giới,
những người đàn ông đã được khám phá song hành cùng với người phụ nữ. Qua nhãn
quan của nữ giới, hình tượng người đàn ông hiện lên khá đa diện, vừa là chỗ dựa đầy
tin yêu của phái nữ, nhưng mặt khác cũng là những nguyên nhân gây ra nỗi đau khổ,
bất hạnh cho họ; vừa mạnh mẽ, tài giỏi, lại chất chứa những nỗi đau của sự cô đơn, bi
kịch. Mang nhiều khuôn mặt, nhưng nhìn chung nhân vật người đàn ông thời hiện đại
đã có sự khác biệt hoàn toàn so với những mẫu hình người đàn ông truyền thống trong
văn học trước đây. Cũng giống như hình tượng người phụ nữ, nhân vật người đàn ông
trong truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại nói chung và truyện ngắn Tam không của
Tống Ngọc Hân nói riêng được khắc họa nhiều ở mảng đề tài tình yêu, cuộc sống hôn
nhân, gia đình. Chính trong phạm vi đề tài này, với sự song hành cùng cuộc sống của
phái nữ, hai thái cực tốt, xấu, chính diện, phản diện của người đàn ông được bộc lộ rõ.
Có thể thống kê một số nhân vật người đàn ông tiêu biểu trong tập truyện ngắn
Tam không như sau: Páo, ông Sùng (Đợi mùa nắng ấm); Bách, ông Trương (Cổng
làng); Sò (bố Sủi), Phù, ông nội Phù, bố Phù, chú Dín (chú của Phù) (Con đường chưa
đi); Chỉn, ông Chứ (bố Chỉn), chồng Hờ (Con trai người Xá Phó); ông Din, Vương
(Dải vải chàm bịt mắt); Tư, ông nội Tư (Góc khuất của làng); Tuấn, ông Đặng (bố
Tuấn) (Mắt thần); cụ Ngư, ông Dừn (Sình ca); nhân vật “tôi”, anh trưởng thôn, ông

giáo sư (Tam không); Tiến, bố Tiến (Đom đóm vào nhà)... Hình tượng nhân vật người
đàn ông trong tập truyện đều gợi nên những nét riêng biệt, nhằm nổi bật lên dụng ý mà
17


nhà văn muốn gửi gắm tới bạn đọc, được khắc họa ở nhiều mảng đề tài tình yêu, cuộc
sống hôn nhân, gia đình.
Người đàn ông luôn là trụ cột của gia đình, người phụ nữ dù có mạnh mẽ đến đâu
thì trong mắt họ người đàn ông luôn là chỗ dựa vững chãi trong cuộc đời. Không ít
sáng tác của phái đẹp đã xây dựng nên hình ảnh những người đàn ông quả cảm, khẳng
khái, giàu nghị lực, ý chí vươn lên trong cuộc sống hiện đại. Đó là người chồng Páo và
bố chồng ông Sùng (Đợi mùa nắng ấm), đi đâu, làm gì họ luôn đặt gia đình của mình
của mình là trên hết, họ có tinh thần trách nhiệm cao đối với gia đình, đối với từng
thành viên trong gia đình “Có một sự phân công ngấm ngầm trong gia đình Dâu. Ông
Sùng cắm chốt, dựng lều tận ngoài Mường Tiên. Nơi ấy đất tốt, củ sắn to bằng bắp
chân. Ông cứ đi độ nửa tháng mới về nhà lấy gạo, rượu, muối và thuốc lào một lần.
Dâu và Páo thì sấp ngửa với nương ngô hai vụ và lúa một vụ” [25; tr.8]. Lời nói của họ
trong gia đình luôn có trọng lượng, đùn đẩy nhường nhau đi ăn trước đi ăn sau, cuối
cùng ông Sùng thắng, và người cha già ấy dõi theo hai vợ chồng trẻ dắt tay nhau đi ăn
bằng một ánh mắt chan chứa yêu thương. Đó là Sò (bố Sủi), ông nội Phù ( Con đường
chưa đi), những người đàn ông này không chỉ lo cái no cái mặc cho cuộc sống của gia
đình, mà họ còn lo cho cuộc sống hôn nhân của những đứa con cháu trong gia đình
mình.
Trong tình yêu của mình, những người đàn ông luôn bảo vệ người phụ nữ mình
thương, và nếu như có mắc phải lỗi lầm gì trong quá khứ, họ sẵn sàng sửa, sẵn sàng
nhận lỗi. Người đàn ông ấy cũng muốn yêu và được yêu, cũng yêu người phụ nữ của
mình hết sức chân thành. Đối với chàng Phù (Con đường chưa đi) đã rất buồn bã khi
tình yêu của mình bị ngăn cấm, những lời hẹn ước lứa đôi chẳng lẽ sẽ vĩnh viễn không
trở thành hiện thực. Nhưng không, bằng tình yêu chân thành, mọi thứ sẽ luôn có cách:
“Sủi nhoẻn miệng cười. Nụ cười của Sủi đẹp hơn hoa đào, hoa mận, hoa lê, hơn bất kì

