Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Đề cương Kỹ thuật xử lý và cải tạo đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.15 KB, 32 trang )

Câu 1: Đất, định nghĩa và sự hình thành đất, các thành phần của đất, tính chất
của đất.
Trả lời:
 Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên dưới
tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật.
 Sự hình thành của đất

- Đất được hình thành do sự biến đổi lớp vật chất diễn ra ở lớp vỏ ngoài cùng của
vỏ trái đất, là một quá trình lâu dài và phức tạp, có thể chia các quá trình hình
thành đất thành ba nhóm: Quá trình phong hoá, quá trình tích luỹ và biến đổi chất
hữu cơ trong đất, quá trình di chuyển khoáng chất và vật liệu hữu cơ trong đất.
- Tham gia vào sự hình thành đất có các yếu tố: Đá gốc, sinh vật, chế độ khí hậu,
địa hình, thời gian. Các yếu tố trên tương tác phức tạp với nhau tạo nên sự đa dạng
của các loại đất trên bề mặt thạch quyển. Bên cạnh quá trình hình thành đất, địa
hình bề mặt trái đất còn chịu sự tác động phức tạp của nhiều hiện tượng tự nhiên
khác như động đất, núi lửa, nâng cao và sụt lún bề mặt, tác động của nước mưa,









dòng chảy, sóng biển, gió, băng hà và hoạt động của con người.
- Đất thực tế được hình thành do các quá trình hoạt động:
Hoạt động thêm vào đất:
- Nước, mưa, tuyết, sương
- O2, CO2 từ khí quyển
- N, Cl, S từ khí quyển theo mưa


- Vật chất trầm tích
- Năng lượng từ mặt trời.
Mất khỏi đất:
- Bay hơi nước
- Bay hơi N do quá trình phản ứng nitrat hoá
- C và CO2 do oxy hoá chất hữu cơ
- Mất vật chất do xói mòn
- Bức xạ năng lượng.
Chuyển dịch vị trí trong đất:
- Chất hữu cơ, sét, sét quioxit
- Tuần hoàn sinh học các nguyên tố dinh dưỡng
- Di chuyển muối tan
- Di chuyển do động vật đất.
Hoạt động chuyển hoá trong đất:
- Mùn hoá, phong hoá khoáng
- Tạo cấu trúc kết von, kết tủa
- Chuyển hoá khoáng
- Tạo thanh sét.

 Các thành phần chính của đất
-

Chất vô cơ: do đá phân hủy
Chất hữu cơ: do động vật phân hủy
Nước thực chất là dung dịch đất.
Không khí: O2, CO2, N2


Sinh vật: côn trùng, nguyên sinh, tảo.


-

Là chất khoáng, nước, không khí, mùn và các loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn
trùng, chân đốt v.v... Đất có cấu trúc hình thái rất đặc trưng, xem xét một phẫu diện
đất có thể thấy sự phân tầng cấu trúc từ trên xuống dưới như sau:


Tầng thảm mục và rễ cỏ được phân huỷ ở mức độ khác nhau.



Tầng mùn thường có mầu thẫm hơn, tập trung các chất hữu cơ và dinh dưỡng của đất.



Tầng rửa trôi do một phần vật chất bị rửa trôi xuống tầng dưới.



Tầng tích tụ chứa các chất hoà tan và hạt sét bị rửa trôi từ tầng trên.



Tầng đá mẹ bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá.



Tầng đá gốc chưa bị phong hoá hoặc biến đổi.
Mỗi một loại đất phát sinh trên mỗi loại đá, trong điều kiện thời tiết và khí hậu tương
tự nhau đều có cùng một kiểu cấu trúc phẫu diện và độ dày.

Thành phần khoáng của đất bao gồm ba loại chính là khoáng vô cơ, khoáng hữu cơ và
chất hữu cơ. Khoáng vô cơ là các mảnh khoáng vật hoặc đá vỡ vụn đã và đang bị
phân huỷ thành các khoáng vật thứ sinh. Chất hữu cơ là xác chết của động thực vật đã
và đang bị phân huỷ bởi quần thể vi sinh vật trong đất. Khoáng hữu cơ chủ yếu là
muối humat do chất hữu cơ sau khi phân huỷ tạo thành. Ngoài các loại trên, nước,
không khí, các sinh vật và keo sét tác động tương hỗ với nhau tạo thành một hệ thống
tương tác các vòng tuần hoàn của các nguyên tố dinh dưỡng nitơ, phôtpho, v.v...
Không khí nằm trong các khoảng không gian giữa các hạt đất, và nước nằm trong các
khoảng không gian cũng như bề mặt các hạt đất, chiếm khoảng một nửa thể tích của
đất.
Các nguyên tố hoá học trong đất tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ, hữu cơ có hàm
lượng biến động và phụ thuộc vào quá trình hình thành đất. Thành phần hoá học của
đất và đá mẹ ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Về sau, thành phần hoá học của đất phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của đất,
các quá trình hoá, lý, sinh học trong đất và tác động của con người.
 Tính chất của đất


Những tính chất cơ bản của đất như sau:
a. Độ xốp và độ giữ ẩm của đất:

+ Độ xốp của đất: Mỗi loại đất có cấu trúc khác nhau, nên độ xốp khác nhau và chúng
có khả năng giữ ẩm, giữ khí khác nhau. Đặc trưng này rất quan trọng đối với trồng
trọt vì đất ẩm tố sẽ thuận lợi cho cây trồng phát triển và giảm được công việc phải
tưới nước nhiều. độ xốp và độ giữ ẩm của đất được quyết định bởi các yếu tố, ví dụ
như cấu trúc của các hạt keo đất, thành phần của các chất tạo ra keo đất, độ mùn của
đất và một số vi sinh vật sống trong đất.. Vì thế nên khi các yếu tố này thay đổi thì độ
xốp và giữ ẩm của đất cũng nị thay đổi. Vì vậy người ta có thể cải tạo đất để làm đất
có chất lượng cao phù hợp cho cây trồng qua việc gia tăng các loại phân bón để có
năng suất cao theo ý muốn.

+ Độ giữ ẩm của đất: Độ giữ ẩm tối đa của một loại đất là lượng nước lớn nhất mà
loại đất đó giữ lại được sau khi có nước trọng lực chảy qua nó mà không có hiện
tượng dâng mao quản từ các mạch nước ngầm. Các loại đất xốp lớn thường có độ trữ
ẩm cao. Độ trữ ẩm của đất thể hiện khả năng giữ nước của đất, nó là một hằng số đối
với mỗi loại đất. Còn độ ẩm lại là một biến số, nó luôn thay đổi phụ thuộc vào thời
tiết, độ ẩm tương đối của môi trường khí quyển và thời gian phơi đất.
b. Độ hút ẩm và hấp thụ khí
Mỗi loại đất có cấu trúc khác nhau nên chúng có khả năng hút ẩm và hút khí khác
nhau. Đặc trưng này rất quan trọng đối với cây trồng vì cây trồng cần phải hút nước từ
đất để phát triển. Đất có độ xốp cao sẽ có khẳ năng hút ẩm và hút khí tốt.
c. Độ chua và độ axit của đất
Đây là các chỉ tiêu hóa lý quan trọng của đất và có ảnh hưởng quan trọng đối với cây
trồng. Đất có độ axit và độ chua cao sẽ không thích hợp cho cây trồng lương thực
(lúa, ngô,..) hay các cây rau quả. Độ chua của đất là do sự có mặt của ion H + và ion
Al3+ trong đất tạo ra và được chia làm 2 loại:
+ Độ chua hiện tại (độ chua hoạt tính): Là độ chua tạo ra do ion H + tự do trong đất và
được chiết ra khi lắc chiết mẫu đất với nước cất và các định độ chua qua đo pH của
dung dịch chiết này.
+ Độ chua tiềm tàng (độ chua tổng): Được xác định khi chiết mẫu đất bằng dung dịch
muối kiềm trung tính (KCl). Độ chua này được chia thành 2 phần là Độ chua trao đổi
và độ chua thủy ngân.
 Phân loại đất: theo PP quốc tế tổ chức PAO và UNESCO đưa ra ở VN có 21 nhóm và