loài hoa nào Phù gặp. Phù khoe, ông nội đã có cách rồi, Sủi có vẻ không tin mấy
nhưng cũng không nói gì. Trên đường về bản, gặp những người đàn bà hối hả cõng lá
gói bánh, cõng củi về nấu bánh, Phù lấy tay khẽ vỗ vào mông Sủi. Sủi vùng lên chạy
trước...” [25; tr. 51]. Người con trai ấy dù mạnh mẽ tới đâu, thì khi thấy người con gái
của mình liền trở nên dịu dàng. Đối với Vương (Dải vải chàm bịt mắt) thì Mắn là tất
cả của anh, mọi niềm yêu thương anh dành hết cho Mắn “Vừa trông thấy người yêu,
Vương đã lao lại, vồ lấy đôi bàn tay còn rây mực học trò của Mắn mà bồi hồi. Giọng
Vương như tiếng suối gần, ào ạt, ào ạt, vội vã. Toàn những lời yêu thương nhớ nhung.
Nước mắt Mắn ứa ra. Tình yêu thương, nếu được xem như ngô, lúa, vải vóc, của cải,
thì Mắn có bao nhiêu của cải quý giá cũng sẽ cho anh Vương hết thôi” [25; tr.86].
Cũng giống như hình tượng người phụ nữ, nhân vật người đàn ông trong truyện ngắn
nữ Việt Nam đương đại nói chung và trong truyện ngắn của Tống Ngọc Hân nói riêng
18


thường được khắc họa nhiều ở mảng đề tài tình yêu, cuộc sống hôn nhân, gia đình.
Chính trong phạm vi đề tài này, với sự song hành cùng cuộc sống của phái nữ, hai thái
cực tốt, xấu, chính diện, phản diện của người đàn ông được bộc lộ rõ. Ở thái cực
những người đàn ông chính diện, chúng tôi thấy nổi lên một môtip nhân vật được lặp
lại nhiều lần ở các cây bút nữ là hình tượng người đàn ông si tình, lụy tình, chiều
chuộng, cung phụng người phụ nữ của họ hết mực, dẫu những người phụ nữ đó có
đỏng đảnh, lạnh lùng, gây nhiều phiền toái hay nỗi day dứt, đau khổ cho họ. Nhân vật
người họa sĩ trong Điều kỳ lạ của tình yêu của Thanh Hương khiến mọi người không
bao giờ hiểu được rằng tại sao ông, người đã ruồng bỏ bao cô gái, bao người đàn bà
đẹp lại có thể say mê Thảo, một cô gái nhan sắc không có gì nổi bật, lại lặng lẽ, ít nói
một cách nhanh chóng, đau khổ đến thế. Trong Thời mà nàng còn điên của Trân Sa,
chàng trai Hoài cũng đã chấp nhận mọi tính khí bất thường của cô gái Phiêu, thậm chí
chấp nhận cả nỗi đau mình chỉ là người thế chân tạm thời trong mối tình vừa đổ vỡ của
cô gái, chỉ để đổi lấy những ngày được sống bên cô. Với vai trò là một người chồng,
người đàn ông trong Sau chớp là giông bão của Y Ban, Một nửa cuộc đời của Nguyễn