61 loại đất chính là phương pháp phân loại đầy đủ nhất


Phân loại sơ bộ gồm 9 loại: đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất lầy, đất xám bạc màu,
đất đỏ và xám nâu, đất đen, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất mùn trên cao. Trong đó đất
vàng đỏ chiếm nhiều nhất 24%.
 Vai trò:

- Sản phẩm lao động: con người tác động vào đất tạo ra các sản phẩm phục vụ con người.
-

đất vừa là sản phẩm tự nhiên vừa là sản phẩm lao động của con người.
Xã hội: đất là tài nguyen quốc gia quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là môi trường

-

sống, là dịa bàn xây dựng các cơ sở KT, VH, XH AN và QP
Kinh tế: rong ngành phi nông nghiệp, đất giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở
không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động là kho tang dự trữ trong lòng đất.
trong ngành nông âm nghiệp đất là tư liệu sản xuất, là điều kiện vật chất cơ sở không

-

gian là đối tượng lao động và là công cụ.
Chức năng: không gian MT sống của con người, điều hòa MT, khí hậu, điều hòa nước,
kiểm soát chất thải và ô nhiễm, chức năng sản xuất, bảo tồn văn hóa và lịch sử, tồn trữ,
kết nối không gian sống.


Câu 2: Ô nhiễm đất, các nguyên nhân gây ô nhiễm, ảnh hưởng của ô nhiễm đất
Trả lời:
 Ô nhiễm môi trường đất
Đất được xem là ô nhiễm khi nồng độ các chất độc tăng lên quá mức an toàn, vượt
lên khả năng tự làm sạch của môi trường đất. Ô nhiễm môi trường đất là tất cả các
hiện tượng làm nhiễm bẩn và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe
con người hoặc làm suy thoái chất lượng môi trường đất . Người ta có thể phân
loại đất bị ô nhiễm theo nguồn gốc phát sinh, hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm.
 Các nguyên nhân gây ô nhiễm


* Theo nguồn gốc phát sinh có:
- Nguồn gốc tự nhiên: Do khí hậu, gió, núi lửa, mưa lũ, sạt lở…
- Nguồn gốc nhân tạo:
+ Chất thải sinh hoạt như rác thải, đồ ăn, nước thải sinh hoạt, phân…
+ Chất thải nông nghiệp như phân bón hóa học và chất thải động vật: nguồn phân
bón quý cho nông nghiệp nếu áp dụng biện pháp canh tác và vệ sinh hợp lý;
những sản phẩm hóa học như phân bón, chất điều hòa sinh trưởng, thuốc trừ sâu,
diệt cỏ…
+ Chất thải công nghiệp như dùng than để chạy nhà máy nhiệt điện, khai thác mỏ,
sản xuất hóa chất, nhựa dẻo, nylon …
+ Do tác động của không khí từ các khu công nghiệp và khu dân cư tập trung như
Quá trình đốt nhiên liệu có chứa S sẽ sinh ra khí SO2 rồi tạo thành ion SO42- ở
trong đất. Các NOx trong khí quyển chuyển hóa thành nitrit – NO2, mưa chuyển
NO2 vào đất, đất hấp thụ NO và NO2 được oxy hóa tạo thành nitrat trong đất. CO
do đốt nhiên liệu chuyển thành CO2 sau đó chuyển thành sinh khối nhờ nấm và vi
sinh vật đất. Bụi chì từ khí thải của xe máy dọc hai bên đường thấm vào đất. Hàm
lượng chì và kẽm cao ở những khu vực gần mỏ quặng.
* Nếu phân loại theo các tác nhân gây ô nhiễm:
- Ô nhiễm do tác nhân hóa học
- Ô nhiễm do tác nhân sinh học.
- Ô nhiễm do tác nhân vật lý.
Đất có thể bị ô nhiễm từ nguồn nước bị ô nhiễm. Khi nguồn nước bị ô nhiễm chảy
qua bề mặt hoặc di chuyển lắng đọng hoặc thấm sâu vào đất. Đó có thể là chất độc
hữu cơ như xăng dầu, mỡ, hydrocacbon khác, có thể là chất độc vô cơ như kim
loại và oxi kim loại, cũng có thể là vi khuẩn gây bệnh, hoặc xác chết của động vật.
 Ảnh hưởng/ Tác hại của ô nhiễm môi trường đất:


Đất bị xuống cấp, một số biểu hiện như:

Dễ bị xói mòn do nước, khi gặp các chuyển động lớn như lở đất khi lượng mưa cao,
thảm thực vật bị phá hủy, canh tác không hợp lý, chất dinh dưỡng bị mất do trầm tích



và bị rửa trôi theo dòng nước, gấp khoảng 10 lần lượng dinh dưỡng và bị trôi.
Dư thừa muối: đất dư thừa Na+ nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết.




Sự xuống cấp hóa học: liên quan đến sự mất đi những chất dinh dưỡng cần thiết và cơ
bản cũng như sự hình thành các độc tố Al 3+, Fe2+ .. khi các chỉ tiêu này quá cao hoặc



quá thấp đều gây ảnh hưởng đến môi trường.
Sự xuống cấp sinh học: sự gia tăng tỉ lệ khoáng hóa của mùn mà không có sự bù đắp
các chất hữu cơ sẽ làm cho đất nhanh chóng nghèo kiệt, giảm khả năng hấp thụ và
giảm khả năng cung cấp N cho sinh vật. Đa dạng sinh vật trong môi trường đất bị



giảm thiểu.
Làm thay đổi thành phần và tính chất của đất; làm chai cứng đất; làm chua đất; làm
thay đổi cân bằng dinh dưỡng giữa đất và cây trồng do hàm lượng nitơ còn dư thừa
trong đất (chỉ có khoảng 50% nitơ bón trong đất là được thực vật sử dụng, số còn lại




là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất).
Gây một số bệnh truyền nhiễm, bệnh do giun sán, ký sinh trùng mà đa số người dân



mắc phải đặc biệt là trẻ em ở các vùng nông thôn.
Các chất phóng xạ, kim loại, nylon, do không phân hủy được nên gây trở ngại cho



đất.
Các phân bón hóa học, thường có một số vết kim loại và hóa chất như As, Cd, Co, Cu,
Pb, Zn … theo thời gian sẽ tích tụ trên lớp đất mặt làm đất bị chai xấu, thoái hóa,



không canh tác tiếp tục được.
Việc sử dụng thuốc trừ sâu có tác dụng làm giảm tác động phá hoại của sâu bệnh, tăng
sản lượng cây trồng. Tuy nhiên, thuốc trừ sâu cũng là một tác nhân quan trọng gây ô
nhiễm môi trường, gây bệnh tật và tử vong cho nhiều loài động vật nhất là loài chim.
DDT là một trong những thuốc trừ sâu gây độc hại cho sinh vật và môi trường. Sử
dụng DDT và một số thuốc trừ sâu khác đã làm cho nhiều loài chim và cá bị hủy diệt.
Nguyên nhân là do thuốc trừ sâu và diệt cỏ tồn tại lâu trong đất (từ 6 tháng đến 2
năm) và gây tích tụ sinh học. Trung bình có khoảng 50% lượng thuốc trừ sâu được
phun đã rơi xuống đất, tồn đọng trong đất và bị lôi cuốn vào chu trình: đất-cây-động
vật - người. Một số chất còn bị nghi là nguyên nhân của bệnh ung thư.


Câu 3: Nêu các biện pháp xử lý ô nhiễm đất (tất cả các biện pháp, nêu sơ lược
những biện pháp đó là gì, định nghĩa khái niệm)

Trả lời:

Phương pháp xử lí tại chỗ:
+Phương pháp bay hơi: gần nhà máy hóa chất và khu công nghiệp, dùng dong không
khí mạnh làm bay hơi các chất ô nhiễm có trong đất, hấp thụ bằng than hoạt tính.
+Phương pháp xử lí bằng thực vật: hoa hướng dương hấp thụ urani, một số loại dương
xỉ hấp thụ asen, nhiều cây vùng núi hấp thụ mạnh mẽ kẽm, cây mù tạc hấp thụ chì, cỏ
ba lá hấp thụ dầu,….
+Phương pháp ngâm chiết: kết hợp với chất hoạt động bề mặt để ngâm và chiết các
chất gay ô nhiễm ra khỏi đất thu gom chất chiết bằng hệ thống thu gom và sử lí riêng.
+Phương pháp cố định chất ô nhiễm bằng dòng điện
+Phương pháp xử lí thụ động: sử dụng các quá trình xảy ra một cách tự nhiên như các
quá trình bay hơi, thông khí, phân hủy sinh học, phân hủy do ánh sáng để phân hủy
các chát gây ô nhiễm.

Xử lí đất bị ô nhiễm sau khi đã bóc khỏi vị trí
+ Phương phấp xử lí bằng mặt đất: Rải trên một bề mặt đất khác để phân hủy các chất
ô nhiễm bằng quá trình phân hủy sinh học, phân hủy do ánh sáng xảy ra một cách tự
nhiên.
+Phương pháp nhiệt.
+Phương pháp trộn với nhựa đường asphalt.
+Phương pháp đóng khối.
+Phương pháp bóc và chôn lấp.

Điều tra và phân tích đất:
Điều tra ô nhiễm đất là tìm hiểu trạng thái ô nhiễm và đánh giá mức độ ô nhiễm.
Hiện nay người ta lấy “trị số cơ bản” làm tiêu chuẩn đánh giá. Căn cứ vào hàm lượng
bình quân của hợp chất hoặc nguyên tố độc hại trong đất vượt quá “trị số cơ bản” để
đánh giá.


Loại bỏ nguồn gây ô nhiễm:
Trong các xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ cần nghiên cứu công nghệ khép kín, không
sản xuất hoặc ít sản xuất chất độc. Những chất thải loại cần có cách xử lý thu hồi.
Hiện nay, ô nhiễm đất chủ yếu bắt nguồn từ các nhà máy và nước cống thành phố, bởi
vậy lúc tưới nước cho cây trồng cần phải cẩn thận.
Cần chọn dùng loại nông dược có hiệu lực cao nhưng ít độc, ít tồn lưu trong đất. Loại
bỏ hoàn toàn các nông dược đã cấm sử dụng. Một hướng mới hạn chế dùng thuốc gây
ô nhiễm là cần mở rộng phương pháp sinh vật phòng trừ kết hợp với các phương pháp
khác (phòng trừ tổng hợp)

Làm sạch hóa đồng ruộng:
Dùng vôi và muối phốt phát kiềm để khử chua, chuyển phần lớn nguyên tố kim loại
sang hợp chất khó tan từ đó làm giảm nồng độ của chúng trong dung dịch.


Tiêu nước vùng trũng, điều tiết Eh đất làm cho một số nguyên tố kim loại nặng
chuyển sang dạng khó tan.
Luân canh lúa màu để xúc tiến phân hủy DDT
Cải thiện thành phần cơ giới đất, tăng cường bón phân hữu cơ
Đối với đất cát cần nâng cao tính đệm và khả năng hấp phụ để hút các cation kim loại
và nông dược, áp dụng biện pháp tổng hợp nâng cao độ màu mỡ của đất, tạo điều kiện
cho sinh vật hoạt động phân hủy các nông dược tồn lưu trong đất

Đổi đất, lật đất:
Khi đất bị nhiễm kim loại nặng (như Cd) có thể áp dụng biện pháp đổi đất, lật đất.
Biện pháp này cải tạo triệt để nhưng khó thực hiện trên diện rộng.

Thay đổi cây trồng và lợi dụng hấp thu sinh vật:
Nếu đất bị ô nhiễm nặng nên thay cây lương thực, cây ăn quả bằng cây quả, cây cảnh
hoặc cây lấy gỗ. Nếu đất trồng cỏ chăn nuôi thì nên thu hoạch vào thời gian hàm

lượng chất độc thấp nhất.
Ngoài ra, có thể trồng những cây không dùng để ăn mà có khả năng hút mạnh các
hcaats có chứa nguyên tố kim loại nặng, ví dụ: trồng cúc vạn thọ để cải tạo đất bị
nhiễm Cd. Hoặc có thể lợi dụng vi sinh vật để chống ô nhiễm đất.

Đầu tư xây dụng hệ thông thu gom, phân loại, xử lý rác thái, ko thải rác


chưa qua xử ra đất
Hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, Sử dụng phân bón

đúng cách
+Bón phân theo kết quả phân tích môi trường
+ Sử dụng giống cây trồng thích hợp
+ Bón phân cân đối (N:P:K và hữu cơ)
+ Số lần bón phù hợp, đặc biệt là phân đạm
+ Quản lý nước thích hợp
- Các nhà máy phải xây ống khói cao để đưa khí thải lên cao, phải có hệ thông xử lí
chất thải, để tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng xử lí chất thải, có thể xây dựng
hệ thống xử lí chất thải tập trung.

Tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường và thực hiện luật Môi trường.
Trước hết cần giáo dục người dân trong việc thực hiện bảo vệ môi trường nói chung
và môi trường đất nói riêng. Đối với các đơn vị vi phạm luật môi trường, cần phải xử
lý nghiêm khắc Ðiều 184 (BLHS). Tội gây ô nhiễm đất
+ Người nào chôn vùi hoặc thải vào đất các chất độc hại quá tiêu chuẩn cho phép, đã
bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết
định của cơ quan
có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một
trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba

năm.
+ Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.


+ Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười
năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một
năm đến năm


Câu 4: Khái niệm và nguyên nhân ô nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm bởi hợp chất
hữu cơ và hóa học, ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, ô nhiễm dầu mỏ, ô nhiễm
phèn, ô nhiễm đất do khí thải, ô nhiễm do phóng xạ.
Trả lời:


Ô nhiễm kim loại nặng

+ Khái niệm: ô nhiễm kim loại nặng trong đất là khả năng tích lũy kim loại nặng trong
đất vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây độc đối với con người,sinh vật và đất.
+ Nguyên nhân:
-

Tự nhiên: Trong các khoáng vật hình thành nên đất thường chứa 1 hàm lượng nhất
định kim loại nặng, trong điều kiện bình thường chúng là những nguyên tố trung
lượng và vi lượng không thể thiếu cho cây trồng và sinh vật trong đất, tuy nhiên
trong 1 số điều kiện đặc biệt chúng vượt 1 giới hạn nhất định và trỏe thành đất ô
nhiễm.

-


Nhân tạo: do các chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng (Pb, Zn, Cd, Cu và
Ni) thường có nhiều ở các khu vực khai thác mỏ, các nhà máy nhiệt điện, các khu
công nghiệp và đô thị, do chất thải nguy hại như các loại bình điện, pin, ác quy, phế
liệu kim loại….