Thị Thu Huệ đã rất mực yêu chiều, chăm sóc chu đáo cho người vợ của mình. Ở thái
cực những người đàn ông phản diện, đã xảy ra một sự cực đoan thú vị. Các nhân vật
nam không còn là thần tượng của chị em nữa, họ bị hạ bệ, bị bóc mẽ, bị kết án… Ở
đây có sự cố ý của bút pháp, nghĩa là các nữ văn sĩ dùng nhân vật để khẳng định nữ
quyền. Trong sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, ta tìm thấy rất nhiều hình ảnh, nhiều
câu văn hình tượng hóa bản chất bội bạc, giả dối hoặc bộ mặt nhu nhược, đớn hèn,
nhạt nhẽo đến thảm hại của nam giới trong Sơri đắng, Hậu thiên đường, Tình yêu ơi, ở
đâu?, Một nửa cuộc đời… Trái tim người phụ nữ cũng đã rung đủ bậc cảm xúc khi
hướng về đàn ông, từ sự ngợi ca, khâm phục, thương yêu đến thất vọng, căm ghét,
khinh bỉ, uất hận… Đặc biệt, họ đã thể hiện một sự đồng cảm sâu sắc khi khắc họa
hình ảnh người đàn ông cô đơn với những nỗi đau, bi kịch như trong Nước mắt đàn
ông của Nguyễn Thị Thu Huệ, Đứa con không về của Bích Ngân, Ngôi sao xanh của
Hà Khánh Linh, Tiếng kèn pí lè của Bùi Thị Như Lan… Phái nữ trong tác phẩm cũng
đã sát cánh cùng nam giới để sống giữa một thế giới bất toàn, họ tỏ ra bình đẳng, thậm
chí là lấn lướt trong nhiều trường hợp.
Hình tượng người phụ nữ luôn là trung tâm của câu chuyện, của các mối quan hệ
phức tạp trong cuộc sống. Ở họ hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của con người,
đồng thời luôn có sự trỗi dậy mãnh liệt của ý thức cá nhân để được khẳng định mình,
thể hiện chân thực con người mình với những khát khao trần thế. Trong sự đối sánh
với các nhân vật nam, những người phụ nữ như tỏa sáng hơn ở thiên tính, thiên chức, ý
thức phái tính mạnh mẽ, luôn muốn xác lập quyền bình đẳng của mình. Nhìn dưới góc
độ giới tính, chúng tôi cho rằng thế giới nhân vật trong truyện ngắn của các tác giả nữ
19


đã thể hiện một tư duy nghệ thuật thiên nữ, nghiêng sự ưu ái cho phái nữ trong cái
nhìn nghệ thuật về con người. Bằng cái nhìn của người trong cuộc, Tống Ngọc Hân đã
đem những trải nghiệm, hiểu biết sâu sắc mới mẻ về người phụ nữ. Nhưng như thế
chưa đủ, để hoàn thiện thế giới nhân vật của mình, một nửa còn lại của thế giới, những
người đàn ông đã được khám phá song hành với người phụ nữ. Thế giới nhân vật trong

tập truyện ngắn Tam không đã cho thấy bộ mặt đa diện, đan xen những thái cực đối lập
của con người.
1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Tam không
Nhà văn Đức W.Geothe cho rằng: “Con người là điều thú vị nhất đối với con
người, và con người cũng chỉ hứng thú với con người”. Con người là nội dung quan
trọng nhất của văn học. Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá
thể con người trong tác phẩm văn học - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện
bằng những phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ. Hà Minh Đức định nghĩa về
nhân vật văn học “Nhân vật trong tác phẩm văn học là một hiện tượng nghệ thuật
mang tính ước lệ. Đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con
người mà chỉ là sự thể hiện của con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử,
nghề nghiệp, tính cách” [14]. Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức
cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới con người một cách hình tượng. Cách nhìn
hiện thực sẽ chi phối đến quan điểm sáng tạo và xây dựng nhân vật của nhà văn. Văn
học là tấm gương phản ánh hiện thực cuộc sống với đối tượng trung tâm là con người
qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Bởi vậy nhân vật trong tác phẩm văn học
không phải là những con người bằng xương bằng thịt của cuộc sống mà là những hình
tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả. Ý đồ sáng tạo của nhà
văn chi phối rất lớn đến bút pháp, nghệ thuật xây dựng nhân vật. Với mỗi kiểu nhân
vật khác nhau, nhà văn lại có một bút pháp xây dựng riêng, tạo cho nhân vật của mình
ngoại hình, tính cách, số phận theo đúng ý đồ của nhà văn. Nói đến tính cách nhân vật,
ta có thể quy về một số phạm trù như: tốt – xấu, giỏi – dở, vĩ đại – thấp hèn ... Nhưng
để trả lời được câu hỏi đó, không phải dễ dàng vì tính cách của con người rất khó minh
định và cũng có nhiều tiêu chí đánh giá khác nhau. Theo các nhà lí luận văn học tính
cách nhân vật có thể được nhà văn phát triển trực tiếp, nhưng thông thường được miêu
tả gián tiếp thông qua các thủ pháp nghệ thuật sau: lai lịch, số phận, ngoại hình, hành
động, nội tâm, tâm lý, sinh lý, ngôn ngữ, tên gọi – cách xưng hô, cách nhìn của các
nhân vật, mối quan hệ giữa các nhân vật, bối cảnh. Ngoài những thủ pháp miêu tả
nhân vật như đã nói trên, các nhà văn còn chú ý đến các thủ pháp hỗ trợ như: nhóm
các thủ pháp tu từ, bút pháp tả thực, bút pháp tượng trưng – siêu thực (kì ảo). Mỗi nhà

văn đều chọn cho mình cách xây dựng nhân vật khác nhau nhưng đều hướng tới mục
đích là làm rõ số phận và tính cách nhân vật. Để làm nổi bật đặc điểm nghệ thuật
20


×