Do chất thải bệnh viện: các hóa chất và kim loại đc thải ra trong các hoạt động của bệnh
viện, hóa chất xét nghiệm và sản phẩm sau xét nghiệm, hóa chất trị liệu, chất tẩy rửa gia
dụng như EDTA, NTA có khả năng tạo phức với kim loại làm tăng hàm lượng kim loại
nặng.
Do hàm lượng kim loại trong các sản phẩm làm phân bón
Do lắng đọng từ khía quyển: các sol khí trong khí quyển đc giải phóng vào khí quyển trên
mặt đất sau đó khuếch tán lên cao, các phần tử kim loại lớn rơi xuống mặt đất ở dạng kết
tủa khô. Mưa mang phần lớn kim loại hòa tan từ khí quyển là kết tủa ướt
Do sử dụng phân bón không tinh khiết và thuốc trừ sâu có chứa kim loại nặng
Dùng bùn thải trong nông nghiệp
Hàm lượng các kim loại năng có trong trầm tích sông hồ bị biến đổi


Do nước thải CN, nước mưa, nước chảy tràn đô thị và trên đất nông nghiệp có hàm lượng
kim loại nặng cao.
+ Biện pháp
Tuyên truyền: Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường.Đào

-

tạo đội ngũ cán bộ quản lý môi trường chuyên nghiệp, có năng lực.Hoàn thiện hệ thống
pháp luật về BVMT.Khuyến khích sáng tạo ra các phương pháp xử lý đất hiệu quả....
Phòng ngừa: Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, hóa chất BVTV. Khai thác, sử


-

dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả, hợp lý. Xử lý các loại chất thải trước khi thải ra
môi trường
Kỹ thuật:
• PP vật lý: Tiêu nước vùng trũng để hạn chế tích tụ kim loại nặng. Áp dụng các kỹ

-



thuật canh tác hợp lý: cày sâu cuốc bẫm, xới đất. Thay thế lớp đất mặt có nhiễm chì
PP hóa học: Sử dụng các chất hoá học để gia tăng phản ứng oxy hoá khử. VD: HCl,
HNO3, photphat,...Bón vôi: pH thấp hay đất chua thì hầu hết KLN ở dạng linh
động nên khi bón vôi vào đất sẽ làm giảm tính linh động của KLN, làm giảm khả



năng gây độc.
PP sinh học: Trồng cây: nghiên cứu cho thấy có khoảng 400 loại cây thuộc 45 họ
TV có khả năng hấp thụ KLN như: cây dương xỉ kết hợp với nấm cộng sinh, cỏ
vetiver, rau muống, hoa ngũ sắc.Sử dụng vi sinh vật: dùng vi sinh vật để phân hủy
các chất ô nhiễm bằng cách cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và không khí cho
chúng. Trong môi trường tự nhiên, có nhiều loài sinh vật có khả năng hấp thụ các
kim loại nặng như: vi khuẩn crtrobacter sp, tảo rhizobus arhizus



Ô nhiễm bởi hợp chất hữu cơ và hóa học


+ Khái niệm: hợp chất hữu cơ trong đất là những tàn tích hữu cơ chưa bị phân giải (rễ,
thân, lá cây, xác động vật) vẫn giữ nguyên hình thể và những chất hữu cơ đã được phân
giải.
+ Nguyên nhân:
-

Tự nhiên: Phân bón hữu cơ do chưa được ủ và qua xử lý đúng kỹ thuật gây nguy hại
cho môi trường đất do trong phân chứa nhiều giun sán, trứng giun, sâu bọ, vi trùng
và các mầm bệnh khác..khi bón vào đất, chúng có điều kiện sinh sôi nảy nở, lan
truyền môi trường xung quanh, diệt một số vi sinh vật có lợi trong đất.


-

Nhân tạo:

Bón phân hữu cơ quá nhiều trong điều kiện yếm khí sẽ làm quá trình khử chiếm ưu thế;
sản phẩm của nó chứa nhiều acid hữu cơ làm môi trường sinh thái đất chua, đồng thời
chứa nhiều chất độc như H2S, CH4, CO2. Sư tích lũy cao các hóa chất dạng phân hóa học
sẽ gây hại cho môi trường sinh thái đất về mặt cơ lý tính , đất nén chặt , độ trương co
kém, không tơi xốp, tính thoáng khí kém, vi sinh vật cũng ít đi vì hóa chất hủy diệt sinh
vật.
Do chất thải công nghiệp như chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc
nhượm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hoá chất.
Do sử dụng nước thải như nguồn nước tưới trong sản xuất nông nghiệp
Do bón phân không hợp lý, không đúng liều lượng. thông thường khi bón phân cây trồng
chỉ hấp thụ đc 40 – 60 % lượng phân bón, lượng còn lại sẽ ở lại trong đất tích tụ dần dẫn
đến dư thừa chất hữu cơ.
Cách 2: Các chất thải có khả năng gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn như: chất tẩy rửa, phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da,

công nghiệp sản xuất hoá chất.
Nhiều loại chất thải hữu cơ cũng dẫn đến ô nhiễm đất. Nhiều loại nước từ cống rãnh
thành phố thường được sử dụng như nguồn nước tưới trong sản xuất nông nghiệp. Trong
các loại nước thải này thường bao gồm cả nước thải sinh hoạt và công nghiệp, nên thường
chứa nhiều các kim loại nặng.



Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật

+ Khái niệm : Ô nhiễm đất do hoá chất bảo vệ thực vật là việc sử dụng các loại hóa chất
BVTV có độc tính cao làm cho mức độ tồn lưu dư lượng các loại hóa chất trong đất lớn
+ Nguyên nhân:
-

Các thuốc bảo vệ thực vật thường chứa nhiều kim loại nặng như: As, Pb, Hg. Một số loại
thuốc bệnh như: CuSO4, Zineb, Macozeb… chứa các kim loại nặng như Zn, Cu, Mn sử
dụng nhiều và lâu dài sẽ tồn lưu các kim loại trong đất.


Tác hại khác của thuốc trừ sâu bệnh là sự xâm nhập của nó vào môi trường đất làm cho

-

cơ lý hoá tính đất giảm sút, mức độ gây hại tương tự như phân bón hoá học. Nhưng khả
năng diệt khuẩn cao nên thuốc trừ sâu bệnh cũng đồng thời tiêu diệt nhiều vi sinh vật có
ích làm các hoạt tính sinh học của đất bị giảm.
Bao bì HCBVTV và nơi lưu trữ HCBVTV không được sử lý đúng cách cũng gây ô

-


nhiễm đất
-

Sử dụng HCBVTV không đúng liều lượng và chủng loại

-

Lạm dụng hóa chất BVTV ở hầu hết các loại cây trồng.
Việc xử lý, bảo vệ chưa được quan tâm.
Công tác quản lý BVTV vẫn còn lỏng lẻo.
Việc xử lý khắc phục hậu quả của hóa chất BVTV chưa được quan tâm đúng mức.
Ý thức của người dân chưa cao: vứt bỏ chai, túi đựng hóa chất BVTV ra môi trường, rửa

-

bình bơm và dụng cụ pha chế hóa chất BVTV không đúng nơi quy định.
Sử dụng các hóa chất BVTV quá hạn, các loại cấm sử dụng ở Việt Nam.
Các loại hóa chất BVTV tồn dư từ hàng nghìn năm trước: do chiến tranh để lại, kho chứa
cũ,…
+ Ảnh hưởng
-

Nếu sử dụng quá nhiều hóa chất BVTV mà lượng hấp thụ của rễ thực vật tương đối
nhỏ, nên lượng còn lại ngấm vào đất qua quá trình chuyển hóa gây ô nhiễm đất, mạch

-

nước ngầm và các dòng sông.
Cùng với sự tăng lên về số lượng sử dụng cùng với tính chất khó phân hủy, thì độ sâu,


-

độ rộng của loại ô nhiễm sẽ ngày càng nghiêm trọng.
Lượng tồn dư hóa chất BVTV chủ yếu là ở các nhóm có chứa các nguyên tố như chì,
arsen, thủy ngân, … có độc tính lớn, thời gian dài, sẽ gây ô nhiễm kim loại nặng trong

-

đất
Hóa chất BVTV xâm nhập vào môi trường đất làm cho tính chất cơ lý của đất giảm sút

-

(đất cứng, chai hóa).
Khả năng diệt khuẩn cao nên hóa chất BVTV tiêu diệt VSV có lợi trong đất, hoạt tính

-

sinh học trong đất giảm.
Ở trong đất hóa chất BVTV tác động, VSV (giun đất, động vật khác...) làm hoạt động
của chúng giảm, chất hữu cơ được phân hủy đất nghèo dinh dưỡng.
+ Biện pháp

-

Biện pháp kỹ thuật:
• Thu gom, vận chuyển, xử lý hóa chất BVTV vương vãi ra môi trường.



-



Sử dụng một số phương pháp xử lý ô nhiễm như: phương pháp hấp phụ, phương



pháp thủy phân,...
Sử dụng biện pháp bao vây, ngăn chặn cách ly nhằm không cho chất ô nhiễm

lan tỏa bằng cách xây dựng tường chắn và dùng các vật liệu cách ly.
Biện pháp phòng ngừa:

Sử dụng hóa chất BVTV đạt hiệu quả cao về kinh tế, đúng kỹ thuật, phối



hợp dùng thuốc với các biện pháp phòng trừ.
Khuyến khích sử dụng các phương pháp sinh học.
Dùng hóa chất BVTV theo 4 nguyên tắc: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng



lúc, đúng cách.
Tiến hành xây dựng một mạng lưới cơ sở dữ liệu toàn diện về môi trường và
được cập nhật định kỳ để kiểm soát diễn biến và sự dịch chuyển các chất để




đánh giá mức độ ô nhiễm của hóa chất BVTV.
Xây dựng và thực hiện tốt các chính sách khuyến khích các nhà khoa học,
công nghệ nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn để xử lý

-

ô nhiễm và hạn chế ảnh hưởng của hóa chất BVTV
Biện pháp tuyên truyền, giáo dục và nâng cao năng lực

Nâng cao nhận thức vảo vệ tài nguyên, môi trường và xây dựng văn hóa môi
trường thông qua hoạt động như:
+ Phát thanh tuyên truyền phóng sự về ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực
vật .
+ Hướng dẫn bà con nông dân sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật 1 cách an
toàn.
+ Đưa vấn đề sinh thái và bảo vệ môi trường vào trong nhà trường, nâng cao



ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho học sinh.
Phối hợp với các cơ quan ban ngành hướng dẫn các kiến thức cơ bản về môi
trường cho các tuyên truyền viên vệ sinh môi trường.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả của chương trình y tế dự phòng, khám
chữa bệnh cho người dân.



Ô nhiễm dầu thải

1. Khái niệm: Ô nhiễm đất do hydrocarbures từ nguồn dầu hoả. Thành phần cơ bản


của dầu mỏ: Carbon 82 – 87%, hydro 11 – 14%,lưu huỳnh 0,1 – 0,5%, oxy và nitơ
< vài phần nghìn. Dầu mỏ là chất kỵ nứơc, khi thấm vào đất, dầu đẩy nước ra
ngoài làm cho môi trường đất hầu như không còn nước và chiếm hết các khoảng
không khí trong đất làm cho đất giảm thiểu oxy và nước, gây tổn thương cho hệ
sinh thái.


2. Hiện tượng:

- Chỉ cần một lớp dầu bao phủ mặt đất, dù rất mỏng (0,2 – 0,5 mm) cũng ssủ làm cho đất
“ngạt thở” vì thiếu không khí, quá trình trao đổ khí bị cắt đứt. Kết quả là các loài động,
thực vật và vi sinh vật đều thiếu oxy, cuối cùng dẫn đến cái chết. Lớp dầu này cũng ngăn
cản quá trình trao đổi năng lượng mặt trời của môi trường đất.
-Khi xâm nhập vào đất, dầu làm thay đổi kết cấu và đặc tính lý hoá tính của đất, khiến các
hạt keo đất trơ ra và không còn khả năng hấp thu, trao đổi nữa.
-Dầu thấm qua đất xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
3. Nguyên nhân:

- Ô nhiễm do dầu thải: Do quá trình chế biến dầu tại các cơ sở lọc dầu ven biển, trong
nước thải của các nhà máy lọc dầu thường chứa các hỗn hợp các chất khác nhau
- Ô nhiễm do dầu mỏ: Do rò rỉ, tháo thải trên đất liền, khối lượng dầu mỏ bị tháo thải qua
hoạt động công ngiệp vào hệ thống cống thoát nước của nhà máy đổ ra sông rồi ra biển,
thấm qua đất
- Ô nhiễm dầu loang trên biển: Do quá trình khai thác dầu trên thềm lục địa: nước thải
chứa dầu, sự cố tràn dầu, sự cố vỡ ống dẫn dầu, va chạm tàu trở dầu
4. Ảnh hưởng:
-

Dầu có thể tiêu diệt trực tiếp hầu hết các thực vật, động vật, sinh vật trong đất. Khi

trên bề mặt đất có một lớp dầu mỏng cản trở quá trình trao đổi chất các sinh vật đất

-

làm chúng chết dần.
Dầu làm thay đổi cấu trúc, đặc tính lý học, hóa học của đất, chúng biến các hạt keo
thành “trơ”, không có khả năng hấp phụ và trao đổi nữa, làm cho vai trò đệm, tính oxy
hóa, tính dẫn điện, dẫn nhiệt của môi trường đất thay đổi mạnh.

-

Chất ô nhiễm dầu trong đất chủ yếu kìm hãm quá trình vận chuyển, bay hơi và phân
hủy sinh học. Khi nhiên liệu động cơ bị rò rỉ từ những thùng chứa chảy tràn vào đất.
Tác động của lực hấp dẫn kéo các chất lỏng theo chiều đi xuống, ngược với lực giữ,
các chất lỏng đó hoặc là sẽ hấp thụ trên hạt khoáng hoặc là nằm trong lỗ hổng cấu trúc
của đất. Dầu khó bị phân hủy bởi các vi sinh vật đất. Mặt khác, đất là môi trường
không thể pha loãng các chất thải, nên dầu có tác hại lâu dài trong đất.


-

Ở những khu đất bị nhiễm dầu, dầu sẽ che lấp khe hở và mao quản của đất, gây tắc
các đường dẫn nước trong đất làm cho đất cằn cỗi. Vì nguyên nhân này mà vi sinh vật
đất không có khả năng tồn tại, phát triển do dầu ngăn cản khả năng hô hấp và phá hủy

-

môi trường cung cấp thức ăn cho vi sinh vật trong đất bị ô nhiễm.
5. Biện pháp
Biện pháp kỹ thuật:

• Biện pháp hóa học thường sử dụng các chất phân tán, các chất phá nhũ tương dầu


– nước, các chất keo tụ và hấp thụ dầu.
Chất phân tán : có thành phần chính là những chất hoạt động bề mặt gồm phần ưa
nước (hydrophilic) và phần ưa dầu (oleophilic). Mục đích của việc sử dụng chất
phân tán là loại bỏ dầu trên bề mặt của biển và chuyển nó vào trong cột nước làm
pha loãng nồng độ độc hại của dầu, làm cho dầu bị xuống cấp, giảm sự di chuyển
của dầu. Phun chất tăng độ phân tán lên dầu thô tràn có hiệu quả nhanh chóng, cơ
động để loại bỏ dầu khỏi bề mặt nước biển. Tuy nhiên, việc sử dụng chất phân tán
ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái biển, sinh vật tiếp xúc với dầu phân tán: san hô,
động vật biển,…Chất phân tán không có khả năng phân tán tất cả các loại dầu
trong mọi điều kiện. Một số sản phẩm như : Tergo, R -40 @, Ardrox 6. 120 #,



Albisol WD,…
Biện pháp sinh học: Khi môi trường bị ô nhiễm dầu, các vi sinh vật có khả năng
sử dụng dầu làm thức ăn lập tức phát triển. Tuy nhiên sự thành công của việc ứng
dụng chúng để xử lí ô nhiễm dầu phụ thuộc vào khả năng tối ưu hoá các điều kiện
khác nhau về sinh học, hoá học, địa chất… giúp cho vi sinh vật sinh trưởng mạnh

-

mẽ nhất, thời gian nhanh nhất.
BP quản lý:
• Đối với các thành phố phải kiểm soát các nguồn thải sinh hoạt và công nghệp, các
trung tâm dân cư và công nghiệp ven sông, hồ và ven biển bằng mọi biện pháp xử



lý nước thải trước khi xả ra môi trường đất, sông, biển;
Các khu vực bến cảng, kho tàng ven biển, cần hạn chế rưả, xả thải trực tiếp ra môi



trường đất, ra biển,
Hạn chế ô nhiễm hoá chất (dung dịch khoan) và dầu trong khoan thăm dò và khai
thác dầu khí ngoài khơi bằng cách hạn chế sử dụng, xử lý chất thải trước khi xả

-



xuống biển,
Tăng cường an toàn hệ thống ống dẫn dầu, vận chuyển dầu trên biển, hạn chế tổn



thất, rò rỉ dầu ở mọi hình thức,
Xử lý nhanh và hiệu quả cao trong trường hợp sự cố dầu tràn, vỡ đường ống, tai

nạn tàu chở dầu.
BP tuyên truyền:




Tăng cường tuyên truyền bằng mọi hình thức, nhất là trên các phương tiện thông
tiện đại chúng về tác hại của ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm dầu nói
riêng,

Thường xuyên mở các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường cho các chủ doanh



nghiệp, chủ tàu, để cho mọi người đều nhận thức được việc đầu tư cho xử lý chất
thải, bảo vệ môi trường là một khoản đầu tư đương nhiên và cũng là đầu tư cho
phát triển, là khoản đầu tư mang lại lợi nhuận lâu dài cho doanh nghiệp.
Định kỳ tổ chức các Tháng hành động về môi trường, Để cho mọi người dân được



tham gia vào công việc bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức xã hội về quyền
lợi và trách nhiệm của việc bảo vệ môi trường.


Ô nhiễm đất do phèn

1. Khái niệm: Đất phèn còn gọi là đất chua mặn, là loại đất tiến trình hình thành sản
sinh ra lượng axit sunfuaric ảnh hưởng lâu dài đến đặc tính chủ yếu của đất.
- Đất phèn thường màu đen hoặc nâu ở tầng đất mặt.
2. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan:
-

Do hiện tượng mưa axit làm đất nhiễm phèn: Do trong mưa axit chứa HNO3,
H2SO4… rơi xuống đất làm tăng độ pH. Khi có mưa axit các dưỡng chất trong đất bị
rửa trôi. Các hợp chất chứa nhôm, sắt trong đất sẽ phóng thích các ion nhôm và sắt, các

-


ion này phản ứng với ion SO42- tạo ra phèn nhôm và sắt làm cho đất bị nhiễm phèn.
SO42- + Al3+  Al2(SO4)3
SO42- + - Fe3+  Fe2(SO4)3
Do các tác nhân vật lý: nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ phân hủy chất thải của sinh vật:
khi nhiệt độ tăng gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trong đất, phân giải CHC. Trong
nhiều trường hợp ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng. Nhiệt độ tăng làm giảm lượng hòa

-

tan trong MT đất dẫn đến thế cân bằng sang xu thế khử.
Do tác nhân sinh học: trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại kí sinh trùng trong đất do đổ
bỏ chất thải gây mất vệ sinh, thải sinh hoạt, bón trực tiếp cho cây cho đất. Sử dụng phân

-

bón không đúng kĩ thuật, vì trong đó chứa nhiều vi khuẩn lây bệnh.

Nguyên nhân chủ quan:
Chất thải nông nghiệp:
+ Do quá trình canh tác sản xuất nông nghiệp đã lạm dụng các loại PBHH,
+

TBVTV
Do quá trình tưới tiêu không hợp lý làm xuất hiện quá trình phèn hóa:
Trong điều kiện thoát nước thoáng khí:
FeS2 bị OXH
H2SO4 làm đất chua trầm trọng



+

Nước tưới dư thừa mang đi chất dinh dưỡng hòa tan, trong đó có chứa nhiều
chất kiềm như: canxi (Ca), Magiê (Mg), Kali (K)… xuống tầng đất sâu, sông

suối, ao hồ và làm cho đất mất chất kiềm, trở nên chua.
Chất thải công nghiệp:
+ Nguồn nước thải của quá trình khai thác mỏ, sản xuất hóa chất, nhựa dẻo,

-

nilong, các loại thuốc nhuộm các loại kim loại nặng tích tụ trên lớp đất mặt làm
đất bị chai, xấu thoái hóa không canh tác tiếp được.
+ Trong nước thải quá trình khai thác mỏ có chứa nhiều S, trong điều kiện yếm
-

khí, S sẽ kết hợp với Fe trong đất tạo thành FeS2
Khí thải: các loại khí độc hại trong không khí như CO2, SO2… kết tụ hình thành mưa

-

axit rơi xuống đất làm ÔN đất.
Chất thải sinh hoạt: rác và phân xả vào môi trường đất
3. Biện pháp

Bón vôi có tác dụng khử chua khử độc phèn sau đó bón cân đối đạm, lân, kali
Thủy lợi rửa phèn bằng nước ngọt để làm giảm pH trong đất.
Cải tạo đất phèn bằng biện pháp tiêu ngầm.
Sử dụng cây trồng có khả năng chịu phèn cao.
Từng bước xây dựng một nền nông nghiệp “sạch” đảm bảo đa dạng hóa cây trồng, tạo


-

năng suất bền vững, ổn định, giảm sử dụng phân khoáng và hóa chất độc hại bảo vệ
thực vật. Không nên đặt mục tiêu duy nhất bằng mọi giá đạt năng suất cây trồng, vật
-

nuôi cao nhất
Cuối cùng cần nhấn mạnh thêm rằng vấn đề nghiên cứu biến đổi môi trường đất cần
được đặt ra một cách có hệ thống trong phạm vi toàn quốc, việc phối hợp hành động
với các nước trong khu vực và toàn cầu là một đòi hỏi cấp bách nhằm góp phần thực
hiện chiến lược bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng.


Ô nhiễm đất do khí thải

1. Khái niệm:

Là hiện tượng khi các khí độc hại trong môi trường không khí tích tụ quá nhiều ngưng
tụ (kết tụ) tạo thành mưa axit hoặc ngấm xuống đất.
2. Nguyên nhân

Các khí độc hại trong không khí như oxit lưu huỳnh, các hợp chất ni tơ… kết tụ và

-

hình thành mưa axit rơi xuống đất làm ô nhiễm đất. Một số loại khói bụi có hại ngưng tự
-

cũng là nguyên nhân ô nhiễm đất

Quá trình đốt nhiên liệu có chứa S sẽ sinh ra khí SO2 rồi tạo thành ion SO42- ở trong
đất.

-

Các NOx trong khí quyển chuyển hóa thành nitrit – NO2, mưa chuyển NO2 vào đất,
đất hấp thụ NO và NO2 được oxy hóa tạo thành nitrat trong đất.


CO do đốt nhiên liệu chuyển thành CO2 sau đó chuyển thành sinh khối nhờ nấm và vi

-

sinh vật đất.
Bụi chì từ khí thải của xe máy dọc hai bên đường thấm vào đất. Hàm lượng chì và

-

kẽm cao ở những khu vực gần mỏ quặng.
 COx, SOx, NOx trong không khí bị ô nhiễm là nguyên nhân gây ra mưa axít, làm tăng
quá trình chua hoá đất.
3. Ảnh hưởng

Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngấm xuống đất làm tăng độ chua của

-

đất, hòa tan các nguyên tố trong đất cần thiết cho cây như Ca, Mg…làm suy thoái đất, cây
cối kém phát triển
Hoạt động công nông nghiệp làm cho không khí bị ô nhiễm S02, NOx, HC1, HF… Quá


-

trình yếm khí trong đất ngập nước là điều kiện để hình thành H2S – khí này bay vào
không trung rồi cũng bị oxy hóa thành H2S04. Tan trong nước mưa, tất cả các khí đó làm
-

chua nước mưa và cũng làm chua đất.
Khi có mưa axit, các dưỡng chất trong đất sẽ bị rửa trôi, làm cho đất đai trở nên cằn cỗi,

-

thậm chí còn gây ra hiện tượng sa mạc hóa.
Các hợp chất chứa nhôm trong đất sẽ phóng thích các ion nhôm và các ion này có thể hấp
thụ bởi rễ cây và gây độc cho cấy. Không phải toàn bộ SO2 trong khí quyển được chuyển
hóa thành axit sulfuric mà một phần của nó có thể lắng đọng trở lại mặt đất duới dạng khí
SO2.
4. Biện pháp:
- Phòng ngừa:
• Trồng rừng, trồng các cây lâu năm trên đất
• Phải bảo vệ và thường xuyên cải thiện môi trường sống, giảm và loại bỏ sử dụng chất

-

độc để trừ sâu bệnh, giảm sử dụng phân khoáng.
Không bón phân tươi cho cây trồng. Hạn chế việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc
bảo vệ thực vật quá liều.
Tuyên truyền: Thực hiện các công tác truyền thông đại chúng, tuyên truyền và phổ
biến cho người dân những kiến thức căn bản về môi trường đất để trên cơ sở đó họ có


trách nhiệm hơn về hành động của mình trong việc bảo vệ môi trường đất.
- Kỹ thuật:

Làm giảm nồng độ kim loại trong đất bằng cách trồng các loại thực vật có
khả năng tích lũy kim loại cao trong thân. Sử dụng thực vật để cố định kim loại trong
đất hoặc bùn bởi sự hấp thụ rễ hoặc kết tủa trong vùng rễ. Qúa trình này làm giảm khả
năng limh động của kim loại, ngăn chặn ô nhiễm nước ngầm.




Cày xới lên và xử lý tầng đất ô nhiễm làm cho dầu bay hơi hay VSV phân
hủy. Xử lý đất bằng hóa chất Sử dụng các giống cây trồng có tính kháng bệnh tốt.Tạo
cho đất khả năng tự làm sạch, hoặc tiếp xúc với không khí hoặc VSV rửa trôi chuyển
hóa tự nhiên. Xen canh: thay đổi cây trồng trên cùng một chân đất.



Ô nhiễm do phóng xạ

- Nguồn ô nhiễm đất bởi các phóng xạ là những phế thải của các trung tâm khai thác các chất
phóng xạ, trung tâm nghiên cứu nguyên tử, các nhà máy điện nguyên tử, các bệnh viện dùng
chất phóng xạ và những vụ thử vũ khí hạt nhân.
-Các chất phóng xạ thâm nhập vào đất và theo chu trình dinh dưỡng tới cây trồng, động vật
và con người.
- Sau mỗi vụ nổ thử vũ khí hạt nhân thì chất phóng xạ trong đất tăng lên gấp 10 lần. Tỷ lệ
giữa lượng đồng vị phóng xạ có trong cơ thể động vật với lượng đồng vị phóng xạ có trong
môi trường được gọi là” hệ số cô đặc” sau các vụ nổ bom nguyên tử trong đất thường tồn lưu
ba chất phóng xạ Sn90; I131 ;Cs137 .
- Các chất phóng xạ này xâm nhập vào cơ thể người, làm thay đổi cấu trúc tế bào, gây ra

những bệnh về di truyền, bệnh về máu, bệnh ung thư…



ÔN môi trường đất do nhiễm mặn

1. Khái niệm: Tất cả các loại đất đều chứa một lượng muối tan nào đó. Trong số đó có
loại muối là chất dinh dưỡng cho cây trồng. Tuy nhiên khi các muôi trong đất vượt quá
một giá trị nào đó gây ảnh hưởng đến năng suất, sự phát triển của thực vật thì đất đó gọi
là đất mặn.

2. Nguyên nhân:
 Tự nhiên
- Các quá trình phong hóa:

Muối được hình thành trong đất trong quá trình phong hóa. Nhưng trong các điều kiện
ẩm ướt muối sẽ thấm trong đất và theo nước di chuyển ra suối, sông, biển và đại dương.
Trong những điều kiện khô hạn và bán khô hạn thì các sản phẩm tích tụ phong hóa tại
chỗ và hình thành nên đất mặn.


-

Các muối hóa thạch:
Sự tích lũy muối trong vùng khô hạn thường bao gồm các muối hóa thạch, có nguồn
gốc từ trầm tích trước đây. Sự giải phóng muối có thể xảy ra một cách tự nhiên hoặc do
hoạt động của con người. ví dụ: tầng nước nằm trong tầng chứa muối hoặc khi đào một

-


tuyến kênh ngay trên tầng chứa muối
Thấm từ các sườn dốc chứa muối:
Trong một số trường hợp, sự thấm nước từ các sườn dốc cao hơn có thể gây mặn cho
các vùng dưới dốc, nhất là khi nước trong đất thấm qua tầng đất có nhiều muối hoặc
thấm qua các trầm tích biển.
Đại dương: ở vùng ven biển, đất nhận được muối qua các con đường sau:Khi thủy triều
lên làm ngập đất, nước biển đi vào đất liền qua các cửa sông, Dòng nước ngầm,Các thể
khí chứa muối, có thể di chuyển vào sâu trong đất liền nhiều km, sau đó được mưa đưa
xuống đất. Các hơi nước có thể đưa vào đất liền khoảng 20-100kg/ha/ năm muối NaCl,
còn đối với vùng ven biển có thể đạt đến 100-200kg/ha/năm. Sau một thời gian dài, sự


-

tích lũy này làm đất nhiễm mặn.
Nhân tạo
Mực nước ngầm nằm nông
Tưới bằng nước mặt chứa muối:
Sự tích lũy muối trong tầng nước mặt do tưới trong điều kiện tiêu nước không đầy đủ:
Các phân bón hóa học và các chất thải:
Các nguyên nhân khác
Xây dựng đường xá, đập, kênh nương, đê điều, sử dụng nhiều nước ở thượng nguồn
làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu thoát tự nhiên, dẫn đến ngập úng, dâng cao mực nước

-

ngầm làm đất bị nhiễm mặn.
Phát triển nhiều kênh rạch làm giảm lưu lượng chảy của sông vào mùa khô làm cho

nước biển lấn sâu.

- Chặt phá rừng ngập mặn ven biển
3. Ảnh hưởng
- Sự có mặt của một số muối tan trong đất làm cho tính chất vật lý, hóa học, sinh học của
-

đất trở nên xấu
đất có thành phần cơ giới nặng, phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu,
Tỉ lệ sét cao 50 – 60%, thấm nước kém. Khi ướt thì dẻo, dính.
khó làm đất, nghèo mùn, nghèo dinh dưỡng.
đất hoàn toàn trở nên không thấm nước. đất mặn có phản ứng kiềm, độ pH có khi lên

-

tới 11 – 12. Ở độ pH này không có một loại cây trồng nào có thể phát triển được.
Khi nồng độ muối của đất tăng lên làm cho cây khó hút nước ( lượng nước dễ tiêu của

-

đối với cây trở nên ít hơn) thậm chí khi đất có nước và có biểu hiện rất ẩm.
Mất đi nguồn nước sinh hoạt, trồng trọt
Khó khăn cho sản xuất lúa, cây ăn quả, hoa màu…
Thiếu nước ngọt trầm trọng ở nhiều địa phương ven biển


4. Biện pháp
 Biện pháp kỹ thuật
+ BP cơ học: cạo muối
+ BP thuỷ lợi: rửa mặn bằng nước ngọt

BP nông nghiệp: luân canh cây trồng, Sử dụng kỹ thuật canh tác thích hợp như cày sâu

không lật, xới nhiều lần, cắt đứt mao quản làm cho muối không bốc lên mặt ruộng.
+ BP sinh học: chọn và lai tạo các loại giống cây trồng
+ BP hoá học: bón vôi, thạch cao

Keo
đất

Na+
Na+ + Ca2+

Keo
đất

Ca2+
+ 2Na+

 Biện pháp quản lý:

- Củng cố, xây dựng hệ thống đê biển, kè, đập ngăn nước mặn xâm nhập nguồn nước
ngọt và làm nhiễm mặn đất trồng trọt.
- Xây dựng hệ thống dự trữ hồ, ao, bể chứa, kênh mương,..... bảo quản nguồn nước
ngọt( nước mưa, nước sông, suối, nước ngầm) đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống;
có thể xây dựng hệ thống kênh, mương, đường ống phù hợp dẫn nước ngọt từ nơi gần
nhất đến đáp ứng nhu cầu đời sống và sản xuất vùng bị nhiễm mặn nguồn nước.
- Xây dựng hệ thống máy bơm nước phù hợp để bơm nước mặn( là nước biển bị thủy
triều dâng hoặc do bão, gió mạnh đẩy tràn vào) ra biển nhằm hạn chế nhiễm mặn cho
đất và nguồn nước ngọt.
- Đầu tư nghiên cứu, sản xuất một số giống cây trồng, giống thủy sản, hải sản có thể
đáp ứng nhu cầu trồng trọt, nuôi trồng thủy, hải sản phù hợp với điều kiện vùng đất
trồng nhiễm mặn, nguồn nước bị nhiễm mặn( nước lợ và nước mặn).

- Xây dựng hệ thống lọc nước biển mặn thành nước ngọt phù hợp phục vụ đời sống và
sản xuất( theo mô hình của Israen, Trung Quốc,....).
 Biện pháp tuyên truyền:
Công tác giáo dục cộng đồng cần xuyên suốt và thống nhất từ trung ương đến địa
-

phương, đến mọi đối tượng. Một số vấn đề chính cần quan tâm trong vấn đề này gồm:
Đưa nội dung giáo dục về môi trường đất vào các cấp học phù hợp với nhận thức từng

-

lứa tuổi.
Tuyên truyền, giáo dục cách phòng ngừa và cải tạo đất nhiễm mặn.


-

Đưa thêm và cụ thể các nội dung về bảo vệ môi trường đất vào các chương trình
truyền thông nâng cao nhận thức về môi trường nói chung; xây dựng các tài liệu, sản

-

phẩm truyền thông cụ thể về môi trường đất để phổ biến rộng rãi đến người dân.
Tư vấn, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp quy liên quan.

ÔN đất do phân bón

1.
2.
3.





-

Trong quá trình sử dụng phân bón, các chất bị dư thừa hoặc không được cây trồng hấp
thụ, một phần còn lại ở trong đất, gây thoái hóa đất, một phần bị rửa trôi theo nước mặt
do mưa, theo các công trình thuỷ lợi ra các ao, hồ, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước
mặt. Một phần bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm và một phần bị bay hơi
do tác động của nhiệt độ hay quá trình phản nitrat hoá gây ô nhiễm không khí…
Nguyên nhân
Do tập quán canh tác, chưa được đào tạo, tập huấn nên bón phân chưa đúng lượng và
đúng cách.
Cách bón phân hiện nay chủ yếu là bón vãi trên mặt đất, phun trên lá ít được vùi vào
trong đất nên cây không hấp thụ ngay được đối với phân vô cơ
Phân hữu cơ tươi chưa được ủ hoai mục đã đưa ra ngoài môi trường.
Tác động:
Đất bị chua hóa
Kết cấu đất kém đi
Hoạt động của vsv trong đất giảm
Sự tích đọng nitorat, amoni, kim loại nặng ở 1 số vùng
Biện pháp
Tuyên truyền:
Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp
Hướng dẫn bà con sử dụng phân bón và chỉ ra tác hại của việc lạm dụng phân bón
Tích cực triển khai chương trình ba giảm (giảm lượng đạm bón, giảm thuốc bảo vệ thực
vật, giảm lượng hạt giống.
Sử dụng phân bón theo 4 đúng (đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng tỉ lệ, đúng lúc)
Bón phân theo bảng so màu, tiết kiệm tối đa lượng đạm bón nhưng vẫn đem lại năng

suất cao.
BP phòng ngừa: Tăng cường quản lý liên ngành quản lý, kiểm tra chất lượng và ổn
định giá cả, ngăn ngừa tình trạng phân giả, phân kém chất lượng, ngăn chặn đầu cơ tích
trữ phân bón, Hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón tiết kiệm và hiệu quả, sử dụng
hợp lý và cân đối phân hữu cơ, phân vô cơ qua các hoạt đông khuyến nông, Chọn lọc
phân bón và chất bổ sung đáp ứng giới hạn cho phép, mua phân bón có bao bì, nhãn
mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
BP xử lý:
Xử lý với đất bị ô nhiễm bởi nhóm phân khoáng: đất bị chua Bón vôi bột, bổ sung Ca2+,
Mg2+, Đất nhiễm kim loại nặn Trồng cỏ Vetiver để xử lý 1 số kim loại nặng có trong
đât, Bổ xung vsv chuyển hóa kim loại vào trong đất
Xử lý với đất bị ô nhiễm bởi nhóm phân hữu cơ: Đảo đất, lật đất.


Câu 5.
Biện pháp quản lý
Trả lời:
-

Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, ban hành
hệ thống tiêu chuẩn môi trường.

-

Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng
chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.

-

Phòng chống ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần đc ưu tiên hơn việc xử lý,

phục hồi môi trường nếu để gây ra ô nhiễm.

-

Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công trình có lien quan đến bảo
vệ môi trường

-

Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường,
dự báo diễn biến môi trường.

-

Thẩm định đánh giá các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở
sản xuất kinh doanh.

-

Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.

-

Giám sát thanh tra kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết các
khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường.

-

Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường.


-

Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

-

Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ mô trường

Biện pháp xử lý:
(1) Các phương pháp cơ lý

Được áp dụng nhằm làm giảm khả năng hòa tan và di chuyển các chất thải.


-

Sử dụng các chất gắn kết xi măng, với thạch cao, vật liệu silicat, nhựa epoxy, polyeste. Các
chất này có vai trò gắn kết các chất thải thành từng khối bền vững được chôn vùi trong đất ,
tránh sự xói lở và di chuyển đi nơi khác.

-

Dùng phương pháp điện động học ( Electrokinetic): Dùng một dòng điện cường độ thấp, tác
động trực tiếp qua cặp điện cực cắm xuống đất ở mỗi đầu của khôi đất bị ô nhiễm. Dòng điện
sẽ gây nên điện thẩm thấu và lmf các ion di chuyển. Có thể thêm các chất hoạt động bề mặt
để tăng tính tan của kim loại và giúp chúng dễ dàng di chuyển đến các điện cực.

-


Dùng kỹ thuật thuỷ tinh hoá (vitrication): Sử dụng dòng điện trực tiếp để làm nóng chảy đất
và những vật liệu khác ở nhiệt độ rất cao (1600 – 20000C). Các chất hữu cơ bị nhiệt phân và
bay hơi ở nhiệt độ cao. Hơi nước và khí của các chất hữu cơ bị cháy được hút lại khi nguội,
những chất rắn đã bị nóng chảy sẽ hình thành thể thuỷ tinh, làm bất động hầu hết các chất vô
cơ.
(2) Phương pháp hoá học
Sử dụng các chất hoá học để gia tăng phản ứng oxy hoá khử. Những tac nhân oxy hoá thường
sử dụng là ozone, hydrogen peroxide, hypochlorine và chlorine dioxide. Tác nhân khử
thường dùng là sulfate sắt, sodium bisulfite và sodium hydrosufite, biến đổi các chất ô nhiễm
thành các chất ít ô nhiễm hơn.
(3)Biện pháp sinh học
-

Sử dung vi sinh vật: Dùng vi sinh vật để phân hủy các chất ô nhiễm bằng cách cung

cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và không khí cho chúng. Trong môi trường tự nhiên, có nhiều
loài vi sinh vật có khả năng hấp thu các kim loại nặng
- Sử dụng thực vật : Có những loài thực vật đặc biệt vì chúng có thể hấp thu hay tồn tại
được với nồng độ kim loại rất cao. Dựa vào đặc tính đó, người ta phát triển một phương pháp
mới để giải quyết ô nhiễm đất, gọi là :Phetoremediation”, dùng thực vật để giải ô nhiễm.
Việc sử dụng các biện pháp khôi phục cải tạo nhờ thực vật, bao gồm cả việc sử dụng các chất
phụ trợ có khả năng cố định kim loại, được xem như là một phương pháp khôi phục “mềm”
hay “êm dịu” cho đất và cho thấy có nhiều tiềm năng. Trong số đó có 2 phương pháp:
-

Cố định kim loại tại chỗ bằng cách tái tạo thảm thực vật (Phytostabilization)

-

Tách, chiết kim loại nhờ các thực vật siêu tích lũy (Phytoextraction).



×